Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN I

MỤC LỤC II

DANH MỤC KÍ TỰ VIẾT TẮT VI

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VIII

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ IX

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP X

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.1.1 Về mặt lý thuyết: 1

1.1.2 Về mặt thực tế: 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Tình hình tổng quan nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 3

1.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 3

1.5. 3 Phương pháp xử lý dữ liệu thu thập được. 4

CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG 5

2.1 Một số khái niệm liên quan 5

2.1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp 5

2.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động 6

2.1.1.3 Vai trò của vốn lưu động 7

2.2 Thành phần và phân loại vốn lưu động 7

2.2.1 Thành phần của vốn lưu dộng 7

2.2.2 Phân loại vốn lưu động 7

2.2.2.1 Phân loại theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh 8

2.2.2.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện 9

2.2.2.3 Phân loại theo nội dùng quan hệ sở hữu về vốn 9

2.2.2.4 Phân loại theo nguồn hình thành vốn 10

2.2.3 Các giải pháp huy động vốn lưu động trong doanh nghiệp 11

2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 12

2.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả sử dụng vốn lưu động 12

2.3.2 Sự cần thiết phải quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 13

2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 15

2.3.3.1 Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn lưu động 15

2.3.3.2 Chỉ tiêu sức sinh lời vốn lưu động 16

2.3.3.3 Mức tiết kiệm của vốn lưu động 17

2.3.3.4 Các chỉ số về hoạt động 17

2.4 Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp hiện nay. 18

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KẾT CẤU THÉP SÓC SƠN 21

3.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn 21

3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn 21

3.1.2 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 21

3.1.3 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh 23

3.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty 23

3.1.4.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty 23

3.1.4.2 Nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty 24

3.1.4.3 Về lao động 26

3.1.4.4 Quy trình sản xuất của Công ty 27

3.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 27

3.2 Tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty 29

3.2.1 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty 29

3.2.2 Tình hình tài chính của Công ty trong những năm gần đây. 31

3.2.2.1 Khái quát chung về tình hình tài chính của Công ty 31

3.2.2.2 Cơ cấu vốn lưu động của Công ty 34

3.2.2.3 Khái quát tình hình huy động vốn lưu động của Công ty 39

3.2.2.5 Tình hình quản lý các khoản phải thu 43

3.2.2.6 Tình hình quản lý hàng tồn kho 47

3.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 51

3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn 56

3.3.1 Thành tựu 56

3.3.2 Những tồn tại 57

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KẾT CẤU THÉP SÓC SƠN 59

4.1 Chủ động trong việc xác định nhu cầu vốn lưu động 59

4.2 Tổ chức quản lý hoạt động và huy động vốn một cách hợp lý 61

4.3 Sử dụng chính sách đòn bẩy tài chính để tạo thêm lợi nhuận cao hơn trên vốn chủ sở hữu 63

4.4 Khai thác triệt để nguồn vốn tín dụng thương mại, đồng thời tôn trọng kỷ luật thanh toán 63

4.5 Áp dụng hình thức thanh toán hợp lý, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ 64

4.6 Xác định mức dự trữ hợp lý cả nguyên liệu đầu vào lẫn sản phẩm đầu ra 67

4.7 Đẩy mạnh công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm 69

4.8 Xác định mức hợp lý nhu cầu vốn bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán ở mọi thời điểm của Công ty 70

4.9 Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát tài chính trong các khâu mua – dự trữ - sản xuất, tiêu thụ nhằm tránh tình trạng lãng phí thất thoát vốn lưu động 71

