MỤC LỤC
*LỜI MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục tiêu nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên cứu 2
Phạm vi nghiên cứu 2
Kết cấu của khóa luận 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1. Các khái niệm cơ bản 5
1.1.1. Chiến lược kinh doanh 5
1.1.2. Hiệu quả kinh doanh 6
1.1.3. Ý Nghĩa của hiệu quả kinh doanh 8
1.1.4. Vai trò hiệu quả kinh doanh 10
1.1.4.1. Hiệu quả đối với doanh nghiệp 10
1.1.4.2. Hiệu quả đối với nền kinh tế xã hội 10
1.1.4.3. Hiệu quả đối với nhân viên 10
1.1.4.4. Hiệu quả đối với khách hàng 11
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 12
1.1.5.1. Về mặt kinh tế: 12
1.1.5.2. Về mặt xã hội 14
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh 15
1.1.6.1. Nhân tố bên ngoài 15
1.1.6.2. Nhân tố bên trong 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM TRÚC TÂM 22
2.1Giới thiệu chung Công ty 23
2.1.1 Sơ lược về Công ty TNHH TM Trúc Tâm 23
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 23
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 24
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 24
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 25
2.1.4. Quy trình công nghệ chế biến cà phê của công ty 28
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty 30
2.2.1. Môi trường vĩ mô 30
2.2.2 Môi trường vi mô 32
2.3.3 Môi trường bên trong 34
2.3.3.1. Tài chính 34
2.3.3.2. Nguồn nhân lực 36
2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 37
2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty: 37
2.3.1.1. Về mặt kinh tế 37
2.3.1.2. Về mặt xã hội 44
2.3.2 Phân tích những điểm mạnh,điểm yếu,cơ hội,nguy cơ 46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÚC TÂM 48
3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 49
3.2. Kiến Nghị 56
3.3. Kết Luận 57
* TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty TNHH thương mại Trúc Tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.
Một quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu không bảo tồn, gìn giữ được nền văn hóa truyền thống của mình. Một gia đình sẽ không thể đầm ấm sum vầy và đóng góp tích cực cho xã hội nếu không có gia phong, gia giáo. Cũng như vậy một doanh nghiệp sẽ không thể có một sự nghiệp lâu dài, bền vững nếu không có một nền văn hóa đặc thù hoặc tệ hơn, môi trường văn hóa của doanh nghiệp lại là một bầu không khí căng thẳng ức chế hoặc đầy rẫy bất công.
Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Một doanh nghiệp có nền văn hóa tốt, sẽ tạo cho nhân viên sự hứng thú trong công việc, khách hàng sẽ quan tâm hơn đến sản phẩm của doanh nghiệp, tin tưởng sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp,qua đó giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
1.1.6.2.6. Trình độ cán bộ quản lý và trình độ nhân viên
Trình độ của cán bộ quản lý và nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhân viên có trình độ sẽ dễ dàng tiếp thu công nghệ mới, không làm hư hỏng máy móc thiết bị, dễ thích ứng với công việc, có khả năng sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh và làm tăng hiệu quả cho doanh nghiệp.
Cán bộ quản lý có trình độ, có năng lực điều hành, tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban, tạo dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng, biết quan tâm, động viên nhân viên làm việc tốt hơn. Qua đó giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH TM TRÚC TÂM
2.1. Giới thiệu về công ty
2.1.1. Sơ lược về Công ty TNHH TM Trúc Tâm
Tên công ty : Công Ty TNHH Thuơng Mại Trúc Tâm
Tên giao dịch : TRUCTAM CO., LTD
Địa chỉ : 197 - 199 Trần Hưng Đạo, Buôn Hồ, Krông Buk, Đăk Lăk
Điện thoại : + 84 (50) 3872357 - 3872612 – 3872043
Fax : + 84 (50) 3872110
Mã số thuế : 40.02.000.085
Logo :
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Thương Mại Trúc Tâm là doanh nghiệp tư nhân, tiền thân là Công ty Tư Doanh Thương Mại Trúc Tâm được thành lập từ năm 1995, đến năm 2000 thực hiện theo luật doanh nghiệp chuyển đổi thành Công Ty TNHH Thương Mại Trúc Tâm ( Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 40.02.000.085 – Do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Daklak cấp ngày 05/06/2000 )
Nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng mở rộng và để nâng cao hiệu quả kinh doanh, năm 2001 công ty đã thành lập hai chi nhánh tại Gia Lai và TP HCM, trạm kinh doanh chế biến hàng chất lượng cao
Trải qua gần 15 năm tồn tại và phát triển với không ít những khó khăn, đặc biệt trong những năm gần đây tình hình kinh doanh cà phê trên thế giới đầy biến động. Trước những khó khăn thử thách đó, tập thể CBCNV trong công ty đoàn kết một lòng, phấn đấu không biết mệt mỏi, nhờ đó mà hôm nay công ty đã đạt được những thành quả lớn lao như:
+ Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000.
