Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của doanh nghiệp và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng, NHNo cùng doanh nghiệp lựa chọn các phương thức cho vay sau:
- Cho vay từng lần.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Cho vay dự án đầu tư.
- Cho vay hợp vốn.
- Cho vay trả góp.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ sử dụng và phát hành thẻ tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi.
Mặc dù có rất nhiều phương thức cho vay nhưng với đặc điểm của doanh nghiệp ở tỉnh quảng trị nên hiện nay chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị mới chỉ áp dụng hai phương thức cho vay đó là : cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay từng lần.
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nhằm phát triển cho vay SMES chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con người. Chính những rủi ro không lường trước được sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của khách hàng vay vốn và dẫn đến rủi ro khách hàng không trả nợ đúng hạn.
Chương 2:
Thực trạng phát triển cho vay SMES tại chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị
2.1 Lịch sử hìn thành và phát triển của NHNo-PTNT chi nhánh
tỉnh Quảng Trị
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị là một doanh nghiệp nhà nước, thuộc NHNo-PTNt Việt Nam, tiền thân của nó là Ngân hàng nông nghiệp Đông Hà, được thành lập theo quyết định
số 86/NH-QĐ nầy 19/06/1989 với tên gọi là Ngân hàng nông nghiệp phát triển Quảng Trị và có quyết định hiệu lực ngày 1/07/1989.
Đến năm 1996, nganh hàng nông nghiệp phát triển Quảng Trị Được đổi tên thành NHNo-PTNT Quảng Trị và giữ nguyên tên đó đến ngày nay. Hiện nay, NHNo—PTNT Quảng Trị có trụ sở đóng tại số 1 Lê Quý Đôn- thị xã Đông Hà- tỉnh Quảng Trị. Hệ thống có 7 chi nhánh năm trên địa bàn 7 huyện
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy:
Giám
Đốc
Phó giám đốc kế toán
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng kiểm tra,
kiểm toán nội bộ
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng kinh doanh ngoại tệ và TTQT
Phòng hành chính
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng tín dụng
Phòng nghiệp vụ thẻ
Phòng kế hoạch kinh doanh
2.2 Hoạt động cơ bản của chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị
Căn cứ quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT (ban hành theo quyết định số 454/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24 tháng 12 năm 2004 của HĐQT-NHNo&PTNT Việt Nam). Hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Trị gồm những nội dung cơ bản sau:
a. Nghiệp vụ huy động vốn
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các dạng tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoại bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NNNo&PTNT Việt Nam.
- Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Được phép vay vốn của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam cho phép bằng văn bản.
- Các hình thức huy động khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
b. Nghiệp vụ tín dụng
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cho vay trung-dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam.
c. Kinh doanh ngoại hối
Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam.
d.Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
- Thực hiện các dịch vụ thu-chi hộ.
- Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
e. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác
Kinh doanh các dịch vụ bao gồm: thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuê tài chính, bảo lãnh và các dịch vụ khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
2.3 Tình hình hoạt động chung của chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị
2.3.1 Kết quả kinh doanh
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005-2007
ĐV: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Thanh tra ngân hàngổng thu nhập
156.742
217.876
313.326
Thanh tra ngân hàngổng chi phí
282.126
203.518
253.431
Lợi nhuận trước thuế
(125.384)
14.358
59.895
Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2005,2006,2007
của NHNo-PTNT Quảng Trị
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng thu nhập hoạt động trong 3 năm qua không ngừng tăng lên với tỷ lệ khá cao. Năm 2006 là 217.876 tỷ tăng 39% so với năm 2005. Năm 2007 là 313.326 tỷ tăng 48,9% so với năm 2006. Ngược lại tổng chi phí lại giảm. Mặc dù vậy nhưng năm 2005 ngân hàng lại thua lỗ 125.384 triệu đồng do năm này chi phí trích cho dự phòng rủi ro quá lớn. Nhưng đến năm 2006 ngân hàng đã cắt giảm chi phí đáng kể cùng với gia tăng về tổng thu nên lợi nhuận trước thuế tăng lên 14.358 triệu. Sang đến 2007 lợi nhuận trước thuế có mức tăng trưởng rất cao 317%. Vậy so với năm 2005, 2006 ngân hàng đã có sự nỗ lực vượt bậc trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó chứng tỏ tính đúng đắn và hiệu quả trong chủ trương, chính sách hoạt động của ngân hàng.