4.10 Quan tâm đầu tư và phát triển nguồn nhân lực 71

4.11 Cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh 72

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

5.1 Kết luận 74

5.1.1 Những mặt đã đạt được 74

5.1.2 Những mặt hạn chế 74

5.1.3 Đề xuất một số giải pháp 75

5.2 Một số kiến nghị 75

5.2.1 Đối với ngân hàng 75

5.2.2 Đối với nhà nước 76

5.2.2.1 Tạo lập môi trường pháp luật ổn định, thông thoáng 76

5.2.2.3 Thực hiện ưu đãi trong cơ chế, chính sách về tài chính 77

5.2.2.4 Cải cách các thủ tục hành chính 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7537 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Công ty Trước hết chúng ta cần đánh giá tỷ trọng vốn lưu động trong tổng số vốn của doanh nghiệp. (Bảng 3.4: Bảng cân đối kế toán – phụ lục). Ta thấy vốn lưu động chính là số tiền đem đầu tư tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Do đó khi xét tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn cũng chính là xét tỷ trọng TSLĐ và ĐTNH trong tổng tài sản. Năm 2007 tỷ trọng TSLĐ và ĐTNH chiếm 89.1% trong tổng TS. Năm 2008 là 83.38% trong tổng TS. năm 2009 chiếm 93.4% trong tổng TS. Nhìn chung qua 3 năm con số đều cao rõ rệt nhưng sự rõ rệt ở đây không chỉ thể hiện qua chiều dọc mà còn thể hiện ở chiều ngang là phần trăm tăng vốn lưu động qua các năm. Theo chiều ngang, VLĐ năm 2008 đã giảm 26.1% nhưng đến năm 2009 con số này lại tăng lên 152.5%. Nguyên nhân của việc tăng giảm vốn lưu động trên một phần do mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, một phần do công ty chưa có một kế hoạch rõ ràng cho việc xác định một cách chính xác nguồn vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nó làm cho tỷ trọng vốn lưu động của công ty qua các năm đều chiếm tỷ trọng rất lớn. VLĐ là lớn, nhưng hiệu quả phải cao thì đó mới là một bước đi đúng đắn với các nhà quản lý, vốn lưu động mà càng lớn nhưng hiệu quả càng thấp, đây là vấn đề nan giải đối với các Công ty. Vì vậy cần có các biện pháp sử dụng VLĐ một cách đạt hiệu quả. Đi sâu hơn nữa là việc tìm ra nguyên nhân chính của việc tại sao VLĐ của công ty tăng cao qua các năm nhưng hiệu quả sử dụng lại không cao. Chúng ta đi xem xét đánh giá các bộ phận cấu thành nên vốn lưu động. Bảng 3.3 Bảng cơ cấu vốn lưu động Đơn vị tính: VNĐ Tài sản 31/12/2007 31/12/ 2008 31/12/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 171,117,333,924 100 126,378,536,285 100 319,215,786,107 100 I Tiền và các khoản tương đương tiền 4,246,070,088 2.48 454,304,943 0.36 40,139,600,612 12.6 II Các khoản phải thu ngắn hạn 37,893,982,718 22.14 55,489,198,143 43.9 110,961,627,589 34.8 1 Phải thu của khách hàng 24,066,152,067 51,046,161,627 40.39 63,662,133,673 2 Trả trước cho người bán 10,317,542,087 - 46,917,991,791 3 Các khoản phải thu khác 3,510,288,564 4,443,036,516 3.5 381,502,125 III Hàng tồn kho 124,782,978,917 72.9 70,435,033,199 55.7 159,019,978,564 49.8 1 Hàng tồn kho 124,782,978,917 70,435,033,199 159,019,978,564 IV Tài sản ngắn hạn khác 4,194,302,201 2.45 - 9,094,579,342 2.85 1 Thuế GTGT được khấu trừ 4,194,302,201 - 3,369,927,318 (Nguồn: Phòng kế toán – bảng cân đối kế toán 2007-2009) Hình 3.5: Biểu đồ cơ cấu vốn lưu động của Công ty Nhìn một cách tổng quan ta thấy, cơ cấu VLĐ của Công ty bao gồm 3 phần: Vốn trong thanh toán, vốn vật tư hàng hoá và vốn bằng tiền. Cơ cấu VLĐ luôn thay đổi, biến động qua các năm. Ở mỗi một thời điểm khác nhau, cơ cấu VLĐ của công ty là khác nhau, nó phản ánh một cách đầy đủ tình hình tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của công ty trong từng thời kì. Trước hết từ bảng 3.3 ( Bảng cơ cấu vốn lưu động) ta có thể đánh giá được tỷ trọng của các khoản mục trong tổng VLĐ qua các năm từ 2007- 2009 thì tỷ trọng các khoản mục trong