Khóa luận Giấy chứng nhận xuất xứ - Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

 

CHƯƠNG I : KHÁI NIỆM VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ TRONG

BUÔN BÁN QUỐC TẾ

 

I. Khái niệm, nội dung, phân loại giấy chứng nhận xuất xứ

 1. Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ

2.Nội dung cơ bản của giấy chứng nhận xuất xứ

3. Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ

II. Một số mẫu C/O chủ yếu ở Việt Nam và cách khai

1. Form A, Form D

2. Form B

3. Form hàng dệt may sang EU

4. Form hàng dệt thủ công vào EU

5. Form O

6. Form X

III. Tác dụng của C/O

1. Tác dụng của C/O đối với chủ hàng

2. Tác dụng của C/O đối với cơ quan Hải quan

3. Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và quản lý chính

 sách ngoại thương của Nhà nước

 

CHƯƠNG II: MỘT SỐ QUY TẮC QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN C/O

 

I. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

1. Khái quát về Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập

2. Quy tắc xuất xứ trong hệ thống GSP

II. Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung-CEPT

1. Khái quát về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung

2. Hàng hoá trong Danh mục thực hiện CEPT và chương trình cắt

 giảm thuế quan

 3. Buôn bán giữa các nước thành viên ASEAN theo Hiệp định CEPT

 và chương trình tham gia Hiệp định CEPT của Việt Nam

4.Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CEPT

 

CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG CẤP C/O Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG

NĂM QUA

 

I.Những quy định về cấp C/O trong các văn bản pháp luật của Việt Nam

1. Quy chế cấp C/O tại Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

2. Quy chế cấp C/O tại Bộ thương mại

3. Quy chế cấp C/O tại Ban quản lý KCN - KCX

II. Cơ quan cấp C/O và cơ quan quản lý cấp C/O ở Việt Nam

1. Cơ quan cấp C/O

2. Cơ quan quản lý cấp C/O ở Việt Nam

III. Tình hình cấp C/O ở Việt Nam trong những năm qua

1. Khái quát tình hình cấp C/O ở Việt Nam trong những năm qua

a, Các loại Form C/O đã được cấp

b, Số lượng các bộ C/O đã được cấp

2. Những vấn đề vướng mắc trong cách khai và cấp C/O

a, Những vấn đề còn tồn tại về phía doanh nghiệp xin cấp C/O

b, Những vấn đề còn tồn tại ở cơ quan có thẩm quyền cấpC/O

c, Những vấn đề còn tồn tại ở cơ quan quản lý hoạt động cấp C/O

IV. Kiến nghị nhằm hoàn thiện việc xin và cấp C/O ở Việt Nam

1. Giải pháp đối với các doanh nghiệp xin cấp C/O

2. Giải pháp đối với các tổ chức có thẩm quyền cấp C/O

3. Giải pháp đối với cơ quan quản lý hoạt động cấp C/O

 

KẾT LUẬN DANH MỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2833 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giấy chứng nhận xuất xứ - Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p định CEPT chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị nhập khẩu của các nước thành viên. Sau đâu là một số đặc điểm chính trong thương mại giữa các nước thành viên ASEAN theo Hiệp định CEPT. + Thứ nhất, giá trị xuất khẩu các sản phẩm thuộc Danh mục CEPT luôn tăng nhưng không ổn định.Thống kê giá trị thực hiện thương mại giữa các nước thành viên ASEAN đã được Ban thư ký ASEAN tổng hợp (xem phụ lục số 13 : Kim ngạch xuất khẩu nội bộ và kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thuộc CEPT giữa các nước thành viên ASEAN) cho thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu giữa các nước thành viên về sản phẩm thực hiện CEPT tăng từ 67,27 tỷ USD vào năm 1999 lên 97,8 tỷ USD vào năm 2000 (tăng 30,67%) và 97,5 tỷ USD vào năm 2001 (tăng 10,9%). + Thứ hai, tỷ trọng giá trị xuất khẩu các sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm CEPT trong tổng kim ngạch xuất khẩu nội bộ có xu hướng tăng lên. Do tốc độ tăng xuất khẩu nội bộ giữa các nước thành viên chậm hơn tốc độ tăng kim nghạch buôn bán các sản phẩm trong Danh mục CEPT, nên tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm thuộc chương trình CEPT trong tổng kim ngạch xuất khẩu nội bộ tăng từ 86,9% vào năm 1999 lên 89,9% vào năm 2000 và 91,2% vào năm 2001. + Thứ ba, do sự do sự tương đồng về cơ cấu xuất khẩu, khó bổ sung được cho nhau, nên hoạt động thương mại nội bộ khối ASEAN không mang lại hiệu quả lớn. Ngay trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, tỷ trọng buôn bán trong khối cũng chỉ chiếm 15-20% tổng kim ngạch buôn bán của toàn khu vực. Con số này là rất nhỏ bé so với các khối kinh tế khác. Mặc dù đã gần 10 năm trôi qua kể từ khi các nước ASEAN bắt đầu thực hiện Hiệp định CEPT nhưng vẫn chưa có sự tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu trong nội bộ khối, đặc biệt về tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn khối. Tỷ trọng xuất khẩu nội bộ trong tổng kim nghạch xuất khẩu của một số khối thương mại khu vực (dvị : %) Năm 1999 2000 ASEAN 21,9 23,1 NAFTA 47,6 49,1 EU 55,4 65,8 (Nguồn : Những vấn đề kinh tế thế giới số 7/2001) + Thứ tư, máy móc và thiết bị điện chiếm tỷ trọng rất lớn trong buôn bán nội bộ giữa các nước ASEAN (chúng thường chiếm từ 50%-60%). Tiếp theo là khoáng sản, kim loại cơ bản và đồ kim loại, hoá chất, chất dẻo. b, Chương trình tham gia Hiệp định CEPT của Việt Nam Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia Hiệp định CEPT Hiệp định CEPT được các nước thành viên thoả thuận và ký kết từ năm 1992 song việc thực hiện chỉ thực sự bắt đầu vào ngày 01/01/1994. Như vậy 6 nước ASEAN cũ có khoảng thời gian là 2 năm để chuẩn bị tất cả các vấn đề có liên quan. Đối với Việt Nam công việc nguyên cứu, chuẩn bị cho việc thực hiện hiệp định này thực sự bắt đầu từ giữa năm 1995. Thời gian chuẩn bị như vậy là tương đối ngắn, nhất là khi so sách với thời gian mà chúng ta phải bắt đầu tổ chức cho các Bộ, ngành có liên quan nguyên cứu, xác định các Danh mục hàng hoá theo chương trình CEPT để trình cho Ban thư ký ASEAN vào tháng 12/1995. Trong quá trình xây dựng các Danh mục hàng hoá và chương trình cắt giảm thuế quan chúng ta gặp không ít khó khăn do xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Hơn nữa trước khi tham gia Hiệp định, về mặt kỹ thuật, ngoài các điểm khác biệt về hệ thống thuế áp dụng cho hàng xuất nhập khẩu và hệ thống mã số của Biểu thuế so với các nước thành viên ASEAN khác, các mức thuế suất cũng đòi hỏi phải được điều chỉnh cơ bản để phù hợp với sự phát triển của các nghành sản xuất trong nước. Biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trước khi thực hiện Hiệp định CEPT vừa quá đơn giản lại quá phức tạp, không phù hợp với thông lệ quốc tế. +Thứ nhất, trong cơ cấu của Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành của Việt Nam, mức thuế suất thấp chủ yếu áp dụng cho các mặt hàng là nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất. Các mức thuế suất cao hơn chủ yếu áp dụng cho các nhóm hàng trong nước đã sản xuất được nhằm bảo vệ các nhà sản xuất nội địa hoặc các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu. Do đó, khi sản xuất trong nước của Việt Nam đã tương đối phát triển và đáp ứng được phần nào các sản phẩm cần thiết phục vụ cho sản xuất trong nước mà trước đây phải nhập ngoại thì yêu cầu nâng cao mức thuế suất nhập khẩu nhằm mục đích bảo hộ cho các ngành sản xuất là thực sự cần thiết. Điều này sẽ mâu thuẫn với nội dung thực hiện chương trình CEPT. + Thứ hai, cho đến thời điểm 01/01/1996, Việt Nam chỉ áp dụng đối với các hàng hoá nhập khẩu một loại thuế duy nhất là thuế nhập khẩu với mức thuế suất tương đối cao so với các nước khác. Về thực chất trong thuế nhập khẩu đã bao hàm cả thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Do đó, nếu Việt Nam tiến hành cắt giảm thuế nhập khẩu trước khi tách hai loại thuế nêu trên thì có nghĩa là phần nào đó đã cắt giảm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng vào hàng nhập khẩu. + Thứ ba, trong Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam chỉ tồn tại các mức thuế duy nhất áp dụng cho mọi mặt hàng nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ bất cứ nước nào. Trong Biểu thuế hoàn toàn không phân biệt các mức thuế suất ưu đãi, mức thuế suất phổ thông hay mức thuế suất tạm thời, mặc dù trong Luật thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đã có điều khoản quy định về các mức thuế suất ưu đãi theo các Hiệp định quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng có những thuận lợi xuất phát từ khía cạnh kỹ thuật của Biểu thuế: + Biểu thuế của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở của Danh mục điều hoà của Hiệp định hải quan tuy mới ở cấp độ 6 chữ. + Khi so sánh mục tiêu chủ yếu của Hiệp định CEPT (các nước thành viên sẽ giảm tối đa thuế nhập khẩu với đa số mặt hàng nhập khẩu từ các nước thành viên khác xuống còn 0-5%) với Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam, chúng ta thấy hơn nửa tổng số mặt hàng đã phù hợp với mức thuế tiêu chuẩn đặt ra cho chương trình cắt giảm thuế quan. Điều đó có nghĩa là về thực chất Việt Nam chỉ phải thực hiện cắt giảm 50% tổng số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu. So với các nước thành viên khác khi bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế quan thì tỷ lệ thuế suất của Việt Nam từ 0-5% nhiều hơn một cách đáng kể (Indonesia - 9%, Thái lan - 27%, Philippin - 32%). Đây là một thuận lợi khi Việt Nam tham gia vào chương trình CEPT. Tiến trình thực hiện chương trình CEPT của Việt Nam Ngày 28/07/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Ngày 25/12/1995, Việt Nam tham gia Hiệp định CEPT của ASEAN để tiến tới thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Việc gia nhập ASEAN và tham gia Hiệp định CEPT có ý nghĩa quan trọng để phát triển hợp tác kinh tế - thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực. Lịch trình giảm thuế theo CEPT mà Việt Nam đã cam kết được thể hiện trên từng loại Danh mục và các kênh giảm thuế sau : + Danh mục loại trừ hoàn toàn được xây dựng phù hợp với điểm 9 của Hiệp định CEPT. Danh mục này bao gồm các mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cuộc sống và sức khoẻ con người, động thực vật, các giá trị lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ như : các loại động vật sống, thuốc phiện, thuốc nổ, vũ khí... và cả một số mặt hàng hiện nay ta đang nhập khẩu nhiều từ các nước ASEAN mà không có khả năng xuất khẩu và đang có mức thuế suất cao trong biểu thuế như : xăng dầu, ôtô chở khách từ 15 chỗ trở xuống... Danh mục này hiện có khoảng 150 dòng thuế. + Danh mục loại trừ tạm thời của Việt Nam được xây dựng căn cứ vào quy định của CEPT và kế hoạch phát triển kinh tế cho đến năm 2010 của các ngành kinh tế trong nước nhằm đạt được yêu cầu là không làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, cũng như bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước có tiềm năng. Danh mục này có 1.189 dòng thuế (chiếm khoảng 54% tổng số) chủ yếu bao gồm những mặt hàng có thuế suất trên 20% và một số mặt hàng có thuế suất dưới 20% nhưng trước mắt cần phải được bảo hộ bằng thuế nhập khẩu, hoặc các mặt hàng đang được áp dụng các biện pháp phi thuế quan ngoài biện pháp hạn chế số lượng và các mặt hàng dự kiến nâng thuế suất. Danh mục này sẽ bắt đầu được đưa dần vào Danh mục sản phẩm CEPT vào năm 2003. Tức là đến năm 2003, tất cả các sản phẩm của Việt Nam trong Danh mục loại trừ tạm thời sẽ được đưa vào Danh mục sản phẩm CEPT và như vậy sẽ có ít nhất 92% tổng số dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam được đưa vào thực hiện theo chương trình CEPT. + Danh mục sản phẩm nhạy cảm của Việt Nam gồm có 26 dòng, chủ yếu là các nông sản chưa qua chế biến. Vào năm 2001 các sản phẩm này được bắt đầu đưa vào Danh mục sản phẩm CEPT để kết thúc vào năm 2010 như các nước thành viên khác. + Danh mục cắt giảm thuế quan. Ngày 01/01/1996, Việt Nam bắt đầu thực hiện Danh mục các sản phẩm đầu tiên được đưa vào Danh mục sản phẩm CEPT, theo quy định của Nghị định 91/CP ngày 18/12/1995 của Chính phủ. Trong tổng số 2.218 dòng thuế của Việt Nam có 857 dòng thuế (chiếm khoảng 39%) được đưa vào Danh mục sản phẩm CEPT, trong đó có 548 mặt hàng có thuế suất bằng 0% và 309 mặt hàng còn lại có thuế suất 1-5%. Đây là một tỷ lệ khá thấp so với các nước khác trong khu vực. Danh mục sản phẩm CEPT của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm thuộc nhóm máy móc và thiết bị điện (39%), nhóm kim loại cơ bản và đồ kim loại (17%), nhóm khoáng sản (8%), nhóm sản phẩm dệt và quần áo may sẵn (5%), nhóm dụng cụ quang học và nhạc cụ (5%). Đến tháng 6/2002 Việt Nam đã đưa 5.500 dòng thuế vào Danh mục này. Như vậy có gần 90% trong tổng số các mặt hàng mà Việt Nam cam kết cắt giảm thuế với mức thuế suất 0-20%. Trong đó có hai phần ba có thuế suất 0-5%. (Xem phụ lục số 14 : Cơ cấu sản phẩm tham gia Hiệp định CEPT của Việt Nam). Cho đến năm 2002 Việt Nam đã cắt giảm 67% tổng số dòng thuế xuống còn 0-5%. Vào năm 2003 chỉ tiêu này sẽ là 75%. Đến năm 2006 Việt Nam sẽ tăng số dòng thuế có thuế suất 0% lên 33,7% tổng số dòng thuế. Theo như Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA - các nước thành viên đều phải công bố Danh mục tổng thể cắt giảm thuế quan cho toàn bộ quá trình thực hiện. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa công bố được Danh mục này mà chỉ ban hành Danh mục cắt giảm cho từng năm một do bộ Tài chính xây dựng và trình Chính phủ ban hành. Tổng cục Hải quan chỉ là cơ quan thực hiện. Việc ban hành, hướng dẫn thực hiện Danh mục này còn chậm, do đó Tổng cục Hải quan phải tạm thời áp dụng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu thực hiện CEPT của năm trước cho đầu năm sau. Việc này gây khó khăn cho cả Hải quan lẫn doanh nghiệp xuất khẩu. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song tình hình thực hiện CEPT ở Việt Nam cũng có những dấu hiệu đáng mừng. Danh mục các mặt hàng bị loại trừ hoàn toàn giảm từ 219 mặt hàng vào tháng 08/1999 xuống còn 196 mặt hàng vào tháng 06/2000. Hơn thế nữa, số bộ C/O Form D được sử dụng tăng lên đáng kể. Điều này được thể hiện thông qua kim ngạch nhập khẩu có sử dụng C/O Form D tăng từ 405 nghìn USD trong năm 1998 lên 9.825 nghìn USD trong 1999, 32,8 tr USD vào năm 2000 và 49,2 tr USD vào năm 2001. Điều đáng ghi nhận trong quá trình thực hiện CEPT là Chính phủ đã rất quan tâm đến việc thực hiện những yêu cầu về mặt kỹ thuật như : điều hoà thống nhất Danh mục biểu thuế quan, điều hoà thống nhất hệ thống giá trị tính thuế quan, điều hoà thống nhất các tiêu chuẩn sản phẩm và phát triển hệ thống tiêu chuẩn được công nhận chung giữa các nước thành viên. Từ năm 1995 đến nay chúng ta đã ban hành và cải cách một số loại thuế nội địa hỗ trợ cho quá trình thực hiện AFTA. Năm 1999 chúng ta bắt đầu áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế cho thuế lợi tức và thuế giá trị gia tăng thay thế cho thuế doanh thu. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt cũng đã hai lần được cải cách nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc giảm thuế nhập khẩu. Để đẩy nhanh tiến trình thực hiện CEPT, Việt Nam đã không ngừng tiến hành các hoạt động cần thiết mà việc làm gần đây nhất là việc ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất các mặt hàng của Việt Nam để thực hiện CEPT cho năm 2002. Hiện nay Tổng cục Hải quan (vào tháng 09/2002 đã trở thành một bộ phận của Bộ tài chính) phối hợp với Bộ thương mại, Bộ ngoại giao, Bộ giao thông vận tải và các bộ, ngành khác có liên quan trong việc đẩy nhanh quá trình thực hiện AFTA nhằm xây dựng lộ trình cắt giảm thuế đến năm 2006, rút ngắn Danh mục loại trừ hoàn toàn, Danh mục loại trừ tạm thời, Danh mục nhậy cảm và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Trong giai đoạn tới, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các bộ, ngành để hoàn thiện và công bố Danh mục tổng thể cắt giảm thuế quan theo CEPT giai đoạn 2001-2006. 4. Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định CEPT Để được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định CEPT, hàng hoá xuất khẩu sẽ phải là các sản phẩm thuộc Danh mục hàng hoá tham gia Hiệp định CEPT của các nước và phải đảm bảo có xuất xứ ASEAN. Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CEPT của các nước ASEAN bao gồm các nội dung cơ bản sau : + Tiêu chuẩn xác định xuất xứ + Tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp + Điều kiện vận tải trực tiếp + Bằng chứng chứng từ a, Tiêu chuẩn xác định xuất xứ Có hai tiêu chuẩn xác định xuất xứ của hàng hoá : đó là tiêu chuẩn xuất xứ thuần tuý và tiêu chuẩn xuất xứ không thuần tuý. + Theo quy định của Hiệp định CEPT hàng hoá có xuất xứ thuần tuý được định nghĩa là hàng được sản xuất hay thu hoạch toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu (Xem phụ lục số 14 : Các sản phẩm được coi là có xuất xứ thuần tuý theo Hiệp định CEPT). + Sản phẩm có xuất xứ không thuần tuý là tất cả các sản phẩm không được sản xuất hay thu hoạch toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu, nhưng phải có ít nhất 40% hàm lượng xuất xứ của sản phẩm là từ các nước thành viên. Điều đó có nghĩa là các sản phẩm được chế tạo hoặc gia công mà có tổng giá trị nguyên phụ liệu được sử dụng có xuất xứ từ các nước không phải là thành viên của ASEAN hoặc có xuất xứ không xác định được không vượt quá 60% của giá FOB và có quá trình sản xuất cuối cùng được thực hiện trên lãnh thổ nước xuất khẩu là thành viên thì cũng được coi là có xuất xứ từ nước xuất khẩu đó. Trong đó, giá trị nguyên phụ liệu không có xuất xứ từ ASEAN và giá trị nguyên phụ liệu có xuất xứ không xác định được là giá CIF của hàng hoá tại thời điểm nhập khẩu tại lãnh thổ của nước thành viên nơi thực hiện quá trình gia công chế biến. Nước xuất xứ các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ không thuần tuý sẽ là nước thành viên nơi tổ chức gia công chế biến sản phẩm cuối cùng để được hưởng ưu đãi của các nước thành viên khác. b, Tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp Tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp cho phép xác định nước xuất xứ các sản phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu xuất xứ quy định và được sử dụng tại một nước thành viên làm đầu vào của các sản phẩm hoàn chỉnh, đủ điều kiện được hưởng ưu đãi tại các nước thành viên khác tổ chức gia công chế biến cuối cùng. (tổng hàm lượng ASEAN của sản phẩm không nhỏ hơn 40%). Chẳng hạn, linh kiện xe máy được sản xuất tại Thái lan, có xuất xứ Thái lan được xuất khẩu sang Việt Nam để sử dụng làm đầu vào cho công nghiệp sản xuất xe máy của Việt Nam. Sau khi đã sản xuất được chiếc xe máy hoàn chỉnh đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ quy định thì linh kiện xe máy sẽ được coi là sản phẩm có xuất xứ Việt Nam để xác định xuất xứ cùng với xuất xứ Việt Nam của chiếc xe máy đó. c, Điều kiện vận tải trực tiếp Hàng hoá sản xuất ra ở một nước thành viên có thể đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ ASEAN nhưng qua quá trình vận chuyển từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu là thành viên có thể có những hoạt động đã được tiến hành trên sản phẩm làm cho tính xuất xứ của sản phẩm không còn như trước mà thậm chí có thể làm cho tỷ lệ 40% hàm lượng ASEAN của sản phẩm không còn được đáp ứng. Do đó Hiệp định CEPT đã đưa ra quy tắc "vận tải trực tiếp" để đảm bảo tính xuất xứ của sản phẩm. Theo đó, "vận tải trực tiếp" được hiểu là hàng được vận chuyển từ nước xuất khẩu là thành viên sang nước nhập khẩu là thành viên khác không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước nào hoặc có thể qua lãnh thổ của một nước thứ ba nhưng : + Nước thứ ba đó phải là một nước thành viên và không qua bất kỳ một nước nào khác không phải là thành viên. + Trong trường hợp hàng vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian không phải là thành viên ASEAN có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời tại các nước đó, thì vẫn được coi là vận tải trực tiếp với điều kiện : - Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hay do yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải hàng. - Hàng hoá không được mua bán, sử dụng tại nước quá cảnh đó. - Không được xử lý gì đối với hàng hoá ngoài việc dỡ hàng và tái xếp hàng hoặc những công việc cần thiết để bảo quản hàng hoá trong điều kiện đảm bảo. d, Bằng chứng chứng từ + Bằng chứng về xuất xứ C/O Form D là bằng chứng chứng minh quan trọng và thiết yếu để hàng hoá được hưởng ưu đãi theo Hiệp định CEPT. C/O Form D phải được người xuất khẩu khai báo hoàn chỉnh bằng tiếng Anh và được cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước nhập khẩu cấp và xác nhận. Bộ C/O Form D gồm một bản gốc và ba bản sao trong đó bản gốc màu tím nhạt đóng dấu ORIGIN, các bản sao có mầu da cam phân biệt với nhau bằng các dấu ghi thứ tự các bản sao : DUPLICATE, TRIPLICATE, QUADRUPLICATE. Tuy nhiên, trong trường hợp hàng xuất khẩu có trị giá nhỏ không quá 200 USD (giá FOB), trong đó có cả hàng gửi qua đường bưu điện không yêu cầu phải có C/O Form D và giấy khai xuất xứ hàng hoá của nhà xuất khẩu có thể được chấp nhận để thay thế. + Bằng chứng vận tải trực tiếp : mặc dù quy định về vận tải trực tiếp nhưng quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CEPT chỉ yêu cầu trình các chứng từ liên quan đến vận tải trong trường hợp hàng hoá được chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước không phải là thành viên của ASEAN. Đó là vận đơn suốt và các chứng từ chứng minh việc quá cảnh là cần thiết do điều kiện địa lý, chứng từ chứng minh hàng không bị đem ra mua bán, sử dụng ở nước quá cảnh đó và không có quá trình xử lý nào ngoài những việc như dỡ, tái xếp hàng hay nhằm mục đích bảo quản hàng hoá. e, Các quy tắc xin, cấp và xuất trình C/O Form D + Xin cấp C/O Form D Khác với quy tắc xuất xứ trong các quy chế GSP và có phần phức tạp hơn, quy tắc xuất xứ của Hiệp định CEPT yêu cầu nhà sản xuất hay xuất khẩu trước khi xuất khẩu hàng hoá đủ tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi của Hiệp định phải làm đơn xin cơ quan hữu quan của Chính phủ tiến hành kiểm tra xuất xứ của hàng hoá làm căn cứ hỗ trợ xác định xuất xứ của hàng hoá sẽ được xuất khẩu sau này. Kết quả kiểm tra này không có giá trị vĩnh viễn mà có thể được xem xét một cách định kỳ hay thậm chí bất kỳ lúc nào nếu thấy cần thiết. Việc kiểm tra hàng hoá trước khi xuất khẩu chỉ được miễn cho hàng hoá mà do bản chất của chúng, xuất xứ có thể xác định được dễ dàng. Ngoài ra, khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá được hưởng ưu đãi, nhà xuất khẩu hoặc đại diện được uỷ quyền phải nộp đơn xin cấp C/O cùng với các chứng từ cần thiết chứng minh rằng hàng hoá sẽ xuất khẩu đủ tiêu chuẩn để được cấp C/O Form D. + Cấp C/O Form D C/O Form D sẽ được cơ quan hữu quan của Chính phủ nước xuất khẩu cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc một thời gian ngắn ngay sau đó nếu hàng hoá có thể được xem là có xuất xứ từ nước thành viên đó theo quy định của quy chế xuất xứ. Trong trường hợp khi C/O Form D không được cấp ngay vì có lý do chính đáng, C/O Form D cấp sau có thể được chấp nhận có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm xuất khẩu nhưng chỉ được phép trong vòng 1 năm kể từ ngày giao hàng, và phải được ghi rõ "ISSUED RETROACTIVELY". Trong trường hợp C/O bị mất cắp, thất lạc hay hư hỏng và có đơn đề nghị cấp lại của nhà xuất khẩu thì một bản sao chứng thực của bản gốc và bản sao thứ ba dựa trên cơ sở các chứng từ xuất khẩu do cơ quan đó giữ sẽ được cấp lại cho nhà xuất khẩu. Nó được đóng dấu chữ :" CERTIFIED TRUE COPY" ở ô số 12 và đề ngày cấp của bản gốc Form D. Việc cấp này chỉ được chấp nhận nếu không quá một năm kể từ ngày cấp bản gốc và nhà xuất khẩu phải cung cấp bản sao thứ tư cho cơ quan có thẩm quyền cấp C/O Form D có liên quan. + Việc xuất trình C/O Form D Bản gốc C/O Form D cùng với bản sao thứ ba sẽ phải nộp cho Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu vào lúc làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá đó. C/O Form D có hiệu lực và phải được xuất trình trong vòng bốn tháng kể từ ngày được cơ quan hữu quan của Chính phủ nước xuất khẩu là thành viên ký. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm tới 6 tháng trong trường hợp hàng hoá đi qua lãnh thổ một hoặc nhiều nước không phải là thành viên ASEAN mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn vận tải trực tiếp. Việc nộp C/O Form D cho cơ quan hữu quan của Chính phủ nước nhập khẩu sau khi giấy chứng nhận xuất xứ đã hết hạn vẫn có thể được chấp nhận nếu đó là do bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng ngoài khả năng kiểm soát của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, quy tắc không nêu ra thế nào là bất khả kháng và lý do nào được coi là chính đáng. Ngoài ra, trên thực tế hàng đã được nhập khẩu trước khi hết thời hạn hiệu lực của C/O Form D của lô hàng đó thì C/O Form D nộp muộn trong mọi trường hợp vẫn được chấp nhận. Chương III : thực trạng cấp c/o ở việt nam trong những năm vừa qua I. Những quy định về cấp C/O trong các văn bản pháp luật của Việt Nam Các quy định về C/O cho hàng xuất khẩu nói chung và về việc xin, cấp C/O nói riêng được trình bày trong thông tư liên bộ giữa Bộ thương mại và Tổng cục Hải quan số 280/TCHQ-GSQL ban hành ngày 29/11/1995. Sau đây là các quy định về các thủ tục xin, cấp tại Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và tại Bộ thương mại. 1. Quy chế cấp C/O tại Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Quy chế cấp C/O tại VCCI được ban hành kèm theo Quyết định số 251/PTM-PC ngày 01/08/1996 và được sửa đổi, bổ sung trong Quyết định số 218/PTM-PC ngày 28/05/1998 của chủ tịch VCCI. Việc cấp C/O sẽ được căn cứ trên cơ sở đề nghị của nhà xuất khẩu có lô hàng xuất khẩu đáp ứng đầy đủ các quy định về xuất xứ của nước nhập khẩu. Trong trường hợp nước nhập khẩu không có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn xuất xứ thì hàng hoá xuất khẩu đó phải đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ theo thông lệ của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp có nghi ngờ về tính xuất xứ của hàng hoá, VCCI sẽ tiến hàng kiểm tra tính xuất xứ của sản phẩm trước khi cấp C/O cho lô hàng. + Để được cấp C/O doanh nghiệp xin cấp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các chứng từ sau : - Đơn xin cấp C/O theo mẫu in sẵn của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ghi rõ tên người xin cấp C/O. - C/O phù hợp với yêu cầu của mặt hàng và nước nhập khẩu đã được người xuất khẩu khai hoàn chỉnh bằng tiếng Anh, đánh máy và phù hợp với các chứng từ kèm theo về tên người xuất khẩu, người nhập khẩu, tên hàng, số lượng, tên phương tiện vận tải, tuyến đường vận chuyển, số và ngày lập hoá đơn thương mại... như đã trình bày trong chương I. - Hoá đơn thương mại làm bằng chứng về thực tế hàng xuất khẩu, trong đó ghi rõ tên hàng, số lượng, tên người nhập khẩu, người xuất khẩu, tên cảng bốc, cảng dỡ. Ngoài ra, đối với hàng dệt may xuất khẩu sang EU, Canada, Nauy, Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện Hiệp định hàng dệt may được ký kết giữa Việt Nam và các nước này trong hồ sơ phải có giấy phép xuất khẩu để chứng minh việc thực hiện hạn ngạch được phân bổ. Đối với mặt hàng cà phê phải có bản sao vận đơn. Trong trường hợp cần thiết phải làm rõ tính xuất xứ của hàng hoá, theo yêu cầu của VCCI nhà xuất khẩu có thể sẽ phải cung cấp thêm một số chứng từ bổ sung khác. Chẳng hạn để kiểm tra tỷ lệ phần trăm giá trị thành phần nhập khẩu của sản phẩm xuất khẩu sang các nước áp dụng tiêu chuẩn xuất xứ nước bảo trợ thì chứng từ này là giấy chứng nhận nguyên phụ liệu hay thành phần nhập khẩu từ nước cho hưởng có liên quan. Trong trường hợp sản phẩm được sản xuất bằng toàn bộ nguyên phụ liệu trong nước, đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ toàn bộ thì chứng từ cần xuất trình bổ sung có thể là hợp đồng hay hoá đơn mua các nguyên phụ liệu trong nước ghi rõ số lượng nguyên phụ liệu, người bán, người mua. Trong một số trường hợp do không làm rõ được tính xuất xứ hay có nghi ngờ của cơ quan cấp C/O thì mẫu nguyên phụ liệu có thể được yêu cầu xuất trình. Nhà xuất khẩu phải đảm bảo tính chính xác và trung thực của các chứng từ cung cấp trong bộ hồ sơ này trước khi nộp cho cơ quan cấp C/O. + Thủ tục xin, cấp C/O Chỉ sau khi người nhập khẩu đã cung cấp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, các cán bộ được tổ chức cấp C/O giao trách nhiệm sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ và trên cơ sở đó người có thẩm quyền ký C/O (chữ ký này đã được tổ chức cấp C/O đăng ký với các tổ chức quốc tế và các nước) sẽ ký xác nhận lên C/O và cấp cho nhà xuất khẩu. C/O sẽ được xem xét và cấp trong thời gian là một ngày làm việc kể từ khi người xuất khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp cần thiết phải làm rõ tính xuất xứ của hàng hoá, các cán bộ kiểm tra và cấp C/O có thể yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp thêm chứng từ có liên quan hoặc có thể sẽ tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất để xác minh hàng hoá đó có đáp ứng các quy định xuất xứ hay không. Thời gian xem xét và cấp C/O có thể sẽ phải kéo dài nhưng sẽ không quá 3 ngày làm việc. Trong trường hợp đó, nếu các đơn vị thiếu tinh thần hợp tác và không tạo điều kiện cho VCCI kiểm tra thì VCCI có quyền từ chối việc cấp C/O cho hàng hoá có liên quan. + Lưu giữ hồ sơ. Để đáp ứng yêu cầu tra cứu sau khi cấp C/O, VCCI sẽ giữ lại : đơn xin cấp C/O củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN.doc
  • docBIA SON HAI.doc
Tài liệu liên quan