MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
1.1. Khái quát về tài sản có 3
1.1.1. Khái niệm tài sản có của ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Các khoản mục tài sản có 4
1.1.1.1. Khoản mục ngân quỹ 4
1.1.1.2. Khoản mục cho vay. 4
1.1.1.3. Khoản mục đầu tư 5
1.1.1.4. Khoản mục TS Có khác 5
1.2. Quản trị tài sản có 6
1.2.1. Khái niệm quản trị Tài sản có 7
1.2.2. Nội dung quản trị tài sản có 7
1.2.2.1. Quản trị kết cấu tài sản có 7
1.2.2.2. Quản trị thanh khoản 8
1.2.2.3. Quản trị danh mục cho vay 13
1.2.2.4. Quản trị danh mục đầu tư 18
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị TS có 20
1.2.3.1. Chất lượng tín dụng 20
1.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn 22
1.2.3.3. Hiệu quả tài chính 23
1.3. quản trị tài sản có trong mối quan hệ 23
1.3.1. Quản trị thời lượng TS nợ & TS có 23
1.3.2. Quản trị chi phí vốn 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ TẠI NHNO & PTNT TỈNH NAM ĐỊNH 27
2.1.Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Định 27
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Nam Định 27
2.1.2. Mô hình tổ chức 28
2.1.3. Môi trường kinh doanh 29
2.2. Tình hình hoạt động của NHNo & PTNT tỉnh nam định trong những năm gần đây 31
2.2.1. Thực hiện nhiệm vụ từ 2000 đến nay 31
2.2.2. Kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Nam Định 31
2.2.2.1.Hoạt động huy động vốn trên địa bàn 32
2.2.2.2. Hoạt động cho vay 33
2.2.2.3. Hoạt động khác 34
2.2.1.4.Kết quả tài chính. 37
2.3. Thực trạng quản trị tài sản có tại NHNo & PTNT tỉnh Nam Định 38
2.3.1. Quản trị ngân quỹ 38
2.3.2. Quản trị khoản mục cho vay 40
2.3.2.1.Tình hình cho vay của NHNo& PTNT Nam Định 40
2.3.2.2.Thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng 44
2.3.2.3.Thực trạng quản trị chất lượng cho vay 47
2.3.3. Quản trị kết cấu tài sản có của NHNo & PTNT tỉnh Nam Định trong những năm gần đây 50
2.3.4. Mối liên hệ giữa tài sản có, tài sản nợ 53
2.3.4.1. Đánh giá sự cân đối về sử dụng vốn và huy động vốn 53
2.3.4.2. Đánh giá sự cân đối về chi phí 55
2.3.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động 56
2.4.Những tồn tại và nguyên nhân quản trị TS có 57
2.4.1.Những tồn tại 57
2.4.2. Những nguyên nhân 59
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ TẠI NHNO & PTNT TỈNH NAM ĐỊNH 62
3.1. Định hướng quan điểm hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới 62
3.1.1. Định hướng quan điểm chung 62
3.1.2. Định hướng hoạt động của NHNo & PTNT Nam Định 63
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại NHNo & PTNT tỉnh Nam Định 64
3.2.1.Cơ cấu lại tài sản có của Ngân hàng No & PTNT Nam Định 64
3.2.2.Chiến lược quản trị kết hợp 66
3.2.3. Hoàn thiện chính sách khách hàng 67
3.2.4. Tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng 70
3.2.5. Cơ chế huy động vốn hợp lý 78
3.2.6. Xây dựng chiến lược cán bộ và sử dụng cán bộ tạo động lực khuyến khích người lao động 81
3.2.7. Phát triển công nghệ 83
3.3. Những đề xuất 84
3.3.1. Đối với chính phủ và các bộ nghành 84
3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước 86
3.3.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 86
KẾT LUẬN 88
Danh mục tài liệu tham khảo 89
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản có tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần kinh tế, nhằm nâng cao uy tín hình ảnh của NH trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Doanh số cho vay (Tỷ VNĐ)
1.118
1.366
1666,7
Doanh số thu nợ (Tỷ VNĐ)
569
963
1.441
Dư nợ (Tỷ VNĐ)
1.005
1.408
1633,7
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2002-2004)
Vòng quay vốn
0,57
0,68
0,88
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động tín dụng
Tỷ đồng
