Khóa luận Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Sông Công, Thái Nguyên

Tổng hợp mức độ rủi ro lãi suất của cả nội tệ và ngoại tệ thì chi nhánh chỉ gặp rủi ro lãi suất các năm 2009 và 2010 với mức độ tổn thất thu nhập lãi ròng lên đến 2.244 triệu đồng và 6.789 triệu đồng. Trong năm 2009 lãi suất nội tệ trên thị trường liên tục tăng tuy nhiên xét mức thay đổi trung bình thì lãi suất năm 2009 đã giảm so với năm 2008, Điều này làm cho chi nhánh phải chịu tổn thất lớn 11.805 triệu đồng. Ngược lại với nội tệ, trong năm 2009 lãi suất ngoại tệ giảm đã tạo cho chi nhánh thu nhập lớn 9.561 triệu đồng. Tuy nhiên mức tăng thu nhập từ ngoại tệ không đủ để bù đắp mức thiệt hại từ nội tệ nên xét về tổng thể năm 2009 chi nhánh vẫn phải chịu tổn thất. Các tháng đầu năm 2010 duy trì đà tăng lãi suất của năm 2009, sau đó lã suất ổn định ở các quý II, III, tuy nhiên 2 tháng cuối năm các ngân hàng lại bước vào cuộc chạy đua lãi suất mới. Do đó, xét về tổng thể thì lãi suất năm 2010 tăng so với năm 2009, và với việc duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất của cả nội tệ và ngoại tệ âm thì chi nhánh chịu tổn thất nặng nề: 867 triệu đồng nội tệ và 5.922 ngoại tệ. Riêng năm 2008 chi nhánh có thu nhâp là 11.437 triệu đồng là nhờ thu nhập từ nội tệ lớn 15.853 triệu đồng đủ để bù đắp thiệt hại từ ngoại tệ 4.146 triệu đồng

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Sông Công, Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,628 22,14 166 20,62 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công, Thái Nguyên các năm 2008 ,2009, 2010) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng nhanh vào năm 2009 (26,42%) là do các gói kích cầu của chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế nước ta sau khủng hoảng. Với gói hỗ trợ lãi suất 4% nên mặc dù các nền kinh tế khó khăn nhưng doanh số cho vay vẫn tăng. Đến năm 2010 doanh số cho vay vẫn tăng nhưng với tốc độ nhỏ hơn (22,78%) do tình hình kinh tế có những dấu hiệu bất lợi: các tháng cuối năm 2010 lãi suất cho vay tăng cao nên nhu cầu vốn tín dụng giảm. Bảng 2.4 – Cơ cấu cho vay của chi nhánh vào thời điểm cuối các năm 2008, 2009, 2010 Thời điểm 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Chỉ tiêu Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng (%) Tổng dư nợ 83,781 100 109,954 100 31,24 144,592 100 31,18 I - Theo thời hạn 1 - Ngắn hạn 53,712 64,11 63,683 60,6 24,1 93,171 64,4 39,7 2 - Trung dài hạn 30.07 35,89 43,271 39,4 73,95 51,421 35,6 18,8 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công, Thái Nguyên các năm 2008, 2009, 2010) Dư nợ cho vay của chi nhánh tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng 26,173 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng 31,24 % so với năm 2008 cho thấy mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng được sự hỗ trợ của chính phủ các doanh nghiệp vẫn vay vốn đầu tư cho sản xuất. Năm 2008 do khủng hoảng kinh tế nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ NH đúng hạn, đến năm 2009, kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp hoàn trả được các khoản nợ tồn đọng. Đây chính là nguyên nhân của sự tăng mạnh doanh số thu hồi nợ năm 2009. Năm 2010 dư nợ tín dụng tiếp tục tăng 34,638 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 31,5% so với năm 2009. Mặc dù vào cuối năm 2010 lãi suất tăng cao nhưng với tâm lý tin tưởng vào sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp tăng cường vay nợ NH để đầu tư