tổng vốn lưu động luôn có sự dịch chuyển tăng giảm nhưng nhìn chung thì HTK là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng VLĐ năm 2007 chiếm 72.9 % đến năm 2008 con số này giảm dần là 55.7% và năm 2009 vẫn giữ khoảng 49.8%. Đứng thứ 2 trong việc đóng góp giá trị vào vốn lưu động đó là các khoản phải thu ngắn hạn. Phải thu ngắn hạn năm 2007 là 22.14% đến năm 2008 các KPT lại tăng lên 43.9% và năm 2009 giảm so với năm 2008 xuống còn 34.8%. Đó là 2 khoản mục đóng góp giá trị nhiều nhất trong tổng vốn lưu động. Tiền và TSLĐ khác cũng đóng góp nhưng tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với 2 khoản mục trên. Chứng tỏ rằng cơ cấu vốn lưu động là không ổn định và luôn biến động với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . Qua Bảng 3.5: Tình hình tăng giảm tài sản nguồn vốn - phụ lục ta thấy VLĐ của công ty tăng giảm qua các năm. Năm 2008 tổng VLĐ của Công ty là 126,378,536,285 VNĐ giảm 26.14% tương ứng với 44,378,536,285 VNĐ so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009 thì tổng số vốn lưu động đạt 319,215,786,107 VNĐ tăng 117.18% tương ứng với 148,215,786,101 VNĐ so với năm 2008. Từ việc theo dõi về kết cấu vốn lưu động và sự biến động của nó ta có nhận xét về tình hình sử dụng VLĐ thực tế tại công ty CP CP CK&KC Thép Sóc Sơn: Vốn bằng tiền là loại vốn linh hoạt và cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Vốn bằng tiền năm 2008 giảm mạnh 89.3% tương ứng 3,791,765,145 VNĐ so với năm 2007, năm 2009 tăng 8735% tương ứng với 39,685,295,669 VNĐ so với năm 2008. Và lượng vốn bằng tiền này năm 2007, 2008 chiếm một tỷ trọng nhỏ, chỉ đến năm 2009 thì con số này mới có một tỷ trọng đóng góp một cách đáng kể 12.6%. Lượng vốn bằng tiền thấp là một con số không tốt nó lại giảm năm 2008 chứng tỏ rằng khả năng thanh toán của công ty rất thấp, nhận thấy điều đó là không tốt đến năm 2009 thì lượng giá trị của vốn bằng tiền đã hoàn toàn thay đổi tăng tỷ trọng lên 12.6%. Khi tăng tỷ trọng khoản mục tiền trong tổng VLĐ cũng cần phải đánh giá xem xét kỹ lưỡng, vì không phải cứ tăng nhiều là tốt mà nó phải có một tỷ trọng nhất định bởi lượng tiền phù hợp sẽ tạo khả năng thanh toán tốt cho công ty, nhưng lượng tiền mặt quá nhiều cũng sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ gây ra tình trạng lượng tiền mặt quá nhiều. Như vậy VLĐ được sử dụng ở đây là không hiệu quả. Để biết chắc được điều đó thì sẽ đi phân tích sâu hơn trong khoản mục thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty. KPT ngắn hạn: Chiếm tỷ trọng thứ 2 đóng góp vào cơ cấu VLĐ. Các KPT ngắn hạn tăng dần qua các năm. Năm 2008 tăng 46.6% tương ứng với 17,595,215,425 VNĐ so với năm 2007 và năm 2009 tăng gần 100% tương ứng với 55,472,429,446 VNĐ. Qua con số trên cho thấy KPT cũng là một nguyên nhân của việc tăng VLĐ qua các năm. Nhưng chính việc tăng này làm cho việc sử dụng vốn lưu động không hiệu quả. Như chúng ta biết, vốn lưu động là một lượng vốn luôn tuần hoàn, là một dòng chảy để tạo ra lợi nhuận. Đó là đặc điểm của nó vậy mà giờ lượng vốn này cứ nằm trong túi của khách hàng, thời gian thì càng lâu, lượng giá trị thì càng tăng. Như vậy nó sẽ không có khả năng quay vòng vốn, không tạo ra giá trị hiệu quả. Một phần do đặc thù của loại hình sản phẩm của công ty sản xuất ra sản phẩm có giá trị lớn, như vậy chỉ cần tiêu thụ một lượng nhỏ sản phẩm thôi thì việc thu hồi cũng là một con số lớn. Mà đối với thị trường tiêu thụ của Việt Nam còn quá nhỏ lẻ như vậy để thanh toán ngay một khoản tiền lớn trong tình hình nguồn vốn có hạn là một điều khó có thể diễn ra. Như vậy ở khoản mục này chính là một bài toán đối với công ty trong việc thu hồi các KPT của khách hàng, làm sao vừa hiệu quả cho việc sử dụng vốn lưu động mà vẫn có tác dụng tốt trong khâu bán