Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh Bình Thuận

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Chương 1: Cơ sở lý luận 3

1.1 Hộ sản xuất và vai trò của kinh tế hộ đối với nền kinh tế 3

1.1.1 Khái niệm chung 3 1

1.1.2 Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với nền kinh tế 4

1.2 Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất 5

1.2.1 Ngân hàng thương mại 5

1.2.2 Tín dụng ngân hàng 8

1.2.3 Vai trò của kinh tế hộ đối với nền kinh tế 10

1.3 Một số cơ chế chính sách tín dụng đối với phát triển kinh tế xã hội sản xuất 11

1.3.1 Về nguồn vốn cho vay 12

1.3.2 Đối tượng cho vay 12

1.3.3 Lãi suất cho vay 13

1.3.4 Thời hạn cho vay 14

1.3.5 Bộ hồ sơ cho vay 14

1.3.6 Bảo đảm tiền vay 15

1.3.7 Xử lý rủi ro 16

1.4 Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng thương mại. 16

1.4.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay 16

1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại. 17

1.4.2 Các chỉ tiêu phân tích. 19

1.4.4 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất 20

Chương 2: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc 22

2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc 22

2.1.1 Một số nét về NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc 22

2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc 2009 26

2.2 Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc 31

2.2.1 Những vấn đề chung về cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng 31

2.2.2 Thủ tục và quy trình xét duyệt cho vay 32

2.2.3 Kết quả cho vay đối với hộ sản xuất trong thời gian qua 34

2.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất 37

2.3 Những đánh giá và nhận xét trong cho vay vốn hộ sản xuất ở NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh Bình Thuận. 40

2.3.1 Kết quả đạt được 40

2.3.2 Những mặt tồn tại 40

2.3.3 Nguyên nhân của những mặt tồn tại trên 41

Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy mở rộng cho vay kinh tế hộ sản xuất tạo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh Bình Thuận 43

3.1 Giải pháp 43

3.1.1 Nguồn vốn đầu tư 43

3.1.2 Cho vay đối với hộ sản xuất 44

3.1.3 Nâng cao chất lượng xây dựng và thẩm định dự án 45

3.1.4 Củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động 46

3.1.5 Nâng cao chất lượng thực hiện an toàn tín dụng 47

3.1.6 Tăng cương công tác tiếp thị, quảng cáo 47

3.1.7 Đào tạo và củng cố kiến thức về nghiệp vụ đối với cán bộ tín dụng 47

3.2 Một số kiến nghị 48

3.2.1 Những kiến nghị thuộc về cơ chế chính sách tạo điều kiện cho Ngân hàng và khách hàng. 48

3.2.2 Những kiến nghị đối với cấp ủy, chính quyền địa phương và ban ngành hữu quan . 48

3.2.3 Những kiến nghị và đề xuất đối với hộ sản xuất 50

Kết luận 51

Tài liệu tham khảo 52

 