2.3.2 Hoạt động huy động vốn
Về hoạt động huy động vốn, trong 3 năm qua ngân hàng đã thực thi nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn, nhờ vậy mà nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng khá. Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động được là 1.060.112 triệu đồng, năm 2006 là 1.316.474 triệu đồng tăng 24,18% so với năm 2005. Sang 2007 con số này tăng lên đến 1.710.873 đạt 100,1% kế hoạch đề ra (kế hoạch 1.710.800 triệu đồng).
-Xét cơ cấu nguồn vốn theo tính chất huy động :nhìn tổng thể các loại tiền gửi đều tăng ( trừ TG TCTD). Trong đó tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế- xã hội chiếm tỷ trọng chủ yếu và tỷ trọng của chúng xấp xỉ nhau. Nhưng qua các năm thì tỷ trọng của TGDC có xu hướng tăng lên trong khi đó TG TCKT-XH có xu hướng giảm dần.
- Xét cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động, nhìn vào bảng 3 ta có thể thấy nguồn vốn trung và dài hạn đều tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2005 tỷ trọng TG trung, dài hạn là 59,11% đến 2006 là 62,3% nhưng sang 2007 thì TG trung, dài hạn chiếm tỷ trọng 70,77%. Điều này là một lợi thế của ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.Có thể đạt được nhưng kết quả trên là nhờ ngân hàng đã biết đa dạng các hình thức huy động vốn như: tiết kiệm bậc thang theo số dư, tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu trả lãi trước…kết hợp với việc từng bước thay đổi nhận thức của cán bộ công nhân viên trong đơn vị về tầm quan trọng của công tác huy động vốn, thực hiện việc khoán huy động vốn đến từng đơn vị, cá nhân, gắn công tác huy động vốn với các chỉ tiêu thi đua của mỗi ngân hàng cơ sở, mỗi cá nhân trong đơn vị, từ đó đã tạo được động lực thúc đẩy nguồn vốn tăng trưởng.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2005-2007
ĐV: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng nguồn vốn
1.060.112
1.316.474
1.710.873
Tăng,giảm
256.362
394.399
Tốc độ tăng trưởng
24.18%
30%
Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2005,2006,2007.
Bảng 3:Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất huy động năm 2005-2007
ĐV: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
TGDC
463.228
43,7%
670.928
50,9%
911.845
53,3%
TG TCKT-XH
592.194
55,9%
624.527
47,4%
786.524
45,9%
TG TCTD
4.691
0,4%
21.019
1,7%
12.504
0,8%
Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2005,2006,2007 của NHNo – PTNT
tỉnh Quảng Trị
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động năm 2005-2007
ĐV: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Tiền gửi không kỳ hạn
381.517
35,99%
357.014
27,12%
380.859
22,26%
Tiền gửi ngắn hạn
52.014
4,91%
139.261
10,58%
119.209
6,97%
Tiền gửi trung,dài hạn
626.581
59,11%
820.199
62,30%
121.0805
70,77%
Tổng vốn huy động
1.060.112
100,00%
1.316.474
100,00%
1.710.873
100,00%
Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT
tỉnh Quảng Trị
Biểu đồ 1:
thời
2.3.3 Hoạt động tín dụng
Với nguồn vốn huy động được ngân hàng đã sử dụng chủ yếu vào hoạt động cho vay.
Bảng 5 : DSCV, DSTN, tổng dư nợ giai đoạn 2005-2007
ĐV: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư
Tăng trưởng
Số dư
Tăng trưởng
Số dư
Tăng trưởng
DSCV
994.778
1.358.102
36,52%
1.974.195
45,36%
DSTN
733.651
1.366.881
86,31%
1.616.866
18,29%
Tổng dư nợ
1.038.657
1.029.878
-0,85%
1.387.207
34,70%
Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT
tỉnh Quảng Trị
Biểu đồ 2:
-Về doanh số cho vay.
Qua bảng 4 ta có thể thấy được DSCV qua các năm đều tăng trưởng khá. Năm 2005 DSCV là 994.778 triệu đồng đến năm 2006 tăng lên 1.358.102 triệu đồng, tăng trưởng 36,52% so với năm trước. Năm 2007 DSCV đạt mức tăng trưởng 45,36% tương ứng với 1.974.195 triệu đồng tăng hơn 2 lần so với năm 2005.
