Khóa luận Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động tín dụng trung dài hạn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

 

CHƯƠNG I: KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

I. Hoạt động tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Thương mại

1. Khái niệm tín dụng

2. Phân loại tín dụng

3. Các loại hình cho vay trung-dài hạn của các ngân hàng thương mại

4. Đặc trưng hoạt động tín dụng trung-dài hạn của các Ngân hàng Thương mại Việt nam

 

II. Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn

1. Khái niệm

2. Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại

2.1. Hệ thống các chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại

2.1.1. Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn

2.1.2. Thị phần của Vietcombank

2.1.3. Chất lượng khách hàng

2.1.4. Giải quyết nợ xấu/nợ quá hạn

2.1.5. Chất lượng nghiệp vụ cán bộ

2.2. Các công cụ cạnh tranh

2.2.1. Cạnh tranh bằng lãi suất

2.2.2. Cạnh tranh bằng sự khác biệt và uy tín của ngân hàng

2.2.3. Bộ mãy lãnh đạo và khả năng quản trị điều hành

2.2.4. Khả năng phân tích rủi ro

2.2.5. Vốn chủ sở hữu và vốn huy động

2.2.6. Chất lượng nguồn nhân lực

2.2.7. Hệ thống thông tin

3. Khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Việt nam trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn

CHƯƠNG II: KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

I. Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (Vietcombank)

II. Tình hình hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn của Vietcombank

1. Tình hình hoạt động tín dụng của Vietcombank

2. Tình hình tín dụng trung-dài hạn của Vietcombank

III. Khả năng cạnh tranh của Vietcombank trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn

1. Các chỉ tiêu so sánh trong khối ngân hàng

1.1. Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn

1.2. Thị phần của Vietcombank

1.3. Chất lượng khách hàng

1.4. Giải quyết nợ xấu/nợ quá hạn

1.5. Chất lượng nghiệp vụ cán bộ

2. Các công cụ cạnh tranh

2.1. Lãi suất

2.2 Sự khác biệt và uy tín của Ngân hàng

2.3 Bộ mãy lãnh đạo,và khả năng quản trị điều hành

2.4 Khả năng phân tích rủi ro

2.5 Vốn chủ sở hữu và vốn huy động

2.6 Chất lượng nguồn nhân lực

2.7 Hệ thống thông tin

 

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Vietcombank trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn

1. Môi trường bên ngoài

2. Các nhân tố trong nước

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

I. Những thuận lợi và thách thức đối với Ngân hàng Ngoại thương

1. Thuận lợi

2. Khó khăn và thách thức đối với Vietcombank

II. Kiến nghị và Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của NHNT trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn.

1. Kiến nghị

2. Giải pháp về phía Ngân hàng Ngoại thương

2.1. Huy động vốn

2.2. Cải thiện bộ máy tổ chức

2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2.4. Nâng cao khả năng quản lý rủi ro

