Khóa luận Giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia niêm yết của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC

Đề mục Trang

Lời mở đầu

Chương 1: Sự cần thiết của việc tham gia niêm yết của NHTMCP trên TTCK

1.1. Những vấn đề cơ bản về TTCK

1.1.1 Khái niệm về TTCK

1.1.2 Cơ cấu TTCK

1.1.3. Các chủ thể tham gia TTCK

1.1.4. Hàng hóa trên TTCK

1.2. Sự cần thiết tham gia niêm yết trên TTCK của các NHTMCP

1.2.1. Khái niệm NHTMCP

1.2.2. Sự cần thiết tham gia niêm yết trên TTCK của các NHTMCP

Chương 2: Thực trạng về sự tham gia niêm yết của các NHTMCP trên TTCKVN

2.1. Những nét cơ bản về TTCKVN

2.1.1. Quy mô thị trường

2.1.2. Chất lượng thị trường

2.2. Sự tham gia niêm yết của các NHTMCP trên TTCKVN từ năm 2000 đến nay

2.2.1. Hoạt động của các NHTMCPVN

2.2.2. Thực trạng tham gia niêm yết trên TTCK của các NHTMCPVN

2.3. Đánh giá về khả năng tham gia niêm yết của các NHTMCP trên TTCKVN

2.3.1. Những thuận lợi

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia niêm yết của các NHTMCP trên TTCKVN

3.1. Quan điểm, định hướng của Nhà nước trong việc thúc đẩy các NHTMCP tham gia niêm yết trên TTCKVN

3.1.1. Định hướng phát triển TTCKVN đến năm 2010

3.1.2. Định hướng hoạt động của các NHTMCP nhằm thúc đẩy việc tham gia niêm yết trên TTCKVN

3.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy các NHTMCP tham gia niêm yết trên TTCKVN

