MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Phần mở đầu. 1
Chương I. Bản chất của hiệu quả kinh doanh và những chỉ tiêu đánh giá. 4
1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. 4
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 7
2.1. Chỉ tiêu tổng quát. 7
2.2. Chỉ tiêu cụ thể. 8
2.2.1. Lợi nhuận. 8
2.2.2. Doanh thu. 9
2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận. 10
2.2.4. Hiệu quả sử dụng lao động. 11
2.2.5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 12
2.2.6. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 12
2.2.7. Nộp ngân sách Nhà Nước. 13
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất thép nói riêng. 13
3.1. Các nhân tố bên ngoài. 13
3.1.1. Môi trường kinh tế. 13
3.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp. 15
3.1.3. Môi trường văn hoá, xã hội. 16
3.1.4. Nhân tố tự nhiên. 16
3.1.5. Đối thủ cạnh tranh. 17
3.1.6. Nhà cung cấp. 17
3.1.7. Khách hàng và tiềm năng thị trường. 18
3.2. Các nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp. 19
3.2.1. Nguồn nhân lực. 19
3.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp. 19
3.2.3. Nhân tố vốn. 20
3.2.4. Nhân tố kỹ thuật – công nghệ. 21
4. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước và các công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường. 21
4.1. Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước. 21
4.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước. 22
4.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước. 22
4.1.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các DNNN. 24
4.1.4. Nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh của các DNNN. 25
4.2. Hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. 26
4.2.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. 26
4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. 27
4.2.3. Tình hình hiệu quả kinh doanh của các công ty sau cổ phần hoá. 28
4.2.4. Nhân tố cải thiện hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. 30
Chương II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý giai đoạn 2004 – 2007. 32
1. Tổng quan về công ty cổ phần thép Việt – Ý. 32
1.1. Thông tin chung về công ty và những mốc phát triển quan trọng. 32
1.2. Cơ cấu tổ chức. 36
1.3. Cơ cấu quản lý: 37
2. Thực trạng các yếu tố sản xuất kinh doanh trong công ty. 39
2.1. Tình hình máy móc thiết bị và công nghệ. 39
2.2. Trình độ nhân lực. 40
2.3. Nguồn vốn và đặc điểm về vốn. 41
3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý giai đoạn 2004 – 2007. 43
3.1. Kết quả kinh doanh. 43
3.2. Hiệu quả kinh doanh. 45
3.2.1. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. 45
3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh. 47
3.2.3. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí kinh doanh. 48
3.2.4. Hiệu quả sử dụng lao động. 49
3.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 52
3.2.6. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 54
4. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty. 58
4.1. Nhân tố khách quan. 58
4.1.1. Môi trường kinh tế. 58
4.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp. 60
4.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội. 61
4.1.4. Điều kiện tự nhiên tác động tới việc tiêu thụ sản phẩm thép. 61
4.1.5. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 62
4.1.6. Nhà cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. 62
4.1.7. Khách hàng và tiềm năng thị trường. 63
4.2. Yếu tố xuất phát từ bản thân công ty. 64
4.2.1. Nguồn vốn hoạt động và tình hình tài chính. 64
4.2.2. Nguồn nhân lực. 65
4.2.3. Trình độ công nghệ - Kỹ thuật. 65
4.2.4. Trình độ quản lý của doanh nghiệp. 67
4.2.5. Trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. 68
5. Phân tích SWOT của công ty. 68
Chương III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt – Ý. 70
1. Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2015. 70
2. Một số dự báo về thị trường thép trong thời gian tới. 70
2.1. Thị trường Thế Giới. 70
2.2. Thị trường trong nước. 73
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý. 75
3.1. Ma trận SWOT. 75
3.2. Các giải pháp. 77
3.2.1. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. 77
3.2.2. Củng cố chiến lược Marketing. 84
3.2.3. Giảm chi phí sản xuất để giảm giá bán và tăng lợi nhuận. 87
3.2.4. Tăng cường hiệu quả huy động và sử dụng vốn. 88
Kết luận. 91
Tài liệu tham khảo. 93
Phụ lục 94
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3029 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của công ty cổ phàn thép Việt – Ý tận tuỵ và lành nghề hoàn toàn làm chủ được dây chuyền công nghệ:
Năm 2004, công ty có 326 cán bộ công nhân viên, mỗi năm tăng khoảng 10%. Tính đến cuối năm 2007 công ty có 460 cán bộ công nhân viên bao gồm cả trình độ đại học và trên đại học. Cơ cấu trình độ lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau
Bảng 2: Trình độ lao động của công ty tính đến ngày 31/12/2007.
