MỤC LỤC
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI 1
I. Khái niệm hội chợ triển lãm thương mại 1
1. Khái niệm hội chợ triển lãm thương mại 1
2. Các hình thức tổ chức Hội chợ Triển lãm 3
3.1. Căn cứ tính chất 4
3.2. Căn cứ vào chu kỳ 6
3.3.Căn cứ phạm vi địa lý 7
3.4. Căn cứ vào đối tượng tham gia 8
II. Chức năng và vai trò của Hội chợ Triển lãm thương mại 9
1. Chức năng : 9
1.1. Chức năng thông tin kinh tế xã hội 9
1.2. Chức năng xúc tiến thương mại 11
1.3. Chức năng quảng bá 11
2. Vai trò Hội chợ Triển lãm 12
2.1.Đối với doanh nghiệp 12
2.2. Đối với nền kinh tế 18
2.3. Đối với nhà tổ chức 22
2.4. Đối với người tiêu dùng 23
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỘI CHỢ TRIỂN LÃM CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 24
I. Đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nhà tổ chức Hội chợ Triển lãm tại Việt Nam 24
1. Các trung tâm và công ty thuộc Trung ương quản lý 24
1.1. Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam ( VEFAC ) 24
1.2. Công ty quảng cáo Hội chợ thương mại (VINEXAD) 24
1.3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 25
2.Các công ty và tổ chức thuộc địa phương 25
2.1. Công ty Hội chợ Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh (TRAFAC) 25
2.2. Công ty Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (EFC) 25
3. Đánh giá chung 26
3.1. Thành tựu 26
3.2. Hạn chế 31
II. Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động tham dự Hội chợ Triển lãm của các doanh nghiệp Việt Nam 46
1. Kết quả 49
1.1. Quảng bá thương hiệu 49
1.2. Mở rộng thị trường 50
1.3. Tăng doanh thu, lợi nhuận 53
2. Những mặt còn hạn chế 54
2.1. Về mặt khách quan 54
2.2. Về mặt chủ quan 56
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 62
I. Về phía Nhà nước 62
1. Cấp phép có chọn lọc 62
2. Giảm bớt thủ tục 62
3. Xem xét điều chỉnh chính sách thuế 63
4. Hình thành các chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) có trọng điểm 64
II. Về phía các tổ chức XTTM, các nhà tổ chức Hội chợ Triển lãm 68
1. Nhanh chóng xây dựng hình ảnh, thương hiệu hàng hoá Việt Nam 68
2. Coi trọng lợi ích doanh nghiệp 70
3. Nâng cao tính chuyên nghiệp 72
III. Về phía doanh nghiệp 73
1. Lựa chọn Hội chợ Triển lãm phù hợp 73
2. Tìm hiểu thông tin 73
2.1. Về khách tham quan 73
2.2. Các dữ kiện về trưng bày 74
2.3. Những thông tin quan trọng khác 74
3. Ấn định mục tiêu 75
4. Lập kế hoạch tham gia 76
5. Những công việc phải tiến hành 77
5.1. Lập kế hoạch 77
5.2. Vấn đề vận tải 78
5.3. Quan niệm về việc xây dựng gian hàng 79
5.4. Đánh giá và báo cáo về Hội chợ Triển lãm thương mại 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4606 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả hội chợ triển lãm thương mại tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội
Questionare
To improve the quality of exhibitions in VietNam, please answer some questions below. Thank you very much !
How many times did your company attend exhibitions in VietNam?
1 2 3 >4
2. Do you have detailed information about market, enterprises,exhibition before arriving in HaNoi?
A lot Enough Not much Very little
3. What do you think about the cost of attending exhibition?
Very expensive Expensive Reasonable Cheap
4. What do you think about the service of exhibition in VietNam?
Very good Normal Low Very low
5. How many contracts did your company sign in this exhibition?
6.Your opinion of exhibition’s efficiency in VietNam?
