MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa thực tiễn 2
6. Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1.Những hiểu biết về nước sạch 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Vai trò của nước 3
1.1.3. Nước sạch và mức độ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội 3
1.1.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng 3
1.1.3.2. Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế xã hội 4
1.2. Sự cần thiết của việc quản lý sản xuất và sử dụng nước sạch 6
1.3. Hiệu quả kinh doanh nước sạch 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH NƯỚC SẠCH TẠI CTCP CẤP NƯỚC THỦ ĐỨC 8
2.1. Giới thiệu CTCP Cấp nước Thủ Đức 8
2.1.1. Giới thiệu chung 8
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 8
2.1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động 10
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và Bộ máy quản lý Công ty 10
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức 10
2.1.4.2. Bộ máy quản lý và các Phòng, Ban, Đội 11
2.2. Sản xuất và phân phối nước sạch 14
2.2.1. Sản xuất nước sạch 14
2.2.1.1. Tài nguyên nước 14
2.2.1.2. Quy trình xử lý nước 15
2.2.2. Phân phối nước sạch 17
2.2.2.1. Hệ thống cấp nước 17
2.2.2.2. Phân phối nước sạch 21
2.3. Hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 - 2010 24
2.3.1. Hoạt động quản trị 24
2.3.2. Hoạt động Marketing 26
2.3.2.1. Sản phẩm và dịch vụ 26
2.3.2.2. Marketing 29
2.3.2.3. Giá 29
2.3.2.4. Phân phối 32
2.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh - Giai đoạn 2008 - 2010 37
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 39
2.3.4.1. Điều kiện môi trường kinh doanh 39
2.3.4.2. Điều kiện nội bộ 40
2.4. Kết luận 41
2.4.1. Thuận lợi 41
2.4.2. Khó khăn 44
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỦ ĐỨC 48
3.1. Những căn cứ xây dựng giải pháp 48
3.1.1. Điều kiện về hệ thống sản xuất phân phối nước 48
3.1.2. Điều kiện hoạt động kinh doanh và nguồn cung ứng vật tư cho việc phân phối nước sạch 49
3.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật – nguồn tài chính và nguồn nhân lực 49
3.2. Các quan điểm để xây dựng giải pháp 50
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch tại CTCP Cấp nước Thủ Đức 51
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối nước sạch 51
3.3.2. Giải pháp về vốn để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện hệ thống phân phối nước sạch 52
3.3.3. Giải pháp kiện toàn công tác tổ chức quản lý sản xuất 53
3.3.4. Giải pháp chống thất thoát nước không doanh thu 60
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 66
KẾT LUẬN 68
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4784 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch tại Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp dễ dàng cập nhật, nắm bắt thông tin, nhưng có thể nói tại CTCP Cấp nước Thủ Đức nói riêng và cả SAWACO nói chung, việc vận dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất còn yếu so với nhu cầu phát triển hiện nay. Để công việc điều hành quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả, Công ty cần phải nâng cao hệ thống quản lý bằng các chương trình, phần mềm chuyên dụng, sử dụng cho nội bộ và cộng đồng... Vừa qua, Công ty vừa đưa trang web www.capnuocthuduc.vn vào hoạt động, và đây cũng là cổng thông tin mới, giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động của Công ty và để Công ty tiếp nhận thông tin từ khách hàng.
Giá:
Giá nước sạch bán cho khách hàng cho đến cuối năm 2009 vẫn là giá cũ do UBNDTP phê duyệt Quyết định số 154/2004/QĐ-UB và phần kèm theo phụ thu tiền phí thoát nước và định mức cho mỗi người có hộ khẩu hoặc tạm trú dài hạn (KT3) được quy định: Từ 2004 đến 28/02/2010: Định mức 4m3/người/tháng.
Bảng 2.3: Bảng giá nước sạch trên địa bàn TP.HCM (Năm 2004)
Nhóm
Đối tượng sử dụng nước
Đơn giá (đồng/m3)
01
Các hộ dân cư:
- Trong định mức (đến 4m3/người/tháng).
- Trên 4m3 đến 6m3 / người / tháng.
