MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu. 2
5. Kết cấu khoá luận 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1. Ngân hàng thương mại và những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 3
1.1.1. Hoạt động cơ bản ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại. 3
1.1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại. 3
1.1.1.3. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. 4
1.1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 5
1.1.2.1. Rủi ro lãi suất 5
1.1.2.2. Rủi ro hối đoái 5
1.1.2.4. Rủi ro khác. 6
1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng 6
1.2.1. Khái nệm về rủi ro tín dụng 6
1.2.2. Các loại rủi ro tín dụng 7
1.2.3. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng. 9
1.2.4. Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. 10
1.2.5. Hậu quả rủi ro tín dụng 16
1.2.5.1. Đối với nền kinh tế 16
1.2.5.2. Đối với bản thân ngân hàng 17
1.2.6. Những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng. 17
1.2.7. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT
NGHI SƠN TỈNH THANH HOÁ 27
2.1. Khái quát tình hình hoạt động của NHNo & PTNT Nghi Sơn 27
2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế vùng. 27
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá 27
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Nghi Sơn. 29
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá 36
2.2.1. Rủi ro tín dụng do bị đọng vốn tại NHNo&PTNT Nghi Sơn 36
2.2.2. Rủi ro tín dụng do bị mất vốn. 42
2.3. Đánh giá chung. 45
2.3.1. Những kết quả đạt được. 45
2.3.2. Những tồn tại 47
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 48
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT NGHI SƠN TỈNH THANH HOÁ 52
3.1. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới 52
3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo Nghi Sơn 53
3.2.1. Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng 53
3.2.2. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng 56
3.2.3. Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay 57
3.2.4. Phát hiện và xử lý kịp thời nợ quá hạn, sử dụng công cụ phái sinh 60
3.2.5. Chuyên môn hoá cán bộ TD và chú trọng công tác đào tạo. 61
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng 63
3.2.7. Tư vấn cho khách hàng và tăng cường công tác Marketing NH 64
3.2.8. Sử dụng công cụ tài chính phái sinh 66
3.3. Một số kiến nghị đề xuất 66
3.3.1. Đối với nhà nước 66
3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước. 66
3.3.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 67
3.3.4. Đối với NHNo&PTNT Thanh Hoá 68
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghi Sơn - Tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHN0&PTNT Nghi Sơn HĐKD trên các lĩnh vực :
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn; tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu NH.
- Tiếp nhận vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ, NHNN và các tổ chức quốc tế, cá nhân trong và ngoài nước cho các chương trình phát triển kinh tế – Văn hoá - Xã hội trên địa bàn và thực hiện các hình thức chương trình huy động khác.
- Đầu tư vốn TD, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế, cho vay tài trợ theo dự án...
- Kinh doanh ngoại tệ.
Cung ứng các dịch vụ : Bảo hiểm, cho thuê két sắt, cất giữ và bảo quản giấy tờ, tài sản có giá trị; Chi trả kiều hối, các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, tiền gửi, bảo lãnh...
Về cơ cấu tổ chức NHN0&PTNT Nghi Sơn.
Sơ đồ 1 : Mô hình tổ chức của NHN0&PTNT Nghi Sơn
Giám đốc
P.Giám đốc
Phòng kế toán
Phòng Tín dụng
Từ mô hình tổ chức cho thấy cơ cấu bộ máy NHN0&PTNT Nghi Sơn, gồm:
- Ban điều hành : Gồm 1 giám đốc và: 1 phó giám đốc phụ trách TD (kế hoạch kinh doanh).
- Các phòng ban nghiệp vụ : Gồm phòng TD, phòng kế toán – ngân quỹ.
Với cơ cấu tổ chức khá đơn giản cho thấy quy mô hoạt động của NHN0&PTNT Nghi Sơn chưa được phát triển rộng, đây sẽ là điểm yếu khi cạnh tranh mở rộng thị phần. Tuy nhiên lợi thế đó là cơ cấu tổ chức gọn nhẹ sẽ là điều kiện quản lý có hiệu quả, tính chuyên môn hoá cao.
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Nghi Sơn.
2.1.3.1. Công tác huy động
Nguồn vốn đối với NHN0&PTNT Nghi Sơn trong nhiều năm qua luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay, NH thường xuyên phải sử dụng vốn cấp trên. Năm 2006 và năm 2007, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng đối với sự sự cố gắng của tập thể CBVC trong đơn vị và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại địa phương luôn vượt kế hoạch được giao. Tuy nhiên vốn huy động chủ yếu vẫn là nội tệ ( Chiếm 98%/tổng nguồn vốn ).
