MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục tiêu ngiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Các kết quả đạt được 3
7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu 4
1.1.1 Xuất khẩu là gì? 4
1.1.2 Khái niệm về xuất khẩu 4
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu 5
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế Thế Giới 5
1.1.3.2 Đối với nền kinh tế Việt Nam 5
1.1.3.3 Đối với hoạt động của doanh nghiệp 6
1.1.4 Các hình thức xuất khẩu 7
1.1.4.1 Xuất khẩu trực tiếp 7
1.1.4.2 Xuất khẩu ủy thác 7
1.1.4.3 Hoạt động gia công xuất khẩu quốc tế 8
1.1.4.4 Hoạt động xuất nhập khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu 8
1.1.4.5 Hoạt động xuất khẩu theo Nghị định thư 9
1.1.4.6 Một số loại hình xuất khẩu khác 9
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 10
1.1.5.1 Các nhân tố bên ngoài 10
1.1.5.2 Các nhân tố bên trong 13
1.2 Tổng quan về ngành điều 14
1.2.1 Đôi nét về ngành điều 14
1.2.2 Ngành điều trên Thế Giới nói chung 16
1.2.3 Tình hình xuất khẩu nhân điều của Việt Nam trong thời gian qua 18
1.2.4 Xu hướng xuất khẩu nhân điều của Việt Nam trong thời gian tới 19
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu của công ty 22
1.3.1 Các chỉ tiêu kinh tế 22
1.3.1.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán 22
1.3.1.1.1 Khả năng thanh toán hiện thời 22
1.3.1.1.2 Khả năng thanh toán nhanh 22
1.3.1.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính 23
1.3.1.2.1 Tỷ số nợ 23
1.3.1.2.2 Khả năng thanh toán lãi vay 24
1.3.1.3 Các tỷ số về hoạt động 24
1.3.1.3.1 Vòng quay tài sản 24
1.3.1.3.2 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 25
1.3.1.4 Các tỷ số về doanh lợi 25
1.3.1.4.1 Doanh lợi tiêu thụ 25
1.3.1.4.2 Doanh lợi tài sản 26
1.3.1.4.3 Doanh lợi vốn tự có 26
1.3.1.5 Các chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu 27
1.3.1.5.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu 27
1.3.1.5.2 Tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch suất khẩu 27
1.3.1.5.3 Tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu 27
1.3.2 Chỉ tiêu xã hội 28
1.3.2.1 Về môi trường 28
1.3.2.2 Thu nhập và quyền lợi người lao động 28
1.3.2.3 Đóng góp vào ngân sách nhà nước 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NHÂN ĐIỀU TẠI CÔNG TY CP CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN LAFOOCO 30
2.1 Khái quát về công ty 30
2.1.1 Lịch sử hình thành công ty Lafooco 30
2.1.2 Quá trình phát triển của Lafooco trong thời gian qua 32
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 33
2.1.3.1 Chức năng 33
2.1.3.2 Nhiệm vụ 33
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 34
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức 34
2.1.4.2 Trách nhiệm và quyền hạn từng phòng ban 35
2.1.5 Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2010 41
2.1.6 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 48
2.1.6.1 Các mục tiêu chủ yếu của công ty 48
2.1.6.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn 49
2.2 Thực trạng hiệu quả xuất khẩu nhân điều của công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco 50
2.2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu nhân điều tại công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco 50
2.2.1.1 Nguồn nguyên liệu 50
2.2.1.2 Hoạt động sản xuất chế biến 54
2.2.1.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 57
2.2.1.4 Thị trường xuất khẩu 59
2.2.1.5 Hình thức xuất khẩu 62
2.2.2 Năng lực cạnh tranh của công ty 63
2.2.2.1 Về chất lượng nhân điều xuất khẩu 63
2.2.2.2 Về tài chính 63
2.2.2.3 Về đầu tư trang thiết bị kỹ thuật 64
2.2.2.4 Về công tác thu mua 64
2.2.2.5 Về nhân lực 65
2.2.2.6 Hoạt động liên kết mở rộng 66
2.3 Phân tích hiệu quả xuất khẩu nhân điều của công ty: 67
2.3.1 Hiệu quả kinh tế 67
2.3.1.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán 67
2.3.1.1.1 Khả năng thanh toán hiện thời 67
2.3.1.1.2 Khả năng thanh toán nhanh 68
2.3.1.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính 69
2.3.1.2.1 Tỷ số nợ 69
2.3.1.2.2 Khả năng thanh toán lãi vay 70
2.3.1.3 Các tỷ số về hoạt động 72
2.3.1.3.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 72
2.3.1.3.2 Vòng quay tài sản 73
2.3.1.4 Các tỷ số về doanh lợi 74
2.3.1.4.1 Doanh lợi tiêu thụ 74
2.3.1.4.2 Doanh lợi tài sản 75
2.3.1.4.3 Doanh lợi vốn tự có 75
2.3.1.5 Các chỉ số về kim ngạch xuất khẩu 76
2.3.1.5.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu 76
2.3.1.5.2 Tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch xuất khẩu 77
2.3.1.5.3 Tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu 77
2.3.2 Hiệu quả xã hội 77
2.3.2.1 Về môi trường 77
2.3.2.2 Thu nhập và quyền lợi người lao động 78
2.3.2.3 Đóng góp vào ngân sách nhà nước 79
2.4 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty 80
2.4.1 Thuận lợi 80
2.4.2 Khó khăn 80
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỆU QUẢ XUẤT KHẨU NHÂN ĐIỀU TẠI CÔNG TY CP CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN LAFOOCO. 82
3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty Lafooco 82
3.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm 82
3.1.1.1 Tổ chức tốt công tác thu mua và kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu đầu vào: 82
3.1.1.2 Nâng cao chất lượng nhân điều chế biến 83
3.1.1.3 Nâng cao quy trình đảm bảo đóng gói 83
3.1.2 Nguồn nhân lực 84
3.1.3 Giải pháp về công nghệ 84
3.1.4 Thành lập phòng Marketing để đẩy mạnh hoạt động Marketing của công ty. 85
3.1.5 Mở rộng thị trường xuất khẩu 85
3.1.6 Đẩy mạnh bán ra 86
3.2 Kiến nghị 87
3.2.1 Đối với Hiệp Hội Điều Việt Nam Vinacas 87
3.2.2 Đối với nhà nước 88
3.2.2.1 Hoàn thiện chính sách pháp luật nhà nước 88
3.2.2.2 Nâng cao vai trò điều tiết và quản lý của nhà nước 89
3.2.2.3 Phát triển hệ thống ngân hàng 89
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3884 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhân điều tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương án và chiến lược sản xuất kinh doanh theo kế hoạch hằng năm đã được đại hội đồng cổ đông thông qua
- Thống kê báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho toàn công ty.
- Tổ chức thực hiện hoạt động marketing, mua bán hàng hóa trong nước, xuất khẩu.
Quyền hạn :
- Tham mưu cho ban giám đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
- Quan hệ đàm phán với khách hàng trong và ngoài nước theo kế hoạch, phương án kinh doanh được tổng giám đốc phê duyệt.
- Đăng ký văn bản, giấy tờ theo ủy quyền của tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về các công việc được phân công.
ØPhòng xuất - nhập khẩu:
Trách nhiệm :
- Cân đối kế hoạch sản xuất nhân điều do công ty sản xuất.
- Lập thủ tục xuất, nhập khẩu vật tư, hàng hóa.
- Tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng.
Quyền hạn :
- Tham mưu và tổ chức thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu vật tư, hàng hóa của công ty.
ØGiám đốc các đơn vị trực thuộc:
Trách nhiệm :
- Tham mưu đề xuất cho ban giám đốc về phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Tổ chức thực hiện chức năng của đơn vị theo kế hoạch chỉ đạo của ban giám đốc và theo quy định thành lập đơn vị, thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch năm.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo ủy quyền của tổng giám đốc.
- Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi vấn đề có liên quan đến các hoạt động tại chi nhánh.
Quyền hạn:
- Được quyền quyết định mọi hoạt động của chi nhánh theo ủy quyền của tổng giám đốc.
- Tham mưu, đề xuất cho ban tổng giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức nhân sự, thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động tại đơn vị.
- Quyết định các biện pháp, giải pháp để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị.
2.1.5 Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2010
Trong hoạt động kinh doanh, công ty nào cũng quan tâm đến doanh thu và trên hết là lợi nhuận đạt được. Các chỉ tiêu đó được thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - tài chính và nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó. Từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất.