Trình độ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Trên Đại học
7
1,52
Đại học
129
28,04
Cao đẳng
8
1,74
Trung cấp
9
1,96
Sơ cấp, cán sự
3
0,65
Công nhân kỹ thuật
304
66,09
TỔNG
460
100
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.
2.3. Nguồn vốn và đặc điểm về vốn.
Đặc điểm về nguồn vốn.
Năm 2004,Với mức vốn điều lệ ban đầu mới thành lập chỉ là 30 tỷ đồng (sau đó được tăng lên 75 tỷ đồng), cộng với yếu tố là một doanh nghiệp mới được thành lập nên quan hệ tín dụng của công ty cổ phần thép Việt - Ý với các ngân hàng thương mại chưa được thực sự thiết lập. Với đặc điểm như vậy, trong năm 2004, công ty đã không có đủ vốn lưu động để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong việc nhập khẩu phôi thép vào những thời điểm thích hợp. Công ty thường phải nhập khẩu phôi qua ủy thác, thậm chí phải vay phôi. Đây một trong những nguyên nhân làm cho chi phí thành phẩm của công ty năm 2004 cao.
Nhưng kể từ năm 2005, công ty đã có kế hoạch và chủ động được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của mình. Ngoài sự hỗ trợ của Tổng công ty Sông Đà, công ty cổ phần thép Việt - Ý luôn giữ vững và tạo uy tín đối với các tổ chức tín dụng. Biểu hiện qua hạn mức vay của một số ngân hàng dành cho công ty liên tục gia tăng theo các năm.
Bảng 3: Hạn mức vay của các Ngân hàng danh cho công ty qua các năm.
TT
Ngân hàng
Hạn mức vay (tỷ đồng)
2005
2006
2007
1
CN Ngân hàng Ngoại thương Hải Dương
200
250
270
2
CN Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Hưng Yên
210
240
290
3
CN Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội
130
150
160
4
CN Ngân hàng Techcombank Hưng Yên
120
150
180
Tổng cộng:
660
790
900
Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán.
Nhìn vào bảng trên ta thấy hạn mức vay của các Ngân hàng dành cho công ty cổ phần thép Việt - Ý hàng năm đều tăng. Chứng tỏ, uy tín của công ty với các tổ chức tín dụng đang đựơc cải thiện rất nhiều. Đồng thời, điều đó cũng cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.
Cơ cấu vốn của công ty.
Bảng 4: Cơ cấu vốn của các năm 2005-2007.
Nội dung
2005
2006
2007
Tuyệt đối
(tỷ đồng)
%
Tuyệt đối
(tỷ đồng)
%
Tuyệt đối
(tỷ đồng)
%
VCĐ
234
32,45
227
29,14
222
28,16
VLĐ
487
67,55
552
70,86
567
71,84
Tổng vốn
721
100
779
100
789
100
Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán.
Từ biểu số liệu trên ta thấy cơ cấu vốn của công ty khá hợp lý.
Vì công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh nên tỷ lệ vốn cố định trên tổng số vốn liên tục giảm (từ 32,4% năm 2005 xuống còn 28,16% năm 207), đến năm 2007 tỷ lệ vốn cố định trên tổng số vốn chỉ chiếm 28,16% tức là có hơn một phần tư số vốn của công ty nằm trong máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho bãi…Nếu tỷ lệ VCĐ chiếm quá cao khi tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh thời gian thu hồi VCĐ khá dài, tỷ lệ rủi ro cao.
Tỷ lệ VLĐ chiếm trong tổng số vốn tăng lên. Năm 2005 chỉ chiếm 67,55% nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên đến 71,8% nghĩa là gần ba phần tư số vốn tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ nên thời gian thu hồi vốn nhanh, kịp thời ứng phó trong những trường hợp như:
- Chủ động về trong thời điểm và khối lượng phôi nhập.
