MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 1
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
4. Bố cục của khóa luận 2
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 3
1. Trọng tài thương mại - một hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại 3
1.1. Khái niệm trọng tài thương mại 3
1.2. Đặc điểm trọng tài thương mại 4
1.3. Một số ưu điểm và hạn chế của trọng tài thương mại 5
2. Pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam 8
2.1. Trọng tài phi chính phủ trong giai đoạn từ nền kinh tế tập trung, bao cấp đến năm 1993 8
2.2. Trọng tài phi chính phủ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 10
3. Các hình thức tổ chức trọng tài 11
3.1. Trọng tài vụ việc 11
2.3. Trọng tài thường trực 13
CHƯƠNG III 17
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 17
THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI 17
1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 17
1.1. Tranh chấp được giải quyết bằng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài 17
1.2. Khi giải quyết tranh chấp trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư, phải căn cứ vào pháp luật và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên 18
1.3. Phiên họp giải quyết tranh chấp không công khai 20
1.4. Nguyªn t¾c xÐt xö mét lÇn 21
1.5. Nguyên tắc tự định đoạt 22
2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại 25
2.1. Giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có hiệu lực 25
2.2. Tranh chấp được gửi đến trọng tài thương mại phải là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại 26
3. Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 27
3.1. Nộp đơn và thụ lý đơn 27
3.2. Thành lập Hội đồng trọng tài, lựa chọn trọng tài viên 29
2.3. Công tác điều tra trước khi xét xử 31
3.4. Phiên họp giải quyết tranh chấp 34
3.5. Hủy, thi hành quyết định trọng tài 36
CHƯƠNG III 41
MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI 41
VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 41
1. Một số bất cập của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 41
1.1. Vấn đề thỏa thuận trọng tài 43
1.2. Về thẩm quyền của trọng tài 44
1.3. Các quy định về việc thay đổi trọng tµi viên 46
1.4. Về việc hòa giải trong tố tụng trọng tài 46
1.5. VÊn ®Ò gi¶i quyÕt tranh chÊp cã yÕu tè níc ngoµi 47
1.6. VÒ viÖc thµnh lËp vµ qu¶n lý c¸c trung t©m träng tµi 49
1.7. Quy ®Þnh vÒ ®iÒu kiÖn trë thµnh träng tµi viªn 49
1.8. Mét sè bÊt cËp kh¸c cña ph¸p luËt träng tµi ViÖt Nam 50
2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật trọng tài 52
2.1. Phải sớm ban hành Luật trọng tài trên cơ sở hoàn thiện PLTTTM 52
2.2. Më réng thÈm quyÒn cho träng tµi th¬ng m¹i 53
2.3. Bæ sung c¸c quy ®Þnh vÒ tháa thuËn träng tµi 54
2.4. Hoàn thiện các quy định về hòa giải 55
2.5. Cho phép trung tâm trọng tài mời trọng tài viên nước ngoài vào danh sách trọng tài viên của trung tâm 55
2.6. Hạn chế sự quản lý, can thiệp hành chính Nhà nước vào hoạt động của trọng tài nhằm thực sự thừa nhận tính chất phi chính phủ của trọng tài 56
2.7. Cần có quy định cụ thể, rõ ràng về một số điều khoản của Pháp lệnh 57
3.8. Một số giải pháp khác 57
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM kh¶o 62
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9542 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo pháp luật hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan đến hợp đồng, liên quan đến tài sản của các chủ thể đều có thể được giải quyết bằng trọng tài. Chẳng hạn, để hạn chế thẩm quyền của trọng tài, ®iều 3 Luật trọng tài Trung Hoa đưa ra các loại tranh chấp không thể được giải quyết cña trọng tài, đó là:
“1. Tranh chấp liên quan đến hôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ và thừa kế;
