Khóa luận Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO

Nhìn chung, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân phối ở Việt Nam có những lợi thế nổi trội so với các doanh nghiệp trong nước về năng lực tài chính, công nghệ, áp dụng các phương thức kinh doanh mới và đặc biệt là kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản trị kinh doanh. Hầu hết đây đều là những tập đoàn lớn của thế giới, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này và đã thiết lập được một mạng lưới kinh doanh có tính chất toàn cầu. Vì vậy, sự có mặt của các tập đoàn này một mặt tạo nên áp lực lớn về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng là cơ hội tốt để hình thành một thị trường nội địa hoạt động lành mạnh, phát triển đa dạng và tiếp cận được trình độ hiện đại của thế giới.

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch phát triển hệ thống phân phối của Công ty trách nhiệm hữu hạn G7 (G7 Mart). Theo đó, trong năm 2006 sẽ đưa 3.500 cửa hàng tiện lợi vào hoạt động và phấn đấu đến năm 2010 sẽ có tổng cộng 10.000 cửa hàng tiện lợi ra đời theo phương thức nhượng quyền. 2.2.1.2. Đánh giá khái quát về tương quan lực lượng giữa các nhà bán lẻ trong nước và nước ngoài trên thị trướng phân phối bán lẻ Việt Nam Xét về số lượng các chủ thể tham gia kinh doanh Trên thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam hiện nay có thể thấy sự áp đảo về số lượng của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước so với số lượng các nhà phân phối của nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam. Đến thời điểm này, nếu như không kể tới các tập đoàn phân phối chuyên doanh như Zen Plaza về thời trang, Lotteria, KFC về đồ ăn, Medicare về sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, thì chỉ có khoảng 3 - 4 tập đoàn phân phối bán lẻ hàng hoá tiêu dùng tổng hợp là Metro Cash & Carry của Đức, Bourbon của Pháp và Parkson của Malaysia, Diamond Plaza của Hàn Quốc đang trực tiếp cạnh tranh trên thị trường bán lẻ ở Việt Nam thông qua hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm bán lẻ qui mô lớn. Trong đó, tập đoàn Parkson và Diamond Plaza mặc dù có thực hiện bán lẻ tổng hợp nhiều mặt hàng những cũng chủ yếu là các dòng sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, quà tặng cao cấp. Trong khi đó, có tới hàng chục doanh nghiệp trong nước đã và đang tổ chức hoạt động kinh doanh phân phối của mình theo các hệ thống trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ kiểu này, và chưa kể đến khoảng 900 nghìn hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động ở khắp các vùng miền trong nước. Tình hình cụ thể như sau [7, tr.11-12]: • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: - Tập đoàn Metro Cash & Carry của Đức với hệ thống 8 trung tâm bán buôn và bán lẻ qui mô lớn đang hoạt động ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng. - Tập đoàn Bourbon của Pháp với hệ thống 5 đại siêu thị bán lẻ BigC đang hoạt động ở Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và sắp tới sẽ đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động thêm 2 đại siêu thị nữa. - Tập đoàn Parkson của Malaysia với 10 trung tâm mua sắm qui mô lớn đang hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. - Tập đoàn Diamond Plaza của Hàn Quốc với 01 trung tâm mua sắm qui mô lớn đang hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh. • Doanh nghiệp trong nước: Các doanh nghiệp lớn, tiêu biểu cho kiểu tổ chức kinh doanh phân phối theo hệ thống chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ tự chọn ở Việt Nam hiện nay có thể kể tới gồm: - Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh với chuỗi 15 siêu thị Co.op Mart và đang có kế hoạch phát triển lên 40 siêu thị và hệ thống tổng kho vào năm 2010. - Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) với hệ thống hàng chục siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên doanh trực thuộc với các thương hiệu mạnh như Thương xá Tax, Siêu thị Sài Gòn, Trung tâm Thương mại Đồng Khánh, Trung tâm Thương mại Gia Định... - Tổng công ty Thương mại Hà Nội với chuỗi 40 siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh Hapro Mart và đang gấp rút đầu tư để đưa vào hoạt động một loạt siêu thị, trung tâm thương mại lớn khác. - Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Intimex với chuỗi 6 siêu thị đang hoạt động và đang có kế hoạch mở rộng hệ thống phân phối của mình theo ba cấp: trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tự chọn. - Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ G7 với chuỗi 500 cửa hàng tiện lợi G7-Mart và có kế hoạch sẽ phát triển từ nay đến năm 2010 lên 7.000 cửa hàng tiện lợi G7-Mart, 200 trung tâm bán lẻ, 100 trung tâm bán buôn, 7 trung tâm thương mại. - Công ty Phú Thái với hệ thống 3 tổng kho và 20 trung tâm phân phối chuyên doanh phân phối bán buôn cho một hệ thống khách hàng gồm 95 nhà phân phối vệ tinh, 100 siêu thị, 500 đại lý bán buôn, 2.000 cửa hàng bán lẻ, 50.000 đại lý bán lẻ. - Công ty phân phối và bán lẻ 24-Seven với khoảng 4 - 5 cửa hàng bán lẻ đầu tiên Open 24H và Daily Open 24H theo mô hình nhượng quyền thương mại và dự định sẽ phát triển mạnh mạng lưới cửa hàng này trong tương lai gần. - Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ An Phong với 5 siêu thị MaxiMart. - Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ Đông Hưng với 7 siêu thị CitiMart và sắp tới sẽ đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động thêm 5 siêu thị nữa. - Công ty cổ phần Nhất Nam với 3 siêu thị FiviMart. - Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Giang với 3 siêu thị Sao. Về khả năng bao phủ thị trường trên thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam Có thể thấy các nhà phân phối nước ngoài mặc dù chưa có diện bao phủ rộng song đã có mặt ở hầu hết các trung tâm mua sắm và tiêu dùng lớn của Việt Nam ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Các doanh nghiệp phân phối trong nước mặc dù có lợi thế hơn về diện bao phủ song ở những khu vực thị trường có dung lượng lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ... thì đều gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các trung tâm phân phối của nhà đầu tư nước ngoài. Tình hình cụ thể như sau [6]: • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Các tập đoàn phân phối nước ngoài đã có mặt ở một số địa phương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai . Sự có mặt của Metro Cash & Carry (có 8 trung tâm phân phối trên cả nước), Big C (10 siêu thị), Parkson (10 trung tâm thương mại) hiện đã tạo nhiều sức ép cho các doanh nghiệp phân phối trong nước dù đây chưa phải là những "tên tuổi" lớn nhất trên thế giới và cũng chưa hoàn tất kế hoạch mở rộng của mình [7, tr.15]. • Doanh nghiệp trong nước: Hiện tại, các doanh nghiệp phân phối trong nước đã có mặt ở hầu khắp 64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, nếu xét về hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi mà các doanh nghiệp này đã thiết lập được thì cũng chỉ bao phủ được khoảng trên 30/64 tỉnh, thành phố. Trong đó, có tới gần 80% các siêu thị, trung tâm thương mại này cũng tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (trên 70%), Hải Phòng (4%), Đà Nẵng (2%), Cần Thơ, Thanh Hoá, Kiên Giang (2%)...[7, tr.15]. Về doanh thu bán hàng: Có thể thấy các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài đang chiếm ưu thế trước các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước. Mặc dù, tính trên tổng qui mô của phân đoạn thị trường này (chiếm 10% tổng thị trường bán lẻ cả nước) thì vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức về thị phần giữa hai nhóm đối tượng này song nếu xét trên từng đơn vị kinh doanh thì có thể thấy khá rõ ưu thế của các siêu thị của các tập đoàn nước ngoài so với các siêu thị của các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, doanh thu của các siêu thị của các doanh nghiệp trong nước còn ở mức thấp, siêu thị có doanh thu lớn nhất cũng chỉ đạt khoảng 200 tỷ đồng/năm. Trong khi đó, doanh thu bình quân của các siêu thị trong hệ thống của Metro thường cao gấp 2 - 3 lần mức này và doanh số bán hàng hàng năm của cả hệ thống ước tính cũng xấp xỉ 1.700 tỷ đồng [7, tr.15]. Về thị phần: Hiện tại, thị phần bán lẻ qua các kênh phân phối ở Việt Nam về cơ bản được phân chia như sau: qua các hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... khoảng 10%; qua hệ thống chợ truyền thống khoảng 40%; qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập khoảng 44%; còn lại khoảng 6% là do các nhà sản xuất trực tiếp phân phối sản phẩm của mình [7, tr.15]. Như vậy, có thể nói sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối nước ngoài, các công ty phân phối trong nước sẽ diễn ra trong phạm vi khoảng 54% của thị trường bán lẻ trong nước, trong đó: + Ở 10% thị phần bán lẻ thông qua các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại..., sẽ chủ yếu là sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp phân phối trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài; + Ở 44% thị phần bán lẻ thông qua hệ thống các cửa hàng độc lập sẽ diễn ra sự cạnh tranh giữa một bên là các hộ kinh doanh cá thể với một bên bao gồm cả các doanh nghiệp phân phối trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài. Về liên kết: Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, thẳng thắn, việc có làm chủ được hệ thống phân phối hay không chính là ở bản thân các doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Nếu không liên kết, hợp tác để cùng phát triển thì các tập đoàn nước ngoài sẽ thay thế vị trí này; còn nếu các doanh nghiệp nội địa làm tốt, chúng ta có thể mạnh lên như Hàn Quốc từng đẩy hệ thống cửa hàng Wal-Mart ra khỏi địa bàn của mình. Song, đến thời điểm này tại Việt Nam, ông Vinh thừa nhận sự liên kết này rất yếu ớt và hiếm hoi [7, tr.16]. Thị trường phân phối trong nước mới biết đến sự ra đời của Công ty CP Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (quy mô vốn lên tới 6.000 tỷ đồng), từ sự liên kết của 4 doanh nghiệp phân phối hàng đầu nội địa là Hapro, Satra, Saigon Co.op và Tập đoàn Phú Thái. Đã có địa phương (như Hà Nội) thành lập Hiệp hội các nhà kinh doanh siêu thị để tăng cường hợp tác, ổn định thị trường, từ nguồn hàng, giá cả, chất lượng hàng hóa bán ra, trao đổi thông tin giữa các thành viên. Bên cạnh đó các thành viên cũng sẽ hỗ trợ nhau tìm kiếm, trao đổi thông tin, vươn ra các địa phương lân cận hay hợp tác trong đào tạo kỹ năng quản lý, nghiên cứu thị trường cho đội ngũ cán bộ chuyên viên theo hướng chuyên nghiệp hóa. Ngoài ra, Hiệp hội sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nạn hàng giả, hàng không rõ xuất xứ trên địa bàn, đồng thời có thể liên doanh, liên kết với nhau để tăng sức cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam đang rất khuyến khích xu hướng này (có thể là liên kết là giữa là bán lẻ Việt Nam với nhà sản xuất hoặc giữa nhà bán lẻ với nhau) nhằm tăng sức mạnh của doanh nghiệp, với giá cả hợp lý, phương thức dịch vụ và thanh toán tốt nhất cho người tiêu dùng.  Một chuyên gia thương mại nhận xét, trong lĩnh vực bán lẻ, cái chúng ta đang thiếu nhất là hoạt động của hệ thống hậu cần - khâu hỗ trợ cho chuỗi bán hàng cuối cùng của hệ thống bán lẻ và các đại siêu thị ở các đô thị lớn. Các doanh nghiệp bán lẻ cần liên kết để đủ sức tiếp quản các mặt bằng lớn, với sự tập trung vốn và nguồn nhân lực cao.  Ông Vũ Vinh Phú cho biết, 70% hàng hoá tại các siêu thị hiện là hàng Việt Nam, song sản xuất của chúng ta không đủ lớn, năng suất thấp nên không đủ cung ứng [7, tr.16]. Trong khi, sản xuất chính là cái gốc, là dạ dày của bán lẻ. Hơn nữa, hệ thống phân phối từ trang trại đến kho dự trữ, sơ chế, bán lẻ... bị cắt khúc, phân tán, dẫn tới chi phí đầu vào cao. Đơn cử, một một ký tôm tại nơi sản xuất ở Thái Bình giá có 80.000 đồng nhưng về đến Hà Nội tăng lên 120.000 đồng. Do vậy, cần thành lập các sàn giao dịch để nông dân bán được với giá cao nhất, cắt bớt khâu lưu thông, đưa thẳng hàng hoá từ nơi sản xuất đến các siêu thị [17]. 2.2.2. Các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài - đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam Để hiểu rõ về các đối thủ của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam, ta sẽ xem xét hệ thống phân phối, bán lẻ của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiêu biểu như Metro, Big C, Parkson. 2.2.2.1. Metro Cash & Carry Việt Nam [5, tr.62-66]. Metro Cash & Carry Việt Nam - một chi nhánh của công ty Metro Cash & Carry – là công ty 100% vốn nước ngoài (Đức), được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép ngày 14/3/2001. Theo đó, công ty được phép đầu tư vốn 120 triệu USD để xây dựng 8 trung tâm Metro Cash & Carry. Hiện nay ở Việt Nam có 8 siêu thị Metro, 3 tại TP. HCM, 2 tại Hà Nội (trung tâm thứ nhất đặt tại quận Cầu Giấy mở cửa ngày 31/7/2003; trung tâm thứ hai đặt tại quận Hoàng Mai khai trương ngày 7/6/2005), 1 tại Đà Nẵng (13/15/2005), 1 tại Cần Thơ, 1 tại Hải Phòng. Tại đây, khách hàng có thể mua tại một nơi duy nhất đầy đủ chủng loại hàng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống và phi thực phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng. Metro cung cấp nhiều chủng loại hàng hoá, trong đó có khoảng 90% hàng hoá được sản xuất trong nước, được đóng gói phù hợp với yêu cầu kinh doanh của khách hàng. Hỗ trợ và cung cấp hàng hoá cho Metro có 1000 nhà sản xuất và khoảng 15.000 hộ nông dân. Tại Metro, các mặt hàng nhập từ nước ngoài đều ghi rõ xuất xứ hàng hoá và đơn vị nhập khẩu, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được Trung tâm phối hợp với Sở Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện ngay từ đầu thông qua quy trình công nghệ sạch theo tiêu chuẩn của nhà nước. Metro cấp thẻ hội viên cho các khách hàng đủ điều kiện, và chỉ có các khách hàng có thẻ hội viên mới có thể vào mua hàng tại trung tâm. Các lợi ích mà khách hàng nhận được khi đến với Metro: - Chủng loại hàng hoá đa dạng: Metro cung cấp từ 10.000-15.000 mặt hàng các loại bao gồm nhiều chủng loại phong phú, đa dạng. Nhờ hệ thống quản lý hiện đại của Metro, hàng hoá luôn sẵn sàng thoả mãn nhu cầu theo số lượng, giúp các nhà bán lẻ giảm tối đa lượng hàng lưu kho và tận dụng tối đa nguồn vốn. - Giá rẻ: nhờ có sức mua lớn và chi phí thấp nên Metro đảm bảo cung ứng hàng chất lượng cao với giá rẻ nhất cho khách hàng. - Tự phục vụ: khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn hàng hoá theo nhu cầu vào bất cứ lúc nào. - Dịch vụ hậu mãi: bộ phận dịch vụ khách hàng hỗ trợ một cách hữu hiệu mọi vấn đề liên quan đến bảo hành sản phẩm. - Thông tin trực tiếp tới khách hàng: bản tin Metro được gửi đến từng khách hàng 2 tuần/lần để kịp thời cập nhật thông tin về hàng hoá, dịch vụ và chương trình giảm giá, khuyến mại đang có. - Giờ mở cửa thuận tiện: từ 6 - 21 giờ trong suốt 364 ngày của năm. - Hoá đơn rõ ràng: thông tin về việc mua hàng như loại hàng, đơn giá, số lượng, trọng lượng, thuế…được liệt kê chi tiết trên hoá đơn, giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra hàng hoá và lưu trữ chứng từ. - Bãi đậu xe miễn phí: bãi đậu xe rộng rãi thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng lên xuống xe tải, xe hơi và xe gắn máy. Xe đẩy mua hàng chuyên dụng: xe đẩy mua hàng với nhiều kích cỡ đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Một điểm đáng chú ý: hệ thống tổ chức lưu thông hàng hoá của công ty rất ngắn, hàng phi thực phẩm có thể đưa thẳng từ nhà sản xuất đến các trung tâm bán hàng của Công ty, hầu hết hàng thực phẩm chỉ qua một khâu là các kho trung chuyển để được cung ứng đến các trung tâm bán hàng của Công ty ở các thành phố trên cả nước. Vì vậy, chi phí lưu thông rất thấp, hàng hoá được bán với giá rẻ, thậm chí rẻ hơn so với giá bán buôn của các nhà sản xuất cho các công ty khác. Thực tế ở Việt Nam, khách hàng của các trung tâm Metro hiện tại đa phần là người tiêu dùng chứ không phải nhà bán buôn, hàng hoá mua về để sử dụng chứ không phải để bán lại. Do đó, nhiều chuyên gia nhận định, chỉ cần có một địa điểm tương đối thuận lợi thì Metro sẽ dễ dàng "bóp chết" các siêu thị và những cửa hàng bán lẻ mở ra quanh nó, bởi giá cả thấp hơn, mặt hàng và dịch vụ vượt trội. Hoạch định chiến lược Ngoài một loạt những chương trình quản lý, chương trình huấn luyện này được dành cho các nhà quản lý và chuyên viên của công ty nhằm tối ưu hóa kết qủa kinh doanh thông qua phân tích và giải thích những dữ liệu liên quan, đồng thời thiết lập những mục tiêu thông minh nhằm đạt được sự tăng trưởng lợi nhuận theo đúng mục tiêu và đường lối kinh doanh của công ty. Ngoài ra, họ cũng được hướng dẫn để phát triển một hệ thống theo dõi và đánh giá thành tích công tác. Phát triển nguồn nhân lực là thiết yếu Nhân viên là nền tảng cho sự thành công của công ty. Công ty luôn đòi hỏi cao về tay nghề và kỹ năng giao tiếp của mọi nhân viên. Công ty khyến khích và yêu cầu nhân viên làm việc độc lập. Họ chỉ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ khi họ có một kiến thức vững chắc và luôn cập nhật kiến thức của mình. METRO Việt Nam, do đó, luôn chú trọng đến các chương trình đào tạo và nâng cao trình độ học vấn. 2.2.2.2. Big C Thăng Long Trung tâm thương mại bán lẻ lớn nhất Việt Nam - Big C Thăng Long - có diện tích 12.000m2 và tổng vốn đầu tư 12 triệu USD mở cửa đón công chúng từ ngày 21/1/2005. Đây là sự kết hợp của hệ thống cửa hàng bán lẻ với gian bán thực phẩm lấy thẳng từ nhà sản xuất nhằm cung cấp hàng hóa chất lượng cao với giá cả hợp lý [5]. Siêu thị bày bán 4 nhóm hàng hoá chính, gồm thực phẩm tươi sống, hàng có sức tiêu dùng lớn, may mặc và bách hoá. Nhóm thứ nhất đóng góp khoảng 20% doanh thu, với các sản phẩm như thịt, hải sản, rau, đồ sơ chế và đồ ăn nấu sẵn, các sản phẩm sữa, đồ đông lạnh, bánh mỳ và các thực phẩm tươi khác. Các mặt hàng có sức tiêu dùng lớn gồm đồ ăn khô, các loại gia vị, đồ uống, bánh, rượu, hóa chất thực phẩm, đồ ăn cho vật nuôi, mỹ phẩm, đóng góp khoảng 40% doanh thu. Nhóm hàng may mặc chiếm khoảng 15% doanh thu. Phần hàng bách hoá bao gồm điện máy, đồ gia dụng, dụng cụ thể thao, đồ chơi, hàng văn phòng phẩm và các dụng cụ sửa chữa…chiếm khoảng 25% doanh thu siêu thị. Big C Thăng Long bán các mặt hàng sản xuất trong, ngoài nước và cả hàng mang thương hiệu Big C. Song một điểm đáng chú ý là Big C Thăng Long tập trung vào phân phối các sản phẩm nội địa của Việt Nam - với 90% hàng hóa là hàng “made in Vietnam”. Chiến lược của Big C là “đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống lưu thông phân phối nội địa bằng cách sử dụng sản phẩm và nhân lực tại chỗ”. Số nhân viên Việt chiếm tới 99% số lao động trong hệ thống Big C Việt Nam [18]. Bên ngoài siêu thị Big C, trên khu đất rộng 7,5 ha, một tổ hợp đa chức năng gồm trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, văn phòng và cả nhà cho thuê của tập đoàn Bourbon sẽ hình thành trong thời gian tới, với mục tiêu mang đến cho người dân một phong cách mới - ''tất cả trong một'' (mua ở đây, ăn ở đây, chơi ở đây...). Xuất xứ từ Thái Lan, Công ty Supercenter Big C hiện điều hành 40 siêu thị Big C tại Thái Lan và 4 tại Việt Nam, tính cả Big C Thăng Long. "Big" mang ý nghĩa "trung tâm khổng lồ". "C" ở đây là "customers", nghĩa là "khách hàng". Công ty Supercenter Big C nằm trong tập đoàn Bourbon, một nhà đầu tư quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải và lĩnh vực lưu thông hiện đại. Hiện tập đoàn Bourbon đã có 8 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn gần 280 triệu USD. Đối tác chính của Bourbon trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị, tập đoàn Casino, hiện quản lý 860 siêu thị tại 15 nước trên thế giới. Ngoài Big C, một thương hiệu khác của Bourbon là Jumbo Score, hệ thống 13 đại siêu thị và 27 siêu thị ở các quần đảo Ấn Độ Dương. Big C đang xây dựng hệ thống “xuất nhập khẩu nội bộ tập đoàn”, qua đó cho phép hàng hóa của Big C Việt Nam được xuất khẩu sang các siêu thị Casino và Jumbo Score và ngược lại (với hệ thống này, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam có cơ hội được biết đến nhiều hơn ở nước ngoài – do được bán dưới “nhãn” Big C, hơn nữa, Big C Thăng Long cũng có được lợi thế rất lớn về giá cả khi nhập hàng thông qua hệ thống xuất nhập khẩu nội bộ này). Với khoảng 1.500 người lao động đang làm việc trong hệ thống Big C Việt Nam, doanh thu ước tính của tập đoàn tại Việt Nam trong năm 2005 khoảng 800 tỷ đồng. 2.2.2.3. Trung tâm thương mại Parkson (Parkson Sagontourist Plaza) Trung tâm thương mại Parkson Saigontourist là trung tâm mua sắm 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, thuộc sở hữu của tập đoàn Lion Group – Malaysia. Khác với Big C hay Metro, Parkson là thương hiệu chuyên về phân phối hàng thời trang, có tiềm lực kinh tế lớn và kinh nghiệm dồi dào về hoạt động phân phối bán lẻ (Parkson có kinh nghiệm điều hành hệ thống 36 trung tâm thương mại và siêu thị tại Malaysia và hơn 40 trung tâm bán lẻ tại Trung Quốc). Hướng tới đối tượng khách hàng tiêu dùng hàng thời trang cao cấp, nên cách chọn thương hiệu kinh doanh tại Parkson Saigontourist cũng khác biệt rất lớn so với các trung tâm thương mại khác. Hiện Parkson là nơi đầu tiên đưa các thương hiệu nổi tiếng quốc tế đến Việt Nam như Estee Lauder, Prsche Design, Guerlin, Calvin Klein .... Bên cạnh việc giới thiệu các nhãn hàng thuộc đẳng cấp quốc tế, Parkson còn có một mục tiêu là tôn vinh hàng Việt Nam chất lượng cao để hướng đến xuất khẩu, vì thế, Parkson chỉ chọn những mặt hàng thời trang sản xuất tại Việt Nam phù hợp với tôn chỉ của mình. Hiện có những nhãn hiệu Việt Nam được ưa chuộng như WOW, Nguyen Jenny và Donga Silk… đang có mặt tại Parkson. Parkson không chỉ quan tâm đến khâu bán lẻ, mà còn chú ý đến “đầu vào” - tức khâu sản xuất và thiết kế, bằng cách tạo điều kiện cho các nhà thiết kế Việt Nam có cơ hội phát triển tài năng. Cũng vì khách hàng mục tiêu là những người tiêu dùng thời trang cao cấp, nên Parkson đã đầu tư khoảng 300.000 USD cho khâu thiết kế nội thất và cho các dịch vụ chăm sóc khách hàng, để khách hàng tới đây cảm nhận được “đẳng cấp” của một trung tâm thương mại cao cấp. Parkson chính là trung tâm thương mại đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ hỗ trợ gửi và lấy xe 4 bánh cho khách hàng mua sắm. Khách hàng chỉ cần giao chìa khoá và nhận thẻ xe từ nhân viên gửi xe Parkson, các nhân viên này sẽ lái xe đến bãi đậu xe và giao xe tận nơi sau khi khách hàng mua sắm xong. Dịch vụ này còn miễn phí cho khách hàng mua sắm với hoá đơn giá trị lớn. Ngoài ra, Parkson còn phát hành thẻ ưu đãi “Priviledge”, theo đó chủ thẻ sẽ được hưởng chiết khấu từ 3-25% giá trị mua sắm tại các quầy hàng trong Parkson và được giảm giá khi dùng một số dịch vụ làm đẹp, giải trí, du lịch... nơi mà Parkson đã kí hợp đồng thoả thuận [5]. Khởi đầu bằng Parkson Saigontourist, Lion Group dự định sẽ mở thêm 9 trung tâm thương mại nữa ở Việt Nam, và điểm đến tiếp theo, sau thành phố Hồ Chí Minh, sẽ là Hà Nội. Bên cạnh đó, đây cũng là điểm khởi đầu cho những dự án đầu tư của Lion Group vào các lĩnh vực khác. Các tập đoàn phân phối của nước ngoài đều cho biết định hướng trong phát triển hoạt động kinh doanh phân phối của họ tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ tập trung theo một số hướng cơ bản sau: liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất để rút ngắn thời gian và chi phí lưu thông, giảm giá thành sản phẩm; tận dụng lợi thế về cung cấp nhiều chủng loại hàng hoá tại cùng một địa điểm với giá rẻ để cạnh tranh với các doanh nghiệp phân phối trong nước; duy trì và đẩy mạnh tính chuyên nghiệp trong quản lý cũng như cung cấp các dịch vụ đi kèm cho khách hàng. Các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài đều có nhận thức và đánh giá rất rõ ràng về những lợi thế có được cũng như về những định hướng phát triển kinh doanh của họ tại Việt Nam trong tương lai. Những doanh nghiệp này đều cho rằng kinh nghiệm và phương thức tổ chức quản lý kinh doanh hiện đại vẫn sẽ là yếu tố cơ bản giúp họ chiến thắng trong cạnh tranh. Áp dụng các mô hình liên kết với nhà sản xuất, nhà nhập khẩu chặt chẽ, kiểm soát chất lượng sản phẩm đưa vào siêu thị, cạnh tranh về giá cả, các dịch vụ đi kèm như thông tin khách hàng, hỗ trợ sau bán hàng, dịch vụ kho, bãi... vẫn được các doanh nghiệp này coi là trọng tâm đẩy mạnh trong thời gian tới. Ông James Scotte - Tổng giám đốc Metro cho biết: "Không chỉ mở rộng mạng lưới các siêu thị Metro, chúng tôi sẽ xây dựng những cơ sở chế biến thực phẩm lớn với mục tiêu trở thành cung cung cấp chủ lực hàng thực phẩm và phi thực phẩm cho khách hàng tại Việt Nam trong 2 năm tới". Trong khi đó ông Guy Lacombe - Tổng giám đốc BigC khẳng định: "BigC sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới ở miền Bắc và thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi sẽ chú trọng tới hoạt động bán lẻ hàng hoá với giá cạnh tranh nhất". Tuy vậy, các doanh nghiệp này cũng đều thừa nhận rằng họ không có lợi thế bằng các doanh nghiệp Việt Nam về độ trải rộng của mạng lưới phân phối cũng như sự am hiểu về tập quán mua bán, thói quen của khách hàng trên thị trường này [7, tr.16]. Nhìn chung, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân phối ở Việt Nam có những lợi thế nổi trội so với các doanh nghiệp trong nước về năng lực tài chính, công nghệ, áp dụng các phương thức kinh doanh mới và đặc biệt là kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản trị kinh doanh. Hầu hết đây đều là những tập đoàn lớn của thế giới, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này và đã thiết lập được một mạng lưới kinh doanh có tính chất toàn cầu. Vì vậy, sự có mặt của các tập đoàn này một mặt tạo nên áp lực lớn về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng là cơ hội tốt để hình thành một thị trường nội địa hoạt động lành mạnh, phát triển đa dạng và tiếp cận được trình độ hiện đại của thế giới. Do có những lợi thế về năng lực tài chính, trình độ tổ chức kinh doanh... như đã nêu trên nên các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có cách tổ chức hoạt động kinh doanh rất chuyên nghiệp và thường tập trung vào khâu phân phối dựa trên việc ký hợp đồng thu mua sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau (từ các nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài) mà không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để phân phối như một số doanh nghiệp trong nước. 2.2.3. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trên thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO. Phần này sẽ phân tích khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong mối tương quan với các doanh nghiệp phân phối bán lẻ nước ngoài – đối thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. 2.2.3.1. Tiềm lực tài chính Vốn luôn là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp phân phối bán lẻ nói ri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO.doc
Tài liệu liên quan