- Khách hàng nợ quá nhiều hay nợ quá lâu.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng…
3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý giai đoạn 2004 – 2007.
3.1. Kết quả kinh doanh.
Trước hết xin đề cập tới kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được của công ty cổ phần thép Việt - Ý trong giai đoạn 2004 -2007. Qua đó có thể thấy được toàn cảnh về quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ số liệu ở bảng trên cho ta thấy, tổng doanh thu tăng đều qua các năm. Năm 2005 so với năm 2004 tổng doanh thu tăng 217495 triệu đồng, tương ứng với 24,2%. Theo xu hướng tích cực này, năm 2006 và năm 2007 tổng doanh thu vẫn tăng nhưng tăng chậm hơn so với năm 2005. Năm 2006, tổng doanh thu tăng 151619 triệu đồng tương ứng 13,58%. Đến năm 2007 tỷ lệ tăng này tuy không bằng năm 2005 nhưng đã khá hơn năm 2006 một chút, tổng doanh thu tăng 201033 tương ứng 15,86%. Sở dĩ tỷ lệ tăng doanh thu của hai năm gần đây giảm xuống là do trong hai năm này thị trường phôi thép, thép trên Thế giới biến động rất phức tạp gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh của công ty: Giá phôi tăng lên liên tục và khó dự báo khiến nguồn cung cấp phôi bị hạn chế. Bên cạnh đó, thép Việt – Ý đang phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà sản xuất đã có dây chuyền sản xuất phôi trong nước (giá thấp hơn khoảng 30 – 50 USD một tấn so với phôi thép nhập khẩu) như TISCO, Hoà Phát và các nhà sản xuất khác đã hết khấu hao như Việt – Úc, VPS…
Doanh thu tăng đều và tăng nhiều hơn so với giá trị của tổng sản lượng là rất tốt. Nó sẽ tốt hơn nếu lợi nhuận phát sinh có tốc độ tăng bằng tốc độ tăng của doanh thu. Trong các năm 2006 và 2007 thì lợi nhuận phát sinh đều tăng nhưng năm 2005 thì lợi nhuận lại giảm. Năm 2004, mức lợi nhuận là 11955 triệu đồng thì năm 2005 lại giảm xuống chỉ còn 6522 triệu đồng. Nguyên nhân có thể do sang năm 2005 công ty cổ phần thép Việt - Ý tiếp tục phải đối mặt với một loạt những khó khăn. Giá phôi thép trên thị trường tiếp tục có biến động thất thường gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cũng trong năm này, giá dầu F.O, một trong nhiên liệu dùng trong hoạt động sản xuất cũng liên tục tăng giá. Thêm vào đó là tình hình khủng hoảng điện năng vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 đã làm VISCO phải ngưng sản xuất gần 1 tháng. Đến năm 2006, lợi nhuận tăng 7455 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng tăng 114,31%. Mức tăng trưởng của lợi nhuận năm 2006 là khá cao có thể do trong năm 2006 công ty cổ phần thép Việt - Ý đã tìm kiếm được nhiều nguồn mua phôi, đặc biệt là nguồn từ Trung Quốc nên đã giúp công ty hạn chế được sự phụ thuộc vào một số đối tác. Mặt khác, công ty cổ phần thép Việt - Ý là một thành viên của Tổng công ty Sông Đà. Trong năm 2006 Tổng công ty Sông Đà đã triển khai và tiếp tục thực hiện các công trình xây dựng có quy mô lớn, đặc biệt là các công trình thuỷ điện như Sơn La, Nậm Chiến ... và đã có chính sách ưu tiên sử dụng thép Việt – Ý vào các công trình của Tổng công ty. Năm 2007, xu hướng tăng vẫn tiếp tục như vậy. Lợi nhuận năm 2007 tăng 7935 triệu đồng, tương ứng tăng 56,77% so với năm 2006.
Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong hai năm 2006 và 2007 đều tăng chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí, điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, doanh thu tăng trong hai năm này không nằm ngoài khả năng do giá bán sản phẩm trên thị trường tăng lên. Ngoài những nguyên nhân như lạm phát, tăng cầu về thép xây dựng... thì cũng không tránh khỏi tình trạng đầu cơ làm tăng giá thép của các nhà sản xuất.