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6395 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rại, Ngân hàng xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo các mức như sau: Tối đa 50 triệu đồng đối với đối tượng là cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Tối đa 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, Ngân hàng xem xét cho vay tín chấp đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình trên cơ sở có bảo đảm của các tổ chức chính trị – xã hội ở nông thôn theo quy định hiện hành. Tổ chức chính trị - xã hội phối hợp và được thực hiện toàn bộ hoặc một số khâu của nghiệp vụ tín dụng sau khi đã thỏa thuận với Ngân hàng. Những hộ vay vượt mức quy định trên thì phải thế chấp tài sản theo quy định của Nhà nước. 1.3.7 Xử lý rủi ro: Trường hợp khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho Ngân hàng do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh…), Ngân hàng sẽ xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng theo quy định hiện hành, đồng thời căn cứ dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả được nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới, mà không phụ thuộc vào dư nợ cũ của khách hàng chưa trả nợ đúng hạn. Trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, khi có thông báo của cấp có thẩm quyền, ngoài việc xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng, Chính Phủ có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với tổ chức, cá nhân vay vốn bị thiệt hại nặng không có khả năng trả nợ. Ngân hàng cho vay được thực hiện khoanh nợ không tính lãi cho người vay đối với dư nợ hiện còn tại thời điểm xảy ra thiên tai dịch bệnh được công bố tại địa phương. 1.4 HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 1.4.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay: Hiệu quả cho vay là kết quả đầu tư vốn thu được sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, kỳ sau cao hơn kỳ trước cả về số lượng và giá trị. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại. Hiệu quả cho vay được đánh giá bằng sự so sánh giữa hai chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chu kỳ trước chưa có sự đầu tư vốn kịp thời, thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chu kỳ sau có sự đầu tư vốn kịp thời, thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả kinh doanh giữa hai chu kỳ được so sánh để đánh giá. Do vậy hiệu quả cho vay được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu về sản lượng hàng hóa. Chỉ tiêu về giá trị sản lượng hàng hóa. Lợi nhuận sau chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vòng quay vốn tín dụng. Số lao động được giải quyết công ăn việc làm. Tỷ lệ quá hạn, tỷ lệ thu lãi cho vay. Từ những chỉ tiêu trên mà ta đánh giá được hiệu quả cho vay cao hay thấp, cho vay có hiệu quả hay không có hiệu quả, đồng thời cũng đánh giá được kết quả sử dụng vốn vay của khách hàng. 1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại: Sự ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại không chỉ chịu ảnh hưởng giới hạn của một hay hai nhân tố (người đi vay và người cho vay) mà còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác cụ thể như sau: 1.4.2.1 Chính sách của Đảng và Nhà nước (chính sách của Đảng và Nhà nước cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay): Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính Phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngày 12/04/2010, chính phủ ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2010. Như sau: Về cơ chế cho vay, về đảm bảo tiền vay, về giao đất giao rừng. Về hành lang quản lý. Về tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm, trợ giá trong sản xuất nông nghiệp, đối tượng cho vay… 1.4.2.2 Chủ quan của Ngân hàng thương mại: Đây cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại như: Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại. Uy tín – tín nhiệm – tinh thần phục vụ của Ngân hàng thương mại. Trình độ của cán bộ Ngân hàng trong thẩm định cho vay – trong tiếp thị, trong marketing và sự am hiểu về khoa học kỹ thuật cũng như am hiểu về pháp luật (nhất là luật kinh tế). Tổ chức, phân công công tác phù hợp với năng lực của cán bộ. 1.4.2.3 Chủ quan của khách hàng vay vốn: Yếu tố chủ quan của khách hàng vay vốn cũng như là những yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại: Trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh. Sự am hiểu hiệu quả của khoa học kỹ thuật. Trình độ quản lý và chấp hành pháp luật cũng như sự am hiểu pháp luật. 1.4.2.4 Thị trường (sự tác động của thị trường): Thị trường cũng là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại, yếu tố thị trường tác động đến đầu vào đầu ra của sản phẩm, của hàng hóa trong sản xuất kinh doanh. Đôi lúc nó tác động bất lợi đến tiêu thụ sản phẩm gây khó khăn cho người sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng vì người sản xuất vay vốn ngân hàng. 1.4.2.5 Thiên tai (Sự tác động của thiên nhiên): Trong quá trình sản xuất kinh doanh, người sản xuất kinh doanh vay vốn Ngân hàng gặp phải rủi ro như nắng hạn kéo dài, mưa lũ, chăn nuôi bị dịch bệnh…Không được thu hoạch, không có vốn trả nợ vốn vay đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại. 1.4.3 Các chỉ tiêu phân tích: Để thấy được bao quát tình hình hoạt động của Ngân hàng, ta tiến hành phân tích vài chỉ tiêu chính: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn dưới nhiều góc độ khác nhau căn cứ theo địa bàn, thời hạn và theo ngành nghề (lĩnh vực đầu tư). Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi lại hay chưa thu hồi lại. Doanh số thu nợ: Là tất cả các khoản thu nợ mà ngân hàng đã thu về không phân biệt thời điểm cho vay. Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà ngân chưa thu hồi lại. Nợ quá hạn: Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn. (Theo điều 2 – chương I Quy định chung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD – Ban hành theo QĐ 493/2005QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN). Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng: Dư nợ/vốn huy động:Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động (%) = Tổng vốn huy động Dư nợ x 100 Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ. Nó còn cho biết khả năng huy động vốn tại địa phương của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn chưa cao. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (%) = x 100 Dư nợ Tổng nguồn vốn Dư nợ/tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại thì Ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là trong khâu tìm kiếm khách hàng. Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Vòng quay tín dụng: Chỉ tiêu vòng quay tín dụng hay chỉ tiêu doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân. Đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ Doanh số cho vay Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng. Hệ số thu nợ cho biết số tiền ngân hàng sẽ thu được trong thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. 100 Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ (%) = x Tổng dư nợ Nợ quá hạn Nợ quá hạn/tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại. 1.4.4 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất: Hộ sản xuất được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực do Nhà nước quy định. Như chúng ta đã biết, dân số nước ta có khoảng 96 triệu dân (theo ước tính của tổng cục thống kê) trong đó gồm 70% dân số sống ở nông thôn. Trong đó khoảng 60% lao động hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm hiện đại hóa nông thôn. Trong thực tế hộ sản xuất với kinh tế tự chủ được giao đất quản lý và sử dụng, được phép kinh doanh và tự chủ được chủ trong sản xuất kinh doanh, đa dạng các mặt hàng kinh doanh (trừ những mặt hàng Nhà nước nghiêm cấm). Với sức lao động sẵn có trong mỗi gia đình hộ sản xuất, họ được phép kinh doanh, được chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên diện tích họ được giao. Để thực hiện được những mục đích trên họ phải cần vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, trồng những cây có giá trị cao, những con có giá trị lớn để tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm cho chính bản thân gia đình họ. Đồng thời đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Do vậy, hộ sản xuất kinh doanh cần ngân hàng thương mại hỗ trợ về vốn để họ thực hiện những phương án trồng trọt – chăn nuôi hay kinh doanh dịch vụ ngay trên quê hương họ. Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về cho vay vốn đáp ứng nhu cầu vốn đối với nông nghiệp – nông thôn. Ngân hàng thương mại đã cho vay tới tận hộ sản xuất, đáp ứng nhu cầu cần thiết để phát triển kinh tế. Xuất phát từ chức năng của Ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay cho nên vốn cho vay phải hoàn trả đúng hạn gốc và lãi. Có như vậy Ngân hàng mới đảm báo sự hoạt động bình thường. Đáp ứng được nhu cầu vốn đối với hộ sản xuất cũng như nền kinh tế. Vì vậy cần phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất, có nâng cao hiệu quả cho vay mới giúp hộ sản xuất có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho gia đình họ, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho chính bản thân gia đình họ. Phát huy được mọi nguồn lực ở nông thôn, từ đó khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, mở rộng và phát triển thủ - công nghiệp đáp ứng và phù hợp với nhu cầu của thị trường. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN HÀM THUẬN BẮC 2.