Về doanh số thu nợ
Với mục tiêu hoạt động hiệu quả nhưng an toàn công tác thu hồi nợ luôn được chi nhánh quan tâm. Do đó mà doanh số thu nợ trong 3 năm qua đều tăng lên. Đặc biệt năm 2006 doanh số thu nợ tăng trưởng khá ấn tượng với mức 86,31% so với năm 2005. Sang năm 2007 DSTN tăng từ 1.366.881 triệu đồng lên 1.616.866 triệu đồng.
- Về tổng dư nợ: nhìn vào biểu đồ ta thấy tổng dư nợ năm 2006 giảm 0,85% so với năm 2005. Nhưng qua năm 2007 tổng dư nợ tăng lên đáng kể với tỷ lệ tăng 34,7% từ 1.029.878 triệu đồng năm 2006 lên 1.387.207 triệu đồng.
Xét dư nợ theo thời hạn cho vay : nhìn tổng thể dư nợ trung, dài hạn vẫn chiếm ưu thế hơn nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Còn dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Biểu đồ 3 có thể cho ta thấy rõ điều này. Năm 2005 tổng dư nợ ngắn hạn là 35,52% đã tăng lên 49,42% năm 2007 nhưng dư nợ trung, dài hạn thì ngược lại. Năm 2006 tỷ trọng này là 64,45% đến năm 2007 giảm xuống còn 50,57%.
Bảng 6: Tổng dư nợ phân theo thời hạn giai đoạn 2005-2007
ĐV: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Dư nợ ngắn hạn
368.920
35,52%
427.064
41,47%
685.613
49,42%
Dư nợ trung, dài hạn
669.736
64,45%
602.814
58,53%
701.594
50,57%
Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT
tỉnh Quảng Trị
Biểu đồ 3:
- Về nợ xấu
Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng rất thấp, thấp hơn mức trung bình của ngành. Nợ xấu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Năm 2005 nợ xấu chiếm 2,51% tổng dư nợ, qua năm 2006 tỷ lệ này giảm mạnh chỉ còn 1,01%. Điều này có thể lý giải là do năm 2006 doanh số thu nợ tăng cao với tỷ lệ tăng trưởng 86,31% kéo theo nợ xấu sẽ giảm. Đến năm 2007 tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ lên 1,83% mặc dù vẫn ở trong mức cho phép nhưng trong thời gian tới ngân hàng cần có biện pháp cụ thể để giảm nợ xấu xuống .
Vậy qua biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ phân theo nhóm nợ ta thấy rằng tình hình nợ xấu của ngân hàng đã cải thiện đáng kể, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng ngày càng được chú trọng hơn.
Bảng 7: Tình hình dư nợ phân theo nhóm nợ giai đoạn 2005-2007
ĐV: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Nợ đủ tiêu chuẩn
682.723
65,73%
806.523
78,31%
1.222.118
88,10%
Nợ cần chú ý
32.840
31,76%
212.966
20,68%
139.682
10,07%
Nợ xấu
26.094
2,51%
10.389
1,01%
25.407
1,83%
Tổng dư nợ
1.038.657
100,00%
1.029.878
100,00%
1.387.207
100,00%
Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT
tỉnh Quảng Trị
Biểu đồ 4
2.4 Vài nét về SMES tỉnh Quảng Trị
Tính đến cuối năm 2007 toàn tỉnh Quảng Trị có khoảng 1140 DN gồm
- 254 doanh nghiệp tư nhân.
- 409 công ty trách nhiệm hữu hạn.
- 96 công ty cổ phần.
- 3 doanh nghiệp nhà nước.
- 378 hợp tác xã.
Trong đó:
+ Doanh nghiệp lớn: 20doanh nghiệp.
+ SMES :1125 doanh nghiệp.