- Trên 6m3/ người / tháng
2.700
5.400
8.000
02
Cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể
6.000
03
Đơn vị sản xuất
4.500
04
Đơn vị kinh doanh – dịch vụ
8.000
Nguồn: Quyết định 154/2004/QĐ – UBND ngày 15/6/2004
* Nhận xét: Đơn giá này đã không phù hợp: do chi phí sản xuất, quản lý, phân phối đều đã gia tăng một cách khách quan theo quy luật thị trường. Nếu nhìn ở mọi góc độ kinh tế hay xã hội, kéo dài tình trạng này là không ổn. Do vậy, TPHCM phải có ngay giải pháp xử lý bất cập này. Tăng giá nước để SAWACO có điều kiện tăng thu, tái đầu tư phát triển mạng cấp nước cũng là một cách chấp nhận được, đặc biệt trong bối cảnh thu nhập của người dân TPHCM hiện nay đã tăng gấp đôi so với năm 2002. Vì vậy, trong giai đoạn này rủi ro mà SAWACO gặp phải khi không tăng được giá nước:
Bán nước sạch dưới giá thành :
Trong thời gian này có tới 6 mức giá bán nước sạch tại TPHCM (theo bảng trên) so với giá thành sản xuất được SAWACO tính toán, chỉ bán với mức giá 8.000 đồng/m³ chỉ chiếm hơn 15% tổng lượng nước mà SAWACO cung cấp cho người dân thành phố. Nhà máy nước sông Sài Gòn thuộc SAWACO với công suất sản xuất nước 300.000m³/ngày hoàn toàn không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân thành phố. Do vậy, SAWACO phải mua thêm nước của nhiều nhà máy khác như: Nhà máy nước BOT Bình An khoảng 100.000m³/ngày, Nhà máy Nước ngầm Sài Gòn khoảng 60.000m³/ngày, Nhà máy nước Hàng Hải khoảng 15.000m³/ngày, Nhà máy nước Hiệp Ân khoảng 800m³/ngày với giá 2.300 – 3.000 đồng/m³. Ngoài việc phải mua nước sạch với giá cao hơn cả mức giá bán SAWACO còn phải chấp nhận tình huống nước bị thất thoát trong quá trình chuyển tải qua mạng không được tính đến. Nhà máy nước có giá bán khoảng 3.000 đồng/m³ cho SAWACO là BOT Bình An. Đây là mức giá đã được áp dụng từ 11 năm nay.
Không còn đủ điều kiện để tái đầu tư, phát triển mạng lưới:
SAWACO trong giai đoạn này gần như phải gánh hoàn toàn việc đầu tư, phát triển mạng cấp nước. Đây là một việc làm mà hầu như không có một nhà đầu tư tư nhân nào muốn thực hiện bởi chi phí xây dựng cao, đặc biệt lại còn phải giải bài toán khó khăn nhất: giải phóng mặt bằng. Xét trên tốc độ trượt giá, giá hoá chất, vật liệu xử lý nước và các khoản khác tăng lên; chi phí gắn miễn phí đồng hồ nước và phát triển mạng cấp 3 thì tính theo giá năm 2004 đến nay, các chi phí sản xuất, quản lý và phân phối nước sạch đều tăng. Vì thế, nếu không được tăng giá nước SAWACO sẽ không còn đủ điều kiện để tái đầu tư, phát triển mạng lưới...
Không còn đủ khả năng để thực hiện dự án chống thất thoát nước:
SAWACO sẽ dần dần khắc phục tình trạng thất thoát nước, chứ không thể ngày một ngày hai. Không khắc phục nổi tình trạng thất thoát nước là do thiếu vốn, nhưng nếu có vốn cũng không thể làm nhanh. Giá nước tất cả đều dựa trên việc tính đúng, tính đủ, nếu không tính đúng và đủ sẽ không có kinh phí để tái đầu tư các dự án chống thất thoát nước.