hàng và làm vừa lòng khách hàng. Quả là thật khó khăn. Vì thực tế khi muốn bán được nhiều hàng thì cần có nhiều các chính sách ưu đãi với khách hàng. Một trong những chính sách đó là ra hạn trả lâu hơn cho các khách hàng mua nhiều, như vậy có thể bán được nhiều hàng hơn, nhưng việc hiệu quả sử dụng vốn lưu động lại giảm sút. Đứng thứ nhất trong việc đóng góp tỷ trọng vào tổng vốn lưu động chính là hàng tồn kho. Năm 2007 HTK là 124,782,978,917 VNĐ chiếm tỷ trọng 72.9% trong tổng TS LĐ của Công ty, năm 2008 con số này là 70,435,033,516 VNĐ và chiếm tỷ trọng 55.7% trong tổng TSLĐ, đến năm 2009 thì con số này là 159,019,978,564 VNĐ và chiếm tỷ trọng 49.8 % trong tổng TSLĐ. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản đã dần giảm qua các năm. Nhưng xét trên tổng thể 3 năm từ 2007-2009 thì con số này thể hiện như sau. Năm 2008 so với 2007 HTK giảm 43.6% tương ứng với 54,347,954,718 VNĐ, đến năm 2009 thì con số này tăng lên so với năm 2008 là 125.7% tương ứng với 88,584,945,365 VNĐ. HTK tăng lên cùng với việc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản thể hiện được tình hình vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng quá nhiều, nó kéo theo việc thời gian vòng quay hàng tồn kho lâu hơn dẫn đến việc kém hiệu quả của vốn lưu động. Có thể nói sự ảnh hưởng của cơn bão tài chính năm 2008 gây rất nhiều khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động kể cả thương mại đến sản xuất kinh doanh trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhiều doanh nghiệp cũng giống như CTCP CK&KC Thép Sóc Sơn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Sau khủng hoảng thị trường còn quá nhiều biến động các công ty chưa kiểm soát chặt chẽ được nhu cầu của thì trường làm do đó khó dự đoán chính xác được lượng sản phẩm cần thiết cho việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt hơn nữa là thời kì đó thị trường bất động sản đóng băng, ngân hàng thì khoá cửa, ngừng cung cấp vốn cho các nhà đầu tư. Do đó mà nó là nguyên nhân dẫn đến việc các khoản tồn kho ngày càng tăng qua các năm. Việc tồn kho quá nhiều là vô cùng thiệt hại, vì vậy ban lãnh đạo cần phải có các chính sách hữu ích trong việc quản lý hàng tồn kho cũng như trong các khâu lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch dữ trữ làm sao cho việc đảm bảo tiêu thụ cung cấp đủ cho nhu cầu nhưng lại không quá nhiều. Cần nghiên cứu kỹ thị trường để sao cho việc sản xuất và tiêu thụ mang lại hiệu quả nhất. Đó là 3 khoản mục lớn có tác động đến việc tăng giảm lượng vốn lưu động trong các năm qua, còn khoản mục nữa đó là các tài sản lưu động khác, cũng là một phần trong cơ cấu vốn lưu động nhưng nó chiếm một tỷ trọng quá nhỏ do đó việc biến động của nó không ảnh hưởng nhiều tới tổng vốn lưu động. Nhưng để quản lý hiệu quả VLĐ thì công ty cần phải đi sâu vào nguyên nhân của sự biến động để từ đó mới có các giải pháp quản lý và nâng cao hơn nữa để việc sử dụng vốn lưu động mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. 3.2.2.3 Khái quát tình hình huy động vốn lưu động của Công ty Phân tích tổng quát tình hình tài chính DN cần xem xét tình hình huy động nguồn vốn của công ty để thấy được trong kỳ công ty có huy động tốt các nguồn vốn không? Và đánh giá xem có đáp ứng tốt nhu cầu vốn kinh doanh và góp phần nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính không. Để phân tích ta sử dụng bảng 3.4: Bảng cân đối kế toán – phụ lục. Với số liệu trong bảng ta thấy rằng tình hình huy động vốn của công ty hiện nay là vấn đề đáng lo ngại. Cụ thể trong 3 năm tỷ trọng nợ ngắn hạn đều lớn hơn vốn chủ sở hữu rất nhiều. NNH năm 2007 là 147,688,148,933 VNĐ tương ứng với tỷ trọng 76.89% trong tổng nguồn vốn. Năm 2008 là 102,800,156,401 VNĐ tương ứng với 68.23% và năm 2009 con số này lại tăng lên một cách nhanh chóng 285,318,235,818 VNĐ tương ứng với tỷ trọng là 83.48%. Tỷ trọng trên biến động qua các năm nhưng nhìn chung đó là một con số quá cao so với tổng nguồn vốn hiện có, vốn vay ngắn hạn quá nhiều chứng tỏ vốn sẵn có của công ty là rất ít, do đó chi phí tài chính lớn, công ty sẽ không nếu các khoản nợ đến hạn trả mà nhiều hơn vốn tự có thì có lẽ công ty sẽ có khả năng bị khủng hoảng và rất nhiều khó khăn, có thể dẫn đến phá sản vì không trả nợ được. Nợ phải trả tăng theo từng năm năm 2007 là: 164,825,121,329 VNĐ tương ứng với tỷ trọng 85.81%; năm 2008 là 164,825,121,329 VNĐ tương ứng với tỷ trọng là 79.6%; năm 2009 là 305,483,675,584 VNĐ tương ứng với tỷ trọng là 89.38%. Những con số nợ phải trả của các năm là một con số tăng và cao. Có thể đánh giá được rằng trong năm 2008 các chỉ tiêu của Công ty rất khả quan, mở rộng kinh doanh, tổng nguồn vốn là lớn nhất xong khoản nợ của Công ty lại ít nhất chứng tỏ chỉ có năm 2008 thì khả năng làm chủ của Công ty mạnh hơn trong các năm. 3.2.2.4 Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của Công ty Bảng 3.6 Bảng tiền mặt và các khoản tương đương tiền Đơn vị tính : VNĐ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Tuyệt đối VNĐ Tương đối % Tuyệt đối VNĐ Tương đối % Tiền mặt 259,978,382 292,155,105 182,047,508 32,176,723 12.37 -110,107,597 37.6 Tiền gửi NH 3,986,091,706 162,149,838 39,957,553,104 3,823,941,868 95.9 39,975,403,266 24642 Cộng 4,246,070,088 454,304,943 40,139,600,612 3,791,765,145 89.3 39,685,295,669 8735 (Nguồn: Phòng kế toán – bảng cân đối kế toán 2007 -2009) Trong doanh nghiệp luôn phát sinh nghiệp vụ thu chi tiền xen kẽ nhau. Dòng lưu chuyển xảy ra liên tục, không ngừng và doanh nghiệp bao giờ cũng phải lưu trữ một số tiền nhất định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết. Vốn bằng tiền của Công ty bao gồm: Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Theo bảng số liệu 3.6 Tình hình tiền mặt và các khoản tương đương tiền ta thấy rằng: Phần lớn vốn bằng tiền của Công ty đều gửi ngân hàng, đến cuối năm 2008 thì số tiền gửi ngân hàng chỉ ở mức thấp 162,149,838 VNĐ nhưng đến cuối năm 2009 con số này đã tăng lên một mức kỷ lục 39,957,553,104 VNĐ với phần tăng lên là 39,975,403,266 VNĐ và tương ứng là 24642%, có thể thấy được rằng đã có sự thay đổi trong chiến lược quản lý tiền mặt của Công ty. Thay vì việc dự trữ tiền mặt ở mức thấp thì 2009 tiền mặt dự trữ tăng cao và được gửi vào ngân hàng. Và cũng có thể nhận xét hoạt động kinh doanh của Công ty cần thực hiện rất nhiều các giao dịch bằng chuyển khoản do vậy mà số tiền gửi ngân hàng tăng mạnh. Như vậy chính từ việc áp dụng những hình thức thanh toán mới, đã tạo nhiều thuận lợi hơn trong việc thanh toán cho các doanh nghiệp, làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả, tạo lòng tin cho khách hàng, từ đó củng cố uy tín của công ty trong cạnh tranh. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của sự thuận lợi của trong việc thay đổi đáng kể như trên, còn xét đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì hoàn toàn ngược lại. Như bảng cân đối kế toán ta thấy rằng lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng qua các năm thì đồng nghĩa với việc khoản nợ phải trả, nợ ngắn hạn của Công ty tăng qua các năm. Chứng tỏ năm nào công ty cũng phải vay ngắn hạn để hoạt động sản xuất kinh doanh, con số vay tương đối lớn, năm 2009 lên tới 285,318,235,818 VNĐ làm cho chi phí lãi vay tăng, vậy mà trong năm này Công ty vẫn có một khoản tiền 39,957,553,104 VNĐ để gửi ngân hàng, thử hỏi rằng chính sách trên đã thực sự hiệu quả chưa. Với chi phí lãi vay lớn tăng dần trong các năm có năm lên đến 21%/ năm, thử hỏi rằng có nhiều vấn đề bất cập trong chính sách này của Công ty