Lý do là vì trong hai năm này, thị trường thép xây dựng trở nên khan hiếm do giá phôi nhấp khẩu cao. Một số doanh nghiệp lợi dụng tình hình đó đã đầu cơ tích trữ thép làm cho thị trường đã khan hiếm nay lại càng khan hiếm hơn. Chính vì thế mà trong 2 năm này, có một số nhà sản xuất mua nguyên liệu với giá cao mà vẫn có lãi.
Như thế thì sản xuất kinh doanh chưa chắc đã đạt hiệu quả cao mặc dù doanh thu và lợi nhuận đều tăng cao.
3.2. Hiệu quả kinh doanh.
3.2.1. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.
Qua số liệu ở bảng trên, ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu năm 2005 giảm so với năm 2004 là 0,75% , từ 1,33% xuống còn 0,58%. Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu bắt đầu tăng và tăng so với năm 2005 là 0,52% ( tăng từ 0,58% lên 1,1%). Năm 2007, chỉ tiêu này vẫn tiếp tục tăng nhưng không cao như năm 2007, chỉ tăng 0,16%.
Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu giảm xuống và còn ở mức thấp nhất trong 4 năm có thể là do các nguyên nhân như:
Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2005, không những giá nguyên vật liệu chủ yếu cho sản xuất thép ( phôi thép) tăng cao mà còn do trong năm này giá dầu FO một trong những nguyên liệu phục vụ sản xuất đột ngột tăng mạnh. Thêm vào đó là tình hình khủng hoảng điện năng vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 làm công ty phải ngưng sản xuất 1 tháng. Tất cả những tác động trên làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên do đó làm cho tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu giảm xuống.
Trước tình hình như vậy, công ty đã triển khai áp dụng đồng loạt các biện pháp đổi mới, sắp xếp lại tổ chức và nhân sự nhằm kiện toàn bộ máy hoạt động của Công ty. VISCO cũng liên tục đề ra những biện pháp quản lý mới nhằm giảm thiểu tối đa tiêu hao nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp như vậy đã cho một số kết quả nhất định vào năm 2006. Trong năm 2006, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu đã tăng lên 0,52% so với năm 2006. Mặt khác, trong năm 2006 công ty cũng đã đầu tư xây dựng Xưởng luyện cán và đưa vào sử dụng trong quý III năm 2006. Xưởng luyện cán hoạt động đã giúp công ty tăng lợi nhuận vì tận dụng được phế liệu của dây chuyền sản xuất chính.
Năm 2007, công ty đi vào hoạt động khi thương hiệu thép Việt – Ý đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng biết đến là loại thép chất lượng cao nhất hiện nay tại thị trường Việt Nam. Cho nên trong năm này, lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng do đó tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cũng tăng theo.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu tăng đều qua các năm cho thấy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tương đối bền vững.
3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh.
Cũng giống như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh cũng giảm vào năm 2005 và tăng lên vào năm 2006 và 2007.
Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh giảm từ 2,16% năm 2004 xuống còn 0,9% năm 2005 và tỷ lệ giảm là 1,25%. Chứng tỏ trong năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã giảm xuống so với năm 2004, khả năng sinh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh năm sau thấp hơn năm trước. Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến là:
Trong năm 2005, doanh nghiệp chưa kiểm soát được quy trình sản xuất để giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao vòng quay của vốn.
Chi phí cho nguyên vật liệu tăng (cả giá phôi và giá dầu FO đều tăng).
- Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay. Như vậy sẽ phải dành một khoản chi để trả lãi hàng tháng, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ không cao.
Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh tăng 0,9% ( từ 0,9% năm 2005 lên 1,8% năm 2006 ). Chứng tỏ vốn kinh doanh đã được sử dụng hiệu quả hơn. Nguyên nhân có thể do:
Trong năm này các khoản vay của Công ty đều được sử dụng đúng mục đích. Hệ số thanh toán lãi vay đạt mức 2,19 là một mức tương đối cao.
Công ty đã chủ động được nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh do đã xây dựng được uy tín với các tổ chức tín dụng.
Kế tục những thuận lợi của năm 2006, năm 2007 tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh vẫn tiếp tục tăng và tăng ở một mức cao hơn so với năm 2006. Mức tăng tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh của năm 2007 là 0,98%. Nguyên nhân có thể do trong năm này công ty tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nên có thể chủ động hơn về tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức sản xuất hơn trong năm.