sản xuất dẫn đến dư nợ cho vay của chi nhánh tiếp tục tăng. Xét về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn có thể thấy dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ:64,11% năm 2008, 57,92 % vào cuối năm 2009 và 64,41% vào cuối năm 2010. Năm 2009 tỷ trọng của dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng lên trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn giảm xuống cho thấy dư nợ có tính ổn định hơn, chi phí cho việc thiết lập hồ sơ vay giảm đi, giảm tải cho cán bộ tín dụng. Sang đến năm 2010 tình hình kinh tế trở nên phúc tạp dẫn đến dư nợ vay ngắn hạn tăng trở lại, dư nợ vay trung hạn vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, ngược lại dư nợ vay dài hạn giảm mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc hi phí hoạt động tăng làm giảm lợi nhuận của chi nhánh. Kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh của chi nhánh được xác định trên cơ sở thu nhập và chi phí. Với đặc điểm hoạt động kinh doanh tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu nên phần lớn thu nhập kinh doanh của chi nhánh là thu nhập lãi còn trong chi phí thì chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì lý do đó, khi thu nhập lãi hay chi phí lãi biến động thì ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Bảng 2.5 – Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Sông Công Năm 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Số tiền (trđ) Số tiền (trđ) Chênh lệch so với 2008 Số tiền (trđ) Chênh lệch so với 2009 Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tổng thu nhập 14.862 13.745 -1.117 - 7,52 19.257 5.512 40,1 Trong đó: Thu nhập lãi 13.187 12.183 - 1.004 - 7,61 18.798 6.615 50,16 Tổng chi phí 14.032 12.517 - 1.515 - 10,8 17.147 4.63 36,99 Trong đó: Chi phí lãi 10.178 8.777 -1.401 - 13,77 13.409 4.632 52,77 Thu nhập lãi ròng 3.009 3.406 397 13,2 5.389 1.983 58,2 Lợi nhuận trước thuế 1.586 2.331 745 46,97 4.961 2630 112,83 Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA) 1,8% 2,03% 0,23% 12,78% 3,27% 1,24% 61,08% ( Nguồn: Kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công, Thái Nguyên các năm 2008, 2009, 2010) Nhìn vào bảng số liệu dễ dàng nhận thấy lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua các năm: năm 2009 tăng nhẹ ở mức 745 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 46,97%; năm 2010 con số này ở mức 2.630 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 112,83%. Năm 2009 mặc dù thu nhập lãi ròng chỉ tăng 13,2% so với năm 2008 nhưng lợi nhuận trước thuế lại tăng 46,97%. Có điều này là do năm 2009 tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ giảm so với năm 2008 (1.075 triệu đồng so với 1.423 triệu đồng, giảm 24,46%) cho thấy hoạt động tín dụng năm 2009 gặp ít rủi ro hơn. Năm 2010 lợi nhuận trước thuế tăng đột biến ở mức 2.630 triệu đồng so với năm 2009 và tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản cũng tăng 1,24%, cao nhất trong 3 năm qua. Có kết quả này là do 4 nguyên nhân chính: Một là, thu nhập lãi ròng tăng 1.983 triệu đồng do chi nhánh đã tận dụng được nguồn vốn rẻ như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn để đầu tư trong thời điểm lãi suất thị trường đầy biến động; Hai là, hoàn nhập dự phòng rủi ro, năm 2010 trích lập dự phòng rủi ro ít hơn năm 2009 gần 650 triệu đồng); Ba là, chi nhánh tăng thu từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng: dịch vụ chuyển tiền…; Bốn là, sự cố găng, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh trong việc kinh doanh và tiết kiệm chi phí hoạt động. Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản các năm 2009, 2010 đều tăng so với năm trước đó, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2010 lớn hơn tốc độ tăng năm 2009 cho thấy lợi nhuận được tạo ra từ tài sản trong năm 2010 lớn hơn năm 2009. Điều này đồng nghĩa với việc chi nhánh sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận năm 2009 chỉ tăng 12,78% trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 46,97% nghĩa là tổng tài sản của chi nhánh tăng nhanh hơn lợi nhuận trước thuế. Một sự tăng lên của tổng tài sản cho thấy chi nhánh đang mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Các số liệu về tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận trước thuế năm 2010 cũng thể hiện điều này. 2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CHI NHÁNH 2.2.1. Lựa chọn mô hình đo lường rủi ro lãi suất RRLS dẫn đến tổn thất là một yếu tố khó tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của NH. Kể từ khi NHNN thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hóa lãi suất và quá trình hội nhập càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam, sự biến động lãi suất đã trở nên thường xuyên hơn gây cho các NH nhiều khó khăn trong kinh doanh do lãi suất là giá cả trong kinh doanh tiền tệ. Về mặt lý thuyết có thể sử dụng các mô hình khác nhau để đo lường RRLS: mô hình kì hạn, mô hình định giá lại, mô hình thời lượng. Trong khóa luận này lựa chọn mô hình định giá lại để lượng hóa RRLS tại chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công bởi vì: Thứ nhất, RRLS tại chi nhánh được xác định chủ yếu trên cơ sở rủi ro thu nhập do hoạt động của chi nhánh hiện tại chủ yếu là các hoạt động truyền thống (huy động vốn, điều hòa vốn nội bộ, cho vay), cơ cấu tài sản của chi nhánh ít có những tài sản có giá trị biến động theo lãi suất thị trường do việc kinh doanh và nắm giữ các chứng khoán còn rất khiêm tốn. Thứ hai, mô hình định giá lại có thể thực hiện tương đối đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Khi áp dụng mô hình này, để giải quyết sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn, trong khuôn khổ có hạn của khóa luận này, các giả định được đặt ra là: - Chênh lệch giữa thời hạn danh nghĩa (thời hạn kí kết hợp đồng) của TSC và TSN của NH tại thời điểm tính toán bằng chênh lệch thời hạn thực tế (thời hạn còn lại trong thực tế) của những tài sản này. Giả định này được đưa ra xuất phát từ thực tế là khi thời gian qua đi, thời hạn thực tế của các khoản mục thuộc TSC và TSN của NH đều rút ngắn lại, chính vì vậy chênh lệch thời hạn danh nghĩa và chênh lệch thời hạn thực tế của TSC và TSN của chi nhánh khác nhau nhiều. - Toàn bộ các khoản cho vay sẽ được hoàn trả một lần khi đến hạn, kể cả các khoản cho vay tiêu dùng và cho vay trung dài hạn có lãi suất cố định. Mặc dù trên thực tế các khoản cho vay này thường được hoàn trả theo định kỳ và NH thường xuyên sử dụng số tiền thu hồi nợ từ những khoản cho vay này để thực hiện những khoản cho vay mới với lãi suất cho vay hiện hành. 2.2.2. Sử dụng mô hình định giá lại để đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất 2.2.2.1. Phân loại tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất Cơ sở phân loại: Dựa vào mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất (đối với TSC) và chi phí trả lãi (đối với TSN) khi lãi suất thay đổi. Kì hạn định giá lại được lựa chọn là 1 năm