Khóa luận Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu 1

3. Mục tiêu nghiên cứu 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Kết quả đạt được của đề tài 3

7. Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 4

1.1. Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng trong NHTM 4

1.1.1. Khái niệm tín dụng 4

1.1.2. Vai trò của tín dụng 4

1.1.3. Các phương thức cấp tín dụng 5

1.1.4. Quy định pháp lý về cho vay 6

1.1.5. Thời hạn cho vay 9

1.1.6. Thẩm định tín dụng trung và dài hạn 10

1.1.7. Quy trình cho vay 12

1.2. Rủi ro tín dụng 14

1.2.1. Khái niệm 14

1.2.2. Tác động của rủi ro tín dụng 14

1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 15

1.2.4. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 20

1.2.5. Hệ số an toàn 20

 

1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG 23

2.1. Khái quát về NH TMCP Sài Gòn Công Thương 23

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 23

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 24

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gòn Công Thương 25

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương 29

2.2.1. Doanh số cho vay 32

2.2.2. Doanh số thu nợ 37

2.2.3. Dư nợ cho vay 41

2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 47

2.2.5. Hệ số an toàn vốn tối thiểu – CAR 48

2.2.6. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động - LDR 49

2.3. Đánh giá thực trạng tín dụng và công tác quản lý tín dụng của NH TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2008-2010 50

2.3.1. Kết quả đạt được 50

2.3.2. Hạn chế 51

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 52

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GIÚP CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ 54

3.1. Định hướng phát triển của NH TMCP Sài Gòn Công Thương trong thời gian tới 54

3.2. Một số giải pháp giúp công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương đạt hiệu quả 55

3.2.1. Xử lý nợ tồn đọng 55

3.2.2. Tăng cường vốn tự có 55

3.2.3. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực 56

3.2.4. Thẩm định tốt trước khi cho vay 56

3.2.5. Hiện đại hóa công nghệ NH góp phần hạn chế rủi ro 57

3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của kiểm tra nội bộ 57

3.2.7. Hoàn thiện mô hình ban quản lý tài sản nợ - có 57

3.2.8. Mô hình ban quản lý rủi ro tín dụng tập trung 59

3.2.9. Bảo đảm tín dụng 60

3.2.10. Mua bảo hiểm tín dụng 61

3.2.11. Ứng dụng mô hình Basel 61

3.3. Một số kiến nghị 65

3.3.1. Kiến nghị với NH TMCP Sài Gòn Công Thương 65

3.3.2. Kiến nghị với NHNN 66

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 70

 

 