+ Đạt lợi nhuận cao trong nhiều năm.
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
+ Đặc biệt, đầu năm 2005 Công ty được Nhà Nước phong tặng Huân Chương Lao Động hạng 3
+ Giữ vững thị phần, ngày càng mở rộng thị trường.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
v Bộ máy quản lý của công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Trúc Tâm
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kế toán tài chính
Phòng kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính
Trạm kinh doanh
Chi nhánh Gia Lai
Chi nhánh TP
HCM
Chú thích :
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
(Nguồn:Phòng tổ chức hành chính của công ty)
Cơ cấu tổ chức của công ty theo kiểu quan hệ trực tuyến tham mưu, tuân thủ chế độ một thủ trưởng. Cơ cấu này có ưu điểm là đơn giản, tiện lợi cho việc giám sát, duy trì kỷ luật, dễ kiểm tra và phân định rõ quyền hành, chức năng, nhiệm vụ cho từng phòng ban. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức là mối quan hệ phối hợp, cùng nhau thực hiện kế hoạch của công ty với chức năng và nhiệm vụ của mình. Do đó, đòi hỏi phải có sự phối hợp, tạo điều kiện cho nhau trong công việc để hoàn thành mục tiêu chung của công ty.
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc
Phụ trách chung và xuyên suốt các hoạt động của công ty và trực tiếp phụ trách các phần việc như sau :
- Quyết định công tác kinh doanh, chiến lược kinh doanh và công tác đối ngoại, trực tiếp đàm phán và ký các hợp đồng xuất khẩu cà phê, làm việc với các đoàn khách đến đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương.
- Quyết định giá mua, bán trong các hoạt động kinh doanh.
- Hoạch định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành và bố trí cán bộ để đảm bảo hiệu qủa cao.
- Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm điều lệ công ty.
- Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc trực, bí thư đảng uỷ công ty
- Quản lý việc thu chi hàng ngày của công ty, quyết toán tài chính quý, năm.
- Thay mặt giám đốc điều hành các công việc và các hoạt động kinh doanh thường xuyên toàn công ty.
- Ký nhận các khoản vay và trả nợ ngân hàng theo uỷ quyền của giám đốc.
- Kiểm tra số liệu nhập xuất mua bán hàng hoá hàng ngày, tháng, quý toàn công ty.
- Là bí thư đảng uỷ công ty trực tiếp chỉ đạo công tác nội chính, công tác tư tưởng của CBCNV và các tổ chức đoàn thể trong công ty.
- Hàng tháng tổ chức họp cơ quan để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong tháng và triển khai kế hoạch thời gian tới.
Phó giám đốc kiêm trạm trưởng trạm kinh doanh
- Quản lý toàn diện kho hàng thuộc trạm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về sự an toàn của kho hàng.
- Trực tiếp tổ chức việc thu mua, chế biến cà phê nông sản theo sự chỉ đạo của giám đốc công ty và phòng kinh doanh.
- Tổ chức công tác làm hàng chất lượng cao theo kế hoạch và sự chỉ đạo của công ty.
- Tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản vật tư, tiền vốn được giám đốc công ty giao, quản lý tốt nguồn nhân lực của trạm.
- Được giám đốc uỷ quyền ký các quyết định thành lập các điểm thu mua cà phê nông sản thuộc trạm quản lý sau khi được địa phương đồng ý.
- Được ký duyệt tạm ứng thu chi tiền mặt theo số lượng thu mua hàng ngày và các khoản chi phí làm hàng theo định mức đã phê duyệt.
- Thay mặt giám đốc công ty quan hệ công tác với các bên có liên quan trên địa bàn trạm đứng chân và báo cáo nội dung kết quả các cuộc giao tiếp đó.