Từ bảng và biểu đồ trên ta thấy: dư nợ của NH luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao cả về quy mô và cơ cấu. Năm 2003 tổng dư nợ 1408 tỷ VNĐ tăng 403 tỷ VNĐ, tốc độ tăng 40,1% so với năm 2002. Năm 2004 tổng dư nợ 1633,7 tỷ VNĐ tăng 225,7 tỷ VNĐ, tốc độ tăng 16,03% so với năm 2003. Sở dĩ như vậy là do NH thực hiện văn bản của NHNo & PTNT Việt Nam chỉ đạo tập trung tiếp cận DN vừa và nhỏ làm ăn hiệu quả, thực hiện ban chỉ đạo 67 cho vay thông qua tổ vay vốn đến từng hộ gia đình, nguồn vốn tiếp cận đến từng HSX. Tổng số hộ còn dư nợ đến 31/12/2004 là 94.920 hộ chiếm 19% tổng số hộ tự nhiên. Đây chứng tỏ là một thị trường tiềm năng tương đối ổn định để NH có thể tiếp cận một cách an toàn trong kinh doanh. Do vậy chính sách cho vay của NH luôn đẩy nhanh tiến độ cho vay thông qua tổ vay vốn để nguồn vốn ngày càng đi sâu hơn nữa đến tận hộ sản xuất cá thể nâng cao sức cạnh tranh với Quỹ tín dụng nhân dân, NH chính sách xã hội và các NHTM khác trên địa bàn tỉnh Nam Định
Về công tác cho vay thu nợ: trong 3 năm NH luôn đẩy nhanh tiến độ thu nợ thu lãi, điều đó cho thấy vòng quay vốn tín dụng có xu hướng ngày càng tăng lên từ 0,57- 0,88. Cụ thể năm 2002 là 0,57 vòng, năm 2003 là 0,68 vòng, năm 2004 là 0,88 vòng. Chứng tỏ trong giai đoạn từ 2002 – 2004 vốn tín dụng của NH sử dụng ngày càng hiệu quả hơn, nguồn vốn của NH được quay vòng ngày một tăng. Điều này chứng minh NH đã tích cực trong công tác thu hồi nợ, hoàn thành kế hoạch đặt ra, mức độ để NQH thấp, giảm bớt những món không có khả năng hoàn trả, thực hiện công tác thu hồi nợ triệt để, tham gia phát động thi đua đến tận tổ vay vốn trong công tác cho vay thu nợ, giao chỉ tiêu dư nợ đến từng cán bộ tín dụng làm căn cứ để quyết toán lương, thưởng cho từng cán bộ nhân viên trong NH. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn ở mức thấp, NH cần đẩy nhanh tiến độ thu nợ
Tuy nhiên để thấy rõ hơn tình hình cho vay chúng ta đi phân tích kết cấu KM cho vay của NHNo Nam Định:
Bảng 2.7: Kết cấu tín dụng
Tiêu thức
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tỷ
VNĐ
(%)
Tỷ VNĐ
(%)
Tỷ VNĐ
(%)
1. Theo thời hạn
- Dư nợ ngắn hạn
515
47,47
735
51,76
956
57,94
- Dư nợ trung dài hạn
480
44,24
673
47,39
677,7
41,07
2. Theo thành phần kinh tế
- DNQD
98,3
5,18
25,2
0,96
26,4
1,44
- DNTN, HH
95
5,01
170
6,46
179,3
9,8
- HSX, cá thể
811,7
42,80
1213
46,07
1428
78,06
3. Theo đồng tiền
- Dư nợ nội tệ
1001,4
99,64
1401
99,52
1623,2
99,36
- Dư nợ ngoại tệ
(đã quy đổi VNĐ)
3,6
0,36
6,8
0,48
10,5
0,64
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2002-2004)
TD theo thời hạn
Qua bảng số liệu 2.7 trên ta thấy: về quy mô cả tín dụng ngắn và trung dài hạn tăng đều qua các năm. Nhưng tốc độ tăng của TD ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của TD trung dài hạn. Cụ thể năm 2003 của TD ngắn hạn đạt 735 tỷ VNĐ tăng 220 tỷ VNĐ tương ứng tốc độ tăng 42,7%, trong khi đó TD trung dài hạn chỉ tăng 183 tỷ VNĐ tương ứng tốc độ tăng 37,3% so với năm 2002. Năm 2004 của TD ngắn hạn đạt 956 tỷ VNĐ tăng 221 tỷ VNĐ tương ứng tốc độ tăng 30,1%, trong khi đó TD trung dài hạn chỉ tăng 4,7 tỷ VNĐ tương ứng tốc độ tăng 0,7% so với năm 2003. Như vậy NH luôn bám sát hoạt động TD đối với nhu cầu vay vốn lưu động hoặc bù đắp thiếu hụt vốn ngắn hạn. Đồng thời NH còn phân công cán bộ đến từng hộ dân thông qua tổ vay vốn, tiếp cận với DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định, quyết định đầu tư cho các dự án, phương án hoạt động hiệu quả
Cơ cấu TD ngắn và trung dài hạn có thay đổi, TD ngắn hạn có xu hướng tăng lên và luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động TD của NH cụ thể năm 2002 chiếm 47,5%, năm 2003 chiếm 51,8%, năm 2004 chiếm 57,9%. Điều đó cho phép NH hoạt động trong lĩnh vực đầu tư vốn lưu động cho phát triển sản xuất tại địa bàn tỉnh
