Khóa luận Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tài Triệu

 Đối với tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất chung, chúng đều phải là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí theo đó và cũng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí và giá thành. Cũng có tập hợp để coi đối tượng kế toán tập hợp chi phí đối với đối tượng tính giá thành là trùng nhau đối với quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, quy trình công nghệ khép kín . Mặc dù đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có một số đặc điểm giống nhau nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau cơ bản sau:

- Xác định đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi phát sinh chi phí để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ.

-Xác định đối tượng giá thành là các chi phí có liên quan đến đối tượng sản xuất.

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tài Triệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm ,nhằm mục đích ngày càng hạ thấp giá thành , căn cứ vào những tiêu thức khác nhau mà trong doanh nghiệp sản xuất được chia thành các loại sau: - Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế của sản phẩm + Giá thành kế hoạch sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và được xem như là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. Việc tính toán, xác định giá thành kế hoạch sản phẩm được tiến hành trước khi tiến hành sản xuất ,chế tạo sản phẩm, do bộ phận kế hoạch thực hiện . + Giá thành định mức được xem là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng các loại, vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp, để đánh giá các giải pháp mà doanh nghiệp đã áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả chi phí. Cũng giống như giá thành kế hoạch, việc tính giá thành định mức cũng có thể thực hiện trước khi sản xuất ,chế tạo sản phẩm dựa vào các định mức, dự toán chi phí hiện hành . + Giá thành thực tế sản phẩm là: Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ,có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp. Khác với hai loại giá thành trên ,giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ chỉ được xác định khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành và được dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ . Giá thành T.Tế của sản phẩm = Chi phí sản phẩm dở dang tồn đầu kỳ + Chi phí sản phảm phát sinh trong kỳ _ Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ Căn cứ vào phạm vi tính toán giá thành được chia thành hai loại : - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng ): là những chi phí liên quan đến quá trình sản xuất một loại sản phẩm . Giá thành sản xuất bao gồm : giá thành công xưởng và giá thành phân xưởng . - Giá thành toàn bộ gồm giá trị vốn của sản phẩm tiêu thụ và chi phí ngoài sản xuất tính cho sản phẩm đó . Giá thành có ý nghĩa to lớn như vậy cho nên khi hạch toán và tính giá thành phải đảm bảo tính đúng tính đủ và hợp lý . Mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành , vì vậy cần phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 2. Đối tượng, kỳ tính giá thành : 2.1Đối tượng tính giá thành : Là loại sản phẩm ,dịch vụ ,công việc ,lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị .Đối tượng có thể hiểu là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay sản phẩm đã hoàn thành hoặc một số giai đoạn công nghệ sản xuất tuỳ theo mục đích kinh doanh của doanh nghiệp; yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm . Mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm sản phẩm sản xuất ,mục đích kinh doanh của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành thích hợp . - Về tổ chức sản xuất : nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là đối tượng tính giá thành sản phẩm . - Về mặt quy trình công nghệ, sản xuất: nếu quy trình công nghệ sản xuất đơn giản thì thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất; nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thành đối tượng tính giá thành có thể là các loại bán thành phẩm hoặc hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất; nếu quy trình công nghệ phức tạp ( lắp ráp ) thì đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, cũng có thể là từng bộ phận ,từng chi tiết sản phẩm . Khi xem xét các loại bán thành tự chế, các bộ phận hoặc chi tiết sản phẩm có là đối tượng tính giá thành sản phẩm hay không còn phải cần cân nhắc đến các mặt: chu kỳ sản xuất sản phẩm dài hay ngắn, bán thành phẩm tự chế có phải là sản phẩm hàng hoá ( có bán ra ngoài ) hay không ? yêu cầu về trình độ quản lý và hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào để xác định cho phù hợp . Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kết chuyển ,phân bổ chi phí sản xuất sản phẩm cho việc tính giá thành, thiết kế các bảng tính giá thành thích hợp, phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra trình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . 2.2 Kỳ tính giá thành: Kỳ tính giá thành là giới hạn thời gian mà trong đó chi phí sản xuất được ghi nhận và giá thành sản phẩm được tính cho các đối tượng tính giá. Xác nhận kỳ định giá thành cho từng đối tượng giá thành thích hợp, sẽ giúp cho việc tổ chức tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình, thực hiện kế hoạch giá thành. Trường hợp tổ chức sản xuất theo loại hình, khối lượng lớn chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì khi tính kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng. Ngày cuối tháng, sau khi đã hoàn thành công việc tính toán kiểm tra đối chiếu chính xác, bộ phận tính giá thành căn cứ vào chi phí chính xác đã tập hợp được trong tháng cho từng đối tượng kế toán chi phí, vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm . 3- Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất: Việc tính giá thành sản phẩm chính xác giúp định giá và đánh giá chính xác kịp thời thích hợp để mở rộng hay thu hẹp sản xuất , để có sự đầu tư đúng đắn vào mặt hàng sản xuất nào …. Vì vậy tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành với quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán vận dụng phương pháp tính giá thành cho hợp lý ,phù hợp với tính chất đặc điểm của sản phẩm kinh doanh ,với đặc điểm tính chất của sản phẩm, với yêu cầu về trình độ quản lý doanh nghiệp và những quy định thống nhất chung của nhà nước. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành ( Các đối tượng tính giá thành ) theo khoản mục chi phí đã quy định và đúng kỳ tính giá thành. Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất phải được tính theo các khoản mục quy định sau: - Chi phí nguyên liệu trực tiếp . - Chí phí nhân công trực tiếp . Thực chất của việc tính giá thành sản phẩm là việc sử dụng các phương pháp tính toán ,phân bổ các chi phí cấu thành trong sản phẩm, lao vụ trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được và chi phí tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ .Hiện nay để tính được giá thành sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng một trong các phương pháp sau : 3.1Phương pháp tính giá giản đơn : Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được ( Theo từng đối tượng tập hợp Chi phí ) trong kỳ và giá tríp làm dở đầu kỳ ,cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức sau : Tổng giá thành = Giá trị SPLD + Chi phí sản xuất - Giá trị Sản phẩm Đầu kỳ Trong kỳ cuối kỳ Phương pháp tính giá thành đơn giản ( Còn gọi là phương pháp trực tiếp áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, như các doanh nghiệp thuộc nghành công nghiệp khai thác ,các doanh nghiệp điện ,nước … 3.2Phương pháp tính giá thành phân bước : Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp liên tục, sản phẩm trải qua nhiều công đoạn (phân xưởng ) chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến tiếp tục của giai đoạn sau. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể và đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp loại hình này có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước chia thành : 3.2.1 Phương pháp phân bước có tính giá thành nủa thành phẩm : Để tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng cần phải xác định giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn trước và chi phí của nửa thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với các chi phí của giai đoạn sau để tính ra giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ như vậy tuần tự cho đến giai đoạn cuối cùng khi tính được giá thành sản phẩm . Ta có sơ đồ minh hoạ cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải trải qua n giai đoạn: Giai đoạn1 (PX 1) = CPNVL chính (T.Tiếp + Chi phí khác (giai đoạn 1) ị Giá thành TP 1 Giai đoạn2 (PX 2) = Chi phí NTP - 1 + Chi phí khác (giai đoạn 2) ị Giá thành TP 2 Giai đoạn n (PX n) = Chi phí NTPn - 1 + Chi phí khác giai đoạn n ị Giá thành TP n 3.2.2 Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm Trong trường hợp này đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Do vậy cần tính toán xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm. Cụ thể bước tính toán như sau: Tính chi phí sản xuất trong từng giai đoạn trong thành phẩm : C P sản xuất Giá trị SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ Giai đoạn i = -------------------------------------------------- x S p hoàn SPHT giai đoạn i + SPLD giai đoạn i thành Tuỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ áp dụng trong doanh nghiệp mà sản phẩm làm dở phải quy đổi theo mức độ hoàn độ hay không. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của từng giai đoạn ta được giá thành thành phẩm. Giá thành thành phẩm = S CPSX giai đoạn i Ta có sơ đồ khái quát Giai đoạn 1 ị CPSX giai đoạn 1 theo KM ị CPSX giai đoạn 1 trong TP Giai đoạn 2 ị CPSX giai đoạn 2 theo KM ị CPSX giai đoạn 2 trong TP Giá thành sản phẩm Giai đoạn 3 ị CPSX giai đoạn n theo KM ị CPSX giai đoạn n trong TP 3.3 Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ : Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất , ngoài sản phẩm chính còn thu cả sản phẩm phụ thì để tính được giá thành sản phẩm chính ta phải loại trừ phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của các quy trình công nghệ , phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch , hoặc cũng có thể tính bằng cách lấy lấy phần giá bán trừ đi lợi nhuận và thuế . Sau khi tính được chi phí cho sản phẩm phụ , tổng giá thành của sản phẩm chính tính như sau : Tổng giá thành SP chính = Giá trị sản phẩm L/D đầu kỳ + CPSX trong kỳ - Giá trị sản phẩm L/D cuối kỳ _ CPCS SP phụ Chi phí sản xuất sản phẩm phụ cũng được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ trong sản phẩm sản xuất của cả quy trình công nghệ nhân với khoản mục tương ứng Tỷ trọng chi phí Chi phí sản xuất S/P phụ Sản xuất sản = --------------------------------------- phẩm phụ Tổng chi phí sản xuất 3.4 Phương pháp giá thành theo đơn đặt hàng : Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức đơn chiếc hoặc loại nhỏ vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng vẫn phải mở sổ kế toán để tập hợp chi phí cho đơn đặt hàng đó để khi hoàn thành tổng cộng chi phí sản xuất cả tháng lại sẽ có giá thành của đơn đặt hàng. Nếu đơn đặt hàng được sản xuất ,chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định số chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng có những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng còn chi phí chung phải được phân bổ theo tiêu thức thích hợp . 3.5 Tính giá thành theo phương pháp hệ số : Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất với cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất . Để tính được từng loại giá thành sản xuất ta phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định cho từng loại sản phẩm rồi tiến hành các bước sau: - Quy đổi sản lượng thực tế loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ. Tổng sản lượng = S Sản lượng thực x Hệ số á Quy đổi tế sản phẩm i thành S/P i - Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm : Hệ số phân bổ Sản lượng quy đổi S/P i Chi phí = ------------------------------ Tổng sản lượng quy đổi Tính tổng giá thành thực tế loại sản phẩm theo từng khoản mục Tổng giá Thành sản Phẩm i = Sản phẩm làm dở đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Sản phẩm làm dở cuối kỳ x Hệ số phân bổ chi phí sản phẩm i 3.6. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ : Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất , kết quả sản xuất thu được là nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách, kích kỡ sản phẩm theo tỷ lệ để tính được giá thành trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành, tiêu chuẩn phân bổ sản phẩm tính theo sản lượng thực tế sau đó tính ra tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm. Tỷ lệ tính Giá trị SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - Giá trị SPLD cuối kỳ Giá thành =---------------------------------------------------------------------- (theo KM ) Tiêu thức phân bổ Tiếp theo lấy giá thành kế hoạch ( Giá thành định mức ) tính theo sản lượng thực tế nhân với tỷ lệ tính giá thành từng quy cách , kích cỡ : Tổng giá thành = Tiêu chuẩn phân x Tỷ lệ tính Từng quy cách bổ từng quy cách giá thành 3.7. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức : Theo phương pháp này áp dụng cho các xí nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật chính xác, hợp lý công tác quản lý định mức đã đi vào nề nếp , đã tiến hành tập hợp được các chi phí theo định mức. Nội dung của phương pháp này là để tính được giá thành sản phẩm trước hết phải căn cứ vào loại hình sản xuất, vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành theo định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán chi phí được duyệt. Sau đó để tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí thực tế phù hợp với định mức, số chi phí chênh lệch thoát ly định mức phải thường xuyên phát hiện, phân tích nguyên nhân gây chi phí chênh lệch thoát ly định mức, để có biện pháp khắc phục kịp thời . Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật cần phải tính toán lại kịp thời giá thành định mức và phản ánh riêng số chênh lệch chi phí thay đổi định mức. Do đó giá thành thực tế được xác định theo công thức sau: Giá thành = Giá thành ± Chênh lệch thoát ± Chi phí do thay Tổng S/P định mức ly định mức đổi định mức Tính giá thành thực tế theo phương pháp định mức có ưu điểm là kiểm soát được thường xuyên, kịp thời việc chấp hành các định mức kinh tế kỹ thuật, phát hiện kịp thời các trường hợp thoát ly định mức, xác định rõ nguyên nhân từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời ngăn chặn tình trạng lãng phí trong sản xuất. Đây là ưu điểm của phương pháp định mức mà các phương pháp khác không có, hiện nay phương pháp này đang được sử dụng rộng rãi. Trên đây là nội dung các phương pháp tính giá thành được áp dụng trọng các doanh nghiệp công nghiệp. Qua nội dung của mỗi phương pháp cho phép ta khẳng định lại rằng mỗi phương pháp tính giá thành chỉ tỏ ra hiệu quả khi các điều kiện vận dụng được thoả mãn và không thể có phương pháp nào phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp . 4- Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành: Đối với tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất chung, chúng đều phải là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí theo đó và cũng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí và giá thành. Cũng có tập hợp để coi đối tượng kế toán tập hợp chi phí đối với đối tượng tính giá thành là trùng nhau đối với quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, quy trình công nghệ khép kín . Mặc dù đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có một số đặc điểm giống nhau nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau cơ bản sau: - Xác định đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi phát sinh chi phí để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ. -Xác định đối tượng giá thành là các chi phí có liên quan đến đối tượng sản xuất. Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại, một đối tượng tính giá thành có nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Như vậy, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở tài khoản, các sổ chi tiết ,tổ chức công tác ghi chép ban đầu ,tập hợp số liệu chi phí sản xuất theo từng đối tượng… giúp cho tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và tập hợp thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp. Còn việc xác định đối tượng tính giá thành còn là căn cứ để mở các phiếu tính giá sản phẩm , tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm, tính toán hiệu quả, xác định chính xác thu nhập, phát hiện khả năng tiềm tàng để có các biện pháp không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm. Chương II Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH tài triệu I - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, nhất là từ khi Việt Nam thực hiện mở cửa nền kinh tế đã thu hút được rất nhiều sự đầu tư nước ngoài về nhiều lĩnh vực như: cơ sở hạ tầng, thương mại, du lịch... Làng Yên Phụ nổi tiếng với nghề hoa gỗ cổ truyền từ xa xưa đã có rất nhiều khách nước ngoài biết đến nhất là khi nước ta mở cửa thì nhu cầu tìm về tinh hoa, nét cổ truyền của dân tộc lại càng cao. Trước nhu cầu của thị trường, những sáng lập viên của Công ty đã thu nhập những người có tay nghề cao và có tâm huyết vói nghề thành lập nên Công ty TNHH Tài Triệu chuyên sản xuất hoa gỗ phục vụ xuất khẩu. Công ty TNHH Tài Triệu được thành lập theo quyết định số 11706 PUB ngày 10/5/1994 với số vốn điều lệ ban đầu là 250 triệu đồng. Tuy mới thành lập được 8 năm nhưng Công ty đã không ngừng phát triển về mọi mặt như đổi mới toàn diện về dây chuyền sản xuất, cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất đặc biệt Công ty đã chú trọng tới việc cải tiến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sự cải tiến này đã góp phần quan trọng không nhỏ cho sự thành công của Công ty. Quá trình sản xuất của Công ty là quá trình sản xuất khép kín hạch toán độc lập từ khâu đầu đến khâu cuối. Nhiệm vụ của Công ty hiện nay là phải cải thiện phương thức sản xuất để có nhiều sản phẩm đẹp hơn nữa phục vụ thị trường khó tính như thị trường Nhật Bản, Mỹ, Anh, Hàn Quốc... * Một số chỉ tiêu mà công ty đã đạt được trong năm qua. (Đơn vị: 1.000 đ) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị sản lượng Doanh thu tiêu thụ Thuế Lợi nhuận 15.400.000 14.700.000 832.000 485.000 6.150.000 15.500.000 895.000 530.000 18.300.000 17.450.000 1.050.000 713.000 II - Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất: Cơ cấu tổ chức: Để công tác quản lý xí nghiệp được thống nhất và có hiệu quả, công ty thực hiện chức năng quản lý theo phương pháp trực tiếp (trực tuyến) chức năng. Theo phương pháp này giám đốc là người quyết định, chịu trách nhiệm và chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, các phó giám đốc, trưởng phòng là người giúp việc cho giám đốc, hỗ trợ cho giám đốc. Các phó giám đốc, các phòng ban chức năng, các phân xưởng đều chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc. * Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty (01) Giám đốc PGĐ kinh doanh PGĐ sản xuất PGĐ KTCB Phòng kinh tế vật tư Phòng kinh tế thị trường Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh tế tài chính PX sản xuất hoa gỗ PX sản xuất hoa lụa PX cơ điện ắắ : Quan hệ chỉ đạo trực tiếp …… : Quan hệ liên quan Đứng đầu bộ máy quản lý là giám đốc Công ty, người giữ vai trò chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức năng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời là người đại diện cho toàn bộ quyền lợi của toàn bộ công nhân trong công ty, là người ra quyết định ký kết hợp đồng kinh tế, lựa chọn phương thức thu mua nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Phó giám đốc kinh tế thị trường: có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về kỹ thuật chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Phó giám đốc thiết kế cơ bản: có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng của xí nghiệp. Phó giám đốc sản xuất: thường xuyên giám sát hoạt động sản xuất của Công ty để báo cáo cho giám đốc. Cùng giúp việc cho giám đốc còn có các phòng ban chức năng sau: +Phòng kế toán tài chính: - Tổ chức hạch toán kinh tế tại phân xưởng của Công ty đảm bảo cho Công ty có lãi thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán phục vụ thanh toán quyết toán tháng, quý, nắm bắt kịp thời chính xác, trung thực. - Thực hiện việc xây dựng tính giá thành hợp lý làm cơ sở cho việc định giá bán theo từng thời kỳ cho từng loại sản phẩm. - Giám sát và xây dựng giá thu mua các loại vật tư nguyên liệu, phụ tùng thiết bị máy... đưa vào sản xuất hay chuyển giao cho các đơn vị sử dụng. - Quan hệ giao dịch với ngân hàng đảm bảo đủ vốn cho xí nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Thực hiện thường xuyên nghĩa vụ đối với cấp trên, với ngân sách Nhà nước. - Quản lý tốt quỹ tiền mặt và nguồn vốn của xí nghiệp. + Phòng kế hoạch vật tư: - Dự thảo các hợp đồng kinh tế, gia công, sản xuất và triển khai các phân xưởng thực hiện theo đúng tiến độ và chất lượng sản phẩm. - Xây dựng kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cấp phát, nguyên vật liệu phụ tùng... theo đúng định mức. - Quản lý công nghệ sản xuất, chế thử sản phẩm mới. - Quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường chất lượng sản phẩm của từng mặt hàng, công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị phục vụ cho yêu cầu sản xuất. - Xây dựng kế hoạch chương trình kèm cặp nâng bậc kỹ thuật cho công nhân, đào tạo công nhân mới trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất. + Phòng tổ chức hành chính: - Cùng với Công đoàn Công ty tổ chức phong trào thi đua, chăm lo đời sống văn hoá tinh thần cán bộ công nhân viên. - Tham mưu cho giám đốc phương án sản xuất hợp lý điều động, thu nhập của cán bộ công nhân viên quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, xây dựng quy chế phân phối tiền lương, thưởng công bằng hợp lý. Giám sát việc phân phối lương, thưởng cho toàn Công ty. - Tổ chức công tác bảo vệ trật tự, an toàn trị an kỷ cương, kỷ luật cho toàn Công ty. - Tổ chức công tác in ấn văn thư tạp vụ, tiếp khách quản trị trong xí nghiệp. + Phòng kinh tế thị trường: - Tổ chức việc theo dõi thăm dò khảo sát thị trường hàng tháng, quý, năm để xây dựng mặt hàng sản xuất phù hợp với thị trường. - Xây dựng chương trình và các hình thức tiếp thị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ đủ khả năng tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước. - Tổ chức và quản lý các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, cửa hàng đại lý trong và ngoài Công ty. Xây dựng chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chào hàng... nhằm tiêu thụ sản phẩm của công ty. + Phân xưởng sản xuất hoa gỗ, hoa lụa: Làm nhiệm vụ sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng, kỹ thuật cao. +Phân xưởng cơ điện: Đây là phân xưởng phụ trợ nhằm cung cấp điện khi mất điện, thay thế phụ tùng khi bị hư hỏng trong toàn Công ty, sửa chữa thiết bị.... 2. Đặc điểm của Công ty 2.1 Về máy móc thiết bị: Công ty sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất như: máy nghiền, máy nung keo, bàn tiện sản phẩm... cho dây chuyền sản xuất sản phẩm của xí nghiệp. Nhưng đến nay một số máy móc đều đã cũ, lạc hậu so với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ. Đây là một khó khăn lớn của Công ty, đòi hỏi ban lãnh đạo Công ty cần có hướng phấn đấu trong việc đầu tư thay thế máy móc thiết bị công nghệ sản xuất, tạo động lực cho sự lớn mạnh của xí nghiệp. 2.2 Về nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu chính để sản xuất các loại sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu là keo nến, các loại bột màu... Những vật liệu này chủ yếu khai thác ở thị trường trong nước nên phần nào thuận lợi cho việc thu mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. 2.3 Về đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Hiện nay sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là hoa gỗ các loại như: hoa hồng, hoa loa kèn… Quy trình sản xuất các sản phẩm của xí nghiệp tương tự nhau chỉ khác nhau về khuôn cốt khi ra sản phẩm mộc. Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoa gỗ của Công ty TNHH Tài Triệu Vật liệu ( gỗ bồ đề, vải lụa) Cắt bán thành phẩm Nhuộm Dính keo Nhập kho thành phẩm KCS Trên cơ sở những mẫu mã của khách hàng mang đến công ty tiến hành làm thử sau khi được kiểm tra đầy đủ về kích thước hình dáng chuẩn xác thì được đem vào sản xuất ở các phân xưởng. Sản phẩm trong quá trình sản xuất rất hay hao hụt do vậy trước khi kiểm tra hàng mộc kỹ lưỡng mới cho vào dán keo và sau khi ra sản phẩm thì chúng cũng đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33852.doc
Tài liệu liên quan