Đại diện lãnh đạo
Giám đốc chỉ định phó giám đốc trực là đại diện lãnh đạo. Ngoài trách nhiệm đã được phân công, đại diện lãnh đạo có trách nhiệm và quyền hạn như sau :
+ Đảm bảo các quá trình cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng, được sử dụng và được duy trì.
+ Báo cáo giám đốc việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của công ty và mọi nhu cầu quản lý.
+ Đảm bảo thúc đẩy toàn bộ công ty nhận thức được các yêu cầu khách hàng.
+ Đề xuất các biện pháp ngăn ngừa những công việc không phù hợp đối với sản phẩm, quá trình, hệ thống chất lượng...
Phòng kinh doanh
- Trên cơ sở lệnh mua hàng ngày của giám đốc công ty, phòng có nhiệm vụ chỉ đạo và thực hiện việc mua, bán, chốt hàng và nhập xuất hàng hoá kịp thời, đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn trong mua bán.
- Quản lý công tác thu mua và cân đối vật tư hàng hoá của toàn công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Quản lý các hợp đồng xuất khẩu và chỉ đạo việc làm hàng, giao hàng theo các cam kết ghi trong hợp đồng cho khách hàng.
- Quản lý thực hiện và thanh lý các hợp đồng mua bán hàng hoá.
- Quản lý điều vận các quá trình vận chuyển hàng hoá từ điểm bốc hàng đến nơi xuống hàng, trường hợp quá 24 giờ thì phải có các biện pháp truy tìm nguyên nhân đồng thời phải báo ngay lãnh đạo công ty biết để chỉ đạo.
- Báo cáo tổng hợp, cập nhật thường xuyên tình hình thực hiện công tác thu mua xuất nhập hàng và tình hình công nợ phát sinh trong công tác thu mua.
- Quản lý và chỉ đạo kiểm tra và ký kết các khoản thu chi trong định mức đã được quy định tại các chi nhánh của công ty ở Bình Dương và TP HCM.
Phòng kế toán tài chính
- Giám sát hoạt động thu chi tài chính và tổ chức hạch toán kế toán toàn công ty. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước hiện hành và quy chế tài chính của tổng công ty cà phê Việt Nam.
- Tổ chức các nghiệp vụ hạch toán, phân công nhiệm vụ của các thành viên trong phòng, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc để thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán toàn công ty.
- Thường xuyên kiểm soát thu chi, quản lý tiền vốn vật tư, hàng hoá ( xuất nhập tồn kho ) trạm và chi nhánh, chỉ đạo công tác kiểm kê kho hàng, vật tư, tiền vốn theo định kỳ của nhà nước và theo chủ trương của công ty.
- Theo dõi chặt chẽ và đôn đốc thường xuyên việc thu hồi công nợ.
- Nghiêm túc chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ do bộ tài chính quy định.
- Kê khai và nộp thuế đầy đủ đúng quy định của nhà nước.
- Lập báo cáo quyết toán tài chính đúng định kỳ tháng, quý, năm, phân tích hoạt động kinh doanh.
Phòng tổ chức hành chính
- Tham mưu, quản lý, bố trí, sử dụng, đào tạo, tuyển dụng CBCNV và lao động theo năng lực, sở trường một cách hợp lý, nâng cao hiệu suất công tác và tăng năng suất lao động.
- Quản lý tiền lương và thực hiện các chính sách đối với người lao động như BHYT, BHXH, thi đua khen thưởng và kỷ luật, quản lý hồ sơ theo đúng quy định của nhà nước và công ty.
- Cùng các phòng có liên quan tham mưu xây dựng các quy chế nội bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nội quy, quy chế của công ty, công tác an toàn vệ sinh lao động.
- Quản lý công tác hành chính, văn thư lưu trữ.
- Quản lý công tác quản trị văn phòng công ty.
2.1.4. Quy trình công nghệ chế biến cà phê của công ty
- Bước 1 : Nguyên liệu là cà phê nhân được thu mua từ các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các đại lý,...có độ ẩm, tạp chất không ổn định, có kích cỡ hạt trên các sàng 13,16,18 ( tương đương R2, R1 16, R1 18 ) theo tiêu chuẩn quốc tế. Để có cà phê nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế đã ký kết phải dùng các thiết bị sấy, tách hạt sàng phân loại, máy bắn màu ...