Chỉ Tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2009/Năm 2008
Năm 2010/Năm2009
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
1.DT bán hàng và cung cấp DV
567.150.180.892
528.449.476.956
912.790.507.820
-38.700.703.940
-6,82
384.341.030.900
72,74
2.Các khoản giảm trừ DT
2.679.163.219
44.447.601
64.996.332
-2.634.715.618
-98,34
20.548.731
46,23
3.DTT về bán hàng và cung cấp DV
564.471.017.673
528.405.029.355
912.725.511.488
-36.065.988.320
-6,39
384.320.482.100
72,73
4.Giá vốn hàng bán
532.861.274.200
481.894.455.300
740.495.896.078
-50.966.818.900
-9,56
258.601.440.800
53,66
5.LN gộp về bán hàng và cung cấp DV
31.609.743.473
46.510.574.055
172.229.615.410
14.900.830.580
47,14
125.719.041.400
270,30
6.DT hoạt động tài chính
10.288.736.688
24.291.91.690
21.387.628.104
14.003.175.100
136,10
-2.904.283.586
-11,96
7.CP tài chính
Trong đó : CP lãi vay
18.062.443.430
11.802.201.470
17.496.278.560
6.111.191.515
24.163.078.003
14.444.818.582
-566.164.870
-5.691.009
-3,13
-48,22
6.666.799.443
8.333.627
38,10
136,37
8.CPBH
13.168.783.039
11.578.468.634
15.060.707.040
-1.590.314.405
-12,08
3.482.238.406
30,08
9.CPQLDN
5.493.572.429
15.752.012.619
44.596.360.580
10.258.440.190
186,74
28.844.347.960
183,12
10.LNT từ HĐ KD
5.173.681.263
25.975.725.932
109.797.097.891
20.802.044.670
402,07
83.821.371.960
322,69
11.Thu nhập khác
1.346.998.153
1.535.021.607
639.874.528
188.023.454
13,96
-895.147.079
-58,31
12.Chi phí khác
1.575.206.247
198.859.506
312.540.349
-1.376.346.741
-87,38
113.680.843
57,17
13.Lợi nhuận khác
-228.208.094
1.336.162.101
327.334.179
1.564.370.195
-
-1.008.828.792
-75,50
14.LN trước thuế
4.945.473.169
27.311.888.033
110.124.432.070
22.366.414.860
452,26
82.812.544.040
303,21
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
1.215.937.163
5.575.260.653
26.204.743.090
4.359.323.490
358,52
20.629.482.440
370,02
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-271.995.933
271.995.933
-
-
-
-
-
17.LN sau thuế
4.001.531.939
21.464.631.447
83.919.688.980
17.463.099.510
436,41
62.455.057.530
290,97
Bảng 2.1.5. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010
Nguồn: báo cáo tài chính (năm 2008-2010)
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta có thể rút ra các nhận xét sau:
-Doanh thu: ta thấy doanh thu qua mỗi năm đều có biến động như tổng doanh thu và doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng sang năm 2010 tăng mạnh.
+Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Năm 2009 giảm 38.700.703.940VNĐ, tức giảm tương ứng 6,82% so với năm 2008. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế thế giới bị suy thoái, do nhu cầu thị trường thế giới đã suy giảm, trong nước người dân thắt chặt chi tiêu từ đó dẫn đến doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008.
Nhưng đến năm 2010 doanh thu này tăng mạnh lên 384.341.030.900VNĐ tức tăng 72,74% so với năm 2009. Do nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi. Thị trường nước ngoài có nhu cầu trở lại với các mặt hàng nông sản trong đó có hạt điều. Kinh tế đã ổn định hơn thì người dân trong nước cũng tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm từ nhân hạt điều. Đồng thời do chính sách khuyến mãi bán hàng có hiệu quả của công ty đã góp phần làm cho doanh thu năm 2010 tăng hơn so với năm 2009.
+Các khoản giảm trừ doanh thu:
Năm 2009 khoản này giảm 2.634.715.618VNĐ tức giảm 98,34% so với năm 2008. Do công ty phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu, đồng thời sau thời gian giai nhập vào thị trường lớn từ những cơ hội, thách thức công ty đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, từ đó công tác chuẩn bị tốt hơn hoàn thiện hơn dẫn đến các khoản giảm trừ doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008.
Đến năm 2010 khoản này tăng lên là 20.548.731VNĐ tức tăng 46,23% so với năm 2009. Tăng chủ yếu là do công ty thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng, công ty đã giảm giá cho khách hàng mua với số lượng lớn.
+Về doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Năm 2009 doanh thu này giảm 36.065.988.320VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,39% so với năm 2008. Nguyên nhân do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, người dân thắt chặt chi tiêu, tình hình xuất khẩu của công ty cũng chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm 5.064.085,63 usd tương ứng 15,41% so với năm 2008, đã góp phần làm giảm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Sang năm 2010 doanh thu này tăng lên đột biến, tăng 384.320.482.100VNĐ tương ứng tăng 72.73% so với năm 2009. Nguyên nhân của việc tăng mạnh là do nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi, đồng thời doanh số bán của công ty tăng lên khá mạnh tăng 384.320.481.700 VNĐ tương ứng tăng 42,11% trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 6.691.657,82 USĐ tương ứng tăng 24,08% làm cho doanh thu thuần năm 2010 tăng lên.
+ Về doanh thu hoạt động tài chính:
Năm 2009 doanh thu này tăng 14.003.175.000VNĐ tức tăng 136,10% so với năm 2008. Do trong năm công ty đã thu được lãi từ sự chênh lệch tỷ giá đạt 12.925.237.553VNĐ tương ứng tăng 6.960.335.706VNĐ so với năm 2008. Đồng thời do hoạt động hợp tác liên doanh với công ty Caseamex Cần Thơ thành lập công ty TNHH XNK Thủy sản Cần Thơ vào tháng 3/2008 đã đi vào hoạt động ổn định và thu được hiệu quả tốt. Ngoài ra công ty còn đầu tư dài hạn làm cổ đông chiến lược vào các công ty khác như: công ty CP XNK Giá Rai 506.000 cp, Ngân hàng Công Thương Việt Nam 100.000cp. Đặc biệt là công ty Giá Rai sau 3 năm cổ tức thu về tương đương với vốn đầu tư ban đầu là 4.957.072.000VNĐ. Chính vì thế đã làm cho doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 của công ty tăng lên đáng kể.
Sang năm 2010, doanh thu này bị giảm nhẹ 2.904.283.586VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 11,96% so với năm 2009. Nguyên nhân hoạt động tài chính giảm trong năm 2010 là do công ty không có lãi đầu tư trái phiếu và tín phiếu.
+Về doanh thu khác cũng có biến động:
Năm 2009 doanh thu này tăng 188.023.454VNĐ tức tăng 13,96% so với năm 2008, sang đến năm 2010 doanh thu này bị giảm 895.147.079VNĐ tức giảm 58,31%so với năm 2009.
-Về chi phí: chi phí của công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác.
+Giá vốn hàng bán:
Giá vốn năm 2009 giảm 50.966.818.900VNĐ, tương ứng tỷ lệ giảm là 9,56% so với năm 2008. Năm 2009, công ty thực hiện kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào, hạn chế hao hụt nguyên liệu, ít phế phẩm. Góp phần làm cho giá vốn hàng bán năm 2009 giảm so với năm 2008.
Năm 2010 giá vốn hàng bán tăng lên 258.601.440.800VNĐ tương ứng tăng 53,66% so với năm 2009. Nguyên nhân là do sản lượng điều trong nước hiện nay không đủ đáp ứng cho năng lực chế biến. Ngành điều Việt Nam hiện nay có khoảng 225 doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Tổng công suất chế biến của cả nước khoảng 700.000 tấn/năm. Do đó sản lượng điều trong nước hiện nay không đủ đáp ứng cho năng lực chế biến. Gây ra tình trạng tranh mua, thiếu nguyên liệu đã đẩy giá nguyên liệu tăng lên. Góp phần làm tăng giá vốn hàng bán trong năm 2010.
+Chi phí tài chính:
Năm 2009 chi phí tài chính giảm so với năm 2008 là 566.164.870VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,13%. Sang đến năm 2010, chi phí này tăng lên cao, tăng 6.666.799.443 VNĐ tức tăng 38,10% so với năm 2009. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động của chi phí tài chính chủ yếu là do ảnh hưởng của chi phí lãi vay. Trong năm 2008 và 2010, công ty mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nên cần mở rộng quy mô liên doanh hợp tác, đồng thời cũng mở rộng quy mô vay vốn làm cho lãi vay tương ứng tăng năm 2008 tăng 5.691.009.955VNĐ so với năm 2009, năm 2010 lãi vay tăng 8.333.627.065VNĐ so với năm 2009.
+Chi phí bán hàng:
Năm 2009 chi phí bán hàng giảm 1.590.314.405VNĐ, tức giảm 12,08% so với năm 2008. Trong năm 2009 công ty đã giảm bớt chi phí cho việc quảng bá thương hiệu sản phẩm do khách hàng đã biết thêm về các loại hàng hóa của công ty. Năm 2010 chi phí này tăng mạnh, tăng 3.482.238.406VNĐ, tức tăng tương ứng với tỷ lệ 30,08%. Nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng tăng là do: trong năm 2010 công ty xây dựng thêm chi nhánh nhà máy điều ở Long An để phục vụ cho việc chế biến và bán hàng công ty cần mua thêm một số công cụ, dụng cụ. Đồng thời công ty tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thêm mặt hàng kinh doanh như: hạt điều thô nguyên liệu, nông sản (bắp, mì lát), đậu phộng bột áo nước cốt dừa. Do đó cần nhiều chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, quảng cáo sản phẩm nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ.
+Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Tăng dần qua các năm. Năm 2009 chi phí này tăng 10.258.440.190VNĐ tức tăng 186,74% so với năm 2008. Sang đến năm 2010 chi phí này tăng lên mạnh hơn nữa so với năm 2009 như sau: tăng về giá trị là 28.844.347.960VNĐ, tức tăng tương ứng là 183,12%. Nguyên nhân làm cho chi phí này tăng trong những năm gần đây do hoạt động mở rộng thêm chi nhánh nhà xưởng của công ty tại chi nhánh nhà máy điều Long An. Ngày 31/12/2009 công ty thành lập Trung tâm chăm sóc khách hàng từ xa Bảo Việt - Lafooco. Năm 2010 thành lập phòng kinh doanh và đi vào hoạt động, ngoài mặt kinh doanh chính là nhân điều nguyên liệu thì phát triển thêm mặt hàng kinh doanh như: hạt điều thô nguyên liệu, nông sản (bắp, mì lát). Công ty đã tuyển thêm nhân công, nhân viên quản lý dẫn đến chi phí trả lương tăng lên năm 2010 chi phí nhân công lên đến 79.040.497.217VNĐ tăng 34.943.913.410VNĐ, tương ứng tăng 44,21% so với năm 2009. Mặt khác, công ty cũng đã tiến hành tăng lương cho cán bộ quản lý trong công ty nhằm thu hút nhân tài và hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám”.
+ Chi phí khác:
Chi phí này cũng có biến động qua các năm. Năm 2009 chi phí này giảm mạnh giảm 1.376.346.741VNĐ tức giảm về tỷ lệ là 87,38% so với năm 2008. Đến năm 2010, chi phí này tăng lên nhưng không đáng kể là 113.680.843 VNĐ tức tăng tương ứng là 57,17% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng là do trong năm 2010 công ty phải nộp phạt do vi phạm hợp đồng với số tiền là 168.818.883VNĐ.
- Lợi nhuận: đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Do tổng doanh thu của công ty tăng cao dần qua các năm và chi phí tăng không đáng kể nên đã làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty cũng tăng dần từ năm 2008 đến năm 2010.
+Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:
Năm 2009 khoản này tăng mạnh so với năm 2008, tăng 20.802.044.670VNĐ tương ứng tăng 402,07%. Năm 2010, khoản lợi nhuận này tiếp tục tăng cao hơn nữa so với năm 2009, tức tăng 83.821.371.960VNĐ, tương ứng tăng 322,69%. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận này tăng chủ yếu là do: trong năm 2009 do công ty đã chọn đúng thời điểm, tìm nguồn nguyên liệu giá thấp nên đã làm giá vốn hàng bán giảm so với năm 2008, dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 14.900.830.580VNĐ tương ứng tăng 47,14% so với năm 2008. Trong năm 2010 tình hình kinh tế đã ổn định hơn doanh thu bán hàng tăng làm cho lợi nhuận gộp tăng 125.719.041.400VNĐ tương ứng tăng 270,30% so với năm 2009. Điều này đã góp phần làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên.
+Lợi nhuận trước thuế:
Năm 2008 lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 4.945.473.169VNĐ, đến năm 2009 tăng lên 22.366.414.860VNĐ tăng tương ứng 452,26%. Sang năm 2010 công ty hoạt động đạt hiệu quả hơn nữa làm khoản lợi nhuận trước thuế tăng lên cao, tăng 82.812.544.040 VNĐ tương ứng tăng 303,21% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng lợi nhuận trước thuế chủ yếu là do lợi nhuận thuần từ hoạt đông kinh doanh tăng lên trong năm 2009 và năm 2010 đã góp phần làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên.
+Lợi nhuận sau thuế:
Hai năm 2009, 2010 công ty hoạt động đã có hiệu quả cao hơn so với năm 2008. Lợi nhuận trong 2 năm này tăng cao cụ thể là:năm 2009 lợi nhuận này tăng 17.463.099.510VNĐ tức tăng 436,41% thì đến năm 2010 lợi nhuận này tăng 62.455.057.530 VNĐ tức tuơng ứng tăng 290,97% so với năm 2009.
Qua bảng báo cáo số liệu kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm của công ty ta nhận thấy tình hình hoạt động của công ty ngày càng có hiệu quả, doanh thu qua các năm tăng kéo theo lợi nhuận tăng dần từ 2008 đến 2010.