3.2.1. Giải pháp vĩ mô

3.2.2. Giải pháp đối với NHTMCP

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

3.3.2. Kiến nghị với NHNN

3.3.3. Kiến nghị với UBCKNN

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia niêm yết của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên Thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng thương mại cổ phần chuyển hướng sang tập trung nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hoá công nghệ, tăng sức cạnh tranh. Như nhiều người đã biết, cuối thập kỷ 90 cả nước ta có tới 50 NHTMCP, và 2 công ty tài chính cổ phần. Trong các năm 2000-2002, sau một thời gian thực hiện cơ cấu lại, hệ thống NHTMCPVN đã giảm xuống còn 13 ngân hàng. Trong năm 2003 giảm 2 đầu mối ngân hàng. Đến năm 2004 trong cả nước chỉ còn 37 ngân hàng và đến nay con số này vẫn không thay đổi, trong đó có 25 NHTMCP đô thị và 12 NHTMCP nông thôn. Bảng 2.6: Các NHTMCPVN trong thời gian qua Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 NHTMCP 48 48 43 36 37 37 Nông thôn 20 20 15 15 12 12 Đô thị 28 28 28 21 25 25 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước) Mặc dù số lượng các NHTMCPVN có giảm nhưng năng lực và chất lượng hoạt động thì đã được cải thiện đáng kể, cụ thể: 2.2.1.1. Vốn điều lệ của NHTMCP Tính đến hết tháng 8/2003 về cơ bản các NHTMCPVN đã tăng đủ vốn điều lệ theo quy định của chính phủ và NHNN, đến cuối năm 2004 theo số liệu của hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổng số vốn cuả các NHTMCPVN là 5052 tỷ đồng. Bảng 2.7: Vốn điều lệ của các NHTMCPVN Stt Tên ngân hàng VĐL(tỷ đ) Stt Tên ngân hàng VĐL(tỷ đ) á Châu 481.138 Tân Việt 70.035 Đông á 253 SG Thương Tín 505 Đông Nam á 85 Vũng Tàu 58 Đệ Nhất 98.163 Việt á 115.438 Bắc á 85 Việt Hoa 72.91 Gia Định 25.96 Xuất Nhập khẩu 300 Hàng hải 109.31 Đại á 25 Kỹ thương 202.19 ĐồngTháp Mười 5 Nam Đô 27.06 An Bình 70.004 Nam á 70 Cờ Đỏ 30 VP bank 174.9 Hải Hưng 5.188 Nhà Hà Nội 200 Kiên long 12.501 Phát triển nhà nhà TPHCM 70.026 Mỹ Xuyên 10 Phương Đông 137.03 Nhơn ái 12 Phương Nam 217.222 Ninh Bình 9 Quân đội 280 Rạch Kiên 7.6 Quốc tế 175 Sông Kiên 6.5 Sài Gòn 150 Tân Hiệp 5 SG công thương 250 (Nguồn: www.sbv.gov.Viêt Nam) Như vậy so với tiêu chuẩn niêm yết của một doanh nghiệp về vốn là 5 tỷ đồng theo quy định của Nghị định 144/2003/NĐ_CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì ta thấy tất cả các NHTMCPVN đều đạt tiêu chuẩn vì NHTMCP có vốn điều lệ nhỏ nhất đến cuối năm 2003 là 5 tỷ đồng và cuối năm 2003 hàng loạt các NHTMCPVN đã tăng vốn điều lệ cuả mình như: SACOMBANK tăng vốn điều lệ từ 462 tỷ lên 505 tỷ và có hai cổ đông nước ngoài là IFC thuộc WB và Dragon Finacial Holdings của Vương quốc Anh trở thành NHTMCPVN có vốn đầu tư lớn nhất ở nước ta, NHTMCP Quốc tế tăng vốn đầu tư từ 75 tỷ lên 175 tỷ đồng, NHTMCP Quân đội tăng vốn đầu tư từ 229 tỷ lên 280 tỷ đồng… Sang đến cuối năm 2004, cuộc chạy đua tăng vốn điều lệ của các NHTMCP lại xuất hiện, hàng loạt các NHTMCP tiếp tục tăng vốn như Eximbank tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ lên 500 tỷ, EAB tăng từ 253 tỷ lên 300-500 tỷ đồng, ACB dự kiến tăng 557 tỷ đồng, NHTMCPQĐ tăng từ 280 lên 350 tỷ, VPBank tăng từ 174.9 lên 210 tỷ và Sacombank tăng từ 505 lên 750 tỷ, dự kiến trong năm 2005 Sacombank sẽ tăng vốn điều lệ của mình lên 1250 tỷ, ACB dự kiến tăng từ 600 lên 800 tỷ, Exim từ 500 lên 700 tỷ… Như vậy, việc tăng cường quy mô vốn điều lệ chẳng những nâng cao năng lực hoạt động mà còn đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định quốc tế là tổng số vốn tự có / tổng tài sản có rủi ro quy đổi >= 8% đồng thời còn cho thấy uy tín cuả khối ngân hàng này ngày càng được nâng cao trên phạm vi toàn quốc. 2.2.1.2. Hiệu