MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI 3
I. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu 3
1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu 3
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 4
2.1 Đối với một quốc gia 4
2.2 Đối với doanh nghiệp 6
3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. 7
3.1. Xuất khẩu trực tiếp 7
3.2. Xuất khẩu ủy thác 7
3.3. Buôn bán đối lưu 7
3.4. Giao dịch qua trung gian 8
3.5. Gia công quốc tế 8
3.6. Tái xuất khẩu 9
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 9
4.1 Các yếu tố thuộc phạm vi quốc gia 9
4.2. Các nhân tố thuộc phạm vi doanh nghiệp. 14
4.2.1 Nguồn nhân lực 14
4.2.2. Khả năng tài chính 14
4.2.3 Vị trí địa lý 14
4.2.4 Uy tín của doanh nghiệp 15
II. Giới thiệu về mặt hàng nông sản và thị trường nông sản thế giới 15
1. Đặc trưng của hàng nông sản 15
2. Thị trường nông sản thế giới 17
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN 21
TẠI CÔNG TY INTIMEX 21
I. Giới thiệu về công ty 21
II.Cơ cấu quản lý 24
1. Sơ đồ tổ chức: 24
2. Hội đồng quản trị 25
3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 25
3.1 Ban Tổng giám đốc 25
3.2 Khối các phòng quản lý 25
3.3 Khối các phòng kinh doanh 26
3.4 Khối các công ty liên kết 26
3.5 Khối các đơn vị trực thuộc 27
4. Kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 28
II. Khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam 29
1. Tiềm năng sản xuất hàng nông sản ở Việt Nam 29
1.1. Về đất đai 29
1.2. Về khí hậu 30
1.3. Về vị trí địa lý và các cảng biển 30
1.4. Về nguồn nhân lực 31
1.5. Tình hình kinh tế của Việt Nam với các chính sách nông nghiệp 31
2. Tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt Nam 32
3. Tình hình chế biến một số mặt hàng nông sản ở Việt Nam 33
4. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam 33
5. Vai trò của hoạt động sản xuất, xuất khẩu nông sản 36
III. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex Việt Nam 37
1. Cơ cấu thị trường 37
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần Intimex Việt Nam 40
2.1 Phân tích giá trị và tỷ trọng xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần Intimex Việt Nam 40
2.2. Phương thức xuất khẩu nông sản của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 43
IV. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex Việt Nam 44
1. Những kết quả đạt được. 44
2. Những khó khăn và thách thức hiện nay. 45
2.1 Khó khăn trong nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu thị trường. 46
2.2 Khó khăn trong cơ cấu tổ chức 46
2.3 Khó khăn trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu 47
2.4 Khó khăn trong việc kết nối giữa các đơn vị trong công ty. 47
2.5 Khó khăn về vốn. 47
2.6 Khó khăn trong mua nông sản. 48
2.7 Khó khăn do sức ép cạnh tranh trên thị trường. 48
2.8 Khó khăn trong hoạt động Marketing. 48
2.9 Khó khăn do cơ chế quản lý của Nhà nước. 49
3. Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Intimex Việt Nam 49
3.1 Phân tích thực trạng và kế hoạch xuất khẩu của công ty cổ phần Intimex Việt Nam 49
3.2 Những giải pháp thúc đấy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Intimex Việt Nam hiện nay 51
3.2.1 Những giải pháp cho nguồn hàng xuất khẩu 51
3.2.2 Phương thức mở rộng thị trường 52
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY 54
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX 54
I. Định hướng xuất khẩu của nông sản Việt Nam 54
II. Định hướng xuất khẩu của công ty Cổ phần Intimex Việt Nam 60
III. Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty cổ phần Intimex Việt Nam 60
1. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường 60
2. Đa dạng hoá mặt hàng, phát huy tất cả các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế 63
3. Thực hiện tốt công tác tạo nguồn và mua hàng 63
4. Nâng cao chất lượng sản phẩm 65
5. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 66
6. Tăng cường đầu tư vào công tác dự trữ, chế biến, bảo quản. 67
7. Nâng cao hơn nữa trình độ cán bộ công nhân viên 68
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
75 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2260 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Tỷ lệ xuất khẩu trong tổng doanh thu bán hàng của công ty cũng giảm trong khi đó doanh thu từ thị trường nội địa lại tăng từ 27,3% năm 2008 lên 46,82% trong năm 2009. Mặc dù vậy, Intimex vẫn định hướng ưu tiên cho các hoạt động xuất khẩu trong tương lai.
II. Khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam:
1. Tiềm năng sản xuất hàng nông sản ở Việt Nam:
Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc sản xuất hàng nông sản, nếu như được đầu tư một cách đồng bộ, lâu dài, khắc phục được những yếu kém trong khâu thu mua, chế biến thì Việt Nam có thể trở thành một trung tâm sản xuất hàng nông sản lớn trên thế giới. Tiềm năng sản xuất hàng nông sản của Việt Nam được thể hiện ở các điểm sau:
1.1. Về đất đai:
Việt Nam có diện tích 331.212 km2, có hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp (diện tích đất trồng lúa hơn 4triệu ha), 11,58triệu ha đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng khoảng 10triệu ha. Tiềm năng đất nông nghiệp còn khoảng 4triệu ha . Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam đang bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, tỷ lệ mất đất canh tác từ 0,5% đến 2% / năm. Trong khi đó chúng ta có một diện tích lớn những vùng đất bị xói mòn và thoái hóa như: Vùng Bắc Bộ 5% tổng diện tích, bắc trung bộ 35% tổng diện tích, Đồng bằng Nam Bộ 31% tổng diện tích. Nếu chúng ta đầu tư để cải tạo diện tích này sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển tăng năng suất các cây nông nghiệp.
Diện tích đất được đưa vào sử dụng của Đồng bằng sông Hồng gần 53% tổng diện tích cả vùng, đồng bằng sông Cửu Long khoảng 65% tổng diện tích cả vùng nhưng hệ số sử dụng đất mới chỉ đạt 1,5 lần do tình trạng thâm canh trong nông nghiệp còn lạc hậu với sự yếu kém về hệ thống thủy lợi. Do vậy, chúng ta vẫn có thể khai thác được vùng đồng bằng màu mỡ này nếu có được sự đầu tư phát triển sản xuất theo chiều sâu. Đặc biệt những vùng đất còn hoang hóa ở các vùng khác cũng cần đầu tư tạo tiềm lực cho sản xuất nông nghiệp.
Đất Việt Nam có tầng dầy, tơi, xốp với chất dinh dưỡng cao kết hợp với sự đa dạng và phong phú về chủng loại (64 loại thuộc 14 nhóm), đây là một điều kiện tốt cho nhiều loại cây trồng phát triển.
1.2. Về khí hậu:
Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa do ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa Châu Á. Khí hậu Việt Nam rất đa dạng, phân biệt rõ rệt từ Bắc vào Nam. Miền Bắc có mùa động lạnh. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu kiểu Nam Á, đây là điều kiện khí hậu thuận lợi để đa dạng hóa các loại cây trồng. Ngoài ra tiềm năng nhiệt độ, độ ẩm và gió dồi dào, phân bổ khá đồng đều trên phạm vi cả nước. Tiềm năng nhiệt độ của nước ta được xếp vào hạng giàu có với số giờ nắng cao, cường độ bức xạ lớn, độ ẩm tương đối trong năm lớn hơn 80%, lượng mưa khoảng 1800 – 2000 mm/năm là điều kiện lý tưởng cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.
1.3. Về vị trí địa lý và các cảng biển:
Từ trước đến nay, một khối lượng lớn hàng nông sản của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển. So với các phương thức vận tải quốc tế bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không thì phương thức vận tải này có nhiều thuận lợi hơn, thông dụng hơn, và có mức cước phí rẻ hơn.
Trong thực tiễn chuyên chở bằng đường biển, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi nổi bật, đường biển nước ta có hình chữ S, hệ thống cảng biển nói chung đều nằm sát đường hàng hải quốc tế trải dọc từ Bắc - Trung – Nam, có thể hành trình theo tất cả các chuyến đi Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Trung Cận Đông, Châu Phi, Châu Mỹ. Một số cảng có khả năng bốc xếp hàng xuống tàu lớn, có hệ thống kho bãi bảo quản tốt, và gần đường hàng hải quốc tế.