2. Tranh chấp hành chính phải được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền về hành chính”.
Theo quy ®Þnh cña PLTTTM, träng tµi chØ cã thÈm quyÒn gi¶i quyÕt c¸c tranh chÊp ph¸t sinh trong ho¹t ®éng th¬ng m¹i. LuËt mÉu UNCITRAL quy ®Þnh: “Ho¹t ®éng th¬ng m¹i cÇn ®îc gi¶i thÝch theo nghÜa réng, liªn quan ®Õn tÊt c¶ c¸c vÊn ®Ò ph¸t sinh tõ c¸c quan hÖ cã b¶n chÊt thÞ trêng dï lµ quan hÖ hîp ®ång hoÆc kh«ng ph¶i lµ quan hÖ hîp ®ång”. Theo PLTTTM, kh¸i niÖm “ho¹t ®éng th¬ng m¹i” còng ®îc hiÓu theo nghÜa cña LuËt mÉu UNCITRAL. Tuy nhiªn, theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt ViÖt Nam, träng tµi chØ cã thÈm quyÒn gi¶i quyÕt nh÷ng tranh chÊp ph¸t sinh trong ho¹t ®éng th¬ng m¹i khi c¸c bªn tranh chÊp lµ c¸ nh©n kinh doanh hoÆc tæ chøc kinh doanh (®iÒu 2 NghÞ ®Þnh sè 25/2004/N§-CP).
Như vậy, theo ph¸p luËt vÒ träng tµi cña níc ta, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại giữa các cá nhân kinh doanh và tổ chức kinh doanh có thỏa thụân trọng tài. Quy định này rất hạn chế thÈm quyÒn cña träng tµi so với thẩm quyền của tòa án cũng như thẩm quyền của trọng tài của nhiều nước trên thế giới.
3. Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Tranh chấp giữa các bên có thể được giải quyết tại trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập. Việc giải quyết tranh chấp theo phương thức nào do các bên thỏa thuận. Các bên lựa chọn trọng tài nào thì chỉ có trọng tài đó mới có thẩm quyền giải quyết. Song dù lựa chọn hình thức nào các bên đương sự cũng phải trải qua các trình tự sau:
3.1. Nộp đơn và thụ lý đơn
Để giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài do các bên thành lập hoặc trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn kiện cho bị đơn hoặc trung tâm trọng tài.
Để giải quyết vụ tranh chấp tại trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn kiện đến trung tâm trọng tài mà các bên thỏa thuận lựa chọn. Nếu nguyên đơn gửi đơn kiện không đúng trung tâm trọng tài, đơn kiện sẽ không được thụ lý. Đơn kiện phải chứa đựng các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 1 ®iều 20 PLTTTM. Để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các bên tham gia trọng tài, cũng như sự độc lập vô tư của các trọng tài viên, khoản 5 ®iều 20 yêu cầu trọng tài viên sau khi nhận được đơn kiện của nguyên đơn phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn và những tài liệu khác có liên quan như: b¶n chÝnh hoÆc b¶n sao tháa thuËn träng tµi, b¶n chÝnh hoÆc b¶n sao c¸c tµi liÖu, chøng cø.
Để giải quyết tranh chấp tại Hội ®ång trọng tài do các bên thành lập, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi bị đơn. Đơn kiện cũng có nội dung như nội dung đơn kiện gửi trung tâm trọng tài.
Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện trước khi Hội đồng xét xử ra quyết định trọng tài. Nếu các bên không có thỏa thuận khác, nguyên đơn có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trọng tài trước khi Hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài và trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo của nguyên đơn do trung tâm trọng tài gửi đến hoặc do nguyên đơn gửi đến trong trường hợp tranh chÊp ®îc gi¶i quyÕt t¹i Hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập, bị đơn phải gửi cho Hội đồng trọng tài hoặc nguyên đơn bản tự bảo vệ với các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 2 ®iều 24 PLTTTM. Bị đơn cũng có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn...