Trong năm qua cộng đồng SMES tạo ra tổng sản phẩm 2.500 tỷ đồng, chiếm 75% GDP của toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 5 vạn lao động. Các doanh nghiệp đã có bước phát triển về số lượng cũng như chất lượng. Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm , hàng hoá dich vụ trên thị trường và phát triển quy mô của doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
Cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác, SMES trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có một số đặc điểm nổi bật sau:
Ø Quy mô quá nhỏ bé: thể hiện ở nguồn vốn và lao động:
Về nguồn vốn, trong 1125 SMES có:
- 846 DN có vốn dưới 1 tỷ, chiếm tỷ lệ 75,21%
- 81 DN có vốn 1 tỷ, chiếm tỷ lệ 7,2%
- 167 DN có vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ, chiếm tỷ lệ 14,84 %
- 24 DN có vốn trên 5 tỷ và nhỏ hơn 8 tỷ, chiếm tỷ lệ 2,13%
- 7 DN có vốn từ 8 tỷ đến dưới 10 tỷ, chiếm tỷ lệ 0,62%.
Vậy so với mặt bằng chung của cả nước thì quy mô về vốn của SMES trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn quá nhỏ với tỉ lệ DN có vốn dưới 1 tỷ là 75,21%. Với nguồn vốn ít ỏi như vậy muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị công nghệ thì quả là một khó khăn rất lớn đối với SMES của tỉnh. Vì thế SMES cần phải tiếp cận hơn với nguồn vốn của ngân hàng.
Về số lao động: theo thống kê của sở lao động thương binh xã hội tỉnh Quảng Trị số lượng lao động ở DN SMES là:
Số lượng DN
Số lao động
Tỷ trọng
303
<10
27%
389
10- <50
34,5%
433
50- <300
38,5%
ØCác doanh ngiệp trên địa bàn hoạt động chủ yếu trong 3 lĩnh vực chủ yếu:
- 452 DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ trọng 40,17%
-384 DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 34,14%.
-110 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ lệ 9,7%. Còn lại hoạt động trong các lĩnh vực khác.
Ø Năng lực của chủ doanh nghiệp còn hạn chế: phần lớn các chủ doanh nghiệp có một số vốn nhất định đứng ra thành lập doanh nghiệp chứ chưa qua một lớp đào tạo bài bản nào. Tuy vậy các chủ doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm đến công đào tạo, tập huấn để không ngừng nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý đơn cử là khi ban doanh nghiệp mở các lớp tập huấn mặc dù học viên đăng ký thì nhiều nhưng chỉ có 50% trong số đó tham gia.
Với trình độ hạn chế các chủ doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư cho việc xây dựng các chiến lược kinh doanh, xúc tiến thương mại, xây dựng phát triển và quảng bá thương hiệu vì thế dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị chưa được vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó thiếu lao động có tay nghề và công nghệ còn lạc hậu cũng là một đặc điểm không thể không kể đến.
Trên đây là một số đặc điểm của SMES tỉnh Quảng Trị mà cũng có thể xem là những khó khăn mà SMES trên địa bàn phải đương đầu. Vậy để theo kịp tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước cũng như đóng góp cho sự phát triển của tỉnh nhà thì các SMES rất cần đến sự trợ giúp của nguồn vốn từ ngân hàng.
2.5 Thực trạng phát triển cho vay SMES tại chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị
2.5.1 Hoạt động cho vay SMES tại chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị
2.5.1.1 Phương thức cho vay
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của doanh nghiệp và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng, NHNo cùng doanh nghiệp lựa chọn các phương thức cho vay sau:
- Cho vay từng lần.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Cho vay dự án đầu tư.
- Cho vay hợp vốn.
- Cho vay trả góp.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ sử dụng và phát hành thẻ tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi.
Mặc dù có rất nhiều phương thức cho vay nhưng với đặc điểm của doanh nghiệp ở tỉnh quảng trị nên hiện nay chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị mới chỉ áp dụng hai phương thức cho vay đó là : cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay từng lần.
¡ Cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, nhu cầu vay vốn từng lần cho những thương vụ cụ thể.
Mỗi lần có nhu cầu vay vốn NHNo nơi cho vay thẩm định và lập thủ tục vay vốn theo quy định.
Trong phương thức cho vay từng lần doanh số cho vay không vượt quá số tiền cho vay dẫ thoả thuận ghi trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp cần thiết NHNo nơi cho vay có thể vừa quản lý mức doanh số cho vay vừa quản lý mức dư nợ cao nhất của hợp đồng tín dụng.
Mỗi hợp đồng tín dụng có thể giải ngân một hoặc nhiều lần phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng vốn vay của khách hàng. Mỗi lần nhận tiền vay khách hàng lập một giấy nhận nợ kèm chứng từ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay, nội dung ghi trên giấy nhận nợ không trái với nội dung của hợp đồng, kỳ hạn trả nợ trong giấy nhận nợ không vượt quá thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng.