3.2.3. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí kinh doanh.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2005 tỷ suất lợi nhuận theo chi phí kinh doanh tương đối thấp. Tỷ suất này đã giảm từ 1,35% năm 2004 xuống chỉ còn 0,59% năm 2005 tức là giảm 0,76%. Điều này cho thấy một đồng chi phí kinh doanh của năm 2005 sinh ra ít lợi nhuận hơn một đồng chi phí kinh doanh năm 2004. Điều này có thể do một số nguyên nhân như:
- Chi phí sản xuất của năm 2005 tăng quá cao so với năm 2004 ( giá vốn hàng bán tăng những 24,12%) do giá phôi thép nhập khẩu tăng và giá dầu FO tăng cao.
- Công tác quản trị sản xuất hoạt động chưa hiệu quả do đó gây lãng phí trong quá trình sản xuất.
Nhưng đến năm 2006 và 2007 thì chỉ tiêu này lại tăng lên.
Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận theo chi phí kinh doanh tăng 0,52% ( từ 0,59% năm 2005 lên 1,11% năm 2006 ).
Năm 2007 chỉ tiêu này tăng từ 1,11% năm 2006 lên đến 1,52% năm 2007 tức là tăng 0,41%. Mức tăng tỷ suất năm 2007 giảm so với năm 2006 vì trong năm này giá phôi thép nhập khẩu lại tăng lên do Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu phôi lên 10% trong khi vẫn giư nguyên thuế xuất khẩu thành phẩm. Mặt khác, cũng trong năm 2007 giá điện tăng 8,8% so với năm 2006 lại càng làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng cao.
Sau năm 2005 với sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận theo chi phí kinh doanh thì đến năm 2006 và 2007 chỉ tiêu này lại có xu hướng tăng lên. Chứng tỏ một đồng chi phí kinh doanh của năm sau đã sinh ra nhiều lợi nhuận hơn năm trước.
3.2.4. Hiệu quả sử dụng lao động.
Năng suất lao động.
Qua bảng số liệu cho thấy, năng suất lao động năm 2004 ở vao mức thấp nhất chỉ có 2756,63 Trđ/người do doanh thu thực hiện trong kì của năm này thấp hơn các năm sau. Có thể do một số nguyên nhân như:
- Công ty cổ phần Thép Việt Ý ra đời trong bối cảnh một loạt các nhà máy sản xuất thép cùng đi vào hoạt động và do đó mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong nước ngày càng khốc liệt. Đối với một công ty mới ra đời như VISCO thì giải pháp để tăng sản lượng tiêu thụ, mở rộng thị trường là một bài toán khó.
- Với mức vốn điều lệ ban đầu mới thành lập chỉ là 30 tỷ đồng (sau đó được tăng lên 75 tỷ đồng), cộng với yếu tố là một doanh nghiệp mới được thành lập nên quan hệ tín dụng của VISCO với các ngân hàng thương mại chưa được thực sự thiết lập. Với đặc điểm như vậy, trong năm 2004, VISCO đã không có đủ vốn lưu động để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong việc nhập khẩu phôi thép vào những thời điểm thích hợp. Công ty thường phải nhập khẩu phôi qua ủy thác, thậm chí phải vay phôi.
- Năm 2004 là năm mà thị trường nguyên liệu phôi thép và sản phẩm thép trên thị trường thế giới và trong nước có những biến động bất thường khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của VISCO gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, từ năm 2005 trở đi năng suất lao động đã dần dần được cải thiện. Năm 2005 năng suất lao động tăng 301,33 trđ/người tức là tăng 10,93% so với năm 2004.
Đến 2006 thì năng suất lao động lại hơi giảm nhẹ so với năm 2005. Nếu như năm 2005 đạt 3057,96 trđ/người thì năm 2006 chỉ đạt 3032,96 trđ/người tức là giảm 0,82%. Có thể là do trong năm 2006 tình trạng công nợ của các nhà phân phối thép ứ đọng lớn do tình hình tài chính của các nhà đầu tư trong nước gặp nhiều khó khăn. Làm cho công tác triển khai các công trình xây dựng ở Vệt Nam trong năm này ở trong tình trạng trì trệ, việc giải ngân cho các công trình đang bị bỏ dở hoặc dừng lại khá phổ biến ở nhiều địa phương.