Để tránh những rủi ro trên, từ đầu năm 2006, SAWACO đã xây dựng phương án giá nước mới và đã rất nỗ lực để phương án giá nước mới sớm được áp dụng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan nên mặc dù đã có kết quả thẩm định và đề xuất giá nước của Viện Kinh tế Thành phố nhưng việc điều chỉnh giá nước vẫn chưa thực hiện. Đầu năm 2009, các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ phát huy tác dụng theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008, nên giá nước tạm thời vẫn phải tiếp tục giữ nguyên và đến đầu tháng 3/2010 mới chính thức được điều chỉnh theo Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của Ủy ban Nhân dân Thành phố về điều chỉnh giá nước sạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 2.4: Bảng giá nước sạch trên địa bàn TP.HCM (Năm 2010)
Đối tượng sử dụng nước
Đơn giá (đồng/m3)
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Các hộ dân cư:
- Đến 4m3/người/tháng
4.000
4.400
4.800
5.300
- Trên 4m3 đến 6m3/người/tháng
7.500
8.300
9.200
10.200
- Trên 6m3/người/tháng
10.000
10.500
11.000
11.400
Cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể
7.100
8.100
9.300
10.300
Đơn vị sản xuất
6.700
7.400
8.200
9.600
Đơn vị kinh doanh - dịch vụ
12.000
13.500
15.200
16.900
Nguồn: Quyết định 103/2009/QĐ – UBND ngày 24/12/2009
* Nhận xét: Đơn giá này đã được tính công khai, minh bạch và được tăng theo lộ trình hàng năm. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh của SAWACO cũng như của CTCP Cấp nước Thủ Đức sẽ được cải thiện trong những năm tới. Tuy nhiên, về lâu dài SAWACO cũng phải đẩy mạnh hơn nữa công tác chống thất thoát nước, bởi hiện nay SAWACO vẫn mất hàng tỷ đồng/ngày vì nước thất thoát. Nếu giữ hoặc làm cho số tiền bị mất ít đi thì SAWACO sẽ có điều kiện tốt hơn để cải tạo mạng cấp nước, đưa nước đến được với mọi người dân.
Phân phối:
Phát triển mạng lưới cấp nước:
Mạng lưới cấp nước của CTCP Cấp nước Thủ Đức được hình thành và phát triển dần lên theo đà phát triển đô thị Thành phố. Trong những năm qua, SAWACO – CTCP Cấp nước Thủ Đức đã đầu tư phát triển hệ thống cấp nước trên địa bàn Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức để nâng cao tỷ lệ cấp nước cho nhân dân.
Bảng 2.5: Phát triển mạng lưới cấp nước
STT
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
1
Số mét ống ( m )
107.754
37.705
33.205
Hình 2.6: Biểu đồ phát triển mạng lưới cấp nước
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008, 2009, 2010 – P.KHVTTH
Công tác chống thất thoát nước:
Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thất thoát nước, cụ thể do mạng lưới chính cung cấp nước trên địa bàn do Công ty quản lý đa phần có tuổi thọ cao nên thường hay xì bể. Mạng lưới phân phối nước trên địa bàn tương đối phức tạp và đa dạng, do việc phát triển không đồng bộ trải qua nhiều thời kỳ từ năm 1965. Ngoài sự phức tạp và đa dạng hệ thống cấp nước đã xuống cấp do đã sử dụng quá lâu ngày, do sự xâm phạm của các công trình xây dựng và hành động tự ý tháo gỡ, đục phá của một số khách hàng. Hệ thống phân phối nước nhiều nơi đã bị mục bể, rò rỉ, ô nhiễm... nhiều tuyến ống đã xuống cấp trầm trọng do tuổi thọ quá cao mà chưa thay thế kịp. Khu vực Thủ Đức trước đây là vùng ngoại thành, trình độ dân trí còn thấp nên việc gian lận trong sử dụng nước còn rất phổ biến. Công ty cần tăng cường công tác kiểm tra, biên đọc chỉ số thường xuyên tại các khu vực được xem là “điểm đen thất thoát nước” như khu vực cư xá Phước Bình – Quận 9; khu vực Phường Thảo Điền – Quận 2, và còn nhiều lý do khác...
Công tác cải tạo ống mục:
Từ năm 1997, cùng với chương trình chống thất thoát nước, CTCP Cấp nước Thủ Đức đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm khống chế lượng nước thất thoát như :
Thay mới các loại đồng hồ nước cũ có độ chính xác không cao.
Lập kế hoạch và thực hiện công tác cải tạo các tuyến ống được lắp đặt từ lâu năm , thường hay xì bể .
Sửa chữa kịp thời điểm bể .