- Bước 2 : Nguyên liệu chưa đạt độ ẩm đưa vào lò sấy làm khô đảm bảo độ ẩm theo hợp đồng ( Đối với R2 ẩm độ quy chuẩn từ 12,5 đến 13 %, đối với R1 16, 18 ẩm độ quy chuẩn là 12,5 % ).Lò sấy có công suất là 10 tấn / mẻ, mỗi mẻ từ 3 – 4 giờ.
- Bước 3 : Do nguyên liệu còn có nhiều tạp chất như : vỏ cà phê, que cành... cần phải dùng sàng để tách bỏ tạp chất đảm bảo thành phẩm sạch tạp chất.
- Bước 4 : Cà phê nhân sau khi được sấy khô và làm sạch tạp chất sẽ được đưa vào máy sàng phân loại để tách từng loại hạt theo kích cỡ quy định đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Hệ thống sàng phân loại có 5 lưới sàng :
+ Lưới cà dẹt để tách quả bi, hạt bi
+ Lưới sàng 7,1 li để tách R1 18
+ Lưới sàng 6,3 li để tách R1 16
+ Lưới sàng 5 li để tách R2 13
+ Lưới sàng 2,8 li để tách R3 cà mẻ
- Bước 5 : Nếu khách hàng có nhu cầu mua cà phê đánh bóng thì cà phê nhân sẽ được chuyển sang hệ thống máy đánh bóng.
- Bước 6 : Để xuất khẩu cà phê chất lượng cao có tỉ lệ hạt vỡ, hạt lép, hạt xốp thấp phải dùng sàng trọng lượng hoặc dùng sàng tách đá để loại bỏ hạt xốp, hạt vỡ, que cành còn sót, đá có lẫn trong cà phê.
- Bước 7 : Trong dây chuyền này, nếu khách hàng có nhu cầu mua loại cà phê có tỉ lệ hạt đen vỡ từ 0,1 đến 1 % thì nguyên liệu tiếp tục qua hệ thống máy bắn màu (Sortex) để loại bỏ những hạt đen, hạt nâu.
- Bước 8 : Sau khi cà phê nhân đã qua các công đoạn trên sẽ được đóng bao với trọng lượng tịnh 60 kg/ bao ( cả bao là 60,75 kg ).
- Bước 9 : Cà phê nhân chất lượng cao sau khi được đóng bao sẽ được kiểm định chất lượng bởi các đơn vị kiểm định như : FCC, CAFE CONTROL, VINA CONTROL, được nhập kho và xuất bán.
Tất cả hệ thống công nghệ chế biến này của công ty đều do Việt Nam sản xuất, trừ máy bắn màu được nhập từ Anh quốc dùng để sản xuất hàng không đen.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ công nghệ chế biến cà phê
Cà phê nhân xô
Phơi
Lò sấy
Máy tách
tạp chất
Hệ thống máy đánh bóng
Hệ thống máy bắn cà phê đen
Hệ thống máy sàn trọng
Máy sàn phân loại kích thước
Đóng bao
Nhập kho
Xuất bán
(Nguồn:Phòng kinh doanh của công ty)
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty :
2.2.1. Môi trường vĩ mô
2.2.1.1 Các yếu tố kinh tế
Công ty TNHH Thương Mại Trúc Tâm là đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, đang trên đà phát triển với sự mở rộng, hợp tác không chỉ với các quốc gia trong khu vực ASEAN mà còn với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, các nước thuộc liên minh Châu Âu (EU), và WTO. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp công ty tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty.
Tuy nhiên, để có các hợp đồng kinh tế quốc tế không phải là điều dễ dàng, công ty phải đối mặt với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm, sự thuận lợi trong mua bán như thời hạn thanh toán, đảm bảo thời gian giao hàng. Chính vì thế mà công ty cần quan tâm tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, cập nhật thông tin về các điều luật thương mại quốc tế, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó đảm bảo lợi ích kinh doanh của công ty, tạo dựng uy tín với khách hàng.
2.2.1.2. Các yếu tố chính trị
Môi trường chính trị, pháp luật có những ảnh hưởng nhất định đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang tiến vào hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, hệ thống quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Công ty cần có những biện pháp cụ thể, kịp thời nhằm thích ứng với môi trường hoạt động để tranh thủ mọi cơ hội, thời cơ để phát triển.