¡ Cho vay theo hạn mức:
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định.
- Xác định hạn mức tín dụng:
Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng: kế hoạch sản xuất kinh doanh, tốc độ luân chuyển vốn và khả năng tham gia vốn tự có.
- Thời hạn duy trì hạn mức tín dụng, thời hạn cho vay:
THời hạn duy trì hạn mức tín dụng không quá 12 tháng và ghi trong hợp đồng tín dụng.
Thời hạn cho vay được thoả thuận ghi trên giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn của ngân hàng nhưng tối đa không quá 12 tháng. Thời hạn cho vay ghi trên từng giấy nhận nợ có thể khác với thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng.
- Lãi suất cho vay: thoả thuận và ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc thoả thuậ từng lần ghi trên giấy nhận nợ kèm theo hợp đồng tín dụng.
- Quản lý hạn mức tín dụng: trong quá trình cho vay, trả nợ, nếu tình hình sản xuất kinh doanh có thay đổi và khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức thì phải làm giấy đề nghị xác định lại hạn mức tín dụng.
2.5.1.2. Quy trình cho vay
Bước 1: Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn như sau:
Hồ sơ pháp lý:
-Quyết định thành lập doanh nghiệp:
-Điều lệ thành lập( trừ doanh nghiệp tư nhân )
-Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hộ đồng quản trị( nếu có), tổng giám đốc(giám đốc), kế toán trưởng; quyết định công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã;
-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
-Quy chế tài chính (nếu có);
-Giấy phép/chứng chỉ hành nghề( đối với các ngành nghề theo quy định phải có);
-Giấy chứng nhận đầu tư(nếu có)
-Quyết định giao vốn; biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập;
-Hợp đồng liên doanh( đối với doanh nghiệp liên doanh)
- Văn bản cho phép vay vốn, thế chấp tài sản của cấp có thẩm quyền theo điều lệ doanh nghiệp;
-Các hồ sơ khác.
Hồ sơ kinh tế:
Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ gần nhất;
Báo cáo quyết toán của hai năm liền kề (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ); báo cáo tài chính( bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh) thời điểm gần nhất (nếu có); báo cáo quyết toán hàng năm sau cho vay.
Báo cáo kiểm toán tài chính;
Bảng kê số dư tiền vay, bảo lãnh, mở L/C tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước đến thời điểm đề nghị vay vốn;
Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn;
Các hồ sơ khác;
Hồ sơ vay vốn:
Giấy đề nghị vay vốn( bản chính);
Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ;
Tuỳ theo trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật hồ sỏ cần phải có như:
Báo cáo thẩm định thiết kế cơ sở; quyết định đầu tư; quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường/ đăng ký cam kết bảo vệ môi trường; văn bản phê duyệt thiết kế, dự toán; giấy pháp xây dựng; tài liệu liên quan đến quá trình đấu thầu như văn bản phê duyệt kế hoạch đấu thầu, văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu; báo cáo tiến độ thực hiện dự án đến ngày xin vay; báo cáo quyết toán giá trị công trình hoàn thành…;
Các loại hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ;
Các chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi vay vốn);
Hồ sơ dảm bảo tiền vay theo quy định( bản chính);
Hợp đồng bảo hiểm tài sản hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm giấy uỷ quyền nhận tiền bồi thường.
Các hồ sơ tài liệu liên quan khác.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp pháp, hợp lệ do khách hàng gửi đến, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn bao gồm các nội dung sau:
Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
Thẩm định khả năng tài chính dự án.
Thẩm định mục đích vay vốn.
Thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
Thẩm định tài sản đảm bảo.
Bước 2: Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ thẩm định lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định và trình giám đốc quyết định.
Bước 3: Giám đốc chi nhánh NHNo nơi cho vay căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.
Bước 4: Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng.
Bước 5: Sau khi cho vay cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay như quy định.
