MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 4
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỀM VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 4
1. Khái niệm 4
2. Đặc điểm 9
3. Phân loại 13
II. MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG NÔNG SẢN 17
1. Lập sơ đồ một cách hệ thống các đối tượng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành nông sản 18
2. Xác định sự phân phối lợi ích của các bên tham gia chuỗi giá trị ngành nông sản 21
3. Xác định các liên kết trong chuỗi từ đó đưa ra cách thức giúp các chủ thể kinh tế xâm nhập chuỗi giá trị 23
III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC THAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU HÀNG NÔNG SẢN 26
1. Trung Quốc 27
2. Thái Lan 28
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VỊ THẾ CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 31
I. KHÁI QUÁT VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN 31
1. Nguyên nhân và tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 31
2. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới thị trường nông sản 34
II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2009 39
1. Tình hình sản xuất nông sản tại Việt Nam giai đoạn 2000-2009 39
2. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam 2000-2009 42
III. VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỐI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH NÔNG SẢN 47
1. Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng gạo 48
2. Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê 55
3. Tác động của khủng hoảng kinh tế tới chuỗi giá trị nông sản Việt Nam 62
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CHO HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 68
I. XU HƯỚNG CỦA THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI SAU KHỦNG HOẢNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM 68
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NÔNG SẢN VIỆT 71
1. Nông nghiệp hữu cơ 72
2. Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam theo tiêu chuẩn GAP 74
III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP 78
1. Nhóm các giải pháp vĩ mô 80
2. Nhóm các giải pháp vi mô 86
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3276 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu của ngành nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2008, do khủng hoảng lương thực thế giới đã khuyến khích người nông dân tăng diện tích, chú trọng đầu tư,… Giá gạo (kể cả xuất khẩu và giá nội địa) tăng lên trong những tháng đầu năm đã khuyến khích người nông dân mở rộng diện tích, tích cực thâm canh nên sản lượng của năm tăng vọt so với năm trước.
Tuy vậy, điều đáng chú ý là người dân đã trồng những giống lúa có năng suất cao nhưng chất lượng gạo lại không cao để có thế đáp ứng nhanh nhu cầu nhập khẩu ở một số nước. Sự mất cân đối về cơ cấu giống này đã dẫn đến sự dư thừa lúa, gạo vào những tháng cuối năm 2008 khi mà cơn khủng hoảng lương thực thế giới đã giảm, giá xuất khẩu giảm mạnh (tới hơn 1/2 so với mức giá cao nhất).
Cà phê
Nhìn chung, việc sản xuất cà phê cũng các cây công nghiệp lâu ngày ở Việt Nam còn thực hiện theo hướng manh mún, nhỏ lẻ, không có quy hoạch và thiếu định hướng. Khi giá cả trong nước và quốc tế tăng nông dân tự ý trồng để thu lời còn khi mất mùa, thất thu thì lại chặt phá đi để trồng cây khác. Do vậy mà việc sản xuất các cây công nghiệp dài ngày nói chung cũng như cà phê nói riêng vẫn chưa đạt được hiệu quả trên quy mô cả nước.
Trong giai đoạn 2000-2009, diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê đã có sự thay đổi (Bảng 8). Theo đó, diện tích trồng đã bị thu hẹp 11,6% từ 561,9 nghìn hecta (2000) xuống 490 hecta (năm 2006), sau đó từ những năm 2007, nhờ chính sách khuyến khích và chiến lược quy hoạch của Nhà nước, diện tích cà phê đã tăng dần trở lại ở mức 537 hecta vào năm 2009.
Tuy diện tích bị thu hẹp song sản lượng cà phê lại tăng một cách rõ rệt với mức tăng sản lượng bình quân là 5,3% cho cả giai đoạn. Tăng mạnh nhất là vào năm 2006 với 31% so với năm 2005. Nguyên nhân là do năng suất cà phê đã được cải thiện rõ rệt khi áp dụng các biện pháp canh tác khoa học vào sản xuất và người nông dân có ý thức hơn trong việc thu hoạch cà phê, không thu hoạch cà phê còn tươi.
BẢNG 8: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ
GIAI ĐOẠN 2000 - 2009
2000
2003
2005
2006
2007
2008
2009
Diện tích gieo trồng (nghìn hecta)
561,9
532,2
497,4
497,0
509,3
530,9
537,0
Sản lượng (nghìn tấn)
802,5
793,7
752,1
985,3
915,8
1055,8
1045,1
Nguồn: Niên giám thống kê, 2009
Tuy vậy, có 250.000 hecta (gần 1/2 tổng diện tích cả nước) trong số 537.000 hecta cà phê ở Việt Nam cần phải trồng mới trong 5-10 năm tới do cà phê trên diện tích này được trồng từ những năm 1990, hiện nay đang già cỗi, khả năng chống chịu kém trước thời tiết, sâu bệnh nên cho năng suất, chất lượng thấp.
Ba giống cà phê đang được trồng tại Việt Nam là Abrbica, Robusta và Liberica; trong đó cà phê Robusta thích hợp trồng tại Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Lăc và Lâm Đồng; cà phê Abrica được trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc và miền Trung như Sơn La và Quảng Trị; cà phê Liberica được trồng chủ yếu ở Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum song với diện tích và sản lượng rất ít.
Cà phê chè (Arabica) có chất lượng cao hơn và giá cao hơn cà phê vối (Robusta) song do điều kiện tự nhiên, nước ta chỉ có 15-20% diện tích trồng cà phê chè, còn lại chủ yếu là cà phê Robusta (70-75%).
2. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam 2000-2009
Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nông dân chưa được tổ chức trong các hợp tác xã và hiệp hội ngành hàng, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản chế biến như kho tàng, sân phơi, bến bãi,... còn kém phát triển, công nghiệp chế biến nông sản rất nhỏ bé nên chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp. Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước và các hoạt động kiểm dịch và vệ sinh dịch tễ đối với hàng hóa chưa được quan tâm thích đáng. Mặt khác, người sản xuất và kinh doanh nông sản và ngay cả những người xuất khẩu ở Việt Nam còn xa lạ với phần lớn các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng phổ biến trên thị trường quốc tế như các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, về xuất xứ hàng hóa, về bảo vệ môi trường, về bảo vệ người lao động, về bảo hộ quyền tác giả, về đảm bảo tính đa dạng sinh học... ngoài ra các vấn đề về bao bì, nhãn mác, đăng ký thương hiệu, bản quyền, công nghệ,... cũng chưa được chú ý. Vì vậy, giá trị thu về từ hoạt động xuất khẩu nông sản thấp trong khi rủi ro lại rất cao.
Mặc dù là một nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản và cũng có vị thế tương đối cao trong số các nước sản xuất và xuất khẩu nông sản song thực trạng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế thấp và triển vọng thị trường bị thu hẹp. Do các nguyên nhân sau:
- Tính co giãn về thu nhập bình quân đầu người của cầu đối với những sản phẩm nông sản thực phẩm và nguyên liệu là thấp hơn so với hàng công nghiệp chế biến và nhiên liệu;
- Tỷ lệ tăng dân số của các nước phát triển trong thời gian gần đây đạt ở mức thấp, cho nên nhu cầu tăng thêm từ các thị trường này là không nhiều;
- Việc tăng cường bảo hộ hàng nông sản ở các nước phát triển đang gây cản trở rất đáng kể đến sự mở rộng xuất khẩu nhóm hàng nông sản của các nước đang phát triển. Với những lý do trên, tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Việt Nam thực tế đã không đem lại sự gia tăng tương ứng trong thu nhập cho người sản xuất cũng như các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thu mua và xuất khẩu khi rớt giá hay thị trường nhiều biến động bất ngờ như cuộc khủng hoảng giá lương thực vào năm 2008.
Xuất khẩu các loại nông sản trong giai đoạn 2000-2009 (Phụ lục 2) được mở rộng, một số ngành đã giành được thị phần lớn trong khu vực và thế giới như: gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều,....