2.2.1.3. Các yếu tố tự nhiên
Công ty đóng trên địa bàn Tây Nguyên nên chịu sự ảnh hưởng của khí hậu, trong năm chỉ có hai mùa mưa nắng. Đây là một trong những khó khăn đối với công ty về việc vận chuyển, bảo quản hàng hoá. Nếu không tránh được những yếu tố khách quan do môi trường tự nhiên mang lại, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm, từ đó không thể đáp ứng tốt được các nhu cầu của khách hàng. Để hạn chế tối đa những bất lợi trên, công ty đã có sự quan tâm rất lớn đến việc đầu tư, xây dựng hệ thống kho bãi bảo quản hàng hoá, nhằm hạn chế tối thiểu tổn thất trong quá trình kinh doanh và góp phần vào việc làm hài lòng khách hàng.
2.2.2. Môi trường vi mô
2.2.2.1. Khách hàng
Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của công ty, khách hàng chủ yếu của công ty là ở nước ngoài. Trong những năm qua mặc dù tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn vượt lên thử thách và lập nên những thành tích đáng khích lệ. Duy trì và phát triển quan hệ với nhiều khách hàng như tập đoàn Volcafe, Newman, Taloca và hơn 20 tập đoàn khác. Công ty có thị trường xuất khẩu qua gần 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như : Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Bỉ, Anh, Ba Lan, Nhật Bản, Canada,...
2.2.2.2. Nhà cung cấp
Đối tượng đôi khi không được chú ý trong bản mô tả các nguồn quan trọng của một công ty là nhà cung cấp. Các tổ chức này cung cấp các nguyên vật liệu và dịch vụ cần thiết để công ty tạo ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường. Những cách tốt nhất để tăng cường quan hệ mua bán này là công ty phải nhất quán về khả năng mua hàng và thiện ý đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng của mình, và ghi nhận các hỗ trợ về kỹ thuật và hành chính của các nhà cung cấp. Một cách khác là tiếp tục duy trì quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp hiện tại và các điều kiện tài chính có thể ảnh hưởng đến nhu cầu trong tương lai. Công ty đưa các nhà cung cấp vào danh sách gứi các tài liệu như báo cáo hàng năm của công ty, các thông báo về sản phẩm mới, và các thông tin khác có liên quan.
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là xuất khẩu cà phê với số lượng lớn nên nguồn nguyên liệu phải được đảm bảo về số lượng và chất lượng. Chính vì thế mà công ty đã ký hợp đồng thu mua cà phê vỏ, cà phê nhân với các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh, các đại lý thu mua cà phê và các công ty trên địa bàn tỉnh và các tỉnh Gia Lai, Đăk Nông.
2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh
Bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động kinh doanh đều phải đối đầu với đối thủ cạnh tranh.Cạnh tranh biểu hiện dưới nhiều hình thức như giá cả, chất lượng sản phẩm, phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, vận chuyển, giao nhận, công tác chăm sóc khách hàng. Một công ty càng thành công, nó càng thu hút sự cạnh tranh.Trong ngắn hạn, các đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất là những đối thủ tương tự với công ty của bạn nhất. Các khách hàng không thể thấy sự khác biệt, công ty của bạn là một sự lẫn lộn trong ký ức của họ. Sự cạnh tranh mới không nằm giữa các công ty sản xuất trong các công ty của họ, mà giữa cái họ bổ sung vào đầu ra của công ty dưới dạng cách đóng gói, các dịch vụ, quảng cáo, lời khuyên khách hàng, chính sách tài trợ, các kiểu sắp xếp bàn giao, chế độ lưu kho và những thứ khác mà người ta coi trọng. Chính vì vậy mà một công ty không bao giờ được bỏ qua các đối thủ cạnh tranh của mình, hãy luôn cảnh giác trước các đối thủ cạnh tranh.
Theo thống kê của Hiệp Hội cà phê – ca cao Việt Nam thì đối thủ cạnh tranh của công ty hiện nay bao gồm :
Công ty dịch vụ XNK Cà Phê II
Công ty Mascopex
Công ty đầu tư XNK Đăk Lăk
Công ty XNK Intimex
Ngoài những đối thủ cạnh tranh trong nước, công ty còn phải đối đầu với đối thủ cạnh tranh nước ngoài mà chủ yếu là những công ty thuộc các quốc gia có sản lượng cà phê nhiều như Brazil, Indonesia, Colombia, India.
Canh chừng các đối thủ cạnh tranh tuy là vấn đề quan trọng, song quan trọng hơn vẫn là nỗi ám ảnh về các khách hàng của công ty. Chính các khách hàng chứ không phải đối thủ cạnh tranh, sẽ xác định ai thắng trong cuộc chiến.