Bảng 2.6 : Cải tạo ống mục
STT
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
1
Số mét ống ( m )
8.789
12.892
2.371
Hình 2.7: Biểu đồ Cải tạo ống mục
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008, 2009, 2010 – P.KHVTTH
Công tác sửa bể:
Công tác sửa bể đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chống thất thoát nước. Mạng lưới cấp nước do CTCP Cấp nước Thủ Đức quản lý là khu vực đầu nguồn gần Nhà máy Nước Thủ Đức, áp lực trên khu vực rất mạnh, áp lực trung bình trên toàn mạng P » 2.0 KG/cm2, với mức áp lực này, trong 1 giờ nếu không sửa chữa kịp thời lượng nước thất thoát sẽ rất lớn.
Áp dụng công thức :
Lượng thất thoát = 201.25 x t x S x H
t : Thời gian rò rỉ tính bằng phút từ khi xì bể đến khi khắc phục xong.
S : Diện tích lổ rò rỉ tính bắng m2.
H : Áp lực nước tại chổ bể tính bằng mét.
Kết quả tính toán :
Bảng 2.7: Bảng kết quả tính toán lượng nước thất thoát trong 1 giờ
Cỡ ống
Nước thất thoát trong 1 giờ (m3/giờ)
Cỡ ống
Nước thất thoát trong 1 giờ (m3/giờ)
Þ 100
Þ 150
Þ 200
Þ 250
Þ 300
424
954
1.696
2.649
3.815
Þ 350
Þ 400
Þ 450
Þ 500
Þ 600
5.193
6.783
8.584
10.598
15.261
Nguồn: Ban giảm nước không doanh thu
Bảng 2.8 : Số lượng điểm bể trong năm
STT
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
1
Số điểm bể (điểm)
2.114
3.717
4.226
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008, 2009, 2010 – P.KHVTTH
Qua số liệu công tác cải tạo ống mục và công tác sửa bể ta nhận thấy, đối với công tác cải tạo ống mục thì mức độ đầu tư ngày càng tăng, nhưng điểm bể cũng tăng nhiều hơn, như vậy có thể đánh giá công tác cải tạo ống mục tại Thủ Đức đạt hiệu quả chưa cao (thường các điểm bể xảy ra do ống được đặt quá lâu năm, bị rò rỉ dể gây xì bể) .
Với đặc thù mạng lưới cấp nước tại địa bàn CTCP Cấp nước Thủ Đức có cấu tạo đơn giản hình nhánh cây, từng khu vực đồng hồ tổng riêng biệt. Do đó, để thực hiện chương trình giảm nước thất thoát thất thu trong giai đoạn hiện nay, CTCP Cấp nước Thủ Đức thực hiện công tác giảm nước thất thoát thất thu theo phương pháp tổng hợp kết hợp với phương pháp phân vùng tách mạng, thiết lập CMA thuộc các dự án Nhân rộng giảm thất thoát nước có sự phối hợp hỗ trợ của dự án USP Hà Lan tại khu vực đồng hồ tổng Thảo Điền, Quận 2.
Bắt đầu từ năm 2009, CTCP cấp nước Thủ Đức được chọn làm đơn vị thí điểm cho công tác thực hiện giảm nước không doanh thu (chương trình do Chính phủ Hà Lan tài trợ). Đến nay, công trình giảm nước không doanh thu của Công ty được Ban Giảm nước không doanh thu và các bộ phận có liên quan, thi công và kiểm tra tính cô lập của DMA (hoàn tất giai đoạn 4). Đang xác định thất thoát nước ban đầu tại từng DMA tạm thời. Mặc dù tỷ lệ thất thoát nước tại đơn vị chưa đạt như mong muốn, nhưng tập thể đã nổ lực phấn đấu và phối hợp chặt chẽ để thực hiện chủ trương chung của Công ty là “Tăng cường công tác giảm nước không doanh thu một cách toàn diện”.
Trong năm 2010, với nhiều nỗ lực, CTCP Cấp nước Thủ Đức cũng đã tiến hành triển khai nhân rộng vùng giảm nước thất thoát thất thu tại khu vực Quận 2 và Quận 9, trong đó thực hiện thí điểm tại một số khu vực đồng hồ tổng thu được nhiều kết quả khả quan như: Đồng hồ tổng Tân Vạn (từ 88,15% giảm xuống còn 12,67%), đồng hồ tổng Riverside (từ 56,22% giảm xuống còn 6,49%), đồng hồ tổng Thảo Điền (từ 40,58% giàm xuống 35,66%).