HÌNH 8: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHÍNH GIAI ĐOẠN 2000-2009
Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2009
Theo các số liệu của Bộ NN & PTNT (2009), giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 2005-2009 đạt gần 32,07 tỷ USD, bình quân mỗi năm khoảng 6,14 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân 14,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 6,8 tỷ USD, gấp 2,7 lần năm 2000 (với 2,5 tỷ USD). Đặc biệt năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt mức cao nhất trong giai đoạn này với 8,894 tỷ USD; trong đó: cao su gấp 9,6 lần; hạt điều 5,9 lần; gạo gấp 4,3 lần; cà phê 4,2 lần; chè 2,1 lần; hồ tiêu 2,3 lần. Đã có 3 mặt hàng đạt mức trên 1 tỷ USD vào năm 2008 là cà phê, gạo, chè song đến năm 2009 chỉ còn hai mặt hàng gạo (2,48 tỷ USD) và cà phê (1,5 tỷ USD). Nguyên nhân chủ yếu là do trong những tháng đầu năm 2008, giá nông sản thế giới tăng cao, cùng với khối lượng các mặt hàng của Việt Nam cũng tăng dẫn đến kim ngạch xuất khẩu trong thời gian này tăng lên. Từ cuối năm 2008 và trong năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường nông sản thế giới biến động không ngừng, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm mạnh so với những tháng đầu năm 2008 kéo theo giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung giảm sút rõ rệt (Hình 8).
Sau đây là những phân tích khái quát về hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng gạo và cà phê của Việt Nam trong thời gian 2000-2009, đáng chú ý trong giai đoạn này là hai năm 2008 và 2009, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra cùng với khủng hoảng giá nông sản đã làm cho hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng này nói riêng và xuất khẩu nông sản tuy thu về giá trị lớn nhưng nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn, bất ổn định.
Gạo
Giai đoạn 2000-2009, là thời gian mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong quá trình xâm nhập thị trường quốc tế. Năm 2003 đánh dấu một bước ngoặt khi lần đầu tiên Việt Nam vươn lên chiếm vị trí thứ 2 của Ấn Độ với sản lượng xuất khẩu đạt 4,25 triệu tấn. Đến năm 2005, với lượng xuất khẩu 5,25 triệu tấn, thu về giá trị hơn 1 tỷ USD (1,4 tỷ). Từ 2005 đến 2009, gạo Việt Nam luôn đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong giai đoạn 2003-2009, nước ta giữ vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan và giữ ổn định 15% thị phần gạo xuất khẩu thế giới.
Đặc biệt trong hai năm 2008, 2009 gạo xuất khẩu của Việt Nam đều thu về hơn 2 tỷ USD/năm vì cuộc khủng hoảng giá lương thực thế giới đầu năm 2008 đã làm giá gạo tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta.
Năm 2008, tổng lượng gạo xuất khẩu đạt 4,74 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2007 với giá bình quân cả năm là 610 USD/tấn, tăng 86,7% tương đương với tăng 283 USD/tấn, trị giá cả năm đạt 2,89 tỷ USD tăng 94,3% so năm 2007, gấp 4,3 lần năm 2000 và là mức giá trị lớn nhất từ trước tới nay của mặt hàng gạo xuất khẩu.
Năm 2009, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lên mức kỷ lục kể từ năm 2000 với 6,05 triệu tấn, tăng 25,7% so với năm 2008. Tuy vậy, giá xuất khẩu bình quân giảm 26,8% (tương ứng giảm 163USD/tấn) nên trị giá là 2,46 tỷ USD giảm 8% so với năm trước.
Nguyên nhân của hiện tượng này là giá trị thu về từ xuất gạo của Việt Nam chủ yếu do số lượng và phụ thuộc vào giá. Giá tăng đột biến vào đầu năm 2008 đã giúp nước ta thu về giá trị lớn nhưng tới cuối năm 2008 và trong năm 2009 khi khủng hoảng kinh tế tác động lên thị trường nông sản thế giới kéo theo giá gạo cũng như các nông sản khác sụt giảm đã dẫn tới tình trạng mặc dù sản lượng xuất khẩu của Việt Nam 2009 rất cao nhưng giá trị thu về lại không bằng năm 2008. Một lý do khác là vì gạo Việt Nam có chất lượng không cao vì vậy giá thường ở mức thấp và dễ biến động.
