Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Lạng Sơn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHTM VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 4

1.1. Khái quát về NHTM trong nền kinh tế thị trường 4

1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại 4

1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế. 5

1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của NHTM 6

1.2. Vốn và hoạt động huy động vốn của NHTM 9

1.2.1. Khái niệm và vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng 9

1.2.2. Nghiệp vụ huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM 12

1.3. Hiệu quả huy động vốn của NHTM 19

1.3.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn của NHTM 19

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM 20

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT LẠNG SƠN 31

2.1. Khái quát về hoạt động của Chi nhánh NHĐT&PT Lạng Sơn. 31

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHĐT&PT Lạng Sơn 31

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHĐT&PT Lạng Sơn 34

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHĐT& PT Lạng Sơn 36

2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT Lạng Sơn. 44

2.2.1. Tình hình tăng trưởng quy mô huy động vốn 44

2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động 45

2.2.3. Chi phí cho hoạt động huy động vốn 57

2.2.4. Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của NHĐT&PT Lạng Sơn 61

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT Lạng Sơn 65

2.3.1. Những kết quả đạt được 65

2.3.2. Những hạn chế 67

2.3.3. Nguyên nhân 68

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN 74

TẠI NHĐT&PT LẠNG SƠN 74

3.1. Mục tiêu và phương hướng tăng cường công tác huy động vốn tại NHĐT&PT Lạng Sơn 74

3.1.1. Mục tiêu 74

3.1.2. Phương hướng chiến lược huy động vốn trong thời gian tới 76

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHĐT&PT Lạng Sơn 77

3.2.1. Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động 77

3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và đầu tư 79

3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 79

3.2.4. Phát triển các dịch vụ có liên quan đến hoạt động huy động vốn 80

3.2.5. Đẩy mạnh công tác Marketing 82

3.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngân hàng 83

3.2.7. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Ngân hàng 84

3.2.8. Tạo sự phù hợp giữa công tác huy động vốn với công tác sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả tốt nhất 85

3.3. Một số kiến nghị và đề xuất 86

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 86

3.3.2. Kiến nghị với NHNN 88

3.3.3. Kiến nghị đối với NHĐT&PT Việt Nam 89

KẾT LUẬN 91

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tài trợ thương mại Chuyển tiền trong nước và quốc tế. Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. Chi trả kiều hối. e. Ngân quỹ Mua, bán, chuyển đổi ngoại tệ Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu,..) Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... f. Thẻ và ngân hàng điện tử Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking g. Hoạt động khác Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ Tư vấn đầu tư và tài chính Cho thuê tài chính Kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện trên các mặt: 2.1.3.1. Về nguồn vốn Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của NHTM, bởi nét đặc trưng của NHTM là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là nguồn huy động dưới các hình thức tiền gửi, tiền vay, do đó kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào kết quả của hoạt động huy động vốn: Khả năng và quy mô huy động, nghĩa là kết quả huy động vốn quyết định đến đầu tư vốn. Nguồn vốn huy động trong những năm qua của Chi nhánh liên tục tăng trưởng. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NHĐT&PT Lạng Sơn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2008/2007 Năm 2009 So sánh 2009/2008 Giá trị % Giá trị % Tổng nguồn vốn huy động 2673 2751 78 2,9 3540 789 28,7 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh các năm 2007,2008, 2009) Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của NHĐT&PT Lạng Sơn Qua biểu đồ trên ta thấy quy mô nguồn vốn huy động huy động của NHĐT&PT Lạng Sơn tăng trưởng khá mạnh qua các năm, năm 2007 tổng nguồn vốn huy động là 2.673 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2006, năm 2008 đạt 2.751 tỷ đồng, tăng 2,9% và tính đến cuối năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã đạt 3.540 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 28,7%. Qua đó có thể thấy được xu hướng tăng trưởng quy mô nguồn vốn diễn ra trong thời gian qua. Nguồn vốn huy động qua các năm của Ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của Ngân hàng. Đến nay Chi nhánh NHĐT&PT Lạng Sơn trở thành một Chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống Chi nhánh của NHĐT&PT Việt Nam, một tổ chức tín dụng vững mạnh và có uy tín trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn Nếu như hoạt động huy động vốn là nguồn đầu vào quan trọng đáp ứng nhu cầu hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động sử dụng vốn là hoạt động cơ bản để tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, bù đắp các chi phí chung và chi phí đầu vào của Ngân hàng và một phần lợi nhuận dư ra mà Ngân hàng thu được. Trong thời gian qua NHĐT&PT Lạng Sơn đã đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu vừa đa dạng hóa loại hình cho vay và khách hàng vay, mặt khác lại đơn giản hóa thủ tục cho vay song vẫn đảm bảo đúng chế độ. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng không còn cảm thấy phiền toái với nhiều loại giấy tờ. Nhờ thế mà mức dư nợ tín dụng của Chi nhánh liên tục tăng lên, tình hình dư nợ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại NHĐT&PT Lạng Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 Năm 2009 So sánh 09/08 (+/-) (%) (+/-) (%) Dư nợ ngắn hạn 573 814 241 42,06 1.258 444 54,54 Dư nợ trung hạn 444 297 -147 -33,10 420 123 41,41 Dư nợ dài hạn 253 386 133 52,57 330 -56 -14,50 Tổng dư nợ 1.270 1.497 227 17,87 2.008 511 34,13 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh các năm 2007,2008,2009) Qua bảng trên ta thấy tổng dư nợ của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Đây là một kết quả đáng khích lệ, cho thấy hoạt động tín dụng của NHĐT&PT Lạng Sơn ngày càng được tăng cường mở rộng và có xu hướng tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Từ đó khẳng định Chi nhánh đã có những chính sách cho vay phù hợp, thu hút được nhiều khách hàng. Tổng dư nợ năm 2008 đạt 1.479 tỷ đồng, tăng 277 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2007, tính đến 31/12/2009, tăng 511 tỷ đồng đạt 34,13% so với năm 2008. Dư nợ cho vay ngắn hạn có tỷ trọng cao hơn cho vay trung, dài hạn. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn đạt 573 tỷ đồng, chiếm 45% tổng nguồn vốn huy động, năm 2008 đạt 814 tỷ đồng tăng 241 tỷ đồng (42,06%) so với năm 2007. Và đến năm 2009 đạt 1.258 tỷ đồng tăng 444 tỷ đồng (54,54%) so với năm 2008. Điều đó khẳng định, Ngân hàng đã từng bước phát triển và nâng dần dư nợ ngắn hạn. Đây là xu hướng tốt cho việc huy động vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, điều đặt ra trước mắt là dư nợ trung và dài hạn của Chi nhánh đang ở mức thấp hơn so với dư nợ ngắn hạn. Năm 2007, dư nợ trung hạn, dài hạn đạt 35%, 19,9% so với tổng nguồn vốn. Năm 2008 dư nợ trung hạn đạt 297 tỷ giảm 147 tỷ (-33,10%) so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2009, tổng dư nợ trung hạn của Chi nhánh tăng 123 tỷ đồng (41,41%) so với năm 2008. Điều đó cho thấy, Chi nhánh đang dần tăng dư nợ trung hạn. Nhưng điều đáng buồn là tình hình dư nợ dài hạn của Chi nhánh đang có dấu hiệu đi xuống được thể hiện rất rõ. Năm 2008 đạt 386 tỷ đồng tăng 133 tỷ đồng (52,57%) so với năm 2007. Nhưng năm 2009 lại có xu hướng giảm 56 tỷ đồng (- 14,50%) so với năm 2008. Chi nhánh phải cố gắng nhiều hơn nữa để cho vay trung dài hạn tăng lên, vì đây là khoản cho vay mang lại nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh. Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ của NHĐT&PT Lạng Sơn Tất cả những nỗ lực đó của Ngân hàng đã chứng minh qua những con số cụ thể. Dư nợ của năm sau cao hơn năm trước nhưng vẫn đảm bảo được cơ cấu hợp lý theo đúng định hướng của NHĐT&PT Việt Nam. 2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác * Trong năm 2007, tại Chi nhánh - Đến 31/12/2007 đã phát hành được 998 thẻ ATM với số dư đến thời điểm đó là 1309 triệu đồng. - Hoạt động thanh toán quốc tế năm 2007 đạt 113 triệu đồng chiếm tỷ trọng 24,3% trên tổng thu dịch vụ toàn Chi nhánh. * Trong năm 2008, tại Chi nhánh - Thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh quốc tế. - Đến 31/12/2008 đã phát hành được 2770 thẻ ATM tăng 1772 thẻ so với đầu năm 2008 với số dư đến thời điểm này là 4635 triệu đồng tăng so với đầu năm 2008. - Thanh toán quốc tế: + Hoạt động thanh toán quốc tế: Bảng 2.3: Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại NHĐT&PT Lạng Sơn Đơn vị: USD TT Chỉ tiêu Thực hiện 2008 So với 2007 Số món Số tiền (USD) +/- (USD) % 1 Nhập khẩu 120 3.467.641 - 982.882 -22 1.1 Chuyển tiền nước ngoài 110 2.826.441 324.186 13 1.2 Thanh toán L/C 10 641.200 - 1.307.068 - 67 2 Xuất khẩu 188 19.973.189 12.334.913 161 2.1 Nhận tiền nước ngoài 182 19.787.276 12.284.000 164 2.2 Nhờ thu xuất khẩu 6 185.913 50.913 37 Tổng cộng 308 23.440.830 11.352.031 93 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh các năm 2007,2008, 2009) + Hoạt động kinh doanh ngoại tệ (đã quy đổi USD): Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHĐT&PT Lạng Sơn Đơn vị: USD TT Chỉ tiêu Thực hiện 2008 So với 2007 (+/-) % 1 Mua 23.395.364 +13.693.665 141 1.1 Cá nhân 553.076 47.083 10 1.2 Tổ chức kinh tế 20.370.868 11.823.168 138 1.3 Sở QLV&KDNT 2.471.420 1.823.414 280 2 Bán 22.970.948 13.059.222 131 2.1 Cá nhân 58.300 53.800 1,20 2.2 Tổ chức kinh tế 3.396.992 1.464.708 76 2.3 Sở QLV&KDNT 19.515.656 11.540.714 145 Tổng cộng 46.366.312 26.752.887 136 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh các năm 2007,2008, 2009) * Trong năm 2009 - Đến 31/12/2009 đã phát hành được 7564 thẻ ATM tăng 4794 thẻ (tăng 173,07%) so với 31/12/2008 với số dư đến thời điểm này là 12365 triệu đồng tăng 7730 triệu đồng (tăng 166,77%) so với 31/12/2008 - Thanh toán quốc tế: Kết quả tài chính của dịch vụ này (lãi luỹ kế từ đầu năm 2009 đến hết tháng 12/2009) là 696,750 triệu đồng, tăng 184,75 triệu đồng (tăng 36%)so với 31/12/2008 2.1.4.5. Kết quả kinh doanh Thực hiện phương châm “Hiệu quả, an toàn trong tăng trưởng”, trong công tác điều hành trong kinh doanh NHĐT&PT Lạng Sơn luôn đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra, tiết kiệm trong chi tiêu nội bộ, thực hiện đúng định mức theo qui định của NHĐT&PT Việt Nam. Vì vậy Chi nhánh NHĐT&PT Lạng Sơn đã thu được những kết quả kinh doanh đáng khích lệ, thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHĐT&PT Lạng Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 Năm 2009 So sánh 09/08 (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng thu 206 232 26 12,62 280 48 20,69 Tổng chi 179 199 20 11,17 244 25 12,56 Lợi nhuận trước thuế 27 33 6 22,22 36 3 9,09 Lợi nhuận sau thuế 21,6 26,4 4,8 22,22 28,8 2,4 9,09 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh các năm 2007,2008, 2009) Qua bảng trên ta thấy, tổng thu của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Đến năm 2009 tổng thu là 280 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng tương đối cao và ổn định qua các năm. Thu nhập chính vẫn là thu từ hoạt động tín dụng. Đây là thực tế chung của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Tuy đã có những định hướng và phương pháp cụ thể để tăng thu từ hoạt động dịch vụ nhưng sự tăng trưởng ở lĩnh vực này còn thấp. 2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT Lạng Sơn. Huy động vốn là một nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu được của các Ngân hàng nói chung và của NHĐT&PT Lạng Sơn nói riêng. Hơn nữa, huy động vốn không phải là một nghiệp vụ độc lập mà nó gắn liền với các nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác như: Thanh toán, chuyển tiền của NHTM. Chính vì vậy Chi nhánh luôn coi chính sách nguồn vốn là chính sách hàng đầu trong công tác hoạch định chiến lược phát triển của toàn hệ thống. Với sự nỗ lực và uy tín trong kinh doanh, trong vài năm gần đây tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn của Ngân hàng luôn được giữ vững ở mức cao. 2.2.1. Tình hình tăng trưởng quy mô huy động vốn Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung thì việc huy động vốn tối đa nguồn lực trong địa bàn để đầu tư và phát triển, nhất là nguồn vốn từ khu vực dân cư, nhằm đảm bảo cho mức phát triển cần thiết đối với mức phát triển đầu tư xã hội là nhiệm vụ trọng tâm để NHĐT&PT Lạng Sơn có thể phát triển bền vững. Nhằm đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm và cốt lõi đó Chi nhánh NHĐT&PT Lạng Sơn đã tích cực chủ động khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng mạng lưới hoạt động đưa ra những hình thức huy động vốn nhất là nguồn vốn dài hạn. Trong 3 năm từ 2007- 2009 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động ngày càng đa dạng. Với tổng nguồn vốn lớn và ổn định, Chi nhánh có đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của khách hàng, đồng thời chuyển vốn về NHĐT&PT Việt Nam, góp phần điều hoà toàn hệ thống và tham gia thị trường vốn. Cụ thể hoá xu hướng tăng trưởng của nguồn vốn huy động tại NHĐT&PT Lạng Sơn qua các năm bằng diễn biến nguồn vốn huy động trong năm 2009. Đặc biệt sự gia tăng nguồn vốn huy động của Chi nhánh diễn ra mạnh nhất trong quý IV năm 2009. Bảng 2.6: Kết quả huy động vốn theo các quý năm 2009 tại NHĐT&PT Lạng Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Số dư Số dư +/- Số dư +/- Số dư +/- Nguồn vốn huy động 2.829 2.591 -238 2.398 -202 3.540 +1.227 ( Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh doanh các quý năm 2009) Đi ngược với xu hướng sụt giảm trong quí II, III thì trong quý IV, quy mô nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã có mức tăng trưởng ngoạn mục. Tổng nguồn vốn huy động tăng 1.142 tỷ so với thời điểm 30/09/2009, trong đó huy động vốn nội tệ tăng 1.227 tỷ đồng và ngoại tệ tăng 16 tỷ đồng. Kết quả đạt được trong quý IV là do nỗ lực của Chi nhánh trong công tác huy động vốn đã phát huy hiệu quả tốt, bên cạnh đó có phần nguồn vốn lớn đi vay từ các TCTD khác, đạt 933 tỷ đồng. 2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động 2.2.2.1. Huy động vốn theo thành phần kinh tế Trong thời gian đi vào hoạt động kinh doanh, Chi nhánh đã chú trọng khai thác nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tiền gửi, quỹ hộ trợ phát triển, các TCTD... Nhằm tạo lập tiền đề ban đầu về nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, song cũng quan tâm một cách đúng đắn đến việc khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Thông qua việc tiếp thị, triển khai dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, xử lý lãi suất, tác phong giao dịch, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, công tác huy động vốn qua các thành phần kinh tế đã đạt được nhiều hiệu quả. Bảng 2.7: Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế tại NHĐT&PT Lạng Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn 2.673 100 2.751 100 3.540 100 - TG dân cư 1.016 38,00 1.425 51,79 1.438 40,62 - TG các TCKT 373 13,95 1.123 40,82 1.169 33,02 - TG, tiền vay các TCTD 964 36,06 203 7,39 933 26,36 - TG khác 320 11,99 0 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh các năm 2007,2008, 2009) Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo các thành phần kinh tế. Qua bảng báo cáo tình hình huy động vốn theo các thành phần kinh tế đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn có là 2.673 tỷ đồng, đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn đã lên tới 3.540 tỷ đồng, trong đó hoạt động tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Tiền gửi của dân cư: Đây là bộ phận luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất song cũng rất nhạy cảm. Với bất kỳ biến động về tỷ giá, về an ninh chính trị, lãi suất...đều có thể làm thay đổi lượng tiền gửi của dân cư. Nắm bắt được tâm lý, thị hiếu của dân cư, Chi nhánh NHĐT&PT Lạng Sơn luôn chủ động, kịp thời đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược trong kinh doanh nhằm đảm bảo được lòng tin của dân cư như: Thông qua việc mở các đợt huy động tiền gửi tiết kiệm có thưởng, quay số trúng vàng, tặng quà khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng tiền hoặc các hiện vật có giá trị cao...với nhiều hình thức đa dạng, kèm theo lãi suất linh hoạt và cạnh tranh đã hấp dẫn và thu hút được đông đảo khách hàng. Nhờ vậy, Ngân hàng luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng tiền gửi dân cư ở mức khá cao và ổn định. Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn TG dân cư theo thời gian tại NHĐT&PT Lạng Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2008/2007 Năm 2009 So sánh 2009/2008 (+/-) (%) (+/-) (%) Tiền gửi dân cư 1.016 1.425 409 40,25 1.438 13 0,91 TGKKH 23 14 -9 -39,13 4 -10 -71,43 - TG < 12 tháng 435 421 -14 -3,22 234 -187 -44,41 - TG > 12 tháng 558 980 422 75,63 1.190 210 21,42 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh các năm 2007,2008, 2009) Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn TG dân cư theo thời gian tại NHĐT&PT Lạng Sơn Năm 2007 huy động vốn từ dân cư đạt 1.016 tỷ đồng chiếm 38% tổng nguồn vốn huy động, năm 2008 đạt 1.425 tỷ đồng, chiếm 51,79% trên tổng số 2.751 tỷ đồng và năm 2009 đạt 1.438 tỷ đồng, chiếm 40,62% trên tổng số 3.540 tỷ đồng tổng nguồn vốn huy động. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và biến đổi không ổn định, điều đó xuất phát từ bản chất của tiền gửi không kỳ hạn, nó không phải là loại hình được dân cư ưa chuộng vì lãi suất thấp nên không hấp dẫn được khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng trên 90% và có sự biến động theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm dài hạn, giảm tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn. Xu hướng này diễn ra ngày càng nhanh. Điều này có được là do Ngân hàng đã tạo được niềm tin trong dân cư, đồng thời lôi kéo thu hút được khách hàng, để họ yên tâm gửi tiền tại Ngân hàng, ban đầu thì thời hạn ngắn sau đó là thời hạn dài hơn.. Sự chuyển biến này có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn trung dài hạn này trong dân cư còn rất tiềm năng, Ngân hàng phải khai thác để thu hút được lượng vốn lớn hơn vì đây là nguồn vốn quan trọng bậc nhất để Ngân hàng sử dụng cho vay và đầu tư. Năm 2009 số lượng khách hàng gửi tiền khu vực dân cư là 18.847 khách hàng, chiếm 79,5% trên tổng số khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng, tăng 1.412 khách hàng so với năm 2008. Mục tiêu của NHĐT&PT Lạng Sơn về lâu dài phấn đấu nâng cao tỷ trọng về huy động vốn trong dân cư lên tới 70%, còn lại là vốn các TCKT và các TCTD. Tiền gửi của các TCKT: Tiền gửi của các TCKT được xem là bộ phận tiền gửi tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được các doanh nghiệp gửi vào Ngân hàng với mục đích chính là thanh toán và đảm bảo an toàn. Trong tình hình kinh tế xã hội đang phát triển mạnh như nước ta hiện nay, loại tiền này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số lượng tiền trong lưu thông. Đối với Ngân hàng, đây là khoản tiền gửi có khối lượng đáng kể được dùng làm vốn kinh doanh. Hơn nữa, do được các doanh nghiệp gửi vào với mục đích thanh toán và đảm bảo an toàn nên nguồn tiền gửi này có chi phí không cao. Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn tiền gửi của TCKT theo thời hạn tại NHĐT&PT Lạng Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2008/2007 Năm 2009 So sánh 2009/2008 (+/-) (%) (+/-) (%) Tiền gửi của TCKT 373 1.123 750 201,07 1.169 46 4,09 - TGKKH 80 184 104 130,00 299 115 62,50 - TG < 12 tháng 172 272 100 58,14 46 -266 -97,79 - TG > 12 tháng 121 627 506 418,18 824 197 31,42 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh các năm 2007,2008,2009) Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tiền gửi của TCKT theo thời hạn tại NHĐT&PT Lạng Sơn Tại Chi nhánh, cùng với tiền gửi của dân cư là sự tăng trưởng của nguồn vốn tiền gửi của các TCKT, năm 2007 với 373 tỷ đồng chiếm 13,95% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008 nguồn vốn tiền gửi của các TCKT đã đạt 1.123 tỷ đồng, chiếm 40,82% tổng nguồn vốn huy động. Cuối năm 2009 đạt 1.169 tỷ đồng, chiếm 33,02% tổng nguồn vốn huy động. Xu hướng tiền gửi các TCKT tại Chi nhánh hiện nay đang có sự biến động theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi dài hạn, đặc biệt là năm 2009, tiền gửi không kỳ hạn của các TCKT tăng trưởng 63% và tiền gửi kỳ hạn với mức tăng trưởng đạt 31,4% so cùng kỳ. Sự tăng trưởng về tiền gửi KKH phản ánh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, vốn luân chuyển nhanh, thực hiện chức năng thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi KKH tại Ngân hàng. Bên cạnh đó là sự tăng trưởng mạnh về số lượng khách hàng trong khu vực tiền gửi TCKT, tăng 4.078 khách hàng so với năm 2008, và tính đến cuối năm 2009 đạt 4.842 khách hàng. Như vậy, có thể nói NHĐT&PT Lạng Sơn trong những năm qua đã thoả mãn được phần lớn các nhu cầu của các doanh nghiệp khi đem tiền đến gửi vào Ngân hàng. Với sự tăng lên đáng kể của tiền gửi doanh nghiệp qua các năm đã giúp cho chi phí của việc huy động vốn có điều kiện được hạ thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạ lãi suất cho vay, đảm bảo khả năng cạnh tranh. TG, tiền vay các TCTD: Nguồn TG này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động đồng thời cũng không ổn định. NHĐT&PT Lạng Sơn huy động vốn bằng cách đi vay của các TCTD được Chi nhánh áp dụng khi không có đủ vốn để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh, mà chưa kịp bổ sung bằng các nguồn khác. Khoản vay này kịp thời đưa Ngân hàng thoát khỏi tình trạng thiếu vốn kinh doanh từ đó giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động. Năm 2007 nguồn này là 964 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 36,06% trong tổng nguồn vốn huy động là 2.673 tỷ đồng. Trong đó TGKKH chiếm 164 tỷ đồng, TG dưới 12 tháng là 362 tỷ đồng, TG trên 12 tháng đạt 438 tỷ tăng so với năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2008 TG, tiền vay của TCTD có xu hướng giảm đáng kể là 203 tỷ đồng với tỷ trọng 7,39%. Trong đó: TGKKH là 9 tỷ đồng giảm 63,45 tỷ đồng so với năm 2007, cho thấy Ngân hàng đã chủ động hơn trong việc tạo lập vốn. Tuy nhiên đến năm 2009, lượng tiền này lại tăng lên đáng kể 933 tỷ đồng. Cho thấy sự biến động về nguồn vốn tại Chi nhánh. Ngoài ra còn huy động bằng nguồn vốn khác tuy nhiên nguồn vốn này của Ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 đạt 320 tỷ đồng chiếm 11,99% trên tổng số 2.673 tỷ đồng. Đến năm 2008 và năm 2009 nguồn này không phát sinh. 2.2.2.2. Huy động vốn theo thời gian Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.10: Cơ cấu tiền nguồn vốn huy động theo thời hạn tại NHĐT&PT Lạng Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2008/2007 Năm 2009 So sánh 2009/2008 Số dư Số dư Giá trị % Số dư Giá trị % Tổng nguồn vốn 2.673 2.751 78 2,92 3.540 789 28,68 * Tiền gửi KKH 267 207 -60 -22,47 303 96 46,37 * Tiền gửi CKH 2.406 2.554 138 5,73 3.237 693 26,24 - Kỳ hạn < 12 tháng 1.169 937 -232 -19,85 323 -614 -65,53 - Kỳ hạn > 12 tháng 1.237 1.607 370 29,91 2.914 1.307 81,33 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh các năm 2007,2008,2009) Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn khá ổn định qua các năm, nguồn vốn huy động chủ yếu vẫn là tiền gửi có kỳ hạn. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động không kỳ hạn của NHĐT&PT Lạng Sơn là không đáng kể. Tỷ trọng trung bình là 10% trên tổng nguồn vốn huy động, sở dĩ kết quả không đạt được khả quan như vậy là do nguồn tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp trong khi đó tâm lý của người dân thích được hưởng lãi suất cao và ổn định. Bên cạnh đó tiền gửi có kỳ hạn hiện nay đang là nguồn có tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động của NHĐT&PT Lạng Sơn và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này rất cao và ổn định, trong đó nguồn vốn huy động ngắn hạn có xu hướng giảm dần, năm 2007 đạt 1.169 tỷ đồng, năm 2008 đạt 937 tỷ đồng, giảm 232 tỷ đồng (19,85%) so với năm 2007. Đến cuối năm 2009, nguồn vốn này chỉ đạt 323 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động trung và dài hạn có xu hướng tăng trưởng mạnh qua các năm, với tốc độ tăng trưởng năm 2008, 2009 là 29,91% và 81,33%. Năm 2009, tiền gửi trung dài hạn đạt 2.914 tỷ đồng, chiếm 82% tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Đây chính là một thuận lợi cho Ngân hàng bởi nguồn vốn có kỳ hạn có tính chất ổn định cao dễ dàng cho kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng, đồng thời đây cũng là nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng trung và dài hạn cho nền kinh tế. 2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng tiền Ngoại tệ mà Ngân hàng huy động chủ yếu là USD và EUR. Cơ cấu loại tiền của nguồn vốn huy động của Ngân hàng tương đối ổn định qua các năm, với tỷ trọng chủ yếu là vốn huy động bằng VNĐ. Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng tiền tại NHĐT&PT Lạng Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 Năm 2009 So sánh 09/08 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) (+/-) Số dư Tỷ trọng (%) (+/-) Tổng nguồn vốn huy động 2.673 100 2.751 100 78 3.540 100 789 Nguồn nội tệ 1.995 74,63 2.244 81,57 249 3.194 90,22 950 Nguồn ngoại tệ (quy đổi) 678 25,37 507 18,43 -170 346 9,78 -161 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh các năm 2007,2008,2009) Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tại NHĐT&PT Lạng Sơn Nguồn vốn huy động về nội tệ của Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng khá ổn định tỷ trọng tăng từ 74,63% năm 2007 lên 81,57% với tốc độ tăng trưởng 12,5% năm 2008 và chiếm 90,22% tổng nguồn vốn huy động năm 2009, cùng với đó tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ đạt 42,3%, vượt 31% kế hoạch năm 2009. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng giảm sút, nếu như năm 2007 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 25,37% tổng nguồn vốn huy động thì con số đó năm 2008 là 18,43% và chỉ còn 9,78% năm 2009, trong cơ cấu tiền gửi ngoại tệ chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, chiếm 78,8% nguồn vốn huy động ngoại tệ năm 2009. Diễn biến trái chiều này là do sự tác động lớn của sự sụp giảm lãi suất trên thị trường quốc tế, đồng USD có nhiều biến động, trong khi Ngân hàng huy động bằng VNĐ vẫn duy trì ở mức cao làm cho nhiều người chuyển từ tiền gửi tiết kiệm nội tệ sang ngoại tệ. Như vậy, theo đồng tiền, nguồn vốn huy động của Chi nhánh có xu hướng tăng trưởng mạnh về nội tệ và xu hướng giảm dần về ngoại tệ, thực tế xu hướng đó qua tình hình huy động vốn theo đồng tiền trong năm 2009 như sau: Bảng 2.12: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền năm 2009 tại NHĐT&PT Lạng Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Số dư (+/-) Số dư (+/-) Số dư (+/-) Số dư (+/-) Nội tệ 2.490 245 2.238 -252 2.067 -171 3.194 1.127 Ngoại tệ (quy đổi) 340 -167 271 -69 331 +60 346 +16 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh các năm 2007,2008,2009) Trong năm 2009, quý III là thời kỳ nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng mạnh nhất, tăng 60 tỷ đồng so với 30/06/2009, nguyên nhân chủ yếu là do đợt phát hành kỳ phiếu ngắn hạn USD đã huy động được 956 ngàn USD (tương đương với 15,3 tỷ đồng). Quý IV là thời kỳ tăng mạnh nhất của nguồn vốn huy động nội tệ, tăng 1.127 tỷ đồng so với cuối quý III, do vào thời điểm cuối năm, trong dân cư có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi hơn, trong khi thị trường chứng khoán, bất động sản đang có dấu hiệu điều chỉnh, bên cạnh đó lãi suất tiền gửi khá hấp dẫn nên Chi nhánh đã thu hút được khối lượng tiền gửi đáng kể, đặc biệt là tiền g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3700.doc
Tài liệu liên quan