Khóa luận Giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y TẾ 1

1.1.Vai trò, đặc điểm của y tế 1

1.1.1. Vai trò của y tế 1

1.1.1.1 Vai trò của y tế với sự phát triển kinh tế 1

1.1.1.2. Vai trò của y tế với xã hội 2

1.1.2. Đặc điểm của y tế: 3

1.1.2.1. Tính chất vừa là hàng hoá công cộng vừa là hàng hoá tư nhân 3

1.1.2.2. Tính nhân đạo 5

1.1.2.3.Tính công bằng và hiệu quả 5

1.2. NSNN với việc đảm bảo y tế 6

1.2.1 Khái niệm và bản chất của NSNN 6

1.2.2. NSNN với sự phát triển y tế 7

1.3. Cơ chế quản lý NSNN với y tế 9

1.3.1. Sự cần thiết Nhà nước tham gia vào lĩnh vực y tế 9

1.3.2. Nội dung cơ chế quản lý NSNN đối với y tế: 13

1.3.3.1 Công tác lập dự toán: 14

1.3.3.2. Chấp hành NSNN 16

1.3.3.3. Công tác kiểm tra, quyết toán: 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM. 19

2.1. Thực trạng sử dụng NSNN trong lĩnh vực y tế 19

2.1.1. Chí NSNN dành cho lĩnh vực y tế 19

2.1.2. Chi đầu tư phát triển 20

2.1.3. Chi thường xuyên 22

2.1.4. Chi chương trình mục tiêu quốc gia cho y tế: 25

2.2. Cơ chế quản lý NSNN trong lĩnh vực y tế: 29

2.2.1. Cơ chế phân bổ NSNN trong lĩnh vực y tế: 29

2.2.2. Cơ chế chấp hành NSNN trong lĩnh vực y tế. 33

2.2.3. Cơ chế quyết toán NSNN trong lĩnh vực y tế. 36

2.2.4. Cơ chế NSNN hỗ trợ cho người nghèo. 38

2.3. Đánh giá chung về cơ chế quản lý NSNN cho y tế. 42

2.3.1. Những thành tựu trong cơ chế quản lý NSNN cho y tế. 42

2.3.2. Hạn chế trong cơ chế quản lý NSNN trong y tế và nguyên nhân. 44

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM 48

3.1. Quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN trong ngành y tế ở Việt Nam. 48

3.2. Mục tiêu phát triển y tế ở Việt Nam. 49

3.3. Những thách thức chủ yếu đối với công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân tại Việt Nam. 51

3.4. Những giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đối với nguồn kinh phí đầu tư từ NSNN cho lĩnh vực y tế. 52

3.4.1. Xã hội hóa hoạt động y tế. 53

3.4.2. Thận trọng trong thực hiện tự chủ tài chính. 57

3.4.3. Xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn (MTEF) ngành y tế. 59

3.4.4. Những giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đối với nguồn kinh phí đầu tư NSNN cho lĩnh vực y tế. 60

3.4.4.1. Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN cho lĩnh vực y tế. 60

3.4.4.2. Hoàn thiện hơn nữa phương pháp xây dựng định mức phân bổ NSNN trong y tế. 64

3.4.4.3. Đối với quy trình lập, phân bổ, cấp phát và quyết toán NSNN trong lĩnh vực y tế. 65

3.4.4.4. Hoàn thiện chính sách trợ cấp cho khám chữa bệnh cho người nghèo 66

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc gia khác nhau ở cấp tỉnh. Việc phân bổ ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia cho các Bộ ngành và địa phương còn thiếu cơ sở thực tế và những tiêu quốc gia cho các Bộ, ngành và địa phương còn thiếu cơ sở thực tế và những tiêu thức phù hợp. Về nguyêntắc các chương trình quốc gia phải đóng vai trò là phương tiện cấp thêm ngân sách cho vùng khó khăn và giải quyết các mục tiêu phòng chống bệnh tật cụ thể của từng tỉnh. Nhưng thực tế đánh giá lại các chương trình gần như được phân bổ đồng dều cho các tỉnh mà không tính đến mô hình bệnh tật đặc trưng của mỗi nơi. Điều này cho thấy cần thiết phải xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia sát với thực tế từng địa phương hơn, nhằm phân phối có hiệu quả nguồn tài chính Bảng 3: Chi chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2001 - 2005 Đơn vị: Triệu đồng STT Tên chương trình, dự án Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng số 412.000 475.000 535.000 575.000 685.000 2 Chi bằng nguồn vốn vay, viện trợ 95.000 95.000 95.000 45.000 100.000 3 Chi bằng nguồn vốn trong nước 317.000 380.000 440.000 530.000 585.000 4 % so với tổng chi ngân sách thường xuyên cho y tế 9,7% 10,2% 8,5% 7,7% 6,1% 5 Phòng chống bệnh sốt rét 50.000 40.000 40.000 70.000 75.000 6 Phòng chống bệnh Bướu Cổ 10.000 10.000 12.000 14.000 15.000 7 Phòng chống bệnh Phong 12.000 10.000 10.000 11.000 14.000 8 Phòng chống bệnh Lao 27.000 30.000 30.000 30.000 30.000 9 Phòng chống bệnh SXH 14.000 15.000 15.000 18.000 23.000 10 Tiêm chủng mở rộng 70.000 87.000 98.000 100.000 110.000 11 Phòng chống SDD trẻ em 30.000 35.000 40.000 45.000 50.000 12 Bảo vệ SK tâm thần cộng đồng 4.000 8.000 12.000 16.000 20.000 13 Bảo đảm VS ATTP 20.000 35.000 43.000 46.000 48.000 14 Phòng chống HIV/AIDS 60.000 60.000 60.000 70.000 80.000 Nguồn: Vụ Ngân sách nhà nước – Bộ tài chính Tình hình chi chương trình mục tiêu quốc gia cho y tế trong những năm gần đây có một vài đặc điểm. - Tỷ lệ chi ngân sách dành cho chương trình mục tiêu quốc gia trong chi thường xuyên của NSNN cho lĩnh vực y tế được giữ ổn định trong gia đoạn 1991 -1995, tăng mạnh vào năm 1996, 1997 và sau đó giảm dần cuống. Nguyên nhân là do việc chuẩn mục tiêu nâng cấp trang thiết bị y tế sang chi thường xuyên, khiến cho tổng chi thường xuyên cho y tế tăng lên trong khi tổng chi các chương trình mục tiêu quốc gia lại khá ổn định nên là cho tỷ lệ chi chương trình quốc gia trong chi thường xuyên cho y tế của NSNN giảm. - Chi NSNN cho chương trìnhmục tiêu quốc gia y tế ngày càng tăng cho thấy Nhà nước đang càng ngày càng quan tâm hơn đến công tác phòng bệnh. Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia Nhà nước thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏ ban đầu, đảm bảo phân phối công bằng cho toàn dân. Trong đó, nguồn chi bằng nguồn vốn trong nước là chủ yếu còn nguồn chi bằng vốn vay, viện trợ chỉ chiếm một phần nhỏ. Nguồn vốn vay, viện trợ thường kèm theo những điều kiện ràng buộc nhất định, nên ta không nên quá làm dụng nguồn vốn vay. - Trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia về y tế thì chương trình Tiêm chủng mở rộng được cấp nhiều kinh phí nhất: 17% năm 2001, 16,1% năm 2005 và chiếm tỷ trọng 17,34% trong thời kỳ 5 năm 2001 -2005, cao nhất trong tổng số 10 chương trình. Bởi tiêm chủng là bước quan trọng để phòng bệnh. Thực hiện tốt công tác này sẽ hạn chế được nhiều benẹh nguy hiểm, giảm chi phí chữa trị sau này, hạn chế được tử vong do bệnh tật gây nên, nâng cao chất lượng sức khỏe của người dân. 2.2. Cơ chế quản lý NSNN trong lĩnh vực y tế: 2.2.1. Cơ chế phân bổ NSNN trong lĩnh vực y tế: Hiệu quả của việc sử dụng ngân sách phụ thuộc rất lớn vào việc phân bổ ngân sách giữa các cấp ngân sách trung ương, địa phương và giữa cac đơn vị sử dụng ngân sách. Phân bổ NSNN hợp lý, đúng đắn sẽ nâng cao tính công bằng trong sử dụng ngân sách, tạo điều kiện phát triển kinh tế và xã hội đồng đều giữa các khu vực, vùng, miền của đất nước. Đối với nước ta, việc phân bổ ngân sách là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, được tính toán, sử dụng làm căn cứ để phân bổ NSNN giữa các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách. Trong giai đoạn 2004 -2006, định mức sử dụng để phân bổ ngân sách trong ngân sách sự nghiệp y tế thực hiện theo quy định tại Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg ban hành ngày 11/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của NSNN cho các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Kừt quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng và thực hiện dự toán NSNN giai đoạn 2004 -2006 đã khẳng định hẹ thống định mức phân bổ chi NSNN theo quyết định 139 là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán chi thường xuyên đối với Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; là cơ sở quan trọng để cấp có thẩm quyền quyết định số bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu igữ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương của thời kỳ ổn định ngân sách 2004 - 2006 theo đúng quy định của luật NSNN. Bảng 4: Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế theo Quyết định Đơn vị tính: Đồng/người dân/năm Vùng Mức phân bổ Hệ số so đồ thị Đồ thị 32.180 1.00 Đồng bằng 35.400 1.10 Núi thấp – vùng sâu 44.780 1.39 Núi cao – hải đảo 58.050 1.80 Nguồn: Nghị định 139/2003/QĐ-TTg Quyết định 139 quy định mức phân bổ dự toán ngân sách cấp chi thường xuyên cho các cơ sở y tế dược giao ổn định và hàng năm tăng theo tỷ lệ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định phù hợp với cơ chế đổi mới quản lý tài chính đối với sự nghiệp theo Nghị định số 10/2002/NĐ - CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh vực Y tế và định hướng sửa đổi, bổ sung Nghị dịnh này. Hàng năm khi phân bổ dự toán chi ngân sách sự nghiệpY tế đã ưu tiên với tỷ lệ mức tăng cao hơn đối với cơ sở y tế thuốc nhóm khám chữa bệnh xã hội (lao, phong...). Theo quyết định số 139 quy định vè định mức phân bổ ngân sách cho sự nghiệp y tế, ngoài định mức phân bổ theo tiêu chí dân số có phân theo vùng, các địa phương có các bệnh viện mang tính chất khu vực dược phân bổ thêm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn địa phương cũng như vùng: Đồng thời còn thực hiện tiêu thức bổ sung phân bổ ngân sách để thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Tiêu chí phân bố chi thường xuyên cho các địa phương cơ bản theo tiêu chí dân số, cơ cấu dan, tỷ lệ người nghèo cơ bản đảm bảo tính công bằng hợp lý, công khia, minh bạch trong phân bổ ngân sách địa phương do yêu cầu, nhiệm vụ chi ngân sách đều phù thuộc chỉ tiêu dân số (dân số nhiều thì nhu cầu về kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phát triển y tế càng lờn....), đồng thời có hệ số ưu tiên đối với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn so với vùng đồng bằng và vùng đô thị. Cùng với tiêu chí phân bổ cơ bản là dân số, cơ cấu dân số, còn có các tiêu thức bổ sung để thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em.... Mặc dù định mức phân bổ theo Quyết định 139 đã thể hiện ưu tiên vùng miền núi, vùng cao khó khăn, tuy nhiên giai đoạn 2006 - 2010 thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của NSNN là tăng mức và tỷ trọng ngân sách phát triển các lĩnh vực xã hội, thực hiện công bằng về chăm sóc sức khỏe đối với mọi người dân. Do vậy cần nâng mức độ ưu tien cao hơn so với định mức theo Quyết định 139 về hệ số và mức tăng đối với các địa phương miền núi, vùng cao, hải đảo để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010. Tóm lại, định mức phân bổ NSNN theo Quyết định 139 cơ bản phù hợp với tình hình thực tế về nguồn lực ngân sách, đáp ứng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ ngành y tế tại trung ương, địa phương; phù hợp với khả năng cân đối NSNN; định mức phân bổ ngân sách với hệ thống tiêu chí phân bổ ngân sách cụ thể, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, dễ kiểm tra... đã ưu tiên các địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện địnhmức phân bổ ngân sách theo Quyết định 139 còn một số tồn tại cần khắc phục và cần sửa đổi bổ sung để đảm bảo kinh phí thựchiện những chế độ, chính sách Nhà nước mới ban hành; thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn phát triển mới theo Nghị quyết của Đảng. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, khắc phục các tồn tại của Quyết định 139, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 151/2006/NĐ-TTg ngày 29/06/2006 về địnhmức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007. Quyết định này đã thực hiện được việc tăng mức ưu tiên đói với vùng miền núi, Tây Nguyên khó khăn và đảm bảo được tính công khai, minh bạch, từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Bảng 5: Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế theo quyết định 151/2006/AĐ-TTg Đơn vị tính: Đồng/người dân/năm Vùng Mức phân bổ Hệ số so đô thị Tăng so với nghị định 139 Đô thị 58680 1,00 1,82 Đồng bằng 79280 1,35 2,24 Núi thấp – vùng sâu 101100 1,72 2,26 Núi cao – hải đảo 140700 2,38 2,43 Nguồn: Quyết định 151/2006/QĐ-CP Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm các chế độ: Khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; các chế độ chính sách ưu tiên đối với lĩnh vực y tế theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 07 năm 2004, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16 tháng 8 năm 2004 của Bộ Chính trị,.... - Kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo được xác định trên cơ sở dự kiến số người nghèo năm 2007 và các đối tượng theo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ; mức chi khám chữa bệnh bình quân một người dân nghèo thực hiện theo chế độ quy định. - Định mức phân bổ thêm kinh phí cho các bệnh viện mang tính chất khu vực: Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các bệnh viện do địa phương quản lý và bảo đảm ngân sách mang tính chất khu vực theo quy định của bộ Y tế, được ngân sách trung ương bổ sung cho ngân sách địa phương mức bằng 30% dự toán chi năm 2006 do cơ quan có thẩm quyền đã giao cho bệnh viện. So với Quyết định 139 thì Quyết định 151 đã thực hiện tăng mức chi để thực hiện các nhiệm vụ: - Chi lương và có tính chất lương địnhmức năm 2007 và phụ cầp ngành y tế tăng so với định mức năm 2004 là 60 - 65% tùy thuộc vào từng địa bàn. Đối với khu vực đô thị các khoản chi sự nghiệp y tế tăng so với định mức phân bổ năm 2004 9tăng bình quân 7 - 8%/năm); đồng thời tăng kinh phí 28% (bình quân 9%/năm) so với mức chi theo định mức năm 2004 đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. - Định mức chi vùng núi thấp - vùng sâu tăng 72%, núi cao -hải đảo tăng 138% so với khu vực đô thị để thực hiện các chế độ đối với cán bộ y tế thôn, bản. 2.2.2. Cơ chế chấp hành NSNN trong lĩnh vực y tế. Theo quy định hiện hành, việc phân bổ, cấp phát và quyết toán ngân sách chi sự nghiệp giáo dục được thực hiện theo quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ - Cp ban hành ngày 06/06/2003 hướng dẫn việc thi hành Luật NSNN 2002, cụ thể như sau: Thứ nhất, về phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng: a. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên tắc sau; - Tổng số giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá dự toán được cấp có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiét theo từng lĩnh vực. Đối với nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản phải ưu tiên những dự án quan trọng chuyển tiếp, đối với các dự án mới, chỉ phân bổ, giao dự toán khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng. - Dự toán giao cho đơn vi sử dụng ngân sách được phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi chủ yếu của Mục lục Ngân sách nhà nước. Đối với những khoản chi có tính chất thời vụ hạơc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản có tính chất không thương xuyên khác còn phải phân theo tiến độ thực hiện từng quý. b. Phương án phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để thẩm tra. Trường hợp việc phân bổ không phù hợp với nội dung dự toán do cơ quan có thẩm quyền giao, không đúng với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì cơ quan tài chính yêu cầu cơ quan phân bổ ngân sách điều chỉnh lại. c. Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải hoàn thành trước 31 tháng 12 năm trước, trừ trường hợp dự toán ngân sách nhà nước chưa được Quốc hội quyết định, dự toán ngân sách địa phương chưa được Hội đồng nhân dân quyết định. d. Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách, khi cần thiết, đơn vị dụư toán cấp I được điều chỉnh dự toán ngân sách giữa các đơn vị trực thuộc, sau khi htống nhất với cơ quan Tài chính cùng cấp, song không được làm thay đổi tổng mức và chi tiết dự toán đã giao cho đơn vị dự toán cấp I. Thứ hai, Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: - Đã có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao. - Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định; - Đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi: - Ngoài các điều kiện quy định trên trường hợp sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì còn phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật. - Các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường xuyên. Thứ ba, về cấp phát ngân sách. a. Việc cấp pháp các khoản chi thường xuyên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được thực hiện như sau: - Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao, tiến độ triển khai công việc và điều kiện chi ngân sách, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi kho bạc Nhà nước nơi giao dịch, kèm theo các tài liệu cần thiết theo chế độ quy định. - Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu do đơn vị sử dụng ngân sách gửi, thực hiện việc thanh toán khi có đủ các điều kiện quy định. - Việc thanh toán vốn và kinh phí ngân sách thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. - Đối với các khoản chi chưa có điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp, kho bạc Nhà nước tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó thanh toán với kho bạc Nhà nước theo đúng nội dung, thời hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. b. Việc cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực nhiện như sau: - Căn cứ vào dự toán ngân sách năm được giao, giá trị khối lượng công việc đã thực hiện và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật gửi cơ quản cấp phát vốn. - Cơ quan được giao nhiệm vụ cấp phát vốn kiểm tra hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và thực hiện thanh toán khi có đủ các điều kiện theo quy định. - Bộ trưởng Bộ tài chính quy định cụ thể phương pháp và trình tự cấp pháp và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước đúng Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng và các quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP. Các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Trường hợp được mở tài khoản tại Ngân hàng Thương mại Nhà nước để tập trung một số khoản thu thì phải quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. 2.2.3. Cơ chế quyết toán NSNN trong lĩnh vực y tế. a. Trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán được quy định như sau: - Đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán ngân sách năm theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên. - Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc. Các đơn vị dự toán cấp trên là đơn vị dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp. - Cơ quan tài chính cùng cấp thảm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm trong quyết toán của đơn vị dự toán cấp I, ra thông báo thẩm định quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp I. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I. b. Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm của ngân sách các cấp được quy định như sau:s - Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của ngân sách nhà nước và ngân sách các cấp thực hiện theo chế độ kế toán nhà nước và các văn bản hướng của Bộ trưởng Bộ tài chính. - Ban tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình ủy ban nhân dân xã xem xét gửi Phòng Tài chính huyện; đồng thời ủy ban nhân dân xã trình Hội đồng nhân dân báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính huyện. - Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã, lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện, tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) trình ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét gửi Sở tài chính - Vật giá: đồng thời ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Sau khi được hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn, ủy ban nhân dân báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính -Vật giá. - Sở tài chính - Vật giá thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huyện; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh; tổng hợp lập quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh và quyết toán thu, chi ngân sách địa phương (bao gồm: quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét gửi Bộ tài chính, đồng thời ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn. Sau khi được hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, ủy ban nhân dân báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Bộ Tài Chính. - Bộ tài chính thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách địa phương; lập quyết toán thu, chi ngân sách trung ương và tổng hợp lập tổng quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách trung ương và quyết toán thu, chi ngân sách địa phương) trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội phê chuẩn; đồng gửi cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Theo quy định này thì cơ quan tài chính xét duyệt quyết toán của cơ quan sử dụng ngân sách cùng cấp. Việc quy định như vậy có mặt tích cực là tạo điều kiện tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan tài chính và cơ quan sử dụng ngân sách trong giám sát việc chấp hành chế độ chính sách chi tiêu ngân sách, đảm bảo việc chi tiêu đúng chế độ quy định. 2.2.4. Cơ chế NSNN hỗ trợ cho người nghèo. Với quan điểm sức khỏe là vốn quý nhất, Đảng và Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó đặc biệt coi trọng việc khám chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Trước thời kỳ đổi mới (1986), việc khám chữa bệnh thực hiện theo cơ chế bao cấp, người dân được khám chữa bệnh không mất tiền; trong giai đoạn hiện nay, nhà nước không thể bao cấp toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho mọi người dân nên Đảng và Nhà nước đã có chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế, coi việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là trách nhiệm của nhà nước và mỗi người dân. Với quan điểm đó, chính sách thu một phần viện phí ra đời, được thực hiện từ năm 1989 theo Quyết định số 45 - HĐBT ngày 25/04/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), và hiện nay đang thực hiện theo Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 và Nghị định số 33/CP ngày 23/05/1995 của Chính phủ. Việc chuyển đổi cơ chế khám chửa bệnh từ bao cấp sang thu phí 9mặc dù hiện nay mới chỉ thu một phần chi phí) đã có ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, đặc biệt là những người không có khả năng chi trả phần viện phí phải nộp. Để bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe, Chính phủ cũng đã ban hành một số chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ chi phí y tế cho ngườinghèo, vùng nghèo trong khám chữa bệnh, trong đó điển hình là Quyết định số 139/2002/QĐ - TTg ngày 15/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh cho người nghèo. Hiện nay chính sách bảo trợ ngườinghèo được thực hiện theo Quyết định 136 gồm các hình thức sau: - Mua thẻ BHYT cho người nghèo với mệnh giá 50.000 đồng/người/năm. Một trong những ưu điểm của chính sách bảo hiểm y tế là không chỉ có khám và điều trị mà còn có việc chăm sóc sức khỏe ban đầu. Việc cấp thẻ BHYT chongười nghèo không chỉ làm giảm bớt gánh nặng về chi phí điều trị trong trường hợp người nghèo khôngmay bị mắc bệnh mà còn tạo điêu fkiện cho họ được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được tiếp cận các dịch vụ y tế ngay tại cơ sở. Cờp thẻ BHYT cho người nghèo cũng giúp cho các bệnh viện chủ động trong công tác điểutị, không phải xem xét việc miễn, giảm viện phí cho người bệnh thuộc đối tượng này. Đồng thời cũng giúp cho người nghèo được chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình do không phải lo chi phí khám chữa bệnh cũng như xin xác nhận người nghèo để được miễn nộp viện phí mỗi khi bị ốm đau. - Thực thanh thực chi cho dịch vụ khám chữa bệnh từ tuyến xã trở lên cho các đối tượng thụ hưởng. Đối với tuyến xã, phường, thị trấn (gọi chung là tuyến xã): hàng năm, quỹ dành 10.000 đồng/người nghèo/năm để khám, chữa bệnh cho người nghèo tại trạm y tế xã. Tùy theo điều kiện của địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng các hình thức trên cho phù hợp và có hiệu quả. - Hỗ trợ một phần viện phí cho các trường hợp gặp khó khăn đột xuất do mắc các bệnh nặng, chi phí cao khi điều trị ở bệnh viện Nhà nước, người nghèo, lang thang, cơ nhỡ. Đối tượng, mức hỗ trợ và trình tự xét duyệt do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. - Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo ở các địa phương sẽ được cân đối trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm. Các địa phương có khó khăn về ngân sách được ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện. Thực hiện Quyết định 139 đã đạt được một số kết quả như sau: - Số đối tượng năm 2003 một phần do giảm tỷ lệ nghèo, một mặt khác do việc xác định các đối tượng chặt chẽ và chính xác hơn. Số đối tượng năm 2004 chiếm khoảng 15,88% dân số toàn quốc, cao nhất là ở các tỉnh Tây nguyên chiếm 37,72% dân số, các tỉnh miền núi phía Bắc chiếm 32,86%. Một số tỉnh có tỷ lệ đối tượng cao như Hà Giang 76%, KonTum 62%. Số đối tượng năm 2004 có giảm so với 2003 và giảm mạnh nhất là khu vực Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long. - Số chi của quỹ BHYT năm 2003 là 302,8 tỷ đồng, đạt 58,2% so với tổng quỹ, trong đó mua thẻ BHYT là 114,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,7% tổng chi, thực thanh, thực chi là 188,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62,3% tổng chi của quỹ. Số chi của năm 2004 là 471,8 tỷ đồng, đạt 65,7% so với tổng quỹ,tăng 55,8% so với năm 2003, chi tiết sử dụng của quỹ như sau: + Theo nội dung và phương thức sử dụng - Tổng số tiền mua thẻ Bảo hiểm y tế 169,46 tỷ, chiếm tỷ lệ 35,92% - Tổng số tiền thực thanh thực chi 284,9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 60,39%. - Tổng số tiền chi KCB NN ngoài đối tượng 139 là 8,66 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,83%. - Tổng số tiền chi khác từ quỹ 139 (in thẻ, chi phí giám định....) là 8,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,84%. + Trong chi khám chữa bệnh: Số tiền chi khám chữa bệnh ngoại trú chiếm 46,21%, khám chữa bệnh nội trú chiếm 53,79%. + Theo tuyến điều trị: Tuyến xã 21,41%, tuyến huyện 34,34%, tuyến tỉnh 39%, tuyến trung ương 5,24%. Năm 2003 là năm đầu tiên triển khai thực hiện nên số kinh phí đã sử dụng còn thấp, nguyên nhân là do công tác triển khai ở nhiều địa phương còn chậm. Việc xác định đối tượng thụ hưởng, xác định phương thức triển khai, in ấn và cấp phát thẻ BHYT, thẻ KCB mất rất nhiều thời gian. Năm 2004 là năm thứ hai triển khai thực hiện nên tỷ lệ sử dụng tương đối ổn định. Trước hết, phải khẳng định rằng dây là một trong những chính sách có vai trò hết sức quan trọng, là nguồn tài chính bổ sung cho ngành y tế, do định mức chi từ ngân sách cho quỹ nằm ngoài định mức phân bổ sự nghiệp y tế theo đầu dân theo quyết định 139/2003/QĐ - TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính Phủ. Chính sách này cũng đã góp phần chuyển dịch việc phân bổ ngân sách nhà nước cho y tế, làm tăng tỷ trọng chi cho y tế từ ngân sách nhà nước, tăng mức phân bổ mức phân bổ từ ngân sách nhà nứoc cho vùng nghèo, vùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33370.doc
Tài liệu liên quan