chăng trong khi thực tế lãi suất cho vay bao giờ cũng thấp hơn lãi suất đi vay. Như vậy có thể nói chính sách trên là không hợp lý: Thứ nhất đi vay tiền về rồi lại vẫn đem tiền về gửi ngân hàng tạo nên một vòng luẩn quẩn, tăng chi phí lãi vay. Thứ hai là việc gửi ngân hàng chính là việc ứ đọng vốn lưu động, nếu lượng tiền này đem ra hoạt động sản xuất kinh doanh thì nó sẽ làm tăng vòng quay vốn lưu động, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Phần còn lại là tiền mặt tại quỹ. Đầu năm 2009 Công ty dự trữ 292,155,105 VNĐ chiếm tỷ trọng 64 % tổng số tiền nhưng đến cuối năm 2009 thì con số này lại giảm xuống chỉ còn chiếm tỷ trọng có 4.5% trong tổng số tiền. Do nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt giảm và Công ty chỉ có kế hoạch dự trữ một lượng tiền mặt vừa đử để phục vụ nhu cầu VLĐ phát sinh mang tính chất cần thiết phải dùng ngay. Tuy là thế nhưng con số này là một con số đáng dè chừng với việc thanh các khoản nợ. Biết rằng việc dự trữ lượng tiền mặt thấp sẽ tiết kiệm được vốn lưu động tạo nên vòng quay vốn lưu động lớn hơn, nhưng với việc dự trữ như thế này có hợp lý hay không thì chúng ta sẽ đi xem xét các chỉ tiêu về khả năng thanh toán sau đây: Khả năng thanh toán của Công ty tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đơn vị. Bởi vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, không thể bỏ qua việc đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bảng 3.7 Bảng đánh giá khả năng thanh toán của Công ty Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008 với 2007 So sánh 2009 với 2008 Chêch lệch Tỷ lệ (%) Chêch lệch Tỷ lệ (%) 1.Khả năng thanh toán hiện thời 1.1586 1.229 1.1188 0.07 6.1 -0.11 - 9 2. Khả năng thanh toán tức thời 0.028 0.0044 0. 14 -0.024 -84.6 0.136 3083 3. Khả năng thanh toán nhanh 0.313 0.544 0.52 0.23 73.4 -0.0198 - 3.6 Qua số liệu phân tích trên ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp trong 3 năm đều lớn hơn 1. Cụ thể năm 2007 là 1.1586, năm 2008 là 1.229 tăng 0.07 lần tương ứng với 6.1% so với năm 2007 và năm 2009 là 1.118 giảm -0.11 lần tương ứng với việc giảm 9%. Có nghĩa là năm 2009 cứ mỗi một đồng nợ ngắn hạn Công ty đang giữ thì có 1.1188 đồng TSLĐ có thể sử dụng để thanh toán. Tuy hệ số khả năng thanh toán hiện thời là lớn nhưng nó còn nảy sinh nhiều mâu thuẫn: + Thứ nhất khả năng thanh toán ngắn hạn này chỉ phản ánh tình hình tài chính của Công ty, không thể nói một cách đơn giản là tình hình tài chính của Công ty tốt nếu khả năng thanh toán lớn. + Điển hình ở Công ty là ở mâu thuẫn thứ hai: đó là việc các khoản phải thu (tức là khoản nợ vẫn lớn, hàng tồn kho lớn, thành phẩm tồn kho không bán được một lượng lớn). Tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng TSLĐ không có hiệu quả, vì bộ phận này không vận động, không sinh lời. Như vậy để biết chính xác tình hình tài chính của Công ty chúng ta cần đi vào phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời. Khả năng thanh toán năm 2008 thể hiện cứ một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi 0.54 đồng vốn lưu động và năm 2009 thì giảm xuống còn 0.52 đồng VLĐ. Theo lý thuyết thì con số này càng gần 1 thì càng thể hiện được khả năng thanh toán của Công ty là mạnh nhưng con số này là nhỏ, mặc dù năm 2008, 2009 đã tăng lên được khoảng 0.5 nhưng so với các doanh nghiệp cùng ngành vẫn là nhỏ. Có thể giải thích do đặc thù ngành là ngành sản xuất theo đơn đặt hàng, có chu trình sản xuất khép kín, sản xuất với khối lượng lớn nên chỉ cần một lượng HTK nhỏ cũng làm ứ động 1 giá trị lớn VLĐ, hàng hoá tiêu thụ theo nhu cầu thị trường, từ đó làm giảm tốc độ luân chuyển của HTK, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng theo số liệu của một số công ty cơ khí và kết cấu thép khác như công ty