Bảng 1 : Nguồn vốn huy động theo nguồn bình quân
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Nguồn
hình thành
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
ST
Tỷ trọng
ST
Tỷ trọng
ST
Tỷ trọng
(+)/(-)
%
(+)/(-)
%
TG của TCKT
3.831
11.2%
5.261
11.6%
8.500
13.5%
1.430
+37,3%
3.239
+61,6%
TG TCTD, KBNN
4.252
12.4%
5.213
11,5%
6.750
10.7%
961
+22,6%
1.537
+29.5%
TG tiết kiệm
26.178
76.4%
34.221
75,5%
47.050
74,8%
8.043
+30,7%
12.829
+37,5%
Phát hành CCTG
0
630
1.4%
630
1%
630
0
0
Tổng nguồn vốn
34.261
45.325
100
62.930
100
11.064
32,3%
17.605
+38,8%
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2006,báo cáo tổng kết HĐKD năm 2007)
Từ kết quả huy động vốn trên thì qua thời gian qua nguồn vốn huy động chủ yếu là TG tiết kiệm của dân cư (tỷ trọng bình quân chiếm 75%), tốc độ tăng trưởng nguồn vốn này tương đối lớn và ổn định. Cùng với nó là nguồn TG và TCKT chiếm tỷ trọng khoảng 11,5%, nó cũng có tốc độ tăng trưởng khá ổn định.
Để đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như vậy là do NHN0&PTNT Nghi Sơn đã áp dụng đồng bộ các biện pháp từ chính sách lãi suất đến tiếp thị, khuyến mại, dự thưởng...đồng thời đa dạng hoá hình thức huy động.
Với TG TCTD và kho bạc NN lại không tăng nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống kho bạc NN quản lý số dư TG tại NH căn cứ vào nhu cầu chi trả tiền mặt trên địa bàn mà nhu cầu này trong những năm qua ít biến động.
Chứng chỉ tiền gửi năm 2005 NHN0&PTNT Nghi Sơn chưa thực hiện phát hành. đến năm 2006 đã phát hành tuy nhiên số lượng không lớn. Đến 31/12/2007 nguồn vốn huy động từ hình thức này không thay đổi, nguyên nhân chủ yếu là do không được phép của NHN0 cấp trên.
Như vậy, mặc dù khó khăn trong công tác huy động vốn tại địa phương như nguồn vốn của NHN0&PTNT Nghi Sơn trong các năm qua vẫn tăng trưởng một cách ổn định, vững chắc, luôn đạt và vượt kế hoạch NHN0 cấp trên giao, có được kết quả đó là do:
- NHN0&PTNT Nghi Sơn thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu sử dụng vốn cấp trên, ý thức tốt việc tự huy động vốn tại địa phương, từ đó chủ động tìm kiếm khách hàng, tăng cường quảng cáo tiếp thị, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
- Thực hiện chế độ nghiêm túc khoán tài chính đến người lao động, gắn việc chi lương, chi thưởng với công tác huy động vốn, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể CBVC trong đơn vị.
- NHN0&PTNT Nghi Sơn đa dạng hoá các hình thức huy động như TK gửi góp, TK bậc thang, TK dự thưởng TK lãi trước hoặc trả lãi hàng tháng... từ đó đáp ứng được mọi nhu cầu cho người gửi tiền.
- Bên cạnh việc đa dạng hoá các hình thức huy động thì NHN0&PTNT Nghi Sơn cũng áp dụng nhiều loại TG theo thời gian với lãi suất cạnh tranh để thu hút khách hàng.
Bảng 2: Nguồn vốn phân theo thời gian huy động.
Đơn vị : Triệu đồng
Loại nguồn
Năm 2005
Năm 2006
31/12/2007
Số tiền
Số KH
Số tiền
Số KH
Số tiền
Số KH
TG không KH
8.083
48
10.474
65
15.250
72
TG dưới 12 tháng
10.352
711
11.935
837
14.123
915
TG từ 12 đến 24 tháng
15.826
986
22.286
1.296
32.927
1.882
TG trên 24 tháng
0
630
21
630
21
Tổng cộng
34.261
1.745
45.325
2.219
62.930
2.890
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, báo cáo tổng kết HĐKD năm 2007)
Số lượng khách hàng của NH đều tăng qua các năm cụ thể là năm 2006 đạt 2219 khách hàng so số lượng khách hàng năm 2005 mới có 1745 khách hàng tăng 27%, năm 2007 đạt 2890 khách hàng tăng 30.2% so với năm 2006. Lượng khách hàng tăng lớn nhất là ở nhóm TG từ 12 đến 24 tháng, vì loại nguồn vốn này lãi suất tương đối cao mà thời gian gửi tiền cũng vừa phải nên rất nhiều khách hàng chọn thời gian này để gửi.
Nguồn vốn tăng trưởng ổn định vững chắc tại cơ sở để NHN0&PTNT Nghi Sơn giảm bớt áp lực từ sử dụng vốn cấp trên liên tục điều chỉnh tăng nhằm tạo sức ép để các NH tự huy động vốn tại địa phương.
Bên cạnh mặt làm được, mặt huy động vốn còn gặp những hạn chế nhất định như : Có những loại nguồn vốn lãi suất huy động cao bằng cách sử dụng vốn cấp trên làm lãi suất đầu vao chung cao, ảnh hưởng đến kết quả tài chính của đơn vị.
2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn
Từ đặc điểm kinh tế vùng cho thấy đối tượng khách hàng mà NHN0&PTNT Nghi Sơn cho vay chủ yếu vẫn là hộ gia đình, cá nhân với những ngành nghề còn đơn thuần. Để công tác sử dụng vốn có hiệu quả, trong những năm qua NHN0&PTNT Nghi Sơn đã có nhiều đổi mới về con người, công nghệ... bên cạnh đó là việc hoàn thiện quy trình TD, từ đó vừa mở rộng TD, vừa củng cố nâng cao chất lượng TD. Kết quả công tác sử dụng vốn những năm qua thể hiện :
Bảng 3: Tổng dư nợ của chi nhánh
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Đơn vị
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ
71.438
88.554
122.450
+17.116
+24
+33.896
+38
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007)
Từ tình hình sử dụng vốn của toàn Chi nhánh NHNO&PTNT Nghi Sơn có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng dự nợ TD qua từng thời kỳ là tương đối cao, năm 2006 là 24%, năm 2007/2006 là 38%, những năm qua NHN0&PTNT Nghi Sơn luôn vượt mức chỉ tiêu KH tăng dư nợ.
Đạt được kết quả đó là do NHN0&PTNT Nghi Sơn đã làm tốt được công tác điều tra tình hình kinh tế địa phương, xây dựng KHKD trên cơ sở định hướng của từng CBTD. Việc xây dựng KHKD thực sự đã bám sát được định hướng phát triển kinh tế xã hội, ưu tiên vốn cho việc thực hiện các đề án phát triển kinh tế của huyện, tập trung khoanh vùng kinh tế, phân loại đối tượng cho vay, đối tượng khách hàng để có chính sách phù hợp. Song song với việc đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế NHN0&PTNT Nghi Sơn còn chú trọng cho vay tiêu dùng cho các đối tượng có nguồn thu nhập ổn định, cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Đồng thời với các biện pháp quản lý về hành chính, lãnh đạo NHN0& PTNT Nghi Sơn còn sử dụng biện pháp kinh tế trong điều hành như thực hiện quy chế khoán lương đến từng đoàn thể CBTD, trong đó 1 trong những chỉ tiêu khoán lương là tăng dư nợ cho vay, giảm bớt tỷ lệ nợ xấu.
Với địa bàn cạnh tranh nhưng NHN0&PTNT Nghi Sơn vẫn đảm bảo được kế hoạch tăng trưởng dư nợ ở mức cao, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, là một TCTD chủ đạo cho nền phát triển kinh tế ở địa phương, tạo động lực phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm... thực sự là đòn bẩy cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để thấu được điều đó chúng ta sẽ phân tích chi tiết kết cấu dư nợ theo loại cho vay và đối tượng cho vay cũng như doanh số hoạt động của NHN0&PTNT Nghi Sơn qua từng thời kỳ:
Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn theo các chỉ tiêu
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ
71.438
88.554
122.450
+17.116
+24
+33.896
+38
1. Theo loại cho vay
Dư nợ ngắn hạn
48.752
54.770
76.950
+60.18
+12.3
+22.180
+40.5
Dư nợ trung và dài hạn
22.686
33.784
45.500
+11.098
+48.9
11.716
+34.7
2. Theo đối tượng,TPKT
DNNN
DNNQD
2.590
6.250
8.720
+3.660
+141
+2.470
+39.5
Hộ SXKD
58.135
69.019
98.082
+10.884
+18.7
+29.063
+42.1
Cho vay tiêu dùng
10.465
12.325
14.213
+1.860
+17.8
+1.888
+15.3
XKLĐ
248
960
1435
+712
+287
+475
+45.5
(Nguồn : Báo cáo tín dụng các năm 2005 – 2007 của NHN0&PTNT
Nghi Sơn – Thanh Hoá)
Từ tình hình hoạt động đó cho thấy tốc độ tăng trưởng dự nợ qua từng thời kỳ của NHN0&PTNT Nghi Sơn luôn ở mức tương đối cao, nguyên nhân chủ yếu là do địa bàn mới nên nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế địa phương rất cao.
Tuy nhiên hoạt động TD chưa đa dạng, vốn cho vay vẫn tập trung chủ yếu cho hộ sản xuất, tiếp đến là cho vay DN, TD và XKLĐ có doanh số hoạt động còn thấp ( chỉ chiếm khoảng 14%/ tổng dư nợ ) trong đó không cho vay DNNN. Từ đối tượng đầu tư đó chúng ta cũng có thể thấy rằng nền kinh tế địa phương phát triển còn theo hướng nông nghiệp là chủ đạo, đồng thời với việc gia tăng doanh số cho vay tiêu dùng cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển thương nghiệp dịch vụ.
Về cơ cấu dư nợ thì đa số lại là vay ngắn hạn (chiếm bình quân 62%/ tổng dư nợ ). Như vậy cơ cấu vốn đầu tư ngắn hạn và trung dài hạn chưa được hợp lý vì nguồn vốn dài hạn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay trung, dài hạn, để có được nguồn vốn này phải sử dụng nguồn vốn điều hoà từ NH cấp trên. Nguyên nhân có cơ cấu nợ như vậy vì đối tượng đầu tư của NHN0&PTNT Nghi Sơn đa số có thời gian thu hồi vốn ngắn hạn.
2.1.3.3. Kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Nghi sơn từ năm 2005 – 2007
Bảng 5: Tình hình tài chính của Ngân hàng Nghi Sơn
giai đoạn 2005 - 2007
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
2006
2007
1
Tổng thu (A)
- Trong đó: Thu lãi
Tỷ trọng
9.321
9.182
98,5%
12.087
11.675
96,6%
15.819
15.104
95,5%
2
Tổng chi (B)
- Trong đó: Chi lãi
Tỷ trọng
8.076
6.035
74.7%
9.282
6.971
75%
11.894
8.768
73.7%
3
Chênh lệch thu chi
1.245
2.805
3.925
(Nguồn báo cáo tổng kết HĐKD của NHNo&PTNT Nghi sơn
từ 2005 – 2007)
Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn thu chủ yếu của NHNo&PTNT Nghi sơn chủ yếu là thu lãi cho vay, năm 2005 chiếm 98,5%/Tổng thu, năm 2006 chiếm 96,6%, năm 2007 chiếm 95,5%. Từ năm 2006 đến nay các dịch vụ khác của NHNo&PTNT Nghi sơn phát triển nhiều: Dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ KD ngoại hối….Vì vậy tỷ trọng thu lãi tiền vay trong tổng thu đã giảm xuống, năm 2007 chiếm tỷ trong 95,5%.
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá
Để đánh giá thực trạng RRTD tại NHNo Nghi Sơn trong phạm vi nghiên cứu, chúng ta đánh giá theo từng loại RRTD. Tuy nhiên theo mỗi cách phân loại nợ lại cho số liệu đánh giá khác nhau, năm 2005 thực hiện phân loại nợ theo QĐ 493/QĐ - NHNN và QĐ 18/2007/QĐ - NHNN. Để tạo cơ sở phân tích chính xác hơn chúng ta sẽ có những giả thiết để đồng nhất cơ sở so sánh số liệu.
2.2.1. Rủi ro tín dụng do bị đọng vốn tại NHNo&PTNT Nghi Sơn
Như chúng ta đã đề cập trong chương I, rủi ro do bị đọng vốn liên quan về mặt thời gian trả nợ, vì vậy thước đo cơ bản nhất để đánh giá rủi ro tồn đọng vốn là chỉ tiêu hạn quá hạn.
Việc cụ thể hoá QĐ 493 và QĐ 18 trong hệ thống NHNo cơ bản về phân nhóm nợ được tóm tắt như sau
Bảng 6: So sánh phân loại nợ
QĐ 493
QĐ 18
Nhóm
Nhóm
Loại nợ
1
- Các khoản nợ trong hạn
1
- Nợ trong hạn
- NQH dưới 10 ngày
2
- NQH dưới 90 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại
2
- NQH từ 10 đến 90 ngày
- Nợ được cơ cấu lại
3
- NQH từ 90 đến 180 ngày
- Nợ cơ cấu lai thời hạn trả nợ < 90 ngày
3
- NQH từ 91 đến 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
4
- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ QH từ 90 đến 180 ngày
4
- Các khoản NQH từ 181 đến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu QH dưới 90 ngày.
5
- NQH trên 360 ngày
- Nợ khoanh chờ chính phủ xử lý.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn > 180 ngày.
5
- Các khoản NQH trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu QH từ 90 ngày trở lên.
- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
Ngoài ra theo QĐ 636 của NHNo&PTNT Việt Nam cụ thể hoá QĐ 493 thì ở các nhóm 2 đến 5 còn có thể các loại nợ như : Nếu KH từ 2 nhóm nợ tại NHNo mà có một khoản ở nhóm nào thì các khoản nợ còn lại cũng phải chuyển vào nhóm đó cho dù chưa bị quá hạn; và các khoản nợ mà NH cho vay đánh giá RR thì chuyển vào nhóm có tỷ lệ RR tương ứng cho dù chưa bị quá hạn.
Từ đó ta thấy QĐ 493, việc đánh giá nợ sẽ chặt chẽ hơn, ngoài các khoản nợ vừa nêu trên còn cả nợ được cơ cấu phân vào nhóm 2 cũng được coi là đọng vốn.
2.2.1.1. Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ:
NQH phân theo loại cho vay tại NHN0&PTNT Nghi Sơn gồm có NQH ngắn hạn và NQH trung dài hạn, cụ thể tình hình NQH phân theo loại cho vay:
Bảng 7 : Tình hình NQH phân theo kỳ hạn nợ
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Tổng dư nợ
71.438
88.554
122.450
+17.116
+24
+33.896
+38
Trong đó NQH
3.161
4,4
2.235
2,5
2.467
2
-926
-29,3
+232
10,4
Dư nợ N. Hạn
48.752
54.770
76.950
+6.018
+12,3
+22.180
+40,5
Trong đó NQH
1.736
3,6
1.637
3,0
1.792
2,3
-99
-5,7
+155
+9,5
Dư nợ Trung hạn
22.686
33.784
45.500
+11.098
+48,9
+11.716
+34,7
Trong đó NQH
1.425
6,3
598
1,8
675
1,5
-827
-58
+77
+12,9
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006,2007
của NHN0&PTNT Nghi Sơn)
Biểu đồ 1 : Rủi ro đọng vốn phân loại theo thời hạn cho vay
Nhìn chung vào bảng số liệu và biểu đồ 1 ta thấy NQH biến động bất thường, tuy nhiên năm 2006 và năm 2007 lại giảm thấp hơn năm 2005, trong khi việc phân loại nợ lại chặt chẽ hơn. Để được kết quả như vậy năm 2006 và năm 2007 NHN0&PTNT Nghi Sơn đã áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi NQH. Để so sánh giữa các năm chúng ta cũng phải so sánh giá trị các khoản nợ được xử lý bằng quỹ DPRR đã đưa ra ngoại bảng; đồng thời xem xét các khoản nợ được đánh giá là rủi ro đọng vốn theo QĐ 493 mà QĐ 18 chưa đề cập đến.
Để chi tiết hơn chúng ta phân tích NQH theo thời hạn
2.2.1.2. Nợ quá hạn phân theo thời gian
Bảng 8: NQH phân theo thời gian
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
ST
Tỷ trọng
ST
Tỷ trọng
ST
Tỷ trọng
Tổng NQH
3.161
2.235
2.467
NQH < 180 ngày
1.168
34
948
42,4
1.063
43,1
NQH 180 – 360 ngày
1.128
35,7
1.287
57,6
1.315
53,3
NQH > 360ngày
958
30,3
89
3,6
(Nguồn : Báo cáo tổng kết NHN0 – PTNT Nghi Sơn năm 2005, 2006, 2007)
Năm 2005 có 958 triệu nhóm 4 ( Theo QĐ 18 quá hạn trên 360 ngày ) nhưng không xử lý bằng quỹ DPRR để đưa ra ngoại bảng, ngược lại năm 2006 và 2007 lại được xử lý nợ triệt để hơn.
Từ phân tích trên chúng ta thấy rõ hơn về thực trạng NQH tại NHN0&PTNT Nghi Sơn.
Biểu đồ 2 : NQH phân theo thời gian
Biểu đồ: tỷ trọng nqh
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2007
Từ biểu đồ chúg ta thấy rõ nhất là sự biến động rõ rệt của NQH trên 360 ngày, thực tế biến động giảm không phải tất cả là do thu hồi được nợ quá hạn mà đã giảm do xử lý bằng quỹ DPRR ( số liệu chi tiết chúng ta sẽ đánh giá trong phần rủi ro mất vốn ).
2.2.1.3. Nợ quá hạn phân theo đối tượng và thành phần kinh tế.
NHN0&PTNT Nghi Sơn chủ yếu cho vay hộ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và cho vay đời sống, vì vậy NQH phân theo đối tượng vay và thành phần kinh tế chủ yếu tập trung vào 2 đối tượng là hộ SXKD và cho vay đời sống. Đối tượng HTX và DN ngoài quốc doanh không có NQH.
Bảng 9 : NQH phân theo đối tượng
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
ST
Tỷ trọng%
ST
Tỷ trọng %
ST
Tỷ trọng %
ST
%
ST
%
Tổng dư nợ
71.438
88.554
122.450
+17.116
+24
+33.896
+38
Tổng NQH
3.161
4,4
2.235
2,5
2.467
2
-926
-29,3
+232
10,4
Dư nợ hộ SXKD
58.135
69.019
98.082
+10.884
+18,7
+29.063
+42,1
NQH hộ SXKD
2.556
3,6
1.921
2,2
2.042
1,7
-635
-25
121
+6,3
Dư nợ CV TD
10.465
12.325
14.213
+1860
+17,8
+1.888
+15,3
NQH CV tiêu dùng
605
0,8
314
0,4
425
0,35
-291
-48,1
-111
-35,4
(Nguồn : Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2005, 2006,2007)
Biểu đồ 3: NQH phân theo đối tượng
Qua bảng phân tích NQH theo đối tượng vay ta thấy chất lượng TD cho vay TD của cho vay tiêu dùng hàng ngày càng được cải thiện, nợ quá hạn liên tục giảm qua các năm. Đối với HSX thì 2 năm gần NQH có chiều hướng gia tăng. Đối với DN và HTX chất lượng TD tương đối tốt.
Về mặt tổng thể, theo định hướng của NHN0&PTNT cấp trên thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức dưới 3% là chấp nhận được. Thực tế cho thấy 2 năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của NHN0&PTNT Nghi Sơn không vượt quá mức cho phép. Điều đó có thể nhận định chất lượng TD NHN0&PTNT Nghi Sơn chưa có những biểu hiện yếu kém.
Tuy nhiên để đánh giá chính xác chất lượng TD chúng ta tiếp tục xem xét rủi ro mất vốn của NHN0&PTNT Nghi Sơn trong phạm vi nghiên cứu.
2.2.2. Rủi ro tín dụng do bị mất vốn.
Như đề cập trong chương I, RRTD do bị mất vốn liên quan về mặt số lượng tiền vay, NH không thu được 1 phần hoặc toàn bộ nợ vay từ phía khách hàng.
Một món vay nếu để đọng vốn, đến một thời hạn nhất định sẽ phải được xử lý nợ. Các biện pháp xử lý nợ mà NHNo Việt Nam cho phép thực hiện đó là : Xử lý bằng TSBĐ; xử lý bằng quỹ DPRR; Xử lý dựa trên thương thảo; Thanh lý nợ; Đưa ra toà kinh tế.
2.2.2.1. Số lượng món vay phải xử lý bằng tài sản bảo đảm quỹ dự phòng rủi ro và các biện pháp khác :
* Xử lý bằng TSBĐ :
Theo quy định của NHNo, việc xử lý nợ phải được tiến hành theo trình tự: Xử lý TSBĐ và biện pháp khác trước, nếu không thu hồi đủ vốn mới dùng đến quỹ DPRR để xử lý.
Do cơ cấu nợ NHN0&PTNT Nghi Sơn cho vay gần 78% là cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, chính vì thế nợ đọng có TSBĐ rất ít, việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ mới chỉ thực hiện trong năm 2006 và năm 2007 với số tiền không đáng kể.
Bảng 10: Số lượng món vay phải xử lý TSBĐ
ĐV : Triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
0
0
2
53
1
85
( Nguồn : Báo cáo TD qua các thời kỳ 2005 - 2007 )
NHNo Nghi Sơn xử lý TSBĐ theo thoả thuận đã ghi trên hợp đồng BĐTV, chủ yếu việc thoả thuận là NH tự bán TSBĐ để thu hồi nợ. Với hình thức này đã tạo ra cho NH một lợi thế là chủ động về giá phát mại tài sản, tuy nhiên NH phải mất chi phí về thời gian để hoàn thiện các thủ tục pháp lý, chuyển nhượng.
Qua số liệu cho thấy số món vay phải xử bằng TSBĐ không nhiều, tuy nhiên có chiều hướng tăng vì việc xử lý TSBĐ là bắt buộc trước khi sử dụng quỹ DPRR, mặt khác tỷ lệ vốn vay có BĐTS ngày càng tăng.
* Xử lý bằng quỹ DPRR:
Việc dùng quỹ để xử lý nợ là việc làm thường xuyên hàng quý của NHN0&PTNT Nghi Sơn. Quỹ DPRR được dùng để xử lý cho cả nợ có BĐ bằng tài sản và nợ không có BĐ bằng tài sản. Qua số liệu ở bảng 9 chúng ta thấy rất ít món nợ có BĐTS phải xử lý TS, điều đó chứng tỏ đa số món vay được xử lý bằng quỹ DPRR là không có BĐTS. Số liệu thống kê trong phạm vi nghiên cứu như sau :
Bảng 11: Số liệu món vay phải xử lý bằng quỹ DPRR
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số món
Số tiền
Tr. đó Ko có BĐTS
Số món
Số tiền
Tr. đó Ko có BĐTS
Số món
Số tiền
Tr. đó Ko có BĐTS
53
462
462
103
1.034
925
62
1179
1179
(Nguồn : Báo cáo phân loại nợ, trích lập DPRR từng thời kỳ 2005 - 2007 )
Qua bảng trên ta thấy số nợ phải xử lý bằng quỹ DPRR có chiều hướng tăng: Năm 2006 tăng 572 triệu so năm 2005, tốc độ tăng 23,8%; năm 2007 đã xử lý bằng 114% năm 2006. Điều đó chứng tỏ rủi ro mất vốn ngày càng tăng.
Sử dụng quỹ DPRR để xử lý nợ theo QĐ 493 và QĐ 18 và NHNo đã tạo được sử chủ động cho NHNo cơ sở, tuy nhiên nếu việc phân loại nợ và trích lập dự phòng không được quản lý tốt nó sẽ là một gánh nặng tài chính cho NH.
Với xu hướng gia tăng cả về số lượng món vay, số tiền được xử lý từ quỹ DPRR của NHNo Nghi Sơn trong thời gian qua cho thấy cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa quỹ DPRR sao cho hiệu quả nhất, tránh trường hợp lạm dụng quỹ DPRR để “ làm sạch “ cân đối mà lại tăng thêm gánh nặng tài chính cho NH.
* Xử lý bằng biện pháp khác :
- Xử lý trên thương thảo
- Thanh lý, bán nợ
- Đưa ra toà án kinh tế
Những biện pháp trên trong những năm qua NHN0&PTNT Nghi Sơn không có phát sinh.
2.2.2.2. Tổng giá trị tổn thất từ các hoạt động tín dụng.
Những khoản nợ không thu được, hoặc đủ nợ gốn, lãi khi đã bán TSBĐ và sử dụng các biện pháp khác mà phải dùng quỹ dự phòng để xử lý cả gốc và lãi sẽ được xác định là nợ bị tổn thất.
Đánh giá giá trị tổn thất từ các HĐTD theo bảng sau :
Bảng 12 : Giá trị tổn thất từ các HĐTD
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số món
Số tiền
Nợ lãi
Số món
Số tiền
Nợ lãi
Số món
Số tiền
Nợ lãi
53
462
23
103
1.034
56
62
1.179
32
(Nguồn : Báo cáo phân loại nợ, trích lập DPRR từng thời kỳ 2005 - 2007)
Qua bảng trên thì giá trị tổn thất từ các HĐTD qua các năm có chiều hướng tăng mạnh, năm 2006 tăng 605 triệu, tốc độ tăng 225%; năm 2007 đã tổn thất bằng 111% năm 2006. Từ đó có biện pháp tích cực để xử lý thu hồi nợ trước khi phải xử dụng DPRR
2.3. Đánh giá chung.
2.3.1. Những kết quả đạt được.
2.3.1.1 Nâng cao chất lượng thẩm định.
*/ Thẩm định khách hàng.
Thẩm định khách hàng tạo cơ sở chắn chắn cho việc quyết định vay. Thẩm định khách hàng mang tính chủ quan của CB thẩm định, chính vì vậy NHN0&PTNT Nghi Sơn trong những năm qua đã rất chú trọng đối với công tác thẩm định khách hàng trên các mặt.
- Đánh giá uy tín khách hàng : Hàng năm NHN0&PTNT Nghi Sơn đã thực hiện xếp loại khách hàng uy tín và áp dụng chính sách TD phù hợp.
- Đánh giá năng lực pháp lý : Thông thường đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng NHN0&PTNT Nghi Sơn thực hiện trước khi cho vay.
- Đánh giá về năng lực tài chính, năng lực về quản trị kinh doanh : Nhìn chung NHN0&PTNT Nghi Sơn đã thực hiện tuy nhiên việc đánh giá phân tích chưa sâu sát một phần do số lượng DN ít, vì vậy công tác này đã làm hiệu quả chưa cao.
*/ Thẩm định phương án, dự án vay vốn của khách hàng.
- Hiện nay đối với những món vay không phải thực hiện BĐTV bằng tài sản phương án, dự án lập ngay trên giấy đề nghị vay vốn. Nhưng món vay này không quy định phải tái thẩm định, cũng không qua tổ thẩm định. Do vậy việc thẩm định cũng do CBTD thực hiện sau đó đề nghị cho vay.
- Đối với những món vay có bảo đảm tiền vay bằng tài sản thì NHN0&PTNT Nghi Sơn quy định phải qua tái thẩm định và tổ thẩm định. Việc tái thẩm định sẽ xem xét các yếu tố như: Các phương diện thị trường, phương diện kỹ thuật, phương diện tài chính của dự án, đánh giá về nguồn nhân lực, về hiệu quả kinh tế, về bảo đảm TD. Từ đó tạo cơ sở chắc chắn cho việc phán quyết cho vay.
2.3.1.2. Công tác tổ chức nhân sự
NHNo Nghi Sơn xác định yếu tố con người quyết định cơ bản hiệu quả kinh doanh, chính vì thế trong những năm qua và năm 2007 NHN0&PTNT Nghi Sơn thường xuyên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CB tác nghiệp. Đồng thời quản lý bộ máy điều hành, bổ nhiệm các chức danh Phó giám đốc cấp 2, quy hoạch đội ngũ CB quản lý các phòng nhất là phòng TD. Đồng thời với việc đào tạo tại chỗ là hình thức đào tạo chuyên nghiệp tập trung. Đối với đội ngũ CB mới tuyển dụng phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định...
2.3.1.3. Tăng cường công tác kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay
Đây là công việc làm thường xuyên đối với các món vay có bảo đảm bằng tài sản, tuy nhiên với các món vay không có bảo đảm bằng tài sản thì chưa thực hiện đánh giá một cách đầy đủ.
Bên cạnh đó sau mỗi chu kỳ vay vốn NH cùng khách hàng đã đánh giá lại hiệu quả của vốn vay, qua đó tổ chức kinh nghiệm trong quá trình đầu tư vốn.
2.3.1.4. Các biện pháp nhằm thu hồi và xử lý nợ quá hạn
Để thực hiện tốt việc thu nợ và lãi đến hạn, NH đã tăng cường công tác quản lý hồ sơ, lập sổ sách theo dõi khách hàng thường xuyên, có hệ thống. Kết hợp chặt chẽ với bộ phận kế toán cho vay thông qua việc cấp danh sách các khoản nợ đến hạn. Tiến hành sao kê hàng tháng để xem xét tình hình trả lãi và gốc như thế nào để có kế hoạch đôn đốc cụ thể. Thường xuyên kiểm tra, đốc thúc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Hàng tuần tổ chức giao ban công tác TD, qua đó đánh giá phân tích từng món NQH, phân tích nguyên nhân quá hạn, giao trách nhiệm đối với từng CBTD, từng địa bàn TD.
Hàng tháng xây dựng chương trình kiểm tra công tác TD, kết quả k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32941.doc