MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG NGOẠI THƯƠNG 4
I. Tranh chấp trong ngoại thương và đặc điểm của nó 4
1. Nhận xét chung về tranh chấp và tranh chấp trong ngoại thương 4
2. Đặc điểm của tranh chấp trong ngoại thương 6
II. Giải quyết tranh chấp trong ngoại thương 7
1. Nhận xét chung 7
2. Giải quyết tranh chấp trong ngoại thương bằng khiếu nại và
đặc điểm 8
3. Giải quyết tranh chấp trong ngoại thương bằng Toà án và đặc điểm 16
4. Giải quyết tranh chấp trong ngoại thương bằng Trọng tài và
đặc điểm 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TRONG NGOẠI THƯƠNG TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 40
I. Một số vấn đề về Công ty dệt may Hà nội 40
1. Sự thành lập 40
2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ 42
3. Tình hình hoạt động ngoại thương của Công ty Dệt may Hà nội 44
II. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong ngoại thương ở
Công ty dệt may Hà nội trong thời gian qua 47
1. Những thuận lợi và thành tựu 47
2. Những khó khăn và tồn tại 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG NGOẠI THƯƠNG
Ở CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 69
I. Kiến nghị đối với nhà nước 69
1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật Thương mại Việt nam 69
2. Cần sớm thừa nhận Công ước Viên 1980 về mua bán quốc tế
hàng hoá 74
3. Tăng cường công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ
ngoại thương 76
II. Kiến nghị đối với Công ty Dệt may Hà nội 78
1. Giải thích, vận dụng đúng các điều khoản của hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế, các qui định của pháp luật áp dụng
cho hợp đồng đó 78
2. Lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp một cách phù hợp 79
3. Lưu giữ hồ sơ, chứng từ và nghiên cứu kĩ hồ sơ khiếu nại, hồ sơ 82
kiện khi có tranh chấp xảy ra
4. Kiên trì, mềm dẻo và thiện chí trong quá trình giải quyết tranh chấp 88
5. Chuẩn bị để khi cần thiết vẫn phải giải quyết tranh chấp bằng
xét xử tại Toà án (hoặc Trọng tài) 91
KẾT LUẬN 93
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải quyết các tranh chấp trong ngoại thương và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Công ty dệt may Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
móc thiết bị hư hỏng.
Tháng 5- 1989 phân xưởng cơ khí thành lập hai tổ sản xuất ống giấy để phục vụ cho hai phân xưởng chính: sản xuất túi PE, vành chống bẹp phục vụ bao gói bảo quản sợi thay cho sản phẩm nhập ngoại.
Tháng 12- 1989 nhà máy đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số I, đến tháng 6- 1990 đưa vào sản xuất với 8 máy dệt vải Rib, 5 máy dệt vải Interlock và 10 máy thêu, 2 máy cắt, 1 máy xẻ khô, 1 máy định hình, 1 máy cán, 1 máy cuộn vải; công suất 1.980.000 sản phẩm áo các loại và 3000 tấn vải các loại mỗi năm.
Tháng 4- 1990 Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép xí nghiệp được kinh doanh XNK trực tiếp ( tên giao dịch viết tắt là Hanosimex).
Tháng 10- 1991 Bộ công nghiệp nhẹ quết định chuyển tổ chức và hoạt động nhà sợi Hà nội thành xí nghiệp liên hợp Sợi dệt kim Hà nội.
Tháng 6- 1993 xây dựng dây chuyền dệt kim số II, tháng 3- 1994 đưa vào sản xuất.
Tháng 10- 1993 Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập nhà máy sợi Vinh ( tỉnh Nghệ An) vào xí nghiệp liên hợp.
Ngày 19- 5- 1994 khánh thành nhà máy dệt kim, bao gồm cả hai dây chuyền I và II.
Tháng 1- 1995 khởi công xây dựng nhà máy May thêu Đông Mỹ, tháng 9- 1995 đưa vào hoạt động.
Tháng 3- 1995 Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập Nhà máy dệt Hà đông vào Xí nghiệp liên hợp Sợi- Dệt kim Hà nội. Đây là nhà máy dệt các loại khăn bông dùng trong nước và xuất khẩu.
Để thích ứng với sự chuyển biến của cơ chế nên tháng 6- 1995 Bộ công nghiệp nhẹ đã quyết định đổi XNLH thành Công ty dệt Hà nội.