Từ những vấn đề nêu trên, Công ty đã và đang cố gắng áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế lượng nước thất thoát, hạ tỷ lệ thất thoát nước xuống dưới mức 25%.
STT
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
1
Tỷ lệ thất thoát nước (%)
30
28
27
Bảng 2.9 : Tỷ lệ thất thoát nước
Hình 2.8: Biểu đồ tỷ lệ thất thoát nước
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008, 2009, 2010 – P.KHVTTH
Kết quả hoạt động kinh doanh - Giai đoạn 2008 - 2010:
Bảng 2.10: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2008, 2009, 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
A. Sản xuất kinh doanh
1. Sản lượng nước cung cấp
1.000 m3
31.577
35.553
39.980
2. Doanh thu tiền nước (qua ĐHN)
tỷ đồng
149,492
173,067
263,999
3. Thay ĐHN các cỡ
cái
7.528
9.501
11.303
4. Thi công gắn ĐHN
cái
15.050
10.100
10.020
5. Tỷ lệ thất thoát nước
%
30
28
27
6. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch
%
73,41
75,84
78,67
B. Phát triển mạng lưới
mét
107.754
37.705
33.205
C. Cải tạo mạng lưới
mét
8.789
12.892
2.371
D. Kế hoạch tài chính
1. Tổng doanh thu
tỷ đồng
157,164
182,41
278,43
2. Lợi nhuận trước thuế
tỷ đồng
12,277
12,69
23,6
3. Lợi nhuận sau thuế
tỷ đồng
9,652
9,976
18,7
4. Tỷ lệ cổ tức/Vốn điều lệ
%
8,29
8,45
11,78
5. Thu nhập bình quân/người/tháng
đồng
5.662.405
5.840.769
8.300.000
* Nhận xét:
Doanh thu của Công ty tăng hàng năm phù hợp với việc tăng tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch và tăng theo sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận của Công ty chủ yếu là từ việc kinh doanh nước sạch. Điều này chứng tỏ Công ty chưa có chiến lược kinh doanh nào khác từ sau 4 năm cổ phần. Việc này Công ty nên có định hướng để phát triển ngành nghề theo giấy phép kinh doanh mà Công ty đã đăng ký.
Hiện nay, doanh thu chính của Công ty chủ yếu từ sản lượng nước tiêu thụ của khách hàng và giá bán sỉ nước sạch của SAWACO thông qua các hợp đồng mua bán sỉ nước sạch giữa Công ty với Tổng Công ty. Giá bán được thực hiện theo cơ chế khoán chi phí trên lượng nước tiêu thụ của khách hàng. Do đó, vấn đề cần được quan tâm và chia sẻ từ phía cổ đông đó là tuy giá nước điều chỉnh ở mức khởi đầu tăng cao hơn khoảng 50% so với mức giá cũ nhưng lợi nhuận dự kiến sẽ không tăng nhiều. Vì trong 2 năm đầu của lộ trình tăng giá nước 2010 – 2011 doanh thu chưa đủ bù đắp chi phí như dự kiến. Giá nước tăng chủ yếu bù đắp các khoản chi phí của Tổng Công ty trong thời gian chưa được điều chỉnh giá từ năm 2004 đến nay do tình hình biến động kinh tế như: chi phí vật tư, nhân công, các khoản chi phí sản xuất chung, chi phí môi trường, chi phí xử lý bùn, phí nước thải; Có nguồn kinh phí để xây dựng thêm các nhà máy xử lý nước, phát triển hệ thống đường ống cấp nước, cải tạo mạg lưới cấp nước được xây dựng nhiều năm đã xuống cấp nghiêm trọng…. và phân bổ chi phí khá lớn đã gắn đồng hồ nước miễn phí cho khách hàng theo Nghị định 117/2007/NĐ-CP.
Chi phí sản xuất tăng theo hàng năm so với doanh thu, điều này cho thấy Công ty chưa hoạt động hiệu quả vì vậy cổ tức cũng rất thấp.
