MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 3
1.1. Khái quát về NHPT 3
1.1.1. Khái niệm về NHPT 3
1.1.2. Sự cần thiết ra đời NHPT 3
1.1.3. Các nghiệp vụ của NHPT 4
1.2. Tín dụng đầu tư của NHPT 5
1.2.1. Khái niệm tín dụng đầu tư của NHPT 5
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư 8
1.2.3. Vai trò của tín dụng đầu tư 9
1.3. Chất lượng tín dụng đầu tư của NHPT 10
1.3.1.Khái niệm về chất lượng tín dụng đầu tư 10
1.3.2.Sự cần thiết nâng cao chất lượng TDĐT của NHPT 11
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng TDĐT tại NHPT 13
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TDÐT. 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 25
2.1. Khái quát về SDG1 NHPTVN 25
2.1.1. Sự hình thành và phát triển 25
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của SDG1 NHPTVN 26
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của SDG1 NHPTVN 27
2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động của SGD1 NHPTVN 27
2.2. Thực trạng chất lượng TDÐT của SGD1 NHPTVN 31
2.2.1. Các văn bản pháp lý về TDÐT tại SDG1 NHPTVN 31
2.2.2. Quy trình tín dụng tại SGD1 NHPTVN 32
2.2.3. Chất lượng TDÐT nhìn nhận trên góc độ các đơn vị thụ hưởng 33
2.2.4. Chất lượng tín dụng dưới gốc độ SDG1 NHPTVN 35
2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động TDÐT tại SDG1 NHPTVN 53
2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động TDÐT tại SDG1
NHPTVN 53
2.3.2. Những tồn tại về TDĐT của SGD1 NHPTVN và nguyên nhân 55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI SGD1 NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 59
3.1. Định hướng nâng cao chất lượng TDĐT của SGD1 NHPT Việt Nam 59
3.1.1. Định hướng chung 59
3.1.2. Mục tiêu trong năm 2010 59
3.1.3.Tầm nhìn đến 2020 60
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư 60
3.2.1. Xây dưng chính sách tín dụng hiệu quả 60
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của SGD1 NHPTVN 61
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 64
3.2.4. Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ 65
3.2.5. Đẩy mạnh công tác thu hồi xử lý nợ 67
3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ 69
3.2.7. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng 69
3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng TDÐT của SGD1 NHPT Việt
Nam 70
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành liên quan 70
3.3.2. Kiến nghị với NHPTVN 71
KẾT LUẬN 73
Danh mục tài liệu tham khảo 74
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng Tín dụng đầu tư tại Sở giao dịch 1- Ngân hàng Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à trong năm 2009 thì tỷ trọng lại giảm so với năm 2008. Riêng cho vay lại vốn ODA thì tỷ trọng dư nợ của năm 2008 (chiếm 1%) giảm đáng kể so với năm 2007 (chiếm 25,81%), nhưng năm 2009 thì tỷ trọng này lại tăng lên và đạt 10,83% trong tổng dư nợ.
2.2. Thực trạng chất lượng TDÐT của SGD1 NHPTVN
2.2.1. Các văn bản pháp lý về TDÐT tại SDG1 NHPTVN
SDG1 NHPTVN thực hiện nghiệp vụ TDÐT trên cơ sở các quy định của Chính phủ, và các văn bản quyết định của NHPTVN.
Hiện nay, SDG1 đang sử dụng các văn bản sau:
- Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
- Nghị định 106/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
- Quyết định 41/QĐ-HĐQL về quy chế cho vay TDÐT của Nhà nước
- Quyết định 17/QĐ-HĐQL Quy chế Xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số: 17/QĐ- HĐQL ngày 17/03/2008 của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
- Quyết định 21/QĐ - HĐQL ngày 11/05/2009 của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Sửa đổi bổ sung một số nội dung các quy chế về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
2.2.2. Quy trình tín dụng tại SGD1 NHPTVN
Sơ đồ 2.2. Quy trình tín dụng tại SGD1 NHPTVN
Marketing/ tiếp thị khách hàng
Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Kí kết hợp đồng tín dụng/ hợp đồng bảo lãnh tín dụng
Kiểm tra giám sát cho vay
Giải ngân vay vốn
Thu nợ (gốc, lãi, phí)
Xử lý rủi ro và giải pháp tín dụng
Thẩm định và quyết định cho vay
(Nguồn: Sổ tay tín dụng SGD1 NHPTVN )
SGD1 NHPTVN đã đảm bảo thực hiện theo quy định chung về quy trình tín dụng của Hội sở chính NHPTVN, theo quy trình đó quy trình tín dụng gồm có:
F Marketing/ tiếp thị khách hàng
Gặp gỡ khách hàng và giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng, chính sách tín dụng của ngân hàng.
F Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Kiểm tra hồ sơ vay vốn để đảm bảo đầy đủ giấy tờ cần thiết để thực hiện cho vay.
F Thẩm định và quyết định cho vay
Cán bộ thẩm định thực hiện việc thu thập thông tin về khách hàng và thực hiện đánh giá khách hàng về: năng lực tài chính, tính khả thi của dự án…Nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn thì ngân hàng quyết định cho vay và cơ cấu khoản vay hợp lý.
F Thực hiện ký kết hợp đồng
F Quyết định giải ngân: sau khi đã ký hợp đồng vay vốn ngân hàng thực hiện giải ngân và thực hiện theo dõi khoản vay của khách hàng.
F Kiểm tra giám sát khoản vay
F Thực hiện thu hồi nợ gốc và lãi theo kế hoạch. Thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu, nợ quá hạn.
2.2.3. Chất lượng TDÐT nhìn nhận trên góc độ các đơn vị thụ hưởng
Số dự án được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng Nhà nước đã hoàn thành toàn bộ hoặc từng phần đưa vào khai thác, sử dụng (với gần 250 dự án, trong đó có 7 dự án nhóm A) đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nhiệp hóa- hiện đại hóa; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ phát triển một số lĩnh vực, chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm của nền kinh tế.
Trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản, tính đến cuối năm 2009 SDG1 NHPTVN đã góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thông qua công tác hỗ trợ vốn cho gần 64 dự án đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu với tổng số vốn cho vay gần 600 tỷ đồng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực dệt may; da giày; chế biến thuỷ hải sản, rau quả; thủ công mỹ nghệ... Kim ngạch xuất khẩu của các dự án chế biến nông sản vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua hệ thống Quỹ HTPT/ NHPTVN đạt gần 56 triệu USD/năm
Đặc biệt đối với khu vực kinh tế nông thôn, cơ chế chính sách đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng Nhà nước đi vào cuộc sống đã tạo cơ hội cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn; góp phần huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn; góp phần xoá đói giảm nghèo tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; góp phần thu hút và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng chục vạn lao động. Điều đó được thể hiện bằng công tác hỗ trợ vốn từ SDG1 NHPTVN, đến cuối năm 2009 đầu tư gần 104 dự án tăng thêm năng lực chế biến sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản; trồng mới 20.000 ha rừng nguyên liệu, 4000 ha cây công nghiệp dài ngày; hệ thống kênh mương giao thông nông thôn được kiên cố hoá góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tiết kiệm quỹ đất, chống thất thoát nguồn nước, tạo ra giao lưu kinh tế hàng hoá giữa các vùng dân cư được thuận lợi, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân nông thôn
Về phát triển cơ sở hạ tầng, TD ĐTPT tại SDG1 NHPTVN là nguồn xây dựng cho 425 km cầu đường giao thông được làm mới và nâng cấp mở rộng; xây dựng mới gần 1008 km đường dây tải điện, tăng công suất phát điện 961 MW, tăng thêm công suất cấp nước sạch hàng triệu m3/ngày. Hạ tầng nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu ở các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành, nâng cấp và mở rộng.
Trong lĩnh vực ngành nghề trọng điểm phải kể đến sự đầu tư vào 4 dự án luyện thép với công suất hơn 104 tấn thép các loại mỗi năm; 4 dự án xi măng với công suất hơn 2 triệu tấn/năm;
TDĐT đã góp phần thực hiện chính sách xã hội trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí và chăm sóc sức khỏe người dân. Đặc biệt, SDG1 NHPTVN đó đầu tư đưa vào sử dụng 2 dự án xây dựng trường học và bệnh viên với công suất đáp ứng gần 6160 lượt người. Các dự án sử dụng nguồn vốn TDĐT PT đó tạo mới gần 24000 việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cho đời sống nhân dân.
