Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH thương mại và đầu tư Tuấn Linh

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU, HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 6

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHẬP KHẨU 6

1. Khái niệm nhập khẩu 6

2. Đặc điểm cơ bản và vai trò của hoạt động nhập khẩu 7

2.1 Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩu 7

2.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu 8

3. Các hình thức nhập khẩu 10

II. HQKD NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 12

1. Khái niệm HQKD, HQKD nhập khẩu của doanh nghiệp 12

1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 12

1.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 15

2. Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 16

2.1 Căn cứ theo phương pháp tính hiệu quả 16

2.2 Căn cứ theo phạm vi tính hiệu quả 18

2.3 Căn cứ theo thời gian mang lại hiệu quả 19

2.4 Căn cứ theo giác độ đánh giá hiệu quả 19

3. Các chỉ tiêu phản ánh HQKD nhập khẩu của doanh nghiệp 20

3.1 Các chỉ tiêu tổng hợp 20

3.2 Các chỉ tiêu bộ phận 23

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 27

4.1 Các nhân tố từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp 27

4.2 Các nhân tố từ bên trong doanh nghiệp 32

III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HQKD NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 36

1. Sự khan hiếm nguồn lực sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp nhập khẩu phải nâng cao hiệu quả kinh doanh 36

2. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh NK 37

3. Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 37

4. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường cơ bản để nâng cao đời sống cho người lao động 38

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ TUẤN LINH TRONG THỜI GIAN QUA 40

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 40

1.Tên, trụ sở công ty 40

2. Hình thức và nhiệm vụ của công ty 40

3. Nghành nghề kinh doanh 42

4. Quá trình phát triển 42

5. Tình hình nhân sự công ty các năm qua 43

6. Cơ cấu bộ máy quản lý, chức năng – nhiệm vụ các phòng ban 44

II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH TM & ĐT TUẤN LINH 47

1. Đặc điểm sản phẩm nhập khẩu 47

2. Quy mô nhập khẩu 48

3. Thị trường nhập khẩu 51

4. Thông tin về thị trường nhập khẩu 51

5. Nghiên cứu thị trường đầu ra 52

III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH TM&ĐT TUẤN LINH 52

1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động nhập khẩu 52

1.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp 53

1.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả bộ phận 56

2. Các biện pháp công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu trong thời gian qua 64

3. Đánh giá hiệu quả hoạt động NK của công ty trong thời gian qua 66

3.1 Những kết quả đạt được trong hiệu quả hoạt động nhập khẩu 66

3.2 Những hạn chế trong hiệu quả hoạt động nhập khẩu 69

3.3 Nguyên nhân còn hạn chế 73

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ TUẤN LINH 76

I. MỤC TIÊU KINH DOANH CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI 76

1. Phương hướng, mục tiêu kinh doanh trong tương lai 76

1.1 Phương hướng kinh doanh của công ty 76

1.2 Mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty 77

2. Cơ hội và thách thức trong tương lai 78

2.1 Cơ hội 78

2.2 Thách thức 79

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH TM & ĐT TUẤN LINH 79

1.Nhóm các giải pháp nhằm tăng doanh thu, chi phí không tăng 80

1.1 Cơ sở của giải pháp 80

1.2 Nội dung giải pháp 81

1.3. Điều kiện và lộ trình thực hiện giải pháp 83

2.Nhóm các giải pháp giảm chi phí trong điều kiện doanh nghiệp không thể tăng doanh thu 84

2.1 Giải pháp giảm đơn giá hàng nhập 84

2.2 Giải pháp giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, bảo quản sản phẩm 85

2.3 Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu và thực hiện nghiêm túc hợp đồng nhập khẩu 86

2.4 Giải pháp phân công hợp lý nguồn nhân lực 88

3. Nhóm các giải pháp tăng doanh thu, chi phí tăng nhưng mức tăng doanh thu lớn hơn mức tăng chi phí 90

3.1 Giải pháp thiết lập các biện pháp xúc tiến hỗ trợ bán hàng 90

3.2 Giải pháp với nguồn nhân lực 91

3.3 Giải pháp nghiên cứu mở rộng thị trường kinh doanh 94

III. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 95

1. Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động nhập khẩu 95

2. Có biện pháp hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu 96

3. Chính sách về tỷ giá hối đoái 96

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH thương mại và đầu tư Tuấn Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bộ nhân viên công ty ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn. 3. Nghành nghề kinh doanh Công ty được thành lập nhằm mục đích thực hiện các hoạt động, chức năng: Sản xuất, mua bán các sản phẩm gốm sứ; Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng, thiết bị nhà vệ sinh, phòng bồn tắm, đồ gỗ gia dụng, hàng trang trí nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gia dụng; Sản xuất và gia công hàng cơ khí, kim khí, điện máy; Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì ô tô, xe máy; Buôn bán ô tô, xe máy và phụ tùng, máy móc thiết bị ô tô, xe máy; Môi giới và xúc tiến thương mại; In và các dịch vụ liên quan đến in (theo quy định của pháp luật hiện hành); Tổ chức hội chợ, triển lãm; Sản xuất phim quảng cáo; Đại lý phát hành các xuất bản phẩm được phép lưu hành (phim, ảnh, các chương trình truyền hình, các chương trình phát thanh, đĩa compact, CD, VCD,DVD); Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa; Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh./. 4. Quá trình phát triển Qua 8 năm hình thành và phát triển, công ty TNHH Tuấn Linh đã có những bước phát triển nhất định về cả quy mô và hoạt động. Về quy mô: Công ty TNHH Tuấn Linh đã tăng vốn điều lệ từ 1 tỷ VND lên 1,7 tỷ VND. Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty cũng tăng từ 6 người khi mới thành lập lên 18 người. Về hoạt động: Công ty TNHH Tuấn Linh đã chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Trước đây, khi mới thành lập, công ty chủ yếu mua lại tấm nhôm của các công ty khác trong nước và phân phối. Hiện nay, công ty đã chủ động tìm nguồn hàng từ nước ngoài, thỏa thuận nhập khẩu hàng hóa của đối tác nước ngoài và kinh doanh trong nước. Hiện nay công ty có quan hệ nhập khẩu từ các nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm như: Công ty Naoming Gao, Công ty Sifon Pannel Manufacturing, Công t y M.V.P Four Stars Co., LTD. Từ khi mới thành lập, công ty có rất ít khách hàng. Cho tới nay, số lượng khách hàng của công ty đã tăng lên rất nhiều. Đến cuối năm 2007, lượng khách hàng có quan hệ với công ty đã lên tới 308 đơn vị. Lượng khách hàng trung thành cũng đã lên tới 137 đơn vị, và số khách hàng này ngày càng lớn. Trong nhiều năm gần đây, công ty cũng đã thu hút được thêm nhiều khách hàng mới, trong đó có nhiều khách hàng đã duy trì quan hệ cộng tác, thường xuyên nhập hàng của công ty. Trong nhiều năm gần đây, hoạt động của công ty liên tục phát triển. Doanh thu và lợi nhuận của công ty đạt tốc độ tăng trung bình 9,83% tính từ năm 2002 tới nay. 5. Tình hình nhân sự công ty các năm qua Tình hình nhân sự của công ty TNHH Tuấn Linh trong các năm qua có nhiều thay đổi. Điều này diễn ra là do hàng năm công ty có sự cơ cấu, tổ chức lại nguồn nhân lực. Việc sa thải hay tuyển dụng nhân viên mới đều phụ thuộc yêu cầu của công việc và khả năng đáp ứng yêu cầu đó của các nhân viên. Về cơ cấu nhân sự, ta thấy rõ rằng nhân viên công ty tập trung chủ yếu vào phòng kinh doanh. Đây là bộ phận đảm trách việc tiêu thụ hàng hóa, mang lại doanh thu cho công ty. Giữa các phòng ban khác có nhân sự tương đối đều, điều đó cho thấy các phòng ban có sự phân bổ khá hợp lý về công việc, trách nhiệm. Có thể thấy qua bảng tổng kết báo cáo nhân sự dưới đây. Bảng 1: Bảng tổng kết báo cáo nhân sự công ty giai đoạn 2003 – 2007 Chỉ tiêu\ Năm Đơn vị: người 2003 2004 2005 2006 2007 SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SLNV Công ty 13 16 16 18 18 Trình độ ĐH 3 23,07 3 18,75 4 25,00 5 27,78 6 33,33 CĐ 6 46,15 8 50,00 7 43,,75 8 44,44 7 38,89 TC 3 23,07 4 25,00 4 25,00 4 22,22 4 22,22 PTTH 1 7,71 1 6,25 1 6,25 1 5,56 1 5,56 Bộ phận GĐ 1 7,71 1 6,25 1 6,25 1 5,56 1 5,56 P.KD 4 30,77 6 37,50 6 37,50 7 38,89 7 38,89 P.XNK 2 15,38 2 12,50 2 12,50 2 11,11 3 16,67 P.KT 3 23,07 2 12,50 2 12,50 3 16,67 3 16,67 P.HCTH 2 15,38 3 18,75 3 18,75 4 22,22 3 16,67 Bảo vệ 1 7,71 1 6,25 1 6,25 1 5,56 1 5,56 Giới tính Nam 8 61,54 9 56,25 9 56,25 11 61,11 10 55,56 Nữ 5 38,46 7 43,75 7 43,75 7 38,89 8 44,44 (Nguồn: báo cáo nhân sự hàng năm của công ty TNHH Tuấn Linh 2003 - 2007) Qua bảng tổng kết ta thấy, nhân viên công ty ngày càng có trình độ cao. Tỷ lệ nhân viên có trình độ ĐH tăng từ 23,07% năm 2003 lên đến 33,33% năm 2007. Lao động phổ thông trong công ty giảm từ 7,71% năm 2003 xuống còn 5,56% năm 2007. Trình độ lao động ngày càng cao cho phép công ty ngày càng có khả năng cạnh tranh mạnh hơn. 6. Cơ cấu bộ máy quản lý, chức năng – nhiệm vụ các phòng ban Vì là một công ty thương mại, nên cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH Tuấn Linh khá đơn giản và gọn nhẹ. Các phòng ban được phân chia nhiệm vụ, quyền hạn theo các chức năng, chuyên môn của mình. Giữa họ là cơ chế phối hợp, cùng dưới sự điều hành của giám đốc công ty. Các quyết định liên quan tới bộ phận nào là do bộ phận đó đề xuất và được giám đốc công ty thông qua. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng. Cơ cấu bộ máy quản lý được thể hiện qua hình sau: Hình 1: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KD NỘI ĐỊA PHÒNG XNK PHÒNG HC - TH (Nguồn: Báo cáo nhân sự công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh – 2007) Giám đốc: Người điều hành chung công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm trước các cổ đông về tình hình kinh doanh công ty. Là người thay mặt công ty tham gia ký kết các hợp đồng, cam kết của công ty với nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức khác. Giám đốc cũng là người hoạch định chiến lược chung cho sự phát triển của công ty. Đây cũng là người kí hợp đồng lao động với các nhân viên. Phòng kế toán: có 3 nhân viên Nơi tổng hợp, theo dõi các hoạt động liên quan đến nguồn vốn, đến quỹ tiền mặt, đến hàng hóa trong kho. Là nơi lập các báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, các văn bản liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước như cục thuế. Phòng kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình tài sản, nguồn vốn công ty và trước các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tính trung thực của các báo cáo tài chính hàng năm. Phòng kinh doanh nội địa: có 7 nhân viên Nơi thực hiện các hoạt động liên hệ, tìm kiếm khách hàng, thỏa thuận các điều kiện giao hàng, thực hiện công trình trong nước để tiêu thụ hàng hóa cho công ty. Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về doanh số tiêu thụ hàng trước giám đốc. Phòng xuất nhập khẩu: có 3 nhân viên Nơi thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động nhập hàng về cho công ty. Lập kế hoạch nhập khẩu hàng nhằm đảm bảo có đủ hàng để cung cấp cho phòng kinh doanh. Các công việc phải thực hiện như: tìm kiếm nhà cung cấp, thương lượng thỏa thuận giá cả, điều kiện mua hàng, các nghiệp vụ thanh toán, thông quan hàng hóa. Phòng hành chính tổng hợp: có 3 nhân viên Nơi thực hiện các công việc chung của công ty như: quản lý nhân viên, sắp xếp nhân sự các phòng ban. Đảm nhận công tác đối ngoại của công ty. Liên hệ, duy trì mối quan hệ với các tổ chức, cơ quan khác nhằm đảm bảo cho hoạt động của công ty diễn ra thuận lợi, thông suốt. Thực hiện các biện pháp quản lý đảm bảo thu nhập, đời sống của nhân viên ở mức tốt nhất. Khuyến khích các nhân viên hăng say làm việc, phát huy tinh thần sáng tạo chủ động của họ. Bộ phận bảo vệ: có 1 nhân viên. Là bộ phận đảm bảo an ninh chung cho toàn công ty. II. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH TM & ĐT TUẤN LINH 1. Đặc điểm sản phẩm nhập khẩu Mặc dù được phép hoạt động trong nhiều lĩnh vực thương mại, nhưng công ty Tuấn Linh chủ yếu kinh doanh mặt hàng tấm nhôm vật liệu. Các sản phẩm tấm nhôm vật liệu công ty kinh doanh bao gồm: nhôm tấm composite các màu: xanh, trắng, đỏ, vân đá, xám, vàng... với mọi độ dày: 3mm, 4mm, 1.8mm... Nhìn chung, tấm nhôm hỗn hợp (aluminum composite panel) thường dày 4 mm (có loại 3-6 mm) được ghép bởi 2 lớp nhôm chống ăn mòn, mỗi lớp nhôm dày 0,5 mm, với lõi ở giữa bằng polyethylene - một loại nhựa chống cháy dày 3 mm. Nhà sản xuất đưa thông số là sản phẩm có trọng lượng riêng chỉ bằng 1/2 trọng lượng của tấm nhôm đồng chất cùng bề dày mà độ cứng tương đương. Do đó, tấm hỗn hợp nhẹ dễ lắp đặt, thi công như: uốn cong, uốn góc, cắt, xẻ rãnh... Tính năng khác, là chống ăn mòn và có khả năng thích ứng với thời tiết; chịu được tác động bởi nhiệt độ từ -50 độ C đến 80 độ C. Hệ thống sơn và tạo hoa văn giả đá, gỗ phủ trên bề mặt nhôm có nhiều chất liệu sơn với khoảng 30 màu, vân và thường được bảo hành từ 1 - 5 năm (tùy nơi). Giá cả và chất lượng có nhiều cấp độ, tùy vào độ dày của lớp nhôm bề mặt; ví dụ tấm 3 mm thì lớp nhôm mỗi bên là 0,21 mm nhưng có loại chỉ 0,18 hay 0,15 mm, thậm chí mỏng hơn. Về hình thức, tấm nhôm hợp kim composite đáp ứng được yêu cầu cao của người sử dụng. Đó là màu sắc phong phú đa dạng, có trên 30 màu cho khách hàng lựa chọn. Từ các màu cơ bản đến các màu sắc của kim loại, các màu giả gạch cổ, vân gỗ, vân đá hoa cương, đá marbe. Về thi công, thuận tiện và tiết kiệm được nhiều chi phí, bởi khi sử dụng làm ốp tường thì không phải trát vữa và sơn bả. Tấm nhôm hợp kim composite có thể uốn cong để thi công các mái vòm, cột tròn, góc lượn… Về kỹ thuật, tấm nhôm hợp kim composite đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn về chống ẩm, cách nhiệt, cách âm, khả năng chống cháy, độ bền vật liệu… Là vật liệu mới ốp trang trí bên ngoài toà nhà cao ốc, văn phòng, khách sạn, nhà ở… thay thế cho các vật liệu truyền thống như đá, vữa trát, sơn tường… giúp mang lại cho công trình một cái nhìn mới mang tính thẩm mỹ cao, sang trọng và hiện đại. Ốp vách trong nhà, trang trí nội thất với sự lựa chọn phong phú về màu sắc. Tân trang vách ngoài cho các công trình cũ, khoác lên những công trình cũ một tấm áo hoàn toàn mới với một thời gian thi công nhanh nhất và chi phí hợp lý nhất. Làm Pano, bảng hiệu, bảng quảng cáo, cắt chữ quảng cáo. Ốp nội thất cho xe hơi, du thuyền. Đặc biệt tấm nhôm hỗn hợp rất thích ứng cho các công trình có độ cong lượn phức tạp như: cột tròn, mái đón, mái vòm, trần giật cấp ...Thuận lợi hơn là nhôm tấm ốp được trên các bề mặt cong và bảo vệ công trình cho cả khu vực có gió biển. Tùy vào sắc thái của màu và họa tiết bề mặt để có thể ứng dụng thích hợp cho nhiều hạng mục khác nhau trong công trình. Và không chỉ dùng để ốp mặt tiền, đóng trần nhà mà còn làm vách ngăn, mái đón, mái trang trí, mái che, ốp cột, làm lam, lá sách, tủ, quầy, bàn ghế hay bảng biểu quảng cáo... 2. Quy mô nhập khẩu Tronh nhiều năm qua, công ty vẫn luôn chú trọng tới hoạt động nhập khẩu của mình. Ngoài thị trường Hà Nội là thị trường chính, công ty cũng đang hướng tới thị trường các tỉnh ngoài như: Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tây, Hải Phòng… Với việc mở rộng thị trường, số lượng hàng hóa tiêu thụ được của công ty cũng ngày càng tăng. Điều đó là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu để công ty gia tăng sô lượng hàng nhập theo thời gian. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu lượng nhập khẩu hàng năm của công ty sau đây. Bảng 2: Bảng số lượng nhập khẩu hàng năm giai đoạn 2003 – 2007 Tên sản phẩm (ĐV: tấm) Kích cỡ Độ dày tấm x độ dày nhôm (mm x mm) 2003 2004 2005 2006 2007 Quý I năm 2008 Nhôm màu phổ thông 3.0 x 1.0 1.060 1.251 1.438 1.705 2.012 876 Nhôm màu phổ thông 3.0 x 1.2 1.590 1.876 2.210 2.690 3.147 748 Nhôm vân đá và vân gỗ 3.0 x 1.2 1.060 1.273 1.464 1.665 1.898 503 Nhôm màu phổ thông 3.0 x 1.5 795 922 1.078 1.272 1.514 533 Nhôm màu phổ thông 3.0 x 1.8 270 321 370 430 496 121 Nhôm xước 3.0 x 1.5 270 318 365 457 544 138 Nhôm gương sáng 3.0 x 0.3 402 470 540 684 787 211 Nhôm gương vàng 3.0 x 0.3 138 166 197 237 270 81 Nhôm bọc ngoài trời 4.0x 0.21 1.070 1.230 1.427 1.680 1.966 541 Nhôm bọc ngoài trời 4.0 x 0.3 265 310 341 403 483 153 Nhôm bọc ngoài trời 4.0 x 0.4 276 312 336 383 456 139 Nhôm Nano ngoài trời 4.0 x 0.5 749 768 1.018 1.120 1.207 353 Tổng số (tấm) 7.946 9.217 10.784 12.726 14.780 4.397 GTNK(triệu đồng) 2.224,9 2.608,4 3.095,0 3.716,0 4.360,0 1.387,9 ( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Linh các năm 2003 – 2007) Số lượng sản phẩm nhập khẩu tăng đồng nghĩa với việc gia tăng quy mô nhập khẩu cả về giá trị các đơn hàng. Qua bảng trên ta thấy, trong khoảng 5 năm trở lại đây, số lượng hàng nhập của công ty liên tục tăng, đạt tỷ lệ tăng trung bình hàng năm khoảng 17%. Sự tăng quy mô số lượng nhập khẩu được thể hiện qua hình dưới đây: Qua hình trên ta thấy, trong thời gian qua, số lượng tấm nhôm nhập khẩu liên tục tăng. Cùng với đó là sự tăng lên của giá trị các đơn hàng nhập khẩu. Điều này được thể hiện qua hình sau: Qua hình ta thấy, trong những năm qua giá trị nhập khẩu của công ty cũng liên tục tăng. Trung bình hàng năm giá trị nhập khẩu của công ty tăng khoảng 18,5%. Sở dĩ có sự khác nhau về tỷ lệ tăng số lượng nhập khẩu và giá trị nhập khẩu như vậy là do có sự biến động về giá. Điều đó chứng tỏ công ty đã thực hiện khá tốt công tác duy trì quan hệ với khách hàng cũng như việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Như vậy có thể thấy rằng, trong thời gian qua, công ty vẫn duy trì tương đối tốt hoạt động nhập khẩu hàng hóa của mình. 3. Thị trường nhập khẩu Trong những năm gần đây, tấm nhôm vật liệu được biết đến như một loại vật liệu mới với nhiều tính năng nổi trội, được ưa dùng đặc biệt trong nghành quảng cáo và công nghiệp xây dựng. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp tấm nhôm composite, các sản phẩm này được nhập khẩu từ các nhà sản xuất của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc… Tiêu chuẩn kỹ thuật cũng tương đối đồng nhất. Trên cơ sở phân tích, so sánh chất lượng sản phẩm, giá cả, khả năng đáp ứng đơn hàng, cũng như các chính sách dành cho khách hàng mà các nhà sản xuất và phân phối áp dụng, công ty đã lựa chọn các nhà cung cấp Hong Kong, với những sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các đối tác cung cấp hàng cho công ty có thể kể đến như: Công ty Naoming Gao, Công ty Sifon Pannel Manufacturing, Công t y M.V.P Four Stars Co., LTD. Trong đó, công ty thường xuyên duy trì quan hệ và đặt hàng nhà cung cấp là công ty Sifon Pannel Manufacturing. 