Về nguyên tắc, tố tụng trọng tài chỉ bắt đầu khi có đơn kiện của nguyên đơn vµ ®¬n ph¶i ®îc göi khi vô tranh chÊp cßn thêi hiÖu khëi kiÖn. Theo quy định tại ®iều 21, trong trường hợp vụ tranh chấp kh«ng quy định về thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài là hai năm, kể từ ngày xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng.
3.2. Thành lập Hội đồng trọng tài, lựa chọn trọng tài viên
Trọng tài được xem như kết quả của sự thỏa thuận nếu các bên đương sự tự do lựa chọn người mà mình tín nhiệm. Theo thỏa thuận trọng tài, việc giải quyết tranh chấp có thể do một trọng tài viên duy nhất hoặc do một Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên. Việc thành lập Hội đồng trọng tài, lựa chọn trọng tài viên là khâu then chốt, có tầm quan trọng bậc nhất trong trình tự thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài. Khi các bên đã lựa chọn và chỉ định trọng tài viên mà họ tín nhiệm, điều đó hứa hẹn cho kết quả tốt đẹp trong giải quyết tranh chấp. Việc các bên có tự nguyện thi hành các phán quyết hay không phần lớn phụ thuộc vào sự lựa chọn này.
Về cơ bản, pháp luật trọng tài hầu hết các nước đều quy định cách thức thành lập Hội đồng trọng tài tương tự nhau. Nguyên tắc chung là tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên tham gia trọng tài. Theo Quy tắc trọng tài của Viện trọng tài Hà Lan: “Nếu các bên không thỏa thuận về số lượng trọng tài viên thì số lượng trọng tài viên được xác định bởi người quản lý viện trọng tài” (®iều 12.1) và: “Nếu các bên đã thỏa thuận về cách thức bổ nhiệm trọng tài viên khác với thủ tục quy định tại ®iều 14 thì việc bổ nhiệm trọng tài sẽ thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên” (®iều 13.1). Ngay cả Thụy Điển là nước duy trì quan điểm bảo thủ về trọng tài cũng có quy định tương tự: “Các bên có thể xác định số lượng trọng tài viên và cách thức bổ nhiệm trọng tài viên”.
PLTTTM cũng có quy định tương tự với pháp luật các nước về vấn đề này. Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của của các bên trong việc lựa chọn trọng tài viên và cách thức thành lập Hội đồng trọng tài được quy định tại ®iều 4 và ®iều 25 PLTTTM. Tuy nhiên, về số lượng trọng tài viên tối đa trong một Hội đồng trọng tài Pháp lệnh lại giới hạn cụ thể: “Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên hoặc một trọng tài viên duy nhất do các bên thỏa thuận”. Thực ra, quy định này không ảnh hưởng gì tới nguyên tắc thỏa thuận của các bên bởi vì Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên được sử dụng phổ biến trên thế giới. Điều 4 Quy tắc tố tụng VIAC cũng nêu rõ:
“1. Các tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên hoặc một trọng tài viên duy nhất.
2. Nếu các bên tranh chấp không thỏa thuận về vụ tranh chấp được giải quyết bởi trọng tài viên duy nhất thì vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên”.
PLTTTM có quy định khá cụ thể việc thành lập Hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài và Hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập (®iều 25 và ®iều 26). Nếu theo quy định tại ®iều 25, việc thành lập Hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài có thể có sự giúp đỡ của Chủ tịch trung tâm trọng tài thì theo quy định tại ®iều 26, việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc do các bên thành lập có thể có sự giúp đỡ của tòa án. Đối chiếu với pháp luật của các nước ta cũng thấy có sự góp mặt của tòa án trong việc giúp các bên chọn, chỉ định trọng tài viên. Tuy nhiên, theo pháp luật các nước, tòa án có thể chọn và chỉ định trọng tài viên trong cả hai trường hợp giải quyết tranh chấp tại bằng hình thức trọng tài vụ việc và thường trực nhưng PLTTTM chỉ quy định tòa án được quyền hỗ trợ chỉ định trọng tài viên đối với hình thức trọng tài vụ việc mà thôi. Điều 1035 Luật trọng tài Đức ghi nhận: “Khi các bên không đạt được thỏa thuận về việc chỉ định trọng tài viên, một trọng tài viên duy nhất sẽ được tòa án chỉ định theo yêu cầu của một bên nếu các bên không thể thỏa thuận được trọng tài viên đó. Trong vụ tố tụng có ba trọng tài viên, mỗi bên sẽ chỉ định một trọng tài viên và hai trọng tài tiếp theo đó sẽ chỉ định trọng tài viên thứ ba đó làm Chủ tịch Uỷ ban trọng tài. Nếu một bên không chỉ định được trọng tài viên trong vòng một tháng từ khi nhận được yêu cầu chỉ định từ phía bên kia hoặc nếu hai trọng tài viên của các bên không thỏa thuận được về trọng tài viên thứ ba trong vòng một tháng kể từ ngày họ được chỉ định”. Điều 3 Luật trọng tài thống nhất Hoa Kỳ 1955 cũng quy định: “Nếu trong thỏa thuận trọng tài đưa ra một cách thức chỉ định trọng tài viên thì phải tuân theo cách thức này. Nếu không đưa ra cách thức chỉ định hoặc cách thức chỉ định như đã thỏa thuận đã không được tuân theo vì bất cứ lý do gì hoặc khi trọng tài viên được chỉ định không hoặc không thể thực hiện nhiệm vụ của mình và người kế nhiệm trọng tài viên đó không được chỉ định đúng, trên cơ sở có đơn yêu cầu của một bên, tòa án sẽ chỉ định một hoặc nhiều trọng tài viên. Một trọng tài viên như vậy sẽ có toàn có toàn quyền như một trọng tài viên nêu cụ thể trong thỏa thuận”.
Sau khi đã chọn trọng tài viên, các bên mới phát hiện ra trọng tài viên do mình chọn thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 ®iều 27 thì có quyền yêu cầu trọng tài viên này từ chối vụ tranh chấp. Việc thay ®æi träng tµi viªn ®îc thùc hiÖn theo quy ®Þnh t¹i ®iÒu 27 PLTTTM.
Nhìn chung, giải quyết tranh chấp theo phương thức trọng tài cũng là một phương thức mang tính tài phán nhưng không giống tòa án, Hội đồng trọng tài chỉ được thành lập khi có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, các bên tranh chấp sẽ tham gia vào việc thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp cho họ. Đây là quy định phù hợp với nguyên tắc thỏa thuận trong xét xử trọng tài đồng thời đáp ứng đầy đủ quyền bình đẳng của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
2.3. Công tác điều tra trước khi xét xử
Sau khi được lựa chọn hoặc chỉ định, các trọng tài viên nghiên cứu hồ sơ và tiến hành các công việc cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp. Bằng năng lực và kinh nghiệm của mình, trọng tài viên có thể tiến hành công việc theo cách riêng của mình. Song việc giải quyết vẫn được tiến hành căn cứ vào những điều khoản của hợp đồng và pháp luật hiện hành.
Theo quy định tại ®iều 31 PLTTTM, trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài viên (hoặc Hội đồng trọng tài) có thể tìm hiểu sự việc từ người thứ ba với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên theo yêu cầu của một bên hoặc theo sáng kiến của riêng mình. Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp. Việc cung cấp chứng cứ để chứng minh sự việc mà mình nêu ra vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của các bên tranh chấp. Đây là dịp để các bên trình bày vụ việc, nêu quan điểm, lý lẽ của mình, giúp các trọng tài viên có cơ sở đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài có thể tự mình thu thập chứng cứ, mời giám định theo yêu cầu của một bên hoặc các bên và phải thông báo cho các bên biết.
Để công tác điêu tra, thu thập chứng cứ diễn ra có hiệu quả, tránh tình trạng bên vi phạm cố tình tiêu hủy chứng cứ, tẩu tán tài sản, lần đầu tiên PLTTTM quy định về sự hỗ trợ của tòa án đối với hoạt động trọng tài trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các biện pháp này được quy định tại ®iÒu 33 PLTTTM cũng giống như các biện pháp được tòa án áp dụng cho một vụ án được giải quyết tại tòa.
Do tính chất phi chính phủ của hoạt động trọng tài nên trọng tài viên không thể tự mình hoặc ra lệnh cho người khác thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời trên. Vì vậy pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của hầu hết các nước đều quy định về việc tòa án có trách nhiệm áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để hỗ trợ trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, nếu ở Việt Nam chỉ có tòa án mới có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì pháp luật nhiều nước lại quy định việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể do chính Hội đồng trọng tài đang giải quyết tranh chấp tiến hành hoặc do tòa án tiến hành và cũng có thể kết hợp của cả tòa án và Hội đồng trọng tài. Điều 17 Luật mẫu UNCITRAL quy định: “Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Uỷ ban trọng tài có thể yêu cầu một bên buộc bất kỳ bên nào phải tiến hành biện pháp khẩn cấp tạm thời khi Uỷ ban trọng tài thấy cần thiết đối với nội dung tranh chấp. Uỷ ban trọng tài có thể yêu cầu bất kỳ phía nào đưa ra sự đảm bảo thích hợp về biện pháp trên” hay: “Không có gì trái với thỏa thuận trọng tài để một bên trước hoặc trong quá trình quá trình tố tụng trọng tài yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp đảm bảo tạm thời và để tòa án ra các biện pháp đảm bảo đó” (®iều 9). Điều 1041 Luật trọng tài Đức năm 1998 cũng quy định:
“Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, theo đề nghị của một bên, Uỷ ban trọng tài có thể yêu cầu áp dụng những biện pháp bảo toàn tạm thời nếu Uỷ ban trọng tài thấy cần thiết đối với nội dung tranh chấp. Uỷ ban trọng tài có thể yêu cầu bất cứ bên nào đưa ra đảm bảo thích hợp với biện pháp đó.
Theo yêu cầu của một bên, tòa án có thể cho phép thi hành một biện pháp quy định tại khoản 1, trừ trường hợp đơn yêu cầu cho một biện pháp tạm thời tương đương đã được gửi tới tòa án...”.
Rõ ràng trong các vụ tranh chấp việc bảo toàn chứng cứ là vô cùng quan trọng, giúp Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra quyết định chính xác về vụ tranh chấp. Nhưng theo PLTTTM, trọng tài không có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn chứng cứ mà phải dựa vào tòa án. Chính sự hỗ trợ này của tòa án đã làm cho phương thức trọng tài mang đặc điểm tài phán.
Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại ®iều 34 PLTTTM, theo đó: bên yêu cầu đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải cung cấp cho tòa án các bằng chứng cụ thể về các chứng cứ được bảo toàn, các chứng cứ về việc bị đơn tẩu tán, cất giấu tài sản có thể làm cho việc thi hành quyết định trọng tài không thể thực hiện được. Tòa án có quyền khước từ việc ban hành một quyết định khẩn cấp tạm thời nếu tòa án thấy rằng việc này là không cần thiết hoặc không có cơ sở. Trong trường hợp tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì quyết định đó được thi hành ngay. Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trước tiên nhằm mục đích bảo vệ tính khách quan của vụ việc và đảm bảo phán quyết trọng tài được thi hành dễ dàng. Nhưng mặt khác lại đảm bảo lợi ích cho một bên - bên đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong một số trường hợp việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã gây thiệt hại vật chất cho bị đơn bởi vì những biện pháp khẩn cấp tạm thời đó được tòa án đưa ra trên cơ sở những yêu cầu với những bằng chứng sai sự thật. Vì vậy, nhằm bảo vệ lợi ích của đương sự đồng thời ngăn sự lạm dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp một khoản tiền đảm bảo nhưng không quá nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện (khoản 3 ®iều 34).
Có thể nói, trong quá trình tố tụng trọng tài nói chung và trong giai đoạn điều tra, thu thập chứng cứ nói riêng, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa quyết định tới kết quả giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài. Ngoài thái độ vô tư của trọng tài viên, một phán quyết trọng tài chỉ được coi là công bằng nếu nó được đưa ra trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan. Điều này sẽ không thể có được nếu chứng cứ bị tiêu hủy hoặc bị làm sại lệch về mặt bản chất. Hơn nữa, một phán quyết trọng tài chỉ có thể được thi hành dễ dàng nếu tài sản là đối tượng của việc thi hành án không bị tẩu tán hoặc làm giảm giá trị.
3.4. Phiên họp giải quyết tranh chấp
Một nguyªn t¾c quan träng đồng thời cũng là ưu điểm nổi bật của trọng tài là các phiên họp được xét xử kín nhằm đảm bảo uy tín, danh dự của các bên. Pháp luật các nước cũng như Luật mẫu UNCITRAL đều quy định phiên họp diễn ra không công khai, ngoại trừ đó là ý định của các bên về việc mở một phiên xét xử công khai.
Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền mời nhân chứng, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một vấn đề cần được xem xét ở đây là phiên họp giải quyết tranh chấp có được tiến hành không nếu nguyên đơn hoặc bị đơn vắng mặt mà không có lý do chính đáng? Giải quyết vấn đề này, khoản 1 điều 40 quy định: nguyên đơn dù đã được triệu tập hợp lệ mà không tham dự phiên họp mà không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng trọng tài đồng ý thì được coi là đã rút đơn kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại. Còn nếu bị đơn đã được triệu tập mà không tham dự phiên họp không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng trọng tài đồng ý, Hội đồng trọng tài vẫn tiến hành giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và các chứng cứ hiện có.
Phiên họp giải quyết tranh chấp có thể là phiên họp với sự tham gia của các bên tranh chấp hoặc một bên nhưng cũng có thể không được tổ chức như vậy. Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể xét xử dựa trên các tài liệu, chứng cứ đã được cung cấp và phán quyết vẫn được đưa ra: “Trong trường hợp các bên yêu cầu, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ giải quyết mà không cần các bên có mặt” (khoản 2 điều 40 PLTTTM). Song thực tế các phiên họp thường được tổ chức với sự có mặt của các bên vì đây là cơ hội để các bên trình bày lý lẽ, quan điểm của mình về vụ tranh chấp. Do các phiên họp được tổ chức không công khai nên các bên đều cảm thấy thoải mái và tự tin để trình bày sự việc cũng như đưa ra các lập luận kèm theo các bằng chứng sẵn có để bảo vệ lợi ích của mình. Các bên sẽ lần lượt trình bày quan điểm của mình trước sự lắng nghe của bên kia và Hội đồng trọng tài.
Trong rất nhiều trường hợp phiên họp giải quyết tranh chấp chính là nơi xuất phát ý tưởng hòa giải của các bên. Các bên có thể tự hòa giải hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải và cần chú ý đến hệ quả pháp lý của các hình thức hòa giải đó (điều 37 PLTTTM).
Có thể nói, trong quá trình giải quyết tranh chấp hòa giải lµ gi¶i ph¸p quan träng gãp phÇn gi¶i quyÕt nhanh chãng, kh«ng g©y m©u thuÉn, c¨ng th¼ng, kh«ng phÝ tæn tiÒn b¹c, thêi gian cña c¸c bªn tranh chÊp. Nếu trong tố tụng tòa án, khi xÐt xử các vụ án kinh tế, tòa án có nghĩa vụ hòa giải cho các bên, chỉ khi nào các bên không hòa giải được, tòa án mới đưa vụ tranh chấp ra xét xử nếu tòa án không hòa giải mà đã đưa vụ án ra xét xử là vi phạm thủ tục tố tụng. Còn trong tố tụng trọng tài, hòa giải không phải là nguyên tắc, không phải là thủ tục bắt buộc nhưng Hội đồng trọng tài vẫn phải tôn trọng việc hòa giải của các bên. Theo tinh thần của điều 37 thì: sau khi nguyên đơn có đơn kiện yêu cầu trọng tài giải quyết vẫn có thể có hai tình huống xảy ra: một là, các bên tự hòa giải, không có sự tham gia của trọng tài, không có quyết định công nhận hòa giải thành của trọng tài; hai là, các bên yêu cầu trọng tài hòa giải, tức là việc hòa giải có sự tham gia của trọng tài, trong trường hợp hòa giải thành, Hội đồng trọng tài ra quyết định hòa giải thành. Nếu bên phải thi hành quyết định này không tự nguyện thi hành, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định của trọng tài.
Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải đưa ra được quyết định trọng tài. Có thể nói, quyết định trọng tài là khâu cuối cùng của quá trình trọng tài. Quyết định trọng tài phải được đưa ra trên cơ sở xem xét, cân nhắc các chứng cứ, tài liệu của vụ việc và phải tuân thủ quy định: “Quyết định trọng tài của Hội đồng trọng tài được lập theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất giải quyết, ý kiến thiểu số được ghi vào biên bản phiên họp” (điều 42 PLTTTM).
Quyết định trọng tài có hiệu lực chung thẩm, bắt buộc các bên các bên phải thi hành mà không bị kháng cáo, kháng nghị, trừ trường hợp quyết định này bị tòa án tuyên hủy theo quy định của pháp luật.
Quy định này của PLTTTM nước ta tương tự như quy định của Luật mẫu UCITRAL: “Quyết định trọng tài phải được lập thành văn bản và là quyết định cuối cùng ràng buộc đối với các bên. Các bên có trách nhiệm thực hiện ngay các quyết định đó” (khoản 2 điều 32). Điều 24 Quy tắc tố tụng ICC cũng quy định:
“1. Phán quyết của trọng tài là quyết định cuối cùng.
2. Khi đưa vụ tranh chấp ra phán xử kiểu trọng tài trước ICC các bên được xem như là đã cam kết thi hành phán quyết trọng tài một cách không chậm chễ và từ đó bỏ quyền kháng cáo dưới bất kỳ hình thức nào mà việc từ bỏ đó có thể làm một cách có giá trị”.
Nhìn chung, các quy định về phiên họp giải quyết tranh chấp được ghi nhận khá cụ thể, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các bên tranh chấp; sự độc lập, khách quan, vô tư của các trọng tài viên cũng như tính khả thi của quyết định trọng tài.
3.5. Hủy, thi hành quyết định trọng tài
Về nguyªn t¾c, quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm, bắt buộc các bên phải thi hành mà không bị kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên, có hai tình huống có thể xảy ra sau khi quyết định trọng tài được công bố:
Thứ nhất, có thể một bên do phát hiện ra những lỗi kỹ thuật trong quyết định trọng tài như: lỗi về tính toán, lỗi đánh máy, lỗi in hoặc những lỗi kỹ thuật khác, sẽ yêu cầu Hội đồng trọng tài chỉnh sửa những lỗi này. Trong trường hợp này: “Hội đồng trọng tài tiến hành sửa chữa và thông báo cho bên kia” và: “Quyết định sửa chữa là một phần của quyết định trọng tài và phải được Hội đồng trọng tài ký” (điều 46).
Thứ hai, trong số các bên tranh chấp, có thể có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền yêu cầu tòa án hủy quyết định trọng tài (điều 50).
Trong cả hai tình huống trên, quyết định trọng tài không bị xem xét lại về nội dung bởi Hội đồng trọng tài hay bị xÐt xử lại bởi tòa án. Trong trường hợp thứ nhất, chỉ đơn giản là sửa các lỗi kỹ thuật. Trong trường hợp thứ hai, yêu cầu tòa án hủy quyết định trọng tài do vi phạm thủ tục tố tụng. Thủ tục hủy quyết định trọng tài không phải là thủ tục xét xử lại quyết định trọng tài như thủ tục phúc thẩm tại tòa án. Tòa án khi nhận được đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài đối với vụ tranh chấp đã được trọng tài giải quyết, tßa ¸n không xét xử lại vụ tranh chấp mà chỉ đối chiếu với các trường hợp hủy quyết định trọng tài (điều 54 PLTTTM) để ra quyết định. Nếu bên yêu cầu chứng minh được quyết định của trọng tài được tuyên rơi vào một trong những trường hợp quy định tài điều 54, tòa án sẽ ra quyết định hủy quyết định trọng tài.
Pháp luật trọng tài của nhiều nước trên thế giới cũng có quy định về việc hủy quyết định trọng tài. Chẳng hạn, theo điều 12 Luật trọng tài thống nhất Hoa Kỳ 1955, tòa án sẽ hủy bỏ một phán quyết khi có đơn yêu cầu của một bên nếu: “Phán quyết được đưa ra bởi sự hối lộ bất kỳ trọng tài viên nào hoặc các cách thức không hợp lý khác; có sự thiên vị rõ ràng của một trọng tài viên được chỉ định làm trung gian hoặc gây tổn hại các quyền của bất kỳ bên nào, các trọng tài viên vượt quá thẩm quyền của mình; các trọng tài viên từ chối hoãn phiên xét xử không có lý do chính đáng hoặc từ chối xem xét các tài liệu bằng chứng căn bản về tranh chấp hoặc cách khác đã tiến hành phiên xét xử trái với các quy định tại điều 5, gây tổn hại căn bản đến quyền lợi của một bên; không có thỏa thuận trọng tài...”. Khoản 2 điều 24 Luật trọng tài Malaxia cũng có quy định: “Trong trường hợp trọng tài viên có hành vi sai trái hoặc tiến hành sai thủ tục tố tụng hoặc việc xét xử hoặc phán quyết đã tuyên không đúng, tòa án tối cao có thể hủy phán quyết”.
Có thể nói, với quy định về việc hủy quyết định trọng tài, có thể khắc phục được những sai phạm (nếu có) của Hội đồng trọng tài khi giải quyết tranh chấp; làm cho vụ tranh chấp được giải quyết thực sự khách quan công bằng, đúng pháp luật. Còn nếu quyết định trọng tài đã tuyên không rơi vào những trường hợp bị hủy thì một lần nữa khẳng định rằng Hội đồng trọng tài đã làm việc công tâm, đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và phán quyết đó cần được các bên tôn trọng và tự nguyện thi hành hoặc cưỡng chế thi hành [35, tr.49].
Quyết định trọng trọng tài sau khi được tuyên nếu các đương sự không yêu cầu tòa án hủy hoặc có yêu cầu hủy nhưng không bị tuyên hủy sẽ được các bên thi hành. Phần lớn các quyết định trọng tài được các bên tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, cũng có những quyết định không được thi hành một cách nghiêm chỉnh vì thế không đảm bảo quyền lợi của bên được thi hành, cũng không đảm bảo quyền lực của trọng tài. Do đó, PLTTTM quy định: nếu bên phải thi hành không chịu thi hành quyết định trọng tài, bên được thi hành sẽ làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành ngay mà không qua thủ tục công nhận của tòa án. Quy định này có những ưu điểm nổi bật đó là: đơn giản hóa thủ tục giải quyết tranh chấp, đặc biệt là thủ tục thi hành phán quyết trọng tài, nâng cao giá trị pháp lý cho phán quyết trọng tài, đặt giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài tương đương với giá trị pháp lý của bản án, quyết định tòa án, nâng cao tính khả thi và hiệu quả cho hoạt động trọng tài, làm cho các nhà kinh doanh tin tưởng lựa chọn trọng tài như một hình thức giải quyết tranh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo pháp luật hiện hành.doc