Năm 2007, năng suất lao động lại có xu hướng tăng lên. Năng suất lao động trong năm này tăng 160,1 trđ/người tương ứng mức tăng là 5,28%. Nguyên nhân có thể do sau 4 năm đi vào hoạt động đội ngũ công nhân kỹ thuật cũng như đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty đều đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác sản xuất cũng như công tác tiêu thụ sản phẩm.
Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động.
Từ kết quả ở bảng trên cho thấy lợi nhuận bình quân cho 1 lao động dao động qua các thời kỳ:
Năm 2005, lợi nhuận bình quân cho 1 lao động giảm 18,8 triệu đồng/người so với năm 2004, tương ứng giảm 51,27%.
Năm 2006 và 2007 lợi nhuận bình quân cho 1 lao động của công ty đã có sự chuyển hướng vượt bậc so với năm 2005. cụ thể:
Năm 2006, lợi nhuận bình quân cho 1 lao động của công ty tăng từ 17,87 triệu đồng/người năm 2005 lên 33,44 triệu đồng/người năm 2006. Do đó mức tăng là 15,57 triệu đồng/người tương ứng 87,13%.
Năm 2007, chỉ tiêu này lại tiếp tục tăng cho thấy công ty đã sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Lợi nhuận bình quân cho 1 lao động tăng 14,19 triệu đồng/người tương ứng 42,43%.
Nguyên nhân của sự chuyển hướng này là do:
Cán bộ công nhân viên trong công ty đã nỗ lực phấn đấu không ngừng, với bộ máy tinh giảm, tập thể cán bộ công nhân viên đã phát huy được tính sáng tạo, khai thác thị trường, nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phương thức làm việc khoa học để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra.
Trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được nâng cao, luôn chủ động tích cực và sáng tạo trong công tác.
Ngoài ra, các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể luôn được kiện toàn, có nền nếp là cơ sở vững chắc để công ty hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Có 2 câu hỏi được đặt ra là: tại sao năm 2005 năng suất lao động bình quân của lao động tăng cao mà lợi nhuận bình quân cho 1 lao động lại giảm xuống? Còn tại sao năng suất lao động bình quân cho 1 lao động của năm 2006 có xu hướng giảm nhẹ mà lợi nhuận bình quân cho 1 lao động của năm này lại tăng lên? Câu trả lời này đã được giải thích ở các phần trên.
3.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Sức sản xuất của vốn cố định.
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy sức sản xuất của vốn cố định có xu hướng giảm tăng dần qua các năm. Nghĩa là tốc độ tăng vốn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu, một đồng vốn cố định năm sau mang lại nhiều đồng doanh thu hơn năm sau đây là một xu hướng tương đối tốt và cần phải được phát huy trong những năm sắp tới và cả những năm về sau.
Năm 2004, sức sản xuất của vốn cố định của doanh nghiệp là 349,47% nghĩa là cứ một 100 đồng vốn cố định thì tạo ra được 349,47 đồng doanh thu.
Năm 2005, sức sản xuất của vốn cố định tăng 125,67%, từ 349,47% năm 2004 lên 475,14% năm 2005.
Năm 2006, sức sản xuất của vốn cố định tăng 84,32%. Tăng từ 475,14% lên 559,46%.
Năm 2007 mức tăng của chỉ tiêu này là 100,98%. Tăng từ 559,46% năm 2006 lên 660,44% năm 2007.
Sức sinh lợi của vốn cố định.
Từ bảng số liệu trên có thể thấy sức sinh lợi bình quân của vốn cố định có sự thay đổi qua các thời kì:
Năm 2005, sức sinh lợi của vốn cố định giảm 1,87% so với năm 2004. Giảm từ 4,65% xuống còn 2,78%. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do công ty cổ phần thép Việt - Ý là doanh nghiệp sản xuất nên vốn cố định chiếm một phần tương đối lớn trong tổng số vốn kinh doanh.Trong khi đó, năm 2005 doanh nghiệp mới đi vào sản xuất kinh doanh mới được hơn 1 năm nên chưa có biện pháp bảo toàn vốn cố định một cách hợp lý, chưa lựa chọn được phương pháp đánh giá tài sản cố định, phương pháp khấu hao thích hợp, nên vốn cố định luân chuyển vào kết quả cao.