4. Thông tin về thị trường nhập khẩu Khi cử đoàn chuyên gia sang thị trường nhập khẩu để kiểm định chất lượng hàng nhập, công ty cũng kết hợp thu thập thông tin về thị trường nhập khẩu, với những biến đổi về công nghệ sản xuất, mức giá hiện tại đang áp dụng trên thị trường. Thông qua đó, công ty thường xuyên có được những thông tin chính xác về sự biến động của thị trường nhập khẩu này để có những phương án xử lý cho phù hợp. Với việc trang bị mạng Internet cho toàn công ty, việc tìm hiểu thông tin về thị trường nhập khẩu của công ty cũng có nhiều thuận lợi. Thông qua mạng Internet, công ty dễ dàng có được các thông tin chung về thị trường nhập khẩu, các thông tin về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của công ty. Đây cũng là một phương pháp thu nhận thông tin khá hiệu quả và chính xác, vừa đảm bảo độ cập nhật thông tin, vừa đảm bảo tiết kiệm được chi phí cho các giao dịch của công ty. 5. Nghiên cứu thị trường đầu ra Nghiên cứu thị trường đầu ra là công tác rất được công ty chú trọng. Nhận thức được vai trò của thị trường tiêu thụ với hoạt động và hiệu quả kinh doanh của mình, công ty thường xuyên có những kênh thu thập thông tin sự phản hồi và thái độ người tiêu dùng đối với sản phẩm công ty cung cấp. Các kênh thu thập thông tin thị trường tiêu thụ chính mà công ty áp dụng là trang Web của công ty, cũng như hệ thống các cửa hàng, đại lý. Qua trang Web, khách hàng của công ty có thể đóng góp các ý kiến cũng như phản ánh chất lượng sản phẩm, thái độ nhân viên kinh doanh hay nhân viên bán hàng tại các đại lý. Đây là một kênh thu hồi thông tin khá hiệu quả hiện nay của công ty. Các đại lý của công ty là kênh tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng tại các đại lý này, công ty biết được các thắc mắc về sản phẩm hiện tại công ty đang cung cấp cũng như các nhu cầu về các loại sản phẩm mà hiện tại công ty chưa đáp ứng được. Từ đó, công ty có được cơ hội kinh doanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH TM&ĐT TUẤN LINH 1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động nhập khẩu Nhìn một cách tổng quát, trong thời gian qua, hoạt động nhập khẩu của công ty diễn ra tương đối đều, đạt hiệu quả nhưng không cao. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sau đây: 1.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp Kết quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian qua được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3: Bảng các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của công ty giai đoạn 2003 – 2007 STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Giá trị (triệu đồng) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ tăng % Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ tăng % Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ tăng % Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ tăng % 1 DTNK 2.662,0 3.133,8 17,7 3.742,0 19,4 4.441,4 18,7 5.187,8 16,8 2 CFNK 2.291,6 2.692,0 17,5 3.203,3 19,0 3.854,6 20,3 4.547,5 18,0 3 LNNK 370,4 441,8 19,3 538,7 21,9 586,8 9,0 640,3 9,2 4 Tỷ suất LN theo DTNK (%) 13,9 14,1 14,4 13,2 12,3 5 Tỷ suất LN theo CFNK (%) 16,2 16,4 16,8 15,2 14,1 6 Thuế nộp NSNN 103,7 123,7 150,8 164,3 179,3 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết kinh doanh của công ty qua những năm 2003 – 2007) (1) Về chỉ tiêu lợi nhuận Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, trong giai đoạn 2003 – 2007, công ty đã luôn duy trì mức lợi nhuận dương. Qua các năm, giá trị tuyệt đối lợi nhuận công ty đạt được luôn tăng. Cụ thể, năm 2003 hoạt động nhập khẩu mang lại cho công ty 370,4 triệu đồng lợi nhuận, sang năm 2005 là 441,8 triệu đồng. Con số này tiếp tục tăng ở các năm sau đó, 538,7 triệu cho năm 2005, 586,8 triệu cho năm 2006 và năm 2007 là 640,3 triệu đồng. Điều này được thể hiện rõ hơn qua hình dưới đây. Qua hình trên ta thấy, lợi nhuận công ty thu được vẫn tăng qua các năm, dù tỷ lệ tăng không đồng đều. Từ năm 2003 sang 2004, lợi nhuận hoạt động nhập khẩu của công ty tăng mức 19,3%, từ năm 2004 sang năm 2005 tỷ lệ này còn đạt mức 21,9%. Nhưng từ năm 2005 sang 2006, lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu của công ty dù vẫn tăng nhưng với tỷ lệ khá thấp 9,0%. Từ năm 2006 sang năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận có được cải thiện lên 9,2%, nhưng sự cải thiện này là không đáng kể. (2) Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu của công ty có sự biến đổi theo từng năm. Sự biến đổi này được thể hiện qua hình sau đây: Qua hình ta thấy rằng, trong những năm 2003 – 2005, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu liên tục tăng. Trong năm 2003, cứ trong 1 đồng doanh thu nhập khẩu thì công ty thu được 0,139 đồng lợi nhuận hay cứ trong 1.000 đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu thì công ty thu được 139 đồng lợi nhuận. Sang năm 2004, tỷ lệ này đã tăng lên thành 14,1%, có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu công ty thu được 0,141 đồng lợi nhuận, nói cách khác cứ trong 1.000 đồng doanh thu nhập khẩu thì công ty có lợi nhuận là 141 đồng. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng trong năm 2005, đạt mức 14,4%. Đây cũng là năm công ty có tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu đạt mức lớn nhất trong giai đoạn 5 năm qua. Bước qua năm 2005, sang năm 2006 và 2007, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu của công ty lại có xu hướng giảm. Năm 2006, chỉ số này giảm còn 13,2%. Sang năm 2007, chỉ số này lại tiếp tục giảm, còn đạt 12,3%, cũng là mức thấp nhất trong 5 năm qua. Có nghĩa là, trong năm 2005 cứ 1.000 đồng doanh thu nhập khẩu công ty thu được 144 đồng lợi nhuận. Nhưng sang năm 2006, công ty chỉ còn thu được 132 đồng, và sang năm 2007, lợi nhuận công ty thu được tiếp tục giảm xuống còn 123 đồng. (3) Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu Cũng như chỉ tiêu (2), qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu cũng có sự biến đổi theo từng năm kinh doanh. Điều này được thể hiện khá rõ qua biểu đồ 4 trên đây. Từ biểu đồ trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu của công ty tăng trong những năm 2003 – 2005, và trong những năm 2005 – 2007 chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2003, cứ một đồng chi phỉ bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu thì công ty có thể thu về 0,162 đồng lợi nhuận, nói cách khác, cứ bỏ ra 1.000 đồng cho hoạt động nhập khẩu công ty có thể thu về 162 đồng lợi nhuận. Con số này tăng lên thành 164 đồng trong năm 2004, và lên tới 168 đồng trong năm 2005 – cũng là mức thu lớn nhất trong khoảng thời gian 5 năm qua. Sang tới năm 2006, chỉ tiêu này đã giảm xuống chỉ còn 15,2%. Cũng đầu tư cho hoạt động nhập khẩu, nhưng với 1.000 đồng vốn bỏ ra, công ty chỉ thu về được 152 đồng lợi nhuận. Xu hướng giảm này còn kéo dài sang cả năm 2007, làm cho công ty chỉ có thể thu được 141 đồng lợi nhuận từ 1.000 đồng bỏ ra ban đầu. Cũng như tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phi nhập khẩu cho thấy, hiệu quả kinh doanh của công ty đã được nâng cao trong những năm 2003 – 2005, nhưng sang 2006 và 2007, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty đang có xu hướng giảm. 1.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả bộ phận 1.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu. Để đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn của công ty, ta dựa vào các chỉ tiêu: hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu, số vòng quay vốn lưu động, thời gian 1 vòng quay vốn lưu động, thời hạn thu hồi vốn và hệ số đảm nhiệm vốn. Để có thể đánh giá, ta xem xét bảng số liệu dưới đây. Bảng 4: Bảng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty giai đoạn 2003 - 2007 STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Giá trị (triệu đồng) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ tăng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ tăng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ tăng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ tăng (%) 1 DTNK 2.662,0 3.133,8 1,.7 3.742,0 19,4 4.441,4 18.7 5.187,8 16,8 2 LNNK 370,4 441,8 19,3 538,7 21,9 586,8 9.0 640,3 9,2 3 VLĐ NK 864,4 947,3 973,7 1.021,5 1.103,8 4 Vốn ĐT cho NK 930,0 1.010,0 1.042,6 1.098,2 1.179,4 4 HQ sử dụng VLĐ (%) 42,85 46,64 55,33 57,44 58,00 5 Số vòng quay VLĐ (vòng) 3,08 3,30 3,84 4,35 4,70 6 Thời gian 1 vòng quay VLĐ (ngày) 116,90 108,82 93,68 82,80 76,60 7 Thời hạn thu hồi vốn (kỳ KD) 2,51 2,29 1,94 1,87 1,84 8 HS đảm nhiệm VLĐ 0,33 0,30 0,26 0,23 0,21 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết kinh doanh của công ty những năm 2003 – 2007) (4) Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu Theo bảng số liệu trên ta thấy, trong những năm qua hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty liên tục tăng. Năm 2003, cứ 1 đồng vốn lưu động đầu tư cho hoạt động nhập khẩu mang lại cho công ty gần 0,43 đồng lợi nhuận. Cũng có nghĩa là, cứ 1.000 đồng vốn lưu động tạo ra cho công ty một giá trị khoảng 430 đồng. Sang năm 2004, tỷ lệ này đã tăng lên mức 46,64%. Con số này còn tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo, đạt mức 55,33% năm 2005, 57,44% năm 2006 và sang 2007 đã lên tới 58,00%. Xu hướng tăng liên tục của hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện rõ hơn qua hình sau đây: Qua hình trên ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tăng mạnh trong những năm 2003 – 2005, sang giai đoạn 2005 – 2007 chỉ số này có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn những năm trước.Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty liên tục tăng trong những năm qua cho thấy hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty khá hiệu quả. Điều này cho phép công ty duy trì và củng cố các hoạt động hiện tại để vốn lưu động được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn nữa. (5) Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy càng ngày hiệu quả quay vòng vốn lưu động nhập khẩu của công ty càng cao. Nếu năm 2003, trong một kỳ kinh doanh, vốn lưu động nhập khẩu của công ty quay vòng được 3,08 lần, thì sang năm 2004, số vòng quay đã đạt mức 3,30 lần. Con số này còn tiếp rục tăng trong các năm tiếp đó, đạt mức 3,84 lần năm 2005, 4,35 lần năm 2006, và lên đến 4,70 lần năm 2007. Xu hướng tăng số vòng quay giữa các năm được thể hiện rõ ràng hơn qua hình sau: Từ hình có thể thấy, số vòng quay vốn lưu động của công ty trong 5 năm qua tăng tương đối đồng đều. Điều đó thể hiện việc công ty ngày càng rút ngắn thời gian của chu kỳ hoạt động nhập khẩu, tạo điều kiện cho phép vốn lưu động được quay vòng nhiều hơn. Điều này thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng đạt hiệu quả cao. (6) Thời gian một vòng quay vốn Đây là một chỉ tiêu ngược của chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động nêu trên. Từ bảng số liệu ta thấy, thời gian để vốn lưu động quay được một vòng ngày càng được rút ngắn. Nếu tại thời điểm năm 2003, công ty mất 116,9 ngày để vốn lưu động quay được một vòng thì sang năm 2004, số ngày này đã được rút ngắn xuống còn 108,82 ngày. Con số này còn tiếp tục giảm trong các năm sau đó. Cụ thể, sang năm 2005, công ty chỉ cò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH thương mại & ĐT Tuấn Linh.doc
Tài liệu liên quan