Ngoài ra với chính sách ưu đãi và uy tín của ngân hàng mà ngày càng có nhiều khách hàng biết đến ngân hàng. Một số chính sách ưu đãi của ngân hàng như: ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay các dự án có độ rủi ro lớn mà tư nhân hoặc các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngần ngại không đầu tư, nhất là ở những địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn. Ưu đãi nữa là thời gian vay vốn, ngân hàng cho vay những dự án lớn có thời gian hoàn trả vốn dài đến 10 năm, thậm chí 15 năm-điều mà ít ngân hàng thương mại có thể làm được. Bên cạnh đó, phần lớn các dự án sẽ được vay, sẽ đảm bảo tiền vay bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay. Trường hợp phải thế chấp thì chỉ cần thế chấp 30% là đã có thể vay 100%. Tới đây tỷ lệ này dự kiến hạ xuống còn 15%. Đây chính là những ưu đãi rất lớn mà nhiều ngân hàng thương mại không có được. Như vậy, ngân hàng không chỉ ưu đãi về lãi suất cho vay như trước đây nữa.
Ngoài ra, ngân hàng cho vay với mức lãi suất ưu đãi (ngân hàng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất từ tháng 3/2009), số dự án vay vốn TDÐT được hỗ trợ khoảng 100 dự án cho 60 chủ đầu tư, dư nợ được hỗ trợ lãi suất khoảng 1200 tỷ đồng, trong đó các khoản vay đã hỗ trợ là 2,6 tỷ đồng, trong đó các khoản vay được hỗ trợ tập trung chủ yếu ở các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (chiếm 51%), dự án thuộc ngành công nghiệp (chiếm 21%), dự án thuộc địa bàn khó khăn (chiếm 28% ), và đối tượng chủ đầu tư được hỗ trợ lãi suất chủ yếu tập trung vào loại hình công ty Nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
2.2.4. Chất lượng tín dụng dưới gốc độ SDG1 NHPTVN
2.2.4.1. Các chỉ tiêu định tính
Có thể nói SDG1 NHPTVN trong những năm qua đều thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp, tuân thủ đầy đủ quy trình TDÐT từ khâu tiếp nhận hồ sơ khách hàng đến khâu tất toán thanh lý hợp đồng tín dụng.
* Việc chấp hành luật pháp, các chính sách quy định
SDG1 NHPTVN thực hiện nghiêm túc luật pháp của Nhà nước, luật NHNN của tổ chức tín dụng và thực hiện tốt chỉ đạo từ Hội sở chính NHPTVN.
* Chính sách tín dụng của SDG1 NHPTVN
Chính sách tín dụng của ngân hàng là cơ sở thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ. Do đó, chính sách tín dụng của ngân hàng cần phải đi đầu với vai trò là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tại SDG1 NHPTVN thực hiện chính sách tín dụng theo nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, nghị định số 106/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Quyết định số 41 /QĐ-HĐQL ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam quy định về cho vay tín dụng đầu tư. Nội dung cụ thể như sau:
a) Cho vay TDĐT
Q Nguyên tắc cho vay
Dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc chủ yếu sau:
Có hiệu quả kinh tế-xã hội;
Sử dụng vốn vay đúng mục đích;
Hoàn trả nợ vay (gốc và lãi) đầy đủ, đúng hạn.
Q Điều kiện vay vốn
1. Đối với dự án:
Thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước nhưng chưa được bảo lãnh tín dụng đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư.
Được lập và trình duyệt theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng. Hồ sơ dự án đảm bảo đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, chính xác và trung thực.
Có hiệu quả về tài chính, có khả năng hoàn trả nợ vay trong thời hạn vay vốn của dự án; được NHPT thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và quyết định cho vay.
Trường hợp dự án đã được quyết định đầu tư, hoặc dự án đang thực hiện đầu tư bằng các nguồn vốn khác; nếu có nhu cầu vay vốn tín dụng đầu tư thì NHPT có thể xem xét cho vay nếu dự án và Chủ đầu tư đảm bảo điều kiện vay vốn theo quy định.