High Normal Low Very low
7. Would you mind giving the disadvantage of exhibitions in VietNam?
Cost Advertisement Information
Service Other advantage:
8. Do you plan to attend this exhibition next time?
Yes No Not sure
Hanoi, Dec. 25th, 2003
By Thanh Mai Tran
Student from Foreign Trade University
Đối với doanh nghiệp nước ngoài
Trước tiên là 20 phiếu điều tra các doanh nghiệp nước ngoài tham dự hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam 2003. Các doanh nghiệp này phần lớn đến từ Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Đài loan và Cộng Hòa Séc. Hội chợ hàng công nghiệp là một hội chợ định kỳ, uy tín cao, được nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế điều tra đã đem lại những kết quả bất ngờ:
1. Số lần doanh nghiệp tham gia hội chợ:
Lần đầu: 73,4%
Lớn hơn 2 lần: 26,6%
2. Doanh nghiệp có được cung cấp thông tin đầy đủ:
Đầy đủ: 20%
Không nhiều: 66,67%
Ít và rất ít: 13,33%
3. Ý kiến của doanh nghiệp về chi phí tham gia hội chợ:
Rất đắt: 26,67%
Đắt : 33,33%
Hợp lý: 40%
4. Ý kiến của doanh nghiệp về chất lượng phục vụ:
Tốt: 7,14%
Bình thường: 42,86%
Thấp và rất thấp: 50%
5. Có bao nhiêu hợp đồng được ký kết hoặc quan hệ được thiết lập?
Trừ doanh nghiệp WMC của Cộng hòa Séc ký được 6 hợp đồng thì không có doanh nghiệp nước ngoài nào ký được hợp đồng nào.
6. Ý kiến doanh nghiệp về hiệu quả hội chợ:
Cao: 14,29%
Bình thường: 50%
Thấp và rất thấp: 35,71%
7. Những hạn chế của hội chợ:
Chất lượng phục vụ và quảng bá: 77%
Chi phí và thông tin: 18%
Hạn chế khác: 5%
8. Khả năng tham gia lần tới:
Có: 35,71%
Không: 14,29%
Chưa chắc: 50%
Về vấn đề cung cấp thông tin
Nhận xét chung của các doanh nghiệp nước ngoài về Hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam 2003, đến 35,71% doanh nghiệp cho rằng hiệu quả thấp, 50% cho rằng hiệu quả ở mức trung bình. Đây là một con số đáng suy nghĩ bởi từ trước tới nay Hội chợ hàng công nghiệp luôn được xếp vào danh sách những hội chợ có hiệu quả cao. Khách tham quan hội chợ năm 2003 vắng, chủ yếu là người dân đi xem, không có nhiều doanh nghiệp hay các chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp quan tâm và tham quan. Số doanh nghiệp của Cộng Hòa Séc theo tin Vietnam News ngày 25/10/2003 là 27 doanh nghiệp nhưng trên thực tế có không quá 10 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp không được cung cấp các thông tin đầy đủ trước khi tham gia Hội chợ Triển lãm và cho rằng chi phí tham gia là đắt đều vượt quá 60%. Con số này là rất lớn chứng tỏ các nhà tổ chức còn nhiều việc phải làm. Việc được cung cấp các thông tin về thị trường, khách hàng, sản phẩm cùng loại tại thị trường nước sở tại…là những thông tin đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp nước ngoài, những doanh nghiệp muốn tìm kiếm cơ hội làm ăn, hợp tác tại một thị trường mới lạ. Tuy nhiên, qua điều tra, phỏng vấn thì rất ít doanh nghiệp nước ngoài nắm bắt được những thông tin này từ phía nhà tổ chức, họ thường phải tự tìm kiếm thông qua cuốn “Trang vàng Việt Nam”, thông qua Đại sứ quán của nước họ tại Việt Nam hoặc các nguồn khác. Những thông tin qua các nguồn này thường không đầy đủ, nhiều thông tin không được cập nhật thường xuyên gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp tham dự lần đầu.
Trong khi đó, so sánh với nhà tổ chức Hội chợ Triển lãm của Trung Quốc ta có thể thấy ngay sự khác biệt. Theo giấy mời tham gia Hội chợ thương mại và hợp tác kinh tế Tung – Việt (từ ngày 27 à 30/3/2003) tại Quảng Tây thì tất cả các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ đều được miễn phí thông tin cơ bản của doanh nghiệp trong vòng 1 năm trên trang tiếng Trung của Mạng thông tin Trung – Việt nhằm tạo thêm cơ hội tiếp cận lâu dài với thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, doanh nghiệp được giới thiệu miễn phí đối tác tiềm năng tại Trung Quốc khi doanh nghiệp Việt Nam có yêu cầu và đăng ký trước 15 ngày trở lên.