Những khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: 3, 6, 9, 12 tháng, các khoản vốn điều hòa. Đây là những khoản NH tái tài trợ trong vòng 1 năm, do đó chúng thuộc TSN nhạy cảm lãi suất (RSL) Các khoản cho vay ngắn hạn (thời hạn dưới 1 năm) sẽ được tái đầu tư trong năm; tất cả các khoản vay trung dài hạn được tính lãi suất thả nổi dược tái đầu tư trong năm. Vì vậy chúng thuộc TSC nhạy cảm lãi suất (RSA) Do sự biến động của lãi suất nội tệ và ngoại tệ là không hoàn toàn giống nhau nên để đánh giá một cách chính xác mức độ rủi ro lãi suất của NH việc tính toán RRLS cần được tách riêng cho từng loại tài sản nội tệ và ngoại tệ. Bảng 2.6 – Giá trị TSC, TSN nội tệ nhạy cảm lãi suất (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 RSA 46.351 137.718 167.516 Cho vay ngắn hạn 38.480 117.649 140.121 Cho vay trung, dài hạn 7.871 20.069 27.395 RSL 60.874 155.518 257.629 1-3 tháng 40.112 60.863 90.340 3-6 tháng 19.955 63.104 111.526 6-12 tháng 8.070 31.551 55.763 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công, Thái Nguyên các năm 2008, 2009, 2010) Chi nhánh không thực hiện cho vay ngoại tệ nên ta có bảng sau Bảng 2.7 – Giá trị TSC, TSN ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ) nhạy cảm lãi suất (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 RSL 5.118 21.730 19.104 1-3 tháng 2.559 10.865 9.552 3-6 tháng 1.535 6.519 5.731 6-12 tháng 1024 4.346 3.821 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công, Thái Nguyên các năm 2008, 2009, 2010) 2.2.2.2. Công thức tính (2.1) Để xác định thiệt hại của NH khi lãi suất thị trường biến động chúng ta áp dụng mô hình định giá lại. ∆NII = (RSA – RSL) x ∆i ∆i là mức thay đổi lãi suất trung bình đối với TSC và TSN. Tuy nhiên trên thực tế điều này là không phù hợp vì lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay là khác nhau nên tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình của TSC khác với tỷ lệ thay đổi lãi suât trung bình của TSN. Do vậy khi sử dụng mô hình định giá lại để lượng hóa rủi ro lãi suất của NH ta sử dụng công thức: (2.2) ∆NII = RSA . ∆RA – RSL . ∆RL Trong đó: RSA, RSL là giá trị TSC, TSN nhạy cảm lãi suất ∆NII: mức thay đổi thu nhập ròng từ lãi khi lãi suất thay đổi ∆RA: tỷ lệ thay đỏi lãi suất trung bình đối với TSC nhạy cảm lãi suất ∆RL: Tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với TSN nhạy cảm lãi suất (2.3) ∆RA, ∆RL được xác định theo công thức: ∆RA = RAck – RAđk = ()ck – ()đk (2.4) ∆RL = RLck – RLđk = ()ck – ()đk Trong đó: RAck, RAđk: lãi suất trung bình của TSC nhạy cảm ở các thời điểm cuối kỳ, đầu kỳ. Rck, Rđk: lãi suất trung bình của TSN nhạy cảm ở các thời điểm cuối kỳ, đầu kỳ DAi: tỷ trọng TSC nhạy cảm lãi suất loại i trên tổng TSC nhạy cảm lãi suất DLj: tỷ trọng TSN nhạy cảm lãi suất loại i trên tổng TSN nhạy cảm lãi suất 2.2.2.3. Xác định mức lãi suất trung bình thay đổi qua các năm Lãi suất nội tệ Thay số từ bảng 2.6 và lãi suất huy động vốn nội tệ qua các thời kỳ vào công thức (2.4) ta có bảng sau: Bảng 2.8 – Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ Lãi suất (%/năm) RL1đk (%/năm) RL1ck (%/năm) ΔRL1 (%/năm) Năm 2008 7,02 8,97 1,89 Năm 2009 8,97 8,55 - 0,42 Năm 2010 8,55 9,10 0,55 (Nguồn: biểu lãi suất huy động của NHNo&PTNT Sông Công) Với RL1đk, RL1ck là lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất ở đầu kỳ và cuối kỳ. Thay số từ bảng 2.6 và lãi suất cho vay nội tệ qua các thời kỳ vào công thức (2.3) ta có bảng sau: Bảng 2.9 – Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC bằng nội tệ Lãi suất (%/năm) RA1đk (%/năm) RA1ck (%/năm) ΔRA1 (%/năm) Năm 2008 9,76 11,49 1,73 Năm 2009 11,87 10,93 -0,56 Năm 2010 10,93 11,54 0,61 (Nguồn: biểu lãi suất huy động của NHNo&PTNT Sông Công) Với RA1đk, RA1ck là lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất ở đầu kỳ và cuối kỳ. Lãi suất ngoại tệ Thay số từ bảng 2.7 và lãi suất huy động vốn nội tệ qua các thời kỳ vào công thức (2.4) ta có bảng sau: Bảng 2.10 – Mức thay đổi lãi suất trung bình của TSN bằng ngoại tệ Lãi suất (%/năm) RL2đk (%/năm) RL2ck (%/năm) ΔRL2 (%/năm) Năm 2008 4,17 4,98 0,81 Năm 2009 4,98 4,54 - 0,44 Năm 2010 4,54 4,85 0,31 (Nguồn: biểu lãi suất huy động của NHNo&PTNT Sông Công) Với RL2đk, RL2ck là lãi suất trung bình của TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất ở đầu kỳ và cuối kỳ. Do chi nhánh không thực hiện nghiệp vụ cho vay ngoại tệ nên chúng ta không xét đến mức thay đổi lãi suất trung bình của TSC bằng ngoại tệ. 2.2.2.4. Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất của chi nhánh qua các năm Từ công thức 2.2 ta có mức độ thay đổi thu nhập lãi ròng nội tệ của chi nhánh phải gánh chịu khi lãi suất nội tệ thay đổi là: (2.5) ∆NII1 = RSA1 . ∆RA1 – RSL1 . ∆RL1 Với: ∆NII1 : Mức độ thay đổi thu nhập ròng từ lãi của nhóm TSC, TSN nhạy cảm với lãi suất bằng nội tệ. RSA1: Giá trị của TSC bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất RSL1 : Giá trị của TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất ∆RA1 , ∆RL1: Tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với TSC, TSN nhạy cảm với lãi suất bằng nội tệ. Thay số từ bảng giá trị TSC, TSN nội tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ (bảng 2.6) và bảng mức độ thay đổi lãi suất trung bình của TSC, TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất (bảng 2.8 và 2.9) vào công thức (2.5) ta có bảng sau: Bảng 2.11 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS nội tệ qua các thời kỳ Năm RSA1 (triệu đồng) ∆RA1 (%) RSL1 (triệu đồng) ∆RL1 (%) ∆NII1 (triệu đồng) 2008 66.351 1,73 50.874 1,95 15.583 2009 137.718 -0,56 155.518 -0,42 - 11.805 2010 167.516 0,61 257.629 0,4 - 867 Tương tự cũng từ công thức 2.2 ta có mức độ thay đổi thu nhập lãi ròng ngoại tệ của chi nhánh phải gánh chịu khi lãi suất ngoại tệ thay đổi là: (2.6) ∆NII2 = RSA2 . ∆RA2 – RSL2 . ∆RL2 Với: ∆NII2 : Mức độ thay đổi thu nhập ròng từ lãi của nhóm TSC, TSN nhạy cảm với lãi suất bằng nội tệ. RSA2: Giá trị của TSC bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất RSL2 : Giá trị của TSN bằng nội tệ nhạy cảm lãi suất ∆RA2 , ∆RL2: Tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với TSC, TSN nhạy cảm với lãi suất bằng nội tệ. Thay số từ bảng giá trị TSC, TSN ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ (bảng 2.7) và bảng mức độ thay đổi lãi suất trung bình của TSC, TSN bằng ngoại tệ nhạy cảm lãi suất (bảng 2.10) vào công thức (2.6) ta có bảng sau: Bảng 2.12 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS ngoại tệ qua các thời kỳ Năm RSA2 (triệu đồng) ∆RA2 (%) RSL2 (triệu đồng) ∆RL2 (%) ∆NII2 (triệu đồng) 2008 0 5.118 0,81 - 4.146 2009 0 21.730 - 0,44 9.561 2010 0 19.104 0,31 - 5.922 Tổng mức RRLS mà chi nhánh phải gánh chịu gồm RRLS nội tệ và ngoại tệ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.13 – Bảng biểu diễn mức độ RRLS của chi nhánh qua các thời kỳ (đơn vị: triệu đồng) Thời kỳ ∆NII = ∆NII1 + ∆NII2 Năm 2008 15.583 + (- 4.146) = 11.437 Năm 2009 (-11.805) + 9.561 = - 2.244 Năm 2010 (- 867) + (- 5.922) = - 6.789 Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy đối với bộ phận tài sản nội tệ, trong cả 3 năm chi nhánh đều có mức chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm lãi suất lớn, tuy nhiên chi nhánh chỉ gặp rủi ro năm 2009 và 2010. Do chi nhánh duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất âm và 2 năm 2009, 2010 lãi suất thị trường tăng gây tổn thất cho chi nhánh, cụ thể, năm 2009 là 2.244 triệu đồng và năm 2010 là 6.789 triệu đồng. Năm 2008, chi nhánh duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất dương kết hợp với lãi suất thị trường tăng đã làm tăng thu nhập của chi nhánh 15.583 triệu đồng. Đối với bộ phận tài sản ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất, do chi nhánh không thực hiện cho vay ngoại tệ nên khe hở nhạy cảm lãi suất luôn âm. Năm 2009 do lãi suất thị trường giảm kết hợp với khe hở nhạy cảm lãi suất âm nên thu nhập của ngân hàng tăng 9.561 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2008 và 2010 lãi suât tăng đã làm thiệt hại của NH là 4.146 triệu đồng và 5.922 triệu đồng.. Tổng hợp mức độ rủi ro lãi suất của cả nội tệ và ngoại tệ thì chi nhánh chỉ gặp rủi ro lãi suất các năm 2009 và 2010 với mức độ tổn thất thu nhập lãi ròng lên đến 2.244 triệu đồng và 6.789 triệu đồng. Trong năm 2009 lãi suất nội tệ trên thị trường liên tục tăng tuy nhiên xét mức thay đổi trung bình thì lãi suất năm 2009 đã giảm so với năm 2008, Điều này làm cho chi nhánh phải chịu tổn thất lớn 11.805 triệu đồng. Ngược lại với nội tệ, trong năm 2009 lãi suất ngoại tệ giảm đã tạo cho chi nhánh thu nhập lớn 9.561 triệu đồng. Tuy nhiên mức tăng thu nhập từ ngoại tệ không đủ để bù đắp mức thiệt hại từ nội tệ nên xét về tổng thể năm 2009 chi nhánh vẫn phải chịu tổn thất. Các tháng đầu năm 2010 duy trì đà tăng lãi suất của năm 2009, sau đó lã suất ổn định ở các quý II, III, tuy nhiên 2 tháng cuối năm các ngân hàng lại bước vào cuộc chạy đua lãi suất mới. Do đó, xét về tổng thể thì lãi suất năm 2010 tăng so với năm 2009, và với việc duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất của cả nội tệ và ngoại tệ âm thì chi nhánh chịu tổn thất nặng nề: 867 triệu đồng nội tệ và 5.922 ngoại tệ. Riêng năm 2008 chi nhánh có thu nhâp là 11.437 triệu đồng là nhờ thu nhập từ nội tệ lớn 15.853 triệu đồng đủ để bù đắp thiệt hại từ ngoại tệ 4.146 triệu đồng. 2.2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất tại chi nhánh 2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan - Một là, lãi suất thị trường biến động bất thường Lãi suất năm 2008 Lãi suất VNĐ Chưa có năm nào lãi suất lại có những diễn biến bất ngờ như năm 2008. Lạm phát tăng cao, nền kinh tế khát vốn, sự phát triển nóng của hệ thống các NHTM, thị trường chứng khoán, bất động sản vào nửa đầu năm 2008 đã khiến thị trường liên tục xác lập các đỉnh cao mới về lãi suất huy động. Vì mục tiêu kiềm chế lạm phát, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với các công cụ: tăng lãi suất cơ bản, tăng dự trữ bắt buộc khiến cho cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động giữa các NHTM trở nên sôi động chưa từng thấy. Nếu như ở thời điểm 19/5, lãi suất huy động của các NHTM cao nhất cũng chỉ là 12%/năm thì sau đó, các con số 16, 17% đã lần lượt trở nên lạc lõng, thay thế là 19, 20%, thậm chí là 21% cộng thêm nhiều khoản phí giao dịch mới phát sinh. Lãi suất huy động tăng cao kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng mạnh, từ 23 – 24%/ năm đã làm nghẹt thở các con đường tiếp cận vốn NH của các doanh nghiệp. Vào những tháng cuối năm 2008 nền kinh tế thế giới bước vào khủng hoảng, cùng với nó kinh tế Việt Nam bước sang giai đoạn giảm phát. Diễn biến của kinh tế thế giới buộc NHNN phải cắt giảm lãi suất cơ bản. Từ ngày 21/10 đến cuối năm, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 14% về 8,5%/năm. Sau khi NHNN ra thông báo giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống còn 13 rồi 12,11,10 và 8,5%/năm trong các tháng 10,11,12 đã khiến lãi suất thị trường liên tục tụt dốc, xuống còn 19% rồi 16,15 và 11%. Đến cuối năm thì mức lãi suất huy động bằng VNĐ của nhóm các NHTM cổ phần: không kì hạn: 3,28%/năm; 3 tháng: 8,27%/năm; 6 tháng: 7,99%/năm; 12 tháng: 8,01%/năm; mức lãi suất cho vay của các NH này thấp nhất là 10,5%/năm và phổ biến ở mức 12,75%/năm. Lãi suất huy động của các NHTM Nhà nước thấp hơn, cụ thể lãi suất huy động tiền gửi không kỳ hạn là 3%/năm; 3 tháng: 7,74%/năm; 6 tháng: 7,55%/năm và 12 tháng là 7,95%/năm; lãi suất cho vay thấp nhất là 8,5% và phổ biến ở mức 10-12,44%/năm. Lãi suất USD Trong năm 2008 lãi suất trên thị trường quốc tế liên tục giảm thấp, riêng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhiều lần cắt giảm mạnh lãi suất chủ đạo đồng USD. Trái ngược với diễn biến lãi suất trên thế giới, từ đầu năm đến tháng 7/2008 các NHTM thường xuyên thực hiện tới 2, 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn USD do 3 nguyên nhân chính: Một là, làm phát ở Việt Nam lớn hơn nhiều lần ở Mỹ; Hai là, nhu cầu vay USD để thanh toán hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp gia tăng khiến tăng cầu tiền gửi USD; Ba là, do chênh lệch lãi suất cho vay VND sới USD khoảng gần 4- 5%/năm (các kỳ hạn 3 – 6 tháng) cũng có thể làm cho doanh nghiệp tăng cường vay bằng USD rồi chuyển sang VND để sử dụng dù không hoạt động xuất nhập khẩu. Trong những tháng cuối năm, sau khi các quyết định về lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới của NHNN có hiệu lực, các NHTM đã điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất cho vay và huy động bằng USD cho phù hợp với quy định của NHNN và cung cầu vốn thị trường. Từ tháng 9/2008 lãi suất USD mới điều chỉnh giảm nhẹ, đến tháng 10/2008 lãi suất huy động vốn USD cao nhất còn 6,5%/năm và lãi suất cho vay USD bình quân còn 9%/năm. Đến cuối tháng 10/2008 lãi suất USD tiếp tục được các NHTM điều chỉnh giảm nhẹ hơn nữa, lãi suất huy động USD cao nhất xoay quanh mức 6%/năm và lãi suất cho vay USD xoay quanh mức 8,5%/năm. Đến tháng 12/2008, lãi suất huy động và cho vay USD tiếp tục giảm, lãi suất huy động bằng USD ở mức 4-5% ,lãi suất cho vay ở mức 6-9%. Lãi suất năm 2009 Lãi suất VND Ngay từ những tháng đầu năm, lãi suất huy động của các NH tăng nhẹ.. Các điều chỉnh tăng được thực hiện với hầu hết các kỳ hạn, từ kỳ hạn tuần đến kỳ hạn 36 tháng. Ngày 12.3 các NHTM gây chú ý khi công bố áp dụng mức lãi suất huy động cao nhất 8,7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất các kỳ hạn lần lượt được điều chỉnh tăng, lên mức 8%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng, 7,32%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, và các kỳ hạn 6 - 9 - 12 tháng lần lượt nhận được mức lãi xuất 7,44%/năm, 7,524%/năm và 8,004%/năm. Từ tháng 5 đến tháng 7/2009, làn sóng đua tăng lãi suất huy động VND ở các NHTM chưa có dấu hiệu dừng do nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế tăng cao, lãi suất huy động VND đang tiến sát về mức trần cho vay. Nhiều NHTM chỉ trong 2 tuần đã tăng lãi suất tiền gửi 2 đến 3 lần. Ở khối NHTM Nhà nước, lãi suất huy động VND không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6 tháng: 7,5%/năm và 12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối NHTM cổ phần, mức 2,87%/năm dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm. Đến tuần cuối của tháng 5, làn sóng tăng lãi suất huy động bằng VND tăng khá mạnh. Từ tháng 8 đến tháng10/2009, các NH gia tăng lãi suất và đỉnh cao nhất lên đến 9,5%. Tiếp tục sau đó các NHTM đưa ra các mức lãi suất huy động cơ bản như 15 tháng (9,4%), 24 tháng (9,8%) hay 36 tháng (10,3%/năm) và tiếp tục tăng lãi xuất huy động 0.3%. Đặc biệt, vào ngày 12/8 lãi suất huy động vốn VND đã lên tới đỉnh là 10.3%. Đến đầu tháng 11 nhóm NHTM cổ phần điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND với mức từ 0,1-0,3%/năm. Cụ thể lãi suất của các NH đã lên tới 9.99%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Tháng 12/2009 mặt bằng lãi suất huy động tăng từ 0,8-1,4%/năm, phổ biến ở mức 10-10,49%/năm. Lãi suất cho vay tăng từ 1-1,5%/năm Lãi suất USD Tháng 2 năm 2009, lãi suất huy động USD bình quân tại khối NHTMCP phổ biến là 2,21%/năm (kỳ hạn 3 tháng), 2,4%/năm (kỳ hạn 6 tháng) và 2,76%/năm (kỳ hạn 12 tháng). Tại khối NHTM Nhà nước, mức lãi suất huy động USD phổ biến từ 2,08%/năm đến 3,19%/năm. Đến đầu tháng 4, lãi suất huy động USD của các NHTM quốc doanh và cổ phần phổ biến chỉ từ 2% - 2,05% ở kỳ hạn 3 tháng, 2,23% - 2,34% kỳ hạn 6 tháng và 2,54% - 2,95% kỳ hạn 12 tháng. Đáng chú ý là lãi suất của khối cổ phần thấp hơn so với khối quốc doanh. Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành NH 6 tháng cuối năm 2009, các NHTM nhà nước và NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã thống nhất giảm lãi suất ngoại tệ; trong đó, lãi suất huy động bằng USD không quá 1,5%/năm, lãi suất cho vay bằng USD không quá 3%/năm và bắt đầu thực hiện từ 1/6/2009. Tiếp đó, từ ngày 8/6/2009, thông qua Hiệp hội NH Việt Nam, các NHTM cổ phần hội viên cũng đạt được thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động và cho vay tối đa tương ứng là 1,5%/năm và 3%/năm. Cuối tháng 8, đầu tháng 9 các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động USD, mức lãi suất huy động phổ biến là trên 3%/năm. Lãi suất huy động tăng kéo theo lãi suất cho vay tăng. Sang tháng 11, lãi suất huy động USD từ 0,1-0,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn. Lãi suất huy động và cho vay tăng từ 0,3-1%/năm. Tháng 12 so với tháng 11 lãi suất huy động phổ biến ở mức 2,3-4,5%/năm, lãi suất cho vay tăng, phổ biến ở mức 5,5-8%/năm. Lãi suất cho vay thỏa thuận của các TCTD đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng phổ biến ở mức 15 - 17%/năm. Lãi suất năm 2010 Lãi suất VND Trong 6 tháng đầu năm lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009 với hai mốc tăng tương đối ổn định. Nếu như trong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 – 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại thì bước sang tháng đầu tiên của Quý II, để chấm dứt các chính sách tặng thưởng được xem là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt ngưỡng 10,5% - là tỷ lệ được duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành nên một mặt bằng lãi suất mới biến đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiai_phap_phong_ngua_han_che_rui_ro_lai_suat_tai_nhno_ptnt_2429.doc
Tài liệu liên quan