quả hoạt động của NHTMCP Trong suốt thời gian kể từ ngày cơ cấu lại hệ thống NHTMCP, mặc dù số lượng các NHTMCP có bị giảm nhưng về quy mô và chất lượng hoạt động của mỗi ngân hàng đều được nâng lên rõ rệt. Các NHTMCPVN đã không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, mở rộng thị phần, nâng cao hiệu quả các hoạt động như hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán quốc tế, đưa ra các sản phẩm mới tiện lợi hơn … góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Đến năm 2003, thị phần tín dụng của NHTMCP chiếm khoảng 10%, thị phần thanh toán quốc tế - một hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho các NHTMCP chiếm khoảng 43.2%. Hoạt động kinh doanh của NHTMCP đã mang tính đa năng nhiều hơn, ngoài việc mở chi nhánh để mở rộng địa bàn hoạt động đã có nhiều NHTM lập công ty chứng khoán, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản…Tính đến hết năm 2002, chỉ riệng các NHTMCP trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có lãi trước thuế ước tính là 1000 tỷ đồng, các NHTMCPVN có lãi cao phải kể đến là: NH Đông á, Sacombank, Sài Gòn Công thương và NHTMCP á Châu có lãi trước thuế từ gần 100 tỷ đồng trở lên (á Châu 194 tỷ đồng, Đông á 188 tỷ đồng, Sacombank 197 tỷ đồng) và một số NHTMCP khác cũng có mức lãi khá như Techcombank là 55 tỷ đồng, Exim là 52 tỷ, VPbank là 20 tỷ. Năm 2004, Sacombank đạt lợi nhuận trước thuế là 198 tỷ đồng. Hiệu quả hoạt động của các NHTMCP không chỉ thể hiện qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, sự gia tăng trong lợi nhuận và doanh thu của ngân hàng mà nó còn được thể hiện rất rõ qua việc các NHTMCP trích lập dự phòng rủi ro, giảm thiểu các khoản nợ xấu để cố gắng giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống. Bảng 2.8: Nợ quá hạn của các NHTMCPVN Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tỷ lệ NQH 16.4% 23% 24.4% 10.65% 10.69% 10.25% (Nguồn: tổng hợp từ tạp chí ngân hàng,tạp chí tài chính) Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của các NHTMCPVN Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Vốn chủ sở hữu(VCSH) 3200000 3661000 4765000 Vốn điều lệ(VĐL) 3596446 2936649 3862088 LNtrước thuế 371000 561000 794500 LN trước thuế/VCSH 11.5% 15.32% 16.67% LN trước thuế/VĐL 14.29% 19.1% 20.57% Tổng chi phí/thu nhập 85.62% 83.3% 84.28% ( Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước) Như ta đã thấy ở trên, các NHTMCPVN đã dần năng cao chất lượng hoạt động đáp ứng đủ hệ số an toàn vốn tối thiểu, giảm nợ quá hạn trong đó có một số NH có hiệu quả hoạt động rất cao như ACB và Sacombank có tỷ lệ nợ quá hạn trong 3 năm liền ( 2001, 2002, 2003) đều nhỏ hơn 1% Bảng 2.10: Tỷ lệ NQH của một số ngân hàng điển hình Đơn vị:% Ngân hàng 2001 2002 2003 ACB 0.66 0.64 0.62 Sacombank 0.99 1.62 0.79 NHCP Quân đội 0.88 0.68 0.7 (Nguồn: Tổng hợp tạp chí ngân hàng,tạp chí tài chính) Ngoài ra các NHTMCPVN còn trích lập quỹ dự phòng rủi ro được hàng trăm tỷ đồng dự trữ bù đắp cho các tổn thất do nguyên nhân bất khả kháng nếu chúng xảy ra. Chính hiệu quả hoạt động mà các NHTMCPVN đạt được đã tạo nên một sức hút rất lớn cho cổ phiếu của khối NH này. Cũng nhờ có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao mà mức trả cổ tức cho cổ đông của các NHTMCPVN trong thời gian qua rất cao: Mức cổ tức của các NHTMCPVN đô thị hết năm 2002 là trên 10%, có những NH có mức chi trả cổ tức trên 20% cao hơn so với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn và lãi suất mua trái phiếu Chính phủ. Trong năm 2004 mức chi trả cổ tức của các NHTMCP là từ 15% đến 40%/năm. Mức giá cổ phiếu giao dịch cao gấp 1.1-2.5 lần so với mệnh giá ban đầu. Ví dụ như ACB trước năm 2002 có mức chi trả cổ tức khoảng 12% đến 