2.1.6 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
2.1.6.1 Các mục tiêu chủ yếu của công ty
Phát triển công ty bền vững đạt mức tăng trưởng > 15%/năm, trên cơ sở phát triển sản xuất, xuất khẩu hai mặt hàng chủ lực: hạt điều và thủy sản; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hạt điều nằm trong Topten của Ngành điều, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tương đối với mặt hàng hạt điều; phát triển ngành hàng mới hợp tác đầu tư, dịch vụ … đa dạng hóa sản phẩm, chuyển từ xuất khẩu thô sang chế biến xuất khẩu các mặt hàng giá trị gia tăng.
Về tổ chức nguồn nhân lực: có ít nhất 01 Công ty TNHH MTV 100% vốn LAFOOCO kinh doanh nhân điều và hàng nông sản; đội ngũ cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, đạo đức tốt, lục lượng công nhân lành nghề gắn bó với công ty.
Thiết bị công nghệ của công ty đạt trình độ hàng đầu của ngành hàng tại Việt Nam.
Phấn đấu hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao
+ Mức chia cổ tức tối thiểu là 15%/năm
Công ty luôn phấn đấu giữ danh hiệu Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, có những khách hàng, nhà cung ứng truyền thống.
Không ngừng phát triển văn hóa doanh nghiệp, chăm lo đời sống CBCNV, cải thiện môi trường làm việc của công ty.
2.1.6.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn
Công ty xác định ngành chế biến nhân điều và thủy sản xuất khẩu là ngành kinh doanh chủ lực; do đó tập trung giữ vững ổn định và phát triển, sẽ luôn là một trong mười nhà xuất khẩu nhân điều đứng đầu Ngành chế biến nhân điều đứng đầu Việt Nam. Mở rộng ngành gạo xuất khẩu thông qua hợp tác đầu tư hay liên kết kinh doanh.
Đầu tư đất trồng cao su và kinh doanh hàng nông sản khác nhằm đa dạng hóa ngành nghề cho mục tiêu kinh doanh ổn định và lâu dài bền vững của công ty.
Xây dựng Xí Nghiệp chế biến hành thành phẩm, giá trị gia tăng mặt hàng hạt điều rang muối, đậu phộng,…
Xúc tiến chương trình gạo đổi điều với Châu Phi nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu hạt điều thô và kinh doanh gạo.
Mở rộng một số ngành nghề khác thông qua việc nghiên cứu đầu tư và hợp tác kinh doanh, dịch vụ các ngành mà Long An có tiềm năng phát triển như: cao ốc văn phòng cho thuê, căn hộ chung cư, kho lạnh thủy hải sản và kho dự trữ nông sản cho thuê, sân bãi bến thủy cho thuê …
Công ty tiếp tục đầu tư thiết bị, công nghệ chế biến điều, thủy sản ngày càng hoàn chỉnh để mang lại hiệu quả cao và đảm bảo tính thân thiện môi trường; đầu tư hệ thống máy tách nhân cho toàn bộ các nhà máy sản xuất của công ty để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí giá thành tăng khả năng cạnh tranh, đầu tư máy phân cỡ và bắn màu tự động cho khâu phân loại để đảm bảo tính đồng nhất hàng hóa xuất khẩu.
Công ty luôn hoàn thiện hệ thống quản trị nội bộ để hoạt động công ty đúng pháp luật, minh bạch; nâng cao hiệu quả quản lý thông qua việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý ISO, GMP, HACCP làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài đảm bảo theo yêu cầu phát triển công ty.
2.2 Thực trạng hiệu quả xuất khẩu nhân điều của công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco
2.2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu nhân điều tại công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An Lafooco
2.2.1.1 Nguồn nguyên liệu
Diện tích trồng điều ở Việt Nam hiện đang bị thu hẹp dần do người dân phá điều để trồng các loại cây mang lại giá trị kinh tế hơn như cao su, ca cao, sắn, … Tình hình thời tiết thay đổi bất thường cũng làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng vụ điều. Tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu nguyên liệu do sản lượng hạt điều thô nguyên liệu ở Việt Nam không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các nhà máy chế biến điều trong nước. Để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất công ty đã tiến hành nhập khẩu. Năm 2010 công ty nhập khẩu trên 60% nguyên liệu, nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Campuchia, Bờ Biển Ngà và một số nước Châu Phi. Nguyên liệu tại các nước này có chất lượng cao. Trong nước ở khu vực phía nam thì vùng tập trung trồng điều là hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, ở 2 địa phương trên, công ty đã thành lập chi nhánh thu mua và có những bạn hàng cung cấp ổn định.