Hoạt động cho vay của NHNo& PTNT tỉnh Nam Định đã đạt được kết quả không khả quan. Nếu so sánh giữa thời hạn huy động cùng quá trình sử dụng vốn thấy không hợp lý. Điều đó khẳng định vốn của NH chứa đựng rủi ro tiềm ẩn đáng kể về kỳ hạn. Tuy nhiên đánh giá về sự ổn định về nguốn vốn của NH không tốt đối với những khoản vay có tính dài hạn đáng kể sẽ tạo ra ít thu nhập và tính mạo hiểm về đồng vốn của NH
TD theo thành phần kinh tế
Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy: Dư nợ cho vay DN quốc doanh luôn có xu hướng giảm trong giai đoạn từ năm 2002 – 2004. Cụ thể năm 2003 DN quốc doanh giảm 73,1 tỷ VNĐ tương ứng tốc độ giảm 0,74% so với năm 2002, năm 2004 chỉ tăng lên 1,2 tỷ VNĐ tương ứng 0,4% so với năm 2003. Trong khi đó dư nợ đối với DN ngoài quốc doanh, HSX tư nhân cá thể tăng nhanh và chiếm phần lớn trong tổng dư nợ. Năm 2003 dư nợ ngoài quốc doanh là 476,1 tỷ VNĐ tốc độ tăng 53% so với năm 2002, năm 2004 tăng 224,5 tỷ VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 14% so với năm 2003.
Nhìn qua công tác TD của NH tập trung cho vay ngắn hạn và HSX cá thể nên nguồn vốn không ổn định và khó khăn trong đôn đốc thu nợ thu lãi đến tận xã, thị trấn trong điạ bàn tỉnh
Trong năm 2003 dư nợ tăng rất nhanh, nhưng đến năm 2004 thì tốc độ chững lại. Lý do chính là NHNN Việt Nam công bố các NHTM phải giảm bớt cho vay để ổn định giá cả. Do biến động ảnh hưởng nền kinh tế thế giới và khu vực khi Việt Nam là một trong những quốc gia nhập khẩu nguyên liệu dầu, thuốc, phân bón vô cơ, phôi thép, giấy… tăng cao, giá đồng USD tăng, dịch bệnh SART. Trong nước hoạt động thể thao SEAGAME, dịch cúm gia cầm, bão lụt Miền Trung xảy ra thường xuyên … đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng điều đó là nguyên nhân chính mà giá cả hàng nông sản tăng nhanh. Trong khi đó tỉnh Nam Định chịu ảnh hưởng khi mà khách hàng chủ yếu là HSX, doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có sự bảo trợ của nhà nước
Vượt trên khó khăn đó NHNo Nam Định thay đổi cơ cấu TD và đa dạng hoá khách hàng ngành nghề kinh doanh, tư vấn đầu tư các dự án có hiệu quả, thu hút khách hàng là DNNN trên địa bàn
Tín dụng theo loại tiền
Qua bảng 2.7 ta thấy: ngoài cho vay bằng VND, NHNo Nam Định còn cho vay ngoại tệ chủ yếu là USD qua 3 năm ta thấy dư nợ cho vay bằng nội tệ tuy có tăng nhưng tốc độ tăng không đáng kể và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ, đều ở mức dưới 1% trong tổng dư nợ, năm 2003 dư nợ cho vay ngoại tệ quy đổi là 6,8 tỷ VNĐ tăng 3,2 tỷ VNĐ tốc độ tăng 89%, năm 2004 dư nợ cho vay đạt 10,5 tỷ VNĐ. Điều đó chứng tỏ hoạt động cho vay ngoại tệ không ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH
2.3.2.2.Thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng
Quy trình nghiệp vụ cho vay luôn có vị trí quan trọng, NH luôn điều chỉnh chiến lược cho vay để pù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế địa phương. Các hình thức cho vay đa dạng đối với từng khách hàng có những chính sách lãi suất phù hợp. Để giảm thiếu rủi ro NHNo Nam Định luôn bám sát quy trình chung của hệ thống QĐ72/QĐ-HĐQT-TD ban hành 31/03/2002, QĐ1627/2001/QĐ- NHNN quy chế cho vay khách hàng có TS đảm bảo, QĐ 127/2005/QĐ- NHNN về sửa đổi bổ sung QĐ1627/2001/QĐ- NHNN thông qua các bước sau:
Bước 1: Nhận hồ sơ vay vốn
Thiết lập hồ sơ vay vốn bao gồm:
Giấy đề nghị vay vốn
Chứng minh năng lực pháp lý cuả khách hàng: chứng minh thư nhân dân, đơn xin gia nhập tổ vay vốn có xác nhận của chủ dự án, UBND xã, nơi cu trú
Khả năng hấp thụ và khả năng hoàn trả vốn tín dụng: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