2. Đối với chủ đầu tư:
Được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;
Có khả năng tài chính để thực hiện đầu tư và vận hành dự án;
Ngoài mức vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được NHPT cho vay theo quy định, chủ đầu tư phải sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác như: vốn chủ sở hữu, vốn vay các tổ chức, cá nhân; vốn huy động khác để đầu tư dự án; trong đó, mức vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án (vốn tự có) tối thiểu bằng 15% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định của dự án. Các nguồn vốn này phải bảo đảm tính khả thi và được xác định cụ thể.
Mở tài khoản và thanh toán trực tiếp qua NHPT;
Có bộ máy quản lý đủ năng lực và trình độ chuyên môn để điều hành hoạt động của dự án.
Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực của dự án hoặc lĩnh vực liên quan đến dự án.
Chủ đầu tư; Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư; cổ đông sáng lập của doanh nghiệp (đối với công ty cổ phần); thành viên góp vốn (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn); chủ sở hữu doanh nghiệp (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) có uy tín trong quan hệ tín dụng với NHPT.
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay và bảo hiểm tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước và của NHPT.
Q Mức vốn vay, mục đích sử dụng vốn vay
1. Mức vốn vay đối với từng dự án do NHPT quyết định, tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định của dự án được duyệt. Trường hợp cho vay vượt mức vốn quy định trên, NHPT thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Mục đích sử dụng vốn vay:
Vốn vay được sử dụng để đầu tư các hạng mục, công việc của dự án theo quy định của Nhà nước đối với từng loại dự án đầu tư, trong đó ưu tiên sử dụng đầu tư các hạng mục xây lắp, thiết bị.
Đối với dự án vay vốn theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, mục đích sử dụng vốn vay thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Q Đồng tiền cho vay và trả nợ
1. Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi. Việc cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện đối với dự án có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị mà Chủ đầu tư có khả năng cân đối ngoại tệ trả nợ.
2. Về nguyên tắc, vay bằng đồng Việt Nam trả nợ bằng đồng Việt Nam, vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi trả nợ bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trường hợp Chủ đầu tư vay vốn bằng đồng Việt Nam có nhu cầu trả nợ bằng ngoại tệ, NHPT tiến hành thu nợ theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thanh toán tại thời điểm thu nợ.
Q Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay trong từng thời kỳ thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Đối với một dự án, lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu và được giữ nguyên trong suốt thời hạn vay vốn của dự án trừ trường hợp được điều chỉnh theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng, được tính trên số nợ gốc và lãi chậm trả.
Q Bảo đảm tiền vay: Các hình thức bảo đảm tiền vay bao gồm:
- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành bằng vốn vay.
- Bảo đảm tiền vay bằng cầm cố tài sản.
- Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản.
- Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh.
Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm tiền vay cho một hoặc nhiều dự án; khoản vay tại SDG1 NHPTVN và các tổ chức tín dụng khác. Trong trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện đảm bảo tiền vay, khách hàng phải sử dụng tài sản hợp pháp khác của mình hoặc tài sản của người thứ ba để đảm bảo tiền vay với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vay vốn.
Chủ đầu tư không được chuyển nhượng, bán, cho thuê, cho mượn hoặc thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm khi chưa hết trả nợ. Nếu chủ đầu tư không trả được nợ hoặc giải thể, phá sản, SDG1 NHPTVN được áp dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của các tổ chức tín dụng thu hồi nợ.
b) Hỗ trợ sau đầu tư
Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là hình thức hỗ trợ tài chính của nhà nước, theo đó nhà nước sẽ hỗ trợ 1 phần lãi suất cho các dự án đã đầu tư, đi vào hoạt động và hoàn trả được nợ vay. Đây cũng chính là biện pháp nhằm tạo điều kiện mở rộng tín dụng trung, dài hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các chủ dự án.
Q Đối tượng được hỗ trợ sau đầu tư
Đối tượng được hỗ trợ sau đầu tư là các chủ đầu tư có dự án trong Danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư, gồm:
- Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Các dự án đầu tư tại: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang.
Q Điều kiện hỗ trợ sau đầu tư
Dự án thuộc đối tượng hỗ trợ sau đầu tư quy định tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP.
Được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và ký kết hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư.
Dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã trả được nợ vay.