Việt Nam có lợi thế trên thị trường gạo ở loại phẩm cấp trung bình, đối với gạo chất lượng cao và gạo thơm, nước ta đang thử nghiệm đưa vào sản xuất và xuất khẩu song vẫn chưa đạt kết quả tốt. Trong giai đoạn 2000-2009, các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam là châu Á (47%) trong đó, lớn nhất là Philippines, sau đó là Malaysia, Singapore, Đài Loan; châu Phi (26%), Trung Đông (11%).
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện có tới 205 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu gạo. Trong số này, có 11 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất (chiếm tới 69%), 82 doanh nghiệp xuất dưới 1.000 tấn/năm, 41 doanh nghiệp xuất khoảng 200 tấn.
Cà phê
Theo số liệu thống kê của Tổ chức cà phê thế giới (ICO), từ năm 2000 lượng xuất khẩu của cà phê Việt Nam đã vượt Columbia để vươn lên trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 2 cung cấp cà phê ra thị trường thế giới, chiếm tỷ trọng khoảng 15,3% thị trường cà phê thế giới trong giai đoạn 2000-2009. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân trong giai đoạn này là 25,4% cho mỗi năm. Trong đó, năm 2008, xuất khẩu cà phê đã đạt mức kỷ lục với kim ngạch 2,1 tỷ USD, gấp 4,2 lần so với năm 2000.
Tuy nhiên, là 1 trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp song đến nay, dù đã qua hàng chục năm phát triển, ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, nhất là khi thị trường gặp khó khăn những yếu kém trong lĩnh vực này đã bắt đầu bộc lộ.
Là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài, với hơn 95% sản lượng được xuất khẩu, đặc biệt là phụ thuộc vào giá và tình hình giao dịch cà phê trên 2 sàn giao dịch ở London (Anh) và New York (Mỹ). Thị trường giao dịch hàng hóa nông sản trên thế giới có sự chi phối mạnh của các quỹ đầu tư và các nhà đầu cơ. Cà phê Robusta Việt Nam xuất khẩu chiếm thị phần lớn nhất và chủ yếu giao dịch ở thị trường London. Nhà đầu cơ ở London thường ép, không cho giá cà phê Việt Nam tăng lên. Hai năm 2008, 2009 khi thị trường nông sản thế giới nói chung và cà phê nói riêng xảy ra nhiều biến động thì giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể:
Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu 1,06 triệu tấn cà phê, giảm 13,8% so với năm 2007. Nhưng trị giá kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2008 đạt 2,11 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2007 (với 1,91 tỷ USD).
Năm 2009, tổng lượng xuất khẩu cả năm giảm đi 60 triệu tấn, chỉ giảm 6% so với năm 2008 nhưng do đơn giá xuất khẩu bình quân giảm 26,6% nên trị giá chỉ là 1,5 tỷ USD, giảm 29% so với năm trước.
Như vậy, trong hai năm 2008 và 2009, thị trường cà phê thế giới biến động bất thường khi tăng giá đột ngột vào năm 2008 và giảm nhanh chóng vào năm 2009 đã tác động trực tiếp lên xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn này.
Các nước nhập khẩu cà phê chính của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2009 là Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Bỉ,…
III. VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỐI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH NÔNG SẢN
Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu bắt đầu bằng các khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông sản và kết thúc bằng khâu marketing và phân phối và tiêu dùng. Trong đó, khâu chế biến nhằm gia tăng giá trị cho hàng hóa được thực hiện bằng các công nghệ tiên tiến tập trung tại các nước phát triển. Sản xuất nông sản tại quốc gia chậm phát triển nằm ở những khâu đầu tiên của chuỗi giá trị, các liên kết trong chuỗi giá trị kém chặt chẽ, đồng thời hoạt động marketing và phân phối hầu như là không có. Vì vậy, dù nguồn lực bỏ ra rất nhiều cho hoạt động sản xuất và chịu nhiều rủi ro do các điều kiện thiên nhiên, dịch bệnh, mất mùa,… nhưng giá trị thu về cho các nước đang và chậm phát triển thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển.