Ngày 28- 02- 2000 Tổng công ty dệt may Việt nam ra quyết định đổi tên Công ty dệt Hà nội thành Công ty dệt may Hà nội, với tên giao dịch cũ là Hanosimex, gồm 8 đơn vị thành viên:
+ Nhà máy may I, II
+ Nhà máy sợi Vinh
+ Nhà máy sợi Hà nội
+ Nhà máy Dệt nhuộm
+ Nhà máy Dệt Hà đông
+ Nhà máy Cơ điện
+ Nhà máy may Đồng Mỹ
Đầu năm 2000 Nhà máy Denim được đi thành lập và đi vào hoạt động. Tháng 5- 2000 công ty đã đón nhận chứng chỉ ISO 9002.
Trong quá trình hoạt động và phát triển công ty luôn chú ý đổi mới trang thiết bị máy móc kỹ thuật cũng như luôn mở rộng các hình thức kinh doanh mua bán, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác với các bạn hàng trong và ngoài nước. Sản phẩm của công ty được xuất sang các nước: Nhật Bản, EU, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,…và các khách hàng trong nước cũng luôn mến mộ sản phẩm của Hanosimex.
Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ
Công ty có cơ cấu tổ chức đơn giản, mặc dù có các bộ phận ở xa như các nhà máy ở Đông Mỹ và Vinh. Hàng năm và hàng tháng công ty có kế hoạch xem xét và đánh giá kết quả hoạt động chung của các phòng ban; nhìn chung đạt được kết quả đề ra.
Đứng đầu là Tổng giám đốc (TGĐ), người đại diện cho công ty, thay mặt công ty giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mọi hoạt dộng của công ty.
Dưới TGĐ có 4 phó Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm quản lý điều hành các đơn vị chức năng.
Các phòng ban nghiệp vụ của công ty có chức năng tham mưu giúp TGĐ điều hành và quản lý công việc.
Phòng tài chính : đảm bảo phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chính xác kịp thời, xây dựng kế hoạch tài chính, hạch toán giá thành, cân đối thu – chi, cung cấp thông tin kịp thời cho nhu cầu quản lý.
Phòng tổ chức hành chính : chịu trách nhiệm về nhân sự, hành chính của công ty, tổ chức đào tạo và tuyển dụng nhân sự, thực hiện các chế độ đối với các công nhân viên.
Phòng kỹ thuật đầu tư : chịu trách nhiệm về kỹ thuật công nghệ cho sản xuất như quản lý các quy trình, quy phạm kỹ thuật, xây dựng kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị; áp dụng kỹ thuật mới nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
Phòng kiểm tra chất kượng sản phẩm (KCS) : chịu trách nhiệm về công tác thí nghiệm và kiểm tra các loại bông, xơ, sợi đưa vào sản xuất và các loại sản phẩm do công ty sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng công ty đã ban hành; nghiên cứu, đề ra các biện pháp, sáng kiến nhằm tiếp cận với các phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến tác động kịp thời vào sản xuất.
Phòng xuất nhập khẩu : có chức năng tìm kiếm khách hàng, thị trường trong và ngoài nước, tham mưu cho TGĐ trong công tác nhập khẩu nguyên phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị phụ tùng.
Phòng kế hoạch thị trường : tham mưu cho TGĐ về các lĩnh vực tìm hiểu thị trường nội địa, xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nội địa và sản phẩm xuất khẩu, tổ chức tham gia các hoạt động tiếp thị, khuyếch trương sản phẩm của công ty trên cả nước.
Trung tâm y tế : có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong công ty, tham gia xây dựng chế độ và quy chế an toàn lao động trong các nhà máy sản xuất.
Các nhà máy thành viên có nhiệm vụ tiếp nhận và hoàn thành kế hoạch sản xuất do công ty giao. Giám đốc nhà máy chịu trách nhiệm trước TGĐ về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình :
+ Nhà máy may I, II : sản xuất sản phẩm quần áo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
+ Nhà máy sợi : sản xuất sợi từ nguyên liệu bông xơ phục vụ cho sản xuất nội địa bộ và tiêu thụ ngoài.
+ Nhà máy dệt nhuộm : từ sợi làm thành vải dệt kim cung ứng cho các nhà máy may và một phần tiêu thụ ngoài.
