MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI 2
1.1. Trọng tài và thẩm quyền xét xử của trọng tài 2
1.1.2. Khái niệm trọng tài 2
1.1.2. Các loại trọng tài 4
1.1.3. Thẩm quyền xét xử của trọng tài 6
1.2. Thủ tục tố tụng trọng tài 10
1.2.1. Thủ tục tố tụng trọng tài 10
1.2.2. Sự khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tố tụng toà án trong giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế. 14
1.2.3. Ưu thế của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với toà án 17
1.3. Phán quyết trọng tài 18
1.3.1. Khái niệm phán quyết trọng tài 18
1.3.2. Hiệu lực của phán quyết trọng tài 20
1.4. Thi hành phán quyết trọng tài 22
1.4.1. Thi hành phán quyết trọng tài trong nước 24
1.4.2. Thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài 25
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC TRỌNG TÀI TRÊN THẾ GIỚI 31
2.1. Hiệp hội trọng tài Mỹ (The American Arbitration Association- AAA) 32
2.2. Toà án trọng tài quốc tế của Phòng thương mại quốc tế ICC- (The ICC International Court of Arbitration) 34
2.3. Trọng tài thương mại Trung Quốc 36
2.3. Viện trọng tài Thái Lan (Thai arbitration institute- TAI) 41
1.5. Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore ( The Singapore International Arbitration Centre-SIAC) 43
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CÓ LIÊN QUAN 45
3.1. Qui định hiện hành về trọng tài ở Việt Nam 45
3.1.1. Các văn bản pháp luật đề cập tới việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài đang được áp dụng ở Việt Nam hiện nay. 45
3.1.2. Pháp lệnh trọng tài thương mại ngày 25/2/2003 của Việt Nam 50
3.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân bằng trọng tài ở Việt Nam 54
3.2.1. Khái quát chung về trọng tài thương mại ở Việt Nam 54
3.2.2. Thực tiền giải quyết tranh chấp thương mại tại VIAC 59
3.3. Một số kiến nghị có liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam 68
3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam 68
3.3.2. Kiến nghị đối với các trung tâm trọng tài ở Việt Nam 70
3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 71
KẾT LUẬN 76
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4900 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giữa các thương nhân bằng phương pháp trọng tài và thực tiễn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đây. Thông thường các bên trong tranh chấp có quốc tịch khác nhau, cùng với sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, và nhất là khác nhau về quyền lợi. Do đó, để giải quyết tranh chấp không phải là điều đơn giản. Các bên mong muốn giải quyết tranh chấp một cách thoả đáng và đảm bảo lợi ích của mình không bị xâm hại. Nếu đưa tranh chấp ra giải quyết ở một toà án hay tổ chức trọng tài của một bên thì bên kia sẽ không tin tưởng vào tính khách quan của phán quyết, họ nghi ngờ về tính không trung thực và sợ rằng thông tin có thể bị làm cho sai lệch. Vì vậy, việc lựa chọn một tổ chức quốc tế làm trung gian giải quyết tranh chấp được coi là một phương án tối ưu nhất. Các tổ chức trọng tài quốc tế ra đời đã đáp ứng được yêu cầu này. Đa số các tổ chức trọng tài quốc tế đều có qui tắc tố tụng của riêng mình và rất linh hoạt trong xét xử. Các bên khi đưa tranh chấp ra xét xử tại các tổ chức này có quyền tự do lựa chọn trọng tài , địa điểm, ngôn ngữ cũng như luật áp dụng… trong xét xử.
Trong phạm vi của khoá luận này, tôi xin giới thiệu một số tổ chức trọng tài quốc tế tiêu biểu và các tổ chức trọng tài của một số nước.
2.1. Hiệp hội trọng tài Mỹ (The American Arbitration Association- AAA)
Hiệp hội trọng tài Mỹ là cơ quan giải quyết tranh chấp theo Luật trọng tài Liên bang Mỹ. Từ năm 1980, AAA đã tiến hành giải quyết các tranh chấp theo luật Trọng tài thương mại UNCITRAL. Với hơn 75 năm hoạt động, Hiệp hội trọng tài Mỹ là tổ chức hàng đầu có kinh nghiệm ít ai sánh kịp trong giải quyết tranh chấp. Hiệp hội có hơn 800 nhân viên làm việc tại 35 văn phòng tại Mỹ, Dublin, và Ailen với hơn 8,000 trọng tài viên và hoà giải viên trên toàn thế giới.
(Nguồn: American Arbitration Association - www.adr.org/index2.1.jsp?JSPssid=1685)
Cơ cấu của AAA gồm Ban giám đốc và các thành viên. Ban giám đốc điều hành hiệp hội, với không ít hơn 40 thành viên, chia làm 4 cấp, có nhiệm kỳ là 4 năm, được bầu ra ở cuộc họp thường niên bởi các thành viên có quyền biểu quyết. Các giám đốc sẽ giữ chức vụ của mình không qua 3 nhiệm kỳ. Các chủ tịch hiệp hội, giám đốc và lãnh đạo đã hết nhiệm kỳ là thành viên danh dự không có quyền biểu quyết của Hiệp hội. Thành viên của Hiệp hội gồm nhiều quốc tịch khác nhau và là những người có trình độ chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình.
Khi bổ nhiệm trọng tài viên, AAA sẽ yêu cầu trọng tài viên phải có quốc tịch khác với quốc tịch của bên yêu cầu giải quyết trừ khi các bên trong tranh chấp có thoả thuận bằng văn bản. Khi có việc khước từ trọng tài viên, AAA sẽ bổ nhiệm một uỷ ban đặc biệt để giải quyết gồm ba người mà phần lớn trong số đó có quốc tịch khác với quốc tịch của các bên đương sự. Tiêu chuẩn đạo đức của trọng tài viên được quy định bởi AAA và đoàn Luật sư Mỹ (American Bar Asociation) là căn cứ xem xét khi khước từ trọng tài viên.
AAA không có biểu mẫu về phí trọng tài viên mà thường được tính trên cơ sở các vụ việc giải quyết. Thông tin về quá trình trọng tài sẽ được thực hiện thông qua ban điều hành trọng tài trừ lúc xét xử.
Về ngôn ngữ sử dụng trong xét xử thì ngoài các ngôn ngữ thông dụng là tiếng Anh, Pháp… tuỳ theo từng vụ, theo yêu cầu của các bên hoặc do trọng tài xem xét lựa chọn có thể sử dụng ngôn ngữ khác. AAA có hơn 1100 trọng tài và hoà giải viên biết ít nhất là hai ngôn ngữ
Các tranh chấp đưa ra xét xử tại AAA là tất cả các loại tranh chấp trong thương mại quốc tế và các lĩnh vực kinh tế quốc tế khác như tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, vận tải, bảo hiểm, thanh toán, đầu tư, chuyển giao công nghệ… Nếu các bên yêu cầu, AAA cũng sẽ giải quyết các tranh chấp trong nước. Ngoài ra, AAA còn giải quyết nhiều tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác như tranh chấp về lao động, …
AAA đã xét xử trên 2 triệu vụ tranh chấp các loại. Riêng năm 2002 giải quyết 230,255 vụ trong đó có 3,298 vụ tranh chấp thương mại với tổng trị giá là hơn 250 triệu USD thông qua hoà giải, trọng tài, và các phương pháp khác ngoài toà án.
(Nguồn: American Arbitration Association - www.adr.org/index2.1.jsp?JSPssid=15765)
Các bên trong tranh chấp là các bên trong quan hệ làm ăn buôn bán với các thương nhân Mỹ, bao gồm các thương nhân của hầu hết các nước trên thế giới. Cũng có trường hợp các bên đương sự đều là bên nước ngoài.
Phán quyết trọng tài của AAA có giá trị chung thẩm . Nó được công nhận ở các nước tham gia công ước New York và các nước khác.
Như vậy, chúng ta thấy rằng AAA là một trong những tổ chức trọng tài lớn nhất hiện nay và phạm vi hoạt động của nó là toàn cầu. Với một số lượng khổng lồ các vụ tranh chấp đã được giải quyết tại đây chứng tỏ AAA là tổ chức trọng tài có uy tín và phán quyết của nó có tính chính xác cao, các tổ chức trọng tài ở Việt Nam nên tìm hiểu để học tập những kinh nghiệm về xét xử để nâng cao nghiệp vụ trọng tài của mình.
2.2. Toà án trọng tài quốc tế của Phòng thương mại quốc tế ICC- (The ICC International Court of Arbitration)
Toà án trọng tài quốc tế là một tổ chức trọng tài thuộc Phòng thương mại quốc tế (ICC), được thành lập năm 1923 với tư cách là tổ chức trọng tài của ICC. Toà án trọng tài quốc tế là tổ chức đi tiên phong trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
Chức năng của toà án là giải quyết những tranh chấp trong kinh doanh có tính chất quốc tế bằng phương pháp trọng tài căn cứ vào các điều khoản trong bản điều lệ của ICC. Bản quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế gồm 24 điều, trong đó có quy định cụ thể trình tự tố tụng trọng tài từ việc thành lập toà án trọng tài, chỉ định trọng tài viên cho tới các thủ tục nộp đơn yêu cầu toà án trọng tài giải quyết tranh chấp, phản tố, thư bào chữa, trường hợp không có điều thoả thuận trước về trọng tài, chi phí trọng tài, chuyển hồ sơ cho trọng tài viên, điều lệ tiến hành tố tụng trọng tài, địa điểm tiến hành tố tụng trọng tài, thẩm quyền và quá trình tố tụng trọng tài. Toà án trọng tài kết thúc toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài bằng một quyết định. Quyết định này là cuối cùng và có tính chất bắt buộc thi hành đối với các bên. Khi đưa vụ tranh chấp ra phân xử bằng trọng tài của Phòng thương mại Quốc tế, các bên xem như đã cam kết thi hành phán quyết trọng tài một cách không chậm chễ và đã từ bỏ quyền kháng án dưới bất kỳ hình thức nào trong mọi trường hợp.
Theo quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế, khi các bên đưa tranh chấp ra Toà án trọng tài thì có quyền tự do chọn lựa trọng tài, luật áp dụng hay ngôn ngữ, địa điểm xét xử. Uỷ ban trọng tài có thể chỉ có một trọng tài viên hoặc hơn. Khi các bên không lựa chọn được tài viên thì Toà án trọng tài sẽ là người quyết định. Không giống như các tổ chức trọng tài khác, Toà án trọng tài không yêu cầu các bên phải lựa chọn trọng tài viên từ một danh sách sẵn có mà có thể chọn trọng tài viên ngoài danh sách
Chức năng của Toà án trọng tài quốc tế là xét xử các tranh chấp thương mại mang tính quốc tế theo quy tắc của ICC nhưng cũng xét xử các tranh chấp không mang tính quốc tế nếu các bên có yêu cầu.
Về tổ chức, Toà án trọng tài quốc tế có một chủ tịch, chín phó chủ tịch và các thành viên từ 77 quốc gia và khu vực trên thế giới. Các thành viên được bầu cử có nhiệm kỳ là 3 năm.
Hiện nay, Toà án trọng tài quốc tế của ICC được đánh giá là một trong những trung tâm trọng tài có uy tín nhất trên thế giới và có nhiều kinh nghiệm. Toà án trọng tài quốc tế đã xét xử trên 1200 vụ tranh chấp liên quan đến những hợp đồng thương mại trên toàn thế giới và bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực về hoạt động thương mại quốc tế. Riêng năm 2002 xét xử 593 vụ. Các bên trong tranh chấp là các quốc gia, các cơ quan, công ty, xí nghiệp nhà nước và tư nhân, các cá nhân…, Toà án trọng tài đã giải quyết nhiều vụ tranh chấp rất phức tạp và khó khăn.
(Nguồn: www.iccwbo.org/court/english/new-archives/2003/court.asp)
Những phán xử của Toà án Trọng tài Quốc tế là mang tính chất quốc tế dưới mọi hình thức. Mặc dù Toà án Trọng tài quốc tế và phòng thư ký có trụ sở tại Paris nhưng nó không có mối liên hệ riêng biệt với quốc gia hay một chính phủ nào. Tính chất “quốc tế” của nó được thể hiện ở những điểm sau:
*/ Trọng tài viên có thể thuộc mọi quốc tịch, tính đến nay đã có khoảng trên 60 quốc tịch khác nhau.
*/ Thủ tục trọng tài có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới theo thoả thuận của các bên đương tụng. Nếu không có thoả thuận giữa các bên tranh chấp, Toà án trọng tài quốc tế sẽ tự chọn lấy nơi xét xử.
*/ Ngôn ngữ xét xử có thể bằng mọi thứ tiếng mà các bên tranh chấp lựa chọn. Nếu không có thoả thuận vầ ngôn ngữ, mặc dù tiếng Anh, Pháp, Đức là ngôn ngữ thông dụng nhất song toà án cũng có thể sử dụng tiếng Italia, Tây Ban Nha, Nhật, Trung Quốc hoặc những thứ tiếng khác.
*/ Phòng thư ký của Toà án trọng tài quốc tế có những cộng tác viên của nhiều nước, nói nhiều thứ tiếng và có năng lực đảm nhận việc tư vấn, giúp đỡ các bên tranh chấp, đại diện của các bên tranh chấp và trọng tài.
Như vậy với tính chất “quốc tế” nổi trội của mình, Toà án trọng tài Quốc tế là một tổ chức trọng tài quốc tế điển hình và là địa chỉ tin cậy của thương gia trên toàn thế giới.
2.3. Trọng tài thương mại Trung Quốc
Do những ưu thế của phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, Trung Quốc ủng hộ và khuyến khích việc sử dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại. Việc thành lập Viện trọng tài thương mại có liên quan đến nước ngoài ở Trung Quốc được tuyên bố vào đầu năm 1956. Qua 4 thập kỷ, trọng tài ở Trung Quốc đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hiện nay Uỷ ban Trọng tài thương mại và kinh tế Trung Quốc có phán quyết chính xác cao, và tính công bằng của các phán quyết của Uỷ ban trọng tài này được công nhận thống nhất ở cả trong nước và quốc tế. Các trường hợp đã được công nhận phán quyết gồm các bên từ hơn 40 nước và khu vực trên thế giới. Trung Quốc đã trở thành một trung tâm trọng tài thương mại lớn trên thế giới.
*/Uỷ ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc
Uỷ ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung quốc (sau đây gọi là Uỷ ban trọng tài, cũng có tên khác là toà án trọng tài của Phòng thương mại quốc tế Trung Quốc từ tháng 10 năm 2000) là một tổ chức trọng tài thương mại quốc tế lâu năm, giải quyết bình đẳng và độc lập, bằng các biện pháp trọng tài các tranh chấp thương mại và kinh tế có liên quan đến hợp đồng hoặc không. Uỷ ban trọng tài có thể cũng giải quyết bất kỳ các tranh chấp trong nước mà các bên đồng ý đưa ra trước Uỷ ban trọng tài. Uỷ ban trọng tài trước đây có tên gọi chính thức là Uỷ ban trọng tài ngoại thương, được thành lập vào tháng 4 năm 1956 thuộc Hội đồng Trung Quốc về thúc đẩy thương mại quốc tế phù hợp với quyết định ngày 6/5/1954 của Uỷ ban quản lý Chính phủ trước đây của Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Cùng thời gian đó, các qui tắc tố tụng của Uỷ ban trọng tài được đưa ra bởi Uỷ ban xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng của các mối quan hệ kinh tế thương mại của Trung Quốc và các nước khác sau khi tiến hành cải tổ kinh tế, thực hiện chính sách mở, Uỷ ban trọng tài ngoại thương đã được đổi thành Uỷ ban trọng tài thương mại và kinh tế nước ngoài vào năm 1980 và sau đó được đặt tên lại là Uỷ ban trọng tài kinh tế và thương mại quốc tế Trung Quốc vào năm 1988 (China International Economic and Trade Arbitration Commision-CIETAC).
CIETAC sửa đổi qui tắc tố tụng vào các năm 1988, 1994, 1995, 1998 và năm 2000. Qui tắc tố tụng trọng tài năm 1998 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2000. Phòng thương mại quốc tế Trung Quốc/ Uỷ ban xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc có thể sửa đổi các qui tắc tố tụng của CIETAC và đưa ra những qui tắc bổ trợ khi nhu cầu phát sinh.
Trụ sở của CIETAC đặt tại Bắc Kinh, chi nhánh ở Thiên Tân và Thượng Hải được thành lập vào năm 1989 và 1990 nhằm mở rộng các hoạt động trọng tài. Trụ sở ở Bắc Kinh và các chi nhánh đều là một. Họ sử dụng cùng một qui tắc tố tụng và các trọng tài. Sau hơn 4 thập kỷ cố gắng để cải tiến các hoạt động của mình, CIETAC đã tạo được danh tiếng rộng rãi cả trong nước và quốc tế bằng tính độc lập, công bằng, hiệu quả và nhanh chóng trong khi giải quyết tranh chấp và trở thành một trong số tổ chức trọng tài thương mại lớn trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, nó đã nhanh chóng trở thành một tổ chức trọng tài lớn hàng đầu trong giải quyết tranh chấp thương mại. Các bên từ 45 nước và vùng lãnh thổ tham gia vào các vụ kiện ra trọng tài CIETAC. Phán quyết của CIETAC được công nhận là công bằng và nó được công nhận có hiệu lực thi hành ở 140 nước và khu vực trên thế giới.
Về tổ chức, CIETAC hoạt động theo hệ thống một uỷ ban. Đứng đầu là một Chủ tịch, vài phó chủ tịch và các thành viên. Chủ tịch thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình được qui định trong qui tắc của Uỷ ban. Các phó chủ tịch thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Chủ tịch theo sự uỷ quyền của Chủ tịch. Ngoài ra CIETAC còn có một Chủ tịch danh dự và các cố vấn
Trụ sở của CIETAC và các văn phòng chi nhánh đều có ban thư ký riêng và mỗi ban thư ký có một Tổng thư ký và một vài Phó tổng thư ký. Các thư ký chịu trách nhiệm về các công việc hàng ngày dưới sự lãnh đạo của Tổng thư ký.
Cuộc họp của các thành viên CIETAC, cuộc họp của Chủ tịch, của các Tổng thư ký và Uỷ ban cố vấn chuyên gia được tổ chức định kỳ.
CIETAC thành lập 5 văn phòng ở Dialan, Fuzhou, Changsha, Chuping và Chengdu. Năm văn phòng cùng đóng góp để xây dựng những biện pháp xúc tiến trọng tài và cung cấp cho các bên tranh chấp các dịch vụ tư vấn trọng tài.
CIETAC giải quyết các vụ việc độc lập và công bằng, bằng những biện pháp trọng tài, những tranh chấp phát sinh từ các giao dịch thương mại và kinh tế, có liên quan đến hợp đồng hay không.
Các tranh chấp bao gồm:
+ Những tranh chấp liên quan đến nước ngoài hoặc quốc tế
+ Những tranh chấp liên quan đến các quan hệ làm ăn với đặc khu Hồng Kông, khu vực Macao, và Đài Loan
+ Những tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhau, các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các pháp nhân Trung Quốc khác, với cá nhân và /hoặc các tổ chức kinh tế
+ Những tranh chấp phát sinh từ các dự án tài chính, mời thầu, đấu giá, xây dựng và các hoạt động khác được các pháp nhân Trung Quốc, cá nhân hoặc các tổ chức kinh tế thực hiện qua việc sử dụng vốn công nghệ và dịch vụ từ nước ngoài, các tổ chức quốc tế hoặc từ đặc khu Hồng Kông, khu vực Macao và Đài Loan
+ Những tranh chấp phát sinh có thể được (phân biệt) nhận biết bởi Uỷ ban trọng tài liên quan đến các điều khoản đặc biệt của hoặc phụ thuộc vào các qui định của luật hoặc các qui tắc quản lý của Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa
+ Bất kỳ các tranh chấp trong nước mà các bên đồng ý giải quyết bằng trọng tài thông qua Uỷ ban trọng tài
Là một tổ chức trọng tài thương mại quốc tế lâu năm , CIETAC có những đặc trưng riêng biệt ngoài nhiều ưu điểm chung của trọng tài. Cụ thể, những đặc trưng này là: 1. Giám sát qua các trường hợp. Uỷ ban trọng tài chấp nhận xem xét lại những phán quyết (sơ thẩm) phác thảo, giám sát và điều hành qua trình trọng tài để đảm bảo tính công bằng cho các phán quyết. 2. Kết hợp giữa giải quyết bằng trọng tài với hoà giải. Kết hợp những lợi ích của giải quyết bằng trọng tài và hoà giải, Hội đồng thẩm phán có thể hoà giải vụ việc trước hoặc sau khi giới thiệu các thủ tục tiến hành trọng tài nếu các bên cũng mong muốn như vậy. Nếu hoà giải không thành công, hội đồng trọng tài lại tiến hành các thủ tục trọng tài như bình thường cho đến khi phán quyết được đưa ra. Điều then chốt ở đây là các trọng tài có thể kết hợp thực hiện chức năng của các hoà giải viên, nếu cần thiết, theo cùng thủ tục tức là thủ tục trọng tài. 3. Chi phí thấp. Theo qui tắc trọng tài thì phí của Uỷ ban trọng tài là rất thấp so với các tổ chức trọng tài lớn khác trên thế giới. Uỷ ban trọng tài cố gắng cung cấp những dịch vụ thuận tiện nhất và tốt nhất cho các bên với chi phí thấp nhất.
Uỷ ban trọng tài có một danh sách trọng tài viên. Các trọng tài viên được tuyển chọn từ những người Trung Quốc và cả người nước ngoài với điều kiện những người này phải có kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn trong thương mại kinh tế, khoa học và công nghệ, luật pháp và những lĩnh vực khác. Các bên chỉ có thể chọn trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của Uỷ ban trọng tài. Danh sách hiện nay của Uỷ ban trọng tài gồm 492 trọng tài viên trong đó có 158 trọng tài từ đặc khu Hồng Kông và các nước và khu vực khác
CIETAC chỉ chấp nhận đơn kiện được lập thành văn bản. Uỷ ban trọng tài có thể xét xử chỉ dựa trên hồ sơ, tài liệu hoặc có thể xét xử miệng. Các bên có quyền tự bào chữa bằng mọi biện pháp trong thời gian xét xử vụ tranh chấp.
Trong trường hợp xét xử chỉ dựa trên hồ sơ, phán quyết phải được ra trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập hội đồng trọng tài. Còn nếu xét xử miệng thì thời gian để ra phán quyết là trong vòng 30 ngày kể từ ngày xét xử. Hội đồng xét xử có thể yêu cầu Tổng thư ký của CIETAC gia hạn thời hạn ra phán quyết nếu như có những lý do hợp pháp. Phán quyết của trọng tài phải được sự nhất trí bởi đa số các trọng tài viên. Uỷ ban trọng tài xét xử vụ kiện có thể ra một phán quyết phác thảo và gửi tới CIETAC trước khi ký vào phán quyết. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và ràng buộc đối với các bên và không thể kháng án trước bất kỳ một toà án hay một tổ chức trọng tài nào khác.
Như vậy, Uỷ ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc là một tổ chức trọng tài độc lập và có qui tắc tố tụng riêng. Tuy nhiên, so với các tổ chức trọng tài quốc tế khác, thì Uỷ ban trọng tài có sự quản lý và chi phối nhiều hơn của Nhà nước mà cụ thể ở đây là Uỷ ban xúc tiến thương mại Trung Quốc.
*/ Hội đồng trọng tài hàng hải Trung Quốc
Ngoài CIETAC ra, ở Trung Quốc còn có Hội đồng trọng tài hàng hải (CMAC) trực thuộc Uỷ ban xúc tiến thương mại Trung quốc. CMAC chuyên giải quyết các tranh chấp phát sinh trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và các tranh chấp khác có liên quan đến hàng hải như bảo hiểm hàng hoá chuyên chở bằng đường biển, bảo hiểm thân tàu, các tranh chấp phát sinh trong việc mua bán, thuê, sửa chữa, đóng tàu, .... CMAC có cơ cấu tổ chức và hoạt động gần tương tự như CIETAC.
2.3. Viện trọng tài Thái Lan (Thai arbitration institute- TAI)
Viện trọng tài Thái Lan là tổ chức trọng tài trực thuộc Bộ Tư pháp Thái Lan được thành lập nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại có tính quốc tế bằng phương pháp trọng tài và các phương pháp khác ngoài toà án. TAI giải quyết tranh chấp theo qui tắc trọng tài của Bộ Tư pháp Thái Lan. Bản qui tắc này gồm 35 điều trong đó đưa ra các định nghĩa, qui định về thủ tục trọng tài, các qui định về chỉ định trọng tài viên, thể thức trọng tài
Thẩm quyền của TAI là giải quyết các tranh chấp quốc tế thuộc các lĩnh vực: buôn bán quốc tế, quyền sở hữu trí tuệ, chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, hợp đồng xây dựng,…
Các tranh chấp thuộc thẩm quyền của TAI là các tranh chấp quốc tế, tuy nhiên nếu các bên yêu cầu thì TAI cũng sẽ giải quyết các tranh chấp trong nước.
Theo bản qui tắc trọng tài của Bộ Tư pháp thì ủy ban trọng tài có thể gồm một hoặc ba trọng tài viên được các bên lựa chọn trong danh sách trọng tài viên của Viện. Các trọng tài viên là những người Thái và ngoài ra cũng có thể có trọng tài là người nước ngoài. Hiện nay trong danh sách trọng tài của TAI có hơn 200 luật sư và các chuyên gia để các bên lựa chọn. Ngoài ra, còn có 19 trọng tài viên là người nước ngoài. Các bên không nhất thiết phải chọn trọng tài viên trong danh sách này mà có thể chọn trọng tài viên ở ngoài danh sách. Các bên có thể phối hợp chỉ định một trọng tài viên duy nhất hoặc mỗi bên chọn một trọng tài viên, hai trọng tài viên được chọn sẽ phối hợp chỉ định trọng tài viên thứ ba. Nếu các bên không lựa chọn được trọng tài viên thì TAI sẽ là người chỉ định.
Các bên được tự do lựa chọn ngôn ngữ sử dụng trong xét xử. Ngôn ngữ sử dụng phổ biến nhất là tiếng Thái và tiếng Anh.
Phán quyết trọng tài được thông qua bởi đa số trọng tài viên, thời hạn ra quyết định là 120 ngày kể từ ngày chỉ định xong trọng tài viên cuối cùng. Quyết định của trọng tài là chung thẩm.
Mặc dù TAI vẫn còn đang dưới sự kiểm soát của Bộ Tư pháp Thái Lan nhưng hoạt động của nó ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng và ngày càng độc lập.
1.5. Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore ( The Singapore International Arbitration Centre-SIAC)
Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore là tổ chức trọng tài phi chính phủ thành lập năm 1990 và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 1/7/1991.
SAIC có chức năng là cung cấp những điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế và trong nước bằng trọng tài, khuyến khích giải quyết tranh chấp thương mại bằng các phương pháp ngoài tòa án, tạo môi trường phát triển cho các trọng tài theo luật và thực tiễn hoạt động trọng tài quốc tế
Qui tắc tố tụng của SIAC được xây dựng dựa trên cơ sở Luật mẫu UNCITRAL và qui tắc tố tụng của Tòa án trọng tài quốc tế Luân Đôn. Các thay đổi so với hai qui tắc trên là theo chiều hướng rút ngắn giai đoạn trên giấy tờ của quá trình trọng tài và qui định thời gian cho ủy ban trọng tài ra phán quyết.
SIAC có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch trung tâm, Chánh văn phòng trung tâm và các trọng tài viên.
Các tranh chấp thuộc thẩm quyền của SIAC là các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bảo hiểm, ngân hàng, đầu tư, thanh toán quốc tế,…
SIAC có hai danh sách trọng tài viên: Danh sách trọng tài viên khu vực và danh sách trọng tài viên quốc tế. Cả hai danh sách trọng tài này đều có chức năng như nhau. Danh sách trọng tài khu vực gồm những trọng tài trong khu vực ASEAN và danh sách trọng tài quốc tế bao gồm những trọng tài viên ngoài khu vực này. Uỷ ban trọng tài có thể có một hoặc ba trọng tài viên được chọn ra từ danh sách trọng tài. Các trọng tài viên sẽ được Chủ tịch trung tâm chỉ định nếu như các bên không lựa chọn được. Các trọng tài viên sẽ tiến hành quá trình xét xử một cách độc lập, vô tư. Bất cứ dấu hiệu nghi vấn nào về tính trung thực cũng như sự thiên vị đều dẫn tới việc bị khước từ. Bên nào có yêu cầu khước từ trọng tài viên phải gửi thông báo trong vòng 14 ngày sau khi việc bổ nhiệm trọng tài viên được thông báo cho bên kia. Nếu bên kia không chấp nhận khước từ và trọng tài viên bị khước từ không rút lui thì quyết định đối với khước từ đó sẽ do SIAC quyết định. Nếu trong quá trình trọng tài có trọng tài viên nào bị chết, về hưu hoặc có hành vi sai trái thì trọng tài viên đó sẽ bị thay thế bởi một trọng tài viên khác.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo là uỷ ban trọng tài đã được thành lập, bên nguyên sẽ phải gửi cho bên bị bản thông báo về vụ kiện một cách chi tiết và những căn cứ của vụ kiện đó. Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo của bên nguyên thì bên bị sẽ gửi cho bên nguyên bản thông báo biện hộ. Uỷ ban trọng tài sẽ quyết định bổ sung cho các bản thông báo trên và quy định thời hạn cho các loại văn bản này. Thời hạn này không quá 45 ngày. Địa điểm tiến hành trọng tài sẽ do các bên chọn. Nếu các bên không chọn được thì sẽ tiến hành trọng tài ở Singapore, trừ phi uỷ ban trọng tài, căn cứ vào trường hợp cụ thể, sẽ quy định địa điểm cho hợp lý. Uỷ ban trọng tài sẽ ra quyết định bổ sung trong vòng 45 ngày.
Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore trong những năm qua đã hoạt động rất hiệu quả và đã được biết đến nhiều ở trong nước cũng như quốc tế. Và Trung tâm cố gắng nâng cao chất lượng hoạt động của mình để ngày càng thu hút các thương nhân trong tranh chấp đến với mình.
Nhận xét: Nói tóm lại khi điểm qua cơ cấu tổ chức và hoạt động của một số tổ chức trọng tài trên thế giới, ta thấy rằng, mỗi nước khác nhau có những đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật… khác nhau nhưng đã xây dựng một chế định trọng tài tương đối hoà đồng. Có thể nói, các văn bản pháp luật của các quốc gia điều chỉnh về hoạt động của trọng tài là tương đối gần với những qui định trong luật mẫu UNCITRAL. Việc xích lại gần các luật mẫu và quy tắc mẫu đó chính là xu hướng phát triển, hoàn thiện trong pháp luật của các nước về trọng tài thương mại quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước dễ dàng tiến hành thu tục tố tụng trọng tài, tiến hành công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài một cách dễ dàng.
chương 3: thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở việt nam và một số kiến nghị có liên quan
3.1. Qui định hiện hành về trọng tài ở Việt Nam
3.1.1. Các văn bản pháp luật đề cập tới việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài đang được áp dụng ở Việt Nam hiện nay.
Từ năm 1993 đến nay chúng ta đã có Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và các trung tâm trọng tài thành lập theo Nghị định 116-CP để giải quyết tranh chấp ngày càng gia tăng giữa các thương nhân của Việt Nam và các thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên các quy định hiện hành về trọng tài ở Việt Nam nói chung và trọng tài quốc tế nói riêng còn nằm rải rác ở một số văn bản pháp luật riêng rẽ vì cho tới nay Pháp lệnh trọng tài thương mại ngày 25/2/2003 vừa mới có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2003.
*/ Qui định trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam
Nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài, Nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai quyet tranh chap trong thuong mai quoc te giua cac thuo.doc
- Bia - Tien.doc