Là một quốc gia đang phát triển, mặc dù xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất, xuất khẩu gạo và cà phê thứ nhì thế giới song nhìn chung vị thế của hàng nông sản Việt Nam trong GVC còn thấp: mới chỉ tham gia vào quy trình tạo ra giá trị ở hoạt động sản xuất - giá trị gia tăng thu về thấp và chủ yếu bằng các hợp đồng xuất khẩu FOB. Các hoạt động trong chuỗi giá trị nông sản mà Việt Nam tham gia vào là: đầu vào, sản xuất, thu gom, sơ chế, xuất khẩu theo sơ đồ sau:
Đầu vào à Sản xuất à Thu gom à Sơ chế à Xuất khẩu
Ở Việt Nam khâu chế biến còn yếu kém và hàng xuất khẩu chưa có thương hiệu. Chủ yếu nông sản thô được xuất khẩu để làm đầu vào sản xuất cho TNCs ở nước ngoài, sau khi được chế biến với công nghệ hiện đại thì hàng hóa sẽ mang thương hiệu của các công ty đó, thậm chí là của nước nhập khẩu. Việt Nam mới chỉ tham gia vào chuỗi giá trị dựa trên giá cả, mà chưa có sự đầu tư thỏa đáng vào nguồn nhân lực, kỹ năng, công nghệ... để thu về giá trị gia tăng cao dựa trên chất lượng và năng suất.
Sau đây là những phân tích về chuỗi giá trị của mặt hàng gạo đại diện cho cây lương thực và chuỗi giá trị cà phê đại diện cho các cây công nghiệp.
1. Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng gạo
Giá trị gia tăng chủ yếu hình thành từ các hoạt động như chế biến, marketing và dịch vụ phân phối. Đặc biệt, marketing và phân phối các sản phẩm trung gian và thành phẩm ở thị trường nước ngoài được xem là chìa khóa thành công của hoạt động kinh doanh mặt hàng gạo, đóng vai trò kết nối nông dân, người chế biến với người tiêu dùng cuối cùng.
Hình 9 là chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng gạo, trong đó miêu tả các quy trình của chuỗi gồm: Dịch vụ trước sản xuất (chuẩn bị các yếu tố đầu vào), sản xuất tại nông trại (trồng trọt, thu hoạch) và dịch vụ sau sản xuất (marketing và phân phối).
Đầu vào sản xuất Phân bón, giống, thuốc trừ sâu, công cụ, máy móc nông nghiệp
Trồng trọt
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Người thu gom địa phương
Dự trữ
Sơ chế cơ bản nông dân, hội nông dân
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Chế biến
Xuất khẩu
Chế biến
Thành phẩm
Sản phẩm trung gian
Kênh phân phối
Nhà buôn nước ngoài/ quốc tế
Người bán lẻ trong nước
Người bán lẻ nước ngoài
Dự trữ
Sản phẩm
HÌNH 9: CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG GẠO
1. DỊCH VỤ TRƯỚC SẢN XUẤT
2. SẢN XUẤT TẠI NÔNG TRẠI
3. DỊCH VỤ SAU SẢN XUẤT
Chuẩn bị
Trồng trọt
Thu hoạch
Marketing & Phân phối
Thị trường đích
Nguồn: Institute for Food Studies and Agro-industrial Development (IFAO), [25;6]
Vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng gạo
Mỗi năm, Việt Nam sản xuất 38 triệu tấn gạo, trong đó xuất khẩu 4-5 triệu tấn gạo, góp phần đưa Việt Nam lên vị thế của một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới song giá trị thu về chưa cao. Một số lý do chính dẫn đến tình trạng trên là do việc quản lý chuỗi cung ứng gạo từ đầu vào đến đầu ra chưa hiệu quả, quản lý chất lượng từ đầu ra trở về đầu vào chưa tốt, chưa có phân tích chuỗi giá trị gạo cũng như một số chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ còn bất cập, chưa phù hợp và chưa kịp thời.