13%/năm, năm 2002 là 30%, năm 2003 là 25%, giá bán cổ phiếu tăng lên 2.6-2.7 lần. Hay NHTMCP Việt á năm 2003 trả cổ tức 13%, NHTMCP Đông á trong 10 năm liên tục trả cổ tức ở mức 24%… Như vậy, việc đầu tư vào cổ phiếu cuả các NHTMCP sẽ đem lại cho nhà đầu tư chứng khoán một mức cổ tức cao hơn rất nhiều so với việc gửi tiền vào NH hoặc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Chất lượng hoạt động của các NHTMCPVN không chỉ thể hiện qua kết qủa kinh doanh, mức chi trả cổ tức mà còn được thể hiện rất rõ trong năng lực quản trị điều hành của các nhà quản trị kinh doanh NH trong việc giúp NH tìm ra định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn khắc phục các sự cố bất thường xảy ra đối với NH. Ta có thể thấy qua một số ví dụ sau: - Thứ nhất, là sự cố tại NHTMCP á Châu xảy ra trung tuần tháng 10 năm 2003 bị khách hàng ồ ạt kéo đến rút tiền trước hạn hàng nghìn tỷ đồng trong ít ngày. Song bằng các giải pháp có hiệu quả NH này đã khắc phục được tình trạng trên và năm 2003 ACB đạt lợi nhuận 185.5 tỷ đồng, cao hơn so với năm trước 20.8 tỷ, tổng tài sản là 11050 tỷ đồng và đến nay ACB là một trong những NHTMCP mạnh nhất ở Việt nam. - Thứ hai, là trường hợp của NHTMCP Hàng Hải trước đây cũng trong tình trạng bị NHNN kiểm soát đặc biệt thì giữa năm 2003 đã có lãi sau thuế là 31 tỷ đồng gấp 1.5 lần mức lãi năm trước. Trường hợp của Eximbank cũng tương tự vậy. - Thứ ba, là với các NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong một thời gian dài NHNN phải cử một tổ giám sát đặc biệt túc trực tại VPBank thì đến hết năm 2003 NH này đạt lợi nhuận trước thuế là 42.814 tỷ đồng, vượt kế hoạch 78.4% gấp 2.1 lần lợi nhuận năm 2002…. Để có được những thành công trên là do các NHTMCPVN đã không ngừng năng cao chất lượng ban quản trị NH, nâng cao trình độ năng lực của cán bộ nhân viên làm việc tại NH, lựa chọn những nhà quản trị giỏi để điều hành hoạt động kinh doanh thậm chí thuê tổng giám đốc, giám đốc làm việc cho NH. Đặc biệt các NHTMCPVN đã tìm ra được hướng đi, chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Nếu như trước đây các NHTMCP đi vào lối mòn truyền thống của các NHTMCPVN đó là tập trung quá lớn hoạt động của mình vào hoạt động tín dụng với rủi ro lớn trong cho vay, bị khách hàng lừa đảo liên quan đến các vụ án kinh tế lớn thì thời gian qua các NHTMCPVN đã chuyển hướng mạnh mẽ trong việc đa dạng hoá hoạt động và phát triển các dịch vụ NH như thanh toán, chuyển tiền, kiều hối, nghiệp vụ thẻ, tư vấn đầu tư chứng khoán, đại lý bảo hiểm. Hiện nay, NHTMCP á Châu có tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ cao không kém so với NH ngoại thương, EAB có doanh số chi trả kiều hối đạt từ 500-600 triệu USD mỗi năm trong thời gian gần đây, riêng 2003 đạt 550 triệu USD dẫn đầu toàn hệ thống NHTMVN. Thêm vào đó là việc các NHTMCPVN đã không ngừng hiện đại hoá công nghệ NH, đưa vào các sản phẩm, dịch vụ mới như: Homebanking, Internetbanking, thanh toán online, phát hành thẻ ATM, Visacard, Mastercard, dịch vụ gửi một nơi rút nhiều nơi… Đã có một số NHTMCPVN thực hiện rất tốt công việc này như NH ACB đã được The Asia Wallstreet Journal nhận định là: “ACB nổi bật là một NH mạnh ở Việt nam. Trong vài năm gần đây ACB có rất nhiều các hoạt động nổi bật đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán thẻ trong nước và quốc tế”. Đến 6/01/2003 ACB được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và dài hạn, thanh toán quốc tế, hay Exim được mệnh danh là một NH có chất lượng phục vụ tốt nhất, NH EAB là NH đầu tiên ở nước ta đưa hình thức rút tiền tự động ATM vào hoạt động cho phép khách hàng gửi tiền thông qua những máy này và các máy này có khả năng kiểm đếm và phát hiện tiền giả…. Như vậy, rõ ràng là trong những năm gần đây các NHTMCPVN không chỉ nỗ lực mở rộng phạm vi, quy mô mạng lưới hoạt động của mình mà còn không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả kinh doanh cho mình trên cơ sở lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp, cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực trình độ nhân viên, xử lý có hiệu quả các khoản nợ tồn đọng … Thực tế cho thấy hiện nay các NHTMCPVN đã và đang thực sự làm ăn có hiệu quả và dần càng chiếm được cảm tình của dân chúng. Điều đó được thể hiện rất rõ qua tâm lý ưa chuộng cổ phiếu của NHTMCP của giới đầu tư, giá cổ phiếu của các NHTMCP trên thị trường tự do tăng rất cao như vào thời điểm đầu năm 2003 cổ phiếu của NHCP Việt á đã tăng 1.5 lần so với giá ban đầu, hay cổ phiếu của Sacombank tăng từ 1.35-1.5 lần mức giá ban đầu. Thực tế cho thấy là hiện nay trên thị trường tự do nhà đầu tư rất quan tâm đến cổ phiếu cuả các NHTMCP bởi lẽ những cổ phiếu đó vừa mang lại mức cổ tức cao lại có chất lượng. Bảng 2.11: Nhu cầu mua bán cổ phiếu ngân hàng chưa thực hiện ngày 02/04/2005 STT Loại lệnh Chứng khoán Khối lượng Giá đơn vị Mua NHCP Quân đội 200K 1470N Bán NHCP Đông á 100K 3850N Mua NHCP Quân đội 1000K 1450N Mua Eximbank 1500K 1240N Mua Sacombank 2500K Thoả thuận Mua Eximbank 200K 1250N Mua NHCP á Châu 200K 3900N Mua Sacombank 300K 18N Mua Eximbank Lô lớn 1118N (Nguồn: báo đầu tư chứng khoán) Không chỉ có các nhà đầu tư cá thể mới quan tâm đến cổ phiếu của NHTMCP mà ngay đến một tổ chức lớn như ngân hàng HSBC và ngân hàng ANZ cũng đang “chạy đua” với nhau chỉ để mua được 10% cổ phần của Sacombank, Deutsche bank (Đức) có ý định đầu tư vào NH Eximbank… Từ những điều trên ta thấy rằng cổ phiếu của một số NHTMCPVN là loại cổ phiếu có chất lượng cao, có khả năng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2.2.2. Thực trạng tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán của các NHTMCPVN 37 NHTMCP – một con số không phải là nhiều. Song nếu 37 NHTMCP đó lại trở thành 37 NH niêm yết trên thị trường chứng khoán thì đó lại là cả một vấn đề đáng mừng cho thị trường chứng khoán Việt nam. Vì với một thị trường chứng khoán còn khan hiếm về hàng hoá và yếu kém về chất lượng như TTCKVN hiện nay thì việc có cổ phiếu có chất lượng cao như cổ phiếu cuả các NHTMCP hoạt động hiệu quả lên niêm yết sẽ tạo ra một sức hấp dẫn lớn cho thị trường và có tác động thúc đẩy TTCKVN sôi động hơn. Như đã phân tích ở trên, các NHTMCPVN ngày càng mở rộng về quy mô và chất lượng hoạt động ngày càng cao. Mặc dù không phải NHTMCP nào cũng đạt được điều đó, song có thể nói số NHTMCP có hiệu quả hoạt động rất cao, đủ điều kiện lên niêm yết mà đưa lên niêm yết thì cũng đủ khắc phục được tình trạng khan hiếm hàng hoá có chất lượng trên TTCKVN. Bởi một thực tế cho thấy là công tác tạo hàng hoá cho TTCKVN diễn ra rất chậm chạp. Trong suốt gần 5 năm mà mới chỉ có 28 cổ phiếu niêm yết, mỗi năm số cổ phiếu lên niêm yết tăng thêm chỉ tính trên đầu ngón tay. Hơn thế, những doanh nghiệp niêm yết không phải là những doanh nghiệp lớn, hiệu quả hoạt động cũng chưa phải là cao, chưa được coi là đại diện cho nền kinh tế. Do vậy, việc đưa cổ phiếu của các NHTMCP lên niêm yết là rất quan trọng với TTCKVN. Theo quy chế mới thì không phải NH nào muốn cũng có thể niêm yết cổ phiếu cuả mình trên TTCK được, cụ thể là NH xin niêm yết phải có vốn điều lệ (VĐL) tối thiểu đạt theo quy định của chính phủ trong từng thời kỳ, thời gian hoạt động tối thiểu là 5 năm và hoạt động kinh doanh có lãi liên tục trong 2 năm gần nhất kể từ thời điểm xin niêm yết cổ phiếu và một số yêu cầu khác với tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu…so với tổng dư nợ cho vay trong 2 năm liên tục gần nhất < 3% và không vi phạm các quy định về an toàn hoạt động. Và theo ông Kiều Hữu Dũng- Vụ trưởng vụ các ngân hàng thì trong tổng số 37 NHTMCPVN có khoảng 7 ngân hàng thoả mãn điều kiện trên. Bảng 2.12: Các NHTMCP dự kiến tham gia niêm yết Tổng số NHTMCPVN 37 Số NHTMCP đủ tiêu chuẩn niêm yết 7 Số NHTMCP dự kiến lên niêm yết 2 (Nguồn: Tổng hợp báo đầu tư chứng khoán năm 2005) Có thể con số này là ít song nếu tính về khối lượng hàng hoá chất lượng tốt cung cấp cho thị trường chứng khoán thì không phải là một con số nhỏ nếu 7 ngân hàng này được niêm yết trên TTCKVN sẽ đưa thị trường chứng khoán sang một bước phát triển mới cao hơn, uy tín hơn rất nhiều vì các NHTMCPVN này có vốn điều lệ rất cao, lớn hơn rất nhiều so với một số doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường. Một thực trạng của vấn đề này là ngay từ đầu khi TTGDCKTPHCM mới đi vào hoạt động một số ngân hàng đã tỏ ra hào hứng với việc ra niêm yết bởi họ nhận thức được rằng thông qua thị trường chứng khoán họ sẽ có thêm một kênh thu hút vốn mới với lượng vốn huy động được lớn và họ đã gửi hồ sơ sơ bộ lên Uỷ ban chứng khoán nhà nước như: ACB, SACOMBANK là hai đơn vị đầu tiên của ngành ngân hàng chuẩn bị tham gia niêm yết trên TTCKVN. Tuy nhiên khác với các doanh nghiệp các ngân hàng thương mại cổ phần phải chờ sự cho phép của NHNN mặc dù Uỷ ban chứng khoán có chấp thuận nên vẫn chưa được niêm yết. Cho đến thời điểm này (tháng 4 năm 2005) mặc dù một số NHTMCPVN đã rất cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, liên tục tăng vốn mở rộng quy mô của mình như ACB, SACOMBANK, EXIMBANK, HABUBANK, TECHCOMBANK…Và cũng có một vài ngân hàng có ý định lên niêm yết tuy nhiên vẫn chưa có chứng khoán của NHTMCPVN trên thị trường chứng khoán. Bảng 2.13: Cơ cấu ngành niêm yết trên TTCKVN Ngành Năm Công nghiệp Dịch vụ Công nghiệp dịch vụ Ngân hàng 2000 4 1 0 0 2001 8 2 1 0 2002 14 3 3 0 2003 15 3 4 0 2004 18 3 4 0 2005 20 3 5 0 (Nguồn: www.mekongsecurities.com.vn) Đến cuối năm 2004 theo ông Kiều Hữu Dũng cho biết có hai ngân hàng bày tỏ ý định thực hiện niêm yết là SACOMBANK và ACB nhưng thực ra với SACOMBANK thì ngay từ đầu năm 2003 khi trả lời báo đầu tư ông Lâm Đạo Thảo, tổng giám đốc cho biết: Ngân hàng đã sẵn sàng niêm yết và niêm yết ngay khi được NHNN và Uỷ ban chứng khoán nhà nước chấp thuận. Sang đầu năm 2005, SACOMBANK và ACB đã tiếp tục tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu và dự định sẽ lên niêm yết trong năm 2005. Ngoài hai ngân hàng trên, một số ngân hàng khác mặc dù chưa bày tỏ ý định niêm yết nhưng chắc chắn họ sẽ quan sát kỹ động thái của các ngân hàng đi trước và sẽ thực hiện đưa cổ phiếu lên niêm yết trong thời gian gần nhất . Như vậy, một thực trạng cho thấy là mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam rất khan hiếm về hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá có chất lượng cao trong khi một số NHTMCPVN có khả năng cung cấp một khối lượng hàng hoá lớn cho thị trường chứng khoán nhưng vẫn chưa có ngân hàng nào thực hiện phát hành và niêm yết chứng khoán. Rõ ràng đây là một sự chậm trễ của thị trường chứng khoán Việt Nam so với thị trường chứng khoán các nước trong khu vực và trên thế giới . 2.3. Đánh giá về khả năng tham gia niêm yết của các NHTMCP trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.3.1. Những thuận lợi Thứ nhất, TTCKVN bước đầu đã đi vào hoạt động ổn định và phát triển là cơ sở cho việc đưa các NHTMCP lên niêm yết. Qua gần 5 năm đi vào hoạt động TTCKVN đã được mở rộng về cả quy mô và chất lượng hoạt động: Số lượng chủ thể tham gia thị trường tăng, số chứng khoán niêm yết tăng, các chủ thể trung gian thị trường ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ cho TTCK hơn. Các chủ thể cũng dần nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả hoạt động kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng TTCK. Điều này tạo ra một sự thuận lợi rất lớn cho các NHTMCP thực hiện niêm yết trên TTCK vì chính sự sôi động tích cực tham gia thị trường của các chủ thể đã tạo nên niềm tin cho các NHTMCP thực hiện niêm yết, giảm bớt hiện tượng e ngại khi tham gia niêm yết thường xuất hiện ở các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng. Thứ hai, việc tham gia niêm yết của các NHTMCP trên TTCK được các cơ quan chức năng ủng hộ: Việc cho phép các NHTMCPVN phát hành và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để huy động và tăng thêm vốn điều lệ là một trong các giải pháp quan trọng được các chuyên gia ngân hàng đưa ra và tranh luận sôi nổi trong thời gian qua. Được biết UBCKNN cũng mong muốn vấn đề này được thực thi vì như vậy sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường, nâng cao uy tín hình ảnh cho TTCKVN. NHNN và Chính phủ cũng rất ủng hộ chủ trương trên. Ngay từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động thì cuối tháng 7 năm 2000, Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã triệu tập một cuộc họp gồm các cơ quan như UBCKNN, Bộ tài chính, NHNN nhằm tìm cách phát triển thêm hàng hoá cho thị trường này. Một trong những chỉ đạo đã được đưa ra trong buổi họp đó là NHNN phải ban hành văn bản hướng dẫn các NHTMCPVN niêm yết trong quý 3 năm 2000. Tuy nhiên đến hết năm 2000 vẫn không có văn bản nào được đưa ra. Vào đầu năm 2001, một cuộc họp tương tự lại diễn ra và chỉ thị trên lại được Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại. Ngay từ năm 2000 UBCKNN đã thường xuyên phối hợp cùng NHNN trong việc xây dựng quy chế cho phép các ngân hàng đủ tiêu chuẩn ra niêm yết. Ngày 02/ 02/2004 UBCKNN đã có buổi làm việc với NHNN về vấn đề đưa cổ phiếu của các ngân hàng lên niêm yết trên TTGDCK, NHNN cho biết đã soạn thảo dự thảo quyết định của thống đốc NHNN ban hành quy định tạm thời về việc NHTMCPVN tham gia niêm yết và phát hành cổ phiếu trên TTGDCK và trước mắt có thể cho phép một hoặc hai Ngân hàng thí điểm lên niêm yết, NHNN đã và đang sửa đổi bổ sung quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 4 tháng 9 năm 2001 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế cổ đông, cổ phần, vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng nhà nước và nhân dân liên quan đến việc phát hành cổ phiếu của các NHTMCPVN không tham gia niêm yết trên TTGD. Ngày 26/4/2004 Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 787/2004/QĐ-NHNN quy định tạm thời về việc NHTMCP đăng ký niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là một quyết định kịp thời đáp ứng được các nhu cầu của các ngân hàng, nhà đầu tư và giới chuyên môn đã quan tâm. Điều này sẽ tạo những thuận lợi mở đường cho công tác tạo hàng hoá có chất lượng cho TTCKViệt Nam hiện nay. Chính những động thái này đã tạo lên sức nóng cho thị trường tự do của cổ phiếu ngân hàng . Thứ ba, nhiều NHTMCP có đủ điều kiện tham gia niêm yết trên TTCK: Hiện nay trên thực tế có nhiều NHTMCP trong nước đã làm ăn bài bản có lãi lớn, hoạt động ổn định, hạch toán rõ ràng và được kiểm toán quốc tế hoặc kiểm toán độc lập có uy tín trong nước và quốc tế, tạo lòng tin cho công chúng như: ACB, SACOMBANK, TECHCOMBANK…triển vọng của việc niêm yết cổ phiếu của các NHTMCP tương đối tốt do tính hấp dẫn của các cổ phiếu do các ngân hàng này phát hành bởi các yếu tố về tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trước thuế/vốn điều lệ của các ngân hàng này liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ, một số cổ phiếu của NHTMCPVN đã được bán với giá trị