sản xuất kết cấu thép Đông Anh hay Công ty cổ phần kết cấu thép Thái nguyên con số này lên đến khoảng 0.85. Do đó việc đánh giá với các doanh nghiệp cùng ngành là chính xác nhất để hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn không thể coi là an toàn cho việc trả nợ các khoản nợ ngắn hạn ngay khi đáo hạn. Đó là một tình trạng bất ổn định với Công ty. Đi sâu hơn nữa là khả năng thanh toán tức thời càng thể hiện rõ sự bất ổn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn. Trong một số trường hợp Công ty bán hàng chậm, khối lượng hàng tồn kho lớn. Công ty quyết định cho nhà phân phối của mình được thanh toán chậm lại, kết quả là doanh thu tăng (mà thực chất là doanh thu trả chậm tăng, tiền mặt giảm). Như vậy, trong trường hợp này, tổng TSLĐ tăng, tỷ số khả năng thanh toán tăng nhưng khi đến hạn trả nợ, doanh nghiệp có thể không thanh toán được vì thiếu hụt tiền mặt. Chỉ tiêu này trong 3 năm đều quá nhỏ, trong 3 năm con số này cũng chỉ ở mức khoảng dưới 0.1, mà Công ty lại hầu như vay ngắn hạn là nhiều do đó khi có khoản nợ đến hạn phải trả, không có tiền mặt để trả tức thời thì công ty sẽ đi vào con đường bế tắc. Do đó Công ty cần phải có các chính sách hợp lý trong việc dự trữ các khoản tiền mặt hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán mà không làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. 3.2.2.5 Tình hình quản lý các khoản phải thu Trong hoạt động kinh doanh, tất yếu phát sinh các khoản phải thu. Như chúng ta đã biết, bán hàng trả chậm đang trở thành tập quán trong kinh doanh sắt thép nên các công ty trong ngành nói chung và CTCP CK &KC thép Sóc Sơn nói riêng muốn tăng sản phẩm tiêu thụ, mở rộng thị trường thì đều phải cấp tín dụng thương mại lớn cho khách hàng. Vì vậy số nợ phải thu của Công ty là rất cao. Từ bảng cơ cấu vốn lưu động của Công ty như sau: Năm 2007, KPT là: 37,893,982,718 VNĐ chiếm tỷ trọng 22.14%. Năm 2008, KPT là 55,489,198,143 VNĐ chiếm tỷ trọng là 43.9% . Năm 2009, KPT là : 110,961,627,589 VNĐ chiếm tỷ trọng là 34.8 %. So với năm 2008 KPT năm 2009 đã tăng lên 39,685,295,669 VNĐ tương ứng với 100% . Để hiểu kĩ hơn về KPT ta đi xem xét bảng số liệu : Bảng 3.8 Bảng đánh giá tình hình tăng giảm các khoản phải thu ngắn hạn Đơn vị tính : VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Tỷ trọng 2007 (%) 2008 Tỷ trọng 2008 (%) 2009 Tỷ trọng 2009 Phải thu khách hàng 24,066,152,067 63.5 51,046,161,627 92 63,662,133,673 57.37 Trích trước cho người bán 10,317,542,087 27.23 46,917,991,791 42.3 Cáckhoản phải thu khác 3,510,288,564 9.27 4,443,036,516 8 381,502,125 0.34 Cộng 37,893,982,718 100 55,489,198,143 100 110,961,627,589 100 (Nguồn: Phòng kế toán, bảng cân đối kế toán 2007-2009) Hình 3.6 Biểu đồ tốc độ tăng giảm các khoản phải thu 2007-2009 Bảng số liệu cho thấy các KPT tăng do phải thu của khách hàng tăng. Năm 2007 phải thu của khách hàng chiếm 63.5%, năm 2008 là 92% đến năm 2009 giảm xuống chiếm 57.37% trong tổng số KPT ngắn hạn. Và qua biểu đồ cũng thể hiện KPT luôn tăng qua các năm. Nguyên nhân khách quan cho việc con số KPT khách hàng chiếm tỷ trọng cao như vậy là do thị trường của Công ty còn nhỏ hẹp, hoạt động bán hàng còn kém hiệu quả, thị trường chưa vững chắc. Vì vậy để đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm, thu hút khách hàng, Công ty đã thực hiện bán trả chậm. Bên cạnh đó các khoản phải thu khách hàng tăng năm 2008 cũng một phần do năm 2008 công ty đã tiêu thụ tăng sản phẩm hơn rất nhiều so với năm 2007, nên khoản tiền khách hàng nợ cũng tăng. Và một phần nữa là thị trường tiêu thụ đầy biến động sau khủng hoảng tài chính, các nguồn đầu tư khan hiếm, các công ty hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, do đó mà các hoạt động mua bán diễn ra hầu như trên giấy