1.4. Về nguồn nhân lực:
Dân số nước ta gần 86 triệu người, cơ cấu dân số trẻ với trên 65% sống bằng nghề nông. Đây là một lực lượng lao động hùng hậu cung cấp cho khu vực nông nghiệp. Mặc dù chất lượng lao động của Việt Nam chưa cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhưng con người Việt Nam với bản chất cần cù, sáng tạo, ham học hỏi là tiềm năng lớn góp phần vào chất lượng lao động ngành nông nghiệp Việt Nam.
1.5. Tình hình kinh tế của Việt Nam với các chính sách nông nghiệp :
Với mục đích hòa nhập vào đời sống kinh tế thế giới và tiến tới mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực.
Tháng 7 – 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN và đã ký kết các văn kiện của hiệp hội như hiệp định khung về tăng cường hợp tác ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập WTO. Ngoài ra Việt Nam còn tiến hành các cơ quan xúc tiến thương mại nhằm cung cấp cho các nhà sản xuất những thông tin đầy đủ về thị trường xuất khẩu.
Ngoài những điều kiện thuận lợi trên, với quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu nên việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản cũng được chú trọng và quan tâm. Việc ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước và lực lượng sản xuất nông sản đã và đang tạo động lực mới cho sự phát triển của ngành này. Việc đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất cũng tạo được những bước đột phá.
Tóm lại, với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và lực lượng lao động, kết hợp với đường lối, chủ trương đúng đắn của nhà nước, hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm tới chắc chắn sẽ đạt được những kết quả lớn góp phần quan trọng của sự phát triển đất nước.
2. Tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt Nam:
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử của nền kinh tế, đến nay ngành nông nghiệp nước ta đã đã đạt được những thành tựu to lớn. Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, nhiều mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Trong sự phát triển chung ấy, nổi bật nhất là sự phát triển trong sản xuất lương thực. Những năm qua sản xuất lương thực có tốc độ tăng trưởng nhanh so với tốc độ tăng trưởng bình quân là 5%/năm do vậy không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo giữ vững an ninh lương thực quốc gia mà còn biến nước ta từ một nước nhập khẩu gạo thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, việc đa dạng hóa giống cây trồng, mở rộng diện tích trồng trọt, thực hiện theo phương châm đất nào trồng cây ấy trong những năm qua đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp. Cụ thể như: Diện tích trồng cà phê năm 2000 là 430 nghìn ha với sản lượng là 680 nghìn tấn các năm sau đó sản lượng tăng rất nhanh. Năm 2003-2004 sản lượng đạt 790 nghìn tấn, năm 2006-2007 sản lượng 884 nghìn tấn, năm 2007 - 2008 sản lượng đạt 1.020 triệu tấn, năm 2008-2009 sản lượng đạt 1.2 triệu tấn. Đối với cây cao su, năm 1996 sản lượng 220 nghìn tấn đến năm 2006 sản lượng tăng vượt bậc đạt 560 nghìn tấn. Đối với cây chè, năm 2002 diện tích trồng chè là 108 nghìn ha với sản lượng đạt 98 nghìn tấn, năm 2008 diện tích trồng là 125 nghìn ha sản lượng đạt được 140 nghìn tấn.
Trình độ thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã được cải thiện do vậy năng suất cây trồng cũng tăng đáng kể. Rõ ràng nhất là: với cây lúa, năm 1986 năng suất lúa mới chỉ đạt 28,1tạ/ha, năm 2000 diện tích trồng 7,65 triệu ha với năng suất đạt 32,5 triệu tấn , năm 2008 năng suất lúa đạt 4,88 tấn/ ha cao hơn năng suất trung bình 4,25 tấn/ha của thế giới. Năng suất cao su của Việt Nam năm 1998 đạt 1 tấn / ha, năm 2006 năng suất cao su đạt 1,96 tấn/ ha, năm 2007 sản lượng đạt 2,07 tấn/ha đứng thứ hai trên thế giới về năng suất. Với cà phê, năng suất cà phê của Việt Nam cao gấp 1,5 lần so với Brasin, gấp 1,75 lần Colombia, gấp 2,17 Indonexia.
Tuy đã có những tiến bộ như đã nêu trên song ngành nông nghiệp nước ta vẫn còn không ít hạn chế. Điển hình là chất lượng hàng nông sản của ta chưa cao, hiện nay còn nhiều vùng, nhiều địa phương nông dân còn chạy theo năng suất, số lượng, chưa chú ý đến chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng quá mức diện tích trồng lúa vụ ba ở Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như sử dụng lúa lai của Trung Quốc cho năng suất cao nhưng chất lượng thấp ở các tính phí Bắc, sử dụng quá nhiều phân bón hóa học và thuốc kích thích tăng trưởng trong sản xuất cũng là một trong những lý do làm cho chất lượng hàng nông sản của Việt Nam chưa cao.
3. Tình hình chế biến một số mặt hàng nông sản ở Việt Nam:
Chế biến đang là một lĩnh vực còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Trong thời gian qua hoạt động chế biến hàng nông sản phục vụ cho xuất khẩu chủ yếu được thực hiện bởi những người sản xuất với phương tiện chế biến thô sơ lạc hậu nên có năng suất thấp. Hoạt động này chưa được thực hiện một cách hợp lý, đồng bộ, chưa được quan tâm một cách đúng mức nên sản phẩm tạo ra thường có phẩm cấp thấp do tạp chất nhiều, hình thức không hấp dẫn, chất lượng không cao. Những yếu kém trong khâu chế biến được xem là nổi cộm nhất hiện nay và là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam.
4. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam:
Có thể nói từ năm 2005 đến nay, sau 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển xuất khẩu, ngoại thương Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng nông sản nói riêng đã có những chuyển biến lớn. Điều đó được thể hiện ở một số nét sau:
Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ổn định. Đặc biệt ở các mặt hàng như: Gạo, cà phê, cao su. Sản lượng các mặt hàng này thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009:
ĐVT: 1000 tấn
Hạng mục
Mục tiêu 2010
Thực hiện 2005
Thực hiện 2006
Thực hiện 2007
Thực hiện 2008
Thực hiện 2009
TH 2009/KH 2010 (%)
Gạo
4800
5250
4640
5400
4680
6006
128,3
Cà phê
900
752
985
916
1056
1180
111,7
Cao su
650
482
555
606
660
730
110,6
(Nguồn: Bộ NN & PTNT)
Hiện nay, các mặt hàng này đã vươn lên trở thành các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. So với tốc độ phát triển bình quân trên thế giới, thì ba mặt hàng trên của Việt Nam có tốc độ phát triển cao và có nhiều mặt hàng đã vươn lên vị trí nhất nhì trong số các nước tham gia xuất khẩu trên thị trường thế giới, như năm 2009 Việt Nam đã đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo và cao su.
Cùng với sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua cũng tăng lên rõ rệt. Tỷ trọng gạo 25% tấm giảm từ 60% như trước đây xuống còn 30% như hiện nay, gạo chất lượng cao 5% tấm tăng từ 20% lên 50%-60%, cà phê loại một tăng từ 15% lên 72%. Chất lượng hàng xuất khẩu tăng lên làm cho giá hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua cũng tăng lên.
Trong những năm qua số lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng, chất lượng hàng xuất khẩu ngày càng được cải thiện, tuy nhiên do chịu sự tác động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế nên mặc dù sản lượng tăng nhưng giá trị xuất khẩu chưa cao.
Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ngày càng mở rộng. Nếu những năm trước đây hàng nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Nga và các nước Đông Âu thì nay hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt ở khắp các châu lục. Hàng nông sản của Việt Nam đã gây được sự chú ý và đã thâm nhập vào thị trường khó tính như Anh, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hongkong... và những thị trường xa lạ như Mỹ La Tinh và Châu Phi. Ngoài ra, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết được với một số cơ sở chế biến nông sản nổi tiếng thế giới. Ví dụ: Cà phê: Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác với 60 khách hàng thuộc 40 quốc gia, trong đó có sự hiện diện của các hãng cà phê nổi tiếng như Nestle (Mỹ), Newman (Đức), ED và Fman (Anh), Vocate (Thụy Sĩ), Adirat (Pháp), Itochu (Nhật Bản); cao su đã xây dựng thành công mối quan hệ truyền thống với 20 khách hàng từ các quốc gia như Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Trên đây là những thành tựu mà ngành nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên ngành vẫn còn không ít những tồn tại trong quá trình hoạt động của mình. Những tồn tại đó gồm:
Tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tương đối cao nhưng so với tiềm năng phát triển của ngành và so với kết quả xuất khẩu hàng nông sản của một số nước khác trên thế giới thì kết quả như trên vẫn còn rất khiêm tốn.
Số lượng thị trường nhập khẩu truyền thống khoảng 10 quốc gia trong đó hầu hết là các quốc gia Châu Á. Đa số thị trường nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam với số lượng nhỏ và không ổn định.
Trên thị trường thế giới hàng nông sản của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế, bao bì mẫu mã thiếu sức hấp dẫn nên giá hàng nông sản của Việt Nam chưa cao, hàng nông sản Việt Nam còn phải chấp nhận lấy mức giá trung bình trên thị trường thế giới làm tiêu chuẩn và mức phấn đấu của mình. Thêm vào đó, hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam còn yếu nên khả năng thâm nhập vào những thị trường chính ngạch (thị trường đòi hỏi chất lượng cao, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh nghiêm ngặt) của hàng nông sản Việt Nam còn rất thấp, hàng Việt Nam chưa có chỗ đứng trong siêu thị của những thị trường này. Chính vì vậy trong thời gian qua hàng nông sản của Việt Nam chủ yếu phải xuất khẩu qua môi giới trung gian, tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp rất thấp.
Hoạt động thu thập thông tin, tìm kiếm thị trường còn bộc lộ nhiều yếu kém. Thông tin thu thập được còn chưa cập nhật, chưa nắm được tình hình biến động giá cả, cung – cầu trên thị trường nên chưa có kế hoạch hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản.
Qua phân tích hình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian qua ta thấy những thành tựu mà ngành đạt được trong thì gian qua thật đáng khích lệ... Tuy nhiên vẫn còn không ít các vấn đề tồn tại cần được giải quyết chính vì vậy trong thời gian tới để tiếp tục phát triển Việt Nam cần phải phát huy những thành tựu đã đạt được và tìm ra giải pháp cho những tồn tại của mình.
5. Vai trò của hoạt động sản xuất, xuất khẩu nông sản:
Trong hơn 4 năm thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp và phát triển ổn định kinh tế xã hộ, nông nghiệp nước ta đã đóng vai trò quan trọng vào thắng lợi chung của sự nghiệp đổi mới, là nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển trong những năm tiếp theo. Vai trò của hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản của nước ta thể hiện ở những điểm sau:
Hoạt động sản xuất nông sản góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản góp phần đáng kể vào việc tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt nhập siêu, giảm bớt căng thẳng trong cán cân thanh toán cũng như nhu cầu ngoại tệ.
Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đã tác động trực tiếp đến đời sống của người nông dân trên nhiều phương diện. Khi thực hiện xuất khẩu, một lượng hàng nông sản dư thừa trên thị trường nội địa sẽ được giải quyết, lập lại quan hệ cung – cầu ở mức giá cao hơn nông dân không những bán được nông sản mà còn bán được giá. Hoạt động này làm cho nông dân có thu nhập cao hơn từ đó làm tăng sức mua của dân cư trong thị trường nông thôn rộng lớn với 65% dân số. Đây chính là một động lực thúc đẩy quá trình sản xuất trong nước.
Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản sẽ khai thác tối đa lợi thế của Việt Nam về điều kiện khí hậu, tài nguyên đất nước, nguồn nhân lực... Hơn nữa hiện nay Đảng và Nhà nước đang thực hiện mô hình kinh tế mới như kinh tế trang trại, cao su tiểu điền, tổ hợp tác tự nguyện, hợp tác xã kiểu mới...thì hoạt động xuất khẩu nông sản càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, hoạt động này sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế mới phát triển.
III. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex Việt Nam
Cơ cấu thị trường
Trong những năm 1980-1990, thị trường chính của Intimex là Liên Xô và các nước Đông Âu. Sản phẩm xuất khẩu dựa vào những hiệu ước giữa hai chính phủ, hàng đổi hàng. Vì vậy, thị trường của công ty ổn định và được Nhà nước đảm bảo.
Từ những năm 1990, Cộng hòa Xô Viết sụp đổ, Công ty gặp phải rất nhiều thách thức như mất đi thị trường truyền thống, lực lượng lao động dư thừa, chất lượng nhân công thấp. Công ty đã phải tìm cách để vượt qua được những khó khăn để tiếp tục xuất khẩu hàng nông sản và gia nhập vào thị trường mới.
Vào những năm 1988-1990, Công ty chỉ có quan hệ kinh doanh với 19 nước trên thế giới, tăng lên 18 nước đến năm 1990 và 43 nước vào năm 2000.
Đến nay, Intimex đã thâm nhập được vào thị trường của hầu hết tất cả các nước trên thế giới với thương hiệu nổi tiếng.
Bảng 5: Doanh thu xuất khẩu của khu vực thị trường năm 2008
TT
Thị trường
Tổng giá trị xuất nhập khẩu (USD)
Giá trị xuất khẩu (USD)
%
1
Jordan
9.119.006
9.119.006
100.00%
2
Syria
2.397.286
862.213
52.89%
3
Sudan
2.096.735
2.096.735
100.00%
4
Nga
13.036.508
5.489.458
44.74%
5
Ấn Độ
22.366.594
18.205.672
84.29%
6
Bỉ
8.244.201
5.214.314
69.74%
7
Mỹ
18.936.634
12.557.212
69.11%
8
Georgia
9.506.848
9.506.848
100.00%
9
Pháp
12.732.950
1.032.604
8.63%
10
Anh
9.840.632
1.103.514
12.16%
11
Tây Ban Nha
4.951.196
2.126.996
50.84%
12
Ai Cập
6.666.248
3.556.801
60.29%
13
Pakistan
1.639.270
872.117
100.00%
14
Yemen
3.819.356
3.819.356
100.00%
15
Thổ Nhĩ Kỳ
5.469.874
2.032.156
43.21%
16
Hà Lan
13.171.673
7.159.862
57.72%
17
Thụy Điển
16.119.914
12.766.034
83.15%
18
Nhật Bản
3.013.861
986.512
43.91%
19
Italy
1.552.011
1.552.011
100.00%
20
Hàn Quốc
3.025.667
1.049.002
46.45%
21
Singapore
8.680.908
3.460.071
43.72%
22
Hong Kong
12.677.684
9.087.082
76.29%
23
Trung Quốc
9.107.142
9.107.142
100.00%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng kế toán)
Do khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty giảm từ 142 triệu USD năm 2007 xuống còn 110 triệu USD vào năm 2008.
Tuy vậy, Công ty đã tích cực nghiên cứu lại thị trường và mở rộng được thị phần ra các khu vực khác trên thế giới. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở bảng dữ liệu sau:
Bảng 6: Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu thương mại
Đơn vị tính: %
Khu vực thị trường
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tây Âu
25,81
27,98
23,82
Trung Đông
15,52
10,23
9,63
Mỹ
8,83
10,77
6,54
Ấn Độ
6,85
8,3
7,01
Châu Phi
13,25
13,05
10,61
Đông Nam Á
5,75
5,4
5,78
Hàn Quốc
6,82
6,02
5,3
Trung Quốc
4,04
4,08
11,73
Đông Âu
6,5
4,9
5,72
Khác
6,63
9,27
13,86
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng kế toán)
Khu vực Tây Âu trở thành thị trường lớn nhất của Intimex, đã từng bước thay thế thị trường Nga và Đông Âu vốn là những thị trường truyền thống của Công ty trong những năm 1990, thị phần đã chiếm đến 25,81% năm 2006, 27,98% năm 2007 và 23,82% năm 2008.
Người dân ở khu vực Trung Đông thường dùng gia vị trong các bữa ăn nên thị trường Trung Đông cũng là thị trường quan trọng cho xuất khẩu nông sản gia vị như hạt tiêu, gừng, quế. Trong những năm gần đây, từ khi tình hình chính trị ở khu vực này luôn bị xáo trộn và khủng bố, chúng đã tác động đến doanh thu xuất khẩu ở thị trường này của Intimex giảm từ 15,52% năm 2006, 10,23% năm 2007 và 11,63% năm 2008.
Thị trường Châu Mỹ đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức. Điều này cũng có nghĩa là Intimex không chỉ đón nhận nhiều cơ hội kinh doanh mà Intimex còn phải đối mặt với một tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và hàng rào thuế quan. Duy trì và phát triển thị trường này là mục tiêu chính của Intimex, vì vậy, tỷ trọng giá trị xuất khẩu ở thị trường Châu Mỹ trong kim ngạch xuất khẩu của công ty lên xuống thất thường từ 8,83% năm 2006, 10,77% năm 2007 và 7,54% năm 2008.
Thị trường Châu Phi như Sudan, Libya và Ai Cập cũng là một trong những thị trường quan trọng và đầy tiềm năng của Intimex. Những thị trường đó tiêu thụ một lượng hàng hóa đáng kể như cà phê, hạt tiêu. Doanh thu xuất khẩu vào khu vực này giữ tỷ trọng rất ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Intimex, 13,25% năm 2006, 13,04% năm 2007 và giảm nhẹ xuống còn 10,61% vào năm 2008.
Hơn nữa, Intimex cũng tiến hành xuất khẩu vào các thị trường lớn như Ấn Độ và các nước trong khu vực Asean. Do khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới, thị phần tại thị trường các nước Châu Mỹ, Tây Âu giảm mạnh như thị trường Châu Mỹ từ 10,77% năm 2007 xuống 6,54% năm 2008 trong khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tăng từ 4,08% năm 2007 lên 11,73% năm 2008.
Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần Intimex Việt Nam
2.1 Phân tích giá trị và tỷ trọng xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần Intimex Việt Nam:
Trong những năm qua, các mặt hàng nông sản luôn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của công ty. Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thì nông sản chiếm khoảng 86% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đây thực sự là một tiềm năng để công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.
Bảng 7: Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu từ năm 2006 đến năm 2009.
TT
TÊN HÀNG
2006
2007
2008
2009
Giá trị xuất khẩu (USD)
%
Giá trị xuất khẩu (USD)
%
Giá trị xuất khẩu (USD)
%
Giá trị xuất khẩu (USD)
%
A. HÀNG NÔNG SẢN
1
Hạt tiêu
17.157.425
13,03
18.475.124
13,00
16.479.789
13,87
8.239.895
20,48
2
Cà phê
49.417.119
37,54
59.412.541
41,80
51.542.261
43,38
17.159.489
42,65
3
Trà
2.908.426
2,21
3.412.046
2,40
3.512.042
2,96
1.032.954
2,57
4
Lạc
110.842
0,08
16.986
0,01
-
-
-
5
Cao su
721.541
0,55
621.542
0,44
547.042
0,46
160.895
0,40
6
Hạt điều
5.671.254
4,31
6.847.254
4,82
4.865.123
4,09
1.430.919
3,65
7
Vỏ quế
746.128
0,57
1.084.251
0,76
661.538
0,56
194.570
0,05
8
Tinh bột sắn
9.145.010
6,95
9.154.147
6,44
9.654.214
8,12
2.839.475
7,06
9
Hoa hồi
1.571.245
1,19
2.104.101
1,48
675.214
0,57
225.071
0,56
10
Gạo
33.722.745
25,61
18.924.201
13,31
8.058.642
6,78
2.370.189
5,89
Tổng giá trị:
121.171.735
120.052.193
95.995.865
33.478.344
B. HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
954.203
0,72
842.517
0,59
567.145
0.48
166.807
0.41
C. THỦY SẢN
7.543.487
5,73
19.845.214
13,96
21.058.642
17.72
6.193.718
15.39
D. DỆT MAY
1.984.575
1,51
1.397.354
0,98
1.205.301
1.01
396.242
0.98
TỔNG GIÁ TRỊ
131.654.000
142.137.278
118.826.953
40.235.111
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng kế toán)
Các số liệu trong bảng 7 đã thể hiển kết quả hoạt động xuất khẩu từ năm 2006 đến năm 2009, trong đó doanh số xuất khẩu năm 2009 đạt 40.235 triệu USD năm giảm 34% so với năm 2008. Có hai nguyên nhân dẫn đến việc giảm mạnh trong doanh số năm 2009 này:
Thứ nhất là lạm phát dữ dội ở Việt Nam gây ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực xuất khẩu, nhu cầu ở thị trường Mỹ và Tây Âu giảm. Thứ hai, Intimex đã cổ phần hóa từ một doanh nghiệp sở hữu Nhà nước thành công ty cổ phần.
Tháng 10 năm 2009, Intimex chính thức trở thành Công ty cổ phần. Do vậy, những xáo trộn trong cơ cấu công ty cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số trong năm. Tại cuộc họp hội đồng quản trị đầu tiên, ban lãnh đạo đã đưa ra đường lối hoạt động mới cho Intimex với mục tiêu tăng doanh số trong năm 2010.
Doanh số xuất khẩu của hầu hết tất cả mặt hàng đã thể hiện sự suy giảm lớn so với cùng kỳ năm 2008. Cho đến nay, Intimex đã xuất khẩu một số mặt hàng nông sản đạt doanh thu hơn 2 triệu USD như cà phê 22 triệu USD; hạt tiêu 10,98 triệu USD; gạo 3,1 triệu USD; bột sắn 3,7 triệu USD... Tuy nhiên, các mặt hàng này đều bị giảm hơn so với cùng kỳ năm 2008.
Tổng giá trị xuất khẩu hàng nông sản giữ vai trò chủ chốt cho các sản phẩm xuất khẩu của Intimex.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đang khai thác tốt và có thị phần tương đối lớn ở Intimex. Cà phê cũng là mặt hàng nông sản đứng đầu về giá trị xuất khẩu của Intimex (cà phê Robusta R1, R2). Trong năm 2007 và đầu năm 2008, giá cà phê trong nước cũng như trên thế giới đều tăng mạnh. Đơn giá cà phê robusta dao động từ 1660-1670 USD/tấn đến 2210-2300 USD/tấn. Giá trị xuất khẩu đạt 59,4 triệu USD năm 2007 và chiếm 41,8% kim ngạch xuất khẩu năm 2007 của Intimex. Mặc dù vậy, giá cà phê xuất khẩu đột nhiên rớt xuống còn 1210 USD/tấn từ tháng 4 năm 2008, cho nên tổng giá trị xuất khẩu cà phê năm 2008 chỉ còn là 51,5 triệu USD.
Sau đó, điều này đã tác động đến cà phê xuất khẩu của năm 2009, ước tính rằng sẽ giảm 51% so với năm 2008.
Danh mục sản phẩm gạo đứng thứ hai trong giá trị xuất khẩu hàng nông sản của Intimex. Gạo giành được ưu thế vào năm 2006 tăng rõ rệt với doanh số 33.7 triệu USD nhờ vào sự thay đổi cơ cấu của Intimex. Năm 2007, giá trị xuất khẩu gạo của Intimex sụt xuống 18,9 triệu USD. Cũng giống như mặt hàng cà phê, đơn giá của gạo cũng biến động đáng kể ở giai đoạn 2008-2009. Hơn nữa, đầu năm 2008, giá gạo trên thế giới tăng nhanh trong khi chính phủ Việt Nam lại có quyết định hạn chế xuất khẩu để bảo toàn lương thực cho khu vực phía Bắc nơi có dự báo là sẽ phải đối mặt với những vụ thu hoạch xấu do cái lạnh khắc nghiệt của thời tiết vào cuối năm 2008.
Vì vậy, giá trị xuất khẩu gạo giảm xuống 8,05 triệu USD, chiếm 6,78% giá trị xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty cổ phần Intimex Việt Nam.doc