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
com.vn Trụ sở chính: 2C, Phó Đức Chính, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM Logo NH: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Cơ cấu tổ chức:BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ TS NỢ - TS CÓ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY TRỰC THUỘC MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH KHỐI GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG KHỐI HỖ TRỢ ĐIỀU HÀNH TỔNG HỢP CÔNG TY QL NỢ VÀ KHAI THÁC TS KHU VỰC MIỀN BẮC PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG KINH DOANH KHU VỰC MIỀN TRUNG PHÒNG THẨM ĐỊNH PHÒNG CNTT PHÒNG KẾ TOÁN KHU VỰC MIỀN ĐNB PHÒNG KẾ TOÁN GD PHÒNG TỔ CHỨC HC KHU VỰC MIỀN TNB PHÒNG NGUỒN VỐN PHÒNG KẾ TOÁN TC KHÁCH SẠN RIVER SIDE KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH PHÒNG TÀI TRỢ TM PHÒNG ĐỊNH CHẾ TC PHÒNG NGÂN QUỸ PHÒNG PHÁP CHẾ Tình hình hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gòn Công Thương: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2010: Có thể nói giai đoạn 2008-2010 đã trôi qua với với nhiều thăng trầm và biến động phức tạp do tác động ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, thị trường tài chính nổi lên nhiều thách thức, biến động về tỷ giá, lãi suất, Saigonbank đã chứng tỏ khả năng thích ứng với môi trường, bản lĩnh trong quản trị điều hành và đạt được những thành quả được nêu trong bảng 2.1.3.1 sau đây: Bảng 2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu 1.490,6 1.315,1 2.249,2 Chi phí 1.188,4 1.036,8 1.378,4 Lợi nhuận trước thuế 221,2 278,3 870,8 Nguồn: Phòng Kế toán Hội sở NH TMCP Sài Gòn Công Thương Năm 2008 đã trôi qua với những biến động phức tạp và khó lường khởi đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính và tiếp nối là suy thoái kinh tế toàn cầu, với những tác động xấu ngày càng lan rộng không chỉ đối với thị trường quốc tế mà còn tác động tiêu cực đến kinh tế trong nước. Những sóng gió diễn ra liên tục trên thị trường tài chính Việt Nam. Năm 2008 với những biến động về lãi suất, tỷ giá…đã gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của NH, cụ thể lợi nhuận trước thuế năm này đạt xấp xỉ 221 tỷ đồng trong khi chỉ tiêu này năm 2007 là 236 tỷ đồng thấp hơn khoảng 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động NH TMCP Sài Gòn Công Thương trong năm 2008 vẫn đảm bảo an toàn, duy trì ổn định và có sự tăng trưởng nhất định khi đạt 130,15% chỉ tiêu kế hoạch năm 2008. Năm 2009 khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi thì đồng thời chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng bắt đầu tăng. Đặc biệt vào thời gian cuối năm 2009, những biến động tăng đột biến, bất thường của giá đô la, giá vàng trên thị trường. Năm 2009 là năm đầy thách thức với hoạt động của NH khi vừa phải đối phó với suy giảm kinh tế trong những tháng đầu năm, sau đó lại đối phó với nguy cơ lạm phát trong những tháng cuối năm. Mặc dù, doanh thu năm 2009 chỉ đạt 1.315 tỷ đồng so với năm 2008 đạt 1.491 tỷ đồng giảm khoảng 176 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 13,4%. Tuy nhiên, hoạt động NH vẫn đảm bảo an toàn và lợi nhuận trước thuế năm nay cao hơn năm trước: lợi nhuận trước thuế hoàn thành vượt chỉ tiêu đạt 278 tỷ đồng tăng 25,79% so với năm 2008 , vượt 11,33% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2009. Bước sang năm 2010 giai đoạn hậu khủng hoảng, thị trường tài chính có nhiều dấu hiệu khả quan hơn, lạm phát có dấu hiệu suy giảm, Saigonbank đã chứng tỏ khả năng thích ứng với môi trường khi cả doanh thu và lợi nhuận trước thuế đều tăng cao trong khi chi phí tăng không đáng kể, cụ thể doanh thu đạt 2.249 tỷ đồng tăng 71% so với doanh thu năm 2009, lợi nhuận trước thuế đạt 870 tỷ đồng cao hơn rất nhiều so với con số kế hoạch là 325 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 14,5%. Biểu đồ 2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Tình hình hoạt động: Trong bối cảnh biến động chung của nền kinh tế, NH TMCP Sài Gòn Công Thương đã có nhiều nỗ lực trong ổn định hoạt động, quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách nhằm đảm bảo an toàn hoạt động và tăng trưởng so với năm trước để hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch. Bảng 2.1.3.2. Tình hình hoạt động Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng tài sản 11.238 11.911 16.812 Vốn huy động 9.429 9.607 12.972 Dư nợ cho vay 7.920 9.724 10.456 Vốn điều lệ 1.020 1.500 2.460 Nguồn: Phòng Kế toán Hội sở NH TMCP Sài Gòn Công Thương Qua bảng số liệu ta có thể thấy giai đoạn 2008-2010 bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận có xu hướng tăng và đạt vượt mức kế hoạch đề ra thì các chỉ tiêu hoạt động khác của NH cũng tăng đều qua các năm cho thấy tình hình hoạt động của NH là khá tốt. Trong đó: Tổng tài sản đến năm 2010 đạt 16.812 tỷ đồng tăng 41% so với năm 2009 đạt 109% kế hoạch năm. Toàn hệ thống đã duy trì ổn định nguồn vốn hoạt động trong tình hình biến động và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường tài chính, nguồn vốn huy động không ngừng tăng qua các năm và đạt 12.972 tỷ đồng vào năm 2010 tăng 35% so với đầu năm và đạt 112,07% chỉ tiêu kế hoạch năm 2010. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên năm 2010 chỉ tiêu này là 10.456 tỷ đồng chỉ đạt 95% kế hoạch. Việc này là do NH phải tuân thủ các quy định về an toàn hoạt động của NHNN nên Ban điều hành của NH buộc phải tăng dự trữ thanh khoản và kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ phù hợp với tốc độ tăng trưởng vốn huy động. Vốn điều lệ tăng lên qua các năm. Năm 2008 đạt 1.020 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên 1.500 tỷ đồng tăng 480 tỷ đồng và đạt mức vốn điều lệ mới là 2.460 tỷ đồng vào cuối năm 2010 tăng 960 tỷ đồng so với năm 2009. Biểu đồ 2.1.3.2. Tình hình hoạt động Điểm giao dịch và nhân sự: Để phục vụ tốt cho nhu cầu tăng trưởng hoạt động thì NH cũng mở rộng thị phần hoạt động dưới hình thức phát triển thêm chi nhánh, phòng giao dịch, tuyển thêm nhân sự… Số điểm giao dịch và nhân sự được thống kê theo bảng 2.1.3.3 sau: Bảng 2.1.3.3. Điểm giao dịch và nhân sự Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Điểm giao dịch 64 77 87 Nhân sự 1.297 1.362 1.376 Nguồn: Phòng Kế toán Hội sở NH TMCP Sài Gòn Công Thương Có thể thấy giai đoạn 2008 -2010 số điểm giao dịch và nhân sự của NH TMCP Sài Gòn Công Thương không ngừng gia tăng qua các năm đó là do để mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, Saigonbank đã thành lập mới nhiều phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, tuyển dụng thêm nhân sự ở nhiều vị trí... Trong năm 2010, Saigonbank thành lập mới 08 phòng giao dịch và 02 quỹ tiết kiệm, nâng tổng số địa điểm giao dịch lên 87 nơi giao dịch trên toàn quốc và số lượng nhân sự được bổ sung thêm lên 1.376 người. Biểu đồ 2.1.3.3.1. Điểm giao dịch Biểu đồ 2.1.3.3.2. Nhân sự Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương: NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác như bao thanh toán tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay thấu chi…Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Những số liệu thống kê, phân tích, đánh giá sau đây về hoạt động cho vay sẽ cho thấy phần nào thực trạng hoạt động tín dụng và những rủi ro phát sinh tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2008-2010 trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp NH khắc phục những hạn chế nội tại và tăng trưởng an toàn trong tương lai. Bảng 2.2. Hoạt động cho vay Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh số cho vay 8.356 10.874 13.256 Doanh số thu nợ 7.799 9.070 12.524 Dư nợ cho vay 7.920 9.724 10.456 Nguồn: Phòng Kế toán Hội sở NH TMCP Sài Gòn Công Thương Doanh số cho vay của NH tăng đều qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2009 đạt 10.874 tỷ đồng tăng 2.518 tỷ đồng so với năm 2008 tăng 30,13%. Năm 2010 tăng lên 13.256 tỷ đồng tuy mức tăng không cao so với mức tăng năm 2009 chỉ 2.382 tỷ đồng tăng 12,19%. Nhìn chung, những con số này cho thấy hoạt động cho vay của NH khá ổn định khi doanh số cho vay có xu hướng tăng dần. Có thể hiểu rằng “Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà NH thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định”. Doanh số thu nợ càng cao thì vốn vay được thu hồi nhanh, đảm bảo an toàn vốn, tính thanh khoản tăng, NH có thể tái đầu tư…Qua bảng số liệu thực tế của chỉ tiêu này ta có thể thấy giống như chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng tăng qua các năm và luôn đạt tỷ trọng cao so với doanh số cho vay điều đó cho thấy một phần nào hiệu quả của chính sách quản lý tín dụng của NH trong công tác thu nợ, tỷ lệ thu nợ trong giai đoạn này luôn chiếm từ 80%-95% so với cho vay. Điển hình, năm 2010 doanh số thu nợ đạt con số 12.524 tỷ đồng chiếm khoảng 94% doanh số cho vay năm này. Những con số này là khá ấn tượng khi mà nền kinh tế nói chung, ngành NH nói riêng trong giai đoạn này gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Xét trong một thời kỳ nhất định dư nợ cho vay có thể tạm hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ cộng với dư nợ cho vay đầu kỳ trước. Như vậy, dư nợ là kết quả của công tác cho vay và thu nợ thể hiện số vốn NH đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Do chỉ tiêu này là hiệu số của doanh số cho vay và doanh số thu nợ nên dư nợ cho vay cũng tăng qua các năm như đã có phân tích ở tình hình hoạt động. Chỉ tiêu này cũng thể hiện phần nào tốc độ tăng trưởng tín dụng và có thể thấy giai đoạn này NH luôn có sự tăng trưởng tín dụng. Năm 2008, dư nợ cho vay đạt 7.920 tỷ đồng đạt 100,62% chỉ tiêu kế hoạch tăng 7,37% so với năm 2007. Năm 2009 đạt 9.724 tỷ đồng tăng 22,78% so với năm 2008, vượt 4,04% kế hoạch. Năm 2010 tăng lên 10.456 tỷ đồng tăng 7,53% so với năm 2009 và đạt 95% so với kế hoạch. Nhìn chung, giai đoạn này đánh dấu sự tăng trưởng tín dụng qua các năm và vượt kế hoạch đề ra chỉ riêng năm 2010 chỉ đạt 95% so với kế hoạch. Như đã có phân tích là do NH phải tuân thủ các quy định về an toàn hoạt động của NHNN nên Ban điều hành của NH buộc phải tăng dự trữ thanh khoản và kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ phù hợp với tốc độ tăng trưởng vốn huy động vì vậy nên doanh số cho vay năm này vẫn tăng so với năm 2009 nhưng mức tăng không cao trong khi doanh số thu nợ lại tăng nhiều. Biểu đồ 2.2. Hoạt động cho vay Doanh số cho vay: Doanh số cho vay theo kỳ hạn: Bảng 2.2.1.1. Doanh số cho vay theo kỳ hạn Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Ngắn hạn 6.267 76% 7.938 73% 9.784 74% Trung và dài hạn 2.089 24% 2.936 27% 3.472 26% DSCV 8.356 100% 10.874 100% 13.256 100% Nguồn: Phòng Kế toán Hội sở NH TMCP Sài Gòn Công Thương Có thể thấy trong giai đoạn 2008-2010 dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ cho vay và liên tục tăng qua các năm. Năm 2008, nợ ngắn hạn chiếm đến 76% cơ cấu dư nợ, sang năm 2009, năm 2010 là 73%, 74% tỷ trọng này đã có giảm xuống một ít so với năm 2008. Lý do có tỷ lệ nợ ngắn hạn cao như vậy có thể do trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn các DN không có dự án trung và dài hạn khả thi tức là dự án không có tính thực tế, không đảm bảo trả nợ cho NH dẫn đến DN thường hạn chế trong việc đầu tư, mở rộng những dự án lớn vì khó tìm được đầu ra sẽ không đảm bảo trả nợ NH. Hoặc đứng về phía NH để giải thích là do giai đoạn này có nhiều biến động, biến động từ lãi suất, giá vàng…khiến cho các khoản vay gặp nhiều rủi ro nên để đề phòng và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay NH buộc phải dè dặt hơn trong các khoản vay trung và dài hạn vì kỳ hạn vay này thường chiếm dụng một khoản vốn lớn nếu gặp sự cố ngoài ảnh hưởng đến tính thanh khoản thì nó còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH do NH phải trích lập thêm các khoản dự phòng làm tăng chi phí dẫn đến giảm lợi nhuận. Mặc dù vậy, doanh số cho vay trung và dài hạn của NH cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2009 đạt 2.936 tỷ đồng tăng 40,5% so với năm 2008, năm 2010 đạt 3.472 tỷ đồng tăng 18,3% so với năm 2009, kết quả tăng này có được là do NH đã chú trọng hơn trong công tác cho vay trung và dài hạn để đảm bảo cân bằng dư nợ cho vay, thêm vào đó tình hình kinh tế có những dấu hiệu phục hồi qua các năm, các DN tính toán bắt tay vào thực hiện những dự án mới. Biểu đồ 2.2.1.1. Cơ cấu doanh số cho vay theo kỳ hạn Doanh số cho vay theo đối tượng vay: Bảng 2.2.1.2. Doanh số cho vay theo đối tượng vay Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Cá nhân 1.755 21% 2.609 24% 3.049 23% TNHH, CP 3.510 42% 4.676 43% 6.098 46% DNTN 2.173 26% 2.719 25% 2.784 21% DNNN 752 9% 544 5% 795 6% DN khác 166 2% 326 3% 530 4% DSCV 8.356 100% 10.874 100% 13.256 100% Nguồn: Phòng Kế toán Hội sở NH TMCP Sài Gòn Công Thương Theo bảng số liệu thống kê trên có thể thấy, đối tượng vay là công ty TNHH và Cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay và doanh số của chỉ tiêu này liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 doanh số đạt được là 4.676 tỷ đồng chiếm đến 43% so với 4 đối tượng vay còn lại, tăng 33,2% so với năm 2008 đến năm 2010 gia tăng đáng kể khi đạt đến 6.098 tỷ đồng chiếm đến 46% trong cơ cấu cho vay và tăng 30,4% so với năm 2009. Đây là đối tượng vay chủ yếu của NH và cũng là đối tượng vay nhiều rủi ro nhất nếu chính sách quản lý rủi ro của NH không tốt dễ dẫn đến nguy cơ mất vốn. Qua bảng số liệu thấy được doanh số này năm sau luôn cao hơn năm trước chứng tỏ NH đã quan tâm phát triển đối tượng tiềm năng này vì đây là đối tượng giao dịch lớn, chủ yếu của NH. Bên cạnh các công ty TNHH, Cổ phần thì trong nền kinh tế ngày nay còn có một đối tượng nổi lên khá nhiều và chiếm tỷ trọng tương đối lớn là DNTN. Họ mạnh dạn thành lập DN và kinh doanh do vậy nên đây cũng là KH quan trọng không kém của NH nên tỷ trọng của đối tượng này trong cơ cấu cho vay cũng cao. Đối với DNTN doanh số cho vay trong giai đoạn này cũng tăng qua các năm nhưng xét về cơ cấu cho vay thì có dấu hiệu giảm. Do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế giai đoạn 2008-2010 nhiều công ty vừa và nhỏ không đủ sức chống chọi đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc phá sản nên NH cũng thận trọng hơn trong việc cho vay đối với đối tượng này. Năm 2008 chiếm tỷ trọng 26% trong cơ cấu cho vay và tỷ lệ này giảm xuống 25%, 21% cho 2 năm tiếp theo. Cho vay cá nhân cũng chiếm tỷ trọng lớn tương đương với đối tượng DNTN trong cơ cấu cho vay của NH tuy doanh số có tăng qua các năm nhưng có sự biến động tăng giảm trong cơ cấu cho vay. Năm 2008, chiếm tỷ trọng 21% trong cơ cấu cho vay sang năm 2009 tăng lên 24% nhưng lại giảm xuống 23% vào năm 2010. Do đây là đối tượng nhạy cảm với biến động của thị trường nên có kết quả trên là điều có thể hiểu được. Đối tượng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu cho vay của NH là DNNN và các DN khác khi DNNN chiếm tỷ trọng dưới 10% và DN khác có tỷ trọng dưới 5%, do NH những năm trở lại đây có khuynh hướng tập trung cho vay các đối tượng ngoài quốc doanh. Biểu đồ 2.2.1.2. Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay Doanh số cho vay theo mục đích vay: Bảng 2.2.1.3. Doanh số cho vay theo mục đích vay Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng SXKD 3.677 44% 5.197 48% 6.445 49% Nông nghiệp 3.293 39% 4.579 42% 5.248 40% Tiêu dùng 1.386 17% 1.098 10% 1.563 12% DSCV 8.356 100% 10.874 100% 13.256 100% Nguồn: Phòng Kế toán Hội sở NH TMCP Sài Gòn Công Thương Qua số liệu thống kê danh số cho vay theo mục đích vay trong giai đoạn này ta thấy có sự biến động với một số điểm đáng lưu ý sau: Năm 2008 doanh số cho vay đối với nhu cầu SXKD và Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong đó SXKD là 44% và Nông nghiệp là 39% sở dĩ có kết quả này là do để đối phó với suy giảm kinh tế Chính phủ đã áp dụng các biện pháp kích cầu, có những biện pháp hỗ trợ các DN và người nông dân vượt qua khó khăn bằng các biện pháp như kêu gọi các NHTM, tổ chức tín dụng cho các đối tượng trên vay với lãi suất ưu đãi… Năm 2009 doanh số cho vay SXKD và Nông nghiệp tiếp tục tăng nhưng doanh số cho vay tiêu dùng giảm xuống đạt 1.089 tỷ đồng giảm 288 tỷ đồng giảm 20,78% so với năm 2008 nên tỷ trọng chỉ tiêu này cũng từ 17% năm 2008 giảm xuống 10% điều này có thể được lý giải là do năm 2009 để kiềm chế lạm phát Chính phủ đã ban hành các chính sách thắt chặt tiền tệ tác động đến các NHTM hạn chế tiền lưu thông trong dân nhưng đồng thời vẫn hỗ trợ các DN ổn định sản xuất nên tỷ trọng cho vay tiêu dùng giảm, tỷ trọng cho vay SXKD, Nông nghiệp tăng. Năm 2010 khi mà dấu hiệu lạm phát có xu hướng giảm thì tỷ trọng cơ cấu cho vay theo mục đích của NH cũng ổn định hơn khi doanh số cho vay của các chỉ tiêu này đều tăng lên so với năm 2009. Cụ thể năm này doanh số cho vay SXKD tăng 1.248 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 24,01%, doanh số cho vay Nông nghiệp tăng 669 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 14,61%, doanh số cho vay tiêu dùng tăng 465 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 42,35% so với năm 2009. Biểu đồ 2.2.1.3. Cơ cấu doanh số cho vay theo mục đích vay Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn: Bảng 2.2.2.1. Doanh số thu nợ theo kỳ hạn Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Ngắn hạn 6.005 77% 6.621 73% 9.268 74% Trung và dài hạn 1.794 23% 2.449 27% 3.256 26% DSTN 7.799 100% 9.070 100% 12.524 100% Nguồn: Phòng Kế toán Hội sở NH TMCP Sài Gòn Công Thương Giống như tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn thì tỷ trọng của doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm trên 70% trong cơ cấu thu nợ và có sự biến động tăng giảm khi: Năm 2008 chiếm đến 77% cơ cấu doanh số thu nợ do năm này tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao 76% và có nhiều khoản nợ ngắn hạn năm trước nay đến thời hạn thu nợ. Năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 6.621 tỷ đồng tăng 616 tỷ đồng tăng 10,26% so với năm 2009 nhưng tỷ trọng này giảm xuống 73% so với năm 2008 do doanh số thu nợ trung dài hạn tăng lên do những khoản cho vay trong năm này đã đến hạn phải thu. Năm 2010 những doanh số thu nợ ngắn hạn lại tiếp tục tăng lên đạt 9.268 tỷ đồng tăng 2.647 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 39,98% mức tăng cao hơn năm 2009 do đó tỷ trọng này cũng tăng lên 74%. Kết quả này cho thấy chính sách tín dụng, quản lý các khoản cho vay ngắn hạn của NH tương đối tốt, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt chỉ tiêu cao. Tuy doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong chỉ tiêu doanh số thu nợ của NH nhưng qua bảng số liệu trên có thể thấy chỉ tiêu này luôn có xu hướng tăng đây là một tín hiệu tốt khi mà các khoản cho vay trung và dài hạn thường chiếm dụng một khoản vốn cho vay lớn từ NH, nếu doanh số này tiếp tục tăng ổn định sẽ giúp NH cân bằng giữa cho vay các kỳ hạn, đảm bảo tăng trưởng tín dụng ổn định hơn. Biểu đồ 2.2.2.1. Cơ cấu doanh số thu nợ theo kỳ hạn Doanh số thu nợ theo đối tượng: Bảng 2.2.2.2. Doanh số thu nợ theo đối tượng Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Cá nhân 1.560 20% 2.268 25% 3.006 24% TNHH, CP 3.120 40% 3.809 42% 5.761 46% DNTN 2.106 27% 2.177 24% 2.755 22% DNNN 780 10% 635 6% 751 6% DN khác 233 3% 181 3% 251 2% DSTN 7.799 100% 9.070 100% 12.524 100% Nguồn: Phòng Kế toán Hội sở NH TMCP Sài Gòn Công Thương Tương tự như phân tích cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay, các số liệu thống kê từ bảng 2.2.1.2.2 cho thấy tỷ lệ của doanh số thu nợ vay theo đối tượng cũng chiếm tỷ trọng tương tự như trong cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng. Trong đó, tỷ trọng doanh số thu nợ vay của đối tượng là công ty TNHH và Cổ phần vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và doanh số tăng đều qua các năm. Cụ thể, qua các năm 2008, năm 2009, năm 2010 thì tỷ trọng của các đối tượng này tăng lần lượt 40%, 42%, 46% trong cơ cấu doanh số thu nợ vay. Đáng chú ý là 2 đối tượng thu nợ là DNTN và DNNN trong giai đoạn này có xu hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu thu nợ vay. Chẳng hạn, đối tượng thu nợ là DNTN năm 2008 tỷ trọng này là 27% sang năm 2009, năm 2010 giảm xuống 24%, 22%. Mặc dù có sự biến động giảm tỷ trọng nhưng doanh số thu nợ của 2 đối tượng này có tăng. Cụ thể, cũng là đối tượng DNTN doanh số thu nợ năm 2009 là 2.177 tỷ đồng tăng 3,4% so với năm 2008, năm 2010 đạt 2.755 tỷ đồng tăng 26,6% so với năm 2009, tuy doanh số thu nợ của đối tượng này tăng không đáng kể nhưng dấu hiệu tăng qua các năm cũng cho thấy dấu hiệu tích cực hơn. Nhìn chung, giai đoạn này ghi nhận sự gia tăng qua các năm doanh số thu nợ vay của 3 đối tượng vay chủ yếu của Saigonbank là cá nhân, công ty TNHH, Cổ phần và DNTN. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng của các đối tượng này trong cơ cấu doanh số thu nợ vay thì vẫn còn nhiều biến động chưa có sự ổn định, sự phân bố chưa hợp lý. Đặc biệt là đối tượng DNNN và DN khác. Biểu đồ 2.2.2.2. Cơ cấu doanh số thu nợ theo đối tượng vay Doanh số thu nợ theo mục đích vay: Bảng 2.2.2.3. Doanh số thu nợ theo mục đích vay Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng SXKD 3.446 44% 3.921 43% 5.636 45% Nông nghiệp 3.193 41% 3.500 38% 4.884 39% Tiêu dùng 1.160 15% 1.649 19% 2.004 16% DSTN 7.799 100% 9.070 100% 12.524 100% Nguồn: Phòng Kế toán Hội sở NH TMCP Sài Gòn Công Thương Giống như cơ cấu doanh số cho vay theo mục đích thì doanh số thu nợ theo mục đích vay cũng thể hiện chỉ tiêu cho vay SXKD và Nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiêu dùng và doanh số thu nợ năm sau luôn tăng so với năm trước điều đó cho thấy một phần nào hiệu quả trong chính sách thu nợ vay của NH. Cụ thể: Năm 2008 doanh số thu nợ SXKD là 3.446 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 93% so với doanh số cho vay của năm này tất nhiên đã bao gồm dư nợ cho vay năm trước. Tương tự, đối với doanh số cho vay Nông nghiệp và tiêu dùng. Năm 2009 về doanh số thu nợ của 3 đối tượng thì đều tăng lên nhưng xét về tỷ trọng trong cơ cấu doanh số thu nợ thì có sự tăng lên của tỷ trọng doanh số thu nợ tiêu dùng và giảm tỷ trọng doanh số thu nợ SXKD và Nông nghiệp. Có thể giải thích điều này là do lạm phát xảy ra vào những tháng cuối năm 2009, các DN được hỗ trợ vay vốn và đang trong giai đoạn thực hiện chưa đến thời gian trả nợ vay. Nên tỷ trọng doanh số thu nợ để phục vụ SXKD từ 44% năm 2008 giảm xuống 43% và Nông nghiệp từ 41% xuống 38%. Năm 2010 tỷ trọng cơ cấu thu nợ vay của đối tương phụ vụ SXKD và Nông nghiệp tiếp tục tăng lên do có nhiều khoản nợ vay đã đến hạn trả và các DN thực hiện nghĩa vụ trả nợ tốt khi mà tỷ trọng của 2 đối tượng này năm 2009 lần lượt là 43%, 38% năm nay tăng lên 45%, 39%. Biểu đồ 2.2.2.3. Cơ cấu doanh số thu nợ theo mục đích vay Dư nợ cho vay: Như ta đã phân tích, dư nợ cho vay cơ bản phụ thuộc vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ, ngoài ra dư nợ năm nay còn phụ thuộc vào dư nợ năm trước. Việc phân tích chỉ tiêu dư nợ cho vay sẽ thấy được chất lượng hoạt động tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của NH. Phân tích dư nợ cho vay theo kỳ hạn: Bảng 2.2.3.1. Dư nợ cho vay theo kỳ hạn Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Ngắn hạn 5.234 66% 6.551 67% 7.067 68% Trung và dài hạn 2.686 34% 3.173 33% 3.389 32% DNCV 7.920 100% 9.724 100% 10.456 100% Nguồn: Phòng Kế toán Hội sở NH TMCP Sài Gòn Công Thương Từ bảng 2.2.1.3.1 thống kê số liệu về dư nợ vay theo kỳ hạn có thể thấy do giữa dư nợ cho vay, doanh số cho vay, doanh số thu nợ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau nên ở đây cũng giống như 2 chỉ tiêu kia, chỉ tiêu dư nợ cho vay theo kỳ hạn ngắn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ cho vay so với dư nợ trung và dài hạn, do giai đoạn này tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có sự gia tăng qua các năm nên tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm tương ứng tuy nhiên doanh số dư nợ vay theo các kỳ hạn này vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Cụ thể: Năm 2008 tổng dư nợ cho vay là 7.920 tỷ đồng trong đó dư nợ ngắn hạn là 5.234 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 66% và dư nợ trung dài hạn là 2.886 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34%. Năm 2009 tổng dư nợ cho vay là 9.724 tỷ đồng tăng 1.804 tỷ đồng tăng 22,8% so với năm 2008, trong đó dư nợ ngắn hạn là 6.551 tỷ đồng tăng 1.317 tỷ đồng tăng 25,2% và dư nợ trung dài hạn là 3.173 tỷ đồng tăng 287 tỷ đồng tăng 9,9% so với năm 2008. Năm 2010 tổng dư nợ cho vay là 10.456 tỷ đồng tăng 732 tỷ đồng tăng 7,5% so với năm 2009 mức tăng này thấp hơn so với mức tăng năm 2009 là do mức tăng doanh số cho vay năm 2010 không nhiều chỉ 21,3% trong khi năm 2009 là 30,3% nhưng doanh số thu nợ năm 2010 lại có tăng cao hơn 38,1% so với mức 16,3% năm 2009. Biểu đồ 2.2.3.1. Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn Phân tích dư nợ theo đối tượng: Bảng 2.2.3.2. Dư nợ cho vay theo đối tượng Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Cá nhân 1.679 21% 2.020 21% 2.063 20% TNHH, CP 3.348 42% 4.215 43% 4.552 44% DNTN 2.065 26% 2.607 27% 2.636 25% DNNN 646 8% 555 6% 599 6% DN khác 182 3% 327 3% 606 5% DNCV 7.920 100% 9.724 100% 10.456 100% Nguồn: Phòng Kế toán Hội sở NH TMCP Sài Gòn Công Thương Cũng là cơ cấu này khi ở doanh số cho v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanvantotnghiep_NguyenThiBichTram_107403233_Lop07DKT4.doc
  • pdfLuanvantotnghiep_NguyenThiBichTram_107403233_Lop07DKT4.pdf
Tài liệu liên quan