Lafooco là một trong những công ty sản xuất chế biến hạt điều xuất khẩu có thâm niên hoạt động và có uy tín trên thị trường chế biến nhân điều xuất khẩu. Trải qua nhiều thăng trầm trong ngành điều nhưng vẫn duy trì được hoạt động sản xuất ổn định. Sự ổn định trong hoạt động đã tạo sự tin tưởng cho các nhà cung cấp và biến họ trở thành những nhà cung ứng nguyên liệu truyền thống cho Lafooco. Ngoài ra, công ty luôn tìm kiếm thêm nhà cung ứng mới để đa dạng hóa giá đầu vào cho sản phẩm. Đặc biệt công ty đã có nhà cung ứng tại nước Bờ Biển Ngà, với nhà cung ứng nước ngoài, công ty có người thu mua trực tiếp nên có lợi thế về giá nguyên liệu nhập khẩu.
Tình hình thu mua nguyên liệu của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2.1.1 Tình hình thu mua điều nguyên liệu
Chỉ Tiêu
ĐVT
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
So Sánh Chênh Lệch
2009/2008
2010/2009
Mua trong nước
+Số lượng
Kg
8.882.862
7.242.477
12.054.901
-1.640.385
4.812.424
+Đơn Giá
đồng/kg
16.707,89
13.746,69
19.763,14
-2.961,2
6.061,45
Tỷ trọng số lượng nguyên liệu
%
38,08
27,15
37,04
-10,93
9,89
Nhập khẩu
+Số lượng
Kg
14.445.148
19.429.596
20.488.654
4.984.448
1.059.058
+Đơn giá
đồng/kg
14.486,16
11.861,42
15.901,24
-2.624,74
4.039,82
+Tỷ trọng số lượng nguyên liệu
%
61,92
72,85
62,96
10,93
-9,89
Tổng số lượng
Kg
23.328.010
26.672.043
32.543.555
3.344.033
5.871.512
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010)
Hình 2.2.1.1 Biểu đồ tình hình thu mua nguyên liệu từ năm 2008-2010
ØQua bảng số liệu trên ta thấy:
- Mua trong nước: tỷ trọng hạt điều thô mua trong nước của công ty có sự biến động khá rõ rệt.
Năm 2008: công ty mua hạt điều thô trong nước là 8.882.360kg, chiếm tỷ trọng là 38,08 % với đơn giá là 16.707,89 đ/kg. Năm 2009, số lượng thu mua giảm về lượng và giảm về tỷ trọng, cụ thể là năm 2009 mua 7.242.477 kg hạt điều thô, chiếm tỷ trọng 27,15% giảm 1.640.385 kg về lượng, tỷ trọng giảm 10,93%, giá mua cũng giảm 2.961,20đ/kg so với năm 2008. Trong năm 2009, diện tích trồng điều trong nước có xu hướng “co” lại đó chính là nguyên nhân làm cho sản lượng và tỷ trọng nguyên liệu thu mua trong nước của công ty giảm xuống. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của thời tiết làm cho chất lượng điều cũng giảm xuống dẫn đến giá thu mua cũng giảm so với năm 2008. Sang năm 2010, hoạt động thu mua trong nước tăng khá mạnh về số lượng lẫn tỷ trọng, cụ thể số lượng mua tăng 4.812.424kg, tỷ trọng tăng lên 9,89% so với năm 2009. Sự cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu đã làm giá mua tăng cao, tăng 6.016,15 đ/kg so với năm 2009.
-Nhập khẩu: qua bảng số liệu ta thấy số lượng hạt điều thô nhập khẩu của công ty ngày càng cao qua các năm với giá nhập khẩu thấp hơn giá mua trong nước cụ thể:
Năm 2009: số lượng nhập khẩu tăng 4.584.448kg và giá nhập khẩu cũng thấp hơn giá mua trong nước là 1.885,27 đồng/kg. Năm 2010, số lượng nhập khẩu tăng 1.059.058kg. Giá nhập khẩu năm 2010 tăng 4.039,82 đồng/kg so với ăm 2009 nhưng vẫn thấp hơn giá mua trong nước 3.861,9 đồng/kg. Do công ty có nhà cung ứng ở nước ngoài nên tìm được nguồn nguyên liệu với giá thấp hơn so với trong nước.
Qua số liệu phân tích trên ta thấy trong 3 năm gần đây nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu giảm do diện tích đất trồng điều trong nước ngày càng bị thu hẹp, kéo theo việc cạnh tranh thu mua nguyên liệu dẫn đến mức giá tăng cao. Công tác thu mua nguyên liệu của công ty ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, điển hình là năm 2009 nguyên liệu nhập khẩu đã chiếm trên 70% trong tổng sản lượng thu mua của công ty.
2.2.1.2 Hoạt động sản xuất chế biến
Là một trong những công ty được cấp giấy chứng nhận chất lượng và quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP, công ty luôn chú trọng đến việc tiếp cận công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học vào quy trình sản xuất, chế biến nhân điều. Trong năm 2007 công ty đã chuyển đổi công nghệ xử lý nhiệt sang hấp hơi nước tại chi nhánh nhà máy điều Long An. Với công nghệ mới này, không gây ô nhiễm môi trường, chi phí thấp, ít sử dụng lao động trong một số công đoạn, tăng năng suất lao động và hiệu quả.
Hình 2.2.1.2 Quy trình chế biến hạt điều tại công ty Lafooco
Mua hạt điều thô trong nước
trong nước
Nhập khẩu hạt điều thô
Nhập kho,chờ sản xuất
Phơi hàng
Phân loại hạt sống
Làm ẩm
Xử lý nhiệt,hấp
Phân loại hạt chín
Tách nhân
Sấy khô
Bóc vỏ lụa
Vỏ lụa chất đốt
Phân loại nhân
Bánh,kẹo,rang muối tiêu thụ trong nước
Vỏ hạt điều
Làm chất đốt
Ép dầu
Làm chất đốt
Dầu điều thành phẩm xuất khẩu
Khử trùng,hút chân không
Đóng gói,kẻ nhãn
Xuất khẩu
Dầu điều
Quy trình sản xuất chính
Quy trình sản xuất phụ
(Nguồn: Bản cáo bạch năm 2010)
Dây chuyền công nghệ chế biến điều xuất khẩu luôn đòi hỏi những yếu tố kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn sản xuất chính như sau:
Công đoạn: Tiếp nhận và phơi sấy
Hạt điều còn tươi thường có trọng lượng 160-180 hạt/kg, độ ẩm từ 17-20%. Do vậy muốn bảo quản phải phơi nắng trên các sân bê tông nhựa, xi măng, … khoảng 36 tiếng đồng hồ để độ ẩm xuống còn 8-10% có thể lưu kho chờ đưa chế biến. Người ta cũng có thể sấy khô hạt điều nhưng chất lượng không tốt vì trong hạt điều có tới 20% dầu Phenol.
Công đoạn: Phân cỡ hạt sơ bộ
Hạt điều nguyên liệu sau khi phơi có trọng lượng 180-200 hạt/kg bình quân, nhưng lại có những hạt lớn và hạt nhỏ khác nhau không thể dùng cho cùng một máy cắt hạt, do vậy phải phân ra thành 3-4 cở hạt.
Công đoạn: Làm ẩm
Sau khi phân loại, hạt điều phải ngâm ẩm để khi xử lý nhiệt hạt khỏi bị cháy. Nếu xử lý hạt bằng phương pháp hấp thì không cần làm ẩm (thời gian làm ẩm từ 8-12 giờ).
Công đoạn: Xử lý nhiệt
Hạt điều sau khi làm ẩm được cho vào xử lý trong bồn dầu có nhiệt độ 180-200oC trong khoảnh thời gian 1 – 3 phút tùy theo cở hạt và độ ẩm của hạt đưa vào chao với mục đích làm cho vỏ cứng nổ ra tạo khoảng trống với nhân và lấy bớt dầu ra khỏi hạt.
Nếu hấp người ta hấp trong nồi hấp khoảnh 20 phút ở áp suất khoảng 20 atm.
Công đoạn: Cắt hạt
Hàng được cắt bằng các máy cắt bán tự động, một lao động có thể cắt bình quân 60kg hạt trong vòng 8 giờ với tỷ lệ bể từ 3-4% là vừa. Người ta cũng có thể cắt hạt bằng máy để có năng suất khoảng 150 kg/8 giờ nhưng với tỷ lệ bể rất cao khoảng 20%.
Công đoạn: Sấy hàng
Hàng được sấy trong thiết bị gọi là phòng sấy. Hàng được sấy theo phương pháp động. Mục đích của sấy làm cho lớp vỏ lụa dòn dể bốc ra khỏi nhân, diệt bớt vi khuẩn và có mùi thơm sản phẩm. Một mẻ sấy trong 10 giờ ở nhiệt độ 80oC, với tỷ lệ hao hụt sau khi sấy khoảng 10%.
Công đoạn: Bóc vỏ lụa
Ở Việt Nam hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai khoa luan.doc
- bai khoa luan.pdf