tờ, còn việc thanh toán thì các doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho việc trả nợ. KPT của khách hàng quá lớn, có nghĩa là đồng vốn của công ty bị chiếm dụng quá nhiều, đồng thời rủi ro về không thu hồi đủ nợ cũng tăng lên. Công ty có thể bị khách hàng nợ tiền hàng kéo dài, hoặc thậm chí không thu hồi được nợ, làm giảm hiệu quả vốn lưu động. Do đó mà KPT năm 2008 chiếm tỷ trọng cao như vậy là không hiệu quả. Sang năm 2009 thì do việc mở rộng kinh doanh mà KPT khách hàng năm 2009 vẫn tăng so với 2008 là 12,615,972,046 VNĐ tương ứng với 24.7% nhưng tỷ trọng của nó đóng góp trong KPT chỉ còn là 57.37% đồng nghĩa với việc các khoản trích trước cho khách hàng tăng lên. Đầu năm 2009 con số này là 0 thì đến cuối năm 2009 khoản này là 46,917,991,791VNĐ. Khoản trích trước cho khách hàng tăng lên thể hiện sự chủ động trong khâu thanh toán của Công ty. Nhưng nếu trích trước cho khách hàng quá lâu, nhiều thì đồng của Công ty càng bị chiếm dụng nhiều, do đó cũng làm cho doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Năm 2009 KPT thu vẫn tăng và chiếm tỷ trọng 57.37% . Có thể nói các KPT của Công ty là tương đối cao trên tổng TSLĐ và ĐTNH. Điều này nói lên rằng VLĐ đang bị chiếm dụng một khoản rất lớn, nguyên nhân cũng do Công ty những tháng cuối năm đã nghiệm thu một số Công trình lớn đang chờ thanh toán. Trong đó Ban quản lý dự án các công trình miền bắc là 13,394,033,128 VNĐ, ban quản lý dự án các công trình điện Miền Nam là 18,192,151,334 VNĐ; công ty thép Hồng Nam là 6,691,953,839 VNĐ và một số các công ty khác như Công ty TNHH nhà nước một thành viên công trình Viettel, công ty thép Vạn Lợi cũng là những công ty có số khoản phải thu từ trên 5 tỷ trở lên. Đây là những khách hàng có quan hệ lâu năm với công ty. Nguyên nhân chính dẫn đến con số trên phải nói đến là nguyên nhân quan bên trong nội tại Công ty. Đó là công tác xử lý thu hồi công nợ của Công ty là chưa tốt, mặc dù do mở rộng quy mô, VLĐ cũng tăng, nhưng các khoản phải thu khách hàng càng nhỏ càng tốt. Chính sách của Công ty cũng chưa thật sự được hiệu quả trong công tác bán hàng. Không có nhiều các chính sách khuyến khích nhân viên trong bán hàng, có nhiều thời điểm công ty cứ nhìn thấy lợi nhuận trước mắt là cho khách hàng nợ mà không cân nhắc tính toán giữa việc cho khách hàng nợ với các cơ hội lợi nhuận khác đang mất. Công ty cũng không nghiên cứu khách hàng trước khi cho khách hàng mua chịu, và do sự cả nể của các khách hàng quen, nên tiền hàng của doanh nghiệp vẫn bị chiếm dụng nhiều, có nhiều khoản nơ đã quá hạn thanh toán nhiều ngày mà không thu được khách hàng. Còn về phần nhân viên cũng không trú trọng trong việc thu hồi công nợ. Không có báo cáo rõ ràng về tình trạng cũng như thời gian và tuổi của các khoản nợ. Như vậy sẽ không xác định rõ được khoản nợ, không có những biện pháp thu hồi nợ riêng đối với từng khoản nợ ở các tình trạng khác nhau. Như vậy sẽ rất khó khăn cho việc thu hồi các khoản nợ một cách triệt để. Đánh giá tình hình các khoản phải thu Doanh thu thuần = Vòng quay khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu Năm 2008 vòng quay các khoản phải thu là 9.48 ứng với 38 ngày cho mỗi vòng quay. Thì đến năm 2009 đã giảm xuống chỉ còn 6.93 lần ứng với 52 cho mỗi vòng quay KPT tăng 26 ngày cho mỗi vòng quay KPT so với năm 2008. Điều này chứng tỏ việc thu hồi nợ của Công ty càng ngày càng không tốt. Vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều, việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, làm thất thoát vốn lưu động, vì vậy làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty bị thiếu hụt vốn nên phải đi vay các tổ chức tín dụng và vay các ngân hàng. Để hiể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26927.doc
Tài liệu liên quan