2.2.2.4. Cộng Đồng
Dân chúng tại các thành phố hay khu dân cư nơi công ty đặt công tyhay trụ sở cũng là một đối tượng đáng quan tâm trong hoạt động của công ty. Các vấn đề mà cư dân quan tâm là cơ hội việc làm ổn định và xử lý các chất thải của công ty, cũng như giúp đỡ các chương trình giải trí, văn hoá và từ thiện tại địa phương. Công ty đã quan tâm công tác xã hội từ thiện với tổng số tiền đã chi trên 600 triệu đồng trong 5 năm cho những công tác xây nhà, chăm sóc 3 bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ gia đình nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, xây dựng nhà tình nghĩa. Xây dựng và trang bị cho những nơi khó khăn một số phòng học. Hỗ trợ cho bệnh viện Việt Đức và đơn vị kết nghĩa tiểu đoàn 303, trợ cấp hàng trăm tấn gạo cho đồng bào dân tộc khi vụ mùa giáp hạt.
2.2.2.5. Chính Quyền
Chính quyền các cấp là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với các hoạt động của công ty. Do có chức năng đánh thuế, cấp giấy phép, và ra quy định, nên chính quyền có thể hạn chế, khuyến khích, hay bác bỏ các hoạt động của công ty. Mục tiêu đầu tiên của công ty là giữ mối quan hệ gần gũi với các cấp có thẩm quyền quyết định về các quy định, điều chỉnh, họ có thể ra các quyết định ảnh hưởng tới công ty.
2.3.3. Môi trường bên trong :
2.3.3.1. Tài chính
Bảng 2.1 : Quy mô kinh doanh của công ty TNHH Trúc Tâm
Đơn vị tính :ngàn đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Chênh lệch %
2008/2007
2009/2008
Tổng vốn kinh doanh
53.406.641
57.356.487
68.765.432
7,4
19,89
Vốn cố định
13.776.235
17.513.561
21.693.502
27,13
23,87
Vốn lưu động
39.630.406
39.842.926
47.071.930
0,54
18,14
(Nguồn: Phòng Kế toán )
Biểu đồ 2.1: Quy mô kinh doanh của công ty năm 2007 đến năm 2009
2008
2007
Vốn cố định
Vốn kinh doanh
80000000
70000000
60000000
50000000
40000000
30000000
20000000
10000000
0
68765432
21693502
47071930
57356487
17513561
39842926
53406641
13776235
39630406
Đvt: ngàn đồng
2009
Vốn lưu động
(Nguồn: Phòng Kế toán )
Nhận xét :
Từ những số liệu trên bảng , cho thấy một dấu hiệu khả quan của công ty. Nguồn vốn cố định của công ty tăng dần lên năm 2008 tăng 27,13% so năm 2007, năm 2009 tăng 23,87% so năm 2008, công ty đã cung cấp đấy đủ máy móc thiết bị để phục vụ cho công việc, đáp ứng tiến độ sản xuất.Đây là phần thiết yếu để quyết định sự thành công của kinh doanh.Bên cạnh đó , nguồn vốn lưu động cũng tăng với tốc độ không nhỏ: năm 2008 tăng hơn năm 2007 là 0,54%,năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 18,14% và tốc độ tăng giữa năm 2009 và năm 2008 so với năm 2008 và năm 2007 cao hơn 17,6 % , cho thấy nguồn vốn lưu động không chỉ tăng mà còn tăng khá cao.Ta thấy được những dấu hiệu tốt cho việc kinh doanh của công ty hiện tại và là một cơ sở quan trọng để công ty có đưa ra hay không những quyết định kinh doanh sau này.