Tài liệu liên quan đến đảm bảo tín dụng hoặc điều kiện cấp TD như cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh: Giấy chứng nhận quyến sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Bước 2: Thẩm định
Hồ sơ vay vốn: tính đầy đủ, hợp pháp hợp lệ của hồ sơ, nhận xét đánh giá tính chính xác các số liệu kế toán trên báo cáo tài chính
Khách hàng: tư cách pháp lý, tình hình tài chính, nhân sự, khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo, đánh giá thị trường liên quan đến hoạt động của DN, cá nhân HSX, thẩm định về đảm bảo TD
Trong quy trình thẩm định khách hàng vay quy định thời gian đối với dự án trong thẩm quyền phán quyết: không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn, không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung dài hạn sau khi nhân được hồ sơ thì phải thông báo cho khách hàng quyết định cho vay hay từ chối và phải có lý do
Đối với những dự án vượt quyền phán quyết trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn, không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung dài hạn kể từ khi NH nhận được đầy đủ hồ sơ, và phải làm đơn trình lên cấp trên NHNo & PTNT Việt Nam đề quyết định hoặc từ chối cho vay
Bước 3: Quyết định tín dụng
Sau khi thẩm định, cán bộ TD lập hồ sơ báo cáo thẩm định cho trưởng phòng TD, trong đó ghi rõ đồng ý cho hoặc từ chối cho vay, và có lý do
Trưởng phòng TD có trách nhiệm kiểm tra lại tính hợp lệ hợp pháp của bộ hồ sơ ghi rõ mức cho vay, thời hạn vay vốn, lãi suất và báo cáo thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ TD, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc xét duyệt
Giám đốc căn cứ báo cáo thẩm định (nếu có) do trưởng phòng TD trình và quyết định cho vay hay từ chối. Nếu cho vay thì NH cùng khách hàng lập hợp đồng TD hoặc sổ vay vốn cho HSX, hợp đồng đảm bảo tiền vay (trường hợp có tài sản đảm bảo)
Nếu khoản vay vượt quyền phán quyết của giám đốc NH cấp 3 thì trình lên NH cấp 2, NH cấp 2 trình lên NH tỉnh
Bước 4: Giải ngân
Khi tờ trình trên được ban lãnh đạo có thẩm quyền duyệt cho vay, cán bộ TD hướng dẫn khách hàng lập hợp động TD theo đúng nội dung tờ trình đã duyệt
Bộ phận TD chuyển hồ sơ hoàn tất cho phòng kế toán thực hiện nhiệm vụ hạch toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân (nếu lấy bằng tiền mặt) hoặc ghi có vào tài khoản TG của khách hàng nếu thanh toán bằng chuyển khoản
Bước 5: Giám sát, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng
Cán bộ TD có trách nhiệm kiểm tra sử dụng vốn vay theo mục đích của khách hàng như đã ghi trong hợp đồng tín dụng, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án kiểm tra hiện trạng TS đảm bảo tiền vay
Cán bộ TD mở sổ về số nợ, số lãi phải thu, thời điểm thu theo hợp đồng tín dụng đã ký, vì khách hàng của NHNo chủ yếu là HSX tham gia theo tổ nhóm nên NH thường định hàng tháng vào ngày cố định tại xã, thị trấn để thu lãi và thông báo trên phương tiện định kỳ trước 5 ngày để các hộ vay vốn chuẩn bị trả lãi tại địa điểm UBND xã, thị trấn
Nếu không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn nợ thì sau 3 ngày NH sẽ chuyển nợ quá hạn nếu không được sự đồng ý cho gia hạn nợ vì lý do khách quan
Trong thời gian vay vốn nếu khách hàng lừa để chiếm dụng vốn NH hoặc sử dụng vốn sai mục đích thì NH lập tức thu hồi nợ trước hạn
2.3.2.3.Thực trạng quản trị chất lượng cho vay
Qua 3 năm tốc độ tăng trưởng cao, thể hiện khả năng mở rộng TD của NH cũng như chiếm lĩnh thị phần trên toàn địa bàn tỉnh Nam Định. Tuy nhiên để nhìn nhận một cách khái quát đúng đắn nhất chúng ta phải xem xét chất lượng của khoản mục cho vay thông qua các chỉ tiêu : Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, đa dạng hoá danh mục khách hàng….
Bảng 2.8: Chỉ tiêu đánh giá quy mô và chất lượng tín dụng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng tài sản (Tỷ VNĐ)
1299,126
1859,763
2185,85
Tổng nguồn vốn huy động (Tỷ VNĐ)
1.085
1420
1.650
Tổng dư nợ(Tỷ VNĐ)
1.005
1408
1633,7
NQH (Tỷ VNĐ)
1,65
1.795
1,368
Tổng dư nợ / vốn huy động
92,63%
99,15%
99,01%
Dư nợ / Tổng TS có
77,4%
75,7%
74,7%
NQH / Tổng dư nợ
0,164%
0,127%
0,084%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2002- 2004)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (chỉ số 1) của NHNo & PTNT Nam Định đều tăng qua 3 năm và đạt trên 90%. Điều đó chứng tỏ tín dụng là lĩnh vực chủ yếu, NH huy động vốn để cho vay. Tín dụng là nghiệp vụ rủi ro nhất và cũng là hoạt động mang lại thu nhập chính cho NH. Do vậy NH cần phải mở rộng thêm loại hình dịch vụ tư vấn đầu tư, hoặc là đầu tư vào TS sinh lời khác. Một mặt NH phân tán rủi ro đồng thời nâng cao khả năng sinh lời cho việc sử dụng vốn hiệu quả
Chỉ số tổng dư nợ trên tổng TS có (chỉ số 2) biến động qua 3 năm và có sự giảm nhưng không đáng kể. So với chỉ số 1, chỉ số 2 nhỏ hơn nhiều, điều đó chứng tỏ vốn huy động của NH tương đối thấp. NH sử dụng vốn hỗ trợ như vốn điều hành từ NH cấp trên và vốn chiếm dụng để kinh doanh
Qua 3 năm ta thấy tỷ lệ NQH luôn thay đổi, năm 2002 doanh số cho vay thấp nhất nhưng NQH lại tăng chiếm 0,164% so với tổng dư nợ. Nhưng giảm trong năm 2003 và năm 2004 luôn đạt chỉ tiêu nợ quá hạn dưới 3% theo quy định luật các tổ chức tín dụng. Nhìn chung hoạt động tín dụng hiệu quả và an toàn.
Xét về cơ cấu ta thấy NQH tập trung chủ yếu HSX qua 3 năm trên 96 % thậm chí năm 2002 tới 100% tổng NQH. Điều này cho thấy HSX làm ăn không hiệu quả hoặc không nhìn nhận được vấn đề giải quyết lao động địa phương phát triển ngành nghề không tập trung, quy mô không lớn không hiệu quả. Do vậy NHNo phải có chính sách tập trung vào những doanh nghiệp có hiệu quả cùng bước đi với cổ phần hoá DNNN và DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn để từng bước giải quyết lao động tại địa phương phát triển thế mạnh của một tỉnh ven biển
Quỹ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Bảng 2.9: Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Đơn vị : Tr. đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
NQH
Quỹ dự phòng
NQH
Quỹ dự phòng
NQH
Quỹ dự phòng
1. DNNN
-
-
-
-
-
-
2. DNNQD
-
-
95
19
23
4,6
Đến 180 ngày
-
-
95
19
23
4,6
Từ 180 - 360 ngày
-
-
-
-
-
-
Trên 360 ngày
-
-
-
-
-
-
3. Hộ sản xuất
1650
330
1700
340
1345
269
Đến 180 ngày
1234
246,8
1096
219,2
1087
217,4
Từ 180 - 360 ngày
360
180
508
254
175
87,5
Trên 360 ngày
56
56
96
96
83
83
Tổng
482,8
359
273,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2002-2004)
Ta thấy tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng luôn được NH chú trọng và luôn có kế hoạch ngay trong cuối năm trước để hoạt động trong năm tiếp theo và có mức dự trữ phù hợp: NHNo cũng đã tiến một bước đáng kể trong việc xử lý nợ xấu, lành mạnh hoá tình trạng tài chính. Trong năm 2004, kế toán trưởng trích lập quỹ dự phòng rủi ro: 273,6 Tr.VNĐ giảm 85,4 Tr.VNĐ tương ứng với tốc độ giảm 23,8%, năm 2003 trích lập quỹ 359 Tr.VNĐ giảm 123,8 Tr.VNĐ tương ứng với tốc độ giảm 25,6% và không vượt kế hoạch đề ra. Do nợ quá hạn có xu hướng giảm và nợ khó đòi chỉ chiếm tỷ trong nhỏ trong tổng dư nợ nên quỹ dự phòng rủi ro càng giảm trong năm 2003 và năm 2004. Nhờ sự cố gắng của cán bộ TD thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ cho vay và thẩm định lựa chọn những khách hàng có năng lực tài chính trong tương lai mà hoàn trả nợ đúng hạn cho NH. Đồng thời kết hợp với các cấp chính quyền địa phương thu hồi và xử lý nợ tồn đọng
Đa dạng hoá danh mục cho vay
NH không tập trung tín dụng cho một khoản tài trợ nhu cầu vốn cho một khách hàng. Sự gia tăng khách hàng nhằm phân tán rủi ro và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh từ đó sẽ giảm nguy cơ rủi ro cho NH. Vì nguồn của NH chủ yếu nằm hầu hết là HSX rải rác trong dân cư nên tập trung vốn vào các DN quốc doanh, DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn rất ít và chỉ tập trung vào một số khách hàng
Bảng 2.10: Khách hàng có dư nợ lớn nhất đến 31/12 /2004
Khách hàng
Dư nợ
(Tỷ. VNĐ)
Dư nợ/
Tổng dư nợ
(%)
1. Công ty TNHH vật liệu xây dựng
3
0,18
2. Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh
15
0,92
3. Công ty kinh doanh khách sạn Bình Minh
3,23
0,2
4. Công ty chế biến thuỷ hải sản Hải Hậu
12
0,73
5. Công ty TNHH Hoàng Xuân Hải Minh
5
0,31
6. Công ty xây dựng thuỷ lợi
10,6
0,65
7. Công ty chế biến thức ăn gia súc
15
0,92
8. Công ty giống cây trồng
8
0,49
9. Công ty đóng tầu vận tải
13
0,80
10. Công ty Vạn Tường khu công nghiệp Hoà Xá
25
1,53
Tổng
109,83
6,7
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2002 – 2004)
Qua bảng trên ta thấy: NHNo Nam Định không tập trung vào một khách hàng và một lĩnh vực cụ thể cho thấy việc đa dạng hoá khách hàng chiếm ưu thế với 10 khách hàng có dư nợ lớn nhất chỉ chiếm 6,7% trong tổng dư nợ của NH
Năm 2003, NH có quan hệ tín dụng với 5 DNNN và 84 DN ngoài quốc doanh, sang năm 2004 là 4 DNNN và 78 DN ngoài quốc doanh. Tuy có biến chuyển nhiều nhưng dư nợ không biến động nhiều dư nợ đối với thành phần kinh tế quốc doanh luôn có xu hướng giảm. Do vậy từng bước đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá DNNN làm ăn không hiệu quả, NH tập trung vốn vào các DN ngoài quốc doanh. Như trên đã phân tích năm 2002 dư nợ DNNN chiếm 5,2% tổng dư nợ, năm 2003 giảm xuống còn 1%, năm 2004 chỉ nhích lên chút 1,4%. Trong khi đó dư nợ DN ngoài quốc doanh từ 5% trên tổng dư nợ năm 2002 lên đến 9,87% trên tổng dư nợ vào năm 2004. Sở dĩ như vậy là do NH chuyển hướng hoạt động đa dạng cho vay khách hàng ngoài quốc doanh, tập trung phát triển kinh tế địa phương được sự bảo trợ của nhà nước khuyến khích đầu tư. Vì NHNo là NHTM Nhà nước lớn nhất trên địa bàn tỉnh Nam Định cùng với NH chính sách xã hội mới hoạt động độc lập năm 2003. Nên NHNo không thể bỏ qua một lượng khách hàng ổn định đó là hộ sản suất kinh doanh cá thể
Quản trị kết cấu tài sản có của NHNo & PTNT tỉnh Nam Định trong những năm gần đây
Cơ cấu TS có gồm những KM lớn khác nhau, từng khoản mục có vị trí quan trọng riêng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong kết cấu, bất kỳ sự biến động nào về quy mô, tỷ trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán, tính sinh lời và rủi ro cho NH. Vì vậy NHNo & PTNT Nam Định luôn quan tâm đề cao vai trò cơ cấu NH
Bảng 2.11: Kết cấu tài sản NHNo & PTNT Nam Định
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Ssố
(%)
S.số
(%)
Ssố
(%)
Tiền mặt và số dư tiền gửi tại NHNN
295
19,9
259
15,9
262,5
12
Khoản mục đầu tư
-
-
-
-
-
-
Khoản mục cho vay
CV đối với TCTD
CV đối với TCKT,cá nhân
1005
-
1005
77,4
1408
15
1393
75,7
1633,7
-1633,7
74,7
Khoản mục TS có khác
Trong đó : TSCĐ
35,126
14
2,7
156,763
25
8,4
289,65
95,2
13,3
(Nguồn: NHNo & PTNT Nam Định giai đoạn 2002- 2004)
Biểu đồ 2.2: Kết cấu tài sản
Tỷ đồng
Qua bảng và thể hiện trên biểu đồ ta thấy tổng TS của NH đều tăng qua các năm: năm 2003 tăng 560,637 tỷ VNĐ tốc độ tăng 43,13% so với năm 2002, năm 2004 tăng 326,087 tỷ VNĐ tốc độ tăng 17,53% so với năm 2003. Sở dĩ như vậy là do NH đã huy động tối đa hình thức tiền gửi trong dân cư, tăng các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng nên lợi nhuận nhiều được giữ lại tăng vốn chủ sở hữu tạo điều kiện cho mở rộng chi nhánh, lắt đặt thêm máy tính cho phòng tín dụng và trang bị phương tiện phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ nên năm 2004 TSCĐ
95,2 tỷ VNĐ
Về cơ cấu TS có của NHNo & PTNT Nam Định: hiện tại NHNo Nam Định là một chi nhánh cấp 1 NHNo Việt Nam nên cơ cấu TS có giai đoạn 2002- 2004 phần nào thể hiện được thực trạng quản trị kết cấu TS có cụ thể:
Khoản mục TM tại quỹ luôn có xu hướng giảm và phù hợp với dự trữ pháp định, đáp ứng nhu cầu chi trả TM. Lý do chính, trước năm 2003 việc điều chuyển vốn giữa các NH cấp 2, 3 do xa Hội sở chính gặp nhiều khó khăn nên lượng TM tồn quỹ chiếm 19,9%% tổng TS có. Do vậy NH tốn kém trong khâu quản lý, bảo quản mà đó lại là khoản mục không sinh lời. Nhưng đến năm 2004 KM TM giảm đáng kể chỉ còn 12% do NH luôn dự tính nhu cầu TM hàng quý, hàng tháng để điều chuyển hợp lý. Hơn nữa hoạt động dịch vụ kinh doanh tài chính hiện đại sử dụng tài khoản để thanh toán thông qua hệ thống NH lượng TM trong lưu thông giảm đáng kể
KM cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng TS và tăng nhanh rất nhanh qua các năm: năm 2002 là 77,4%, năm 2003 là 75,7%, năm 2004 là 74,7%. Điều đó thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường trên địa bàn tỉnh Nam Định
Trong khi đó KM đầu tư không có đây cũng là nguyên nhân buộc NH phải DT một lượng TM tại quỹ nhiều để đáp ứng yêu cầu rút tiền gửi, thực hiện giải ngân theo hợp đồng đã ký kết, yêu cầu thanh toán của khách hàng.
Khoản mục TS có khác chiếm tỷ trọng không đáng kể và có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân chính là NHNo & PTNT Nam Định là chi nhánh cấp 1 được NHNo & PTNT Việt Nam ủy quyền điều hành hoạt động của 10 chi nhánh cấp 2 và 27 chi nhánh cấp 3 nên việc điều hòa vốn giữa chi nhánh cấp 1 cho chi nhánh cấp 2 và cấp 3 để đáp ứng khi thiếu vốn kinh doanh. Nếu thừa NH sẽ chuyển vốn lên Trung tâm điều hành để hưởng lãi. Tuy nhiên lãi được hưởng không cao, số dư TG đối với nội tệ là 0,65%/ tháng, ngoại tệ là 0, 25%/ tháng
Hơn nữa NH cần phải lưu ý đến đầu tư vào TS cố định: trong năm 2004 TS cố định chiếm 2,58% tổng TS có của NH. Việc tăng này để NH mở rộng mạng lưới chi nhánh, trụ sở đến tận thôn xóm để giảm bớt phiền hà cho khách hàng, thứ nữa NH sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng tiềm năng, huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư trong toàn tỉnh. Mặt khác NH cung ứng các sản phẩm dịch vụ hiện đại lắp đặt các điểm rút tiền tự động ATM đến tận chi nhánh cấp 2 và càng ngày càng thu hút khách hàng đến mở tài khoản cá nhân để giao dịch
Qua đây có thể nói kết cấu TS có của NHNo & PTNT Nam Định chưa hợp lý. Trong khi nguồn vốn nhàn rỗi có nhiều nhưng khoản mục đầu tư của NH không có đây là thực trạng phổ biến ở NHTM Việt Nam khi thị trường chứng khoán chưa phát triển và đang còn mới mẻ trong tương lai không xa khi nguồn lực con người cũng như đầy đủ về khoa học và các điều kiện pháp lý ổn định thì NH sẽ tham gia lĩnh vực đầy mạo hiểm này
Mối liên hệ giữa tài sản có, tài sản nợ
2.3.4.1. Đánh giá sự cân đối về sử dụng vốn và huy động vốn
Bảng 2.12: Huy động và sử dụng vốn
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Tỷ
VNĐ
Tỷ VNĐ
Tỷ VNĐ
03/02
(%)
04/03
(%)
Tổng TS
1299,126
1859,763
2185,85
43,15
17,53
1. Tiền mặt và số dư tiền gửi tại NHNN
259
295
262,5
13,9
-11,02
2. Khoản mục cho vay
1005
1408
1633,7
40,1
16,03
Ngắn hạn
515
735
956
42,72
30,07
Trung dài hạn
490
673
677,7
37,35
0,7
3. TS có khác
35,126
156,763
289,65
346,29
84,77
Tổng Nguồn vốn
1299,126
1859,763
2185,85
43,15
17,53
1. Vốn huy động
1085
1420
1650
30,88
16,2
Ngắn hạn
615
778
993
26,50
27,63
Trung dài hạn
470
642
657
36,60
2,34
2. Đi vay
158,2
310,2
352,013
96,08
13,48
NHNN
123,6
159
156,5
28,64
-1,57
Vốn ủy thác đầu tư
34,6
151,2
195,513
336,99
29,31
3. Nợ khác
55,926
129,563
183,837
131,67
41,89
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2002-2004)
- Về quy mô, cấu trúc TS có và TS nợ: Qua bảng số liệu trên ta thấy về quy mô TS có, TS nợ luôn có sự tăng lên. Tuy nhiên NH huy động vốn tổ chức kinh tế, dân cư không đủ để cho vay mà cần phải sử dụng vốn của NHNN và vốn ủy thác đầu tư. Qua 3 năm đều tăng: năm 2003 tăng 96,08% so với năm 2002, năm 2004 chỉ tăng 13,48 % so với năm 2003. Lý do chính năm 2004 NH tập trung tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư nên việc vay vốn của NHNN đã giảm đáng kể -1,57% so với năm 2003
- Về thời hạn giữa TS có và TS nợ: NH huy động vốn và sử dụng vốn không hợp lý về kỳ hạn. Việc sử dụng vốn cho vay trung dài hạn lớn hơn so với việc huy động vốn trung dài hạn. Năm 2002 sử dụng nhiều hơn so với huy động là 20 tỷ VNĐ, năm 2003 hơn 31 tỷ VNĐ, năm 2004 hơn 20,7 tỷ VNĐ. Tuy nhiên sử dụng vốn trung, dài hạn theo luật tổ chức tín dụng, NHNo&PTNT được phép sử dụng không quá 30% vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn, cho nên nguy cơ xảy rủi ro thanh khoản rất lớn. NH luôn trong tình trạng thiếu vốn, đặc biệt nhu cầu vốn trung dài hạn. Dư nợ các năm chiếm hơn 93% so với huy động vốn. Việc sử dụng vốn NH đặt vào tình trạng nguy cơ rủi ro thanh khoản khi khách hàng có nhu cầu về vốn
Hiện nay NHNo hầu hết các NH cơ sở nguồn vốn chỉ đảm bảo từ 20%- 25% vốn để sử dụng cho vay, còn lại hầu hết phải sử dụng vốn điều hoà của NH cấp trên. Nếu tính riêng nguồn vốn huy động tại địa phương mang tính ổn định, thì có đến 90% NH cơ sở thiếu vốn kinh doanh
Năm 2005, định hướng kinh doanh của NHNo Việt Nam chủ động về vốn đảm bảo khả năng thanh toán và tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ DTBB tăng lên trong năm 2004, giao kế hoạch tăng trưởng dư nợ gắn liền với tăng trưởng nguồn vốn huy động, nếu đơn vị không tăng trưởng nguồn vốn huy động thì khôngthể mở rộng cho vay được. NHNo Nam Định trong những năm trước đây là đơn vị luôn luôn thiếu vốn, từ năm 2001- 2003 do tích cực huy động, khai thác nguồn vốn rẻ của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội nên đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay. Năm 2004 đã sử dụng vốn của TW trên 300 tỷ VNĐ, nếu loại trừ TG kho bạc, TG bảo hiểm xã hội thì hầu hết các NH cơ sở thường xuyên thiếu từ 40%- 50% nguồn vốn để cho vay. Theo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn đến 31/12/2004 thiếu vốn 201 tỷ VNĐ
NHNo Nam Định luôn đặt trong tình trạng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Vì vậy vấn đề được quan tâm là mặt trận hàng đầu nguồn vốn huy động tổ chức tín dụng, tổ chức kinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị Tài sản có tại Ngân hàng No & PTNT Nam Định.doc