MỤC LỤC.
TRANG
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NỢ
NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT QUỐC GIA. 3
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI . 3
1. Khái niệm về nợ nước ngoài
2. Phân loại các hình thức vay nợ nước ngoài. 4
3. Ảnh hưởng của nợ nước ngoài đối với sự phát triển
của nền kinh tế. 5
4. Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và các chính sách liên quan. 14
II. QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT QUỐC GIA . 19
1. Khái niệm và sự cần thiết của công tác quản lý nợ nước ngoài. 19
2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của một
quốc gia. 22
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ nước ngoài của một
quốc gia. 26
III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUẢN LÝ NỢ
NƯỚC NGOÀI. 29
1. Kinh nghiệm của Thái Lan. 29
2. Kinh nghiệm của Argentina.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 33
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
I.TÌNH HÌNH NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY. 33
II.TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI 37
ĐOẠN HIỆN NAY.
1. Mô hình quản lý nợ của Việt Nam. 37
2. Các chính sách về quản lý nợ. 41
3. Thực trạng của công tác quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam
hiện nay. 44
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ 69
NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
I. KẾ HOẠCH VAY VỐN NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG 10 NĂM 69
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010.
II. CÁC GIẢI PHÁP NHĂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC 72
NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Nhóm giải pháp đối với các khoản nợ của Chính phủ. 72
2. Nhóm giải pháp đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. 73
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 83
1. Một số kiến nghị về xây dựng hệ thống văn bản pháp luật. 83
2. Kiến nghị về cơ cấu quản lý. 85
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý vay và trả nợ nước ngoài đặc trách về các chính sách nợ cũng như các chính sách có liên quan đến việc vay của các tổ chức đa phương. Ngoài ra một nhiệm vụ quan trọng khác của NHNN đó là việc nghiên cứu diễn biến thị trường vốn quốc tế, các điều kiện vay, trả nợ để kịp thời tham mưu cho Chính phủ các chủ trương trong chính sách huy động vốn phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế của đất nước.
VĂN PHòNG THủ TƯớng
VĂN PHòNG CHíNH PHủ
Bộ TàI CHíNH
Bộ KH & ĐT
NHNN
Bộ TàI CHíNh
CáC Bộ LIÊN QUAN
Ngoài ba Bộ nêu trên, tham gia công tác quản lý Nợ nước ngoài ở Việt Nam còn có: Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học Công Nghệ và Môi trường và Văn phòng Chính phủ.
Bộ Tư pháp là cơ quan tham mưu cho Chính phủ và ba bộ: Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư, NHNN về những vấn đề pháp lý trong các thoả thuận về vay nước ngoài.
Bộ Ngoại giao có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thăm dò, vận động, đàm phán để đi đến ký kết các Hiệp Định tài trợ phát triển chính thức (ODA) cho đất nước .
Với chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường là cơ quan tham mưu cho Chính phủ các vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu ứng dụng những phương pháp khoa học mới, chuyển giao công nghệ hoặc đào tạo kỹ thuật liên quan đến các chương trình, dự án sử dụng ODA, đề xuất việc tiếp nhận, sử dụng trợ giúp kỹ thuật do các tổ chức quốc tế viện trợ. Mặt khác, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường còn có trách nhiệm phân tích, đánh giá các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của các Bộ, ngành theo đúng định hướng ưu tiên phát triển kinh tế, khoa học công nghệ của Nhà Nước trong từng thời kỳ. Đây là nhiệm vụ có tác động không nhỏ tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài.
Văn phòng Chính phủ tuy không phải là cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý nợ nước ngoài, song trên góc độ quản lý vĩ mô, nó có vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho Thủ tướng chính phủ trước khi đưa ra những quyết định cuối cùng trên mọi phương diện quản lý Nhà nước.
Như vậy, ở Việt Nam hiện nay, bộ máy quản lý nợ nước ngoài được tổ chức theo mô hình cơ cấu chức năng. Mô hình này, về mặt lý thuyết, đã được đề cập cụ thể trong chương trước. ở đây chỉ muốn nhấn mạnh rằng, bên cạnh ưu điểm lớn nhất là tạo ra và phát huy tính chuyên môn hoá trong quản lý giữa Bộ Tài chính và NHNN, nhờ đó, có thể tận dụng được trình độ và khả năng làm việc của các chuyên gia, giúp cho công tác quản lý được thực hiện một cách bài bản hơn, đồng thời giảm bớt gánh nặng quản lý cho một cơ quan thì không thể bỏ qua nhược điểm của mô hình này, đó là những trở ngại trong công tác thu thập, tổng hợp số liệu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính chính xác và kịp thời của thông tin, và do đó tạo ra nhiều khó khăn trong công tác dự đoán; nhiều khi còn tạo ra sự chồng chéo, trùng lặp trong các chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa các cơ quan, gây khó khăn cho quản lý.
Các chính sách về quản lý nợ .
ở nước ta mãi đến năm 1993 vấn đề nợ nước ngoài mới nhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà hoạch định chính sách bằng sự ra đời của Nghị định 58/CP (30/8/1993 ). Có thể nói, sự ra đời của Nghị định đã đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam. Bên cạnh những nội dung quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước tham gia quản lý nợ, cũng như các phần cụ thể trong hoạt động quản lý vay, trả nợ của Chính phủ và của doanh nghiệp, đây là lần đầu tiên các khái niệm liên quan đến vay nợ nước ngoài được đề cập và làm rõ trong một văn bản pháp quy của Nhà nước. Nghị định đã đánh dấu bước chuyển về chất trong nguyên tắc vay vốn nước ngoài ở nước ta. Đó là việc chuyển từ phương thức vay theo kế khoạch phân bổ của Nhà nước với sự tách biệt trong trách nhiệm giữa người đi vay với người sử dụng, giữa bên sử dụng với bên trả nợ sang nguyên tắc tự vay, tự trả. Nghị định 58/CP thực sự trở thành cơ sở pháp lý quan trọng đầu tiên giúp cho NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư làm căn cứ trong quá trình tiếp nhận nguồn vốn ODA, vay và quản lý các khoản vay của Chính phủ cũng như tạo hành lang pháp lý ban đầu cho các doanh nghiệp trong các hoạt động vay, trả nợ nước ngoài. Tuy nhiên, Nghị định vẫn còn tồn tại một số điểm còn chưa hợp lý như ở các điều 3,4,11: vấn đề tổng hợp hạn mức vay, trả nợ nước ngoài hàng năm từ Bộ Tài chính, NHNN lên Chính phủ là cách làm theo đúng cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, nếu đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường thì điều này là không thể phù hợp. Việc quy định cả NHNN và Bộ Tài chính cùng xem xét các điều kiện vay, trả nợ là sự chồng chéo trong chức năng, gây khó khăn trong công tác quản lý.
Những hạn chế nêu trên trong Nghị định 58/CP đã và đang được điều chỉnh, hoàn thiện dần trong các giai đoạn sau, như sự ra đời của các Nghị định 20/CP, 40/CP, 42/CP, 43/CP(1994) quy định một cách cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề quản lý nợ, qua đó, phát huy tính chuyên môn hoá cao trong hoạt động quản lý đối với từng bộ phận: Thủ tướng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư …
Dấu mốc quan trọng thứ hai trong quá tình tạo lập hành lang pháp lý cho quản lý nợ là sự ra đời của Quy chế “ Bảo lãnh và tái bảo hành vay vốn nước ngoài ” ban hành kèm theo Quyết định số 263-QĐ/NH14(21-2-1994) của thống đốc NHNN ( được sửa đổi lại tại Quyết định số 263-QĐ/NH14(19-9-1995),Thông tư 17-TC/TCĐN(5-3-1994) của Bộ Tài Chính “ Hướng dẫn việc quản lý vốn vay nước ngoài của Chính Phủ ”, Thông tư 07-TT-NH7(23-3-1994) của NHNN “ Hướng đẫn việc quản lý vay và trả NNN của doanh nghiệp ”, Thông tư liên bộ số 09-TC/NH(30-5-1994)của NHNN và Bộ Tài Chính “ Về việc quản lý và sử dụng vốn vay của các TCTD quốc tế ”. Đây không chỉ là các văn bản dưới luật, cụ thể hoá một bước những nội dung trong Nghị định 58/CP, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý cũng như cho các cơ quan thực thi nhiệm vụ quản lý, góp phần cai thiện chất lượng và hiệu quả quản lý mà hơn thế, chúng còn được ban hành hết sức kịp thời tại một thời điểm tương đối “nhạy cảm”, rất cần một hành lang pháp lý ổn định và vững chắc cho công cuộc quản lý nợ khi các luồng vốn quốc tế đang có xu hướng chảy vào nước ta ngày càng nhiều sau gần một năm Việt Nam bình thường hoá quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính quốc tế. Điều này, thêm một lần nữa khẳng định những nỗ lực của các cơ quan quản lý Việt Nam trong quá trình nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài.Tuy nhiên, do những điểm bất cập như đã phân tích trong Nghị định 58/CP nên trong thông tư 07-TT-NH7 cũng còn một số điểm chưa phù hợp như: Chưa có quy định cụ thể về điều kiện, bộ hồ sơ xin vay vốn nước ngoài cho từng đối tượng doanh nghiệp, chưa có cơ chế vay thương mại ngắn hạn nước ngoài. Những hạn chế này đã được NHNN kịp thời bổ sung và sửa đổi trong Quyết định số 161-QĐ/NH (8-6-1996) của Thống đốc NHNN. Mặc dù vậy, trong quyết định này, một lần nữa, quy chế quản lý vay thương mại ngắn hạn nước ngoài vẫn là vấn đề được bỏ ngỏ.
Tiếp theo tiến trình hoàn thiện hoá hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý nợ, ngày 8-6-1996,Thống đốc NHNN đã ban hành Qyu định về sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong NHNN về công tác quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp ( ban hành kèm theo Quyết định số 160-QĐ-NH7). Đây có thể coi là bước đột phá trong quá trình hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nợ của NHNN. Tuy nhiên, bước đột phá lớn nhất trong công tác quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam phải kể đến sự sự ra đời của Luật NHNN(12/1997) và Nghị định đầu tiên về quản lý ngoại hối – Nghị định số 63/1998/NĐ-CP (17-8-1998). Cả hai văn bản này đều dành một phần không nhỏ trong nội dung của chúng để đề cập tới các quy định trong công tác quản lý ngoại hối nói chung và quản lý nợ nước ngoài nói riêng(điều 31,37 Luật NHNN, điều 4,17 Nghị định 63/1998/NĐ-CP )
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế công tác quản lý Nhà nước nợ, cũng như những hạn chế còn tồn tại trong Nghị định 58/CP, ngày 7-11-1998, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 90/CP thay thế cho Nghị định 58/CP và thông tư 07/TT-NH7 (26-3-1994)cũng được thay thế bằng Thông tư 03/1999 –TT-NHNN7 (12-8-1999), đồng thời ban hành bổ sung hai quyết định : 308/1999/QĐ-NHNN7 quy định các điều kiện vay nước ngoài, 26/2000/QĐ-NHNN7 quy định việc xây dựng và điều hành kế hoạch tổng hạn mức vay thưong mại hàng năm các doanh nghiệp. Với Nghị định 90/CP, ngoài việc sửa đổi một số điều bất cập như đã phân tích trong Nghị định 58/CP, các nội dung khác được quy định tương đối chi tiết, chặt chẽ và khoa học hơn nội dung trong Nghị định 58/CP. Còn với thông tư 03/29999-TT-NHNN7, có thể gọi đây là sự “ lột xác ” trong lĩnh vực quản lý NNN của doanh nghiệp so với Thông tư 07/TT-NH7, thể hiện qua nhưng quy định chi tiết về các điều kiện vay nước ngoài ngắn, trung và dài hạn, các quy định về thủ tục, hồ sơ đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của một doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã ban hành “Quy chế lập, sử dụng và quản lý quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài”, Quyết định số 2/2000/QĐ-BTC về Quỹ cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, đồng thời, đối với nguồn vốn ODA, Chính phủ cũng đã có Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ( ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ( 5-8-1997 ), thay thế cho Nghị định 20/CP ) và Quyết định số 239/1999/QĐ-Ttg về Quy chế bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.
Đối với việc xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính ra Thông tư số 85/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2002/ NĐ- CP của Chính Phủ . Cụ thể : về xử lý tài chính đối với khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi & xử lý các khoản nợ phải trả tồn đọng của các doanh nghiệp.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng, trong những năm qua, tại Việt Nam đã hình thành nên khung pháp lý cơ sở ban đầu tương đối đầy đủ cho môi trường quản lý nợ nước ngoài. Tuy nhiên, như đã đề cập trong chương I, đây mới chỉ là “mạch máu” trong cơ thể sống của hoạt động quản lý nợ. Để quá trình quản lý diễn ra thực sự có hiệu quả thì điều này còn phụ thuộc một phần không nhỏ vào mô hình, bộ máy và con người quản lý – những nhân tố đóng vai trò “ bộ não” và “xương sống” của hoạt động quản lý.
Thực trạng của việc quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay .
Thực trạng phân tích, thống kê và dự đoán sự dịch chuyển của các luồng vốn vay nước ngoài.
Được quy định bởi đặc thù của mô hình quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, hiện nay, ở nước ta, công tác thống kê số liệu về tình hình nợ nước ngoài không phải là cơ quan thống kê quốc gía thực hiện( Tổng cục thống kê ). Trái lại, nó được thực hiện cùng lúc bởi hai cơ quan: Bộ Tài chính và NHNN, trong đó, Bộ Tài chính chỉ thống kê về tình hình vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, còn NHNN thực hiện thống kê các số liệu này của khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên công tác trao đổi thông tin giữa hai cơ quan này, trên thực tế, mang nặng tính hình thức còn hiệu quả không cao. Đặc biệt, mặc dù việc tổng hợp, phân tích thông tin ở Bộ Tài chính đã được trợ giúp bởi hệ thống máy tính điện tử với phần mềm DMFAS do UNTAD hỗ trợ từ năm 1995, còn tại NHNN, công tác này được thực hiện thông qua phần mềm DMFAS từ cuối năm 1999, song hiện nay, dữ liệu về nợ nước ngoài vẫn chưa được cập nhật, đồng thời, hệ thống chương trình này cũng chưa được nối mạng với các NHTM thực hiện việc bảo lãnh, cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài (thậm chí còn chưa được nối mạng với các Bộ có liên quan trong quản lý nợ). Mặt khác, việc các doanh nghiệp và TCTD chậm báo cáo số liệu cho cơ quan chủ quản về quản lý nợ (đặc biệt đối với các khoản nợ ngắn hạn) là thực trạng phổ biến. Điều này dẫn đến kết quả là số liệu được tổng hợp có tính chính xác không cao, vi phạm tính kịp thời, tính hệ thống và tổng hợp của thông tin; do đó, hết sức nguy hiểm. Bởi lẽ, thông tin không chỉ bị chia cắt, gây khó khăn, ảnh hưởng đến kết quả của công tác phân tích, dự báo của Nhà nước mà còn đặc biệt nguy hại tới sự an toàn và ổn định của thị trường tài chính – tiền tệ cũng như việc thục thi các chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia nói riêng, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô nói chung khi có những dấu hiệu hay tác động mang tính đột biến và bất lợi.
Quản lý quy mô.
Trong giai đoạn từ năm 1993 đến nay, khối lượng dư nợ nước ngoài của Việt Nam thường xuyên thay đổi song chưa thực sự chính xác bởi lẽ, trong tổng số nợ hiện tại của nước ta, bao gồm hai thành phần: nợ bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và một phần không nhỏ các khoản nợ bằng đồng RCN. Do vậy, việc xác định một tỷ giá quy đổi giữa RCN và USD cho thích hợp sẽ có tác động rất lớn đến quy mô nợ nước ngoài của Việt Nam. Hiện nay, các số liệu gốc về nợ nước ngoài của nước ta do IMF, WB hay NHNN của Việt Nam công bố không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, do sử dụng nhiều tỷ giá quy đổi nên ba nguồn số liệu này có sự chênh lệch lớn về tổng số nợ tính theo đồng USD.
Trong giai đoạn vừa qua, tổng số nợ nước ngoài của nước ta không ngừng tăng lên ( bình quân là 10.26% / năm ), thấp hơn rất nhiều so với thời kỳ 1984-1988, đạt đỉnh cao vào năm 1997 ( 13080 triệu USD ). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số tích luỹ nợ nước ngoài của Việt Nam có xu hướng giảm . Điều này hoàn toàn có thể giải thích được thông qua thực trạng của nền kinh tế Việt Nam và các nước trong khu vực. Thật vậy, trong giai đoạn 1984-1988, nước ta là một trong những quốc gia nhận được nhiều viện trợ nhất từ các nước XHCN. Đặc biệt, cũng trong thời kỳ này, Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng và kéo dài, ngân sách Nhà nước thường xuyên bội chi với tỷ lệ lớn. Nhà nước, một mặt phải thực hiện việc phát hành để bù đắp lỗ hổng trong ngân sách Nhà nước, mặt khác tiếp tục vay mượn để tiêu dùng. Tình trạng đó đã đẩy nước ta vào vòng xoáy của lạm phát. Kết quả, Ngân sách Nhà nước càng thâm hụt, càng phải vay nợ nhiều hơn để trang trải nhu cầu tiêu dùng ấy, trong khi đầu tư cho phát triển lại không đáng kể, chính là nguyên nhân gây tích đọng nợ lớn. Chuyển sang thời kỳ sau năm 1993, việc phát hành để bù đắp thâm hụt ngân sách hoàn toàn chấm dứt, đồng thời việc vay nước ngoài để lấp chỗ trống trong ngân sách Nhà nước luôn được đặt trong tương quan với chính sách tiền tệ và tài chính quốc gia, bị điều tiết bởi Luật Ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, thâm hụt ngân sách hàng năm đều bị giới hạn và khống chế bởi Quốc hội, nợ nước ngoài đã được sử dụng nhiều hơn cho mục đích hướng vào sự tăng trưởng trong xuất khẩu và đầu tư phát triển kinh tế. Nhờ đó, đã tạo ra năng lực trả nợ cho đất nước, góp phần giảm tích luỹ nợ. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ( 1997) với điểm khởi phát là Thái Lan đã nhánh chóng bùng lên, trở thành cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, để lại nhiều hậu quả nặng nề và khó khăn cho các nước này. Đồng thời nó cũng để lại một hệ quả tất yếu là sự suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và tín dụng quốc tế đối với các nước trong khu vực, trong đó có nước ta. Như vậy, có thể kết luận, sự suy giảm lòng tin cùng sự sút giảm trong viện trợ là hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụt giảm tạm thời trong dư nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn vừa qua.
Mặt khác, xét về giá trị tuyệt đối và tính theo chỉ số bình quân nợ trên đầu người thì số nợ nước ngoài của Việt Nam không phải là lớn so với nhiều nước khác trong khu vực. Tính bình quân giai đoạn 1993-2001, con số này của Việt Nam vào khoảng 150 USD /người, trong khi đó số nợ nước ngoài bình quân đầu người của Malaisia là 870 USD, của Indonesia là 370 USD, Thái Lan là 460 USD ( tính trước thời điểm khủng hoảng tài chính tiền tệ ), Mexico là 930 USD. Tuy nhiên, nếu tính số nợ trong tương quan với quy mô của nền kinh tế và năng lực xuất khẩu của đất nước thì con số trên không phải là không đáng lo ngại. Mặc dù vậy, có thể kết luận rằng, công tác quản lý nợ nước ngoài trên khía cạnh quy mô đang dần từng bước được đặt vào đúng quỹ đạo của nó, tức là sự tăng lên trong tổng số nợ nước ngoài hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu thực tế cho đầu tư phát triển kinh tế của đất nước và tốc độ gia tăng được khống chế phù hợp với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ( nhỏ hơn tốc độ tăng của xuất khẩu ).
Mặt khác, quy mô của nợ nước ngoài còn bị khống chế bởi quy định trong Nghị định 90-1998/NĐ-CP. Theo đó, đối với các khoản vay trung và dài hạn các đơn vị sẽ không được phép mua ngoại tệ để trả nợ trừ phi những khoản nợ đó được đăng ký tại NHNN, mà khối lượng những khoản nợ này lại bị giới hạn bởi tổng hạn mức vay nợ hàng năm.
Một nội dung khác trong quản lý quy mô là việc xác định quy mô nợ của từng đối tượng vay. ở việt Nam, khối lượng nợ nước ngoài tập trung chủ yếu ở khu vực Nhà nước, nợ của doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn.
Bảng 9- Phân loại dư nợ nước ngoài của Việt Nam (giai đoạn 1996-2001) theo đối tượng vay ( tính tại thời điểm 31/12 hàng năm)
Đơn vị : triệu USD
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Chính phủ
7560 (69.2%)
8673 (66.3%)
8250 (66%)
8045 (65.5%)
8125 ( 65.6%)
7981 (65.9%)
Doanh nghiệp
3366 (30.8%)
4409 (33.7%)
4252 (34%)
4232 (34.5%)
4254 (34.4%)
4112 (34.1%)
( Nguồn : Vụ Quản lý Ngoại hối, NHNN)
Qua bảng trên chúng ta nhận thấy khối lượng nợ nước ngoài của Chính phủ chiếm trung bình trên 65% tổng dư nợ của cả nước song có xu hướng ngày càng giảm. Ngược lại, khối lượng vay nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Điều đó chứng tỏ, ngày càng có sự chuyển dịch trong chiến lược vay nước ngoài của Việt Nam. Nợ nước ngoài đã và đang được điều tiết theo hướng đi trực tiếp vào khu vực sản xuất. Đồng thời, nó cũng hàm ý rằng, các khoản vay thương mại có xu hướng tăng dần thay thế cho các khoản viện trợ đa phương và song phương. Điều này đến lượt nó, đòi hỏi công tác quản lý nợ nước ngoài phải được đặt trong định hướng chiến lược cụ thể hơn, và vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, do đó, cũng phải ngày càng được nâng cao cho ngang tầm quan trọng của nó.
Quản lý kỳ hạn.
Trong cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam, nợ của Chính phủ chiếm tỷ trọng chủ yếu. Đặc điểm này, bản thân nó cùng với đặc điểm kỳ hạn của các nguồn vay của Chính phủ, quy định tính chất cơ cấu kỳ hạn của nợ nước ngoài ở nước ta. Đó là một cơ cấu trong đó vay trung và dài hạn nước ngoài chiếm đa số ( khoảng 80%), còn vay ngắn hạn và sử dụng tín dụng của IMF chỉ chiếm khoảng 20%( 1993-2000 )
Bảng 10 - Cơ cấu kỳ hạn của nợ nước ngoài và dự trữ quốc tế của Việt Nam ( giai đoạn 1998-2001)
Đơn vị : triệu USD
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Ngắn hạn
302
187
164
171
Trung, dài hạn
12200
12900
12142
12210
( Nguồn : Vụ quản lý Ngoại hối, NHNN)
Qua bảng trên, có thể thấy, Việt Nam đã xây dựng được một cơ cấu quản lý kỳ hạn tương đối an toàn. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực năm 1997, hai năm tiếp theo, ở nước ta đã có sự chuyển biến tích cực trong công tác điều hành quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, thể hiện qua tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm mạnh. Điều này giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lâm vào một cuộc khủng hoảng tương tự như Thái Lan trong giai đoạn trước mắt, đảm bảo sự ổn định trong môi trường kinh tế vĩ mô lẫn thị trường tiền tệ trong nước. Mặt khác, nếu đem so sánh với các nước trong khu vực thì vay ngắn hạn nước ngoài của Việt Nam là thấp nhất và chủ yếu liên quan đến khối lượng thư tín dụng hàng trả chậm. Năm 2001, nợ ngắn hạn của Việt Nam chiếm khoảng gần 2% tổng số nợ. Trong khi đó con số này đối với Hàn Quốc là 15%, Thái Lan là 21,1%, Indonexia là 18,9%, Malaixia là 26,8%.
Ngoài ra, nét đặc trưng trong cơ cấu kỳ hạn của nợ nước ngoài ở Việt Nam đó là 100% các khoản vay nước ngoài của Chính phủ là vay trung và dài hạn. Đối với các khoản nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, cơ cấu kỳ hạn được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 12 - Cơ cấu kỳ hạn của các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp từ năm 1995-2001
Đơn vị : triệu USD
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Ngắn hạn
1790
2105
736
302
187
164
171
Trung và dài hạn
916
1261
3673
3950
4050
4120
4217
( Nguồn : Vụ quản lý Ngoại hối, NHNN )
Bắt đầu từ năm 1997, cơ cấu kỳ hạn các khoản vay của các doanh nghiệp đã cá sự khác biệt. Tình trạng nợ ngắn hạn giảm, Chính phủ có chủ trương chỉ đạo NHNN chấn chỉnh tình trạng mở L/C trả chậm để nhập hàng tiêu dùng. Điêù đó đem đến kết quả là, lượng vốn nước ngoài trung và dài hạn của các doanh nghiệp tăng rõ rệt, trong đó các khoản vay có thời hạn từ 5-12 năm chiếm tỷ lệ cao nhất ( hơn 60% trong tổng số các khoản nợ trung và dài hạn). Điều đó hoàn toàn phù hợp với chính sách khuyến khích đầu tư dài hạn cho trang thiết bị hiện đại xây dựng cơ sở hạ tầng & chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nước ta hiện nay
Quản lý rủi ro lãi suất.
Trong những năm qua (1993-2001), khối lượng vay ưu đãi chiếm tỷ trọng cao, khoảng 70-80% tổng số nợ. Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản vay này có xu hướng giảm từ năm 1994. Nếu không kể số nợ tính bằng RCN, tỷ trọng vay không ưu đãi trong tổng số nợ tăng lên nhanh chóng. Điều này chỉ ra rằng, chi phí vay nước ngoài của nước ta hiện nay đã trở nên đắt hơn so với những năm đầu của thập kỷ. Mặt khác, khi những khoản vay không có ưu đãi tăng, nó chứa đựng nhiểu rủi ro về lãi suất. Nói cách khác, vay nợ nước ngoài của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào những biến động trên thị trường tài chính quốc tế và biến số lãi suất trở nên ngày càng quan trọng trong việc quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong thời gian tới.
Mặt khác, trong cơ cấu nợ nước ngoài của nước ta hiện nay, các khoản vay theo lãi suất chiếm tới 57% tổng số vay thương mại, với lãi suất LIBOR khoảng 2% / năm. ở đây, điều đáng ghi nhận trong công tác quản lý nợ nước ngoài là NHNN đã và đang có chiến lược quản lý rủi ro lãi suất một cách linh hoạt: tuy từng đối tượng cho vay và thị trường vay nợ mà đề ra các biện pháp đàm phán hoặc tư vấn cho doanh nghiệp đàm phán nhằm tối ưu hoá lợi ích của đất nước, ngăn ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro lãi suất. So sánh với thời kỳ trước năm 1993, ở đây, trong chiến lược quản lý của mình, NHNN đã có sự thay đổi mang tính đột phá chiến lược, kết hợp linh hoạt trong cơ cấu lãi suất, giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, sao cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước và sự biến đổi trên thị trường vốn quốc tế theo hướng: chuyển từ lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi, từ vay với lãi suất chênh lệch cao sang vay với lãi suất chênh lệch thấp, từ vay ngoại tệ với lãi suất cao sang vay ngoại tệ với lãi suất thấp, từ vay vốn lãi suất cao của các tổ chức đa phương sang vay vốn lãi suất thấp trên thị trường vốn quốc tế. Tuy nhiên, một trong những hạn chế lớn nhất trong công tác quản lý rủi ro lãi suất là chưa phát huy được tôí ưu cơ cấu lãi suất hiện nay – một cơ cấu tương đối hiệu quả - thể hiện qua tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn của IMF, WB, ADB và nguồn vốn ODA còn thấp .
Vấn đề quản lý rủi ro tỷ giá và các rủi ro hệ thống, phi hệ thống khác.
Mặc dù, sau năm 1991, hầu như nước ta không nhận được các khoản vay mới từ khối các nước XHCN ở Đông Âu trước đây trừ Liên Bang Nga và Ba Lan, xong số nợ gốc và lãi còn lại chưa trả bằng đồng RCN là khá nhiều. Mặt khác, trong những năm gần đây, sau khi đạt được thoả thuận xử lý nợ đối với Ba Lan, Rumani, Hungari, Bungari, CHLB Đức, số nợ này có xu hướng giảm, thay vào đó là sự tăng lên của các khoản nợ tính bằng các đồng tiền khác. Nếu không kể nợ bằng RCN, vay trung và dài hạn bằng USD chiếm đa số, tiếp đó là JPY. Hơn nữa, đồng USD là ngoại tệ mà đồng Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ ( đại bộ phận nguồn thu từ xuất khẩu của nước ta được tính bằng USD). Do đó rủi ro về tỷ giá có ảnh hưởng to lớn đến nợ nước ngoài của Việt Nam. Từ năm 1993 đến nay, mặc dù Ngân hàng Nhà nước không thừa nhận sự phá giá của đồng tiền Việt Nam mà chỉ gọi đó là sự điều chỉnh trong chiến lược tỷ giá thả nổi có quản lý nhưng về bản chất, đã diễn ra nhiều cuộc phá giá nhỏ đối với đồng Việt Nam. Kết quả là, nó đã góp phần làm cho đồng Việt Nam mềm đi trong quan hệ thương mại quốc tế, tạo đà cho sự tăng trưởng xuất khẩu.
Bảng 15- Xu hướng của TGHĐ và tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1993-2001
Năm
TGHĐ danh
nghĩa (VND/USD)
TGHĐ thực
Giá trị xuất khẩu (triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng (%)
Giá trị nhập khẩu ( triệu USD )
Tốc độ tăng trưởng (%)
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
10800
10832
11008
11030
11175
11800
12988
13120
14200
10800
11023
12303
13397
13605
13710
14419
14900
15100
2580.7
2985.2
4054.3
5448.9
7255.9
9185
9361
9823
9983
23.7
15.7
35.8
34.4
33.2
26.6
1.9
2.4
3.0
11495
11592
11143.6
8155.4
5825.8
3924.0
2540.7
2731
2925
8.7
54.4
48.5
40.0
36.0
4.0
-0.8
1.0
1.5
(Nguồn : Niên giám Thống kê 2001 , Tổng cục thống kê)
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy, đồng tiền Việt Nam không chỉ mất giá theo giá trị danh nghĩa mà còn theo gía trị thực. Điều này có nghĩa là, gánh nặng nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua còn do tác động của các nhân tố từ nền kinh tế Mỹ. Mặt khác, nếu xem xét trong tương quan với tình hình xuất nhập khẩu của thời kỳ này, chúng tôi cho rằng, những tác động