Do vậy, các nhà tổ chức Hội chợ Triển lãm ở Việt Nam cần nhận thức sâu sắc hơn rằng doanh nghiệp càng được cung cấp thông tin đầy đủ thì cơ hội kinh doanh, đầu tư, xúc tiến thương mại càng nhiều và theo đó hiệu quả của Hội chợ Triển lãm càng cao, các nhà tổ chức mới thu được nhiều lợi nhuận.
Về chất lượng phục vụ
Riêng về chất lượng phục vụ tại Hội chợ hàng công nghiệp, 50% doanh nghiệp được điều tra đánh giá ở mức thấp và rất thấp, 41,86% đánh giá chất lượng phục vụ bình thường và chỉ có 7,14% đánh giá tốt. Hầu hết các doanh nghiệp tham dự hội chợ đều kêu ca về vấn đề điều hòa. Hội chợ hàng công nghiệp bắt đầu từ 9h sáng, và kết thúc lúc 17h, thời tiết lúc diễn ra hội chợ vẫn còn nóng, tuy nhiên, không hiểu lý do tại sao lại có hiện tượng điều hòa bị cắt lúc 12h trưa và lúc 16h. Đây cũng là lúc các nhà trưng bày chuẩn bị thu dọn gian hàng, mọi người đều mệt mỏi, nóng nực do đó càng cần điều hòa. Ông Hoi Tan Choir, đại diện của Công ty Hydmectron Engineering Sdn.Bhd của Malaysia(1) cho biết: Tuy hội chợ bắt đầu từ lúc 9h nhưng ban tổ chức nên bật điều hòa trước đó một chút để khi doanh nghiệp đến làm việc thì đã có một không khí mát mẻ, dễ chịu. Nếu để đúng lúc đó mới bật thì phải sau một(1) Hydmectron Engineering Sdn.Bhd No. 13, Jalan PM7, Tmn Perindustrian Merdeka 75350 Melaka, Malaysia
(2) WMC – Winter Management and Consulting, 108 00 Praha 10 – Malesice, Pocermicka 64, Czech Republic
(3) Chin Ying Fa, No. 881, Dam Trau, Hai Ba Trung Dist., Hanoi
khoảng thời gian điều hòa mới phát huy tác dụng, trong khi đó cũng là thời điểm
doanh nghiệp dọn dẹp, bày biện gian hàng, họ cảm thấy rất nóng và khó chịu.
Các doanh nghiệp khác, ngoài việc phàn nàn về vấn đề điều hòa còn bày tỏ sự không bằng lòng về vấn đề vệ sinh tại hội chợ, khách tham quan nhiều lúc nhộn nhạo, các chi phí không rõ ràng, thảm trải sàn nhăn nhúm… Giám đốc doanh nghiệp WMC(2) của Cộng hòa Séc, ông Winter Marcel cho biết gian hàng ông bị mất một máy ảnh, một điện thoại di động. Ông cũng đề nghị cần cải thiện, nâng cấp khu vệ sinh tại Trung tâm Giảng Võ bởi theo ông khu này chưa đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, có doanh nghiệp tỏ ra cực kỳ bức xúc đối với chất lượng phục vụ và hiệu quả của hội chợ như ông Yu-Long Shih, Đại diện của công ty Chin Ying Fa(3) tại Việt Nam. Các nhà tổ chức Hội chợ Triển lãm do đó cần hết sức lưu ý đến những ý kiến, khúc mắc của doanh nghiệp để từ đó khắc phục những thiếu sót, nâng cao uy tín, chất lượng của hội chợ.
Về công tác quảng bá
Hội chợ hàng công nghiệp 2003 được đánh giá là không thành công về mặt quảng bá. Dư luận biết về Hội chợ còn ít, băng rôn quảng cáo lác đác ở một số con đường, tivi, báo chí không đề cập nhiều. Khách quan tâm đến lĩnh vực hàng công nghiệp ít, chủ yếu là người dân đi xem hay đi chơi. Đại diện của công ty CKD Blasko Engineering, JSC Czechia (Cộng hòa Séc) cho biết ông đã theo dõi tivi, báo chí của
Việt Nam nhưng theo ông thì công tác quảng bá cho hội chợ này không đáng kể: “Small advertisement of this event”. Công tác này so sánh với các nước khác mà doanh nghiệp đã tham gia như ở Brazil thì là quá kém.