Rút kinh nghiệm từ năm 2005, kể từ năm 2006 đã có phương pháp quản lý vốn cố định hợp lý hơn nên sức sinh lợi của vốn cố định năm 2006 và năm 2007 đều tăng.
Năm 2006, sức sinh lợi của vốn cố định tăng 3,39% so với năm 2005.
Năm 2007, sức sinh lợi của vốn cố định tăng 3,68%, tăng từ 6,17% năm 2006 lên 9,85 năm 2007.
Sức sinh lợi của vốn cố định tăng lên chứng tỏ một đồng vốn cố định bỏ ra tạo ra nhiều đồng lợi nhuận hơn.
3.2.6. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Sức sản xuất của vốn lưu động.
Qua bảng số liệu trên cho thấy, sức sản xuất của vốn lưu động giảm xuống trong 2 năm 2005 và tăng nhẹ vào năm 2006, sau đó tăng lên vào năm 2007. Điều đó cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động đang có xu hướng tăng trong hai năm gần đây. Mỗi đồng vốn lưu động năm sau tạo nhiều doanh thu hơn năm trước, mỗi đồng vốn lưu động năm sau có thể mua sắm nhiều nguyên vật liệu hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ nhiều hơn.
Năm 2005, sức sản xuất của vốn lưu động giảm 73,2% so với năm 2004. Giảm từ 302,4% năm 2004 xuống còn 229,2% năm 2005.
Năm 2006, sức sản xuất của vốn lưu động tăng 0,59% so với năm 2005 và năm 2007 sức sản xuất của vốn lưu động tăng 29,16% so với năm 2006. Sở dĩ có được kết quả này là do:
Công ty đã kiểm soát được chặt chẽ quy trình sản xuất và quy trình quản lý chất lượng, giúp vốn lưu động chu chuyển nhanh, hiệu quả.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sử dụng máy móc thiết bị, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được nâng cao trong những năm gần đây.
Sức sinh lợi của vốn lưu động.
Qua bảng số liệu ta thấy, sức sinh lợi của vốn lưu động dao động qua các năm và ở trong khoảng 1,34% đến 4,02%.
Năm 2004, sức sinh lợi của vốn lưu động là 4,02% tức là cứ 100 đồng vốn lưu động thì tạo ra 4,02 đồng lợi nhuận.
Năm 2005, sức sinh lợi của vốn lưu động cuả công ty giảm 2,68%. Lúc này, 100 đồng vốn lưu động chỉ tạo ra 1,34 đồng lợi nhuận. Đây là một con số tương đối thấp nhưng may sao đến năm 2006 chỉ tiêu này đã được cải thiện
Năm 2006, sức sinh lợi của vốn lưu động tăng 1,19% nâng số đồng lợi nhuận mà 100 đồng vốn lưu động tạo ra lên 2,53.
Tiếp đến, năm 2007 chỉ tiêu này tiếp tục lại tăng lên 1,33% so với năm 2006. Lúc này 100 đồng vốn lưu động tạo ra được 3,86 đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động phản ánh số đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ra 100 đồng vốn lưu động. Do đó, chỉ tiêu này càng đạt giá trị cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả. Trong 2 năm gần đây chỉ tiêu này của công ty cổ phần thép Việt - Ý đã tăng lên và tốc độ tăng năm sau nhiều hơn năm trước, chứng tỏ sau năm 2005 làm ăn kém hiệu quả thì càng ngày hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý càng cao hơn.
3.2.7. Nộp ngân sách Nhà Nước.
Qua biểu đồ ta có thể thấy, nộp Ngân sách Nhà nước của công ty năm 2005 giảm 17,95% so với năm 2004. Nguyên nhân do trong năm 2005 lợi nhuận trước thuế của công ty đã giảm hơn so với năm 2004. Lợi nhuận giảm do những nguyên nhân đã được đề cập ở trên.