Q Mức hỗ trợ sau đầu tư: Bộ Tài chính quyết định mức hỗ trợ sau đầu tư trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; khuyến khích chủ đầu tư tìm kiếm các nguồn vốn với chi phí hợp lý. Ngân hàng Phát triển Việt Nam cấp hỗ trợ sau đầu tư theo kết quả trả nợ của chủ đầu tư. Hiện nay mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư mà ngân hàng áp dụng đối với các dự án vay vốn bằng VND là 2.1%/năm, đối với các dự án vay bằng ngoại tệ là 0.6%/năm.
c) Bảo lãnh TDÐT
Nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư có thể tận dụng tối đa nguồn vốn có thể huy động được, Ngân hàng phát triển cho phép thực hiện bảo lãnh tín dụng đầu tư. Đây là một cam kết với Ngân hàng phát triển và tổ chức tín dụng khác về việc trả nợ đầy đủ và đúng hạn của bên đi vay.
Q Mức bảo lãnh và phí bảo lãnh Mức bảo lãnh tương ứng với mức vốn vay, nhưng không vượt quá tổng mức đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động). Chủ đầu tư được bảo lãnh không phải trả phí.
Q Trách nhiệm tài chính khi chủ đầu tư không trả được nợ
Trường hợp chủ đầu tư không trả được nợ vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký thì:
- Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày khoản vay đến hạn, chủ đầu tư không trả được nợ, tổ chức tín dụng có yêu cầu bằng văn bản gửi Ngân hàng Phát triển Việt Nam trả nợ thay.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm trả nợ cho tổ chức tín dụng thay chủ đầu tư phần vốn vay quá hạn đã nhận bảo lãnh khi nhận được yêu cầu trả nợ thay.
- Chủ đầu tư phải nhận nợ bắt buộc và có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam về số tiền trả nợ thay với lãi suất phạt bằng 150% lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng.
2.2.4.2. Các chỉ tiêu định lượng
a) Dư nợ tín dụng đầu tư
Tổng dư nợ của SDG1 NHPTVN và 31/12/2009 là 9390 tỷ đồng, gồm: TDÐT, TDXK, cho vay thí điểm và thỏa thuận (không tính ODA, hỗ trợ sau đầu tư). So với tổng dư nợ của cả hệ thống SDG1 NHPTVN tại thời điểm 31/12/2009 là 71456 tỷ đồng (chưa kể dư nợ dự án Lọc dầu Dung Quất 17000 tỷ đồng), tổng dư nợ của SDG1 NHPTVN chiếm 13.1%, tăng so với thời điểm 31/12/2008 tăng 10% (dư nợ 31/12/2008 là 8536 tỷ đồng). Quy mô tín dụng của SDG1 NHPTVN ngày càng được mở rộng, góp phần ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện:
Bảng 2.3: Dư nợ TDÐT tại SDG1 NHPTVN qua các năm
( Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
2007
2008
2009
Giá trị
Tăng trưởng
Giá trị
Tăng trưởng
Dư nợ TDÐT
3822,063
5803,571
51,84%
6500
12%
(Nguồn: phòng Kế hoạch – Nguồn vốn, SDG1 NHPTVN )
Biểu đồ 2.1. Dư nợ TDÐT tại SDG1 NHPTVN
(Đơn vị: tỷ đồng)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ tăng qua các năm. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng khá mạnh đạt 51,84% (ứng với 1920,968 tỷ đồng), tuy trong năm 2008 là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao (lạm phát năm 2008 đạt khoảng 22%), tình hình thanh khoản của thị trường giảm sút, các NHTM có mức dư nợ giảm thì SDG1 vẫn đảm bảo vốn theo cam kết nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của HSC NHPTVN giao cho, đặc biệt tâp trung vào các đối tượng ưu tiên đã được xác định. Do vậy, dư nợ tín dụng năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007. Dư nợ đến hết năm 2009 đạt 6500 tỷ đồng tăng 12% so với 31/12/2008 (5803,571 tỷ đồng), do tác động của giải pháp kích kinh tế nhu cầu vay của doanh nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành ngân hàng (37,73% số liệu thống kê mới nhất được NHNN công bố ngày 23/12/2009). Nguyên nhân dư nợ của SGD1 NHPTVN tăng là do: ngoài các dự án được tài trợ theo quyết định của chính phủ, ngân hàng đã thực hiện các chính sách sau: ngân hàng thực hiện quyết định số 30/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/02/2009 về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế. Theo quyết định này, ngân hàng sẽ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế vay để thanh toán tiền lương, bảo hiểm cho công nhân viên. Ngân hàng còn thực hiện quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 và quyết định sửa đổi số 333/QĐ-TTg ngày 10/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh với mức lãi suất hỗ trợ là 4%, quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho tổ chức, cá nhân vay vốn trung và dài hạn để thực hiện đầu tư mới để sản xuất kinh doanh cũng với lãi suất hỗ trợ là 4%.