+ Nhà máy dệt Hà đông : chuyên dệt khăn bông xuất khẩu.
+ Nhà máy Denim : sản xuất vải bộ, quần áo vải bò.
Tình hình hoạt động ngoại thương ở Công ty dệt may Hà nội
Trong những năm gần đây, mặc dù có những diễn biến phức tạp từ phía thị trường, trong đó có cả những yếu tố tích cực ( tình hình kinh tế – chính trị – xã hội trong nước ổn định và phát triển, tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng lên…) và cả những yếu tố tiêu cực ( khủng hoảng tiền tệ Châu á 1998, suy thoái kinh tế Nhật – Châu Âu, tăng giá dầu và tăng giá bông xơ…) nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của Hanosimex khá ổn định và tăng trưởng đều. Tổng doanh thu tăng lên qua các năm, doanh thu năm sau cao hơn doanh thu năm trước. Mức tăng doanh thu bình quân giai đoạn 1998- 2001 là 113,2%.
Xuất khẩu của công ty cũng có xu hướng tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không đều. Bình quân tăng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1998- 2001 là 117,38%. Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm và theo thị trường có nhiều thay đổi.
Theo thị trường
Hiện tại, công ty đã có quan hệ buôn bán với 19 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi năm 2000 là 16 quốc gia.Ngoài việc xuất khẩu sản phẩm may mặc dệt kim, công ty còn nỗ lực tiếp thị các sản phẩm khác như sợi và hai sản phẩm mới là khăn bông và mũ. Các sản phẩm này đều có mức tăng doanh thu rất khả quan.
Nhật Bản là đối tác chính của công ty, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đang giảm dần cả về số lượng và tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nguyên nhân là do sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt kim, trong khi đây lại là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy vậy, công ty cũng đã xuất khẩu được mặt hàng khăn bông với kim ngạch rất lớn vào thị trưòng Nhật Bản. Xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Kinh doanh trên thị trường này hiện đang chịu nhiều sức ép giá mạnh mẽ của Trung Quốc và đối phó với tình hình suy thoái kinh tế của Nhật Bản.
Đài Loan và EU là hai đối tác có giao dịch đều đặn với công ty, kim ngạch buôn bán vào hai thị trường này tăng lên ở mức khoảng 114% mỗi năm. Tuy vậy, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào Đài Loan và EU có xu hướng giảm do sự tăng lên tương đối của kim ngạch vào các thị trường khác. Mặt hàng chính xuất khẩu vào hai thị trường này là sản phẩm may dệt kim.
Hàn Quốc đã vươn lên thành đối tác thứ hai sau Nhật Bản với việc tăng vọt kim ngạch nhập khẩu sợi từ Hanosimex.
Công ty cũng đã từng bước thâm nhập vào thị trường Mỹ với hai mặt hàng chủ yếu là quần áo dệt kim và mũ. Hiện tại, Mỹ chiếm 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Giao dịch của Hanosimex với các đối tác Mỹ có xu hướng tăng mạnh từ đầu năm 2002 với mặt hàng mới là vải Denim và các sản phẩm may từ vải Denim. Hiện công ty đã xuất hai công-ten-nơ hàng Denim sang thị trường Mỹ.
Theo sản phẩm
Công ty có xu hướng chuyển từ sản phẩm dệt kim truyền thống sang các sản phẩm khác là sợi và khăn bông, bên cạnh đó có hai sản phẩm mới là mũ và vải Denim. Xuất khẩu hàng dệt kim giảm mạnh, mức giảm bình quân là 13%/năm. Nguyên nhân là do tiêu thụ sản phẩm này trên thị trường có xu hướng chững lại và mặt hàng này không cho tỉ suất lợi nhuận cao như các mặt hàng khác. Tuy vậy, hiện tại mặt hàng dệt kim vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính của công ty chiếm tỷ trọng 48,26%.
Hai sản phẩm khăn bông ( khăn mặt, khăn tắm, khăn ăn) và sợi có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh vào năm 2000 và 2001. Đây là hai mặt hàng có chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Tuy vậy, cả hai sản phẩm này đều gặp phải giới hạn năng lực sản xuất, trên thực tế nhiều khi công ty đã buộc phải từ chối khách hàng.
Năm 2000 và 2001 công ty đã đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất vải Denim và dây chuyền may mũ. Trong năm 2002, công ty đưa vào hoạt động dây chuyền may sản phẩm vải bò. Đây là mặt hàng mới có chất lượng tốt và có nhiều triển vọng. Hiện tại, công ty đang nỗ lực đưa các sản phẩm này tiếp cận thị trường Mỹ.
Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu hiện nay của công ty là sản phẩm dệt kim, sợi, khăn bông, mũ…và các sản phẩm khác. Bên cạnh đó, công ty còn phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu từ nước ngoài như bông, xơ, hoá chất, mác giặt, mác treo, khoá kéo, vải, cổ áo dệt kim…để phục vụ cho quá trình sản xuất. Công ty cũng cần được cung cấp các dịch vụ khác như thanh toán, vận tải…cũng như các máy móc thiết bị. Hiện nay, công ty có 5 nhà cung ứng xơ từ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Nhật Bản, có 9 nhà cung ứng bông nước ngoài và một công ty cung ứng bông trong nước. Bông nước ngoài được cung cấp từ Thuỵ Điển, Nhật Bản, Indonesia, Singapo và Mỹ. Các máy móc thiết bị của Hanosimex được nhập chủ yếu từ Đức, Italia, Nhật Bản nên có chất lượng rất tốt. Công ty cũng nhập một số linh phụ kiện từ các nước Đài Loan, Hàn Quốc.
Ii/ thực tiễn giảI quyết tranh chấp trong ngoạI thương ở công ty dệt may hà nội trong thời gian qua
Những thuận lợi và thành tựu
Ngành dệt may Việt nam được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước ta. Do vậy, chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu mặt hàng công nghiệp dệt may. Là một doanh nghiệp trong ngành dệt may, Hanosimex có những cơ hội lớn như sau:
Được sự hỗ trợ của chính phủ về vốn và được ưu tiên trong chính sách thuế:
+ Doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư, được ngân hàng đầu tư và phát triển, các ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh, hoặc cho vay tín dụng xuất khẩu, cho vay đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi.
+ Được miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% với mức chung là 32%, được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp do đầu tư mới mang lại trong 2 năm…
Công nghiệp sản xuất phụ liệu và ngành trồng bông phát triển tạo cơ hội cho doanh nghiệp giảm các chi phí đầu vào, hạ giá thành sản xuất. Chính phủ đã phê duyệt chương trình đầu tư tăng tốc ngành dệt may Việt nam, nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hàng dệt may dựa trên việc qui hoạch vùng trồng bông, xây dựng các nhà máy sản xuất phụ liệu, đẩy mạnh đầu tư máy móc thiết bị hiện đại cho sản xuất.
Quan hệ hợp tác giữa Việt nam và các nước trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng tích cực, đẩy mạnh quan hệ trao đổi thương mại. Hiện tại, chúng ta đã ký kết hiệp định thương mại với Mỹ, trong đó mức thuế nhập khẩu của Mỹ đối với hàng Việt nam giảm mạnh. Đây có thể nói là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt nam nói chung và Hanosimex nói riêng thâm nhập vào thị trường Mỹ. Đối với Hanosimex, thị trường Mỹ là một thị trường đầy triển vọng và chưa qui định hạn ngạch cho hai sản phẩm mà công ty đang kinh doanh là sản phẩm quần áo dệt kim và sản phẩm vải Jeans + quần áo vải Jeans, đồng thời là thị trường có kim ngạch nhập khẩu hàng năm lớn và tiêu thụ mạnh hai sản phẩm này. Trên thị trường khác, Hanosimex vẫn có cơ hội duy trì và mở rộng thị trường.
Bên cạnh những thuận lợi đến từ môi trường vĩ mô, công ty còn có những thuận lợi do môi trường ngành mang lại như có quan hệ buôn bán khá tốt với khách hàng, các khách hàng tỏ ra trung thành, có nguồn cung ứng đầu vào khá ổn định và chất lượng tốt, không bị ép giá, có vị thế cạnh tranh khá vững trên thị trường nội địa…
Với những thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh như trên, công ty dệt may Hà nội đã giải quyết thành công nhiều vụ tranh chấp trong ngoại thương xảy ra trong thời gian qua. Các tranh chấp này thường là do khách hàng của công ty khiếu nại. Cũng như đa số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, khi có tranh chấp Hanosimex luôn cố gắng giải quyết bằng phương pháp khiếu nại, hạn chế đến mức tối đa việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại toà án hoặc trọng tài. Trên thực tế tranh chấp trong ngoại thương của công ty luôn được giải quyết bằng khiếu nại chứ chưa bao giờ phải đưa ra toà án hoặc trọng tài. Chính nhờ vậy, công ty đã tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí đồng thời giữ được uy tín và bạn hàng.
Dưới đây là một số vụ tranh chấp tiêu biểu phát sinh trong ngoại thương của công ty dệt may Hà nội đã được giải quyết thành công bằng khiếu nại:
Vụ thứ nhất: Người mua nước ngoài (Nhật Bản) khiếu nại Công ty về việc áo dệt kim có lẫn kim gẫy
Ngày 18-5-2001, Công ty Dệt may Hà nội ký hợp đồng số 27/HSM-ITC/01 bán cho công ty ITOCHU của Nhật Bản 50.000 chiếc áo dệt kim nam (các màu White, Black, Navy, Red, Beige, Green và các cỡ M, L, LL) với giá 2,10 USD/chiếc FOB Hải Phòng theo Incoterms 2000. Hàng được giao làm hai chuyến: chuyến thứ nhất giao 20.000 chiếc, hạn cuối cùng là ngày 13-6-2001; chuyến thứ hai giao nốt 30.000 chiếc, hạn cuối cùng là ngày 20-6-2001. Thanh toán bằng L/C không huỷ ngang trả tiền ngay.
Công ty Hanosimex đã tiến hành giao hàng đúng như qui định trong hợp đồng và người mua đã nhận được hàng.
Ngày 16-7-2001, khách hàng ITOCHU gửi thư khiếu nại về việc phát hiện 1 sản phẩm có lẫn kim gẫy (áo màu Beige cỡ L) sau khi nhận được lô hàng và tiến hành kiểm tra một số lượng nhỏ. Vì vậy, ITOCHU buộc phải kiểm tra lại 100% lô hàng với chi phí rất cao 15 JP Yen/chiếc. Tổng số tiền là: 50.000 sản phẩm x 15 JPY = 750.000 JPY (6000 USD). Người mua còn gửi kèm mẫu áo có lẫn kim gẫy để Hanosimex kiểm tra và cho biết ý kiến cũng như các biện pháp khắc phục tình trạng trên, đồng thời xác nhận thanh toán số tiền phí kiểm kim như trên.
Sau khi kiểm tra lại và tiến hành điều tra, Hanosimex tìm ra nguyên nhân là do lỗi của máy dò kim loại. Nhà máy may I được trang bị một máy dò kim loại. Quá trình hoạt động khi đưa mẫu chuẩn vào thử máy báo có kim loại và dừng lại. Nhưng thực tế khi đưa chiếc áo có dính đầu kim thì máy không có khả năng kiểm soát (lúc có tín hiệu báo có kim loại, lúc lại không có tín hiệu).
Ngày 17-7-2001, Hanosimex gửi fax cho ITOCHU trình bày lý do nêu trên và cam kết rằng sẽ thay máy dò kim loại bị hỏng bằng một máy khác, mỗi sản phẩm sẽ được đưa qua hai máy và sẽ tăng cường việc kiểm soát kim trong nhà máy. Về chi phí kiểm tra, Hanosimex muốn ITOCHU xem xét lại và giảm bớt số tiền mà công ty ITOCHU đòi vì sự việc này lần đầu tiên xảy ra và không thể dự đoán trước được đồng thời hứa sẽ không để xảy ra sự việc tương tự thêm lần nào nữa.
Ngày 15-8-2001, Hanosimex nhận được thư của ITOCHU nói rằng việc phải trả 6.000 USD cho việc kiểm lại kim là không hợp lý đối với ITOCHU và với mong muốn hợp tác lâu dài với Hanosimex, ITOCHU chấp nhận trả 50% số tiền (3000 USD) và mong Hanosimex xác nhận lại và thanh toán 50% số tiền còn lại.
Sau đó, Hanosimex gửi fax cho ITOCHU mong công ty này xem xét lại để giảm bớt số tiền nêu trên vì nếu phải trả 3000 USD thì Hanosimex sẽ không có lãi, thậm chí còn bị lỗ đối với đơn hàng này. Tiếp đó, Hanosimex đề nghị trả 2000 USD thông qua chuyển tiền bằng điện (T/TR) và cam kết sẽ chào mức giá ưu đãi cho những đơn hàng tiếp theo để chia sẻ thiệt hại của ITOCHU.
Ngày 20-8-2001, ITOCHU gửi thư thông báo đồng ý chấp nhận số tiền bồi thường là 2.000 USD và bày tỏ mong muốn rằng sự việc đáng tiếc này sẽ không bao giờ lặp lại.
Như vậy, tranh chấp đã được giải quyết ổn thoả dựa trên tinh thần hợp tác, thiện chí của cả hai bên. Uy tín của cả hai bên mà đặc biệt của Hanosimex vẫn được đảm bảo và hai bên vẫn tiếp tục quan hệ buôn bán lâu dài với nhau. Trong vụ tranh chấp này, công ty dệt may Hà nội đã rất may mắn có được sự cảm thông của khách hàng ITOCHU do mối quan hệ tốt đẹp mà hai bên đã thiết lập được vì sự kiện áo có lẫn kim gẫy có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho người sử dụng và ITOCHU có thể đòi tiền phạt lên đến 100.000 đến 500.000 USD. Khi đó thì hậu quả đối với Hanosimex sẽ rất nặng nề. Nhờ giải quyết tranh chấp được bằng khiếu nại mà thông tin này không bị lộ ra bên ngoài, giữ được uy tín cho công ty. Qua vụ việc trên, công ty dệt may Hà nội cần phải chú ý hơn nữa đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc biệt là phải triệt để trong việc quản lý, kiểm soát kim gẫy còn lưu lại trong sản phẩm bằng cách kiểm kim qua hai máy, kiểm tra lại độ nhậy của máy kiểm kim và thay thế máy kiểm kim bị hỏng để tránh những sự việc đáng tiếc như vậy xảy ra.
Từ vụ tranh chấp này, chúng ta thấy rằng trong khi giải quyết tranh chấp bằng khiếu nại, mỗi bên chỉ cần mềm mỏng, thiện chí và tỏ ra có tinh thần hợp tác hơn một chút thì một tranh chấp tưởng chừng như rất phức tạp sẽ được giải quyết ổn thoả và nhanh chóng (chỉ trong vòng hơn một tháng). Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp bằng con đường khiếu nại thì không những bên vi phạm mà cả bên bị vi phạm đều nên tỏ rõ tinh thần hợp tác, thiện chí của mình để tranh chấp có thể được giải quyết nhanh gọn, đỡ tốn thời gian và chi phí, đồng thời thắt chặt thêm mối quan hệ buôn bán giữa hai bên. Đây là một điều thường không được đề cập đến trên lý thuyết mà nhìn chung chỉ dựa vào những kinh nghiệm mà chúng ta rút ra được từ thực tiễn giải quyết tranh chấp.
Vụ thứ hai: Người mua nước ngoài (Đài Loan) khiếu nại Công ty về chất lượng áo dệt kim
Ngày 20-6-2001, Công ty Dệt may Hà nội ký phụ lục số 16 của bản thoả ước chung số 01/HSM-GOLD/01 bán áo dệt kim cho công ty Thương mại GOLDEN WHEAT của Đài Loan với số lượng là 82.962 chiếc, tổng trị giá là 202.013,40 USD giao hàng vào tháng 6, tháng 7, tháng 8 năm 2001.
Sau đó, Hanosimex đã tiến hành giao hàng cho GOLDEN WHEAT đúng thời gian qui định trong hợp đồng.
Ngày 14-9-2001, khách hàng GOLDEN WHEAT đã gửi thư khiếu nại Hanosimex về việc mặt vải của 201 chiếc áo màu Royal mã 5011 bị vệt trắng (gửi kèm theo áo lỗi) và cho rằng điều này là do khâu nhuộm áo không tốt. Họ đề nghị công ty bố trí làm lại số áo trên trong thời gian sớm nhất và số lượng 201 chiếc áo này GOLDEN WHEAT sẽ không thanh toán tiền.
Sau khi nhận được khiếu nại, Hanosimex đã tiến hành điều tra và tìm ra nguyên nhân của vệt trắng trên mặt vải là do sản phẩm bị dính dầu, nhà máy may II của công ty thực hiện tẩy dầu bằng phấn rôm. Bụi phấn sẽ được làm sạch hết khi mà vết tẩy đã khô hoàn toàn. Do dầu chưa khô hẳn mà sản phẩm đã chuyển sang bao gói nên một số hạt phấn rôm còn dính trên mặt vải tạo thành vệt trắng trên mặt vải.
Vì vậy, ngày 22-9-2001, công ty dệt may Hà nội đã ký thoả thuận với GOLDEN WHEAT đồng ý làm lại 201 chiếc áo màu Royal mã 5011 và sẽ giao cho khách hàng này vào ngày 26-10-2001. Sau khi GOLDEN WHEAT nhận được hàng thì không có khiếu nại gì nữa.
Vụ khiếu nại này dù đã được giải quyết nhưng nguyên nhân khiếu nại là do lỗi sơ suất của công ty Hanosimex. Chính vì vậy, công ty đã phải đề ra một số biện pháp để hạn chế những sơ suất như trên, đó là: thường xuyên vệ sinh công nghiệp máy móc, kiểm tra các thiết bị, kiểm tra dầu trên các máy, đặt vải thấm dầu tại các vị trí hay có dầu, rà soát, kiểm tra chặt chẽ các sản phẩm bị tẩy dầu bằng phấn rôm. Sau khi thực hiện các biện pháp trên, hiện tượng lỗi trên không còn xảy ra nữa.
Qua vụ khiếu nại trên, ta thấy Công ty Dệt may Hà nội dù là vô tình nhưng đã có sai sót trong khi làm hàng, dẫn đến việc khách hàng phải khiếu nại về chất lượng sản phẩm. Để giải quyết tranh chấp và cũng như để giữ uy tín cho mình, bên vi phạm (trong trường hợp này là Công ty Dệt may Hà nội) cần phải biết nhận lỗi và trách nhiệm nếu như đó thực sự là lỗi và trách nhiệm của mình. Tiếp đó, bên vi phạm cần có biện pháp thích hợp và kịp thời để xử lý vi phạm. Nhờ sự thành khẩn nhận lỗi của bên vi phạm cũng như sự khẩn trương trong việc sửa chữa lỗi lầm mà bên bị vi phạm cảm thấy vừa lòng và không còn khiếu nại gì nữa. Không những thế, bên bị vi phạm có thể thậm chí còn đánh giá cao bên vi phạm và muốn thiết lập quan hệ kinh doanh lâu dài. Vì vậy, trong trường hợp mình thực sự là người có lỗi thì bên vi phạm cần sớm nhận lỗi chứ không chối vòng vo để tranh chấp được giải quyết nhanh chóng và giữ được lòng tin của phía bên kia, cũng như là giữ được khách hàng cho mình.
Vụ thứ ba: Người mua nước ngoài (Hàn Quốc) khiếu nại Công ty về chất lượng sợi
Tháng 3 năm 2002, công ty thương mại SHINHAN của Hàn Quốc đã ký 2 hợp đồng số 01/HSM-SH/02 và 02/HSM-SH/02 mua sợi cotton 30/1 chải kĩ của công ty dệt may Hà nội để bán cho một công ty của Mỹ, thanh toán bằng L/C trả ngay. Theo hợp đồng số 01/HSM-SH/02, Hanosimex sẽ bán cho SHINHAN một công-ten-nơ 40 feet sợi cotton 30/1 chải kĩ (17.917,2 kg). Nếu khách hàng SHINHAN thấy chất lượng hàng đảm bảo thì sẽ mua tiếp hàng theo hợp đồng số 02/HSM-SH/02 với số lượng là 71.668,80 kg (4công-ten-nơ 40 feet).
Thực hiện hợp đồng, ngày 30-4-2002 Hanosimex đã tiến hành giao 1 công-ten-nơ hàng cho công ty SHINHAN.
Sau khi nhận hàng, công ty SHINHAN đã kiểm tra chất lượng sợi và thấy rằng chất lượng hàng phù hợp với qui định trong hợp đồng. Vì vậy, công ty này đã mở L/C cho việc thực hiện hợp đồng tiếp theo.
Thực hiện hợp đồng số 02/HSM-SH/02, Hanosimex đã giao 4 công-ten-nơ tiếp theo như sau:
+ Công thứ nhất giao vào ngày 30-6-2002
+ Công thứ hai giao vào ngày 8-7-2002
+ Công thứ ba giao vào ngày 16-7-2002
+ Công thứ tư giao vào ngày 19-7-2002
Sau khi nhận được hàng và kiểm tra, ngày 7-8-2002 SHINHAN đã gửi thư khiếu nại Hanosimex về chất lượng sợi của 4 công-ten-nơ hàng này. Theo thư khiếu nại thì 1 công-ten-nơ sợi giao theo hợp đồng số 01/HSM-SH/02 là ở lô số 7 có chất lượng tốt và khách hàng của họ không phàn nàn gì, nhưng 4 công-ten-nơ hàng giao hợp đồng số 02/HSM-SH/02 là ở lô số 12 và có chất lượng không đúng yêu cầu của hợp đồng. SHINHAN cho biết rằng khách hàng của họ yêu cầu trả lại hàng cho phía Việt nam (chi phí do Hanosimex chịu) và yêu cầu Hanosimex trả lại tiền hàng bằng tiền mặt cho họ. SHINHAN cũng cho biết họ đã cố gắng để bán lô hàng trên cho khách hàng khác nhưng không được. Vì vậy, họ không có cách nào khác là phải trả lại hàng cho Hanosimex.
Với khiếu nại như trên, Hanosimex đã tìm hiểu và tìm ra nguyên nhân như sau: khi xuất thử 1 công-ten-nơ đầu tiên theo hợp đồng số 01/HSM-SH/02, để đảm bảo chất lượng công ty đã sử dụng bông tốt (50% bông Mỹ + 50% bông Nga, cấp I) để sản xuất thử. Chất lượng sản phẩm sản xuất ra đạt yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên các công-ten-nơ xuất sau, do phương án pha bông khác nhau dẫn đến hiện tượng sợi xù lông cao hơn so với phương án chạy thử. Vì vậy, ngày 21-8-2002 Hanosimex đã gửi thư cho SHINHAN giải thích lý do trên và đề nghị SHINHAN sử dụng 4 công-ten-nơ hàng trên cho mục đích khác (ví dụ như để sản xuất sản phẩm khác) đồng thời đồng ý bồi thường cho SHINHAN bằng cách giảm giá sợi.
Ngày 22-8-2002, SHINHAN gửi thư cho Hanosimex thông báo rằng khách hàng của họ yêu cầu trả lại 3 công-ten-nơ sợi và giảm giá 1 USD trên 1 kg sợi cho 1 công-ten-nơ mà họ sử dụng. Vì vậy, SHINHAN yêu cầu Hanosimex sắp xếp thời gian để nhận lại lô hàng và bồi thường cho họ.
Ngày 23-8-2002, Hanosimex lại nhận được thư của SHINHAN nói rằng khách hàng Mỹ của họ nhất quyết đòi trả lại 3 công-ten-nơ sợi và đòi bồi thường như trên. SHINHAN cam kết rằng họ sẽ cố gắng thương lượng với khách hàng của họ để giảm tối đa số tiền bồi thường còn Hanosimex vẫn buộc phải nhận lại 3 công.
Ngày 26-8-2002, Hanosimex gửi thư cho SHINHAN yêu cầu công ty này gửi cho Hanosimex biên bản giám định của một cơ quan giám định độc lập và nói rằng công ty dệt may Hà nội sẽ chỉ chấp nhận mức bồi thường lên đến 5% trị giá lô hàng được giao.
Ngày 6-9-2002, công ty SHINHAN gửi biên bản giám định và gửi thư cho Hanosimex thông báo rằng họ đã từ chối những yêu cầu như trên từ phía khách hàng Mỹ. Họ đề nghị với bên này về việc giảm giá 10% cho 4 công-ten-nơ hàng (họ chịu 5% và Hanosimex chịu 5%) nhưng khách hàng của họ không đồng ý. SHINHAN cho rằng phía Mỹ sẽ chấp nhận giảm giá 20% (SHINHAN chịu 10% và Hanosimex chịu 10%) và mong muốn Hanosimex cho biết ý kiến về gợi ý này và về việc bồi thường bằng cách chuyển bằng tiền mặt cho phía Mỹ.
Ngày 9-9-2002, Hanosimex gửi thư cho SHINHAN khẳng định lại rằng công ty chỉ chấp nhận bồi thường 5% trị giá 4 công-ten-nơ sợi đã giao và chỉ có thể bồi thường bằng cách chuyển tiền bằng điện.
Ngày 25-9-2002, công ty dệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KLTN.doc
- TLTK.doc