Khóa luận Giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội giai đoạn 2008-2010

Mục Lục

Mục Lục 1

Lời mở đầu 3

Nội dung 5

Chương 1: Những vấn đề lý luận của kế hoạch kinh doanh. 5

1.1. Doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 5

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.2. Hệ thống kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp. 7

1.1.3. Chức năng của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp 8

1.2. Nội dung của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp. 9

1.2.1. Kế hoạch marketing 9

1.2.2. Kế hoạch sản xuất và dự trữ 11

1.2.3. Kế hoạch nhân sự 12

1.2.4. Kế hoạch tài chính 14

1.3. Vai trò của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 16

1.4. Những nhân tố ảnh hưởng việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. 17

1.4.1. Nhân tố chủ quan. 17

1.4.2 Nhân tố khách quan. 22

Chương 2: Thực trạng thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên XNK và Đầu tư Hà Nội 2006-2007 24

2.1. Khái quát về công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà nội 24

2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 24

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội. 25

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội, mối quan hệ giữa các phòng ban. 26

2.1.4. Đặc điểm phương thức tổ chức, kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư của công ty. 28

2.1.5. Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty. 31

2.2. Kế hoạch kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2010 32

2.2.1. Kế hoạch xuất nhập khẩu và đầu tư 32

2.2.2. Kế hoạch marketing của công ty. 34

2.2.3. Kế hoạch nhân sự 36

2.2.4. Kế hoạch tài chính 39

2.3. Tình hình thực hiện và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội trong 2 năm 2006-2007. 40

2.3.1. Kế hoạch xuất nhập khẩu và đầu tư 40

2.3.2.Kế hoạch Marketing. 43

2.3.3. Kế hoạch nhân sự. 45

2.3.4. Kế hoạch tài chính 45

Chương 3: Giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2010. 47

3.1. Thuận lợi và khó khăn thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2010. 47

3.1.1. Những thuận lợi 47

3.1.2. Khó khăn mà công ty phải đương đầu. 48

3.2. Nhiệm vụ của kế hoạch kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008-2010. 50

3.2.1. Nhiệm vụ của kế hoạch xuất nhập khẩu và đầu tư. 50

3.2.2. Nhiệm vụ của kế hoạch Marketing. 52

3.2.3. Nhiệm vụ của kế hoạch nhân sự. 52

3.2.4. Nhiệm vụ của kế hoạch tài chính. 53

3.3. Những giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2010. 54

3.3.1. Tăng cường nghiên cứu thị trường để lựa chọn cũng như phát triển thị trường kinh doanh. 54

3.3.2. Xây dựng chính sách phát triển thị trường 55

3.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn 58

3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và xúc tiến phát triển thị trường. 59

3.3.5. Chú trọng nâng cao năng lực hoạt động của công ty. 60

Kết luận 62

Tài liệu tham khảo 63

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP 64

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội giai đoạn 2008-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty, tất cả các phòng ban đều chịu sự quản lý của tổng giám đốc. Các phó tổng giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty về lĩnh vực công tác được giao. Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong từng kế hoạch ( tháng,quý, năm ). Đồng thời phòng kế toán và tài vụ còn phải đảm bảo vốn phục vụ cho các hoạt động của các phòng kinh doanh trong công ty, điều tiết vốn nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh doanh, đảm bảo vốn được xoay vòng nhanh và có hiệu quả nhất. Quyết toán tài chính với các cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tài chính, các ngân hàng hàng năm. Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân lực của công ty, tham mưu cho tổng giám đốc về sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý và hiệu quả nhất. Lập kế hoạch đào tạo, điều hành, bổ xung lao động nhằm phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Ngoài ra, phòng tổ chức còn làm một số công viêc khác như: bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội … Phòng kế hoạch tổng hợp: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch của công ty trong dài, trung và ngắn hạn. Thu thập nắm giữ toàn bộ thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty. Mặt khác phòng kế hoạch thông tin còn phải báo cáo thông tin cho tổng giám đốc một cách chính xác, kịp thời nhằm giúp cho tổng giám đốc có quyết định đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty. Phòng Đầu tư xây dựng: có nhiệm vụ đầu tư các dự án, có thể ủy quyền cho đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện và quản lý dự án do công ty đầu tư. Các phòng nghiệp vụ: Phòng kinh doanh 1: Xuất khẩu hàng nông sản khoáng sản. Phòng kinh doanh 2: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Phòng kinh doanh 3: Xuất nhập khẩu tổng hợp. Phòng kinh doanh 4: Xuất khẩu máy móc thiết bị. Phòng kinh doanh 5: Xuất khẩu hàng sang Nga. Phòng kinh doanh 6,7,8: Xuất nhập khẩu tổng hợp. Chi nhánh của công ty: - Chi nhánh tại thành phố HCM. - Chi nhánh tại Hải Phòng. Các đơn vị trực thuộc: Xí nghiệp Chè Thủ Đô. Xí nghiệp Sản xuất hàng xuất khẩu Phú Diễn Xí nghiệp Bao bì Hà Nội. Liên doanh: Liên doanh với Công ty du lịch Hà Nội kinh doanh khách sạn Sofitel Metropol. Liên doanh với Malaysia triển khai Trung tâm thương mại dịch vụ Cầu Giấy. 2.1.4. Đặc điểm phương thức tổ chức, kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư của công ty. a. Đặc điểm phương thức tổ chức quản lý: Đối với các phòng kinh doanh nghiệp vụ ( các phòng kinh doanh 1-8) công ty tiến hành giao chỉ tiêu, nhiệm vụ ( theo tháng, quý, năm ) cho từng phòng kế hoạch để thực hiện và giao nộp theo đúng kỳ. Mức lương, thưởng của các phòng được hưởng sẽ phụ thuộc vào mức độ hoàn thành kế hoạch và tổng doanh thu thực hiện. Đối với cán bộ làm công tác quản lý, công ty thực hiện quản lý theo cơ chế “ một thủ trưởng “. Tuy nhiên công ty luôn đề cao tính năng động, chủ động và sáng tạo trong công việc của từng cán bộ công nhân viên (CNV ) trong công ty. Đối với các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc, công ty áp dụng chế độ hạch toán tiến bộ. Công ty thường xuyên áp dụng chế độ khen thưởng, chăm lo đời sống vật chất tinh thần đối với từng cán bộ CNV trong công ty, thực hiện chế độ thưởng phạt phân minh, qua đó góp phần tạo bầu không khí hăng say, thi đua trong công việc, thực hiện khẩu hiệu “ công việc luôn gắn liền với hiệu quả “. b. Đặc điểm phương thức kinh doanh XNK và đầu tư của công ty. Công ty UNIMEX Hà Nội là doanh nghiệp chuyên về XNK, đầu tư và dịch vụ. Công ty áp dụng một cách linh hoạt các phương thức kinh doanh để gia tăng các hiệu quả XNK, thể hiện qua 3 phương thức kinh doanh là: Xuất nhập khẩu trực tiếp. Xuất nhập khẩu ủy thác. Gia công hàng xuất khẩu. Ngoài ra trong những năm gần đây, công ty cũng thực hiện phương thức hàng đổi hàng và tạm nhập tái xuất, tuy nhiên kim ngạch và tỷ trọng của hai phương thức này còn nhỏ trên tổng số chung. Về cách thức tiến hành kinh doanh của công ty, phòng kinh doanh nghiệp vụ có trách nhiệm lên phương án kinh doanh xuất nhập khẩu. Phương án kinh doanh cần có các thông tin sau: Điện thoại xác nhận mua bán Dự thảo hợp đồng liên quan tới các phương án kinh doanh. Giấy phép ngành hàng kinh doanh của đối tác ( đối với khách hàng lần đầu). Báo cáo quyết toán tài chính hai niên độ liền kề tính tới thời điểm lập phương án kinh doanh, giao kết hợp đồng. Các tài liệu có liên quan khác do ngân hàng cung cấp tín dụng hoặc tính chất đặc thù của từng thương vụ yêu cầu. Khả năng thanh toán của các đối tác ( trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính ), khả năng thanh toán của người mua hàng xuất khẩu. Uy tín của các đối tác trên thị trường, thông tin về đối tác từ phía ngân hàng. Chỉ tiêu hiệu quả của từng phương án kinh doanh, phương án kinh doanh khả thi được đánh giá theo hiệu quả của các chỉ tiêu: Doanh số, lợi nhuận trước thuế, khả năng quay vòng vốn và thu hồi vốn… Phương án kinh doanh sau khi được đơn vị trực tiệp kinh doanh hoàn thiện được chuyển qua bộ phận quản lý và phòng kế toán tài vụ, phòng sẽ có trách nhiệm kiểm tra các số liệu tính toán trong các phương án kinh doanh, các thông điệp dữ liệu từ các tài liệu đi kèm, đồng thời phải kiểm tra sự phù hợp giữa các phương án kinh doanh và các hợp đồng kinh tế đi kèm, đề xuất thực hiện hoặc không thực hiện các phương án kinh doanh ( thời gian luân chuyển tại bộ phận quản lý không quá 3 ngày làm việc đối với hàng nhập khẩu, không qua 1 ngày đối với hàng xuất khẩu ). Sau đó phương án kinh doanh sẽ được chuyển qua ban giám đốc công ty, tổng giám đốc và phó tổng giám đốc phụ trách đơn vị kinh doanh đánh giá, xem xét duyệt phương án kinh doanh theo đề xuất của phòng kế toán tài vụ hoặc trao đổi với các đơn vị có liên quan để hoàn thiện bổ xung trước khi duyệt phương án kinh doanh. Phòng kế toán tài vụ trên cơ sở phương án kinh doanh và hợp đồng kinh tế đã được duyệt, ký và các tài liệu liên quan tiến hành làm các thủ tục tiếp theo thực hiện phương án kinh doanh. 2.1.5. Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty. Nước ta gia nhập WTO là một thời cơ lớn của đất nước ta nói chung và công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư HN nói riêng. Tận dụng thời cơ thuận lợi đó lãnh đạo công ty đã chuyển hướng mạnh mẽ tập chung vào các mặt hàng xuất khẩu, kết quả đạt được không thể tin được 2006 tổng doanh thu lên tới 1257 tỷ đồng tăng 1035% so với 2005 đây là một con số hết sức ấn tượng. Kết quả này là do sự đa dạng của các mặt hàng xuất khẩu gồm các mặt hàng có thế mạnh chủ lực như: Sắn lát, gạo, dược liệu, hạt tiêu, gỗ, các mặt hàng đồng nguyên liệu. Cùng theo đó là sự chấp nhận của thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường Israel cũng là lý do thể hiện sự tăng trưởng đột biến của doanh thu công ty. Nhận xét về kết quả doanh thu và lợi nhuận của công ty: Về doanh thu: Doanh thu của công ty liên tục tăng đặc biệt là trong 2 năm trở lại đây, doanh thu của công ty luôn trên 1000 tỷ đồng. Đạt và vượt xa kế hoạch đặt ra của tổng công ty giao cho. Đây là kết qủa xứng đáng cho sự nỗ lực của các cán bộ và sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc công ty, là thành quả tất yếu của sự trưởng thành lớn mạnh trong suốt thời kỳ dài của công ty. Về lợi nhuận: Doanh thu tăng liên tục, có năm tăng tới hơn 1000% tuy nhiên lợi nhuận của công ty lại tăng chậm là do đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất và thị trường xuất khẩu là sự tăng về chi phí đặc biệt là chi phí vận chuyển (do giá xăng liên tục tăng ) và giá các mặt hàng phụ trợ phục vụ cho hoạt động xuất khẩu tăng cao. Lợi nhuận của công ty liên tục tăng bất chấp sự gia tăng của chi phí, những năm gần đây công ty có mức tăng lợi nhuận khá cao điển hình là năm 2006, 2007 lên tới hơn 250% là mức tăng kỷ lục từ lục thành lập công ty. Hình 3: Biểu đồ doanh thu của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội qua các năm 2001-2007. 2.2. Kế hoạch kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2010 Công ty TNHH NN một thành viên XNK và Đầu tư Hà Nội (UNIMEX HANOI) trực thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội là công ty hoạt động đa ngành gồm xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư, do vậy những kế hoạch của công ty đều có nội dung cơ bản và bao gồm những kế hoạch nhỏ sau: 2.2.1. Kế hoạch xuất nhập khẩu và đầu tư Unimex Hà nội hoạt động chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, là đầu mối trung gian trong nước với nước ngoài. Công ty là điểm đến có uy tín, do vậy kế hoạch sản xuất và dự trữ của công ty thực ra là các kế hoạch xuất nhập khẩu và đầu tư, đây là các kế hoạch hết sức quan trọng của công ty. Là doanh nghiệp trung gian trong quá trình xuất nhập khẩu, công ty luôn chú trọng thu gom những sản phẩm tốt, có chất lượng cao và thị trường phân phối sản phẩm ổn đinh về giá cả, số lượng đầy đủ. Đối với hoạt động xuất khẩu của công ty trong 5 năm 2006-2010 có kế hoạch như sau: Tổng kim ngạch xuất khẩu là 124.73 triệu USD, tốc độ tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất khẩu là 115%/một năm. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo kế hoạch hàng nông sản và sản phẩm thô chiếm 80%, còn lại là các sản phẩm đã qua chế biến như bao bì, vải lụa, đồ gỗ. Về cơ cấu thị trường, công ty chú trọng kinh doanh với các nước trong khu vực, mở rộng quan hệ với các nước Âu, Mĩ trong đó thị trường các nước trong khu vực chiếm 60% tổng sản phẩm xuất khẩu, thị trường Âu Mĩ chiếm 35%, còn lại 5% là các thị trường nhỏ lẻ như Châu đại dương, Châu phi… Hình 4: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của công ty Hoạt động nhập khẩu có kế hoạch về tổng kim ngạch nhập khẩu là 232.61 triệu USD chiếm 65,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch là 115%/một năm. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thì máy móc thiết bị hiện đại chiếm 70% còn lại là các sản phẩm thô, sản phẩm đã qua chế biến trong nước không sản xuất được phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 25%, còn lại là các mặt hàng khác. Về thị trường cung cấp sản phẩm nhập khẩu của công ty ưu tiên các thị trường có trình độ công nghệ cao như Châu Âu, Mĩ, Nhật... để đảm bảo chất lượng sản phẩm nhập khẩu. Hoạt động đầu tư và xây dựng của công ty theo kế hoạch đầu tư giai đoạn 2006-2010 có tổng số vốn theo kế hoạch là khoảng 3 nghìn tỷ đồng, được phân bổ vào hoàn thiện các công trình đang thi công dở, xây dựng các công trình nhận thầu mới và vào hoạt động đầu tư sản xuất, đầu tư bất động sản. Với nhiệm vụ của hoạt động xây dựng là hoàn thiện các công trình lớn như tòa nhà Vincom, các công trình thuộc khu vực Mĩ Đình vv... Hoạt động đầu tư của công ty theo kế hoạch chủ yếu đầu tư vào các cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đầu tư hạ tầng cho các cơ sở sản xuất trực thuộc, đầu tư khai thác các vị trí kinh doanh thuận lợi, thu lợi nhuận cao. Bảng 1: Kế hoạch hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng Tổng kim ngạch xuât nhập khẩu 53.00 60.95 70.09 80.61 92.70 357.35 Tổng kim ngạch xuât khẩu 18.50 21.28 24.47 28.14 32.36 124.73 Tổng kim ngạch nhập khẩu 34.50 39.68 45.63 52.47 60.34 232.61 Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên XNK và Đầu tư Hà Nội 2.2.2. Kế hoạch marketing của công ty. Công ty UNIMEX là một doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Châu Á vẫn là thị trường hoạt động chủ yếu của công ty, các khách hàng truyền thống là Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Philippine…Châu Âu và châu Mỹ là các thị trường tiềm năng tuy nhiên các thị trường này có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm nhập khẩu. Vì vậy để phát triên thị trường xuất nhập khẩu thì kế hoạch marketing của công ty là hết sức cần thiết. Chiến lược marketing của công ty trong giai đoạn 2006-2010 là hướng ra thị trường xuất nhập khẩu Châu Âu, và các thị trường quen thuộc Châu Á. Thị trường Châu Âu là thị trường được công ty rất quan tâm do sản phẩm của công ty được tiêu thụ nhiều và được giá cao đặc biệt là chè và các mặt hàng nông sản có chất lượng cao. Đối với nhập khẩu UNIMEX chú trọng nhập khẩu máy móc thiết bị có hàm lượng công nghệ cao của thị trường này với mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất của các xí nghiệp thành viên và cả với mục đích bán thu lợi nhuận. Đối với thị trường Châu Á, công ty hướng tới cả chất lượng và số lượng sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường này. Các mặt hàng nông sản của công ty đặc biệt được ưa chuộng và có sực tiêu thụ cao. Hoạt động Marketing của công ty trong giai đoạn 2006-2010 nhằm thu hút khách hàng, tạo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức như tham gia các hội trợ triển lãm, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng…Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay internet là công cụ để marketing hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp hoạt động trong linh vực xuất nhập khẩu. Hướng tương lai của công ty trong giai đoạn tới là mở Web giới thiệu sản phẩm và bán hàng trực tuyến. Ngân sách Marketing theo kế hoạch chiếm khoảng 3%-5% tổng ngân sách của công ty phục vụ cho các hoạt đông quảng cáo và hoạt động mở rộng thương mại với các nước, tốc độ tăng ngân sách dành cho hoạt động marketing là tăng khoản từ 5%-8% một năm trong tổng ngân sách công ty. 2.2.3. Kế hoạch nhân sự Trong xu thế đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH NN một thành viên XNK và Đầu tư Hà Nội đang trong quá trình chuyển đổi sang doanh nghiệp cổ phần hóa. Bước chuyển sang mô hình sản xuất kinh doanh mới, đòi hỏi phải có sự sắp xếp, bố trí lại nguồn lao động trong doanh nghiệp theo nguyên tắc đúng người, đúng việc đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động để họ có đủ kỹ năng và kiến thức làm chủ công nghệ hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp nói riêng gồm nhiều vấn đề có liên quan với nhau, như lập kế hoạch nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, trả công lao động và bảo đảm các chế độ đãi ngộ khác... Trong hoạt động kinh doanh của UNIMEX, công tác lập kế hoạch giúp doanh nghiệp định hướng được hoạt động của mình. Việc lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị bao gồm nhiều nội dung, trong đó công tác kế hoạch nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng. Đây là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Vậy tại sao phải lập kế hoạch nguồn nhân lực? Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của trong những năm vừa qua cho thấy người lao động trong doanh nghiệp được coi là tài nguyên nhân sự, là yếu tố quan trọng nhất, là động lực của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, công tác hoạch định giúp doanh nghiệp thấy được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó bảo đảm sắp xếp đúng người cho đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi trên thị trường. Thừa nhân viên sẽ làm tăng chi phí, thiếu nhân viên hoặc chất lượng nhân viên không đáp ứng yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện công việc và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Có thể kể ra các nguyên nhân đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành công tác hoạch định nguồn nhân lực: Thứ nhất, lập kế hoạch gắn nguồn nhân lực và tổ chức lại với nhau. Trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp đưa ra những quyết định cạnh tranh theo những cách khác nhau như: giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm... Tuy nhiên lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp giành được ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào con người trong tổ chức đó. doanh nghiệp cần phải tin rằng con người là chìa khoá dẫn đến mọi thành công. Việc lập kế hoạch chính là tạo ra sự liên kết giữa việc tuyển chọn kỹ hơn, đào tạo nhiều hơn cho người lao động, trả lương cao hơn để họ có thu nhập ổn định hơn... từ đó, giúp doanh nghiệp đạt được năng suất lao động cao hơn bằng cách làm cho mọi người đều tham gia và hứng thú với các công việc của mình. Thứ hai, lập kế hoạch nhân sự liên kết các hành động với các kết quả. Nếu không có kế hoạch, doanh nghiệp sẽ không thể biết được có đi đúng hướng hay không. Các hoạt động về lập kế hoạch nhân sự có thể được đánh giá bằng việc sử dụng chính các mô hình như các trường hợp đầu tư vào các cơ sở sản xuất mới, những chiến dịch marketing hay những công cụ tài chính. Cũng giống như những trường hợp đầu tư này, các hoạt động nhân sự tiêu hao đầu vào như thời gian, tiền bạc, vật tư và sự tham gia của người lao động. Các chi phí của những hoạt động nhân sự là nguồn tài nguyên cần thiết để tiến hành hạot động đó. Những chi phí này có thể là chi phí đào tạo, chi phí điều hành và quản lý... Thứ ba, lập kế hoạch nhân lực cho phép nhìn nhận rõ các bộ phận hoạt động có ăn khớp với nhau không, đồng thời giải đáp cho doanh nghiệp những vấn đề như: nguồn nhân lực có phù hợp với chiến lược không, nguồn nhân lực có đảm bảo lợi thế cạnh tranh và duy trì được lâu dài lợi thế cạnh tranh đó hay không... Nhìn chung, chiến lược nhân sự tốt nhất là tuyển dụng, đào tạo và trả lương cho người lao động sao cho họ có thể sáng tạo ra những chiến lược tương lai tốt nhất, bất kể các điều kiện tương lai như thế nào. Chiến lược này phải chú trọng tới các đặc điểm chung của con người như khả năng sáng tạo, trí thông thông minh, tính ham hiểu biết, có thể tin cậy được và tận tuỵ với tổ chức. Điều này sẽ dẫn đến những chiến lược sáng suốt và hiện thực trong tương lai. Mặt khác, việc tìm ra cách thức tốt nhất để đánh giá đúng năng lực hoàn thành công việc của nhân viên để thực hiện trả công và đãi ngộ xứng đáng, để nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tích cực tích luỹ kinh nghiệm, phát huy sáng kiến trong công việc để cống hiến cho doanh nghiệp và cũng chính là để nâng cao lợi ích của chính bản thân họ. Đó cũng chính là những nội dung cơ bản của công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực, một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch nhân sự của công ty UNMEX trong gíai đoạn 2006-2010 là nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức của cán bộ nhân viên công ty, tăng cường đầu tư bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ. Do điển hình hoạt động trong nhiều lĩnh vực XNK và đầu tư xây dựng dẫn tới yêu cầu về trình độ cán bộ của công ty là rất cao, cho nên chế độ tuyển dụng lao đông của công ty cũng rất cao, trong 5 năm tới yêu cầu về cán bộ tuyển dụng trên 80% cán bộ phải có trình độ đại học và trên đại học, và từng bước trẻ hóa cán bộ trên 60% cán bộ dưới 40 tuổi để công ty hoạt động năng động hơn. Về số lượng cán bộ tuyển dụng trong giai đoạn 2006-2010 công ty tính theo khả năng phát triển và mở rộng thì sẽ có khả năng tuyển 200 người ( không tính lao động tuyển dụng của các xí nghiệp thành viên) được phân bổ vào những phòng kinh doanh và các phòng chuyên môn.Về lương thưởng của các cán bộ công ty thì ngoài mức tăng lương của nhà nước, công ty còn thực hiện chế độ hưởng lương theo thành tích lao động kinh doanh của các phòng kinh doanh và các phòng chức năng. Năm 2005 mức lương trung bình của cán bộ công ty là 1500000đ/ng/tháng, phấn đấu đến năm 2007 mức lương trung bình là 2,5 triệu đồng, đến 2010 hướng tới 5triệu đồng/ng/tháng, chế độ khen thưởng kỷ luật của công ty hàng năm được đánh giá qua công đoàn công ty, các cán phòng nhân sự và của các trưởng phòng, trong giai đoạn tới nhằm giữ chân các cán bộ giỏi có năng lực, thu hút lao động có chuyên môn công ty thực hiện kế hoạch lương thưởng cao và tổ chức nhiều hoạt động thăm quan du lịch gắn kết cán bộ trong công ty. 2.2.4. Kế hoạch tài chính Kế hoạch tài chính là phần quan trọng trong hệ thống kế hoạch trong công ty Unimex Hà Nội. Không chỉ thể hiện khả năng quản lý tài chính mà kế hoạch tài chính còn thể hiện sức mạnh tài chính của công ty. Với phòng kế toán tài chính là nơi lập kế hoạch tài chính cho công ty và dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc thì kế hoạch tài chính của công ty là rất đảm bảo về chất lượng và nội dung đảm bảo cho sự chính xác và phù hợp với khả năng phát triển của công ty. Trong giai đoạn 2006-2010 công ty có kế hoạch tài chính như sau: Tổng số vốn của công ty sẽ tăng tư 40tỷ đồng lên 90 tỷ vào năm 2010 với tốc độ tăng khoảng 30% một năm, doanh thu của công ty sẽ đạt 1500 tỷ đồng với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 30%, về lợi nhuận của công ty theo kế hoạch đạt 8 tỷ đồng và tốc độ tăng theo kế hoạch là 50%/ năm, nộp ngân sách nhà nước và ngân sách của tổng công ty theo luật định và yêu cầu của tổng công ty. 2.3. Tình hình thực hiện và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội trong 2 năm 2006-2007. 2.3.1. Kế hoạch xuất nhập khẩu và đầu tư 2.3.1.1. Tình hình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu và đầu tư của công ty năm 2006 và 2007 Sau 2 năm thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu và đầu tư, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Việc xuất khẩu thành công lô hàng nông sản sang Israel đã là bước khởi đầu cho sự thành công của xuất khẩu của công ty. Các thị trường xuất khẩu không ngừng gửi các đơn đăt hàng như thị trường Mỹ, các nước Đông Âu… mặt hàng chủ yếu là chè và các hàng qua chế biến chất lượng cao. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 26,5 triệu USD là một con số ấn tượng bằng 133% so với kế hoạch được giao. Các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của công ty là: Sắn lát, gạo, dược liệu, hạt tiêu, gỗ các mặt hàng đồng nguyên liệu như cà phê, chè đạt kim ngạch xuất khẩu cao, đặc biệt là các mặt hàng đồng nguyên liệu đạt giá trị lớn hơn 7 triệu USD. Các đơn vị có kim ngạch xuất khẩu cao trong công ty là :Xí nghiệp bao bì:7,43 triệu USD; phòng kinh doanh 2:6,75 triệu USD; Phòng kinh doanh 1: 5,56 triệu USD ngoài ra phòng kinh doanh 3 và xí nghiệp Phú Diễn là những đơn vị đạt thành tích khá cao về kim ngạch xuất khẩu. Về nhập khẩu, đây là lĩnh vực đóng góp nhiều vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như vào tổng doanh thu của công ty. Nhập khẩu trong 2 năm 2006,2007 đạt mức tăng trưởng cao nhất là năm 2007 lên tới 45 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu là 50% là một con số rất ấn tượng. Các đơn vị có kim ngạch nhập khẩu cao là:TT Artex: 13,996 triệu USD; Trung tâm GENEXIM: 11,256 triệu USD; phòng kinh doanh 8: 5,859 triệu USD. Bảng 2: Bảng tình hình xuất nhập khẩu của công ty. Năm 2006 Năm 2007 Kế hoạch Thực hiện % so với kế hoạch Kế hoạch Thực hiện % so với kế hoạch Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (nghìn USD) 53000 47303 89,25 61000 71500 117,21 Kim ngạch xuất khẩu 18500 17300 93,51 21300 26500 124,41 Kim ngạch nhập khẩu 34500 30003 86,96 39700 45000 113,35 Tình hình đầu tư xây dựng của công ty trong giai đoạn 2006-2007 có những kết quả như sau: Các dự án lớn của Công ty tại 172 Ngọc khánh và 102 Thái Thịnh: tổng vốn đầu tư dự án khoảng 450 tỷ đồng, đang đi vào giai đoạn cuối. Từng bước hoàn thiện đầu tư bất động sản ở 65 Hàng Trống, 201 Khâm Thiên phục vụ cho việc ký kết các hợp đồng thuê đất đúng theo quy định của nhà nước. Đầu tư các dự án của 2 xí nghiệp Phú Diễn và Thủ Đô. 2.3.1.2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu và đầu tư. Về hoạt xuất khẩu của công ty trong 2 năm 2006-2007có tiến triển nhưng với tốc độ chưa ổn định, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 93% so với kế hoach kế hoạch sang năm 2007 vượt mức kế hoạch 24% tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu là 53%/năm. So với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thì chỉ đạt trung bình 37% sau 2 năm, đây là một con số khá khiêm tốn so với tiềm năng xuất khẩu của công ty. Lý do của tình trạng này là sự chưa cố gắng hết sức của các xí nghiệp và phòng kinh doanh của công ty, ngoài ra cũng do một nguyên nhân khác do chưa đa dạng mặt hàng xuất khẩu và chất lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty chưa cao. Việc gia nhập tổ chức WTO, xóa bỏ hạn ngạch làm việc cạnh tranh xuất khẩu các mặt hàng truyền thông diễn ra khốc liệt hơn cũng là nguyên nhân của viêc xuất khẩu của công ty chưa cao. Hoạt động nhập khẩu là họat động đen lại nhiều doanh thu và lơi nhuận tích lũy cho công ty nhiều nhất chiếm hơn 63 % tông kim ngạch xuất nhập khẩu, có tốc động tăng gần 50%/năm. So với kế hoạch thì kim ngạch nhập khẩu của công ty không ổn định, tuy nhiên lại có bước tiển triển tốt trong năm 2007, năm 2006 kim ngạch nhâp khẩu của công ty chỉ đạt 86% so với kế hoạch nhưng sang đến năm 2007 kim ngạch nhập khẩu của công ty đã tăng lên và vượt mức kế hoạch 113%. Đây là kết quả hết sức khả quan, tuy nhiên hoạt động nhập khẩu thường chứa đựng rất nhiều rủi ro về thị trường cũng như việc quản lý, chủ yếu thị trường nhập khẩu từ các bạn hàng truyền thống và mặt hàng truyền thống. Về hoạt động đầu tư xây dựng của công ty trong 2 năm 2006-2007 có nhiều thành công nhưng cũng có những điểm hạn chế. Về hoạt động xây dựng, các công trình lớn mà công ty xây dựng đạt tiến độ tốt trong quá trình đầu tuy nhiên tiến độ trong giai đoạn cuối chưa đạt như mong muốn, nguyên nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12864.doc
Tài liệu liên quan