Trong số các doanh nghiệp được điều tra thì chỉ có 35,71% doanh nghiệp trả lời họ sẽ tham gia hội chợ tiếp theo. Như vậy, Hội chợ hàng công nghiệp có thể nói là thất bại trong việc thu hút các doanh nghiệp quyết định tham gia hội chợ năm tới. Con số 73,4% doanh nghiệp tham gia hội chợ lần đầu tiên cũng nói lên rằng số doanh nghiệp tham gia hội chợ năm trước không tham dự tiếp là khá cao. Điều này đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của hội chợ.
Đối với doanh nghiệp Việt Nam
Ngoài 20 phiếu điều tra các doanh nghiệp nước ngoài, người viết cũng tiến hành nghiên cứu, phỏng vấn 40 doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả thu được như sau:
1. Số lần tham gia hội chợ: 78% tham gia trên 2 lần
2. Doanh nghiệp có được cấp thông tin đầy đủ:
Rất đầy đủ: 21,05%
Đầy đủ: 34,21%
Bình thường: 36,84%
Ít và rất ít: 13,16%
3. Ý kiến của doanh nghiệp về chi phí tham gia hội chợ:
Rất đắt: 13,16%
Đắt : 36,84%
Hợp lý: 47,87%
4. Ý kiến của doanh nghiệp về chất lượng phục vụ:
Rất tốt: 10,53%
Tốt: 39,7%
Bình thường: 47,37%
Thấp: 2,63%
5. Có bao nhiêu hợp đồng được ký kết hoặc quan hệ được thiết lập?
53 hợp đồng được ký kết, với 10 hợp đồng ở dạng tiềm năng
6. Ý kiến doanh nghiệp về hiệu quả hội chợ:
Cao: 28,93%
Bình thường: 60,53%
Thấp và rất thấp: 10,52%
7. Những hạn chế của hội chợ:
Chất lượng phục vụ: 13,16%
Quảng bá: 12,11%
Chi phí: 31,55%
Cung cấp thông tin: 39,17%
8. Khả năng tham gia lần tới:
Có: 68,41%
Không: 31,58%
Điều dễ nhận thấy tại Hội chợ lần này là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đều đã từng nhiều lần dự Hội chợ Triển lãm trong và ngoài nước. Bản thân họ hiểu rất rõ vai trò của Hội chợ Triển lãm cũng như xác định được mục tiêu tham dự Hội chợ hàng công nghiệp - một hội chợ lớn trong năm. Các doanh nghiệp hy vọng rằng gian hàng trưng bày tại hội chợ sẽ góp phần quảng bá, củng cố thương hiệu, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường…vv - điều mà các năm trước làm đã khá thành công. Tuy nhiên, kết quả điều tra tại hội chợ đã chỉ ra 2 hạn chế. Thứ nhất là vấn đề chất lượng phục vụ và thứ hai là hiệu quả của hội chợ.
Về chất lượng phục vụ
Vấn đề điều hòa được nhiều doanh nghiệp nhắc lại, bên cạnh đó còn có hiện tượng cắt điện đột ngột (vào lúc16h ngày 23/10/2003) ảnh hưởng không nhỏ đến hàng hóa là các thiết bị máy móc đang được trưng bày và chạy thử. Việc áp dụng giá thuê gian hàng cho các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài cũng gây bất bình cho một số doanh nghiệp. Chị Đặng Thị Bình, chi nhánh trưởng chi nhánh Công ty TNHH cơ điện Đạt Vĩnh (937 Giải phóng Hà nội) phản ánh rằng công ty chị là công ty 100% vốn của Việt Nam, kinh doanh xuất nhập khẩu một số mặt hàng từ nước ngoài nhưng không hiểu tại sao ban tổ chức lại tính giá thuê gian hàng cho công ty chị là giá cho công ty liên doanh, tổng số tiền lên đến khoảng 10 triệu/gian hàng ngoài trời. Trong khi đó, cũng trong hội chợ, một doanh nghiệp Việt Nam chỉ phải thuê với giá 3,6 triệu/gian hàng trong nhà.
Mặc dù mang tên là Hội chợ hàng công nghiệp- một hội chợ chuyên về nghành hàng công nghiệp nhưng hội chợ còn có hàng tiêu dùng hoặc một số mặt hàng chẳng liên quan gì đến hàng công nghiệp. Chẳng hạn như trong một Hội chợ hàng công nghiệp hàng đầu Việt Nam vẫn có những gian hàng lạc lõng như: Cửa hàng 15 Nấm Linh Chi, Comple Bảo Hưng, Fashion Mỹ Hưng 167 Tôn Đức Thắng…Điều này không những không có lợi cho những người tham dự mà còn nói lên tính nghiệp dư của hội chợ. Nhà tổ chức đã tận dụng quá mức diện tích để cho thuê mặt bằng mà chưa quan tâm thực sự đến lợi ích của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài có lẽ chưa quen với việc này nên họ cứ thắc mắc tại sao lại xảy ra một hiện tượng như vậy
Về tính chuyên nghiệp
Theo các doanh nghiệp, cung cách tổ chức hội chợ cũng chưa thực sự hợp lý. Lẽ ra ngày thứ 7, chủ nhật thường đông khách tham quan thì Ban tổ chức lại kết thúc hội chợ vào ngày chủ nhật. Giá vé vào cửa 3.000 đồng đối với một hội chợ thương mại là bất hợp lý, không thu hút đươc khách tham quan – nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành công của một hội chợ. Trong khi cũng về chủ đề hàng công nghiệp, Chợ công nghệ 2003 diễn ra ngay trước đó lại được miễn phí vào cửa. Theo điều tra, so với các Hội chợ Triển lãm tại thành phố Hồ Chí Minh, giá thuê mặt bằng ở Hà Nội có rẻ hơn nhưng giá dịch vụ lại đắt hơn mà chất lượng lại kém hơn.
Với tất cả những kết quả thu được từ Hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam 2003 thì có thể thấy rằng hiệu quả của hội chợ giảm đi nhiều và chất lương phục vụ không được cải thiện.Thậm chí đại diện của công ty San Nam còn đánh giá hiệu quả của Hội chợ hàng công nghiệp 3 năm gần đây (2001, 2002, 2003) là không có nhiều. Ông Nguyễn Quốc Khánh, đại diện công ty Đức Trung(1) phát biểu thẳng thắn: tính chuyên nghiệp của nhà tổ chức hội chợ thấp, tư duy kinh doanh kém. Ông đặc biệt nhấn mạnh khi cho rằng dịch vụ thuộc loại “dịch vụ kiểu bao cấp”. Nhiều doanh nghiệp tỏ ý sẵn sàng bỏ thêm tiền miễn là được phục vụ một cách chuyên nghiệp và quan trọng hơn là đạt được hiệu quả, nhưng dường như nhà tổ chức chưa biết thực hiện điều này một cách tốt nhất để mình vừa có lợi nhuận mà doanh nghiệp cũng hài lòng.
Những doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh kêu ca, bày tỏ sự bất mãn chiếm tỉ lệ lớn trong số các doanh nghiệp được phỏng vấn. So với các nhà tổ chức phía Nam thì theo họ, các nhà tổ chức phía Bắc cần phải học hỏi nhiều về cách tổ chức cũng như là tính chuyên nghiệp và mặc dù hiệu quả, chất lượng của hội chợ không được(1) Đức Trung Co., Ltd., Nội thất – Nhà bếp – Phòng tắm (125 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội; 99A Cộng Hòa, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh)
đánh giá cao nhưng khi hỏi về khả năng tham gia lần tới thì con số trả lời “Có” lên tới 68,42%. Tại sao lại có sự trái ngược này? Có những nguyên nhân chính sau:
- Thứ nhất, trong 68,42% doanh nghiệp trả lời “Có” thì đến 53,85% là doanh nghiệp nhà nước bởi chi phí nhà nước chịu, có hiệu quả hay không họ không quan tâm lắm. Với một số doanh nghiệp, chỉ tiêu của họ một năm tham gia vài hội chợ, cứ “đến hẹn lại lên” nên dù kết quả thế nào thì cũng chẳng sao.
- Thứ hai, một số công ty hy vọng tình hình năm tới sẽ sáng sủa hơn bởi dù sao Hội chợ hàng công nghiệp cũng nằm trong số hội chợ có uy tín.
- Thứ ba, có những doanh nghiệp đạt được mục tiêu tham dự hội chợ mà họ đề ra nên năm tới họ sẽ tiếp tục tham gia.
Tình hình tại Hội chợ hàng tiêu dùng ưa thích, Hội chợ hàng tiêu dùng và Triển lãm nội thất cũng không khá hơn gì. Điểm khác biệt giữa Hội chợ hàng công nghiệp và 2 hội chợ sau ở chỗ đại diện của doanh nghiệp tham gia Hội chợ hàng công nghiệp thường rất am hiểu và ở cấp cao (trưởng phòng, giám đốc, phó giám đốc) nên nắm rất chắc các vấn đề có liên quan cũng như có khả năng trả lời mọi câu hỏi của khách hàng, đối tác….Trái lại, nhiều gian hàng ở 2 hội chợ sau thường chỉ có nhân viên đứng bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm. Do vậy, họ không hề biết chi phí thuê mặt bằng là bao nhiêu, hiệu quả thế nào…Khách tham quan ít, qui mô nhỏ cũng khiến sức hấp dẫn của hai hội chợ này giảm sút mạnh. Tại hội chợ hàng tiêu dùng và triển lãm nội thất do VEFAC tổ chức, thậm chí còn có một gian hàng không có tên, chỉ có một dòng chữ “Cửa hàng băng đĩa”. Công tác quảng bá cho 2 hội chợ này kém cũng khiến cho các doanh nghiệp tham gia thất vọng.
Nguyên nhân thất bại của các Hội chợ Triển lãm
a/ Tư duy kinh doanh kém
Thực trạng tổ chức Hội chợ Triển lãm tràn lan, chưa thực sự chú ý đến lợi ích của doanh nghiệp không còn là hiện tượng cá biệt nữa mà nó đã trở thành tương đối phổ biến. Một trong những nguyên nhân không thành công của các Hội chợ Triển lãm nói chung và Hội chợ hàng công nghiệp nói riêng là mật độ tổ chức các hội chợ quá dày, các chủ đề giống nhau liên tiếp được sắp xếp diễn ra gần nhau. Chẳng hạn, như việc tổ chức Chợ công nghệ 2003 ngay trước khi Hội chợ hàng công nghiệp 2003 chỉ một tuần trong khi nội dung hai hội chợ chuyên ngành này đều na ná như nhau. Với mật độ như trên thì việc quan tâm của người xem giảm sút cúng là điều dễ hiểu. Rất nhiều bài báo đã phải dùng từ “bội thực” Hội chợ Triển lãm để nói về tình trạng này.
Thậm chí, có những Hội chợ Triển lãm gây nên sự phẫn nộ của các doanh nghiệp bởi sự thiếu trách nhiệm của nhà tổ chức như ở Triển lãm quốc tế nội thất 2002 tại Trung tâm triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn (2à6/11/2002) do công ty cổ phần Hội chợ Triển lãm quốc tế Nam Giao (Nagafex) tổ chức. Ông Võ Minh Châu, trưởng phòng kinh doanh tiếp thị công ty liên doanh gạch men Ý Mỹ đã bày tỏ sự bất bình khi cho biết BTC đã khẳng định đây là 1 triển lãm nội thất có qui mô quốc tế. Nhưng thực tế là không có 1 đơn vị nước ngoài nào tham gia. Khi công ty Nagafex gửi thư mời đơn vị tham gia có kèm danh sách hơn 60 công ty tên tuổi đã đăng kí cùng sơ đồ gian hàng đã được lấp gần kín chỗ. Nhận thấy đây là 1 cơ hội tốt cho công ty đưa sản phẩm ra thị trường Hà Nội nên đã tham gia và đầu tư hơn trăm triệu đồng để làm triển lãm. Nhưng cuối cùng thì chỉ có 7 doanh nghiệp tham gia triển lãm.
Các doanh nghiệp đã phải chi phí rất tốn kém để di chuyển người và hàng hóa từ Sài Gòn ra với hi vọng có cơ hội gặp gỡ số lượng lớn người tiêu dùng phía Bắc nhưng rồi lại thất vọng. Theo các doanh nghiệp, ngoài việc treo 3 băng rôn trước cửa triển lãm, không có người có trách nhiệm thường trực tại hội chợ(1).
Theo Sở thương mại Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2002, Hà Nội có 43 Hội (1) Báo Sài Gòn Tiếp Thị số 44/2002
chợ Triển lãm được đăng kí tổ chức nhưng chỉ thực hiện được 25, không thực hiện được 15 và hoãn đổi thời gian 3. Bên cạnh một số Hội chợ Triển lãm tổ chức thành
công thì có không ít Hội chợ Triển lãm được tổ chức với qui mô sơ sài và thiếu nghiêm túc; không có báo cáo kết quả hoạt động làm cho việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Từ đó dẫn đến hiện tượng “ bội thực ” Hội chợ Triển lãm với các nhà sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, làm hình thức XTTM này kém đi phần hấp dẫn. Nguyên nhân của tình trạng này là do các đơn vị tổ chức Hội chợ Triển lãm mới chỉ xem công việc này là hoạt động mang tính thương mại đơn thuần, không xem đây là hoạt động hỗ trợ XTTM đối với nhà sản xuất. Và cũng chính do tư duy kinh doanh kém đã dẫn đến hệ quả là nảy sinh một loạt vấn đề làm doanh nghiệp không hài lòng như : cung cách tổ chức, chất lượng phục vụ, cách sắp xếp…vv.
b/ Tính chuyên nghiệp chưa cao
Không thể phủ nhận những nỗ lực của các nhà tổ chức Hội chợ Triển lãm trong việc xúc tiến thương mại, tuy nhiên phải thấy rằng tính chuyên nghiệp của các đơn vị này chưa cao. Một phần vì cơ chế tổ chức, bộ máy còn nhiều vấn đề phức tạp, một phần vì trình độ đội ngũ nhân sự. Đặt trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn ở mức độ thấp so với các nước khác thì việc nâng cao tính chuyên nghiệp sẽ là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Như vậy, qua điều tra thực tế và nghiên cứu một số Hội chợ Triển lãm tại Hà Nội, chúng ta có thể thấy rằng các nhà tổ chức Hội chợ Triển lãm Việt Nam vẫn còn rất nhiều điều phải làm và học hỏi để có thể nâng cao tính chuyên nghiệp, tư duy kinh doanh nhằm thực hiện tốt hơn vai trò của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế.
II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG THAM DỰ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Trong những năm gần đây, hoạt động Hội chợ Triển lãm ở Việt Nam đã phát triển rất sôi động. Cả các nhà tổ chức và doanh nghiệp đều ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của Hội chợ Triển lãm đối với nền kinh tế, cũng như đối với sự phát triển của chính họ. Về phía nhà tổ chức, sự tiến bộ thể hiện qua số lượng, quy mô, hiệu quả các Hội chợ Triển lãm được tổ chức. Điều này cũng nói lên số lượng và hiệu quả của các doanh nghiệp tham gia cũng tăng lên tương ứng.
Xét phạm vi trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các Hội chợ Triển lãm có uy tín, các Hội chợ Triển lãm chuyên ngành, tổng hợp, thương mại lớn nhỏ. Hoạt động Hội chợ Triển lãm được nhiều công ty đưa vào danh sách các hoạt động trọng tâm. Không chỉ chú trọng những Hội chợ Triển lãm tại các trung tâm, thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp cũng rất nhanh nhạy, quan tâm tới những Hội chợ Triển lãm tại các tỉnh, thành phố khác nhằm quảng bá mạnh mẽ hơn, trực tiếp tới mọi đối tượng khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay, nhiều doanh nghiệp hiểu rằng muốn tồn tại được thì trước hết phải đứng vững chắc trên thị trường nội địa - điều không hề dễ dàng – tiếp đó mới có thể vươn ra thị trường nước ngoài. Do đó, bên cạnh những hội chợ thu hút được nhiều doanh nghiệp như Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì hội chợ ở các tỉnh nhỏ như Bình Định, An Giang cũng được các doanh nghiệp quan tâm không kém.
Số doanh nghiệp tham dự hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao 2003
Địa phương
Thời gian
Số doanh nghiệp
Số gian hàng
Tp. HCM
26/4 –1/5/2003
250
820
Hà Nội
27/3 – 1/4/2003
215
650
An Giang
7/3 – 12/3/2003
180
600
Bình Định
29/8 – 3/9/2003
100
300
(Nguồn: Kỷ yếu Hội chợ An Giang – Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh, trang 9)
Ngoài các hội chợ nhằm xúc tiến thương mại trên thị trường nội điạ thì những hội chợ quốc tế được tổ chức trong nước có tác dụng không nhỏ đến xúc tiến thương mại xuất khẩu, tiêu biểu như các hội chợ Expo. Những hội chợ này thường có cả doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam với mục đích giới thiệu những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh đồng thời giúp các doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam. Qua các Hội chợ Triển lãm trong nước thì rất nhiều thương hiệu đã khẳng định được thương hiệu của mình như: Kinh Đô, Biti’s, Gạch Đồng Tâm, Kymdan, Thái Tuấn, Toàn Mỹ, Hòa Phát…vv. Các Hội chợ Triển lãm trong nước cũng tạo điều kiện cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận khách hàng và thị trường nước ngoài với chi phí hợp lý và đạt hiệu quả cao. Tại đây, doanh nghiệp được gặp gỡ các doanh nghiệp cùng ngành, khác ngành, học hỏi kinh nghiệm từ thực tiễn để áp dụng cho doanh nghiệp mình. Hơn thế, Hội chợ Triển lãm trong nước tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khuyếch trương trên thị trường nội địa, cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Bên cạnh những hội chợ trong nước thì ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn tham dự những hội chợ nước ngoài, chấp nhận mức chi phí khá cao nhằm mở rộng thị trường, thị phần, đưa doanh nghiệp phát triển lên tầm cao mới. Đây là xu hướng tất yếu không chỉ đối với các doanh nghiệp Việt Nam mà là xu hướng chung của các công ty toàn cầu. Đi hội chợ nước ngoài để thấy rõ hơn sản phẩm của doanh nghiệp “đứng” ở vị trí nào, máy móc thiết bị và công nghệ đã tiến bộ đến đâu, đi để hiểu rõ đối tác hơn ngay tại quê hương họ (mức độ kinh doanh năng lực sản xuất) trước khi hợp tác làm ăn. Tham dự hội chợ nước ngoài do vậy chính là một bộ phận của Marketing quốc tế trong điều kiện thị trường thế giới. Trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế, cùng với sự phát triển của phân công lao động quốc tế, thị trường toàn cầu ngày càng trở nên thống nhất hơn và ranh giới giữa các thị trường nội địa ngày càng mờ nhạt. Chính vì vậy, các doanh nghiệp buộc phải nâng cao khả năng thích ứng và hoàn thiện khả năng cạnh tranh để tồn tại. Việc mở rộng hoạt động ra các thị trường nước ngoài mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp : Tìm được khách hàng mới, nguồn lợi mới, Tăng cường năng lực sản xuất và hiệu quả, Tận dụng lao động dư thừa trong nước, Phân tán rủi ro trong kinh doanh.... Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng gặp phải những hạn chế nhất định: Thuế quan nhập khẩu cao, các rào chắn phi thuế, những rủi ro lớn về chính trị, luật pháp, tài chính và thương mại tại thị trường nước ngoài.
Xuất phát từ những cái được và hạn chế trên, các công ty rất cần tìm hiểu kỹ lưỡng các điều kiện của thị trường đó và việc tham dự Hội chợ Triển lãm là một trong những biện pháp có tác dụng nhất. Sự hiểu biết thông qua những lần tham dự Hội chợ Triển lãm sẽ tạo ra khả năng thích nghi, đảm bảo quá trình hoạt động lâu dài và có hiệu quả. Trong bài “Kể chuyện đi mở thị trường”(1), tác giả Chánh Khải đưa ra con số thống kê: Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2003, Tổng Giám đốc Công ty dệt may Thái Tuấn, Ông Thái Tuấn Chí đã xuất ngoại 10 chuyến đi các nước Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Ý, Anh, Singapore, Trung Quốc… trong đó có nhiều nước phải trở lại lần thứ hai. Chưa hết, theo lịch, 2 tháng 11,12 này lại còn 2 chuyến đi Mỹ và Dubai. Còn ông Trần Việt Anh, giám đốc công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn TPHCM cũng đã đi 6 chuyến, có tháng đi tới 2 lần….(1)
Doanh nghiệp Việt Nam đã góp mặt ở rất nhiều Hội chợ Triển lãm quốc tế nổi tiếng trên thế giới từ hội chợ Frankfurt, Ambiente (Đức), Hội chợ Mỹ, Dubai, Madrid, Toronto, Úc, đến những hội chợ lớn trong khu vực như hội chợ Asean, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapoe… Mỗi năm trung bình các doanh nghiệp Việt Nam tham dự gần 100 hội chợ nước ngoài các loại bằng nhiều con đường, phương thức khác nhau và thu được những kết quả đáng kể.
1. Kết quả
1.1. Quảng bá thương hiệu
Dù tham dự hội chợ trong nước hoặc nước ngoài thì tác dụng đầu tiên bao giờ cũng là quảng bá thương hiệu. Sau bài học của hàng loạt doanh nghiệp lớn của Việt Nam bị mất thương hiệu, vấn đề này đang là một trong những đề tài nóng hổi nhất trong các doanh nghiệp của chúng ta. Chỉ sau hàng loạt sự việc xảy ra, chúng ta mới giật mình nhận ra giá trị thương hiệu - điều mà lâu nay chẳng mấy được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hội chợ triển lãm thương mại tại việt nam.doc