Nhìn chung, trong 2 năm 2009, 2010, CTCP Cấp nước Thủ Đức đang gặp trở ngại về nguồn vốn do nhiều lý do như:
CTCP Cấp nước Thủ Đức tuy là đơn vị sản xuất có con dấu riêng nhưng chịu sự quản lý trực tiếp của SAWACO, do đó nguồn tài chánh của Công ty lệ thuộc vào sự phân bổ nguồn vốn của SAWACO. Theo sau đó là công tác giải ngân còn chậm chạp.
Nguồn vốn đầu tư để phát triển mạng lớn nhưng việc phát triển ống ngánh lắp đặt cho khách hàng chưa tương ứng, do mật độ các hộ dân còn thưa, khoảng 10 đến 12m mới lắp đặt được 1 đồng hồ nước. Vì vậy ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của Công ty.
Tỷ lệ thất thoát nước cao.
Từ những kết quả đã được nghiên cứu trên cùng những kết quả hoạt động kinh doanh đạt được, Công ty cần phải lập kế hoạch và có hướng giải quyết, khắc phục những vấn đề nêu trên nhằm nâng cao doanh thu, tạo điều kiện cho ngành nước được phát triển ổn định, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh:
Trước sự phát triển mạnh mẽ về các mặt của Thành phố Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp được xây dựng và bắt đầu sản xuất, các khu dân cư, nhà cao tầng mọc lên, các ngành dịch vụ, du lịch phát triển. Địa bàn do Công ty quản lý có tốc độ phát triển dân cư và đô thị hóa cao, khả năng phát triển tiềm năng khách hàng rất lớn. Hiện nay, trên khu vực đã và đang hình thành các khu dân cư mới, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, các trung tâm văn hóa, thể dục thể thao... Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ hết sức cấp bách cho ngành cấp nước là phải bổ sung nguồn nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất vốn đang thiếu và mất cân đối trầm trọng. Trước hiện trạng nguồn vốn ngân sách dành cho ngành cấp nước còn những hạn chế, tỷ lệ thất thoát nước cao, do đó đòi hỏi cần tìm ra giải pháp để nâng cao năng lực sản xuất về phân phối nước sạch đến người tiêu dùng đây cũng là nhiệm vụ chính của ngành cấp nước đặt ra cho thành phố trong giai đoạn sắp tới.
Từ việc phân tích trên, để có thể đánh giá một cách tổng quát quá trình hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của CTCP Cấp nước Thủ Đức:
Điều kiện môi trường kinh doanh :
CTCP Cấp nước Thủ Đức đang kinh doanh trong một môi trường độc quyền, được ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ về vốn. Là đơn vị trực thuộc SAWACO, CTCP Cấp nước Thủ Đức chịu sự quản lý về tài chánh cũng như chỉ tiêu kế hoạch thực hiện hàng năm của SAWACO.
Thị trường :
Thị trường của Công ty là các hộ gia đình trên địa bàn, các khu chế xuất, các khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau đóng trên địa bàn Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức. Khách hàng của Công ty biến động rất lớn do quá trình phát triển đô thị diễn ra không ngừng với tốc độ ngày càng tăng. Với các khu dân cư mới thành lập, việc cấp nước sạch là nhu cầu hàng đầu, là điều kiện cho sự ổn định và phát triển đời sống.
Sản phẩm:
Sản phẩm của ngành là nước sạch sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất theo bảo đảm đáp ứng theo Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT _ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống - là một sản phẩm mang tính độc quyền. Sản phẩm chủ yếu của CTCP Cấp nước Thủ Đức là hồ sơ thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống cấp nước, lắp đặt đồng hồ nước trên địa bàn .
Triết lý :
Sản phẩm chính của Công ty là nước sạch, đây là hàng hóa đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng của các loại sản phẩm có sử dụng nước trong quá trình chế biến. Ngoài việc đảm bảo cung cấp nước sạch cho khách hàng còn mang ý nghĩa to lớn về kinh tế chính trị xã hội, quyết định sự tồn tại của Công ty. Do đó triết lý cho sự tồn tại cũng như nhiệm vụ chính trị của Công ty là: “Đảm bảo nguồn nước an toàn, chất lượng và liên tục cho khách hàng”.
