MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1. Những vấn đề cơ bản về huy động vốn 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn huy động 4
1.1.2. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 5
1.2. Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại 11
1.2.1. Khái niệm hiệu quả huy động vốn 11
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại 13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn 15
1.3.1. Các nhân tố khách quan 15
1.3.2. Các nhân tố chủ quan 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI 20
2.1. Khái quát chung về ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội 20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 20
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 21
2.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội 22
2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội 25
2.2.1. Các sản phẩm huy động vốn 25
2.2.2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng 28
2.2.3. Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn 41
2.3. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân 53
2.3.1. Những kết quả đạt được 53
2.3.2. Những tồn tại 56
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI 61
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội 61
3.1.1. Môi trường kinh doanh và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt 61
3.1.2. Định hướng và mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội 62
3.1.3. Hiệu quả huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng đối với ngân hàng 64
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội 65
3.2.1. Giải pháp về con người 65
3.2.2. Giải pháp về hoạch định và thực hiện chiến lược huy dộng vốn 66
3.2.3. Các chính sách cần áp dụng 69
3.2.4. Gắn liền việc huy động vốn với việc sử dụng vốn một cách hiệu quả 72
3.3. Các kiến nghị 74
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 74
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 74
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 77
KẾT LUẬN 79
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8860 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả cao nhất: tỷ lệ tăng so với năm 2008 là 98,36%. Ta thấy mức tăng này là rất lớn, chứng tỏ Ngân hàng đã có những nỗ lực và phương án huy động vốn một cách có hiệu quả, mang lại giá trị cao. Các biện pháp đã được áp dụng để có kết quả như trên là: tăng cường tìm kiếm những khách hàng mới, mà chủ yếu tập trung vào khách hàng là doanh nghiệp; áp dụng các biện pháp khéo léo và có những tiện ích đi kèm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tiếp tục duy trì lượng khách hàng dân cư vốn có....
Năm 2010 là năm có tỷ lệ tăng trưởng vốn không cao: tăng 191 tỷ đồng so với năm 2009, ứng với tỷ lệ tăng là 12,11%. Nguyên nhân là do Ngân hàng chủ yếu chỉ duy trì được lượng khách hàng vốn có nhưng lại chưa có các biện pháp mới để thu hút thêm vốn nhàn rỗi từ khách hàng. Đây là điểm Ngân hàng cần xem xét: sau năm 2009 có thành công lớn trong hoạt động huy động vốn thì năm 2010 đã có dấu hiệu chững lại, kết quả tính đến tháng 6 năm 2010 chỉ đạt 24,42% so với kết quả tăng 782 tỷ đồng của năm 2009.
Tóm lại: Vốn huy động của ngân hàng đã có sự tăng trưởng về số lượng để thoả mãn nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Tuy vậy độ gia tăng chưa đều qua các năm, năm 2010 có dấu hiệu giảm khá mạnh so với năm trước.
b. Quy mô và cơ cấu vốn huy động
Phân loại theo đối tượng khách hàng
Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Quy mô vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
30/06/
2010
Tăng - giảm 2008/2007
Tăng - giảm 2009/2008
Tăng - giảm 2010/2009
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
DN
170
182,2
896
785,9
+12,2
+7,17
+713,8
+391,7
-110,1
-12,28
Dân cư
398
603,8
580
522,1
+205,8
+51,7
-23,8
-3,94
-57,9
-9,98
Khác
8
9
101
460
+1
+12,5
+92
+1022
+359
+355,4
Tổng
576
795
1.577
1.768
219
782
191
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội năm 2007 – 2010)
Biểu đồ 2.2: Quy mô vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: tỷ đồng
Qua bảng biểu trên ta thấy: về cơ bản những năm sau có nguồn vốn huy động với cơ cấu tốt hơn năm trước, đến năm 2010 đã có nguồn huy động đa dạng, không còn bị phụ thuộc vào nguồn chủ yếu là dân cư như năm 2007 và 2008. Cụ thể:
*) Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp: tăng lên một cách nhanh chóng, nhất là năm 2009: tăng 713,8 tỷ đồng với mức tăng 391,7% so với năm 2008. Có được kết quả này là do sự cố gắng của ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như toàn thể cán bộ trong công tác tìm kiếm và vận động khách hàng doanh nghiệp. Nhưng sang tới năm 2010 nguồn này có sự suy giảm: giảm 110,1 tỷ đồng ứng với mức giảm 12,28% so với năm 2009. Nguyên nhân là do một số khách hàng mới bị sự cạnh tranh lôi kéo của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn với mức lãi suất và ưu đãi hấp dẫn hơn.
*)Nguồn vốn huy động từ dân cư: trong năm 2007 và 2008 đây là nguồn huy động chính của Ngân hàng, được duy trì khá đều qua các năm, tuy vậy năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 đã có dấu hiệu giảm. Nguyên nhân là do nhiều hộ sau thời gian gửi đã rút về để dùng cho những hoạt động khác như: xây nhà, mua sắm thêm tiện nghi trong gia đình....
*)Nguồn huy động khác (chủ yếu là phát hành GTCG và huy động tiền gửi từ các định chế tài chính khác): kênh huy động này tăng lên nhanh chóng trong năm 2009 và 2010. Trong năm 2007 và 2008 lượng vốn thu hút qua kênh này là rất nhỏ: năm 2007 là 8 tỷ đồng và năm 2008 là 9 tỷ đồng.Tới năm 2009 đã tăng lên 101 tỷ đồng và năm 2010 là 460 tỷ đồng. đây là kết quả rất đáng khích lệ của Ngân hàng vì đã làm đa dạng nguồn vốn huy động, Ngân hàng sẽ không bị phụ thuộc vào một nguồn huy động từ dân cư hay doanh nghiệp như trước đây.
Phân loại theo kỳ hạn
Hiện tại, Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội đã có các sản phẩm huy động vốn đa dạng với nhiều kỳ hạn khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Quy mô và cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Khoản mục
2007
2008
2009
30/06/2010
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1.TG KKH
29,5
5,12
42,5
5,35
202,1
12,82
230,7
13,05
2.TG CKH <12 tháng
486,4
84,45
663,6
83,47
744,1
47,18
755,8
42,75
3.TG CKH từ 12 đến <24 tháng
60,1
10,43
88,9
11,18
630,8
40
781,5
44,20
Tổng
576
100
795
100
1.577
100
1.768
100
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội năm 2007 – 2010)
Biểu đồ 2.3: Quy mô và cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy:
*) Về huy động tiền gửi KKH: quy mô và tỷ trọng của hình thức huy động này ngày càng tăng: năm 2007 đạt 29,5 tỷ đồng chiếm 5,12% tổng vốn huy động. Năm 2008 đạt 42,5 tỷ đồng chiếm 5,35% tổng vốn huy động. Năm 2009 đạt 202,1 tỷ đồng chiếm 12,82% tổng vốn huy động. Tính đến 30/06/2010 đạt 230,7 tỷ đồng chiếm 13,05% tổng vốn huy động.
*) Về huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng): năm 2007 đạt 486,4 tỷ đồng chiếm 84,45% tổng vốn huy động; năm 2008 tăng lên 663,6 tỷ đồng chiếm 83,47% tổng vốn huy động; nhưng năm 2009 lại giảm xuống còn 744,21 tỷ đồng chiếm 47,18% vốn huy động. Tính đến 30/06/2010 tăng lên 755,8 tỷ đồng chiếm 42,75% tổng vốn huy động.
*) Về huy động tiền gửi có kỳ hạn dài ( trên 12 tháng): quy mô và tỷ trọng của hình thức huy động này ngày càng tăng: năm 2007 đạt 60,1 tỷ đồng chiếm 10,43% tổng vốn huy động; năm 2008 đạt 88,9 tỷ đồng chiếm 11,18% vốn huy động; năm 2009 đạt 630,8 tỷ đồng chiếm 40% vốn huy động và tính đến 30/06/2010 đạt 781,5 tỷ đồng chiếm 44,20% vốn huy động.
Tổng quát ta thấy: năm 2007 và 2008 nguồn vốn chủ yếu mà Ngân hàng huy động được là nguồn vốn có kỳ hạn ngắn, chiếm 84,45% và 83,47% tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Đây là những năm mà các sản phẩm huy động vốn ngắn hạn phát huy hiệu quả cao, tạo cho Ngân hàng có nguồn vốn dồi dào để cho vay ngắn hạn. Nhưng đây cũng chính là khó khăn vì tỷ trọng nguồn huy động dài hạn còn ít nên hạn chế việc Ngân hàng xem xét cho vay dài hạn với các khách hàng có nhu cầu. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã quá chú trọng vào việc phát triển sản phẩm huy động ngắn hạn mà chưa quan tâm đúng mức tới các sản phẩm huy động dài hạn.
Sang tới năm 2009 là năm mà Ngân hàng đã có bước nhảy vọt về lượng vốn huy động được: quy mô của các hình thức huy động đều tăng với số lượng lớn. Nhưng đây cũng là năm mà tỷ trọng của nguồn vốn huy động thay đổi đáng kể: trong 2 năm trước tỷ trọng của nguồn ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao (trên 83%) thì năm 2009 lại sụt giảm còn 47,18%. Tỷ trọng của nguồn huy động dài hạn đã tăng lên 40% tổng nguồn huy động và nguồn KKH cũng tăng lên 12,82%. Đây là tín hiệu tốt cho Ngân hàng vì đã có nguồn vốn dồi dào cho cả khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạn cũng như dài hạn. Ở đây ta cũng thấy nguồn KKH tỷ trọng tăng gấp đôi so với những năm trước: Ngân hàng phải trả ít chi phí sử dụng hơn cho nguồn vốn này nhưng nguồn vốn này lại không ổn định và khi tỷ trọng của nó tăng lên cũng làm giảm tỷ trọng của nguồn CKH – là nguồn quan trọng và ổn định để từ đó Ngân hàng có thể đưa ra kế hoạch sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
6 tháng đầu năm 2010 tiếp tục duy trì được quy mô cũng như tỷ trọng của năm 2009, các nguồn huy động đều tăng, tỷ trọng của nguồn dài hạn đã chiếm tỷ trọng lớn nhất là 44,20%; tỷ trọng của nguồn ngắn hạn giảm xuống 42,75% trong khi tỷ trọng của nguồn KKH tiếp tục tăng 13,05%. Nguồn dài hạn tăng lên làm chi phí cho việc huy động vốn cũng tăng, trong khi lượng khách hàng có nhu cầu về vay vốn đầu tư dài hạn giảm thì chi phí này gây bất lợi cho Ngân hàng. Hơn nữa, tuy tỷ trọng và quy mô nguồn vốn có tăng nhưng mức tăng lại không lớn, và ta thấy là thấp hơn rất nhiều lần so với năm 2009. Nguyên nhân là do Ngân hàng chưa mở rộng được thị phần của mình trên địa bàn, khách hàng chủ yếu là khách hàng cũ mà chưa có biện pháp để thu hút các khách hàng tiềm năng mới. Bên cạnh đó có khá nhiều khách hàng cũ của Ngân hàng rút tiền ra với số lượng lớn cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Cụ thể:
Về huy động tiền gửi KKH:
Việc huy động tiền gửi KKH từ các đối tượng khách hàng trong nền kinh tế được cụ thể hoá qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Huy động tiền gửi không kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Khoản mục
2007
2008
2009
30/06/2010
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
TG KKH
29,5
100
42,5
100
202,1
100
230,7
100
- Doanh nghiệp
27,2
92,2
39,5
92,94
202
99,95
229,7
99,57
- Dân cư
2,3
7,8
3
7,06
0,1
0,05
1
0,43
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội năm 2007 – 2010)
Biểu đồ 2.4: Huy động tiền gửi không kỳ hạn
Đơn vị: %
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thây: vốn huy động tiền gửi KKH chủ yếu là từ các doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng cao từ 92% - 99%. Nguyên nhân là do dân cư chưa có thói quen dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mà các dịch vụ này chủ yếu dành cho các doanh nghiệp. Ngân hàng cũng đã mở rộng thêm quy mô của loại hình huy động này bằng các biện pháp tăng cường việc mở thẻ và các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, qua đó thu hút được nguồn vốn này với chi phí thấp hơn nhiều so với tiền gửi CKH.
Về huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng)
Việc huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn của Ngân hàng từ các đối tượng khách hàng khác nhau của Ngân hàng được cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn
Đơn vị: tỷ đồng
Khoản mục
2007
2008
2009
30/06/2010
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
TG CKH <12 tháng
486,4
100
663,6
100
744,1
100
755,8
100
- DN
127,1
26,13
140,7
21,2
208
27,95
158,1
20,92
- Dân cư
352
72,37
513,9
77,44
491,8
66,09
457
60,47
- Khác
7,3
1,5
9
1,36
44,3
5,96
140,7
18,61
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội năm 2007 – 2010)
Biểu đồ 2.5: Huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn
Đơn vị: %
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: việc huy động tiền gửi CKH ngắn chủ yếu tập trung vào đối tượng dân cư, chiếm khoảng 60% - 77%. Tuy vậy nguồn huy động này có xu hướng giảm dần qua các năm. Với đối tượng là doanh nghiệp thì nguồn huy động này được duy trì khá đều với tỷ lệ từ 20% đến 27%. Còn việc huy động từ các đối tượng khác đã có sự tiến bộ vượt bậc, tăng nhanh qua các năm: năm 2007 chỉ chiếm 1,5% tổng nguồn huy động CKH ngắn thì năm 2010 đã tăng lên 18,61%. Đây là điểm đáng ghi nhận của Ngân hàng trong việc đa dạng hoá đối tượng huy động vốn.
Về huy động tiền gửi có kỳ hạn dài ( trên 12 tháng)
Việc huy động tiền gửi có kỳ hạn dài của Ngân hàng từ các đối tượng khách hàng khác nhau của Ngân hàng được cụ thể qua bảng số liệu sau
Bảng 2.6: Huy động tiền gửi có kỳ hạn dài
Đơn vị: tỷ đồng
Khoản mục
2007
2008
2009
30/06/2010
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
TG CKH >12 tháng
60,1
100
88,9
100
630,8
100
781,5
100
- DN
15,7
26,12
2
2,25
486
77,04
398,1
50,94
- Dân cư
43,7
72,71
86,9
97,75
88,1
13,97
64,1
8,2
- Khác
0,7
1,17
0
0
56,7
8,99
319,3
40,86
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội năm 2007 – 2010)
Bảng 2.6: Huy động tiền gửi có kỳ hạn dài
Đơn vị: %
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy: nguồn huy động dài hạn của Ngân hàng trong năm 2007 và 2008 chủ yếu là từ dân cư ( 2007 chiếm 72,71% tổng nguồn dài hạn và năm 2008 tăng lên 97,75% tổng nguồn), hơn nữa quy mô vốn lại nhỏ bé. Năm 2009, Ngân hàng đã tăng được cả quy mô và tỷ trọng của đối tượng khách hàng là doanh nghiệp: nguồn huy động đạt 486 tỷ đồng ứng với 77,04% tổng nguồn dài hạn. Đây là thành tích tốt của Ngân hàng. Năm 2010 thì tỷ trọng nguồn huy động từ khách hàng doanh nghiệp giảm xuống nhưng nguồn từ các đối tượng khác lại tăng nhanh: đạt 319,3 tỷ đồng ứng với tỷ trọng 40,86% tổng nguồn dài hạn. Như vậy không những quy mô tăng lên mà sự đa dạng về đối tượng huy động cũng đã được Ngân hàng làm rất tốt.
Tóm lại: Ngân hàng đã cố gắng tăng nguồn vốn huy động cả về quy mô và chất lượng, trong đó nguồn huy động chủ yếu là CKH tạo điều kiện cho Ngân hàng lập kế hoạch kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
Phân loại theo nội, ngoại tệ
Nguồn huy động theo nội, ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội được thê hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội, ngoại tệ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
30/06/
2010
Tăng - giảm 2008/2007
Tăng - giảm 2009/2008
Tăng - giảm 2010/2009
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
Nội tệ
424,7
637,8
924,1
1461
+213,1
+50,17
+286,3
+44,88
+536,9
+58,09
Ngoại tệ quy VNĐ
151,3
157,2
652,9
307
+5,9
+3,89
+495,7
+315,3
-345,9
-52,98
Tổng
576
795
1577
1768
+219
+782
+191
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội năm 2007 – 2010)
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội, ngoại tệ
Đơn vị: tỷ đồng
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy: Nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng là VNĐ. Nguồn này tăng dần qua các năm: năm 2007 là 424,7 tỷ đồng; năm 2008 đạt 637,8 tỷ đồng tăng so với 2007 là 213,1 tỷ đồng ứng với 50,17%. Năm 2009 đạt 924,1 tỷ đồng tăng so với 2008 là 286,3 tỷ đồng ứng với mức tăng 44,88%. Năm 2010 đạt 1461 tỷ đồng tăng 536,9 tỷ đồng so với năm 2009, ứng với mức tăng là 58,09%. Kết quả này đạt được vì các khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là người Việt Nam, họ có thói quen dùng VNĐ, hơn nữa lãi suất VNĐ huy động trong những năm gần đây cũng có chiều hướng tăng. Đây là điều kiện tốt cho Ngân hàng cho vay các khách hàng trong nước vì họ chủ yếu vay vốn bằng VNĐ.
Nguồn huy động ngoại tệ : năm 2009 so với 2008 có mức tăng cao: tăng 495,7 tỷ đồng ứng với mức tăng là 315,3%. Nguyên nhân là do năm 2009 lãi suất đồng ngoại tệ tăng lên nên nhiều khách hàng đã chọn gửi tiền bằng ngoại tệ. Tuy nhiên sang năm 2010 nguồn huy động bằng ngoại tệ lại giảm 345,9 tỷ đồng ứng với mức giảm 52,98%. Nguyên nhân là do lãi suất đã biến đổi trái chiều so với 2009. Tuy vậy chúng ta thấy so với 2 năm là 2007 và 2008 thì nguồn huy động bằng ngoại tệ đã tăng lên đáng kể, tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng huy động ngoại tệ và các dịch vụ khác liên quan đến ngoại tệ.
2.2.3. Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn
a. Doanh số cho vay của Ngân hàng
Trong những năm qua, không những đẩy mạnh hoạt động huy động vốn mà Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội cũng đã đẩy mạnh công tác cho vay, tìm kiếm khách hàng mới để sao cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.
Doanh số cho vay nền kinh tế của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.8: Doanh số cho vay nền kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
30/06/
2010
Tăng - giảm 2008/2007
Tăng - giảm 2009/2008
Tăng - giảm 2010/2009
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
Doanh số cho vay
335
448,8
752,9
930,7
+113,8
+33,97
+304,1
+67,76
+177,8
+23,61
- Ngắn hạn
180,3
215
431,6
525
+34,7
+19,24
+216,6
+100,74
+93,4
+21,64
-Trung – dài hạn
154,7
233,8
321,3
405,7
+79,1
+51,13
+87,5
+37,42
+84,4
+26,27
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội năm 2007 – 2010)
Biểu đồ 2.8: Doanh số cho vay nền kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay tăng dần qua các năm: năm 2007 là 335 tỷ đồng. Năm 2008 là 448,8 tỷ đồng; tăng 113,8 tỷ đồng ứng với 33,97%. Năm 2009 là 752,9 tỷ đồng; tăng 304,1 tỷ đồng ứng với 67,76%. Năm 2010 là 930,7 tỷ đồng tăng 177,8 tỷ đồng ứng với 23,61%. Cụ thể:
*) Doanh số cho vay ngắn hạn: có xu hướng tăng dần qua các năm: năm 2008 tăng 34,7 tỷ đồng ứng với mức tăng 19,24% so với năm 2007. Năm 2009 tăng 216,6 tỷ đồng ứng với mức tăng 100,74% so với năm 2008. Năm 2010 tăng 93,4 tỷ đồng ứng với mức tăng 21,64% so với năm 2009. Điều này là phù hợp với xu hướng tăng trưởng của nguồn vốn huy động ngắn hạn của Ngân hàng.
*)Doanh số cho vay trung – dài hạn: tăng nhanh với mức tăng cao nhất vào năm 2009 là 87,5 tỷ đồng. Năm 2007 tăng 79,1 tỷ đồng so với năm 2008. Năm 2010 tăng 84,4 tỷ đồng so với năm 2009.
Điều này cho ta thấy nhu cầu sử dụng vốn để cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng. Nguyên nhân là do năm 2009 và 2010 có nhiều phương án đầu tư được thực hiện, khách hàng có nhu cầu về vốn cao để đầu tư cũng như tiêu dùng. Đồng thời đây cũng là nỗ lực của Ngân hàng trong việc thực hiện chiến lược mở rộng thị trường tín dụng, mở rộng và tìm kiếm khách hàng mới, có thêm các hình thức cho vay khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
b. Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn
Khi Ngân hàng tổ chức tốt công tác huy động vốn thì cũng cần chú ý tới hoạt động sử dụng vốn sao cho hệ số sử dụng vốn càng cao thì Ngân hàng càng có lợi. Nhưng bên cạnh đó cũng cần xem xét các khách hàng có đủ điều kiện vay vốn để đảm bảo tính an toàn cho nguồn cho vay. Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội đựơc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.9: Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
30/06/2010
VHĐ
576
795
1.577
1.768
Doanh số cho vay
335
448,8
752,9
930,7
Hệ số sử dụng vốn
58,16%
56,45%
47,74%
52,64%
Thừa(+) thiếu(-)
+241
+346,2
+824,1
+837,3
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội năm 2007 – 2010)
Biểu đồ 2.9: Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy: tuy doanh số cho vay tăng dần qua các năm nhưng hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng là không cao: năm 2007 hệ số sử dụng vốn là 58,16%; năm 2008 giảm xuống mức 56,45%; năm 2009 giảm còn 47,74% và năm 2010 là 52,64%. Điều này cho thấy sự mất cân đối giữa công tác huy động và công tác cho vay vốn của Ngân hàng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của vốn huy động rất nhanh, mặc dù đã có nỗ lực mở rộng thị trường tín dụng nhưng Ngân hàng chưa tìm được lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tương ứng và đủ điều kiện để Ngân hàng tiến hành cho vay. Hệ số sử dụng vốn không cao cũng cho thấy sự thận trọng của Ngân hàng khi tiến hành thẩm định hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. Nếu khách hàng không đủ diều kiện thì không tiến hành cho vay để đảm bảo an toàn về vốn cho Ngân hàng. Ta sẽ xem xét cụ thể:
Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn theo thời hạn:
Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn ngắn hạn:
Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.10: Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn ngắn hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
30/06/ 2010
VHĐ ngắn hạn
515,9
706,1
946,2
986,5
Doanh số cho vay ngắn hạn
180,3
215
431,6
525
Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn
+34,95%
+30,45%
+45,61%
+53,22%
Thừa(+) thiếu(-)
+335,6
+491,1
+514,6
+461,5
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội năm 2007 – 2010)
Biểu đồ 2.10:Tính cân đối giữa việc HĐV và sử dụng vốn ngắn hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy: hệ số sử dụng vốn ngắn hạn của Ngân hàng được nâng cao qua các năm: năm 2007 hệ số sử dụng vốn là 34,95%; năm 2008 giảm xuống 30,45%; năm 2009 tăng lên 45,61% và năm 2010 đạt 53,22%. Đây là kết quả tích cực của Ngân hàng. Trong năm 2007 và 2008 hệ số sử dụng vốn là thấp, chỉ đạt trên 30% nhưng năm 2009 và 2010 đã khắc phục được và nâng hệ số sử dụng vốn lên mức 45% – 53%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Tuy vậy hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng là không cao, doanh số cho vay so với nguồn huy động được chỉ ở mức 30% - 50%, tức là phần được sử dụng thấp hơn phần còn dư khá nhiều, thậm chí nhiều hơn phần được sử dụng.
Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn trung- dài hạn:
Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn trung- dài hạn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.11: Tính cân đối giữa việc HĐV và sử dụng vốn trung - dài hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
30/06/2010
VHĐ trung-dài hạn
60,1
88,9
630,8
781,5
Doanh số cho vốn trung-dài hạn
154,7
233,8
321,3
405,7
Hệ số sử dụng vốn trung-dài hạn
+257,4%
+262,99%
+50,94%
+51,91%
Thừa(+) thiếu(-)
-94,6
-144,9
+309,5
+375,8
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội năm 2007 – 2010)
Biểu đồ 2.11: Tính cân đối giữa việc HĐV và sử dụng vốn trung - dài hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Hệ số sử dụng vốn trung – dài hạn là cao, năm 2007 là 257,4%; năm 2008 là 262,99%. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu vốn huy động trung dài hạn để cho vay, Ngân hàng không huy động đủ nguồn trung dài hạn để cho vay và phải dùng tới nguồn ngắn hạn: năm 2007 lượng vốn thiếu là 94,6 tỷ đồng; năm 2008 lượng vốn thiếu là 144,9 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong 2 năm này lượng vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng là vốn ngắn hạn trong khi nhu cầu vay vốn dài hạn là cao, do đó Ngân hàng phải sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Điều này làm tăng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng. Sang năm 2009 và 2010, Ngân hàng đã khắc phục được điểm này, hệ số sử dụng vốn là 50,94% và 51,91%. Tức là đã có đủ vốn cho nhu cầu vay trung dài hạn của khách hàng. Nhưng lượng vốn huy động trung dài hạn lại tăng cao đột biến, do đó hệ số sử dụng vốn chỉ đạt trên 50%, làm tăng chi phí trả lãi cho khách hàng và giảm lợi nhuận của Ngân hàng.
Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn theo loại tiền:
Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nội tệ
Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nội tệ của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.12: Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nội tệ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
30/06/ 2010
VHĐ bằng nội tệ
424,7
637,8
924,1
1461
Doanh số cho vay bằng nội tệ
195
290,4
547,9
702,8
Hệ số sử dụng vốn
+45,91%
+45,53%
+59,29%
+48,1%
Thừa(+) thiếu(-)
+229,7
+347,4
+376,2
+758,2
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội năm 2007 – 2010)
Biểu đồ 2.12:Tính cân đối giữa việc HĐV và sử dụng vốn nội tệ
Đơn vị: tỷ đồng
Qua bảng biểu trên ta thấy: về lượng vốn sử dụng đã tăng qua các năm: năm 2007 doanh số cho vay bằng nội tệ là 195 tỷ đồng, năm 2008 tăng lên 290,4 tỷ đồng; năm 2009 đạt 547,9 tỷ đồng và năm 2010 là 702,8 tỷ đồng. tuy vậy, hệ số sử dụng vốn nội tệ chỉ dao động quanh mức 45%-48%, trừ năm 2009 là 59,29%. Như vậy hệ số sử dụng vốn là không cao, thường xuyên có phần thừa lớn hơn cả phần sử dụng. Dù năm 2009 có hệ số sử dụng vốn tăng lên nhưng sang năm 2010 lại không duy trì được và bị giảm xuống. Trong khi nguồn huy động chủ yếu là nội tệ nên việc sử dụng nguồn sao cho hợp lý là vấn đề rất quan trọng với Ngân hàng.
Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn ngoại tệ:
Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn ngoại tệ (quy VNĐ) được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.13: Tính cân đối giữa việc HĐV và sử dụng vốn ngoại tệ
Đơn vị: tỷ đồng (ngoại tệ đã quy VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
30/06/2010
VHĐ bằng ngoại tệ
151,3
157,2
652,9
307
Doanh số cho vốn bằng ngoại tệ
140
158,4
205
227,9
Hệ số sử dụng vốn bằng ngoại tệ
+92,53%
+100,76%
+31,40%
+74,23%
Thừa(+) thiếu(-)
+11,3
-1,2
+447,9
+79,1
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội năm 2007 – 2010)
Biểu đồ 2.13: Tính cân đối giữa việc HĐV và sử dụng vốn ngoại tệ:
Đơn vị: tỷ đồng (ngoại tệ đã quy VNĐ)
Qua bảng trên ta thấy: doanh số cho vay bằng ngoại tệ tăng dần qua các năm: năm 2007 doanh số cho vay là 140 tỷ đồng; năm 2008 là 158,4 tỷ đồng; năm 2009 là 205 tỷ đồng và năm 2010 là 227,9 tỷ đồng. Nhìn chung các năm hệ số sử dụng vốn rất cao: năm 2007 là 92,53%; năm 2008 là 100,76% và năm 2010 là 74,23%. Đây là điểm rất tốt của Ngân hàng. Chỉ duy nhất năm 2009 hệ số sử dụng vốn xuống thấp bất thường, chỉ đạt 31,40%. Nguyên nhân là do năm 2009 nguồn huy động bằng ngoại tệ tăng đột biến nên Ngân hàng chưa tìm được lượng khách hàng có nhu cầu vay với số lượng lớn như vậy.
2.2.4. Chi phí trả lãi thực tế và l ãi suất bình quân đầu vào
a. Chi phí trả lãi thực tế
Chi phí trả lãi thực tế của Ngân hàng thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.14: Chi phí trả lãi thực tế
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
30/06/
2010
Tăng - giảm 2008/2007
Tăng - giảm 2009/2008
Tăng - giảm 2010/2009
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
Chi phí
46,2
83,3
90,4
108,8
+37,1
+80,3
+7,1
+8,52
+18,4
+20,35
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội năm 2007 – 2010)
Biểu đồ 2.14: Chi phí trả lãi thực tế
Đơn vị: tỷ đồng
Qua bảng số liệu trên ta
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội.doc