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHNo&PTNT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC: 2.1.1 Một vài nét về NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc: 2.1.1.1 Lịch sử hình thành: NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Bình Thuận trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trụ sở tại Km14 Thị trấn Ma Lâm – Huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh Bình Thuận. NHNo&PTNT Tỉnh Bình Thuận trước năm 1992 thuộc NHNo&PTNT tỉnh Thuận Hải. Do sự chia tách địa bàn hành chính của Nhà nước, NHNo&PTNT tỉnh Thuận Hải được chia tách thành hai ngân hàng: NHNo&PTNT tỉnh Bình Thuận và NHNo&PTNT tỉnh Ninh Thuận. Từ mô hình ngân hàng hoạt dộng theo cơ chế quan liêu bao cấp, thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước ngành ngân hàng từ mô hình một hệ thống vừa đóng vai trò quản lý nhà nước vừa đóng vai trò kinh doanh đã chuyển thành hai hệ thống ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Được hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng từ cuối năm 1990, luật ngân hàng và tổ chức tín dụng tháng 10 năm 2000. Và những văn bản pháp quy – quy chế hoạt động của Ngân hàng Nhà nước ban hành. NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc với nhiệm vụ đi vay để cho vay và thực hiện theo quy chế hạch toán kinh doanh. Bên cạnh đó, NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc còn mở rộng dịch vụ Ngân hàng khác như: Thanh toán chuyển tiền, chuyển tiền điện tử, kiều hối… 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc: NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc có 32 cán bộ trong toàn chi nhánh, được sắp xếp theo bộ máy quản lý như sau: Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc Giám đốc: chịu trách nhiệm chung 1 Phó giám đốc phụ trách phòng nghiệp vụ kinh doanh. 1 Phó giám đốc phụ trách phòng nghiệp vụ kế toán ngân quỹ. Giám đốc: Là người đại diện cho chi nhánh chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước tổng giám đốc. Giám đốc được hội đồng quản trị của NHNo&PTNT Việt Nam bổ nhiệm, khen thưởng. Theo mô hình này thì giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất của chi nhánh. Phó giám đốc: Hiện tại NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc có 2 phó giám đốc. Phó giám đốc là người giúp giám đốc quản lý điều hành một số lĩnh vực do giám đốc quản lý điều hành một số lĩnh vực do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật trong phạm vi công việc mà mình đảm nhận. Phòng tài chính kế toán: Chức năng: Phòng tài chính kế toán tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh và tổ chức thực hiện các mặt sau: Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, tiền vốn; các hoạt động thu chi tài chính và kết quả kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, đảm bảo tốt cho hoạt động kinh doanh. Lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của đơn vị. Tư vấn tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính kế toán chung của Nhà nước và của chi nhánh tại đơn vị. Nhiệm vụ: Thực hiện đúng chế độ tài chính – kế toán chung của Nhà nước và các quy định tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh chi nhánh. Kế toán các khoản thu, chi tài chính cho toàn nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Quyền hạn: Đôn đốc và yêu cầu các phòng, cá nhân CB – CNV của đơn vị thực hiện các quyết định về quản lý tài chính – kế toán. Tham gia góp ý kiến về mặt tài chính đối với công tác kinh doanh và chi tiêu trực tiếp tại đơn vị. Có quyền và trách nhiệm báo cáo và đề xuất ý kiến với giám đốc các vi phạm về quản lý tài chính – kế toán trong phạm vi đơn vị. Phòng tín dụng: Chức năng: Tổ chức thực hiện việc hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh: Thực hiện quy trình cho vay đầu tư vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như nông lâm ngư diêm nghiệp… Chịu trách nhiệm về đầu tư cho vay đạt hiệu quả kinh tế cho vay phải có lãi. Theo dõi và đôn đốc thu nợ kịp thời các khoản vay đến hạn, xử lý kịp thời khoản vay mất khả năng thanh toán, quản lý và lưu trữ hồ sơ cho vay; cập nhật, theo dõi, đánh giá, lập báo cáo, quản lý các khoản vay vốn của chi nhánh, báo cáo kịp thời khoản nợ rủi ro tín dụng… Phòng hậu kiểm: Chức năng: Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ tình hình hoạt động của toàn đơn vị phát hiện những sai sót để khắc phục kịp thời. Chịu trách nhiệm đề xuất xử lý kịp thời những sai sót cho ban giám đốc, giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình hậu kiểm. Nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra chứng từ, hồ sơ. Thông báo cho cán bộ, nhân viên những chứng từ, hồ sơ bị lỗi. Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ Giám Đốc P.Giám Đốc: Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ P.Giám Đốc: Phòng Tín Dụng Ban Giám Đốc Phòng Hậu Kiểm Phòng Tín Dụng Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức được mô tả qua sơ đồ sau: 2.1.1.3 Nhiệm vụ của NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc: NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc cũng như mọi NHNo&PTNT huyện trên toàn quốc là huy động vốn để cho vay, nhận tiếp vốn, nhận vốn ủy thác đầu tư và các dịch vụ ngân hàng khác. Nhiệm vụ huy động vốn: Tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức, tổ chức kinh tế thông qua các thể thức tiết kiệm, huy động kỳ phiếu, mở tài khoản tiền gửi tư nhân, tiền gửi các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức kinh tế. nhằm tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi để tăng nguồn vốn của ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh nhiệm vụ trên, NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc còn nhận tiếp vốn từ Ngân hàng cấp trên và các nguồn ủy thác từ nước ngoài, từ các tổ chức tín dụng nước ngoài. Nhiệm vụ cung cấp vốn: Thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị của địa phương với nhiệm vụ đi vay để vay. NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện theo định hướng phát triển của Tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung đề ra. Đa dạng hóa đối tượng đầu tư, tìm kiếm những dự án, phương án khả thi để đầu tư – tìm kiếm thị trường đầu tư, củng cố thị phần trên địa bàn huyện nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung. Bên cạnh đó, NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc còn đáp ứng nhu cầu cho vay để phục vụ đời sống cho nhân dân trên địa bàn huyện như cho vay xây dựng – sửa chữa nhà ở - cho vay mua sắm tiêu dùng, phương tiện đi lại. Ngoài ra còn đáp ứng vốn cho kiên cố hóa kênh mương – điện dân sinh – chương trình nước sạch. Nhiệm vụ thanh toán – chuyển tiền và dịch vụ Ngân hàng khác: Ngoài nhiệm vụ huy động và sử dụng vốn, NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc còn làm nhiệm vụ tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn cùng hệ thống và các địa bàn khác hệ thống như: Thanh toán ủy nhiệm chi - ủy nhiệm thu – séc chuyển tiền và thanh toán chuyển tiền điện tử và các dịch vụ Ngân hàng khác… 2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc năm 2009: 2.1.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc trong 2 năm gần đây: Là một huyện thuộc khu vực miền núi thế nhưng tốc độ phát triển của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện rất nhanh, nhiều ngân hàng ra đời dẫn đến áp lực cạnh tranh của NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc là rất lớn. Tuy vậy, với sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và tâm huyết phấn đấu cao độ của tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng trong việc triển khai thực hiện tốt các chủ trương chính sách nên 2 năm qua chi nhánh hoạt động rất có hiệu quả mang lại lợi nhuận khá cao và tương đối ổn định đã góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của huyện Hàm Thuận Bắc. Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Mã số Năm 2008 Năm 2009 So sánh Tuyệt đối Tương đối 1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 01 23.128 30.927 7.799 33,72% 2 Chi trả lãi và các chi phí tương tự 02 19.632 25.295 5.663 28,85% 3 Thu nhập lãi thuần (3=2-1) 03 3.196 5.632 2.436 76,22% 4 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 04 12.416 15.734 3.318 26,72% 5 Chi phí hoạt động dịch vụ 05 10.617 13.680 3.063 28,85% 6 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ (6=4-5) 06 1.799 2.054 255 14,17% 7 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 07 2.518 3.031 513 20,37% 8 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 08 2.417 2.997 580 24% 9 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 09 1.705 2.123 418 24,52% 10 Thu nhập từ hoạt động khác 10 2.241 2.955 714 31,86% 11 Chi phí hoạt động khác 11 2.047 2.639 529 28,92% 12 Lãi/lỗ từ hoạt động khác (12=10-11) 12 193 316 123 63,73% 13 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 13 4.810 5.560 750 15,59% 14 Chi phí hoạt động 14 3.959 5.102 1.143 28,87% 15 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 15 5.912 7.618 1.706 28,86% 16 Tổng lợi nhuận trước thuế (16= 3+6+7+8+9+12+13-14-15) 16 6.767 8.993 2.226 32,89% (Nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT Huyện Hàm Thuận Bắc). Qua bảng phân tích ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 tăng 2.226 triệu đồng tương ứng tăng 32,89%. Sở dĩ lợi nhuận ngân hàng tăng lên là do doanh thu không ngưng tăng trưởng. Cụ thể như sau: Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 7.799 triệu đồng tương ứng tăng 33,72%. thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 3.318 triệu đồng tương ứng tăng 26,72%. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 513 triệu động tương ứng tăng 20,37%. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh năm 2009 tăng 580 triệu đồng tương ứng tăng 28% so với năm 2008. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư năm 2009 so với năm 2008 tăng 481 triệu đồng tương ưng tăng 24,52%. Thu nhập từ hoạt động khác năm 2009 tăng 714 triệu đồng tương ứng tăng 31,86% so với năm 2008. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần năm 2009 cũng tăng nhưng không đáng kể. Bên cạnh đó chi phí năm 2009 cũng tăng nhưng tốc độ tăng không bằng doanh thu. Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy tình trạng này cho những năm tiếp theo. 2.1.2.2 Huy động vốn: Trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc là một trong những Ngân hàng huyện thường xuyên có số dư tăng trưởng nguồn vốn lớn trong hệ thống các chi nhánh Ngân hàng huyện trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Bình Thuận. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn chủ yếu được huy động tại địa phương và nguồn ủy thác từ nước ngoài. Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2009 đạt 145.638 triệu đồng tăng 21.062 triệu đồng, tốc độ tăng 16,91%. Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh Tuyệt đối Tương đối 1 Tổng nguồn vốn 124.576 145.638 21.062 16,91% 2 Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền 124.576 145.638 21.062 16,91% Nguồn vốn nội tệ 121.876 143.063 21.187 17,38% Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VNĐ 2.700 2.575 -125 -4,63% 3 Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn 124.576 145.638 21.062 16,91% Tiền gửi không kỳ hạn 33.044 37.963 4.919 14,89% Tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng 83.172 101.707 18.535 22,28% Tiền gửi có kỳ hạn >=12 tháng 8.360 5.968 -2.392 -28,61% 4 Cơ cấu theo tính chất nguồn vốn 124.576 145.638 21.062 16,91% Tiền gửi dân cư 91.563 115.884 24.321 26,56% Tiền gửi các TCKT, TCXH 32.048 29.690 -2.358 -7,36% Tiền gửi khác 965 64 -901 -93,37% (Nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT Huyện Hàm Thuận Bắc) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tổng nguồn vốn huy động năm 2009 là 145.638 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 21.062 triệu đồng tương ứng tăng 16,91%. Cụ thể như sau: Nguồn vốn nội tệ năm 2009 so với năm 2008 tăng 21.187 triệu đồng tương ứng tăng 17,38%. Trong khi đó, nguồn vốn ngoại tệ năm 2009 giảm 125 triệu đồng tương đương giảm 4,63% so với năm 2008. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2009 tăng 4.919 triệu đồng tương ứng tăng 14,89% so với năm 2008. Tiền gửi có kỳ hạn = 12 tháng năm 2009 lại giảm so với năm 2008 2.392 triệu đồng tương ứng giảm 28,61%. Tiền gửi từ dân cư năm 2009 so với năm 2008 tăng 24.321 triệu đồng tương ứng tăng 26,56%. Tiền gửi các TCKT, TCXH năm 2009 so với năm 2008 lại giảm 2.358 triệu đồng ứng với giảm 7,36%. Tiền gửi khác năm 2009 so với năm 2008 cũng giảm 901 triệu đồng ứng với giảm 93,37%. 2.1.2.3 Công tác tín dụng năm 2009: Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc luôn bám sát mục tiêu, chương trình kinh tế của địa phương. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn, đa dạng hóa đối tượng đầu tư, khơi dậy làng nghề truyền thống, tìm kiếm dự án và phương án đầu tư, tạo lòng tin với khách hàng. Xác định hộ sản xuất là người bạn đồng hành với Ngân hàng nông nghiệp. Do đó, trong thời gian vừa qua NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc không ngừng tăng trưởng và được NHNo&PTNT tỉnh Bình Thuận đánh giá là đơn vị có mức tăng trưởng lớn, có số dư cao và chất lượng tín dụng tốt. Tổng các khoản đầu tư cho vay trong năm 2009 là: 232.214 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 64.440 triệu đồng. Bảng 2.3: Quy mô và tỷ lệ tín dụng qua từng năm ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Ngắn hạn 133.882 79,8% 187.518 80,75% 2 Trung và dài hạn 33.892 20,2% 44.696 19,25% Tổng cộng 167.774 100% 232.214 100% (Nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT Huyện Hàm Thuận Bắc). Qua số liệu trên cho ta thấy năm 2008 cho vay ngắn hạn chiếm 79,8% trong khi đó cho vay trung hạn và dài hạn là 20,2% tổng số tiền cho vay. Năm 2009 cho vay ngắn hạn chiếm 80,75% tổng số tiền cho vay. Trong khi đó cho vay trung và dài hạn chiếm 19,25%. Như vậy cho vay ngắn hạn năm 2009 tăng 0,95% còn cho vay trung và dài hạn lại giảm 0,95% so với năm 2008. 2.1.2.5 Công tác thanh toán: Với phương châm “phục vụ khách hàng với chất lượng cao và tạo lòng tin tốt với khách hàng” NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc đã sắp xếp phân công đội ngũ cán bộ kế toán phù hợp với công việc và khả năng, trình độ của từng cán bộ để phục vụ khách hàng nhanh gọn, chính xác tạo lòng tin và nâng cao uy tín với khách hàng. Với gần 5.358 tài khoản cấp 1 hoạt động hàng tháng. Doanh số hoạt động năm 2009 là 940.500 triệu đồng, trong đó doanh số không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn. 2.2 THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC: 2.2.1 Những vấn đề chung về cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng: Hiện tại NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc thực hiện quy chế cho vay theo quyết định số 180/QĐ/HĐQT ngày 15/12/1998 của hội đồng quản trị Ngân hàng phải có các điều kiện sau: Thứ nhất: Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, cụ thể là: Phải thường trú tại địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, trường hợp hộ chỉ có đăng ký tạm trú thì phải có xác nhận của Ủy Ban Nhân Dân Xã cho phép hoạt động kinh doanh. Người đại diện cho hộ đi giao dịch với Ngân hàng phải là chủ hộ, người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với hộ làm nông – lâm – ngư nghiệp thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho thuê, giao quyền sử dụng đất, mặt nước. Đối với hộ cá nhân kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh. Đối với hộ làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
  • docTRANG BIA.doc
Tài liệu liên quan