2.5.2 Đánh giá hoạt động cho vay SMES tại chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị
2.5.2.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay SMES
Bảng 8: Tình hình SMES có quan hệ tín dụng với ngân hàng trong giai đoạn 2005-2007
Số lượng doanh nghiệp
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
SMES trên địa bàn
824
942
1125
SMES vay vốn tại ngân hàng
266
286
314
Tỷ lệ SMES vay vốn tại ngân hàng
32,24%
30,36%
27,54%
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được số lượng SMES có quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày càng tăng. Năm 2005 có 266 doanh nghiệp vay vốn, năm 2006 tăng lên 286 doanh nghiệp. Bước sang năm 2007 số lượng SMES là 314 doanh nghiệp tăng 28 doanh nghiệp so với năm 2006.
Mặc dù số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tăng nhưng thị phần cho vay SMES lại giảm do số lượng doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng. So với tổng số doanh nghiệp thì số lượng doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng còn chiếm tỷ trọng nhỏ cụ thể năm 2005 chiếm tỷ trọng 32,24% , năm 2006 là 30,36% và năm 2007 giảm xuống còn 27,54%. Do đó ngân hàng cần có biện pháp cụ thể để tăng thị phần cho vay lên.
Về DSCV SMES
Trong 3 năm qua DSCV liên tục tăng lên và có tốc độ tăng trưởng rất cao. Nhìn vào bảng 9 ta có thể thấy rõ điều này.
Bảng 9: Tình hình hoạt động cho vay SMES giai đoạn 2005-2007
ĐV: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư
Tăng trưởng
Số dư
Tăng trưởng
Số dư
Tăng trưởng
DSCV
187.883
300.946
17,49%
646.312
114,76%
DSTN
152.407
315.333
33,70%
483.489
53,33%
Dư nợ
205.731
191.344
354.167
85,09%
Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007
của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị
Năm 2005 DSCV mới chỉ 187.883 triệu đồng nhưng năm 2006 con số này tăng lên 300.946 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 60,18% so với năm 2005. Đến năm 2007 DSCV SMES đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng 114,76% gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng của tổng DSCV tương ứng là 646.312 triệu đồng. Chứng tỏ ngân hàng ngày càng tăng cường cho vay đối với SMES để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng cho nền kinh tế.
Với DSCV của SMES như vậy đã đóng góp đáng kể vào DSCV của doanh nghiệp. Năm 2005 DSCV SMES chiếm 59% DSCV của doanh nghiệp. Năm 2006, 2007 tỷ trọng đóng góp càng cao và lần lượt là 61,72% và 72,77%. Tuy nhiên so với tổng DSCV thì tỷ trọng DSCV SMES còn hạn chế. Năm 2005 đóng góp 18,89% vào tổng DSCV. Năm 2006, 2007 tăng lên 22,16%; 32,34%.
Bảng 10: DSCV của SMES so với doanh nghiệp và tổng hoạt động
cho vay giai đoạn 2005-2007
ĐV: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
DSCV SME
187883
300946
646312
DSCVdoanh ngiệp
318446
487599
888128
Tổng DSCV
994778
1358102
1974195
DSCV SME/doanh ngiệp
59,00%
61,72%
72,77%
DSCV SME/Tông DSCV
18,89%
22,16%
32,74%
Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007
của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị
Trong cơ cấu cho vay:
Bảng 11: Cơ cấu dư nợ của SMES theo thời hạn cho vay
giai đoạn 2005-2007
ĐV: triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
1.DSCV
Ngắn hạn
132853
70,71%
213546
70,96%
446097
69,02%
Trung,dài hạn
55030
29,29%
87400
29,04%
200215
30,98%
Tổng DSCV SME
187883
100,00%
300946
100,00%
646312
100,00%
Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007
của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị
DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu và qua 3 năm ta thấy tỷ trọng này chỉ biến động nhỏ. Năm 2005 chiếm 70,71%, năm 2006 có tăng lên nhưng không đáng kể 70,96% năm 2007 giảm nhẹ 69,02%.
DSCV trung và dài hạn chỉ chiếm 1/3 DSCV SMES . Tỷ trọng DSCV trung, dài hạn năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là 29,29%; 29,04%; 30,98%.
Mục đích cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động , để quay vòng vốn nhanh hơn và ngân hàng chỉ cho vay trung, dài hạn đối với một số ít phương án, dự án sản xuất kinh doanh có khả thi để đầu tư cho tài sản cố định.
Về dư nợ cho vay SMES
Biểu đồ 5
Nhìn vào biểu đồ kết hợp với số liệu ở bảng 9 ta có thể thấy n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nhằm phát triển cho vay SMES chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị.docx