BẢNG 9: GIÁ GẠO VIỆT NAM VÀ THÁI LAN 2009
Đơn vị: USD
Gạo Thái Lan
100% B
FOB Băng Cốc
900 - 960
5%
850 - 910
Gạo sấy 100%
860 - 920
Gạo Việt nam
5% tấm
FOB Sài gòn
700
25% tấm
670
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ NN & PTNT, 2009
Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan. Nhưng hàng thứ hai này quá cách xa: năng lực xuất khẩu chỉ 5 triệu tấn so 10 triệu tấn của Thái Lan nhưng giá lại rẻ hơn Thái Lan rất nhiều: giá thành sản xuất và chất lượng hạt gạo làm ra còn kém sức cạnh tranh, giá bán thấp và chưa có nhãn hiệu cạnh tranh cao như gạo Thái Lan.
Bảng 9 cho thấy giá các loại gạo xuất khẩu chính của nước ta với Thái Lan có sự chênh lệch rõ ràng. Trong khi gạo Thái Lan cung ứng ra thị trường thế giới chủ yếu là các loại gạo chất lượng cao, phẩm chất tốt như gạo B 100% giá rất cao và ổn định (900 – 960 USD/tấn) thì các loại gạo chủ yếu của Việt Nam lại có chất lượng trung bình và thấp (5% tấm và 25% tấm). Ngay cả khi so sánh cùng một loại 5% tấm giữa hai nước cũng thấy sự khác biệt đáng kể (700 USD/tấn cho Việt Nam và 850 – 910 USD/tấn cho gạo Thái, tức là giá gạo Việt Nam thấp hơn 27 – 36%). Nguyên nhân là do sản phẩm của nước ta có chất lượng thấp, không đồng đều và không có thương hiệu.
Gần đây, Việt Nam bắt đầu chiếm thị phần của Thái Lan tại Ấn Độ và Pakistan, một nước xuất khẩu gạo chất lượng thấp chủ yếu đi Trung Đông, châu Phi. Tuy nhiên, những thị trường này chủ yếu là thị trường gạo có phẩm chất trung bình và thấp trong khi đó các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc thì Thái Lan vẫn chiếm giữ vị trí hàng đầu.
Chuỗi giá trị thương mại lúa gạo của Việt Nam có hai kênh chính là xuất khẩu và thị trường nội địa. Kênh xuất khẩu từ người nông dân qua các nấc trung gian là thương lái, doanh nghiệp sơ chế và xuất khẩu. Đối với kênh thị trường nội địa sản phẩm qua các khâu từ người sản xuất (chủ yếu là nông hộ nhỏ lẻ; trang trại, hợp tác xã), các nấc trung gian là thương lái, doanh nghiệp kinh doanh chế biến, đến người tiêu dùng qua các kênh như chợ, siêu thị… (Hình 10)
HÌNH 10: CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG GẠO
Nông dân
Người thu mua địa phương
Đại lý thu mua
Người bán lẻ
Công ty thu mua
Người XK
Thị trường nội địa
Công ty chế biến
Bộ NN&PTNT, 2005, [24]
Ta sẽ xem xét những mắt xích trong GVC được thực hiện tại Việt Nam: đầu vào, sản xuất; thu gom, bảo quản, sơ chế; và xuất khẩu:
- Đầu vào
Giống: yếu kém trong quy trình sản xuất lộ rõ nhất là ở khâu sử dụng giống, khi có khoảng 70% lúa không đạt tiêu chuẩn giống nhưng vẫn được dùng để xuống giống, đồng thời nhiều giống lúa đã thoái hóa, nhiễm sâu bệnh,… vẫn được sử dụng khiến chi phí sản xuất tăng cao, sản phẩm thiếu an toàn do phải dùng nhiều nông dược.
Theo Cục Trồng trọt, riêng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích gieo trồng trung bình hàng năm khoảng 3,8 triệu hecta, nhu cầu giống lúa cấp xác nhận hoặc tương đương đã lên đến 0,42 triệu tấn. Tuy nhiên, trong năm 2007-2008 có khoảng 40 đơn vị cung cấp và hệ thống sản xuất giống nông hộ chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu về giống để gieo trồng. Mặt khác, trong số lúa giống có thể đáp ứng cho nông dân, lượng giống chính quy chỉ đáp ứng khoảng 8% nhu cầu, 22% còn lại do hệ thống sản xuất giống nông hộ cung cấp, nên chất lượng giống không đảm bảo. Việc sản xuất các loại giống nếp và lúa mùa đặc sản, hầu như không có được sự quan tâm thích đáng, dù nhu cầu rất cao.
Bên cạnh đó, có tới 70-80 loại giống lúa, nhưng hướng chọn dòng lại khác nhau ở từng nhà cung cấp nên hạt giống siêu nguyên chủng của cùng một giống cũng không đồng nhất. Cộng thêm việc chất lượng chênh lệch ở từng cơ sở sản xuất giống, không thể tránh khỏi việc các loại giống lúa kém chất lượng được đưa vào đồng ruộng khiến chất lượng hạt gạo Việt Nam luôn bị đánh giá thấp.
- Sản xuất
Hệ số bảo toàn hiệu quả-EPC (Effective Protection coefficient)
Hệ số này thể hiện lợi thế cạnh tranh và khả năng bảo đảm sản xuất trong nước, do vậy EPC tính ra càng cao (gần 1) càng tốt. Công thức tính:
EPC = Giá nội địa – chi phí đầu vào nội địa
Theo cách tính trên thì hệ số bảo toàn hiệu quả ngành hàng lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long là 49,3 % (= 100% – 50,7%). Điều này chứng tỏ lợi thế cạnh tranh và khả năng bảo đảm sản xuất lúa gạo trong nước đạt hiệu quả chưa cao. Để hệ số này càng tiến gần đến 100% cần phải tăng giá trị gia tăng của chuỗi theo mức giá nội địa. Khi đó thu nhập và lợi nhuận toàn chuỗi sẽ được cải thiện và phân bổ công bằng hơn giữa các tác nhân tham gia chuỗi nhất là giữa người trồng lúa và nhà xuất khẩu gạo.
Từ Bảng 10 ta thấy, Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị ngành gạo ở vị trí thấp nhất. Người nông dân tạo ra sản phẩm song chỉ thu được 23,9% so với giá suất khẩu lợi nhuận thấp hơn lợi nhuận những người tham gia vào hoạt động lưu thông và chế biến sản phẩm nhận được (25,4%).
BẢNG 10: CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ GIÁ BÁN GẠO TẠI ĐBSCL 2008-2009
Chi phí
Lợi nhuận
Giá bán (FOB)
VND/kg
%
VND/kg
%
VND/kg
%
1. Sản xuất và lưu thông
3549
50,7
3451
49,3
7000
100
- Nông dân
2779
39,7
1673
23,9
3800
54,28
- Kênh lưu thông nội địa
770
11
1778
25,4
7000
100
2. Trong hệ thống lưu thông
7000
100
- Người thu mua, đại lý nhỏ
147
2,1
196
2,8
6923
98,9
- Nhà máy chế biến
210
3
840
12
6790
97
- Công ty vận tải
70
1
35
0,5
6916
98,8
- Công ty xuất khẩu
56
0,8
28
0,4
7000
100
Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2009
- Thu gom, bảo quản và chế biến
+ Thu gom: hình thức giao dịch gạo phổ biến hiện nay là mua bán tự do giao hàng ngay và không có hợp đồng giữa nông dân với những người thu gom (thương lái); mua bán thông qua ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, giao dịch qua chợ đầu mối, trung tâm giao dịch nông sản rất hạn chế. Vì vậy mà việc thu gom lúa, gạo rất manh mún với số lượng nhỏ và rất dễ gây ra hao hụt trong quá trình vận chuyển từ nơi mua về kho bảo quản của người thu gom.
+ Bảo quản: theo tính toán, kho tàng để tồn trữ 1 tấn lúa có đơn giá đầu tư 2 triệu đồng, do vậy đầu tư xây kho tồn trữ 1 triệu tấn tấn lúa cần tới 2.000 tỉ đồng. Nhưng nếu đầu tư cho kho trữ sẽ làm lời thêm 300 đồng/kg lúa, 1 triệu tấn lúa sẽ đem lại 300 tỉ đồng mỗi vụ hay 600 tỉ đồng mỗi năm.
Hệ thống kho chứa gạo của Việt Nam hiện nay chỉ có công suất chứa 2 triệu tấn (đáp ứng được 1/2 nhu cầu kho chứa gạo xuất khẩu là 4-5 triệu tấn) chỉ mang tính tạm thời, không thể tồn trữ, bảo quản để đảm bảo chất lượng gạo tốt nhất. Hệ thống kho lúa gạo của Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) - một trong hai công ty xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam - chỉ có khả năng tạm trữ 865.000 tấn, trong khi đó kho lúa của các Hợp tác xã, các hộ dân tự cất giữ xem như không đáng kể (chỉ vài trăm nghìn tấn). Mặt khác, theo tập quán xuất khẩu gạo hiện nay các cơ sở kinh doanh lương thực thường không bảo quản lúa mà chỉ bảo quản tạm gạo lức và gạo trắng, các công ty xuất khẩu gạo chờ chỉ khi nào có hợp đồng xuất khẩu mới thu gom gạo từ các nhà cung cấp tư nhân hoặc họ tự chế biến, xay xát, đánh bóng nhưng với một lượng nhỏ. Họ cũng chỉ chứa gạo trong bao nhựa PP, bao bố hoặc chất trong kho có mái che được xây dựng khá đơn giản.
Điều đó cho thấy việc bảo quản lúa gạo của người thu gom, thương lái và ngay cả các doanh nghiệp hoàn toàn mang tính chất tạm thời, bị động chứ không có sự đầu tư thích đáng dẫn đến chất lượng gạo vì vậy cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
+ Chế biến: theo tính toán sơ bộ của Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ, sau khi thu hoạch, tổng mất mát về khối lượng gạo do quy trình công nghệ chế biến gạo bất hợp lý là 5-15%. Ở khâu quan trọng nhất để làm gia tăng giá trị cho lúa này, công nghệ sử dụng lại lạc hậu. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến gạo đều không trang bị máy sấy lúa mà chỉ một số trang bị máy sấy gạo sau khi được sơ biến. Do thiếu các thiết bị sấy và tồn trữ nên các doanh nghiệp phải chấp nhận phương án “chặt khúc” công nghệ, làm mất mát nghiêm trọng về số lượng lẫn chất lượng hạt gạo.
- Xuất khẩu
Hiện Việt Nam có trên 200 nhà xuất khẩu gạo, 57% trong số này xuất khẩu gần 90% tổng khối lượng gạo xuất khẩu. Trong đó hai doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất là Tổng Công ty lương thực miền Bắc (Hà Nội), đảm trách các hợp đồng cung cấp cho Irak và Cuba, và Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) chuyên trách các nước Philippines, Malaysia và Indonesia.
Do gạo không đơn thuần là mặt hàng mang tính thương mại thông thường mà còn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, nuôi sống con người cũng như động vật nên hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam không gặp nhiều khó khăn do rào cản thương mại quá cao từ các thị trường nhập khẩu dễ tính ở châu Á và châu Phi. Song vấn đề đặt ra là chất lượng gạo của Việt Nam không cao, chủ yếu là gạo có phẩm chất trung bình, các loại gạo cao cấp chưa nhiều do đó khó tiếp cận các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Mặt khác, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào thu mua và xuất khẩu hàng hóa nông sản thô, chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế, không có thương hiệu nên giá trị thấp. Ít có doanh nghiệp tập trung đầu tư vào sản xuất, bảo quản, chế biến và xây dựng thương hiệu.
Một điểm yếu khác của nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam là họ hiểu biết rất ít về thị tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu của ngành nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới.doc