v Phân tích cơ cấu dư nợ TDĐT
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ TDÐT hàng năm
(Đơn vị: tỷ đồng)
Nội dung
2007
2008
2009
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. cho vay theo ngành nghề
3822,063
100%
5803,571
100%
6500
100%
Nông lâm nghiệp, thủy sản
435,715
11,4%
638,393
11%
663
10,2%
Công nghiệp, xây dựng
2805,394
73,4%
4283,035
73,8%
4842,5
74,5%
Dịch vụ
580,954
15,2%
882,143
15,2%
994,5
15,3%
2. Cho vay theo vùng
3822,063
100%
5803,571
100%
6500
100%
Vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn
1643,487
43%
2408,482
41,5%
2606,5
40,1%
Vùng kinh tế trọng điểm
2132,711
55,8%
3337,053
57,5%
3835
59%
Vùng kinh tế khác
45,865
1,2%
58,036
1%
58,5
0,9%
(Nguồn: số liệu tổng hợp SDG1 NHPTVN)
Ø Phân tích cơ cấu dư nợ theo ngành nghề
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ TDÐT theo ngành nghề
(Nguồn: Số liệu tổng hợp SGD1 NHPTVN)
Ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng trong ngành nông lâm nghiệp, thủy sản giảm qua các năm: năm 2007 chiếm 11,4%, năm 2008 chiếm 11%, năm 2009 chiếm 10,2%. Ngược lại, trong ngành công nghiệp tỷ trọng dư nợ tăng lên từ năm 2007 là 73,4% lên 73,8% trong năm 2008. Nhưng năm 2009 thì tỷ trọng này giảm không đáng kể, tuy nhiên về mặt giá trị tuyệt đối thì dư nợ tăng 559,465 tỷ đồng. Trong ngành dịch vụ thì tỷ trọng tăng không đáng kể nhưng về mặt giá trị tuyệt đối thì dư nợ cũng tăng qua các năm. Nguyên nhân của sự thay đổi tỷ trọng các ngành nghề do nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nên Nhà nước chú trọng vào đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp ngành nông lâm ngư nghiệp. Mục tiêu phấn đấu của nước ta đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp.
Ø Phân tích cơ cấu dư nợ theo ngành nghề
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ TDÐT theo vùng kinh tế
(Nguồn: Số liệu tổng hợp SGD1 NHPTVN )
Qua bảng biểu đồ ta thấy sự thay đổi về tỷ trọng của dư nợ TDĐT trong các vùng kinh tế. Năm 2007 tỷ trọng dư nợ TDĐT trong vùng kinh tế trọng điểm chiếm 55,8%, tăng trong năm 2008 (57,5%), và tiếp tục tăng trong năm 2009 chiếm 59%. Ngược lại, tỷ trọng dư nợ TDĐT trong vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn giảm dần qua 3 năm: năm 2007 chiếm 43%, năm 2008 chiếm 41,5%, năm 2009 chiếm 40,1%. Còn lại là vùng kinh tế khác. Nguyên nhân của sự thay đổi như vậy là do sau khủng hoảng nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, Chính phủ chú trọng đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Như vậy, qua cơ cấu dư nợ theo vùng kinh tế ta cũng cho thấy việc tài trợ của ngân hàng góp phần công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
b) Công tác giải ngân
Công tác giải ngân tại SGD1 đã thực hiện theo đúng các quy định của HSC tại Văn bản 408/QĐ-NHPT ngày 28/05/2009 và các công điện 03,04,05 của NHPT. Tình hình giải ngân như sau:
Bảng 2.5: Tình hình giải ngân tín dụng đầu tư
(Đơn vị: tỷ đồng)
STT
Năm
2007
2008
2009
1
Kế hoạch giải ngân HSC giao
779,537
2.101,943
1.155,042
2
Thực tế giải ngân
622,460
1.959,468
1.039,538
3
% thực hiện so với kế hoạch
80%
93%
90%
(Nguồn: tổng hợp báo cáo SDG1 NHPTVN )
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình giải ngân của SGD1 NHPTVN đã cơ bản đảm bảo thực hiện kế hoạch của hội sở chính giao. Năm 2007 đã thực hiện giải ngân 80% kế hoạch, năm 2008 kế hoạch giải ngân cũng như thực tế giải ngân của ngân hàng đểu tăng và ngân hàng đã hoàn thành 93% kế hoạch. Nhưng sang đến năm 2009 thì kế hoạch giải ngân và thực tế giải ngân của ngân hàng đều giảm và ngân hàng hoàn thành 90% kế hoạch.
Đến 30/06/2009, Sở Giao dịch đang quản lý 160 dự án, trong đó 04 dự án đã ký hợp đồng tín dụng, đã đăng ký kế hoạch giải ngân với Hội sở chính nhưng chưa được thông báo (Bệnh viện Nội tiết trung ương, Bệnh viện huyết học truyền máu trung ương, Trường Đoàn Thị Điểm, Tàu chở hàng khô 12.500T).
Đến 30/09/2009 Sở Giao dịch 1 có 23 dự án đã được thông báo kế hoạch giải ngân năm 2009 đã thực hiện giải ngân 844.242 triệu đồng đạt 73,09% kế hoạch năm (Theo kế hoạch giải ngân điều chỉnh lần 3: 1.155.042trđ) và 85,76% kế hoạch 6 tháng.
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao trong quý 4, ngân hàng thực hiện giải ngân TDÐT đúng quy định, hạn chế giải ngân vốn cho các dự án mới nhằm tập trung vốn hỗ trợ các dự án chuyển tiếp và chương trình trọng điểm của Chính phủ. Trong quý 4 ngân hàng đã thực hiện giải ngân được 195,296 tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2009 SDG1 giải ngân được 1035 tỷ đồng đạt 90% kế hoạch Hội sở chính giao cho. Năm 2009 là giai đoạn khôi phục nền kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng và lạm phát (năm 2008), để thực hiện chủ trương của Chính phủ ngân hàng đẩy mạnh giải ngân.
c) Tình hình thu nợ TDĐT
Trong năm 2009, thu nợ gốc TDÐT 2532 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch năm, tăng 191% so với năm 2008 ( kế hoạch thu nợ gốc năm 2008 là 867,215 tỷ đồng), trong đó thu nợ quá hạn 1015 tỷ đồng.
Thu nợ lãi 1030 tỷ đồng đạt 102% kế hoạch năm, tăng 195% so với năm 2008 ( kế hoạch thu nợ lãi năm 2008 là 349,153 tỷ đồng), trong đó thu lãi quá hạn 450 tỷ đồng.
d) Nợ quá hạn TDĐT
Bảng 2.6: Nợ quá hạn TDĐT tại SDG1 NHPTVN
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ tăng giảm 2008/2007
Tốc độ tăng giảm 2009/2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng NQH
275,905
305,439
307,33
29,588
1,11
1,891
1,006
NQH TDÐT
Tỷ trọng
218,63
84,77%
223,35
73,71%
225
73.2%
4,72
1,02
1,65
1,007
NQH cho vay lại vốn ODA
Tỷ trọng
49,381
18,06%
79,723
26.09%
77,1
25,09%
30,332
1,61
- 2,623
- 1,03
NQH TDXK
Tỷ trọng
7,894
2.83%
2,366
0.2%
5,23
1,71%
- 5,528
- 1,7
2,864
2,21
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn SDG1 NHPTVN )
Biểu đồ 2.4: NQH TDĐT tại SDG1 NHPTVN
(Đơn vị: tỷ đồng)
Như vậy có thể thấy được: NQH của SDG1 NHPTVN tăng qua các năm, chủ yếu tập trung vào cho vay đầu tư: NQH trong TDÐT năm 2007 là 84,77%, năm 2008 là 73,71%, năm 2009 là 7,2% tổng NQH. Nợ quá hạn trong TDXK và cho vay lại vốn ODA chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn. Nợ gốc quá hạn và lãi phải thu chưa thu được chủ yếu tập trung vào các dự án quốc lộ có nguồn trả nợ từ thu phí (03 dự án QL51, QL14, Đường Láng- Hoà Lạc- gốc quá hạn: 99.77
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25864.doc