Mối quan tâm đến hình ảnh Công ty
Là một doanh nghiệp có mạng lưới phân phối đến tận khách hàng, chịu nhiều áp lực từ khách hàng và các phương tiện thông tin, Công ty chủ trương xây dựng hình ảnh của mình gần gũi với khách hàng bằng những nhân viên nhiệt tình phục vụ khách hàng theo phương châm: “Gần dân – trọng dân – hiểu dân - và có trách nhiệm với dân”.
Điều kiện nội bộ:
Bộ máy tổ chức của Công ty còn cồng kềnh mang nặng tính bao cấp, thiếu chủ động trong công tác tổ chức và quản lý, chưa quan tâm đúng mức đến việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ.
Mạng lưới cấp nước của Công ty đã được lắp đặt lâu năm, có những tuyến được lắp đặt vào những năm 60 do đó khả năng truyền dẫn bị hạn chế, dễ gây xì bể làm thất thoát nước, đồng thời do trải qua nhiều thời kỳ nên vật tư trên tuyến không đồng bộ gây trở ngại cho công tác sửa chữa khắc phục khi xảy ra sự cố.
Trong năm 2010, CTCP Cấp nước Thủ Đức đã lắp đặt 10.020 đồng hồ nước phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trên địa bàn do Công ty quản lý, tuy nhiên vì lực lượng công nhân trực tiếp thi công còn hạn chế nên Công ty thuê lực lượng lao động bên ngoài. Công tác kiểm tra, giám sát quá trình thi công chưa được quan tâm đúng mức.
Mặc dù SAWACO – CTCP Cấp nước Thủ Đức đã đầu tư phát triển mở rộng, cải tạo mạng lưới cấp nước nhưng tỷ lệ thất thoát nước trên khu vực vẫn còn cao. Điều này cho thấy năng lực quản lý chuyên trách còn hạn chế. Hiện nay, công tác quản lý mạng còn mang tính kinh nghiệm, thiếu sự nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, các tài liệu kỹ thuật, sơ đồ mạng lưới cấp nước và các thiết bị trên mạng chưa được cập nhật và lưu giữ đúng mức.
Trình độ văn hoá của đội ngũ công nhân lao động trực tiếp còn thấp đã ảnh hưởng không ít đến việc nâng cao năng lực phục vụ cộng đồng.
Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thái độ làm việc của nhân viên còn mang nặng tính bao cấp, độc quyền.
Kết luận:
Thuận lợi:
Về khách hàng và thị trường tiêu thụ:
CTCP Cấp nước Thủ Đức đang kinh doanh trong một môi trường độc quyền sản phẩm ngành cấp nước chưa có đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm của Công ty không có sự cạnh tranh. Công ty là đơn vị duy nhất cung cấp nước sạch tại khu vực Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức. Mặc dù còn có vài nơi sử dụng nước sạch nông thôn vì Công ty chưa phát triển mạng lưới cấp nước đến khu vực đó, nhưng nước sạch nông thôn ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, doanh thu của Công ty tương đối ổn định qua các năm.
Thị trường tiềm năng lớn, khách hàng của Công ty có thể biến động do quá trình phát triển đô thị diễn ra không ngừng với tốc độ ngày càng tăng. Với các khu dân cư các khu cao ốc mới thành lập, việc cấp nước sạch là nhu cầu hàng đầu, là điều kiện cho sự ổn định và phát triển đời sống.
TP. HCM là thị trường có nhu cầu tiêu thụ nước nhiều nhất so với các địa phương khác. Tốc độ đô thị hóa tại TP. HCM là nhanh, đây là điểm mạnh đảm bảo sự tăng trưởng doanh thu cho Công ty trong các năm tới.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, nơi tập trung một lượng lớn dân cư, đồng thời mức sống của người dân nơi đây cũng tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước. Do đó đây là thị trường có nhu cầu tiêu thụ nước sạch nhiều nhất so với các địa phương khác, điều này đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng của đơn vị trong các năm tới.
Địa bàn kinh doanh của Công ty thuộc các khu vực có tốc độ đô thị hóa cao của Thành phố, còn nhiều tiềm năng phát triển, hiện nay đã và đang hình thành các khu dân cư mới, khu công nghệ, dịch vụ cao, các khu công nghiệp, các trung tâm văn hóa, thể dục thể thao (Linh Trung, Cát Lái, Thủ Thiêm,...).
