MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tình hình nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu của Luận văn 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Cơ cấu của Luận văn 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CĂN BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG 5
1.1 Khái quát chung về tranh chấp thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại 5
1.1.1 Khái quát chung về tranh chấp thương mại 5
1.1.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại 11
1.2 Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng 18
1.2.1 Khái niệm 18
1.2.2 Nguyên tắc 20
1.2.3 Các hình thức thương lượng 26
1.2.4 Điều kiện áp dụng 31
1.2.5 Lợi ích của việc lựa chọn phương thức giải quyết thương mại bằng thương lượng 33
1.2.6 Hình thức pháp lý và hiệu lực của giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG 39
2.1 Các quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng 39
2.1.1 Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng 40
2.1.2 Các quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết . 42
2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng ở Việt Nam 46
2.3 Nguyên nhân những khiếm khuyết cơ bản của Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng 55
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG 60
3.1 Sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng 60
3.2 Định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lựợng 61
3.3 Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng 67
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11260 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính các bên lại phủ nhận chính mình, và hoàn toàn không hợp lý, hay khẳng định một điều pháp luật còn những bất cập, người làm luật và người áp dụng không hiểu rõ bản chất vấn đề.
Thỏa thuận thương lượng phát sinh khi có tranh chấp dựa trên cơ sở của hợp đồng chính hoặc được thiết lập với nhau trên cơ sở văn bản khác. Đây là một bước trong việc các bên tìm các giải pháp, phản ánh để loại trừ, hạn chế mâu thuẫn, xung đột để tiếp tục thực hiện thỏa thuận chính đã được ghi nhận trong hợp đồng hoặc các văn bản khác. Hơn nữa thỏa thuận khi xây dựng hợp đồng đều có điều khoản: Mọi thỏa thuận của các bên liên quan đến hợp đồng đều được lập thành văn bản và coi như phụ lục của hợp đồng này. Theo tác giả luận văn thì biên bản thỏa thuận thương lượng chính là văn bản ghi nhận việc thương lượng trong giải quyết tranh chấp thương mại. Biên bản này cùng với hợp đồng giữa các bên chính là cơ sở để các bên thực hiện các thỏa thuận đạt được, thông thường trong biên bản thương lượng nó có nội dung là: Những sự kiện pháp lý liên quan đến tranh chấp thương mại; Chính kiến, quan điểm của các bên về sự kiện pháp lý đó, các giải pháp được các bên đề xuất; những thỏa thuận cam kết đạt được, không đạt được; kế hoạch thực hiện các cam kết, thỏa thuận đó,ghi rõ cơ quan tiếp theo tham gia giải quyết nếu giải quyết tranh chấp không thành.
Và vì theo như phân tích ở phần trên và khẳng định rằng, bản chất của thương lượng là một hợp đồng, các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại trên cơ sở xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền lợi các bên khi thấy có vi phạm. Các bên tự do thỏa thuận và định đoạt, khi thỏa thuận đạt được là lúc ý chí các bên gặp nhau, thống nhất với nhau. Lý luận về hợp đồng, chúng ta biết rằng. Hợp đồng là một loại giao ước mà đặc điểm chung của chúng là sự thống nhất ý chí. Ý chí có vai trò cực kì quan trọng, bởi nó là yếu tố cơ bản không thể thiếu đươc để hình thành hợp đồng, từ đó làm phát sinh ra các nghĩa vụ pháp lý. Xác lập hợp đồng cũng có nghĩa các bên đã tự xác lập quyền và nghĩa vụ của mình và bị ràng buộc bởi các quyền lợi , nghĩa vụ của mình theo như thỏa thuận. Mà theo điều 421, Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 có quy định về nguyên tắc thực hiện hợp đồng: “Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác; Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.” Và hơn nữa các bên đã tự xác lập nghĩa vụ của mình, trên cơ sở một thỏa thuận hợp pháp, các bên phải hiểu rằng nghĩa vụ là việc người thụ trái thực hiện yêu cầu của người trái chủ. Sự thỏa mãn quyền yêu cầu củ trái chủ trong quan hệ nghĩa vụ chỉ có thể được đáp ứng bởi việc thực hiện hành vi xác định của người thụ trái, bởi quan hệ nghĩa vụ được xác lập giữa trái chủ và người thụ trái xác định với đối tượng nhất định. Nếu người thụ trái tự nguyện thực hiện, thì trái chủ có quyền tiếp nhận trên cơ sở quyền của mình. Và nếu người thụ trái không thực hiện nghĩa vụ đó, lúc đó sẽ có hậu quả pháp lý xảy ra buộc bên thụ trái thực hiện nghĩa vụ. Thực hiện nghĩa vụ là điểm cốt yếu của nghĩa vụ. Nó thể hiện sự hợp tác, thiện chí, trung thực giữa các bên trong quan hệ nghĩa vụ, đồng thời bảo đảm cho dự định hoặc kế hoạch của các bên biến thành hiện thực, có nghĩa là mục tiêu của việc thiết lập quan hệ nghĩa vụ đạt được. Theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 điều 283 quy định: “Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội.”(47)
Như vây, thương lượng với bản chất là một hợp đồng. Thương lượng được các bên tự do thỏa thuận, định đoạt nhằm đi đến lợi ích chung thống nhất giải quyết tranh chấp thương mại xảy ra, ngăn chặn sự thiệt hại của các bên. Thỏa thuận đạt được của các bên là khi ý chí đã thống nhất, các bên đã xác lập nghĩa vụ của mình vào đó, cho nên, việc thực thi nó đương nhiên là bắt buộc và được pháp luật bảo hộ theo như phân tích ở trên.
Lý luận trên cho thấy, Pháp luật còn những hạn chế trong việc quy định phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, và lỗi của chủ thể vận dụng. Vấn đề hình thức pháp lý và hiệu lực pháp lý của thương lượng vẫn bị bỏ ngỏ. Việc thi hành kết quả thương lượng còn trên cơ sơ thiện chí của mỗi bên. Hi vọng trong thời gian tới pháp luật có những điều chỉnh thích hợp về vấn đề này, làm cho thương lượng ngày càng trở thành phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, mang lại lợi ích cho nhà nước và xã hội.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG
2.1 Các quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng
Trong thời gian qua với chính sách mở cửa nền kinh tế, với mục tiêu “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020...” của Đảng và Nhà nước ta đã thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại của cá nhân, doanh nghiệp trong nuớc cũng như giữa nước ta và các nước khác.(29) Việt Nam luôn chú trọng việc cải thiện môi trường pháp lý nhằm tạo cơ hội, điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển, các thương nhân có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh trong nước và ra các nước. Đó còn nhằm thu hút tối đa các nhà đầu tư kinh doanh vào làm ăn tại Việt Nam. Các quan hệ kinh tế thương mại càng phát triển thì càng khó tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp đòi hỏi phải được giải quyết một cách thỏa đáng. Có như vậy mới tạo được lòng tin và sự yên tâm kinh doanh của các thương nhân và các doanh nghiệp. Nhận thức rất rõ được tầm quan trọng của yêu cầu này, Nhà nước Việt Nam đã có chính sách đổi mới mạnh mẽ trong tổ chức và hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn để các nhà kinh doanh có nhiều cơ hội lựa chọn giải pháp cho họ, đồng thời góp phần xây dựng hệ quan điểm phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế. Những chính sách này được thể chế hóa trong những văn bản pháp luật mà Việt Nam đã ban hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
2.1.1 Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng
Cùng với với việc chuyển đổi kinh tế từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trườmg có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp mới 1992 – văn bản pháp luật cao nhất – tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh doanh thương mại trong điều kiện mới. Đối với lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại, Hiến pháp 1992 đã khẳng định một số nguyên tắc mang tính chất như nguyên tắc bình đẳng trước Pháp luật theo điều 22: “Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.” và điều 52: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.” Tiếp là nguyên tắc tự do kinh doanh theo điều 57: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.”.
Các nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản Pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết, tham gia liên quan đến lĩnh vực thương mại nói chung và giải quyết tranh chấp thương mại nói riêng.
Để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp liên quan đến việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005, Luật doanh nghiệp 2005 và nhiều văn bản pháp luật khác… Trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004 Mặc dù trong Bộ luật này không có quy định về thương lượng như một phương thức độc lập nhưng tại Điều 10 có quy định “Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này” và đặc biệt tại Điều 5, Khoản 2 có quy định rõ “trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”. Như vậy, rõ ràng là pháp luật đã công nhận các chủ thể có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự, điều đó có thể hiểu một cách lôgíc rằng đó cũng chính là quyền được sử dụng phương thức thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Và Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 cũng không có quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng nhưng đưa ra những nguyên tắc chung trong việc áp dụng pháp luật đối với các quan hệ dân sự, tạo cơ sở Pháp lý để có thể xác định nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp. Những quy định này thường làm căn cứ để xác định hiệu lực của thương lượng, căn cứ để các bên có thể tiến tới thương lượng giải quyết tranh chấp thương mại. Bên cạnh đó, Bộ Luật Dân Sự cũng đưa ra những quy định về hợp đồng nói chung làm cơ sở cho việc xác định hiệu lực hợp đồng, cơ sở phát sinh quyền nghĩa vụ các bên tranh chấp, nguồn, cơ sở pháp lý để các bên tìm hiểu nguyên nhân tranh chấp để đi đến thương lượng. Ngay trong quy trình tố tụng trọng tài cũng có sự thể hiện của thương lượng giữa các bên theo Pháp lệnh Trọng tài Thương mại tại Điều 37có quy định “trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể tự hoà giải. Trong trường hợp hoà giải thành thì theo yêu cầu của các bên, Hội đồng Trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng”. Trong trường hợp này, không xuất hiện người hòa giải và về bản chất thì đó chính là quy định về thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Trong các văn bản pháp luật có quy định về giải quyết tranh chấp thương mại hiện hành tại Việt Nam phải kể đến một văn bản quan trọng là Luật Thương mại năm 2005. Luật này đã dành riêng một mục (Mục 2, chương VII) quy định khá cụ thể về hình thức giải quyết tranh chấp thương mại. Điều 317 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp thương mại, theo đó có quy định bốn hình thức giải quyết tranh chấp thương mại trong đó khoản 1 quy định giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng giữa các bên. Thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp nghĩ đến đầu tiên khi xảy ra tranh chấp và nó được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi. Theo tinh thần của Luật thương mại năm 1997 thì Thương lượng là biện pháp bắt buộc khi các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hay giải quyết tại Tòa án. Tuy nhiên do sự phát triển của nền kinh tế cùng với quá trình mở cửa hội nhập của đất nước, chính sách trở nên thông thoáng vì thế điều này không còn phù hợp mà được sửa đổi theo Luật Thương mại năm 2005 các bên có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp phù hợp tại điều 317 đối với hình thức giải quyết Trọng tài hay Tòa án thì phải có những điều kiện và thủ tục phức tạp theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, Luật Thương mại còn đưa ra quy định về thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện tại điều 318 và điều 319 điều này khá tiến bộ, bắt buộc các bên có quyền lợi bị vi phạm phải khiếu lại trong thời hạn nhất định.
Các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại còn được quy định trong Bộ luật hàng hải năm 2004 theo đó giải quyết tranh chấp hàng hải trong đó có các tranh chấp thương mại đó là các tranh chấp về hợp đồng liên quan đến hàng hải như hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hành lý, hành khách và các loại hợp đồng khác được quy định tại chương XVII có quy định tại điều 259 nguyên tắc giải quyết tranh chấp hàng hải: “Các bên liên quan có thể giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng, thoả thuận hoặc khởi kiện tại Trọng tài hoặc Toà án có thẩm quyền…”. Trong Bộ luật hàng không dân dụng năm 2006 mặc dù không có quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp hàng không bằng thương lượng trong các quan hệ thương mại mà có quy định về giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hoặc Tòa án. Tuy nhiên, Bộ luật có quy định về việc các bên có thể thỏa thuận để giảm khả năng bồi thường thiệt hại khi có tranh chấp. Luật đầu tư năm 2005 cũng có quy định tại khoản 1, điều 12 là “tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của Pháp luật.”
Cùng với những văn bản pháp luật nêu trên quy định giải quyết tranh chấp thương mại bằng Thương lượng thì còn có các văn bản pháp luật khác quy định giải quyết tranh chấp thương mại nói chung chẳng hạn Luật lao động, Luật tổ chức Tòa án nhân dân,…Quy định các bên có thể thương lượng với nhau khi có tranh chấp xảy ra hoặc có thể lựa chọn phương thức khác giải quyết theo thủ tục tố tụng của pháp luật và tại cơ quan có thẩm quyền sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
2.1.2 Các quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết “Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế biểu hiện sự thỏa thuận ý chí của các chủ thể Luật quốc tế (trước hết và chủ yếu là các quốc gia) trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt những quyền nghĩa vụ đối với nhau trong các lĩnh vực hợp tác quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế Hiện đại”. Theo khoản 1, điều 2 Pháp lệnh về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 thì “ “Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên kí kết”, dưới đây gọi là điều ước quốc tế, là thỏa thuận bằng văn bản được kí kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi như hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, công hàm trao đổi và danh nghĩa kí kết quy định tại khoản 2, điều 1 của pháp lệnh này””. Điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc các quốc gia thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đã cam kết. Điều ước quốc tế được thừa nhận là có ưu thế hơn so với Pháp luật quốc gia. Hiện nay, “Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định rằng: Nếu các quy định của Pháp luật quốc gia trái với các quy định điều ước quốc tế thì áp dụng các quy định điều ước quốc tế”. Trong nhiều Bộ luật, Luật của Việt Nam như Bộ luật dân sự, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật thương mại, luật hàng không dân dụng, Luật hàng hải…đều thừa nhận nguyên tắc này, mặc dù theo tinh thần của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 của nước ta hiện mới ban hành thay cho Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 thì Điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia vẫn chưa được thừa nhận là bộ phận cấu thành của các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Khoản 1, điều 5, Luật thương mại năm 2005 về áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động thương mại với nước ngoài có quy định: “Trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.
Để xử lý vấn đề pháp luật mới phát sinh mà Pháp luật Việt Nam chưa có quy định, khoản 5, điều 24 Pháp lệnh về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 quy định “Trong trường hợp việc thực hiện điều ước quốc tế đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cơ quan đề xuất kí kết, cơ quan nhà nước hữu quan có trách nhiệm tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.” Xuất phát từ vấn đề như vậy.
Việt Nam đã kí kết và tham gia hàng loạt các điều ước quốc tế song phương cũng như đa phương có liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại. Cùng với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước, các điều ước quốc tế này là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần giải quyết các tranh chấp thương mại, tạo ra môi trường an toàn và hấp dẫn cho các nhà kinh doanh trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực thương mại, trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay, ta đã kí kết khoảng hơn 60 Hiệp định song phương về thương mại với các nước thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương.
Nội dung chính của các Hiệp định thương mại về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, mỗi Hiệp định có một số quy định mang tính đặc thù do quan hệ kinh tế thương mại giữa nước ta với mỗi nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại của các bên kí kết.
Một trong những nội dung quan trọng nhằm bảo đảo cho các quan hệ kinh doanh, thương mại trong các Hiệp định thương mại song phương là các quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh trong các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại. Ở các Hiệp định đều có quy định về vấn đề giải quyết các tranh chấp giữa các nước kí kết với nhau, và tranh chấp giữa thể nhân, pháp nhân của các bên kí kết. Đối với tranh chấp giữa các nước kí kết, đối tượng của vụ tranh chấp thường có thể là áp dụng Hiệp định. Các Hiệp định đều có quy định việc giải quyết các tranh chấp này trước tiên thông qua các kênh áp dụng phổ biến trong quan hệ quốc tế. Trong trường hợp nếu thông qua con đường ngoại giao mà không giải quyết được tranh chấp thì các bên kí kết sẽ áp dụng các biện pháp hòa bình khác phù hợp với pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế để giải quyết tranh chấp. Trong đó các bên có thể sử dụng phương thức thương lượng để giải quyết .
Đối với các tranh chấp giữa thể nhân, pháp nhân của các bên kí kết, đối tượng của các vụ tranh chấp thường liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh doanh, thương mại được các bên kí kết. Nhiều hiệp định thương mại song phương mà Việt Nam đã kí kết có quy định về vấn đề này. Hiệp định thương mại giữa chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Cộng hòa Singapore quy định những tranh chấp giữa các công ty thương mại hoặc các bên doanh nghiệp thương mại của hai bên kí kết sẽ phải được giải quyết bằng thương lượng trước khi tiến đến lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Như vậy, hai bên khi không giải quyết được bằng thương lượng thì sẽ được giải quyết bằng trọng tài kinh tế quốc tế do hai bên thỏa thuận lựa chọn. Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa kỳ về quan hệ thương mại quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp thương mại. Theo quy định tại điều 7, chương 1 của Hiệp định thì những tranh chấp phát sinh từ các giao dịch thương mại giữa công dân, công ty của hai nước sẽ được giải quyết tùy theo cách thức mà các bên lựa chọn và thương lượng là một trong những cách thức đang được giới kinh doanh ưa chuộng lựa chọn, bên cạnh hình tức trọng tài cũng đang dần đựoc phổ biến và đang đựợc khuyến khích nên lựa chọn. Các Hiệp định tuy có quy định cơ chế khác nhau trong giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân, công ty phát sinh từ các giao dịch thương mại phù hợp với thực tiễn Pháp luật từng nước cụ thể nhưng nhìn chung đều thừa nhận nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên trong việc lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp.
Như vậy, các biện pháp giải quyết tranh chấp đã được quy định khá đầy đủ trong các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã kí kết với các nước; thủ tục giải quyết các tranh chấp tùy theo từng vụ việc được quy định một cách khác nhau. Đây là một biện pháp bảo đảm để các nhà kinh doanh trong nước và nước ngoài yên tâm thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại tại Việt Nam.
Ngoài các Hiệp định đầu tư, thương mại song phương mà Việt Nam đã kí kết, Việt Nam đã tham gia Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO. Các tranh chấp có thể được giải quyết theo Nghị định thư DSM bao gồm các tranh chấp phát sinh từ lĩnh vực hàng hóa truyền thống đến những lĩnh vực mới, kể cả những lĩnh vực dịch vụ và sở hữu trí tuệ và cả những lĩnh vực có thể có trong tương lai.
Qua các quy định của Pháp luật thực định và thực tiễn thi hành pháp luật ở nước ta, có thể khẳng định Điều ước quốc tế về thương mại nói chung, giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng nói riêng mà Nhà nước Việt Nam kí kết và tham gia là một yếu tố quan trọng, có vị trí đặc biệt trong khung khổ pháp luật thương mại Việt Nam.
2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng ở Việt Nam
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp thương mại không cần đến vai trò của người thứ ba mà các bên tranh chấp cùng nhau ngồi lại bàn bạc, trình bày quan điểm, tìm các giải pháp thích hợp và đi đến thống nhất để tự giải quyết các bất đồng.
Theo kết quả điều tra của Sở tư pháp thành phố Hà Nội khi lấy ý kiến của 300 doanh nghiệp ( Nhà nước và tư nhân) về phương thức sử dụng khi giải quyết tranh chấp thương mại (cách thức điều tra không hạn chế ở bất cứ phương thức nào) thu được kết quả như sau: 72,5% doanh nghiệp lựa chọn thương lượng, hòa giải; 65,8% doanh nghiệp lựa chọn trọng tài; 33,3% lựa chọn Tòa án.
Cũng qua khảo sát 83 doanh nghiệp về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cho thấy như sau: 16,87% doanh nghiệp lựa chọn Tòa án; 8,45% là trọng tài; 2,4% là hành chính; 57,83% lựa họn thương lượng, hòa giải còn lại 14,45% là sự can thiệp của Công an.(43)
Thương lượng với những ưu việt của nó thì phương thức giải quyết tranh chấp này được sử dụng rất rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà còn trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Phương thức này hình thành có ảnh hưởng của yếu tố truyền thống dân tộc cho nên nó cũng đã xuất hiện tại Việt Nam sớm và được giới kinh doanh Việt Nam ưa chuộng sử dụng khi có tranh chấp xảy ra và cũng sớm được Pháp luật thừa nhận. Theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đã ghi nhận nguyên tắc Tòa án chỉ thụ lý đơn kiện khi các bên đã tiến hành thương lượng. Nói một cách khác , khi có tranh chấp, trước hết các bên phải tự tìm cách giải quyết tranh chấp. Xong theo điều 39 Luật thương mại năm 1997 thì quy định “tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên”.
Mặc dù hiện nay theo Pháp luật thương mại năm 2005 không còn quy định buộc các bên phải thông qua thương lượng mới được giải quyết thông qua phương thức khác. Điều này cũng phù hợp với giai đoạn phát triển của Việt Nam hiện nay hơn thế đây là quan hệ tư, hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, tự do ý trí của các bên trong các vấn đề từ khi có thỏa thuận giao kết cho đến cách thức lựa chọn giải quyết tranh chấp xảy ra. Đó chính là việc tôn trọng nguyên tắc tự do định đoạt, tự nguyện cam kết thỏa thuận của các bên. Vì thế theo Pháp luật hiện hành quy định về giải quyết tranh chấp thương mại do các bên lựa chọn phương thức giải quyết tùy theo thỏa thuận. Nhưng thương lượng vẫn được giới kinh doanh lựa chọn khá phổ biến khi có tranh chấp xảy ra đặc biệt giới kinh doanh Việt Nam những người ngại kiện tụng, ngại chờ đợi…Cho nên, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại các bên đều nghĩ đến việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng. Lựa chọn giải pháp thương lượng cho giải quyết tranh chấp thương mại là một lựa chọn đúng, một phương pháp đơn giản không bị ràng buộc bởi các thủ thục pháp lý phiền phức, ít tốn kém hơn và nói chung là không làm phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên kinh doanh cũng như giữ được các bí mật kinh doanh. Thương lượng đòi hỏi các bên trước hết phải có thiện chí, trung thực hợp tác và phải có đầy đủ những am hiểu cần thiết về chuyên môn và về pháp lý. Trong những vụ việc phức tạp mỗi bên có thể chỉ định những chuyên gia kinh tế, kĩ thuật và các chuyên gia pháp lý đặc biệt là trong các vụ tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài được giải quyết thành công thông qua thương lượng. thương lượng thực sự là quá trình trao đổi ý kiến, bày tỏ ý chí giữa các bên để tìm các giải pháp tháo gỡ. Kết quả thương lượng là những cam kết thỏa thuận về những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ những bế tắc hoặc bất đồng phát sinh mà các bên không ý thức được trước đó.
Thực tiễn trong hoạt động thuơng mại, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phụ thuộc vào từng quan hệ thương mại khác nhau, xuất phát từ những cơ sở và mục đích khác nhau của các bên và phụ thuộc vào ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương thức khác nhau. Tuy nhiên xu hướng phổ biến hiện nay là kết hợp các phương thức này trong một điều khoản giải quyết tranh chấp khi kí kết thỏa thuận mà biện pháp áp dụng giải quyết đầu tiên là thương lượng. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng là khi có tranh chấp xảy ra các bên trực tiếp hoặc thông qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng.doc