cao hơn mệnh giá rất nhiều. Có thể nói là một vài trong số các NHTMCPVN đặc biệt là NHTMCP đô thị đáp ứng đủ tiêu chuẩn niêm yết và sẵn sàng chuẩn bị tham gia niêm yết. Điều này thể hiện rất rõ qua việc các nhà đầu tư đổ xô vào mua cổ phiếu của các NHTMCPVN trên TTCK tự do trong thời gian qua. Hơn nữa, như ta đã thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đang rất khan hiếm về hàng hoá đặc biệt là hàng hoá có chất lượng bởi vì nguồn cung chứng khoán chủ yếu cho thị trường còn gặp rất nhiều bất cập. Đó chính là tiến trình cổ phần hoá, qua hơn 10 năm thực hiện từ giai đoạn mò mẫm thí điểm, mỗi năm cổ phần hoá được vài doanh nghiệp đến giai đoạn mở rộng cổ phần hoá sang quy mô toàn quốc mỗi năm được hàng trăm doanh nghiệp. Tuy nhiên, về số tuyệt đối các doanh nghhiệp nhà nước cổ phần hoá vẫn còn rất ít vì những khó khăn gặp phải trong tiến trình cổ phần hoá như khó khăn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp, phương thức bán cổ phần … Mặt khác, không phải cổ phần hoá được nhiều doanh nghiệp nhà nước thì có nghĩa là có nhiều cổ phiếu niêm yết trên TTCK bởi vì không phải doanh nghiệp nào sau cổ phần hoá cũng sẵn sàng tham gia niêm yết do họ chưa nhận thức được những lợi ích mà chỉ có những doanh nghiệp niêm yết mới có được, họ chỉ nhìn thấy những cái bất lợi khi tham gia niêm yết, đó là phải công khai tài chính, phải kiểm toán hàng năm chịu sự quản lý giám sát chặt chẽ của UBCKNN và NHNN. Mặc dù trong thời gian qua, UBCKNN đã rất nhiều lần vận động các doanh nghiệp tham gia niêm yết nhưng kết quả chỉ có một vài doanh nghiệp niêm yết. Rõ ràng là việc gắn cổ phần hoá với niêm yết trên TTCK còn là một vấn đề rất khó khăn và được triển khai rất chậm trễ. Vì vậy, trong điều kiện một TTCK còn khan hiếm về hàng hoá và hàng hoá có chất lượng chưa cao như TTCKVN hiện nay thì việc đưa cổ phiếu của các NHTMCP lên niêm yết trên TTCK là một giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của TTCKVN . Như vậy, có thể nói đã chín muồi các điều kiện cần và đủ để các NHTMCP phát hành và niêm yết chứng khoán trên TTCK. Vấn đề còn lại là tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của Hội dồng quản trị của các NHTMCP này vì niêm yết và phát hành trên TTGDCK thì họ phải chấp nhận sự giám sát chặt chẽ của UBCKNN, NHNN, của công chúng đối với uy tín, tiếng tăm, và mọi hoạt động tài chính của mình. Tuy nhiên, để đổi lại họ lại có những lợi ích khi tham gia niêm yết như được giảm 50% thuế thu nhập trong 2 năm sau khi niêm yết, thương hiệu hình ảnh của ngân hàng sẽ được quảng bá miễn phí trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở rộng khách hàng, đối tác làm ăn đặc biệt là đối tác nước ngoài, ngân hàng sẽ phải thực hiện kinh doanh có hiệu quả hơn, đội ngũ cán bộ ngân hàng phải năng động sáng tạo hơn và phải luôn luôn tự ngăn chặn mình khỏi những hành vi gian lận, tham ô tham nhũng…đặc bịêt là tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu của ngân hàng và giúp ngân hàng định giá một cách chính xác nhất giá trị của mình...và rất nhiều lợi ích khác. 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1. Những tồn tại a, Nhiều NHTMCP không muốn phát hành thêm cổ phiếu và tham gia niêm yết trên TTCK Như ở phần thực trạng ta đã chỉ ra rất rõ rằng mặc dù ngay từ đầu khi TTCK mới đi vào hoạt động đã có một vài NHTMCP có ý định tham gia niêm yết nhưng cho đến nay vẫn chưa có một ngân hàng nào lên niêm yết cả. Mặc dù hiện nay đã có một số ngân hàng có uy tín, làm ăn có hiệu quả, có lãi ổn định và nếu phát hành cổ phiếu sẽ rất nhiều người muốn mua nhưng ngân hàng lại không muốn bán, không muốn có thêm cổ đông vì nếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36212.doc
Tài liệu liên quan