Nhưng kể từ năm 2006 trở đi, nộp NSNN của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Năm 2006 tăng 159,59%, năm 2007 tăng 44,73% so với năm 2006. Đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ đóng góp của công ty vào phúc lợi xã hội đang ngày một tăng. Có thể nói hiệu quả xã hội đang ngày một đi đôi với hiệu quả kinh tế. Những nguyên nhân làm cho chỉ tiêu nộp NSNN tăng cũng chính là những nguyên nhân khiến cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng mà đã được phân tích ở trên.
Bảng sau tổng hợp tất cả những kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2004 – 2007
Bảng 5: Hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2004 – 2007.
TT
Tên chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
A.
Kết quả kinh doanh
1.
Doanh thu
Trđ
898.662
1.116.157
1.267.776
1.468.809
-
Tốc độ tăng DT
%
-
24,20
13,58
15,86
2.
Lợi nhuận
Trđ
11.955
6.522
13.977
21.912
-
Tốc độ tăng LN
%
-
-45,44
114,3
63,93
B.
Tỷ suất lợi nhuận
1.
TSLN theo doanh thu.
%
1,33
0,58
1,1
1,49
-
Tốc độ tăng TSLN theo DT
%
-
-56,39
89,66
35,45
2.
TSLN theo VKD
%
2,16
0,9
1,8
2,78
-
Tốc độ tăng TSLN theo VKD
%
-
-58,33
100
54,44
3.
TSLN theo CPKD
%
1,35
0,59
1,11
1,52
-
Tốc độ tăng TSLN theo CPKD
%
-
-56,29
88,13
36,94
C.
Hiệu quả sử dụng lao động
1.
Năng suất lao động
Trđ/ng
2756,63
3057,96
3032,96
3193,06
-
Tốc độ tăng NSLĐ
%
-
10,93
-0,82
5,28
2.
LN bình quân cho 1 LĐ
Trđ/ng
36,67
17,87
33,44
47,63
-
Tốc độ tăng LN BQ 1 LĐ
%
-
-51,27
87,13
42,43
D.
Hiệu quả sử dụng VCĐ
1.
Sức sản xuất của VCĐ.
%
349,47
475,14
559,46
660,44
-
Tốc độ tăng SSX của VCĐ
%
-
35,96
17,75
18,01
2.
Sức sinh lợi của VCĐ
%
4,65
2,78
6,17
9,85
-
Tốc độ tăng SSL của VCĐ
%
-
-40,22
121,94
59,64
E.
Hiệu quả sử dụng VLĐ
1.
Sức sản xuất của VLĐ
%
302,4
229,22
229,81
258,97
-
Tốc độ tăng SSX của VLĐ
%
-
-24,2
0,27
12,69
2.
Sức sinh lợi của VLĐ
%
4,02
1,34
2,53
3,86
-
Tốc độ tăng SSL của VLĐ
%
-
-66,67
88,81
52,57
F.
Nộp ngân sách Nhà nước
Trđ
1150
975
2531
3663
-
Tốc độ tăng nộp NSNN
%
-
-17,95
159,59
44,73
Nguồn tổng hợp từ công ty.
4. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty.
4.1. Nhân tố khách quan.
4.1.1. Môi trường kinh tế.
Giai đoạn 2004 -2007 tuy không phải là giai đoạn phát triển cực thịnh của nền kinh tế nước ta nhưng cũng là một trong những giai đoạn đánh dấu những bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế Thế giới. Tháng 4 năm 2001 Đại hội Đảng lần thứ 9 đã thông qua Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010. Trên cơ sở của Chiến lược này mục đích đưa ra đến những năm cuối của giai đoạn 2001-2010 sự tăng trưởng kinh tế phải tăng lên gấp đôi điều đó có nghĩa là đến năm 2005 mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải tăng 7% và từ năm 2006 đến 2010 mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải là 7,5%. Mặc dù nền kinh tế thế giới có sự suy yếu nhẹ, giá nhiên liệu cao, nhiều thiên tai và sự cạnh tranh tăng mạnh trong xuất khẩu nhưng những mục tiêu đặt ra ở trên đã thực hiện được. Năm 2005 Việt nam đã đạt được mức tăng trưởng là 8,4% cao hơn mức tăng trưởng năm trước và đứng vị trí thứ hai trong khu vực sau Trung Quốc. (Tổng sản phẩm quốc nội đạt 40 tỷ USD khoảng bằng GDP của Bang Mecklenburg – Vorpommern). Sự phát triển b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC