Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 4

TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 4

1.1. Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4

1.1.1.1.Khái niệm. 4

1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5

1.1.1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6

1.1.2. Các hình thức tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 9

1.1.3. Quy trình tín dụng ngân hàng đối với DNV&N. 12

1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N. 14

1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. 14

1.2.1.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng. 14

1.2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N. 16

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNV&N 18

1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính 18

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng. 19

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N. 22

1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan. 22

1.2.3.2. Các nhân tố khách quan. 27

1.3. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNV&N ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 29

1.3.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N ở một số nước trên thế giới. 29

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản. 29

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Đài Loan. 30

1.3.1.4. Kinh nghiệm của Liên bang Đức. 31

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 31

CHƯƠNG 2 33

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU-GP BANK 33

2.1. Tổng quan về NHTMCP Dầu khí - GP Bank 33

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Dầu khí - GP Bank 33

2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Dầu khí toàn cầu. 36

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn. 37

2.1.3.2. Hoạt động cho vay. 39

2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác. 41

2.1.3.4. Kết quả kinh doanh. 42

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu. 44

2.2.1. Thực trạng tín dụng ngân hàng thông qua các chỉ tiêu định tính. 44

2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNV&N 55

2.3.1. Kết quả đạt được. 55

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 56

2.3.2.1. Các hạn chế. 56

2.3.2.2. Nguyên nhân. 57

CHƯƠNG 3 61

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI GP BANK 61

3.1. Định hướng chính sách về hoạt động tín dụng đối với các DNV&N tại GP Bank. 61

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại GP Bank 62

3.2.1. Công tác huy động vốn. 62

3.2.2. Giải pháp cho hoạt động tín dụng. 63

3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 66

3.2.4. Giải pháp về công nghệ. 67

3.2.5. Giải pháp về xây dựng chiến lược khách hàng. 68

3.2.6. Giải pháp về quản trị rủi ro. 69

3.3. Một số kiến nghị. 70

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ. 70

3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN. 71

3.3.3. Kiến nghị đối với GP Bank. 72

3.3.4. Kiến nghị đối với các DNV&N 72

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2421 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển các DNV&N. Chương trình "hiện đại hoá" các DNV&N trở thành một nhiệm vụ và Nhật Bản đã có hàng loạt các chính sách về nhiều mặt được ban hành. Nội dung chương trình "hiện đại hoá" các DNV&N chủ yếu tập trung vào bốn lĩnh vực: - Xúc tiến hiện đại hoá DNV&N. - Hiện đại hoá các thể chế quản lý DNV&N. - Các hoạt động tư vấn DNV&N. - Các giải pháp tài chính cho DNV&N. Trong đó dành một sự chú ý đặc biệt đối với sự hỗ trợ tài chính nhằm giúp các DNV&N tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như khả năng tiếp cận tín dụng thấp, khả năng bảo đảm tiền vay thấp... Các biện pháp hỗ trợ này đã được thực hiện thông qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính tín dụng công cộng phục vụ DNV&N. Hệ thống này giúp các DNV&N tiếp cận đươc với nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn của các tổ chức tín dụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của hiệp hội bảo lãnh tín dụng. Ngoài ra còn có ba tổ chức tài chính công cộng là Công ti tài chính DNV&N, Công ty tài chính nhân dân và Ngân hàng Shoko Chukin do chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các DNV&N đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động để sản xuất kinh doanh. 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Đài Loan. Nền công nghiệp Đài Loan đươc đặc trưng bởi các DNV&N. Tại đây, loại DNV&N phải có từ 5 - 10 công nhân, vốn trung bình 1,6 triệu USD là rất phổ biến. Chúng chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 40% sản lượng công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ việc làm. Để đạt được thành tựu to lớn này, Đài Loan đã dành những nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ công nghệ, nghiên cứu và phát triển, chính sách quản lí và đào tạo,...và chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng. Chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng cho DNV&N bao gồm: - Khuyến khích các Ngân hàng cho DNV&N vay vốn. Ngân hàng Trung ương Đài Loan yêu cầu các Ngân hàng thương mại thành lập phòng tín dụng cho DNV&N, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tiếp cận được vốn của Ngân hàng. - Thành lập Quỹ phát triển cho DNV&N: các quỹ được thành lập như Quỹ phát triển, Quỹ Sino-US, Quỹ phát triển DNV&N để cung cấp vốn cho DNV&N qua hệ thống Ngân hàng, nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh các DNV&N. - Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng: Nguyên tắc hoat động của quỹ này là cùng chia sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng. Từ đó, tạo lòng tin đối với các tổ chức tín dụng khi cấp tín dụng cho các DNV&N. Kể từ khi thành lập đến nay, quỹ đã bảo lãnh cho 1,5 triệu trường hợp với tổng số tiền tương đối lớn. 1.3.1.4. Kinh nghiệm của Liên bang Đức. Đức là một quốc gia có số lượng DNV&N tương đối lớn. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn 1/2 doanh thu chịu thuế của các doanh nghiệp. Để đạt được những thành tựu đó, Chính phủ Đức đã áp dụng hàng loạt các chính sách và chương trình thúc đẩy DNV&N trong việc huy động vốn. Công cụ chính để thực hiện các chính sách và chương trình này là thông qua các khoản tín dụng ưu đãi, có sự bảo lãnh của Nhà nước. Các khoản tín dụng được ưu tiên phân bố cho các dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, đầu tư vào những khu vực kém phát triển của đất nước. Ở Đức còn phát triển các tổ chức bảo lãnh tín dụng nhằm giúp các DNV&N giải quyết những khó khăn trong vấn đề bảo đảm tiền vay. DNV&N nhận được khoản vay từ Ngân hàng với sự bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, các tổ chức này có trách nhiệm trả khoản vay đó cho Ngân hàng. Ngoài ra, các khoản vay này còn có thể được Chính phủ bảo lãnh. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Qua phân tích kinh nghiệm một số nước trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N trên thế giới, đã cho ta những bài học quý giá về vấn đề phát triển DNV&N. Thứ nhất, Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường pháp lí ổn định, có những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với sự phát triển DNV&N. Vì vậy, Chính phủ cần sớm thành lập các phòng, cơ quan chuyên phụ trách DNV&N để tạo điều kiện đưa ra các chương trình trợ giúp, điều phối, tư vấn phát triển DNV&N. Thứ hai, các Ngân hàng cần có sự bình đẳng trong quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp đủ mọi thành phần, đặc biệt là đối với các DNV&N. Các Ngân hàng thương mại nên thành lập các kênh tài chính riêng cho các DNV&N. Thứ ba, cần nhanh chóng triển khai mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N. Quỹ sẽ đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay không đủ điều kiện về thế chấp tài sản và cam kết trả nợ thay cho các DNV&N. Thứ tư, Ngân hàng thương mại nên mở rộng hình thức tín dụng thuê mua. Đây là biện pháp tài trợ vốn trung dài hạn cho các DNV&N rất hiệu quả. Với hình thức tín dụng này, Ngân hàng giảm bớt được rủi ro vì tránh được tình trạng đóng băng vốn. Thứ năm, Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư cho các DNV&N nhằm giúp các doanh nghiệp này vay vốn trung và dài hạn bằng nguồn vốn của Nhà nước, hoặc kết hợp với các tổ chức cá nhân khác. Ngoài ra, Chính phủ cần có các biện pháp nhằm tạo điều kiện về mặt tài chính cho các DNV&N như trợ cấp vốn không hoàn lại, cho vay với lãi suất thấp cho các dự án ở vùng sâu, vùng xa, các trọng điểm kinh tế nông nghiệp, nông thôn. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU-GP BANK 2.1. Tổng quan về NHTMCP Dầu khí - GP Bank 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Dầu khí - GP Bank Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu, tiền thân là ngân hàng TMCP nông thôn Ninh Bình, được thành lập ngày 13 tháng 11 năm 1993 theo quyết định số 216 ngày 13 tháng 11 năm 1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 7/11/2005, ngân hàng chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ một ngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị, với tên gọi là ngân hàng TMCP Toàn Cầu (GP bank) với vốn điều lệ đạt 135 tỷ đồng. Ngày 8/11/2006, khai trương Gp-bank và công bố cổ đông chiến lược PETRO VIET NAM. Từ một tổ công tác Hà Nội chưa đầy 10 thành viên tháng 11/2005, đến nay toàn ngân hàng có khoảng hơn 800 cán bộ nhân viên công tác tại hội sở chính và 9 chi nhánh cùng với 35 phòng giao dịch trên toàn quốc tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Ninh Bình, Vũng Tàu, Đà Nẵng… Theo thời gian, GP-Bank đã khẳng định sự trưởng thành và tạo những ấn tượng tốt đẹp về sự có mặt của mình trên thị trường tài chính-tiền tệ Việt Nam. GP-bank là một trong hai ngân hàng đầu tiên đã triển khai thành công phần mền hệ thống ngân hàng lõi T24 ( Core Banking ) của hãng Temenos (Thụy Sỹ ) nhằm cải tiến các dịch vụ trực tuyến, phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ. Hiện nay GP-bank đang triển khai nâng cấp phần mền ngân hàng lõi ( core banking ) T24 lên phiên bản R8 - phiên bản mới nhất, T24-R8 giúp cho ngân hàng tối ưu hóa được các quy trình hoạt động trong khi vẫn duy trì được sự linh hoạt trước các thay đổi trong kinh doanh. Là một ngân hàng mới, GP-bank có những thế mạnh cũng như lợi thế nhất định. Với cơ cấu gọn nhẹ, tính chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa cao, đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, kinh nghiệm, chuyên môn đào tạo tốt, GP-Bank hứa hẹn là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầy tiềm năng Việt Nam. Với cổ đông chiến lược là tập doàn Dầu khí Việt Nam – một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất Việt Nam, sứ mệnh của GP- Bank không chỉ là làm tốt vai trò ngân hàng của một tập đoàn hùng mạnh bao gồm nhiều tổng công ty mà còn phải hoàn thành vai trò của một tổ chức tín dụng trong hệ thống các NHTM 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu BAN GIÁM ĐỐC Khối kinh doanh Khối đầu tư Khối nguồn vốn Trung tâm xủ lý giao dịch Khối hành chính sự nghiệp Phòng hành chính Ban dự án Phòng tín dụng Phòng đầu tư Phòng nguồn vốn Phòng thanh toán Phòng kế toán Phòng tái thẩm định Phòng tài chính kế toán Phòng thẻ Phòng IT Phòng GD khách hàng Phòng KS nội bộ Phòng PR Phòng nhân sự Phòng kế hoạch Phòng đào tạo Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu gồm có các phòng sau: 2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Dầu khí toàn cầu. Năm 2009, mặc dù tình hình kinh tế xã hội và thị trường tài chính tiền tệ trong và ngoài nước có những biến động phức tạp khó lường, gây nên những khó khăn và bất lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) nói riêng, nhưng Ban lãnh đạo và cán bộ GP.Bank đã có nhiều cố gắng, đề ra chiến lược và định hướng đúng trong hoạt động kinh doanh, tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động tốt, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, tạo điều kiện cho Ngân hàng phát triển bền vững. Trong thời gian qua, với định hướng kinh doanh đúng đắn, hoạt động của GP Bank đã đạt được những kết quả toàn diện: nguồn vốn huy động tăng trưởng đều và ổn định, tín dụng tăng trưởng ổn định, hoạt động kinh doanh tốt, hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển mạnh, không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc... Với những kết quả đạt được, GP Bank đang hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai. 2.1.3.1. Tình hình huy động vốn. Huy động vốn là cơ sở để ngân hàng xây dựng chiến lược kế hoạch kinh doanh (sử dụng vốn) trong ngắn hạn, trung han và dài hạn. Vì thế, huy động vốn có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, GP Bank đã và đang đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đưa ra lãi suất huy động hấp dẫn nhằm thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng, tạo ra nguồn vốn ổn định từ dân cư. Ta có thể thấy cụ thể tình hình huy động vốn của GP Bank qua bảng sau: BẢNG 2.1 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTMCP GP BANK Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1.Tổng nguồn vốn huy động 2702 100 4084 100 8215 100 1382 51,15 4131 101,2 Tiền gửi thanh toán 805 29,79 1250 30,61 2756 33,55 445 55,28 1506 120,5 Tiền gửi tiết kiệm 1897 70,21 2834 69,39 5459 66,45 937 49,39 2625 92,63 2. Phân loại theo tính chất nguồn vốn Tiền gửi cá nhân cà các TCKT 1712 63,91 2311 56,58 5239 63,77 599 34,98 2928 126,7 Tiền gửi của TCTD 975 36,09 1773 43,42 2976 36,23 798 81,84 1203 67,85 3. Phân loại theo nội tệ, ngoại tệ Tiền gửi nội tệ 1950 72,17 3128 76,59 6941 84,49 1178 60,41 3813 121,9 Tiền gửi ngoại tệ 752 27,83 956 23,41 1274 15,1 204 27,71 318 33,26 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của GP Bank 2007 – 2009 ) Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy được nguồn vốn huy động của GP Bank tăng dần qua các năm. Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ước đạt 2.702 tỷ đồng. Trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm 1.897 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70,21% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi thanh toán 805 tỷ đồng chiếm 29,79% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008, tổng nguồn huy động là 4084 tỷ đồng, tăng 51,15% so với mức vốn huy động được cuối năm 2007. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm đạt 2.834 tỷ đồng, tăng 49,39% so với cuối năm 2007. Huy động từ tiền gửi thanh toán 1250 tỷ đồng, tăng 55,28% so với năm 2007. Về cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng 30,61%, tiền gửi tiết kiệm chiếm 69,39% trong tổng nguồn vốn huy động. Như vậy so với năm 2007, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã có sự tăng trưởng mạnh. Tổng vốn huy động tại ngân hàng đến cuối năm 2009 đạt 8215 tỷ đồng, tăng 101,15% so với năm 2008. Trong đó tiền gửi thanh toán ước đạt 2756 tỷ đồng, tăng 120,48% so với năm 2008. Tiền gửi tiết kiệm 5459 tỷ đồng, tăng 92,63% so với năm 2008. Về cơ cấu vốn huy động, tỷ trọng tiền gửi thanh toán là 33,55%, tiền gửi tiết kiệm là 66,45%. Từ những con số trên cho thấy GP Bank ngày càng chú trọng đến công tác huy động vốn, uy tín của ngân hàng cũng không ngừng tăng lên với khách hàng. Qua bảng 2.1 ta nhận thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng khá mạnh qua các năm. Tiền gửi cá nhân và các tổ chức kinh tế tăng trưởng khá đều và ổn định. Năm 2008, tiền gửi của khách hàng đạt 2311 tỷ đồng, tăng 34,98% so với năm 2007. Đến cuối năm 2009, tiền gửi của khách hàng đạt 5239 tỷ đồng, tăng 126,7%. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn huy động được từ các tổ chức tín dụng chiếm một tỷ trọng khá lớn. Cụ thể, năm 2008 tiền gửi của các TCTD là 1773 tỷ đồng, chiếm 43,42% tổng nguồn vốn, tăng 81,84% so với năm 2007. Đến cuối năm 2009, tiền gửi của các TCTD ước tính 2976 tỷ đồng, chiếm 36,23% tổng nguồn vốn, tăng 67,85% so với năm 2008. Việc tiền gửi của các TCTD chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn và tăng trưởng khá mạnh có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bởi đây là một nguồn vốn có tính ổn định kém. Tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh chóng. Đây được đánh giá là thành tích của ngân hàng trong việc huy động vốn. Đồng thời với việc mặt bằng lãi suất gần đay có xu hướng tăng cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM, cũng là nguyên nhân thu hút nguồn tiền gửi vào ngân hàng tăng nhanh. Trong cơ cấu huy động vốn, nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn ngoại tệ. Nguyên nhân của hiện tượng này cũng là do tác động của nền kinh tế trong những năm qua khiến tỷ giá đồng USD biến động mạnh. Việc duy trì tỷ lệ ngoại tệ thấp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.1.3.2. Hoạt động cho vay. Tín dụng là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu chính cho ngân hàng. Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững, ngân hàng luôn đặt ra mục tiêu mở rộng quy mô cho vay để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của DNV&N đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất. BẢNG 2.2. DƯ NỢ CHO VAY THEO KỲ HẠN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 1941 100 3110 100 5963 100 1169 60,23 2853 91,74 Dư nợ ngắn hạn 1102 56,77 1963 63,12 3216 53,93 861 78,13 1253 63,83 Dư nợ trung dài hạn 893 43,23 1147 36,88 2747 46,07 308 36,71 1600 139,49 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của GP Bank 2007 – 2009 ) Từ bảng 2.2 ta có thể thấy hoạt động cho vay của ngân hàng đã đạt được những thành tích không nhỏ. Năm 2007, tổng dư nợ là 1941 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 1102 tỷ đồng, chiếm 56,77% trong tổng dư nợ. Dư nợ trung dài hạn là 839 tỷ đồng, chiếm 43,23% tổng dư nợ. Năm 2008, tổng dư nợ là 3110 tỷ đồng, tăng 60,23% so với năm 2007. Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 1963 tỷ đồng, tăng 78,13% so với năm 2007. Dư nợ trung dài hạn đạt 1147 tỷ đồng, tăng 36,71% so với năm 2007. Về cơ cấu, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 63,12% tổng dư nợ, trong khi đó, dư nợ trung dài hạn chiếm 36,88% tổng dư nợ. Đến cuối năm 2009, tổng dư nợ đạt 5963 tỷ đồng, tăng 91,74% so với năm 2008. Dư nợ ngắn hạn 3216 tỷ đồng, tăng 63,83% so với năm 2008. Dư nợ trung dài hạn 2747 tỷ đồng, tăng 139,49% so với năm 2008. Như vậy tổng dư nợ không ngừng tăng lên qua các năm, cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng đang được mở rộng, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trên thị trường ngày càng cao. Sự tăng trưởng của tổng dư nợ, đặc biệt là của dư nợ trung dài hạn tại GP Bank phù hợp với nhu cầu về vốn trên thị trường và xu thế pfát triển của nền kinh tế. Những năm gần đây, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự gia nhập của những doanh nghiệp nước ngoài càng làm cho môi trường cạnh tranh giữa các DNV&N trở nên khắc nghiệt hơn. Để có thể tồn tại được các DNV&N phải không ngừng cải tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì thế nhu cầu vay vốn trung dài hạn để tiến hành đổi mới công nghệ, đầu tư xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh của các DNV&N ngày càng lớn. Việc đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạn giúp ngân hàng tạo được nguồn thu lớn, mở rộng quy mô tín dụng, giảm ứ đọng vốn dư thừa dự trữ, tăng hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh và uy tín của ngân hàng. 2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác. Ngoài hoạt động tín dụng, GP Bank còn tham gia nhiều hoạt động kinh doanh khác.Từ đó làm tăng doanh thu, hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận, nâng cao cạnh tranh và uy tín cho ngân hàng. * Về hoạt động thanh toán quốc tế: Chức năng của phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng bao gồm: + Mở L/C, thông báo L/C xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu: 30,1 triệu USD quy đổi + Chuyển tiền đi, thanh toán L/C nhập khẩu, nhờ thu nhập khẩu: 89,4 triệu USD quy đổi + Nhận tiền về, thanh toán L/C xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu: 9,6 triệu USD quy đổi + Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union: 1,6 triệu USD và 3,4 tỷ VND Năm 2009, GP.Bank đã triển khai dịch vụ chuyển tiền Western Union tại 35 điểm giao dịch trên toàn hệ thống GP.Bank với doanh thu năm 2009 đạt 155 triệu đồng, chiếm gấp 1,24 lần so với năm 2008. Số lượng tài khoản Nostro ở nước ngoài là 08 tài khoản với các loại ngoại tệ chủ yếu USD, EUR, JPY, SGD. Dự kiến Ngân hàng sẽ mở thêm các tài khoản đối với các loại ngoại tệ mạnh khác: AUD, HKD, CNY,... GP.Bank cũng đã thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý thông qua trao đổi SWIFT với khoảng 1.250 ngân hàng cả trong và ngoài nước (bao gồm các chi nhánh trực thuộc) Lợi nhuận thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế trong năm 2009 đạt 2,13 tỷ đồng (đã trừ phí sử dụng SWIFT cho toàn hệ thống khoảng 500 triệu đồng/năm và các phí phát sinh khác), gấp 4,26 lần so với năm 2008. * Về hoạt động thanh toán thẻ: - Về phát hành thẻ: Tính đến 31/12/2009, số lượng thẻ phát hành đạt 13.126 thẻ (tăng 300% so với năm 2008 (3500 thẻ) trong đó số lượng thẻ active là 12.398 thẻ, vượt kế hoạch so với chỉ tiêu đặt ra năm 2009 gần 2000 thẻ. - Về giao dịch thẻ: Tổng số dư tiền gửi (tính tới thời điểm 31/12/2009) trên các tài khoản (có sử dụng thẻ) đạt 21,92 tỷ VNĐ, số dư trung bình đạt 1,77 triệu VNĐ/1 thẻ; Số lượng ATM lắp đặt là 11 chiếc, POS là 23 chiếc. ATM được phân bổ tại tất cả các tỉnh/thành phố có chi nhánh của GP.Bank Ngoài ra, trong năm 2009 GP.Bank đã ký kết thỏa thuận tham gia kết nối hệ thống Banknetvn với Smartlink, dự kiến trong tháng 01/2010 sẽ thông mạng với các ATM thuộc hệ thống của BanknetVN như: Agribank, BIDV, Vietinbank… Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ là một trong những nội dung được GP.Bank chú trọng trong năm 2009. Một số sản phẩm dịch vụ mới như sản phẩm thấu chi tài khoản cá nhân, dịch vụ Email Banking đã được đưa vào áp dụng trên toàn hệ thống GP.Bank. Một số sản phẩm khác như tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm lãi suất thả nổi, bảo hiểm cho chủ doanh nghiệp gửi tiền đang được GP.Bank nghiên cứu và dự kiến đưa vào áp dụng trong năm 2010. 2.1.3.4. Kết quả kinh doanh. BẢNG 2.3. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA GP BANK Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Tổng thu nhập 620 847 971 36,61 14,64 Trong đó: thu nhập từ hoạt động tín dụng 512 799 929 56,05 16,27 Tổng chi phí 565 773 804 36,81 4,01 Lợi nhuận 55 74 167 34,54 125,67 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của GP Bank 2007 – 2009 ) Phát huy những thành quả đã đạt được từ những năm trước, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã đạt được những kết quả không nhỏ. Năm 2007 lợi nhuận của ngân hàng đạt 55 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2008, lợi nhuận của ngân hàng đạt 74 tỷ đồng, tăng 34,54% so với năm 2007. Năm 2009, lợi nhuận của ngân hàng cũng trên đà tăng trưởng đạt 167 tỷ đồng ,tăng 125,67% so với năm 2008. Với tốc độ gia tăng lợi nhuận qua các năm, GP Bank đã cho thấy tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dần khẳng định vị thế, uy tín trên thị trường. Tốc độ tăng trưởng của năm 2009 khá cao so với năm 2008, nguyên nhân là do sau khủng hoảng kinh tế năm 2007 nền kinh tế dần hồi phục khiến cho hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng GP Bank nói riêng cũng trên đà phục hồi và phát triển. Trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng, thu nhập của hoạt động tín dụng chiếm 70% đến 90% tổng thu nhập của ngân hàng. Qua các năm tốc độ tăng thu nhập từ cho vay giảm đáng kể, năm 2008, thu nhập từ cho vay là 799 tỷ đồng, tăng 56,05% so với năm 2007. Năm 2009, thu nhập từ cho vay là 929 tỷ đồng, tăng 16,27% so với năm 2008. Qua bảng trên ta cũng thấy được chi phí của ngân hàng còn khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô các khoản cho vay với các DNV&N thường nhỏ, mức độ rủi ro khi cho vay nhóm đối tượng này thường cao nên chi phí để thẩm định cho vay là khá lớn. Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí đã giảm dần qua các năm: năm 2008 tốc độ tăng chi phí là 36,81%, đến năm 2009 chỉ còn 4,01%. Từ đó cho thấy ngân hàng đã cố gắng kiểm soát và quản lý chi phí góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu. 2.2.1. Thực trạng tín dụng ngân hàng thông qua các chỉ tiêu định tính. a. Đảm bảo nguyên tắc vay vốn. Theo quy chế cho vay, khách hàng vay vốn tại GP Bank phải đảm bảo các nguyên tắc vay vốn sau: + Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận. + Hoàn trả cả gốc và lãi vay đúng hạn Thực tế cho thấy tất cả các khoản vay tại GP Bank đều được sử dụng đúng mục đích vay vốn đã thoả thuận trong HĐTD. Việc tuân thủ nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn một số khoản vay ngân hàng phải gia hạn nợ. Nguyên nhân của thực trạng này là do trong thời gian qua môi trường kinh doanh biến động mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Từ đó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng. b. Thẩm định cho vay. Quy trình tín dụng mà GP Bank đang áp dụng bao gồm các bước sau: Bước 1: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được nhân viên tín dụng hướng dẫn chi tiết các thủ tục điều kiện và giấy tờ cần thiết để hoàn thành hồ sơ vay vốn. Bước 2: Nhân viên tín dụng tiến hành thẩm định khách hàng, đánh giá mức độ rủi ro đối với khách hàng vay vốn. Kết quả được thể hiện trên tờ trình thẩm định. Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng, GP Bank tổ chức thanh 3 cấp: ban tín dụng tại chi nhánh, ban tín dụng hội sở và hội đồng tín dụng. Trong quá trình thẩm định, ngân hàng thực hiện việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp để đánh giá khách hàng vay vốn. Đây là cơ sở để cán bộ tín dụng đưa ra quyết định có hay không thiết lập quan hệ tín dụng với doanh nghiệp vay vốn. Sau khi chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ phân loại khách hàng, thẩm định những rủi ro cụ thể đối với khách hàng vay vốn để đưa ra quyết định tín dụng. Như vậy việc thẩm định, phân tích tín dụng tại GP Bank được thực hiện một cách khoa học đảm bảo đúng các yêu cầu về các bước trong quy trình thẩm định. Việc tổ chức tốt công tác này sẽ làm tăng chất lượng tín dụng đối với các DNV&N, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. c. Năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng. Tính đến cuối năm 2009, GP Bank đã có khoảng hơn 800 cán bộ nhân viên công tác tại hội sở chính và 9 chi nhánh cùng với 35 phòng giao dịch trên toàn quốc tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm. Trong đó hơn 95% nhân viên có trình độ đại học và sau đại học. Với đội ngũ nhân viên năng động, có trình độ chuyên môn cao trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, GP Bank đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng. Đào tạo và phát triển nhân viên là công tác được ưu tiên hàng đầu của GP Bank. Mục tiêu là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Ngân hàng cũng khuyến khích và thúc đẩy sự chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng làm việc giữa các thành viên trong ngân hàng tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững. Tất cả các nhân viên trong ngân hàng đều được tham dự các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ theo yêu cầu công việc và được ngân hàng tài trợ mọi chi phí. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ngân hàng tổ chức các khoá học liên quan về các sản phẩm của ngân hàng, khoá học về nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng các phần mềm liên quan đến chức danh nhân viên (tín dụng, giao dịch, thanh toán quốc tế…). Đối với cán bộ quản lý, GP Bank thường xuyên tổ chức các khoá học bồi dưỡng về kiến thức quản lý, các khoá học về kỹ năng liên quan như: kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề…, các khoá học nâng cao,cập nhật và bổ sung kiến thức về nghiệp vụ: tín dụng nâng cao, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp. Nhờ có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt, chất lượng tín dụng của ngân hàng vì thế cũng được nâng cao. d. Trình độ công nghệ, cơ sở vật chất của ngân hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại CP Dầu khí.doc
Tài liệu liên quan