Sản phẩm của Công ty là nước sạch – một trong những nhu cầu thiết yếu và không có sản phẩm thay thế.
Tính chất sản phẩm của Công ty không có sự sụt giảm nhu cầu sử dụng đột biến, điều này đảm bảo nguồn doanh số và lợi nhuận ổn định cho Công ty. Ngoài ra, với mức khai thác hiện có Công ty đã qua giai đoạn phát triển chiều rộng, Công ty chỉ cần tập trung xử lý việc thất thoát nước cũng như đảm bảo áp lực nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong khu vực Công ty quản lý. Đây là mấu chốt giúp Công ty gia tăng về doanh thu và lợi nhuận.
Về hệ thống phân phối nước sạch:
Được tiếp quản toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất nước sạch và hệ thống phân phối rộng khắp toàn khu vực quản lý, chất lượng nước cung cấp đạt tiêu chuẩn quy định. Riêng năm 2010, nhờ khách hàng tự nguyện đầu tư một số tuyến ống cái tổng cộng 8.877,5 mét nên Công ty thuận lợi trong việc phát triển khách hàng, tăng sản lượng nước tiêu thụ.
Nguồn cung cấp chủ yếu là lượng nước sạch từ Nhà máy nước Thủ Đức, Nhà máy nước Tân Hiệp, Nhà máy nước BOO Thủ Đức sẽ cung cấp trực tiếp đến khách hàng không thông qua trung gian nào, điều này là vô cùng thuận lợi cho Công ty giảm được chi phí.
Về nguồn vốn:
Doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong ngành.
Được ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ về vốn, cho phép huy động vốn từ ngân sách, vốn vay ưu đãi của ADB (thông qua SAWACO) để xây dựng và phát triển mạng lưới cấp nước trên địa bàn quản lý. Tiền thân của Công ty là Chi nhánh Cấp nước Thủ Đức, phụ trách việc cấp nước cho khách hàng trong khu vực Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức, Chi nhánh được cổ phần hóa vào năm 2007 với 51% vốn cổ phần của công ty mẹ là SAWACO. Do đó, CTCP Cấp nước Thủ Đức nhận được nhiều hỗ trợ từ công ty mẹ trên mọi mặt, trong đó phải kể đến sự hỗ trợ về tài chính, về một số vật tư chuyên ngành nhập khẩu…
Vừa được UNND Thành phố duyệt Quyết định tăng giá nước.
Về công tác tổ chức, quản lý sản xuất:
Qua nhiều năm hoạt động, Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác mở rộng mạng lưới cấp nước, giải quyết một số vấn đề chủ yếu như: xử lý nước đục, giảm thất thoát nước, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, gia tăng áp lực nước, cải tạo mở rộng mạng lưới cung cấp nước…
Tập thể cán bộ công nhân viên tin tưởng vào Công ty, nội bộ đoàn kết nhất trí quyết tâm thực hiện các chỉ đạo của cấp trên.
Ngoài ra Công ty còn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của SAWACO và của các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương các cấp. Tổng Công ty đã mạnh dạn cải tiến các thủ tục, đổi mới cơ chế, tạo các bước đột phá trong cơ chế quản lý của Công ty như: hạch toán tiền lương gắn liền với thành tích của mỗi cá nhân, của tập thể đơn vị, trong công tác phát triển mạng cấp III, gắn mới đồng hồ nước, v.v...
Trong việc phát triển thêm khách hàng mới, Công ty cũng nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho Công ty gắn thêm đồng hồ nước, tăng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, qua đó Công ty tăng được lượng nước tiêu thụ.
Lực lượng lao động trẻ, năng nổ nhiệt tình.
Đủ nhân lực, vật lực để mở rộng ngành nghề kinh doanh sang lĩnh vực khác.
Về công tác chống thất thoát nước:
Đối tượng cung cấp nước sạch khá đa dạng: cung cấp nước sạch cho các hộ gia đình phục vụ cho sinh hoạt; cung cấp cho các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh... Địa bàn cung cấp nước sạch của Công ty tập trung, do đó, việc phát hiện và xử lý các sự cố rò rỉ ống nước kịp thời, hạn chế thất