Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn

Mục lục

Trang

Lời nói đầu 1

Chương 1 3

tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 3

1.1. Tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 3

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 3

1.1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 4

1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 8

1.2.1. Những vấn đề cơ bản về hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường 8

1.2.1.1. Khái niệm và phân loại hộ sản xuất 8

1.2.1.2. Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường 10

1.2.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 11

1.2.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng 11

1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 12

a/ chỉ tiêu định tính 12

b/ chỉ tiêu định lượng 14

c/ Một số chỉ tiêu khác : 17

1.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất 18

a/ yếu tố môi trường 18

b/ yếu tố thuộc về khách hàng : 19

c/ yếu tố thuộc về Ngân hàng : 20

Chương 2 22

Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện văn bàn 22

2.1. Sự ra đời và phát triển của NHNo & PTNT huyện Văn Bàn 22

2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Văn Bàn 22

2.1.2. Sự ra đời và phát triển của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 24

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 26

2.2. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 27

2.2.1. Công tác huy động vốn 27

2.2.2. Hoạt động cho vay 29

2.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác 32

2.2.4. Kết quả kinh doanh 32

2.3. Thực trạng tín dụng và chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. 33

2.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. 33

2.3.1.1. Tình hình cho vay hộ sản xuất. 33

2.3.1.2. Tình hình thu nợ hộ sản xuất. 36

2.3.1.3. Tình hình dư nợ hộ sản xuất 38

2.3.2.Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 39

2.3.2.1. Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 39

2.3.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất qua các chỉ tiêu khác. 45

2.3.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. 45

2.3.3.1. Những kết quả đạt được 46

2.3.3.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của tồn tại 47

Chương 3 51

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 51

3.1. Định hướng về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn đến năm 2010 51

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. 52

3.2.1. Hoàn thiện chính sách cho vay 52

3.2.1.1. Đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất qua tổ nhóm tương trợ. 53

3.2.1.2. Thực hiện cho vay không phải thế chấp 54

3.2.2. Tăng cường huy động vốn và tiếp tục mở rộng các hình thức cho vay hộ sản xuất. 55

3.2.2.1. Tăng cường công tác huy động vốn. 55

3.2.2.2. Tiếp tục mở rộng các hình thức cho vay hộ sản xuất 56

3.2.3. Đổi mới công tác tổ chức đào tạo cán bộ 57

3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kỹ thuật trong quy trình tín dụng. 58

3.2.4.1. Nâng cao chất lượng thẩm định 58

3.2.4.2. Áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kỹ thuật trong quy trình tín dụng . 59

3.2.5. Tăng cường biện pháp quản lý tín dụng 59

3.2.6. Không ngừng đổi mới khoa học công nghệ 60

3.2.7. Các giải pháp đối với nợ quá hạn 61

3.2.7.1. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh 61

3.2.7.2. Ngân hàng chủ động tìm các dự án và tư vấn cho khách hàng. 61

3.2.7.3. Ngân hàng đưa ra các sản phẩm khuyến khích. 62

3.2.7.4. Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng vay vốn. 63

3.3. Những kiến nghị 64

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước . 64

3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam 65

3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 66

3.3.4. Kiến nghị với NHNo&PTNT tỉnh Lào Cai 67

Kết luận 68

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o&PTNT huyện Văn Bàn, qua đó để xem xét và phân tích vấn đề này. Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn Đơn vị : Triệu đồng , % Hình thức huy động 2002 2003 2004 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tổng huy động 23.861 100 26.635 100 27.050 100 1. Tiết kiệm 3.482 14,6 5.704 21,4 7.025 25,9 - Không kỳ hạn 225 0,9 285 1,1 300 1,1 - Có kỳ hạn 3.257 13,7 5.419 20,3 6.725 24,8 2. Tiền gửi TCKT 5.571 23,3 1.023 26,4 7.808 28,8 3.Tiền gửi KBNN 14.630 61,3 13.658 51,3 11.617 42,9 4. Tiền gửi TCTD 178 0,8 250 0,9 600 2,4 Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn Tổng nguồn vốn tính đến cuối năm 2003 tăng so với năm 2002 là 2.774 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,63 % . Đến cuối năm 2004 tăng so với năm 2003 là 415 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,56 %. Qua biểu trên ta thấy nguồn vốn luôn tăng trưởng qua các năm tuy nhiên tỷ lệ tăng còn rất thấp và chưa đều còn có xu hướng giảm xuống điều này ảnh hưởng lớn đến tài chính của đơn vị đặc biệt là đơn vị luôn bị thiếu nguồn. Nguyên nhân là do tiền gửi của KBNN chiếm tỷ lệ cao (Bình quân là 51,8%/tổng nguồn vốn ) mà nguồn này thường xuyên biến động và không ổn định nên đã gây khó khăn cho đơn vị về cân đối nguồn vốn. Trong nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm : Văn Bàn là một huyện miền núi dân còn nghèo nên việc huy động vốn bằng tiền gửi gặp nhiều khó khăn vì vậy mà tỷ trọng huy động vốn bằng tiền gửi là rất thấp. Năm 2002 đạt 14,6 %/tổng nguồn vốn Năm 2003 đạt 21,4 % /tổng nguồn vốn Năm 2004 đạt 25,9 % /tổng nguồn vốn Tuy tăng ở mức thấp và chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng nguồn vốn này góp một phần vào tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng và nguồn vốn này là rất ổn định vì chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và KBNN chiếm tỷ trọng cao và đây là nguồn vốn có lãi suất rất thấp vì thế mà NHNo huyện Văn Bàn đã tìm mọi biện pháp để thu hút từ nguồn vốn này và đã đạt được kết quả như sau : Năm 2002 đạt 20.201 triệu đồng chiếm 84,7%/tổng nguồn vốn huy động Năm 2003 đạt 20.681 triệu đồng chiếm 77,6% /tổng nguồn vốn huy động Năm 2004 đạt 19.425 triệu đồng chiếm 71,8% /tổng nguồn vốn huy động Qua đây ta thấy đây là nguồn vốn chủ yếu của NHNo huyện Văn Bàn nên Ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa để thu hút được vốn từ nguồn này. 2.2.2. Hoạt động cho vay Trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước nói chung và địa phương nói riêng, NHNo&PTNT huyện Văn Bàn luôn năng động đổi mới tập trung vốn đầu tư với các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình làm ăn có hiệu quả, phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với đặc thù địa bàn chủ yếu là hộ nông dân và đó là khách hàng chính của NHNo huyện Văn Bàn với đặc thù rủi do cao, kết quả kinh doanh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Nên luôn phải bám sát vào chương trình kinh tế của tỉnh, của huyện để có các giải pháp đầu tư hợp lý có hiệu qủa và hạn chế được rủi do. Ta có thể xem xét tình hình hoạt động tín dụng qua bảng sau: Bảng 2.2 : Công tác sử dụng vốn tại NHNo&PTNT huyện Văn Bàn từ năm 2002-2004 Đơn vị : Triệu đồng,% Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng +Tổng dư nợ 36.583 100 48.374 100 62.680 100 Trong đó: Nợ quá hạn 137 0,37 282 0,58 391 0,62 +Dư nợ theo thời hạn vay 36.583 100 48.374 100 62.680 100 1. Dư nợ ngắn hạn 8.398 22,9 9.134 18,9 11.090 17,7 2. Dư nợ trung –dài hạn 28.185 77,1 39.240 81,1 51.590 82,3 +Dư nợ theo TP kinh tế 36.583 100 48.374 100 62.680 100 1. Doanh nghiệp NN 589 1,6 309 0,7 550 0,88 2. Doanh nghiệp NQD 1.445 3,95 1.554 3,2 3.405 5,52 3. Hợp tác xã 5 0,05 4. Cho vay Hộ Sản xuất 34.544 94,4 46.511 96,1 58.725 93,6 Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác tín dụng và hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn các năm 2002-2004 Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm qua NHNo huyện Văn Bàn luôn chú trọng việc mở rộng cho vay và kết quả cụ thể là tổng dư nợ đã tăng nhanh qua các năm . năm 2003 đã tăng so với năm 2002 là 11.791 triệu đồng tương ứng là đã tăng 32,2% và năm 2004 đã tăng so với năm 2003 là 14.306 triệu đồng tương ứng là đã tăng 29,6%. Hộ sản xuất có điểm xuất phát rất thấp, thoát ra từ những hợp tác xã hoạt động yếu kém. Qua những năm đổi mới đến nay hộ sản xuất đã có bước phát triển về quy mô sản xuất thu nhập và mức sống góp phần ổn định và tăng tích luỹ xã hội. Nhưng để sản xuất và phát triển rất cần có sự hỗ trợ của Ngân hàng về cho vay vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Thực trạng về sản xuất nông nghiệp ở huyện Văn Bàn có đặc điểm riêng so với các vùng sản xuất nông nghiệp trong nước, như việc trồng lúa thời gian trồng và thu hoạch kéo dài hàng 6 tháng mới cho thu trong khi đó ở nhiều nơi chỉ có 3 tháng đã cho thu, đây là vấn đề khó khăn còn tồn tại phổ biến ở một huyện miền núi. Tiếp theo việc trồng ngô, đậu tương mỗi năm cũng chỉ trồng được một vụ , đồng thời đây là một huyện miền núi nên thế mạnh là kinh tế đồi rừng và chăn nuôi đại gia súc do đó vốn trung và dài hạn là chính qua hoạt động nhiều năm và thực tế qua số liệu trên. Tổng dư nợ năm 2002 là 36.583 triệu đồng trong đó dư nợ vốn trung và dài hạn là 28.185 triệu đồng chiếm 77.1% /tổng dư nợ và dư nợ ngắn hạn là 8.398 triệu đồng chiếm 22,9% /tổng dư nợ . Năm 2003 dư nợ là 48.374 triệu đồng trong đó dư nợ vốn trung và dài hạn là 39.240 triệu đồng chiếm 81,1% /tổng dư nợ , dư nợ ngắn hạn là 9.134 triệu đồng chiếm 18,9%/tổng dư nợ. Năm 2004 dư nợ là 62.680 triệu đồng trong đó dư nợ trung và dài hạn là 51.590 triệu đồng chiếm 82,3% /tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn là 11.090 triệu đồng chiếm 17,7% /tổng dư nợ. Văn Bàn là môt huyện miền núi các thành phần kinh tế còn nhỏ lẻ mà đối tượng chủ yếu là hộ nông dân cho nên dư nợ đối với các ngành kinh tế là rất thấp mà chủ yếu là cho vay hộ sản xuất cụ thể là năm 2002 dư nợ hộ sản xuất là 34.544 triệu đồng chiếm 94,4% trong tổng dư nợ theo các thành phần kinh tế còn dư nợ với các thành phần kinh tế khác là rất thấp chỉ đạt 2.039 triệu dồng chiếm 5,6% /tổng dư nợ . Năm 2003 dư nợ hộ sản xuất là 46.511 triệu đồng chiếm 96,1%/tổng dư nợ, các thành phần kinh tế khác là 1.863 triệu đồng chiếm 3,9% /tổng dư nợ . Năm 2004 dư nợ hộ sản xuất là 58.725 triệu đồng chiếm 93,6% /tổng dư nợ, dư nợ các thành phần kinh tế khác là 3.955 triệu đồng chiếm 6,4% /tổng dư nợ . 2.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác Ngoài hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, trong những năm gần đây trong xu thế mới chi nhánh NHNo huyện Văn Bàn cũng rất chú trọng việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thu đổi ngoại tệ tuy nhiên với một huyện miền núi thì đây còn là những hoạt động rất mới mẻ cho nên việc phát triển còn hạn chế nên doanh thu từ hoạt động này là không đáng kể nhưng trong tương lai chi nhánh phấn đấu tăng thu từ hoạt động này góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng. 2.2.4. Kết quả kinh doanh Bảng 2.3 : Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn Đơn vị : Triệu đồng Kết quả kinh doanh 2002 2003 2004 Tổng thu 4.842 5.657 6.722 Tổng chi 3.093 3.419 3.795 Thu - Chi 1.749 2.238 2.927 Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn các năm 2002- 2004 Đây là một chỉ tiêu phản ánh một cách toàn diện hiệu quả của các hoạt động Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm cụ thể là năm 2003 đạt 2.238 triệu đồng tăng 489 triệu đồng tương ứng tăng 27,9% so với năm 2002, năm 2004 tiếp tục tăng 689 triệu đồng tương ứng tăng 30,8 % so với năm 2003. Đạt được kết quả như trên chứng tỏ những định hướng, chính sách của Ngân hàng là phù hợp. Điều này làm cho uy tín của Ngân hàng ngày một nâng cao , tạo khả năng duy trì được hoạt động trước mắt và tạo đà phát triển cho những năm sau. 2.3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN VĂN BÀN. 2.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn. 2.3.1.1. Tình hình cho vay hộ sản xuất. Chủ thể quan hệ tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn chủ yếu là hộ sản xuất. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi phải xác lập mối quan hệ tín dụng sao cho vừa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, vừa đảm bảo tính pháp lý và nhất là các mối quan hệ tín dụng. Các mối quan hệ này có sự đan xen và ràng buộc lẫn nhau cả về chủ thể cũng như cơ cấu ngành nghề. Hộ sản xuất là thành phần kinh tế tương đối phức tạp nó đòi hỏi trong quá trình hoạt động phải có sự linh hoạt và mềm dẻo trong tất cả các khâu của quá trình thực hiện. Để đạt được điều đó là cả một vấn đề còn nhiều khó khăn và vướng mắc, nó cần có sự hợp tác của nhiều cơ quan, ban ngành khác nhau, trước hết phải tạo ra sự chuyển biến về nhận thức của bà con nông dân đối với quan hệ tín dụng, đồng thời phải hoàn thiện các chính sách, tạo điều kiện để chủ thể kinh tế ( hộ sản xuất ) có quan hệ tín dụng với Ngân hàng thuận tiện hơn, trên cơ sở nguyên tắc vay trả sòng phẳng, đúng hạn trả gốc và lãi. Do vậy trong những năm qua tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn đã rất coi trọng chất lượng tín dụng và đã thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, Văn Bàn có địa hình là đồi núi có rất nhiều xã vùng cao đi lại khó khăn người dân không thể tới được trụ sở để vay vốn nhưng không vì khó khăn đó các cán bộ tín dụng đã mang vốn tới từng hộ giúp họ có vốn làm ăn, giúp họ sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Ngoài ra còn thực hiện khoán cho từng cán bộ tín dụng chỉ tiêu cho vay - thu nợ - dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Từ đó khuyến khích được cán bộ tín dụng phải tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trình độ giao tiếp, thận trọng trong khi thẩm định, lựa chọn khách hàng và quyết định cho vay. Để thu hút được khách hàng và đầu tư có hiệu quả, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn luôn cố gắng phấn đấu khẳng định uy tín của mình, kết cấu cho vay hợp lý. Kết quả cho vay đạt được trong những năm qua, đặc biệt năm 2002-2004 của Chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau. Bảng 2.4: Tình hình cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn ( 2002 -2004 ) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tổng số Tổng số hộ vay ( hộ ) 2.470 2.560 2.790 7.820 Cho vay ngắn hạn (triệu đồng) 10.097 7.861 12.828 30.786 Cho vay trung - dài hạn (triệu đồng) 14.436 23.519 31.280 69.235 Tổng số cho vay 24.533 31.380 44.008 99.921 Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn các năm 2002 -2004 Biểu đồ 2 : Tình hình cho vay hộ sản xuất trong 3 năm Với tính chất sản xuất ở quy mô gia đình nhỏ bé, việc mở rộng tín dụng đối với khu vực hộ sản xuất rất khó khăn. Văn Bàn là huyện miềm núi, kinh tế nông nghiệp là trọng tâm. NHNo&PTNT huyện Văn Bàn xác định khách hàng thuộc thành phần kinh tế hộ là chủ yếu vì vậy trong mấy năm qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ hộ sản xuất không ngừng được tăng lên. Qua bảng số liệu cho ta thấy: Năm 2002 có 2.470 hộ vay vốn nhưng số hộ đã tăng lên thêm 90 hộ vào năm 2003 và 230 hộ vào năm 2004 đưa tổng số hộ vay vốn lên 7.820 hộ. Đây là một kết quả tốt do trong thời gian vừa qua Ngân hàng đã tạo điều kiện mở rộng quy mô cho vay HSX, tạo lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa HSX và Ngân hàng . Uy tín của đôi bên tăng cao, do vậy doanh số cho vay của Ngân hàng đạt 99.921 triệu đồng cụ thể qua các năm. Năm 2002 là 24.533 triệu đồng trong đó cho vay ngắn hạn là 10.097 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn là 14.436 triệu đồng, con số này đã tăng qua các năm tiếp theo cụ thể là năm 2003 doanh số cho vay là 31.380 triệu đồng tăng 6.847 triệu đồng so với năm 2002, doanh số năm 2004 là 44.008 triệu đồng tăng 13.628 triệu đồng so với năm 2003. doanh số cho vay đối với từng hộ tăng đều qua các năm cụ thể là năm 2003 một hộ vay số tiền là 12,2 triệu đồng tăng 2,3 triệu đồng so với năm 2002 tương ứng tăng 23,3% , năm 2004 một hộ được vay là 15,8 triệu đồng tăng 3,6 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng tăng 29,5% . Những con số này có ý nghĩa rất lớn đối với Ngân hàng và khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã phát huy hiệu quả gần như là tối đa trên tổng nguồn vốn. Ngân hàng luôn chủ động tạo điều kiện cho HSX kinh doanh thuận lợi nên dư nợ quá hạn không cao, tránh được rủi ro về nguồn vốn. Cán bộ tín dụng của Ngân hàng luôn giám sát chặt chẽ nguồn vốn của mình nên HSX phải đầu tư có hiệu quả và họ đã phát huy sức mạnh của mình trong sản xuất, và cũng thấy được hiệu quả từ nguồn vốn Ngân hàng mang lại. Do những chính sách như lãi suất cho vay hợp lý, ưu đãi, thủ tục gọn gàng nhanh chóng nên Ngân hàng đã đạt được những thành quả như chỉ tiêu và kế hoạch đề ra. Như vậy doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước có được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp mở rộng cho vay bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của Huyện ủy, UBND huyện để đầu tư đúng hướng chỉ đạo đề ra. Có được kết quả trên là do NHNo&PTNT Văn Bàn đã áp dụng một cách uyển chuyển Quyết định 67/1999/QĐ.TTg , Quyết định 148 của Chính phủ cải tiến về thủ tục cũng như điều kiện tài sản thế chấp khi cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất vay vốn được thuận tiện. 2.3.1.2. Tình hình thu nợ hộ sản xuất. Đây là hoạt động quan trọng đuyết định đến sự tồn tại của Ngân hàng. Thấy được tầm quan trọng của công tác này, cán bộ tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn tích cực trong thu hồi nợ. Được thể hiện qua bảng số liệu thu nợ dưới đây: Bảng 2.5 : Tình hình thu nợ HSX tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn từ năm 2002 -2004 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Thu nợ ngắn hạn 5.980 5.650 10.230 Thu nợ trung - dài hạn 11.457 17.933 21.472 Tổng số tiền 17.437 23.583 31.702 ( Nguồn số liệu báo cáo tổng kết 2002 - 2004 Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn) Năm 2002 thu nợ của Ngân hàng là 17.437 triệu đồng, một kết quả tốt trong giai đoạn kinh tế trên địa bàn có nhiều biến động. Sang năm 2003 thu nợ là 23.583 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 6.146 triệu đồng tương ứng tăng 26,1%, năm 2004 thu nợ là 31.702 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 8.119 triệu đồng tương ứng tăng 34,4% qua số liệu trên cho ta thấy tình hình thu nợ trên địa bàn thực hiện tương đối tốt tỷ lệ tăng nhanh qua các năm trong đó tỷ lệ thu nợ trung, dài hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn. tỷ lệ này rất khả quan về đảm bảo an toàn nguồn vốn cho Ngân hàng, giúp cho Ngân hàng tránh được những rủi ro về tín dụng và nó cũng nói lên sự ăn nên làm ra của Ngân hàng. Nguồn vốn của Ngân hàng được giải ngân đều trên các loại hình vay, do đó kết quả cho vay của tín dụng đã đem lại cho HSX uy tín trước Ngân hàng khi đến kỳ trả nợ đúng, đủ và số hộ đến trả nợ nhiều. Tổng số thu nợ tăng đều qua các năm, khối lượng thu nợ rất lớn, thu nợ của Ngân hàng phản ánh nguồn vốn Ngân hàng đem lại hiệu quả cao cho HSX , biết đầu tư đúng hướng, biết tuân thủ những điều kiện của Ngân hàng đưa ra nên họ đã tạo được uy tín với Ngân hàng và từ điều kiện này sẽ giúp cho HSX có lợi hơn khi vay vốn ở những lần tiếp theo. 2.3.1.3. Tình hình dư nợ hộ sản xuất Bảng 2.6 : Tình hình dư nợ HSX tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn từ năm 2002 -2004 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Dư nợ ngắn hạn 6.489 7.521 12.261 Dư nợ trung - dài hạn 28.055 38.990 46.464 Tổng số 34.544 46.511 58.725 Nguồn: Báo cáo tổng kết 2002 - 2004, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn Cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ HSX không ngừng tăng lên. Nó thể hiện công tác cho vay của Ngân hàng rất tích cực và liên tục qua các thời điểm. Năm 2002 tổng dư nợ HSX là 34.544 triệu đồng trong đó dư nợ trung, dài hạn chiếm 81,2% dư nợ ngắn hạn chiếm 18,8%.Năm 2003 tổng dư nợ HSX là 46.511 triệu đồng tăng 11.967 triệu đồng so với năm 2002 tương ứng tăng 34,6% và đến năm 2004 thì dư nợ HSX tiếp tục tăng cao tổng dư nợ HSX đạt 58.725 triệu đồng tăng 12.214 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng tăng 26,3% . Nhìn chung, giải ngân nguồn vốn tuy không đều nhưng do biết phát huy những thế mạnh của mình nên Ngân hàng và HSX đã có quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng phát huy tối đa nguồn vốn tín dụng đã được giải ngân. 2.3.2.Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn 2.3.2.1. Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn Trong kinh doanh Ngân hàng tất yếu không thể tránh khỏi những rủi ro bất trắc xẩy ra. Và nợ quá hạn là hiện tượng thường xuyên xảy ra bất cứ loại hình cho vay nào, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, một trong những ngành kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu và bị thiệt hại lớn bởi thiên tai, dịch bệnh. Do đó làm cho nhiều hộ sản xuất thua lỗ trong kinh doanh vì việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn bị chậm trễ từ đó thiếu khả năng trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. Chính vì thế các NHTM nói chung, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn nói riêng cần có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng nợ quá hạn ở mức giảm. Cụ thể phải thực hiện phân tích đánh giá chính xác về khách hàng, phân tích dự án vay vốn của khách hàng (tính pháp lý và tính khả thi của dự án) Hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và mức rủi ro tín dụng Ngân hàng, nó thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.7 : Tình hình nợ quá hạn HSX tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn từ năm 2002 -2004) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tổng dư nợ 34.544 46.511 58.725 Nợ quá hạn 137 282 391 NQH / Tổng dư nợ(%) 0,39 0,6 0,66 Nguồn: Báo cáo tổng kết 2002 – 2004,Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn có xu hướng tăng