2.3.3.2. Nguồn nhân lực
Bảng 2.2 : Cơ cấu lao động qua các năm 2007-2008-2009
STT
Chỉ tiêu phân loại
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
2008/2007
2009/2008
+/-
%
+/-
%
Tổng số lao động
221
261
269
40
0,18
8
0,03
Theo mối quan hệ sản xuất
Lao động trực tiếp
140
147
152
7
0,05
5
0,03
Lao động phục vụ
65
68
69
3
0,05
1
0,01
Lao động gián tiếp
16
46
48
30
1,88
2
0,04
Theo trình độ chuyên môn
Đại học
22
25
27
3
0,14
2
0,08
Cao đẳng
8
9
9
1
0,13
0
0,00
Trung cấp - CNKT
191
227
233
36
0,19
6
0,03
Theo giới tính
Lao động nam
162
201
209
39
0,24
8
0,04
Lao động nữ
59
60
60
1
0,02
0
0,00
Độ tuổi bình quân
36
36
37
(Nguồn: Phòng hành chính)
Nhận xét :
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động qua các năm của công ty ta thấy tổng số lao động của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 đều tăng. Năm 2008, số lượng lao động tăng 40 lao động tương đương 0,18% so với năm 2007, năm 2009 số lượng lao động tăng 3 lao động tương đương 0,03% là do công ty đã mở rộng thêm sản xuất và tăng sản lượng sản xuất, ngoài ra công ty cũng lắp đặt thêm dây chuyền xử lý nước thải, nên cần thêm số lượng lao động. Với xu thế hiện nay bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại, phát triển lâu dài và bền vững cũng phải chú trọng đến đội ngũ, chất lượng lao động. Chính vì thế trong năm 2009, công ty đã chú trọng tuyển dụng nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao thay thế cho những lao động nghỉ chế độ, chuyển công tác vì thế năm 2009 số lượng kỹ sư, cao đẳng trung cấp đã tăng lên so với 2008. Đây là bước đi đúng đắn của doanh nghiệp cho kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.
Cụ thể hiện nay Công ty sử dụng thời gian làm việc như sau :
- Đối với nhân viên gián tiếp : Nghỉ thứ bảy, chủ nhật, phép, ngày lễ, ngày Tết. Bình quân làm 22 ngày/1 tháng.
- Đối với công nhân phục vụ : Nghỉ thứ bảy, chủ nhật, phép, ngày lễ, ngày Tết, tăng ca đột xuất. Bình quân làm 22,5 ngày/1 tháng.
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất : 8 ngày nghỉ 2 ngày, không nghỉ lễ, Tết bình quân làm 23 ngày/1 tháng. Vì sản xuất theo dây chuyền liên tục, nên khi có công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ chế độ theo tiêu chuẩn Nhà nước thì phải bố trí người tăng ca thế chỗ khuyết. Do vậy ngày nghỉ phép theo chế độ coi như không có đối với khối trực tiếp sản xuất.
2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty:
2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty:
2.3.1.1. Về mặt kinh tế:
òChỉ tiêu lợi nhuận theo vốn kinh doanh:
Bảng 2.3: Thu nhập trên vốn kinh doanh
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Lợi nhuận trước thuế
655.903
925.370
971.854
Tổng vốn kinh doanh
53.406.641
57.356.487
68.765.432
Lợi nhuận /Tổng vốn Kinh Doanh
0,012
0,016
0,014
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét:
Với chỉ tiêu này cho chúng ta thấy với 1 đồng tài sản bỏ ra để kinh doanh công ty đã mang về cho mình số tiền lời tương ứng với các tỉ số qua các năm, nhưng tỉ số này của công ty thay đổi qua các năm :
Từ số liệu tính toán được ta thấy chỉ tiêu này có sự biến động qua các năm. Năm 2009 đạt 0,014 tức là cứ một đồng vốn sử dụng trong kinh doanh sẽ mang lại 1,4 đồng lợi nhuận. Giá trị này đã giảm so với năm 2008 và đạt ở mức thấp. Năm 2008 chỉ tiêu này là 0,016. Năm 2009 chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn vẫn đạt ở mức thấp, lại có xu hướng giảm là bởi công ty đã đầu tư chi phí lớn để mở rộng thị trường mà hiệu quả thu lại năm này không cao nên đã làm cho lợi nhuận thấp.
ô Chỉ tiêu doanh thu theo vốn kinh doanh:
Bảng 2.4: Tỉ suất doanh thu theo vốn kinh doanh
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh thu thuần
57.099.776
69.257.360
86.468.565
Tổng vốn kinh doanh
53.406.641
57.356.487
68.765.432
Doanh thu /Tổng vốn KD
1,069
1,207
1,257
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận Xét:
Chỉ tiêu này năm 2007 là 1,069, tức là bình quân cứ một đồng vốn tạo ra được 1,069 đồng doanh thu, năm 2009 là 1,257,tức là bình quân cứ một đồng vốn tạo ra 1,257 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này đều tăng qua các năm nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp so