Khóa luận Giải pháp nhằm xây dựng cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ, LÃI SUẤT VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 1

1.1.THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 1

1.1.1.Khái niệm 1

a.Bản chất: 1

b.Đặc điểm: 1

c.Chức năng: 2

1.1.2. Hàng hoá 4

a.Tín phiếu kho bạc ( Treasury Bill-TB ) 4

b.Chứng chỉ tiền gửi ( certificate of deposit – CD ) 5

c. Thương phiếu ( Commercial Paper – CP ) 5

d. Giấy chấp nhận của Ngân hàng ( Bankers Acceptance- BA) 6

e. Hợp đồng mua lại ( Repurchase agreement – RP) 8

1.1.3.Chủ thể 9

a.Ngân hàng thương mại 9

b.Ngân hàng Trung ương 9

c.Các tổ chức phi tài chính 10

d.Các tổ chức tài chính phi ngân hàng 11

e.Cá nhân, hộ gia đình 11

f.Nhà môi giới 11

1.1.4.Quá trình ra đời và phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam 12

1.1.5.Các loại thị trường tiền tệ ở Việt Nam 13

a.Thị trường tín dụng 13

b.Thị trường nội tệ liên ngân hàng 15

c.Thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn 18

d.Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 19

1.2.LÃI SUẤT 21

1.2.1. Khái niệm 21

1.2.2. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế 21

1.2.2.1. Lãi suất phản ánh chi phí cơ hội của người tiêu dùng 21

1.2.2.2. Lãi suất phản ánh chi phí vốn đầu tư 23

1.3.CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 24

1.3.1. Khái niệm 24

1.3.2. Tính tất yếu của việc thực hiện kiểm soát lãi suất 25

1.3.3. Phân biệt cácloại cơ chế kiểm soát lãi suất của NHTW 27

a. Cơ chế kiểm soát lãi suất 27

b. Cơ chế kiểm soát lãi suất gián tiếp 30

1.3.4. XU THẾ SỬ DỤNG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT LÃI SUẤT GIÁN TIẾP 35

a.Sử dụng cơ chế kiểm soát lãi suất gián tiếp là một tất yếu khách quan của các NHTW trên thế giới 35

b.Điều kiện để thực hiện thành công cơ chế kiểm soát lãi suất gián tiếp 37

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1990 ĐẾN NAY) 38

2.1. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUA. 38

2.1.1. Thực trạng cơ chế điều hành chính sách lãi suất trong thời gian qua 38

a. Giai đoạn thực hiện cơ chế điều hành lãi suất trực tiếp (1990-2000) 39

b. Giai đoạn thực hiện kết hợp cả hai cơ chế điều hành lãi suất trực tiếp và gián tiếp (T8/2000-T5/2002) 41

c. Giai đoạn chuyển sang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất gián tiếp (tháng 6/2002 đến nay) 42

2.1.2. Diễn biến lãi suất thị trường tiền tệ năm gần đây 43

2.1.3. Diễn biến thị trường tiền tệ từ khi thực hiện cơ chế mới về lãi suất 46

2.2.1. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cơ chế kiểm soát lãi suất của NHNN 51

2.2.2. Thành quả của cơ chế kiểm soát lãi suất 59

a. Những thành quả đạt được của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp 59

b. Những thành quả đạt được của cơ chế kiểm soát lãi suất gián tiếp 60

2.2.3. Hạn chế của cơ chế kiểm soát lãi suất 63

a. Hạn chế của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp 63

b. Hạn chế của cơ chế kiểm soát lãi suất gián tiếp 65

2.2.4. Những nguyên nhân dẫn đến giảm hiệu quả của cơ chế kiểm soát lãi suất 69

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 74

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN CƠ CHẾ KIỂM SOÁT LÃI SUẤT GIÁN TIẾP 74

3.2. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIỂM SOÁT LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM 75

3.2.1. Những quan điểm về lựa chọn lãi suất chủ đạo ở Việt Nam 75

3.2.2. Các mô hình kiểm soát lãi suất mục tiêu 82

3.2.3. Xây dựng mô hình kiểm soát lãi suất phù hợp ở Việt Nam 88

3.2.4. Giai đoạn tiếp theo 94

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO VAI TRÒ ĐIỀU HÀNH VÀ KIỂM SOÁT LÃI SUẤT CỦA NHNN VIỆT NAM 94

3.3.1.Lộ trình hoàn thiện cơ chế lãi suất 94

3.3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất của tổ chức tín dụng 97

3.3.3. Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ 99

 

doc104 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nhằm xây dựng cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iảm, lãi suất tiền gửi giảm mạnh, đến 31/12 thấp hơn so với 30/6 khoảng 0,1%/tháng, lãi suất tiền gửi ở mức thấp hơn so với đầu năm 2003 và 1/6/2002; lãi suất cho vay cũng giảm nhẹ ở cả khu vực nông thôn và thành thị ở mức 0,02-0,05%/tháng. - Lãi suất thị trường liên ngân hàng Về cơ bản, lãi suất thị trường liên Ngân hàng có chiều hướng biến động cùng với lãi suất kinh doanh của các NHTM nhưng có sự chênh lệch về khoảng thời gian và mức độ biến động. Lãi suất VNIBOR, lãi suất trúng thầu tín phiếu kho bạc và lãi suất trúng thầu mua NVTTM đạt mức cao cuối tháng 3/2003, sau đó biến động giảm dần, với mức 1%-2%/năm, lớn hơn mức giảm lãi suất tiền gửi của NHTM; so với thời điểm 1/6/02 các lãi suất nói trên đều giảm. - Lãi suất của NHNN công bố áp dụng đối với NHTM Lãi suất cơ bản và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên Ngân hàng và thanh toán bù trừ hầy như không biến động; lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu được điều chỉnh giảm với biên độ 0,6%-1,2%/năm, không tương ứng với chiều hướng và biên độ biến động của lãi suất thị trường tiền tệ. Đối với lãi suất tái cấp vốn tháng 3/03 tăng 1,8%/năm so với 1/6/02, không phải là biểu hiện của “thắt chặt tiền tệ” mà NHNN thay đổi cơ chế điều hành lãi suất thị trường liên Ngân hàng, bằng việc lấy lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu làm trần và sàn. 2.1.3. Diễn biến thị trường tiền tệ từ khi thực hiện cơ chế mới về lãi suất Đối với các nước công nghiệp, đặc biệt là các nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới, nhìn vào diễn biến trên thị trường tiền tệ với những thay đổi của lãi suất chủ đạo do NHTW công bố và lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng cho thấy sức khoẻ của nền kinh tế đó. Nước ta là một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, thị trường chứng khoán mới manh nha qua hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 6-2001, NHNN Việt Nam đã thực hiện cơ chế tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ, từ tháng 6-2002, thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận. Từ thời điểm đó cho đến nay những diễn biến của thị trường tiền tệ trong gần 2 năm qua luôn sôi động, cho they nước ta đang là nền kinh tế nóng. Để thấy rõ được sự diễn biến bất thường trên thị trường tiền tệ trong thời gian qua, có thể nhìn vào diễn biến lãi suất và các luòng chu chuyển vốn trên thị trường tiền tệ sẽ khẳng định nhận định đó. Điều này thể hiện qua các diễn biến cụ thể sau đây: Một là, thị trường tiền tệ diễn biến trái phiếu: lãi suất nội tệ trong 6 tháng cuối năm 2002 và 7 tháng đầu năm 2003 tăng cao. Lãi suất huy động vốn VNĐ cao nhất tới 0,78%-0,8%/tháng, cao nhất trong 3 năm qua. Sau đó từ tháng 8 đến hết tháng 11/2003 giảm nhẹ, từ đầu tháng 12-2003 đến nay thì tăng nhẹ, nhưng cả lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay vẫn đứng ở mức cao. Lãi suất cho vay cao nhất đến tháng 12-2003 và tháng 1 –2004 ở mức 1,1%/tháng (lãi suất cho vay của QTN nhiệt độ cơ sở; NHTMCP Nông thôn và NHNo và PTNT cho vay trung hạn ở nông thôn). Trong khi đó lãi suất ngoại tệ (USD) ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, lãi suất huy động vốn USD bình quân chỉ có 2,0%/năm, lãi suất cho vay bình quân 3,5-4,0/năm. Vốn huy động nội tệ tăng nhanh, trong khi dư nợ cho vay nội tệ tăng chậm. Ngược lại vốn huy động USD, dư nợ cho vay USD tăng nhanh. Xin lấy dẫn chứng số liệu này trong năm 2003 của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, nơi tập trung đông nhất đầu mối, hội sở và Sở giao dịch của các NHTM và Tổ chức tín dụng (TCTD), tính đến hết năm 2003, tổng nguồn vốn huy động đạt 144,100 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% tổng nguồn vốn huy động của ngành Ngân hàng trong toàn quốc; trong đó vốn huy động nội tệ đạt 90.300 tỷ đồng, tăng 22,9% so với cuối năm 2002, nhưng nguồn vốn huy động ngoại tệ đạt 53.800 tỷ đồng, chỉ tăng có 10,7% trong khi đó dư nợ cho vay nội tệ đạt 43.900 tỷ đồng, chỉ tăng có 21%, còn dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 29.864 tỷ đồng, tăng tới 37% so với cuối năm 2002. Tương tự, tại TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế sôi động nhất của đất nước, tính đến hết năm 2003, tổng nguồn vốn huy động nội tệ đạt 74.300 tỷ đồng, tăng 40,6% so với cuối năm 2002, nhưng nguồn vốn huy động ngoại tệ đạt 38.200 tỷ đồng, chỉ tăng có 15,2% trong khi đó dư nợ cho vay nội tệ đạt 64.700 tỷ đồng, chỉ tăng có 23,36%, còn dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 31.500 tỷ đồng, tăng tới 44,54% so với cuối năm 2002. Hai là, lãi suất trên thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước, nghiệp vụ thị trường mở cũng diễn biến tương tự. Cụ thể là trong 6 tháng cuối năm 2002 thì tăng nhẹ, sang 7 tháng đầu năm 2003 tăng cao, nhưng từ tháng 8-2003 đến tháng 12-2003 và cho đến tháng 1 – 2004 thì giảm đáng kể và đứng ở mức thấp (tháng 1- 2004 hầu như không có kết quả trúng thầu). Nếu như lãi suất trúng thầu Tín phiếu KBNN trong quý I/2003 từ 6,1% năm đến 6,25%/năm, bình quân 6,189%/năm; trong cả quý II/2003 đều thường xuyên ở mức 6,25%/năm; đầu quý III/2003 là 6,2%/năm thì liên tục giảm dần xuống còn 4,7%/năm cuối tháng 9-2003 và xoay quanh mức 5%/năm trong các phiên đấu thầu quý IV/2003. Lãi suất trúng thầu trên thị trường đấu thầu Tín phiếu KBNN cũng phản ánh đúng lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, đó là trong 7 tháng đầu năm 2003 tăng nhanh, nhưng từ tháng 8-2003 đã giảm nhanh. Thực tế đó cho thấy,việc Ngân hàng Nhà nước can thiệp gián tiếp lãi suất trên thị trường tiền tệ thông qua việc cắt giảm lãi suất cho vay tái cấp vốn, giảm lãi suất tái chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ tháng 8-2003 đã thực sự có hiệu quả. Điều này còn do kết quả của tổ chức cho 4 NHTM NN có quy mô lớn nhất, chiếm trên 70% thị phần huy động vốn và cho vay, thống nhất giảm mức lãi suất huy động vốn VND. Lãi suất trên thị trường mở cũng giảm dần phản ánh diễn biến lãi suất trên thị trường mở, phản ánh sát lãi suất trong nền kinh tế. Trong phiên giao dịch cuối năm 2002 và tháng 1 – 2003 lãi suất trúng thầu xoay quanh mức 4,8%-5,0%/năm , tháng 2 –2003 xoay quanh mức 4,6%-4,8%/năm thì các phiên giao dịch trong tháng 11, 12-2003 và tháng 1 – 2004 lãi suất trúng thầu trên thị trường mở giảm xuống chỉ còn 2,3%-2,7%/năm. Ba là, khối lượng trúng thầu Tín phiếu Kho bạc Nhà nước và khối lượng lớn nhất từ trước tới nay. Trong năm 2003, đã tài chính được 51 phiên đấu ước tính có tổng số 15.901 tỷ đồng Tín phiếu Kho bạc Nhà nước trúng thầu, so với dự kiến thời điểm đầu năm khoảng 10.000-12.000 tỷ đồng (tổng cộng kế hoạch các phiên trong năm khoảng 18.000 tỷ đồng) với lãi suất thấp, chi phí giảm thiểu tối đa. Đây là khoảng thời gian có khối lượng trúng lớn nhất trong gần 9 năm qua kể tử năm 1994 khi thị trường đấu thầu Tín phiếu KBNN bắt đầu hoạt động, gấp gần 2 lần so với khối lượng trúng thầu của cả năm 2002 là 8.410 tỷ đồng, gấp gần 4 lần khối lượng trúng thầu của năm 2001 là 3.915 tỷ đồng và năm 2000 là 4.495 tỷ đồng. Thị trường mở được Ngân hàng Nhà nước đưa vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000. Đến năm 2003 được coi là sự phát triển cao và hoàn thiện một bước quan trọng nghiệp vụ thị trường này. Trong năm 2003, bằng cách tiếp tục duy trì 2 phương thức giao dịch là mua có kỳ hạn và bán hẳn, Ngân hàng Nhà nước đã tài chính được trên 104 phiên giao dịch thị trường mở, với tổng khối lượng trúng thầu đến hết năm 2003 là 21.183,5 tỷ đồng, trong đó khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng nhà nước mua kỳ hạn 9.843,15 tỷ đồng, bán hẳn là 11.340 tỷ đồng. Tức là thông qua thị trường này trong 11 tháng đầu năm 2003, NHNN đã cung ứng gần 10.000 tỷ đồng cho các NHTM; đồng thời giúp các NHTM đầu tư hơn 11.300 tỷ đồng vốn khả dụng vào các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, tăng khả năng sinh lời và tối ưu hoá nguồn vốn trong kinh doanh phù hợp với hoạt động Ngân hàng trên thế giới. Đây là năm có tần suất hoạt động thường xuyên hơn và sôi động nhất. Bởi vì kết quả 12 tháng qua được so sánhvới 57 phiên giao dịch của năm 2002, có tổng khối lượng giao dịch trúng thầu là 8.945,53 tỷ đồng, trong đó mua có kỳ hạn 3.313,81 tỷ đồng, bán hẳn 620,0 tỷ đồng Xu hướng đó một mặt cho thấy nghiệp vụ thị trường mở thực sự có hiệu quả trong việc tác động vào vốn khả dụng của NHNN, chủ động thu hút tiền về hoặc bơm tiền ra lưu thông trên cơ sở cung cầu vốn của thị trường; mặt khác cũng chứng tỏ thị trường mở hấp dẫn đối với các NHTM trong việc năng động và linh hoạt trên thị trường tiền tệ Bảng: Khối lượng đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước và thị trường liên Ngân hàng trong các năm qua Năm Khối lượn dự kiến đấu thầu tín phiếu KBNN Tỷ đồng Khối lượng trúng thầu Tỷ đồng Giao dịch của thị trường liên Ngân hàng Tỷ đồng Năm 1997 4.190 2.917,5 Năm 1998 5.130 4.011 140.739 Năm 1999 4.400 3.011 161.834 Năm 2000 6.750 4.766 190.722 Năm 2001 8.550 3.955 220.916 Năm 2002 8.410 8.140 130.737 Năm 2003 18.000 15.901 150.000 Bốn là, dự nợ cho vay tăng nhanh hơn tốc độ tăng vốn huy động. Đến hết tháng 12 năm 2003, tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống Ngân hàng trong cả nước ước tính tăng khoảng 22,7% so với cuối năm 2002, trong đó riêng tại TP. Hồ Chí Minh tăng tới 30,8% tại Hà Nội tăng 18%. Tổng dư nợ cho vay và đầu tư vốn cho nền kinh tế ước tính tăng 27%, trong đó TP. Hồ Chí Minh tăng 29,57% Hà Nội tăng 27%. Năm là, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2003, để đáp ứng nhu cầu vốn VND cho các NHTM, Ngân hàng Nhà nước đã phải cung ứng 9.000 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ hoán đổi nghiệp vụ Swap ngoại tệ, bằng gần 100% chỉ tiêu cả năm 2003. Về diễn biến của giá vàng và tỷ giá trên thị trường ngoại hối. Giá vàng biến động trước hết theo nguyên lý chung đó là do quan hệ cung cầu trên thị trường. Đồng thời, trong điều kiện nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài 95% nhu cầu vàng của thị trường trong nước. Do đó, giá vàng ở nước ta hoàn toàn phụ thuộc vào giá vàng thế giới. 2.2.1. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cơ chế kiểm soát lãi suất của NHNN Thứ nhất, NHNN chưa thiết kế được một cơ chế kiểm soát lãi suất chủ động theo đúng thông lệ quốc tế. Theo kinh nghiệm của các nước, cơ chế kiểm soát mặt bằng lãi suất bao gồm việc lựa chọn một mức lãi suất mục tiêu, thiết kế hệ thống lãi suất điều tiết để khống chế mức lãi suất mục tiêu đó, đồng thời đảm bảo điều kiện để chuyển tải những ảnh hưởng của mức lãi suất mục tiêu tới toàn bộ mặt bằng lãi suất thị trường. Hiện nay, NHNN đang chọn lượng tiền cơ sở (MB) (hoặc dự trữ của hệ thống NHTM) là mục tiêu hoạt động. Tuy nhiên, trong thực tế, sự biến động của khối tiền này vượt khỏi khả năng kiểm soát của NHNN. Vì thế, NHNN không thể tác động vào mặt bằng lãi suất thông qua việc sử dụng khối tiền MB. Mặc dù từ đầu năm 2003, NHNN đã chủ trương lựa chọn lãi suất NVTTM làm mục tiêu hoạt động nhưng sự tương thích của loại lãi suất này với vai trò lãi suất mục tiêu cũng như hiệu quả điều tiết của cặp lãi suất chủ đạo cũng đang còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Trong thực tế, cơ chế phối hợp công cụ CSTT theo chức năng của nó chưa được hình thành còn bởi bản thân các công cụ CSTT chưa được sử dụng theo đúng chức năng của nó. Công cụ tái cấp vốn chủ yếu được dùng để cung ứng các khoản tín dụng theo chỉ định mà không phải để cung ứng các khoản tín dụng theo nhu cầu của các TCTD. Bên cạnh đó, các phương tiện thường xuyên thông qua các hoạt động cho vay thanh toán bù trừ và tiền gửi của các NHTM tại NHNN cũng chưa được tận dụng nhằm tạo thành khung điều chỉnh thường xuyên (gine – tuning operations) sự biến động của các mức lãi suất liên ngân hàng. lãi suất cho vay thanh toán bù trừ quy định như hình thức lãi suất phạt trong khi lãi suất tiền gửi quy định quá thấp và chỉ áp dụng đối với phần vượt dự trữ bắt buộc, vì thế, không tạo nên công cụ hấp thụ vốn khi cần thiết. Kết quả là lãi suất liên ngân hàng – mức lãi suất mà NHNN cần kiểm soát, có những thời kỳ, cao hơn tất cả các mức lãi suất chủ đạo và biến động tách rời với các mức lãi suất này. Thứ hai, NHNN chưa kiểm soát một cách chủ động các giao dịch liên ngân hàng và vì thế mà chưa kiểm soát được sự biến động của lãi suất liên ngân hàng. Theo kinh nghiệm của các nước, các điều kiện tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng thường được sử dụng làm căn cứ để xác định liều lượng cũng như chiều hướng tác động thường xuyên của Ngân hàng Trung ương. Trong thực tế, thị trường nội tệ liên ngân hàng có tài chính đã được thành lập ở Việt Nam từ 1993 theo quyết định số 132/QĐ-NH1, ngày 10/7/1993 nhưng hoạt động không hiệu quả và chấm dứt ngay sau khi thành lập. Lý do của sự thất bại này chủ yếu vởi các điều kiện về vốn thời kỳ đó không thuận tiện cho các giao dịch liên ngân hàng cộng với mô hình tổ chức chưa phù hợp. Từ đó đến nay, các giao dịch liên ngân hàng vẫn diễn ra tự phát và trực tiếp ngoài khả năng kiểm soát của NHNN với những đặc điểm sau: i. Thị trường liên ngân hàng (TTLNH) bị chi phối bởi thị phần hoạt động của 4 NHTM Nhà nước, biến động khoảng từ 67-76% thị trường. ii. Thời hạn giao dịch bình quân trên TTLNH còn dài. Các giao dịch có thời hạn vài tuần chiếm tỷ lệ khoảng trên 50%, các giao dịch qua đêm chỉ chiếm tỷ lệ trên dưới 20%, số còn lại được giao dịch với thời hạn từ vài tháng đến vài năm. iii. Chưa có cơ chế đảm bảo an toàn cho các giao dịch liên ngân hàng bao gồm quy chế thành viên và các yêu cầu thế chấp, cầm cố. Phần lớn các quan hệ vay mượn được thực hiện trên cơ sở tín chấp hoặc đảm bảo bằng số dư tiền gửi tại ngân hàng cho vay. iv. Lãi suất liên ngân hàng chưa phản ánh chính xác thực trạng cung cầu vốn khả dụng. Với cơ chế kiểm soát và chế độ thông tin báo cáo hiện hành, NHNN không thể cập nhật được các thông tin về thực trạng cung cầu vốn khả dụng trên thị trường liên ngân hàng. Các quyết định can thiệp vào cung cầu vốn khả dụng và khả năng thanh toán của hệ thống NHTM hiện nay dựa trên cơ sở dự báo những biến động dự trữ của hệ thống NHTM theo quyết định 37/2000/QĐ-NHNN1 ngày 24/1/2000. Mức độ chính xác của phương pháp dự báo cung cầu vốn khả dụng theo quyết định này còn hết sức khiêm tốn xuất phát từ sự thiếu chính xác và cập nhật của thông tin cũng như khả năng phân tích của nhân viên dự báo. Thiếu cơ chế hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng tập trung, NHNN sẽ khó nắm được thông tin chính xác về lãi suất liên ngân hàng cũng như cập nhật thông tin thường xuyên về lượng cung và cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Điều này cũng có nghĩa là NHNN không nắm bắt được kịp thời các dấu hiệu phản ánh thực trạng các điều kiện tiền tệ ngắn hạn – mục tiêu tác động trực tiếp của CSTT. Bảng: Quy mô thị trường liên ngân hàng Việt Nam (đơn vị nghìn tỷ VND) Theo loại hình TCTD Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 6 tháng 2002 Doanh số Số dư Doanh số Số dư Doanh số Số dư Doanh số Số dư Doanh số Số dư NHTMNN 84,5 7,2 102,1 10 133,6 12,6 153,2 17,6 103 16 NHTMCP 3,4 1,8 15,2 0,58 12,6 2,5 22,5 3,2 9,8 5,5 NHLD&NN 52,9 4,9 11,4 2,5 44,5 9,8 45,2 11,9 17,9 11,2 Tổng số 140,7 13,9 161,7 13,08 190,7 24,9 220,9 32,7 130,7 11,2 Nguồn: NHNN – Vụ tín dụng (NHTMNN: Ngân hàng thương mại Nhà nước; NHTMCP: ngân hàng thương mại cổ phần; NHLD&NN:Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài) Trong những năm gần đây và đặc biệt sau khi thực hiện cơ chế cho vay thoả thuận, doanh số giao dịch liên ngân hàng đã tăng lên nhanh chóng từ vài nghìn tỷ VNĐ trong năm 1998 tới hàng trăm nghìn tỷ trong các năm 2000-2001, chỉ trong vòng có 6 tháng đầu năm 2002, doanh số giao dịch này đã là 130.000 tỷ VND cao hơn rất nhiều lần doanh số giao dịch NVTTM. Số lượng cũng như loại TCTD tham gia thị trường liên ngân hàng cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Vì thế, yêu cầu phải kiểm soát giao dịch liên ngân hàng cũng như cập nhật thông tin thường xuyên về lãi suất liên ngân hàng tiến hành song song với việc thúc đẩy tính hiệu quả của thị trường tiền tệ liên ngân hàng là yếu tố nền tảng đảm bảo thiết lập được cơ chế kiểm soát mặt bằng lãi suất một cách có hiệu quả. Thứ ba, mức độ nhạy cảm của mặt bằng lãi suất tín dụng đối với những tác động của CSTT còn hạn chế do bản thân lãi suất tín dụng đang bị chi phối với các yếu tố phi thị trường. Chính sách kiểm soát lãi suất trực tiếp thực sự đã hạn chế khả năng phản ánh quan hệ cung cầu tín dụng, đặc biệt trong điều kiện thị trường tín dụng căng thẳng nguồn vốn. Có thể thấy điều này trong khu vực tín dụng nông thôn khi mức lãi suất thực tế thường được áp dụng kịch trần, cá biệt có trường hợp vượt mức trần khống chế. Bên cạnh đó, thị phần tín dụng còn bị chia xẻ bởi nguồn tín dụng do các tài chính phi ngân hàng cung ứng với các mức lãi suất ưu đãi khác nhau nưh Quỹ hỗ trợ phát triển, các Quỹ hỗ trợ theo các chương trình tài trợ của các tài chính phi chính phủ, nguồn vốn ODA và đặc biệt là nguồn vốn cho vay chỉ định của Chính phủ. Nguồn tín dụng chủ yếu là dài hạn với lãi suất ưu đãi do tận dụng được nguồn vốn giá rẻ hoặc có hỗ trợ từ ngân sách của các tài chính này phần nào đã làm giảm tính chất thị trường của mặt bằng lãi suất. Ngay cả khi chính sách lãi suất thoả thuận được áp dụng, sự chi phối của bộ phạn tín dụng ưu đãi này cũng sẽ làm sai lệch thước đo lãi suất thị trường. Đặc biệt, mức độ cạnh tranh thấp của thị trường tín dụng chính thức cũng hạn chế tính thị trường của việc hình thành lãi suất. Tính chất độc quyền của các NHTM Nhà nước được thể hiện rõ rệt khi nó được hưởng lợi thế so sánh về quy mô, về cơ cấu khách hàng và sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương cũng như Chính phủ (Xem bảng 2). Bảng 2: Tỷ lệ tập trung trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam và một số nước trong khu vực. Nước Thị phần tiền gửi của 5 ngân hàng lớn nhất. Tỷ lệ tiền gửi của 5 ngân hàng lớn nhất thuộc sở hữu Nhà nước Tỷ lệ tiền gửi của 5 ngân hàng lớn nhất thuộc sở hữu của các ngân hàng nước ngoài Việt Nam Campuchia Indonexia Nam Triều Tiên Malayxia Phillippin Thái Lan Trung Quốc 76,69 67 53,5 48 30 46 75 75 100% 16% 44% 30% 0% 12% 31% 0% 71% 7% 0% 18% 13% 7% * Chỉ bao gồm 4 NHTM Nhà nước. Nguồn: Jén Annders Kovsted (2002), So sánh hoạt động của các khu vực tài chính. Toạ đàm: Vấn đề về phát triển và cải cách khu vực tài chính ở Việt Nam – Dự án Ciem-Nias, viện Quản lý Kinh tế Trung ương. Chiếm đến hơn 70% thị phần tiền gửi và cho vay, các NHTM Nhà nước đang chi phối hoạt động của thị trường này và do đó, chi phối mặt bằng lãi suất tiền gửi và tiền vay của cả thị trường. Điều này thể hiện rõ rệt hơn sau khi NHNN thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận. Tất cả các NHTM Nhà nước đều gia tăng lãi suất để huy động vốn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu, mức lãi suất để huy động vốn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu, mức lãi suất huy động biến động trong khoảng 0,65-0,67% / tháng loại 6 tháng cao hơn lãi suất cơ bản được công bố cùng thời kỳ 0,62%/ tháng cùng với các hình thức trả lãi hấp dẫn. Các ngân hàng cổ phần và một vài ngân hàng liên doanh thực sự bị chi phối trong trào lưu này và buộc phải tăng lãi suất để có thể giữ chân các khách hàng cũ trong khi các khách hàng vay vốn chưa sẵn sàng chấp nhận sự tăng lên của lãi suất đầu ra. Thứ tư, điều quan trọng làm cản trở ảnh hưởng của lãi suất liên ngân hàng tới các mức lãi suất thị trường khác còn xuất phát từ sự phân cách giữa các bộ phận thị trường tín dụng và vì thế, sự di chuyển vốn giữa chúng không được thông suốt. Trước hết, sự phân cách này được thể hiện một cách rõ rệt giữa thị trường tín dụng nông thôn và thị trường tín dụng đô thị, dẫn đến vốn bị ứ đọng ở khu vực đô thị trong khi thiếu hụt ở khu nông thôn làm cho mặt bằng lãi suất chênh lệch khá cao, khoảng từ 100-200 điểm/tháng giữa hai khu vực này. Ngay cả sau khi áp dụng chính sách lãi suất thoả thuận, thì lượng vốn huy động của hệ thống cũng vẫn chỉ đáp ứng thường xuyên khoảng 60-65% nhu cầu sử dụng như trước thời điểm tháng 6/20023. Lý do chủ yếu là do tính chất độc quyền xuất phát từ ưu thế tuyệt đối của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong khu vực tín dụng nông thôn mà các ngân hàng khác không thể có như màng lưới rộng, cơ chế vay, thu nợ được thực hiện theo nhóm hoặc dưới hình thức ngân hàng lưu động, nhân viên ngân hàng quen với địa bàn và có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền cơ sở Điều này giúp các TCTD nông thôn giảm thiểu rủi ro tín dụng vốn ở mức cao trên địa bàn nông thôn. Thiếu các lợi thế này, các TCTD đô thị khó có khả năng tiếp cận được địa bàn và đưa vốn về nông thôn để thực hiện cạnh tranh lãi suất. Hai là, mặt bằng lãi suất không thống nhất giữa nguồn tín dụng chính thức và nguồn tín dụng không chính thức. Nguồn tín dụng chính thức là nguồn vốn được cung ứng bởi các TCTD trong khi nguồn tín dụng phi chính thức được hình thành từ các khoản vay của gia đình, bạn bè, vay nặng lãi và là nguồn chủ yếu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các điều tra chọn mẫu cho thấy chỉ khoảng 24,7% doanh nghiệp thử tiếp cận nguồn vốn này và gần 82% trong số học thành công. Số còn lại chủ yếu sử dụng nguồn vốn tín dụng phi chính thức mà chủ yếu (38,8%) là từ bạn bè, người thân và vay nặng lãi (11,2%) .Nếu xét từ góc độ ngân hàng chỉ cung ứng xấp xỉ 41% vốn lưu động cho khu vực DNNVV, trong đó ccs NHTM Nhà nước chiếm tới 61% nguồn tín dụng cung ứng. Nếu so sánh tốc độ tăng trưởng của khu vực DNNVV, đặc biệt là sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực năm 2000, với mức tăng dư nợ tín dụng trong khu vực này cũng có thể rút ra kết luận tương tự. Trong khi số vốn đăng ký của các doanh nghiệp mới tăng bình quân cả nước 84%, có những địa bàn số vốn đăng ký tăng tới hơn 400-600% từ năm 2000 đến 2001 như Cần Thơ, Quảng Ninh thì mức tăng trưởng dư nợ tín dụng cũng như tỷ lệ tăng trưởng khách hàng ở khu vực này là không đáng kể, chỉ biến động trên dưới 10% có những địa phương tỷ lệ này giảm xuống như Nha Trâng, Vũng Tàu5. Sự di chuyển nhu cầu tín dụng giữa hai bộ phận thị trường này cũng như mong muốn mở rộng phạm vi khách hàng của các NHTM là không dễ dàng khi gặp phải cản trở từ những yếu tố phi lãi suất: i/ các DNNVV thường gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu đảm bảo tiền vay của các NHTM do vướng mắc trong các quy định về quyền sử dụng đất., trong việc chứng minh tính pháp lí của các tài sản đảm bảo. Mặc dù nghị định 178/1999/NĐ-Cp và Nghị định 85/2002/NĐ-CP cho phép các NHTM có quyền quyết định các khoản vay không cần đảm bảo nhưng điều khoản này chủ yếu chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. ii/ Bản thân tình trạng tài chính non yếu của khu vực doanh nghiệp này làm cho các NHTM ngắn hạn khi quyết định cho vay. Các DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân thường có quy mô sản xuất nhỏ, tye lệ vốn tham gia vào dự án xin vay thấp, trình độ lập và quản lý dự án còn yếu, trong khi đó, các thông tin báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy, phần lớn không qua kiểm toán. Không tạo được lòng tin đối với các NHTM, các hồ sơ vay của khu vực DNNVV dễ bị từ chối ở khu vực thị trường tín dụng chính thức; iii/ bên cạnh đó, không thể không đề cập đến tâm lý phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tâm lý ngại rủi ro và thói quen xét quyệt món vay một cách thụ động của bản thân các NHTM. Các doanh nghiệp cũng trở ngại ngần tiếp cận thị trường tín dụng chính thức khi vướng phải các thủ tục xin vay phức tạp và cho rằng họ sẽ không nhận được sự quan tâm đúng mức của cán bộ ngân hàng Sự phân cách giữa hai bộ phận thị trường tín dụng chính thức và thị trường tín dụng phi chính thức bởi những lý do liên quan đến mức độ rủi ro, đến cách nhìn nhận và ứng sử có phân biệt của các NHTM đối với các thành phần kinh tế khác nhauđã tạo nên sự khác biệt về lãi suất giữa hai bộ phận thị trường và làm giảm mức độ nhạy cảm của mặt bằng lãi suất trước những thay đổi của CSTT. Tính cấp thiết của việc hình thành một cơ chế kiểm soát lãi suất thích hợp là vấn đề không cần bàn cãi. Tuy nhiên, để có một cơ chế kiểm soát lãi suất với đầy đủ hiệu lực tác động của nó lại là vấn đề cần có sự quan tâm thích đáng. Trước hết là việc lựa chọn và xác định mức lãi suất mục tiêu phù hợp và sau đó là thiết kế cơ chế sử dụng phối hợp các công cụ CSTT để duy trì mức lãi suất mục tiêu đó. Cải cách hoạt động thị trường tín dụng theo hướng hạn chế sự phân cách trong phạm vi thị trường được coi là giải pháp quan trọng nhằm tạo môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng và đảm bảo quyền lực chuyển tải những ảnh hưởng của mức lãi suất mục tiêu tới mặt bằng lãi suất thị trường. 2.2.2. Thành quả của cơ chế kiểm soát lãi suất a. Những thành quả đạt được của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp Tính toán các mức lãi suất ngày càng dựa trên căn cứ khoa học phù hợp với quy luật khách quan, thực hiện chuyển biến từ lãi suất âm sang cơ chế lãi suất thực dương từng phần và thực dương hoàn toàn. Trước những năm 1989, vì nhiều lý do và do chưa năm được lý luận nền kinh tế thị trường nên lãi suất vẫn “âm” (lãi suất tiền gửi > lãi suất cho vay, lãi suất cho vay < tỷ lệ lạm phát). Nhưng từ năm 1992 cho đến nay việc điều hành lãi suất thực sự theo đúng nguyên lý: lãi suất tín dụng dài hạn cao hơn lãi suất tín dụng dài hạn cao hơn lãi suất tín dụng ngắn hạn, lãi suất nội tệ cao hơn lãi suất ngoại tệ. Vì vậy nó tác động đến nền kinh tế theo những hướng sau: - Góp phần phản ánh thực chất hiệu quả hoạt động của tài chính kinh tế. Do CSLS thực dư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT27.doc
Tài liệu liên quan