qua các năm. năm 2002 nợ quá hạn là 137 triệu đồng đến năm 2003 nợ qúa hạn là 282 triệu đồng tăng lên 147 triệu đồng so với năm 2002 đến năm 2004 nợ quá hạn là 391 triệu đồng tăng 109 triệu đồng so với năm 2003 qua đây ta thấy tuy nợ quá hạn tăng qua các năm về số tuyệt đối nhưng chênh lệch tăng có xu hướng giảm dần ở các năm tiếp theo điều nay chứng tỏ là chất lượng tín dụng ngày được nâng lên. Nợ quá hạn tăng có thể do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế, sự giám sát thẩm định khi cho khách hàng vay của Ngân hàng chưa thật tốt. Ngân hàng cũng chưa có biện pháp thúc đẩy khách hàng trả nợ cho đúng kỳ hạn Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn còn thể hiện qua các quý luôn giảm dẫn đến chất lượng tín dụng tăng cao. Hơn nữa như chúng ta đã biết Ngân hàng đầu tư cho HSX nông nghiệp là chủ yếu, do đặc thù sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng tự nhiên ( khí hậu, thời tiết... ) nên thường chứa đựng nhiều nguy cơ dẫn đến rủi ro. Mặt khác, do chính bản thân hộ sản xuất chưa biết sử dụng vốn có hiệu quả, sử dụng sai mục đích, do giá cả thị trường biến động theo hướng không có lợi cho người sản xuất, do dịch bệnh, do chính sách Nhà nước thay đổi... Đã tạo ra nguyên nhân làm cho nợ qúa hạn hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Đây là vấn đề mà Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn và các ngành các cấp cần quan tâm. Tuy nhiên mức độ nợ quá hạn tăng không đáng kể và ở tỷ lệ này thể hiện chất lượng tín dụng là tương đối tốt (Theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ <3% thì được coi là đơn vị có chất lượng tín dụng tốt). + Có được kết quả trên là do : - Ban giám đốc NHNO&PTNT tỉnh đã vận dụng một cách sáng tạo các quyết định, thể chế mới ban hành của Ngân hàng Nhà nước để chỉ đạo điều hành việc cho vay thu nợ, cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh . - Một bộ phận không thể không kể đến là bộ phận cán bộ làm việc trực tiếp đã đưa hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Văn Bàn đạt hiệu quả tốt, đó là cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay, thu nợ với bản chất cần cù trong lao động, với tinh thần trách nhiệm cao, với bề dày kinh nghiệm đã được đúc kết trong quá trình công tác cũng như trong học tập cán bộ tín dụng đã theo sát từng món vay, đôn đốc, thu nợ khi đến hạn, mặc dù điều kiện làm việc rất khó khăn như : Địa bàn hoạt động phân tán, rải rác, số lượng món vay nhiều, số tiền mỗi món vay nhỏ nhưng vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao . Như vậy công tác sử dụng vốn trong những năm qua của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn luôn mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn và đặc biệt là hộ sản xuất gia đình với khối lượng tín dụng ngày càng lớn và chất lượng tín dụng đảm bảo. Điều đó khẳng định rằng Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn đã góp phần phát triển nền kinh tế hộ. a/ Thực chất nợ quá hạn ở NHNo&PTNT huyện Văn Bàn thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Thứ nhất : NQH theo loại cho vay hộ sản xuất Bảng 2.8 : Nợ quá hạn theo loại cho vay hộ sản xuất Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền tỷ trọng (%) Tổng dư nợ quá hạn 137 100 282 100 391 100 NQH Ngắn hạn 30 21,9 31 10,9 45 11,5 NQH Trung-Dài hạn 107 78,1 251 89,1 346 88,5 Đơn vị: triệu đồng Nguồn : Báo cáo tổng kết 2002 – 2004 Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn Trong năm 2002 tổng dư nợ quá hạn là 137 triệu đồng, nhưng sang năm 2003 đã tăng lên 282 triệu đồng, năm 2004 là 391 triệu đồng, Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn có tăng nhưng tỷ lệ tăng rất ít chứng tỏ chất lượng tín dụng đối với cho vay ngắn hạn đã được nâng lên bên cạnh đó nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng qua các năm. Nguyên nhân do các khách hàng vay trung và dài hạn tại chi nhánh chủ yếu là hộ sản xuất, đối tượng vay vốn chủ yếu liên quan đến nông nghiệp như : cây, con giống, xây dựng chuồng trại, cải tạo ao hồ, mua máy móc …đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ nông dân, do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Thứ hai: NQH cho vay đối với hộ sản xuất theo thời gian Cách phân loại nợ quá hạn theo thời gian giúp Ngân hàng tính toán được khả năng thất thoát vốn (nợ khó đòi) trên cơ sở đó lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đồng thời hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành trong Ngân hàng Bảng 2.9: Nợ quá hạn hộ sản xuất theo thời gian Đơn vị: triệu đồng Năm Dư nợ QH NQH đến 180 ngày NQH từ 181-360 ngày NQH trên 360 ngày 2002 137 129 5 3 2003 282 216 7 59 2004 391 372 14 5 Nguồn : Báo cáo tổng kết 2002 – 2004 Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Bàn Theo quy định trích phòng xử lý rủi ro, tỷ lệ trích dự phòng nợ quá hạn 360 ngày chiếm tỷ lệ nhỏ đây có thể coi là đấu hiệu đáng mừng vì đây được xem như là những khoản nợ không có khả năng thu hồi năm 2002 gần như là không có tuy đến năm 2003 tỷ lệ này có tăng đáng kể song đến năm 2004 thì lại giảm đi rất nhiều. Như vậy khả năng thất thoát vốn của Ngân hàng là rất thấp tuy nhiên đòi hỏi chi nhánh phải có các biện pháp tích cực để hạn chế đến mức tối đa rủi ro về tín dụng. Nguyên nhân do HSX chưa biết sử dụng đồng vốn có hiệu quả, sử dụng sai mục đích, do giá cả biến động không có lợi cho người sản xuất, do dich bệnh, do chính sách nhà nước thay đổi… Thứ ba : NQH theo nguyên nhân: - Về nguyên nhân khách quan : Tổn thất do thiên tai bất khả kháng chiếm tỷ trọng cao gần như 100% tổng số nợ quá hạn. Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường như thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh ở cây trồng, các dịch bệnh ở vật nuôi ảnh hưởng xấu đến thu nhập của hộ sản xuất và giảm khả năng hoàn trả vốn vay Ngân hàng. Năm 2002 - 2004, thường xuyên xảy ra bệnh dịch như gần đây xuất hiện bệnh dịch H5N1 gây thất thoát lớn trong chăn nuôi ngoài ra, hạn hán,lũ lụt, thời tiết xấu đã ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng. Ngoài ra khách hàng kinh doanh thua lỗ cũng là nguyên nhân gây nên nợ quá hạn. Điều này xuất phát từ năng lực sản xuất kinh doanh của nhiều hộ còn kém, thiếu thông tin về thị trường nhất là vấn đề giá cả hàng hoá. Tình trạng ép giá nông sản lúc thu hoạch xảy ra thường xuyên làm giảm thu nhập của người lao động. Nhiều hộ do không tính toán được nhu cầu thị trường nên đầu tư cho sản xuất lớn, đến khi bán sản phẩm lại vượt quá nhu cầu thị trường dẫn đến thua lỗ, không trả được nợ Ngân hàng. Đây là nguyên nhân khách quan, nhưng cũng có nhiều trường hợp do việc xác định kỳ hạn nợ không hợp lý nên dù chưa ra sản phẩm mà khách hàng đã đến hạn trả lãi, khách hàng phải dùng vốn lưu động hoặc vay nóng với lãi suất cao để trả nợ cho Ngân hàng . Kết quả là gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và có thể dẫn đến thua lỗ. Một nguyên nhân khác cũng xuất hiện thường xuyên là khách hàng dùng sai mục đích số tiền vay hay còn gọi là "rủi ro đạo đức". Do tâm lý muốn giàu nhanh chóng, một số người vay đã dùng tiền Ngân hàng để kiếm lợi bất hợp pháp như chơi đề, cờ bạc, hụi (họ) hay buôn bán... Do số lượng khách hàng quá đông mà số lượng cán bộ tín dụng quá nhỏ dẫn đến việc kiểm tra sau khi cho vay lơi lỏng, tạo điều kiện cho khách hàng có những hành vi sử dụng vốn sai mục đích ban đầu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan như môi trường kinh tế - x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34296.doc
Tài liệu liên quan