2.5. Chú trọng hơn đến chiến lược sản phẩm

2.6. Thiết lập hệ thống thông tin ngân hàng

2.7. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khách hàng

2.8. Công nghệ ngân hàng và cung ứng dịch vụ ngân hàng

2.9. Đẩy mạnh hoạt động cơ cấu lại nợ

KẾT LUẬN 86

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động tín dụng trung dài hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợ lớn nhất của ngân hàng Ngoại thương (số liệu tính đến 31/12/2002): Tcty Dầu khí PetroVietnam: 3,520 tỉ đồng Tcty Điện lực Việt nam: 1,254 tỉ đồng Tcty Lương thực Miền nam: 1,156 tỉ đồng Tcty Bưu chính Viễn thông: 611 tỉ đồng Tcty Xăng dầu Petrolimex: 376 tỉ đồng Cty thép Vinakyoei: 315 tỉ đồng … Trong số các khách hàng có dư nợ lớn nhất thì 75% là các doanh nghiệp Nhà nước, 10% là các công ty liên doanh, 10% là công ty trách nhiệm hữu hạn và 5% là công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các khách hàng khác của ngân hàng đều là những doanh nghiệp lớn có kết quả hoạt động tốt và có những dự án khả thi mà ngân hàng đã thực hiện thẩm định và thông qua. Tuy nhiên, với một số lượng đông đảo các khách hàng thường xuyên tham gia các hoạt động kinh doanh quốc tế thì nguy cơ rủi ro về lãi suất ngoại tệ đối với ngân hàng Ngoại thương lớn hơn so với các ngân hàng khác và ảnh hưởng phải gánh chịu cũng như tổn thất sẽ lớn hơn, nhất là trong điều kiện nguồn vốn huy động là ngoại tệ chiếm tới 3/4. Mặt khác, mặt bằng khách hàng về cơ bản có vẻ là vững chắc nếu ta không tính toán đến khả năng cạnh tranh ngày càng mạnh của khối ngân hàng ngoài quốc doanh. Không chỉ có quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài như thời gian đầu, đối tượng kinh doanh mới mà các ngân hàng này nhắm tới trong thời gian gần đây là các doanh nghiệp nhà nước lớn và họ đã đạt được những thành tựu không nhỏ. Các khách hàng của ngân hàng dần bị phân chia cùng các ngân hàng khác đòi hỏi Ngân hàng Ngoại thương phải có những chiến lược mới nhằm duy trì số khách hàng chất lượng trên cũng như mở rộng và đa dạng hoá danh mục khách hàng. 1.4. Giải quyết nợ xấu Khả năng giải quyết nợ xấu được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay dài hạn. Nó chứng tỏ khả năng phân tích rủi ro của ngân hàng và thể hiện chất lượng tín dụng cũng như trình độ lành mạnh hoá cơ cấu nợ của ngân hàng. Trong các năm qua, ta nhận thấy việc xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng Ngoại thương đã có những tiến bộ đáng kể, nhất là kể từ khi ngân hàng thực hiện “Đề án Tái Cơ cấu Ngân hàng Ngoại thương đến năm 2005”. NHNT nhận thức rõ việc xử lý nợ tồn đọng là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu trong chương trình cải cách hoạt động của ngân hàng. Nợ tồn đọng lớn khiến cho vốn của ngân hàng bị “đóng băng”, không thu hồi được để tiếp tục quay vòng kinh doanh đã gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sinh lời, làm suy giảm năng lực tài chính và sức cạnh tranh của Ngân hàng. Tính đến 31/12/2000, tổng dư nợ tồn đọng theo Quyết định số 149/2001/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại NHNT đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt là 4.562 tỉ VND, chiếm tỉ lệ 23% so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, bao gồm: nợ tín dụng tồn đọng 3.662 tỉ đồng và nợ của ngân sách NN 899 tỉ đồng. Tháng 12/2001 Bộ Tài chính đã chuyển trả cho NHNT 37% ngân sách nợ tồn đọng (336 tỉ) và số còn lại, Chính phủ đã đồng ý cho sử dụng nguồn vốn Nhà nước đã cho NHNT vay tái cấp vốn để xẻ lý nốt. Số nợ tín dụng tồn đọng (có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm) được NHNT xử lý giảm trên bảng tổng kết tài sản được khoảng 2.675 tỉ đồng (trong đó xử lý bằng dự phòng rủi ro: 2.255 tỉ quy VND, bằng 62% tổng dư nợ tồn đọng; thu nợ trực tiếp từ khách hàng, từ hoạt động bán và khai thác tài sản bảo đảm: 420 tỉ, bằng 12%; 696 tỉ đồng (19%) là những khoản nợ không có tài sản bảo đảm và con nợ không còn tồn tại đã được Đoàn Liên bộ thẩm định trình Chính phủ phê duyệt cho tái cấp vốn). Như vậy, tính từ thời điểm tháng 12/2001 khi NHNT xây dựng Đề án xử lý nợ tồn đọng đến nay, về cơ bản Ngân hàng đã thực hiện xử lý được 4.215 tỉ đồng nợ tồn đọng, bằng 93% tổng số nợ tồn đọng. Số trên 300 tỉ còn lại ngân hàng sẽ tiếp tục xử lý trong năm 2003 (đến thời điểm tháng 3/2003, NHNT đã thực hiện trích lập tiếp được đủ số dự phòng rủi ro để có thể xử lý hết số nợ tồn đọng còn lại trên) Nói tóm lại, Ngân hàng đã có những cố gắng trong việc giải quyết nợ xấu và cho kết quả cao, góp phần nâng cao uy tín của Ngân hàng trong hoạt động cho vay dài hạn. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa sử dụng vốn trung dài hạn và huy động vốn trung dài hạn của Ngân hàng đang ngày càng lớn. Ta có thể nhận thấy trong bảng 5 dưới đây: Bảng 4 : Tình hình huy động và sử dụng vốn trung dài hạn của NHNT 2001 2002 So sánh +/- +/-% 1. Vốn huy động ³ 12 tháng quy VND 15 495 17 776 2 281 15 Trong đó: vốn > 10 năm a. USD 908 961 53 6 b. VND 1 809 3 024 1 215 67 2. Tín dụng trung và dài hạn (>12 tháng) 4 634 10 409 5 775 125 Trong đó: >10 năm 1 400 3 309 1 909 136 a. USD 137 339 202 147 b. VND 2 571 5 195 2 624 102 Nguồn: Báo cáo Tổng kết của Vietcombank - 2002 Một trong những nét đáng chú ý là vốn huy động trung, dài hạn đạt mức 17,776 tỉ quy đồng, tăng 2,281 tỉ (+15%), trong khi đó sử dụng vốn trung dài hạn đạt mức 10,409 tỉ đồng, tăng với tốc độ lớn 5,775 tỉ quy đồng (+125%), cao hơn 8 lần so với tốc độ tăng huy động vốn trung dài hạn. Như vậ, nếu nếu xét trên giác độ tổng thể và theo quy định mang tính lý thuyết của NHNN thì chênh lệch giữa phần vốn huy động và sử dụng trung dài hạn vẫn còn khoảng cách dương (còn được phép chuyển đổi 25% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn), song thực tế với cơ cấu từng kỳ hạn cụ thể của vốn huy động và sử dụng trung dài hạn thì có thể thấy khe hở kỳ hạn là rất lớn. Vốn huy động kỳ hạn ở đây vẫn chủ yếu là vốn 12 tháng, chỉ có 166 triệu USD (trong đó có 42 triệu USD là trái phiếu 5 năm) và 0,5 tỉ VND có kỳ hạn trên 12 tháng, không có khoản vốn huy động nào có kỳ hạn trên 5 năm. Trong khi đó số dư nợ cho vay khách hàng có kỳ hạn 10 năm hiện đang ở mức 3000 tỉ (chiếm khoảng 30% sử dụng vốn trung dài hạn) và tốc độ tăng trưởng sử dụng vốn trung dài hạn vẫn tăng hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn trung dài hạn. Do vậy, việc tăng cường huy động vốn trung dài hạn đang là sức ép đối với NHNT trong những năm tới. Ta có thể nhận thấy sự chênh lệch giữa huy động vốn và sử dụng vốn của NHNT lớn hơn nhiều so với khối ngân hàng thương mại quốc doanh và toàn ngành ngân hàng tại Bảng 5 dưới đây: Bảng 5: Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng so với 2001 Tăng trưởng HĐV quy đồng so với 2001(%) Tăng trưởng tín dụng quy đồng so với 2001 (%) 30/6/02 31/10/02 31/11/02 31/12/02 30/6/26 31/10/02 31/11/02 31/12/02 Toàn ngành 8.1 19 19.5 22 14.3 21 23 27 4 NHTMQD 18.8 27.9 Vietcombank 3.4 7.3 9 3.9 31.8 61.8 66 78.2 Ta có thể thấy tình hình huy động vốn của NHNT trong năm qua gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong huy động nguồn ngoại tệ (lần đầu tiên có tốc độ tăng trưởng vốn âm (-6%). Lý do chủ yếu là vì trong năm 2001 FED bắt đầu giảm lãi suất và khó khăn hơn khi lãi xuất giảm xuống mức 1.25%. Lần đầu tiên lãi suất huy động tiết kiệm trong nước cao hơn lãi suất tiền gửi tại nước ngoài. Với NHNT, với số vốn ngoại tệ chiếm tỉ trọng lớn thì chắc chắn phải chịu tác động lớn hơn so với các NH khác. Ngoài ra, NH còn phải chịu sức ép về huy động vốn trung dài hạn cả VND lẫn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu đầu tư tiếp tục tăng. Vậy Ngân hàng đã sử dụng các công cụ cạnh tranh của mình như thế nào? Các nhân tố đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng ra sao? 1.5. Chất lượng nghiệp vụ cán bộ Ngân hàng Ngoại thương có thể được coi là một ngân hàng thương mại quốc doanh có đội ngũ cán bộ có chất lượng đào tạo cao nhất trong khối ngân hàng hiện nay. Với 98% cán bộ có trình độ Đại học, các hoạt động giao dịch của ngân hàng được thực hiện một cách khoa học và hợp lý bảo đảm tính chuyên môn và hiệu quả cao. Chỉ tính riêng phòng Đầu tư Dự án phụ trách về tín dụng trung-dài hạn của ngân hàng thì số cán bộ có trình độ Đại học là 100%, bao gồm những người làm việc lâu năm có đầy đủ kinh nghiệm và cả các cán bộ trẻ đầy năng lực và có tính sáng tạo cao. Trong đó số người đã qua đào tạo cao học không ít, góp một phần quan trọng trong hiệu quả làm việc của phòng. Các cán bộ đang làm việc không phải đều tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng-Tài chính mà còn có xuất xứ từ các khoa, các ngành khác như Marketing, Đại học Ngoại thương... tạo nên sự đa dạng cho bộ máy hoạt động của phòng. Với công tác đào tạo bổ sung của ngân hàng, các cán bộ trên có thể đồng thời sử dụng những kiến thức của mình áp dụng vào hoạt động thẩm định dự án đầu tư một cách linh hoạt và toàn diện hơn. Đây có thể coi là một xuất phát điểm quan trọng cho ngân hàng trong cạnh tranh, tận dụng lợi thế này, ngân hàng có thể nâng cao hơn khả năng cạnh tranh của mình. Ngoài ra, công tác đào tạo của ngân hàng tạo rất nhiều điều kiện cho các cán bộ phát triển nghiệp vụ và mở mang kiến thức thông qua các khoá huấn luyện hay các suất học bổng nước ngoài. Rõ ràng ngân hàng đã và đang đầu tư một cách thông minh và có hiệu quả vào nguồn tài nguyên quý giá nhất của mỗi tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính. Các công cụ cạnh tranh của Ngân hàng Lãi suất Lãi suất vốn không được coi là một công cụ hoàn toàn tích cực trong hoạt động cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng Ngoại thương hiện nay cũng như các ngân hàng thương mại quốc doanh khác lại đang sử dụng lãi suất như một công cụ quan trọng hàng đầu. Chính sự có mặt của các ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là các ngân hàng nước ngoài) với chính sách lãi suất thoáng nhằm thu hút khách hàng đã phá vỡ thế độc quyền của các ngân hàng. Theo một dòng xoáy tự nhiên, các ngân hàng thương mại quốc doanh dưới sức ép của chính các khách hàng của mình cũng phải hạ lãi suất để giữ khách và cạnh tranh trên những thị trường mới. Trên lý thuyết, thị trường Việt Nam được đánh giá là rất rủi ro và chưa phát triển nên các ngân hàng nước ngoài dựa trên tính toán của mình sẽ phải đưa ra một mức lãi suất đủ cao để có thể bù đắp được rủi ro và lãi suất này sẽ cao hơn nhiều so với hiện nay. Nhưng trên thực tế cho thấy các ngân hàng nước ngoài rất cố gắng chịu lỗ và đã khiến các ngân hàng quốc doanh lúng túng trước mức lãi suất thấp họ mời chào khách hàng. Công cụ lãi suất thể hiện tính 2 mặt của nó: thu nhập của khối ngân hàng đồng loạt giảm và lâm vào tình trạng báo động. Tuy nhiên các ngân hàng nước ngoài không thể duy trì tình trạng này lâu khi chính họ cũng rơi vào khó khăn. Lãi suất cho vay trung-dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương hiện nay chính thức là (i) với USD: 0,8%/tháng, còn mức lãi suất thả nổi là Libor/Sibor +2Anh có sửa lại số liệu về lãi suất cho đúng thực tế % hoặc 3%/năm; (ii) với VND: 0.78%/tháng đến 0.8%/tháng số liêu của Vietcombank tại thời điểm tháng 4/2003 . Tuy nhiên, tuỳ từng loại khách hàng mà Ngân hàng có thể áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Các ngân hàng nước ngoài với tình hình lãi suất thay đổi như hiện nay rất khó thực hiện cho vay trung dài hạn. Vì thế lãi suất đang được coi là một thế mạnh vượt trội của Ngân hàng Ngoại thương trong công cuộc cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Tuy nhiên, ngân hàng hoàn toàn không thể chỉ dựa vào công cụ này mà phải lường trước được những tác hại của nó trong tương lai để có những biện pháp khác tích cực hơn. Sự khác biệt và uy tín của ngân hàng Ngân hàng Ngoại thương từ khi thành lập đến nay đã là một địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về ngoại tệ. Khả năng cung ứng dồi dào, cách thức tổ chức làm việc cũng như năng lực của ngân hàng đã tạo lập nên uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước. Điều này được chứng tỏ qua tỉ trọng tiền gửi và tín dụng ngoại tệ của ngân hàng Ngoại thương luôn chiếm ưu thế trong khối ngân hàng. Có lẽ không một doanh nghiệp xuất-nhập khẩu nào lại không nghĩ đến Ngân hàng Ngoại thương đầu tiên khi có nhu cầu vay vốn ngoại tệ lớn. Thêm vào đó, các dự án đầu tư lớn đòi hỏi có một nguồn ngoại tệ rất lớn ngay tại một thời điểm cũng có thể được ngân hàng đáp ứng không khó khăn gì nếu doanh nghiệp hội đủ mọi điều kiện cơ bản. Bản thân Ngân hàng đã tận dụng được hết những lợi thế về danh tiếng của mình nhằm thúc đẩy hoạt động của ngân hàng trong mọi lĩnh vực. Với uy tín và năng lực của mình, ngân hàng còn thực hiện rất nhiều hoạt động trong lĩnh vực bảo lãnh, một lĩnh vực mà vật bảo đảm quan trọng nhất là uy tín, một thứ tài sản vô hình khó đánh giá nhất, tiếp sau đó mới là tiềm lực tài chính của ngân hàng. Như vậy trên thị trường trong nước, Ngân hàng Ngoại thương được coi là một ngân hàng hàng đầu, đặc biệt là trong khâu cung ứng và mua bán ngoại tệ. Tuy nhiên, đó mới chỉ là thị trường Việt Nam. Là một ngân hàng mang tính đối ngoại cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương tất nhiên phải có quan hệ giao dịch mua bán với các ngân hàng trên thế giới. Khi một tổ chức không tạo lập được danh tiếng trên trường quốc tế, tổ chức đó khó có thể hoạt động cùng các tổ chức khác do các giao dịch này không có tính an toàn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, và như vậy tổ chức đó không có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong cùng lĩnh vực. Như trên đã phân tích, uy tín của một tổ chức tài chính được cấu thành bởi các chỉ tiêu cơ bản như: chỉ tiêu về vốn, chỉ số thanh khoản, chỉ số sinh lời, trình độ công nghệ thông tin và đổi mới công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và khả năng phân tích rủi ro... Nếu đem các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng trong xếp hạng Ngân hàng Ngoại thương thì Ngân hàng chỉ đước xếp ở mức………… trung bình yếu. Dưới đây là xếp hạng của các tổ chức xếp hạng quốc tế đối với NHNT: Bảng 6: Xếp hạng của các tổ chức xếp hạng quốc tế với các NHTMQD VN Tổ chức/Ngân hàng Standard & Poor’s FitchIBCA (độc lập) Capital Intelligence Dài hạn Ngắn hạn Vietcombank BPi D/E(S) B C NH Đầu tư PT BPi E B C NH NNo & PTNT CCCPi E(S) B C NH Công thương BPi E(S) B C Nguồn: FitchIBCA, tháng 4 năm 2003 Như vậy, theo các tổ chức xếp hạng quốc tế thì các ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt nam được đánh giá là yếu trong thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn và dài hạn của mình (về dài hạn: có khả năng không hoàn trả lãi và gốc đúng hạn; về ngắn hạn: có khả năng không hoàn trả lãi và gốc đúng hạn là rất cao – Capital Intellegence). Các ngân hàng đều thuộc nhóm rủi ro rất cao, trong đó NHNNo bị xếp vào nhóm không trả được nợ (Standard&Poor’s); khả năng tài chính yếu kém nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài (FitchIBCA). Các đánh giá này đều được tính theo tiêu chuẩn quốc tế). 2.3. Bộ máy lãnh đạo, khả năng quản trị điều hành Có thể nói sau một loạt những rắc rối trước đây, bộ máy lãnh đạo của ngân hàng đã được đổi mới với những khác biệt lớn. Đội ngũ lãnh đạo trẻ, năng động và sáng tạo đã có những quyết định sáng suốt cho định hướng phát triển của ngân hàng trong 2 năm qua. Không quá non nớt để thiếu kinh nghiệm nhưng lại đủ nhanh nhẹn để có phản ứng linh hoạt trước những những biến động của thị trường, các cán bộ mới này chú trọng phát triển nhân tài của ngân hàng bằng một loạt những thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức và nhân sự đem lại cho Ngân hàng Ngoại thương một bộ mặt mới, năng động hơn và hiệu quả hơn. Quan hệ giữa lãnh đạo và cán bộ công nhân viên được cải thiện, hoà đồng hơn và có tính khích lệ cao hơn. Khả năng giao tiếp của lãnh đạo với các TCty lớn đem lại nhiều thuận lợi cho ngân hàng trong việc thu hút khách hàng. Thêm vào đó, các ngân hàng không phải chỉ dựa vào nội lực của mình để giành được các dự án của nhà nước mà một phần không thể bỏ qua là tài ngoại giao của các nhầ lãnh đạo ngân hàng. Hoàn toàn có cơ sở để cho rằng với những quyết sách đúng đắn của mình, bộ máy lãnh đạo của ngân hàng Ngoại thương có thể trở thành một công cụ đắc lực trong quá trình cạnh tranh của ngân hàng. 2.4. Khả năng phân tích rủi ro Công tác thẩm định dự án đầu tư rất cần khả năng phân tích rủi ro của cán bộ tín dụng, từ đó mới có thể quyết định dự án này hay dự án kia có được chấp nhận tài trợ hay không. Hoạt động này cơ bản bao gồm đánh giá thị trường trong và ngoài nước mà sản phẩm của dự án sẽ tham gia, dự báo được xu hướng phát triển và khả năng tồn tại của sản phẩm, đồng thời phân tích tài chính dự án có khả năng đảm bảo khoản cho vay này của ngân hàng là an toàn hay không. Phân tích rủi ro cho phép ngân hàng chủ động nắm bắt tình hình và ra quyết định phù hợp. Thực tế ở Ngân hàng Ngoại thương, công tác phân tích rủi ro đồng nghĩa với việc thẩm định tài chính dự án vì chưa có một phòng ban nào chuyên về phân tích rủi ro mà sẽ do cán bộ tín dụng đảm nhận. Hệ thống thông tin của ngân hàng chưa cho phép các cán bộ này thu thập được đầy đủ thông tin về thị trường và sản phẩm, trung tâm thông tin của ngân hàng Nhà nước (CIC) lại quá nghèo nàn, thông tin dựa trên báo chí lại không chính xác vì thế họ chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm bản thân và các quan hệ riêng để có thể thẩm định dự án. Vì vậy mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng dài hạn ở Ngân hàng Ngoại thương theo tiêu chuẩn quốc tế còn ở mức cao làm ảnh hưởng đến mức xếp hạng của Ngân hàng, tất yếu gây bất lợi khi các ngân hàng nước ngoài, các khách hàng nước ngoài lựa chọn đầu tư. Do đó công cụ cạnh tranh này chưa thể phát huy tác dụng giúp cho ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh tốt. Kết luận này chứng tỏ ngân hàng cần có những tác động cụ thể để có thể tận dụng được khả năng này nhằm khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh ngày nay. 2.5. Vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động Ngân hàng Ngoại thương hiện nay là ngân hàng có số vốn tự có lớn thứ hai trong khối ngân hàng nhà nước là 2540 tỷ VND chỉ sau ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2200tỷ đồng). Tuy có lợi thế so với các ngân hàng quốc doanh khác nhưng so với các ngân hàng nước ngoài có nguồn vốn lớn hơn nhiều thì ngân hàng Ngoại thương thật sự kém ưu thế. Tổng vốn và các quỹ của Ngân hàng đạt 4056 tỉ đồng, chiếm sấp sỉ 5% tổng tích sản (năm 2001 đạt chỉ 2.65%). CAR là hệ số đo lường an toàn vốn trong tổng tài sản cả nội và ngoại bảng có điều chỉnh theo mức độ rủi ro phải vượt yêu cầu tối thiểu là 8%(dựa trên nguyên tắc Basel). Nhưng ngân hàng Ngoại thương lại có CAR thấp (như phân tích ở phần trên), vốn điều lệ nhà nước cấp cho cũng quá thấp khiến cho ngân hàng gặp nhiều bất lợi. Vốn tự có thấp dẫn đến giảm uy tín quốc tế của ngân hàng về mức độ an toàn trong kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, đồng thời hạn chế mở rộng tín dụng của ngân hàng (khi thực hiện quy định tỉ lệ cho vay tối đa trên vốn tự có). Các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam khi có các dự án lớn sẽ lựa chọn các ngân hàng nước ngoài có uy tín được đảm bảo và có nguồn vốn lớn từ ngân hàng mẹ. Các doanh nghiệp trong nước bị hạn chế tổng dư nợ được vay không quá 15% vốn tự có của ngân hàng nên sẽ phải vay thêm từ các ngân hàng khác. Có thể nói, nguồn vốn chủ sở hữu là một hạn chế rất lớn của Ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động tín dụng dài hạn, nhất là khi nhu cầu mở rộng kinh doanh và tăng cường cạnh tranh là đang ngày càng cần thiết. Cơ cấu vốn huy động cho thấy rõ thế mạnh về ngoại tệ của ngân hàng. Tổng kết năm 2001, nguồn vốn huy động đạt 70.010 tỷ quy đồng, chiếm 93% tổng nguồn vốn. Trong đó nguồn vốn ngoại tệ đạt 3600 triệu USD, chiếm khoảng 75% vốn huy động của ngân hàng và chiếm tới 46% thị phần cả nước. Tiền gửi bằng ngoại tệ là một nguồn huy động quan trọng đối với ngân hàng Ngoại thương nhờ vào uy tín và chính sách thu hút vốn có hiệu quả của ngân hàng. Tuy nhiên, sang năm 2002 do tình hình kinh tế toàn cầu sụt giảm, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất (còn 1.25%, mức thấp nhất trong vòng 44 năm qua) nên tình hình huy động vốn ngoại tệ gặp nhiều khó khăn. Năm 2002 vốn ngoại tệ của VCB tăng trưởng ở mức thấp nhất từ trước tới nay, đạt 3507 triệu USD, giảm 233 triệu so với năm 2001. Nói tóm lại, Ngân hàng Ngoại thương có thể sử dụng thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ như là một công cụ cạnh tranh đắc lực trong hoạt động cho vay dài hạn trong nước nhưng hạn chế về vốn chủ sở hữu quá nhỏ khiến cho ngân hàng khó có khả năng đối đầu lại với các ngân hàng nước ngoài trong mảng khách hàng nước ngoài và nhất là khi tiến trình hội nhập kinh tế thế giới tạo cho các ngân hàng này sự bình đẳng trong hoạt động như các ngân hàng trong nước. 2.6. Chất lượng nguồn nhân lực Ngân hàng Ngoại thương được đánh giá là ngân hàng có chất lượng nguồn nhân lực cao trong khối các ngân hàng thương mại quốc doanh. Đội ngũ cán bộ tín dụng được tuyển chọn kỹ càng, đào tạo cơ bản. Ngân hàng thường xuyên cử cán bộ theo học các chương trình, khóa học nghiệp vụ ngân hàng do các tổ chức quốc tế hoặc các ngân hàng lớn trên thế giới tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ có cơ hội trau dồi khả năng cũng như học hỏi những kinh nghiệm, kiến thức mới về nghiệp vụ. 2.7. Hệ thống thông tin, công nghệ cung ứng dịch vụ ngân hàng và đổi mới công nghệ Hệ thống thông tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động cho vay đầu tư của ngân hàng. Nhờ có thông tin, các cán bộ tín dụng mới có thể có những cơ sở vững chắc cho công tác thẩm định của mình. Thông tin số liệu do doanh nghiệp cung cấp không đủ cho một quy trình phân tích phức tạp và nhạy cảm như vậy. Tuy nhiên công tác này vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở các ngân hàng Việt Nam, gây ra những khó khăn và thiệt thòi cho chính ngân hàng. Trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện nay có phòng Thông tin Tín dụng. Nhưng theo đánh giá khách quan thì phòng này chưa được sử dụng hết mục đích của nó. Bộ phận này thực hiện một số nhiệm vụ như thông báo số dư nợ của khách hàng tại các ngân hàng, tổng hợp thông tin sơ lược về tình hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới cũng như các xu hướng phát triển kinh tế và các định hướng đầu tư của nhà nước. Ngoài ra, thông tin về các ngân hàng khác không đầy đủ, tạo bất lợi do không hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của ngân hàng. Mà trong cạnh tranh, phân tích đối thủ là một khâu không thể thiếu góp phần quyết định sự thành công của ngân hàng trên thị trường. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại nứơc ngoài đang hoạt động ở Việt Nam có những lợi thế không thể chối cãi về sức mạnh thông tin. Cùng với mạng thông tin ngân hàng toàn cầu và mạng nội bộ trình độ cao, họ có thể tiếp cận với những thông tin mới nhất với tốc độ nhanh nhất và sẽ vượt các ngân hàng Việt Nam một bước. Theo tiến trình tự do hoá và thực hiện hiệp định thương mại Việt-Mỹ, sẽ có ngày càng nhiều các ngân hàng nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam và vị thế cạnh tranh của ngân hàng sẽ không còn được như trước nếu ngân hàng không có những chuyển biến đáng kể. Với những gì mình đang có và đang sử dụng trong hệ thống thông tin, Ngân hàng Ngoại thương chưa thể tự hào coi đây là một thế mạnh của mình trong công cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các đối thủ ngày càng nhiều và ngày càng lớn mạnh. Ai có thông tin chính xác và kịp thời, người đó sẽ chiến thắng. Muốn đạt được điều này, ngân hàng cần có những nỗ lực cụ thể kể cả về vật chất và tinh thần. Công nghệ cung ứng dịch vụ là một khía cạnh vô cùng quan trọng trong hoạt động cạnh tranh của ngân hàng. Đối với ngân hàng Ngoại thương phải thường xuyên thực hiện các giao dịch kinh doanh quốc tế thì khía cạnh này càng phải được quan tâm. Vietcombank trong 3 năm liên tiếp vinh dự được tạp chí The Banker, một tạp chí tài chính ngân hàng hàng đầu thế giới trao tặng danh hiệu Ngân hàng Tốt nhất Việt nam (2000, 2001, 2002) và được ngân hàng JP Morgan Chase (Mỹ) cấp chứng nhận lần thứ 6 liên tiếp (1997-2002) là Ngân hàng có Chất lượng Thanh toán Tốt nhất. Sự kiện này đã ghi tên NHNT vào danh sách rất ít các ngân hàng thương mại (dưới 1%) có quan hệ thanh toán quốc tế với các ngân hàng Mỹ đạt được tiêu chuẩn khắt khe mà các ngân hàng này đặt ra đồng thời đưa Vietcombank trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đạt được thành tích trên. Ngoài ra, dưới góc độ công nghệ, sự công nhận của các ngân hàng Mỹ đối với trình độ tự động hoá cao trong việc xử lý điện thanh toán chuyển tiền (500,000 điện/năm) đã chứng tỏ sự nỗ lực không ngừng của Ngân hàng trong nhiều năm trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động. Thực chất đây sẽ là một thế mạnh trong cạnh tranh cả về giao dịch với các công ty nước ngoài và cả về việc nâng cao uy tín của Vietcombank trên thị trường quốc tế. Chủ động hội nhập, Vietcombank đã mở rộng đầu tư nâng cấp hệ thống tin học, đặc biệt qua việc triển khai dự án “VCB-Tầm nhìn 2010”, đi đầu phát hành và thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế, hệ thống máy rút tiền tự động ATM đầu tiên ở Việt Nam (VCB Connect 24). Và đặc biệt, sự đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ ngân hàng vào hỗ trợ hoạt động ngân hàng được thể hiện rõ nhất qua hệ thống ngân hàng bán lẻ Silverlake đã được triển khai trên toàn hệ thống và mạng cục bộ tốc độ cao và đưa vào sử dụng, đánh dấu lần đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có 1 hệ thống ngân hàng bán lẻ theo tiêu chuẩn quốc tế được ứng dụng vào phục vụ khách hàng. Tuy trong khối ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Ngoại thương luôn dẫn đầu trong lĩnh vực ứng dụng và đổi mới công nghệ nhưng so với các ngân hàng nước ngoài khác, trình độ công nghệ của ngân hàng vẫn còn hạn chế, nhất là trong hoạt động phân tích tài chính phục vụ cho các cán bộ tín dụng. Các phần mềm sử dụng chưa thích hợp, so với các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiai phap nang cao kha nang canh tranh cua Ngan hang Ngoai t.doc
  • docBIA.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan