Khóa luận Hạch toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU Trang

PHẦN I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP

I. Một số khái niệm về công nợ và nhiệm vụ kế toán công nợ. 1

1. Khái niệm công nợ 1

1.1. Các khoản phải thu 1

1.2. Các khoản phải trả 1

1.3. Quan hệ thanh toán 1

2. Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của kế toán công nợ 2

2.1. Vai trò, vị trí của kế toán công nợ 2

2.2. Nhiệm vụ của kế toán công nợ 3

II. Hạch toán công nợ trong doanh nghiệp 3

1. Đối với các khoản phải thu 3

1.1. Phải thu khách hàng. 3

1.2. Thuế GTGT được khấu trừ. 5

1.3. Phải thu nội bộ 6

1.4. Phải thu khác 7

2. Đối với các khoản phải trả. 7

2.1. Vay ngắn hạn. 7

2.2. Phải trả cho người bán 8

2.3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 9

2.4. Phải trả người lao động 10

2.5. Chi phí phải trả 10

2.6. Phải trả nội bộ 11

2.7. Phải trả, phải nộp khác 11

2.8. Vay dài hạn 11

III. Phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp 12

1. Khái niệm phân tích công nợ 12

2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 12

2.1. Phân tích tình hình công nợ 12

2.1.1. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả 13

2.1.2. Hệ số vòng quay các khoản phải thu. 13

2.1.3. Số ngày của doanh thu chưa thu 14

2.1.4. Hệ số nợ 14

2.1.5. Hệ số tự tài trợ 14

2.2. Phân tích khả năng thanh toán 14

2.2.1. Phân tích khả năng thanh toán 14

2.2.1.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Hhh) 15

2.2.1.2 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn ( Hnh) 15

2.2.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Hnhanh) 16

2.2.1.4. Hệ số khả năng thanh toán ngay (Htiền) 17

2.2.2. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 17

PHẦN II : THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY XI MĂNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG XÂY LẮP ĐÀ NẴNG

I . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG XÂY LẮP ĐÀ NẴNG 19

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 19

2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 19

2.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua 20

2.1.1 Thuận lợi 21

2.1.2. Khó khăn 21

2.2. Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007-2009 21

3. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty 22

3.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 22

3.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 22

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban 24

3.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 24

3.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. 24

3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán 25

3.4. Tổ chức công tác kế toán trên máy vi tính tại công ty 27

 

II. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY XI MĂNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG XÂY LẮP ĐÀ NẴNG 28

1. Tổ chức công tác kế toán công nợ tại công ty 28

1.1.Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán công nợ áp dụng tại công ty 28

1.1.1. Đối với các khoản phải thu 28

a) Tài khoản 131-“Phải thu khách hàng” 28

b) Tài khoản 133 –“Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” 29

c) Tài khoản 138- “Phải thu khác” 29

1.1.2. Đối với các khoản nợ phải trả 29

a) Tài khoản 311- “Vay ngắn hạn” 29

b) Tài khoản 331-“Phải trả cho người bán” 30

c) Tài khoản 333- “Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước” 30

d) Tài khoản 334-“Phải trả người lao động” 31

e) Tài khoản 335- “Chi phí phải trả” 31

g) Tài khoản 338- “Phải trả phải nộp khác” 31

h) Tài khoản 341- “ Vay dài hạn” 32

1.2. Nội dung hạch toán công nợ tại Công ty 32

1.2.1. Hệ thống chứng từ 32

1.2.2. Hệ thống sổ sách 32

1.2.3. Nội dung kế toán công nợ 32

2. Thực trạng công nợ và phân tích tình hình công nợ của Công Ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng qua 3 năm (2004-2006) 41

2.1. Phân tích tỉ trọng công nợ của Công ty qua 3 năm ( 2004-2006) 41

2.1.1. Thực trạng các khoản phải thu, các khoản phải trả của Công ty 41

2.1.2. Phân tích tình hình công nợ của Công Ty 44

2.2 Phân tích tình hình thanh toán của công ty qua 3 năm (2004-2006). 45

2.2.1. Khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm (2004-2006). 45

2.2.2. Nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty trong năm 2006 . 47

 

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY XI MĂNG VLXD XÂY LẮP ĐÀ NẴNG

1. Những thành công và hạn chế đối với công tác hạch toán và phân tích tình hình công nợ tại Công Ty 49

1.1. Những thành công 49

1.2. Những hạn chế 50

2.Một số biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán và tình hình thanh toán công nợ tại Công Ty 51

2.1. Đối với công tác hạch toán công nợ 51

2.2. Đối với tình hình thanh toán 57

2.3. Quản trị tiền 60

2.3.1. Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt 60

2.3.2. Giảm tốc độ chi tiêu 62

2.4. Lựa chọn phương án bán hàng 63

KẾT LUẬN

 

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8224 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hạch toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung cấp bao gồm hai chữ cái đầu là VP và các số sau mã hoá tương ứng từng nhà cung cấp MỘT SỐ NHÀ CUNG CẤP CỦA CÔNG TY TRONG QUÝ IV/ 2006 STT Mã Tên nhà cung cấp 1 VP200001 Công ty xi măng Hoàng Mai 2 VP200002 Công ty xi măng Hoàng Thạch 3 VP200003 Công ty Xi măng Bút Sơn 4 VP200004 Công ty cổ phần Vật tư vận tải Xi măng 5 VP200005 Công ty Tư vấn ĐTPT Xi măng 6 VP200009 Công ty cổ phân Xi măng Bỉm Sơn 7 VP200011 Công ty cổ phần XM Bỉm Sơn 8 VP200012 Công ty Vạn Tường 9 VP200014 Công ty bảo minh Khánh Hoà 10 VP700015 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai …….. ……… ……………………………………. (Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Koán Công ty XM VLXD Xây Lắp Đà Nẵng) Tài khoản này kế toán theo dõi chi tiết trên tài khoản cấp 2 và cấp 3 như sau : PHÂN CẤP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 331 TK cấp 1 TK cấp 2 TK cấp 3 Nội dung phản ánh 331 Phải trả cho người bán 3311 Phải trả cho người bán 33111 Phải trả cho người bán: hoạt động SXKD (VND) 3312 Phải trả cho người bán: hoạt động đầu tư 33121 Phải trả cho người bán :hoạt động đầu tư (VND) (Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán Công ty XM VLXD Xây Lắp Đà Nẵng) c) Tài khoản 333- “Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước” Tài khoản này dùng để theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ của công ty với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách nhà nước trong kỳ kế toán năm Tài khoản này kế toán theo dõi chi tiết trên tài khoản cấp 2 và cấp 3 như sau PHÂN CẤP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 333 TK cấp 1 TK cấp 2 TK cấp 3 Nội dung phản ánh 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp 33311 Thuế giá trị gia tăng đầu ra 33312 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt 3333 Thuế xuất nhập khẩu 3334 Thuế thu nhập cá doanh nghiệp 3335 Thuế thu nhập cá nhân 3336 Thuế tài nguyên 3337 Thuế nhà đất tiền thuế đất 3338 Các loại thuế khác 3339 Phí lệ phí và các khoản phải nộp khác (Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán Công ty XM VLXD Xây Lắp Đà Nẵng) d) Tài khoản 334-“Phải trả người lao động” Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản lương và trích theo lương của cán bộ công nhân viên trong công ty Tài khoản này kế toán theo dõi chi tiết như sau: PHÂN CẤP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 334 TK cấp 1 TK cấp 2 TK cấp 3 Nội dung phản ánh 334 Phải trả người lao động 3341 Phải trả người lao động 33411 Tìên lương 33412 Tiền ăn ca (Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán Công ty XM VLXD Xây Lắp Đà Nẵng) e) Tài khoản 335- “Chi phí phải trả” Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản để ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chi trả cho kỳ này Tài khoản này kế toán không theo dõi chi tiết g) Tài khoản 338- “Phải trả phải nộp khác” Tài khoản này dùng để theo dõi BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản xử lý tài sản thừa. Tài khoản này kế toán theo dõi chi tiết trên TK cấp 2 như sau PHÂN CẤP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 338 TK cấp 1 TK cấp 2 Nội dung phản ánh 338 Tài sản thừa chờ giải quyết 3381 Kinh phí công đoàn 3382 Bảo hiểm xã hội 3383 Bảo hiểm y tế 3384 Phải trả về cổ phần hoá 3385 Nhận ký quỹ ký cược ngắn hạn 3386 Nhận ký quỹ ký cược ngắn hạn 3387 Doanh thu chưa thực hiện 3388 Phải t rả phải nộp khác (Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán Công ty XM VLXD Xây Lắp Đà Nẵng h) Tài khoản 341 “ Vay dài hạn” Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay dài hạn và tình hình thanh toán các khoản tiền vay dài hạn của doanh nghiệp. Tài khoản này, kế toán theo dõi theo từng đối tượng cho vay và phân cấp chi tiết như sau: PHÂN CẤP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 341 TK cấp 1 TK cấp 2 TK cấp 3 Nội dung phản ánh 341 Vay dài hạn 3412 Vay dài hạn USD 34121 Vay dài hạn ngoại tệ USD (Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán Công ty XM VLXD Xây Lắp Đà Nẵng) 1.2.Nội dung hạch toán công nợ tại Công ty 1.2.1. Hệ thống chứng từ Chứng từ là những bằng chứng chứng minh cho sự xác thực của các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, và cũng là căn cứ để vào các sổ sách liên quan. Một số chứng từ sử dụng trong kế toán công nợ gồm: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Các hoá đơn thường và hoá đơn GTGT Các hợp đồng mua, bán hàng Phiếu thu, phiếu chi Bảng thanh toán lương, thưởng cho công nhân viên Uỷ nhiệm thu, chi Biên bản xác nhận và điều chỉnh công nợ …………………………………………. (Một số mẫu thu thập được trình bày ở phần phụ lục) 1.2.2. Hệ thống sổ sách Hệ thống sổ sách là những tài liệu hướng dẫn hạch toán và theo dõi tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra trong kỳ. Hệ thống sổ sách được sử dụng tại công ty phù hợp với hình thức “ Nhật Ký Chung” và các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành và các văn bản hướng dẫn và thực hành kế toán của Bộ tài chính Sổ Nhật Ký Chung Sổ Chi Tiết Công Nợ Tài Khoản 131, 331 Bảng Tổng Hợp Công Nợ Tài Khoản 131, 331 Sổ Cái Tài Khoản131, 331 ................. 1.2.3. Nội dung kế toán công nợ Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến công nợ, nhiệm vụ của kế toán công nợ phải đảm bảo cập nhật kịp thời, đầy đủ, chi tiết theo từng khoản mục và từng đối tượng cụ thể vào máy tính. Phần mềm kế toán sẽ xử lý các thông tin đầu vào và xuất ra các loại sổ, báo cáo kế toán công nợ định kỳ theo yêu cầu nhà quản lý. Một số mẫu sổ sau: CTY XM VLXD XÂY LẮP ĐÀ NẴNG SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131 -QUÍ IV/2006- Đối tượng: VP300015 - Công ty xây dựng 47 Chứng từ Diễn Giải TK đối ứng Số phát sịnh Ngày Số Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 0 02/10 BC CTGD Trả tiền XM 11210131 1.000.000.000 11/10 BC CTGD Trả tiền XM 11210131 1.000.000.000 23/10 BC CTGD Trả tiền XM 11210131 1.000.000.000 31/10 BC CTGD Trả tiền XM 11210131 500.000.000 02/11 BC CTGD Trả tiền XM 11210131 500.000.000 30/11 …… PKT HÀNG ……….. Nhận 2940t XM tại Bình Định T12/2006 ……………. 1361 ………. 2.613.255.000 ………… ………….. Tổng phát sinh trong kỳ 19.010.378.810 19.115.869.750 Số dư cuối kỳ 105.490.940 Đà Nẵng, ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập biểu Phụ trách kế toán ( Đã ký) ( Đã ký) CTY XM VLXD XÂY LẮP ĐÀ NẴNG SỔ CÁI TÀI KHOẢN -QUÍ IV/2006- Tài khoản: 131 Phải thu khách hàng Số dư nợ đầu kỳ: 9.508.033.038 Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 02/10 BC BCGD Công ty xây dựng 47 –VP300015 Trả tiền XM 11210131 1.000.000.000 09/10 BC LCC XNCB hàng song mây XK Hoà Hiệp II – VP400062 Trả tiền XM 11210131 85.500.000 11/10 BC BCGD Công ty xây dựng 47 –VP300015 Trả tiền XM 11210131 1.000.000.000 23/10 BC BCGD Công ty xây dựng 47 –VP300015 Trả tiền XM 11210131 1.000.000.000 30/10 BC LCC XNCB hàng song mây XK Hoà Hiệp II – VP400062 Trả tiền XM 1121013 128.250.000 31/10 BC BCGD Công ty xây dựng 47 –VP300015 Trả tiền XM 1121013 500.000.000 31/10 PKT HT-HA Công ty xây dựng 47 –VP300015 Cty CPXD 47 nhận 3.229t T10/06 tại Bình Định 1361 2.977.594.000 31/10 PKT HT-HA Công ty xây dựng 47 –VP300015 Cty CPXD 47 nhận 258 tấn XM T10/06 tại Ninh Thuận 1361 320.910.000 31/10 PKT HT-HA XNCB hàng song mây XN Hoà Hiệp II – VP400062 XN XK song mây Hiệp Hoà nhận 120t XM T10/06 tại Phú Yên 1361 102.600.000 02/11 BC CTGD Công ty xây dựng 47 – VP300015 Trả tiền XM 11210131 500.000.000 07/11 ….. BC CTGD ………. Công ty xây dựng 47 – VP300015 ……………………….. Trả tiền XM ……………………. 11210131 ……… …………….. 1.000.000.000 ……………. Tổng phát sinh 1.490.882.270.335 1.493.050.642.953 Số dư cuối kỳ 7.339.660.419 Đà Nẵng, ngày 31 tháng12 năm 2006 Kế toán trưởng Người ghi sổ ( Đã ký) ( Đã ký) CTY XM VLXD XÂY LẮP BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT CÔNG NỢ TÀI KHOẢN 131 ĐÀ NẴNG -QUÍ IV/ 2006- Stt Mã khách Tên khách Số dư đầu kỳ Phát sinh Số dư cưối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 VP200002 Công ty xi măng Hoàng Thạch 6.696.172.704 6.696.172.704 2 VP200115 Công ty xây dựng 48 195.880.000 195.880.000 3 VP300015 Công ty xây dựng 47 19.010.378.810 19.115.869.750 105.490.940 4 VP300018 Công ty CP đầu tư xây dựng Miền Trung 603.238.880 415.288.880 151.950.000 5 VP300060 Công ty 532 - Bộ Quốc Phòng 47.190.000 23.595.000 23.595.000 6 VP400030 Công ty xây dựng 41 56.100.000 56.100.000 7 VP400031 Công ty xây dựng 21 1.647.750 1.647.750 8 VP400033 Công ty Cơ giới xây lắp 10 75.000 75.000 9 VP400034 Công ty xây dựng 43 68.145.000 68.145.000 10 VP400062 XNCB hàng song mây XK Hoà Hiệp II 555.750.000 555.750.000 ...... ……….. ………….. ……….. ……………. …………. ………….. …………. …………. Tổng cộng 9.697.566.415 189.533.377 1.490.882.270.335 1.493.050.642.953 7.654.248.889 314.588.470 Đà Nẵng, ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập biểu Phụ trách kế toán ( Đã ký) ( Đã ký) CTY XM VLXD XÂY LẮP ĐÀ NẴNG SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 331 -QUÍ IV/2006- Đối tượng: VP700015 - Trạm đầu nguồn Hoàng Mai Chứng từ Diễn Giải TK đối ứng Số phát sịnh Ngày Số Nợ Có Số dư đầu kỳ 15.892.096 31/12 PKT L70 HT phí tiếp nhận XM T12 64271 192.095 31/12 PKT L70 HT phí tiếp nhận XM T12 64273 1.844.112 31/12 PKT L70 HT phí tiếp nhận XM T12 64252 1.920.950 31/12 PKT L70 HT phí tiếp nhận XM T12 6423 268.933 31/12 PKT L70 HT phí tiếp nhận XM T12 64253 1.920.950 31/12 PKT L70 HT phí tiếp nhận XM T12 – Thuê nhà HT Q4/06 64173 3.600.000 31/12 PKT L70 HT phí tiếp nhận XM T12 334411 9.028.465 31/12 …… PKT HUNG ………. HT bù trừ công nợ giữa công ty Hoàng Mai với XNVB T12/2006 1361 …….. 1.404.790.400 ……………… ………………. Tổng phát sinh trong kỳ 79.386.235 98.161.740 Số dư cuối kỳ 34.667.601 Đà Nẵng, ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập biểu Phụ trách kế toán ( Đã ký) ( Đã ký) CTY XM VLXD XÂY LẮP ĐÀ NẴNG SỔ CÁI TÀI KHOẢN -QUÍ IV/2006- Tài khoản: 331 Phải trả ngư ời bán Số dư đầu kỳ:76.446.715.182 Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có …….. ………… ………………………………………. …………………….. ……. ………………… ………………….. 31/12 PKT L70 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai – VP700015 HT phí tiếp nhận XM T12 64271 192.095 31/12 PKT L70 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai – VP700015 HT phí tiếp nhận XM T12 64273 1.844.112 31/12 PKT L70 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai – VP700015 HT phí tiếp nhận XM T12 64252 1.920.950 31/12 PKT L70 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai – VP700015 HT phí tiếp nhận XM T12 6423 268.933 31/12 PKT L70 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai – VP700015 HT phí tiếp nhận XM T12 64253 1.920.950 31/12 PKT L70 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai – VP700015 HT phí tiếp nhận XM T12 – Thuê nhà HT Q4/06 64173 3.600.000 31/12 PKT L70 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai – VP700015 HT phí tiếp nhận XM T12 334411 9.028.465 31/12 PKT HUNG Công ty xi măng Hoàng Mai – VP 200001 HT bù trừ công nợ giữa công ty Hoàng Mai với XNVB T12/2006 1361 1.404.790.400 Tổng phát sinh 1.283.301.340.393 1.276.443.914.261 Số dư cuối kỳ: 69.589.289.051 Đà Nẵng, ngày 31 tháng12 năm 2006 Kế toán trưởng Người ghi sổ ( Đã ký) ( Đã ký) CTY XM VLXD XÂY LẮP BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT CÔNG NỢ TÀI KHOẢN 331 ĐÀ NẴNG - QUÝ IV / 2006 – Stt Mã khách Tên khách Số dư đầu kỳ Phát sinh Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 VP200001 Công ty xi măng Hoàng Mai 9.300.848.970 74.476.790.400 53.581.310.000 11.594.631.430 2 VP200002 Công ty xi măng Hoàng Thạch 43.135.674.377 129.000.000.000 134.830.029.600 48.965.703.977 3 VP200003 Công ty Xi măng Bút Sơn 746.654.482 7.500.000.000 6.359.340.000 394.005.518 4 VP200004 Công ty cổ phần Vật tư vận tải Xi măng 790.959.840 887.181.360 96.221.520 5 VP200005 Công ty Tư vấn ĐTPT Xi măng 184.605.000 570.960.500 386.355.500 6 VP200009 Công ty cổ phân Xi măng Bỉm Sơn 6.774.004.472 14.000.000.000 9.116.950.000 1.890.954.472 7 VP200011 Công ty cổ phần XM Bỉm Sơn 2.489.982.508 2.609.544.000 119.561.492 8 VP200012 Công ty Vạn Tường 448.000.000 448.000.000 9 VP200014 Công ty bảo minh Khánh Hoà 83.975.000 85.073.000 1.098.000 10 VP700015 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai 15.892.096 79.386.235 98.161.740 34.667.601 … ……. ………….. ………….. ……………….. ……………. ……………… ……………. …………… Tổng cộng 3.795.502.299 80.242.217.481 1.283.301.340.393 1.276.443.914.261 13.471.248.747 83.060.537.798 Nẵng, ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập biểu Phụ trách kế toán ( Đã ký) ( Đã ký) THỰC TRẠNG CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2004-2006) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh Giá trị % Giá trị % Giá trị % Năm 2005/2004 Năm 2006/2005 Giá trị % Giá trị % I. Các khoản phải thu 71,392,431,968 100 18,617,036,704 100 24,538,708,280 100 -52,775,395,264 -73.92 5,921,671,576 31.81 1. Phải thu khách hàng 13,177,015,616 18.46 9,697,951,415 52.09 7,654,248,889 31.19 -3,479,064,201 -26.40 -2,043,702,526 -21.07 2. Trả trước cho người bán 57,773,973,444 80.92 3,795,502,299 20.39 13,471,248,747 54.90 -53,978,471,146 -93.43 9,675,746,449 254.93 3. Thuế GTGT được khấu trừ 0 0.00 14,948,188 0.08 357,831,945 1.46 14,948,188 0.00 342,883,757 2,293.81 4. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 0 0.00 616,963,216 3.31 616,963,216 2.51 616,963,216 0.00 0 0.00 5. Phải thu khác 497,729,909 0.70 4,718,103,743 25.34 2,438,415,483 9.94 4,220,373,835 847.92 -2,279,688,260 -48.32 6. Dự phòng phải thu ngắn khó đòi -56,287,000 -0.08 -226,432,157 -1.22 0 0.00 -170,145,157 302.28 226,432,157 -100.00 II. Các khoản nợ phải trả 214,261,693,897 100 167,630,807,229 100 182,872,530,320 100 -46,630,886,668 -21.76 15,241,723,091 9.09 I. Nợ ngắn hạn 173,640,000,016 81.04 128,992,108,364 76.95 151,822,293,670 83.02 -44,647,891,652 -25.71 22,830,185,307 17.70 1. Vay và nợ ngắn hạn 9,452,466,256 4.41 11,549,435,139 6.89 11,432,699,876 6.25 2,096,968,883 22.18 -116,735,263 -1.01 2. Phải trả người bán 96,156,839,110 44.88 80,242,217,481 47.87 83,060,537,798 45.42 -15,914,621,630 -16.55 2,818,320,317 3.51 3.Người mua trả tiền trước 136,238,479 0.06 189,918,377 0.11 314,588,470 0.17 53,679,898 39.40 124,670,093 65.64 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 3,469,585,224 1.62 4,543,828,741 2.71 3,156,040,694 1.73 1,074,243,518 30.96 -1,387,788,047 -30.54 5. Phải trả công nhân viên 2,787,161,032 1.30 4,380,111,879 2.61 3,667,344,211 2.01 1,592,950,847 57.15 -712,767,668 -16.27 6. Chi phí phải trả 2,548,123,339 1.19 1,112,126,992 0.66 2,225,258,750 1.22 -1,435,996,348 -56.36 1,113,131,758 100.09 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 59,089,586,576 27.58 26,974,469,755 16.09 47,965,823,871 26.23 -32,115,116,821 -54.35 20,991,354,116 77.82 II. Nợ dài hạn 40,621,693,881 18.96 38,638,698,865 23.05 31,050,236,649 16.98 -1,982,995,016 -4.88 -7,588,462,215 -19.64 1. Phải trả dài hạn khác 2,605,293,994 1.22 2,218,533,556 1.32 3,511,272,733 1.92 -386,760,438 -14.85 1,292,739,177 58.27 2. Vay và nợ dài hạn 38,016,399,887 17.74 36,420,165,309 21.73 27,538,963,916 15.06 -1,596,234,578 -4.20 -8,881,201,393 -24.39 (Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán Công ty XM VLXD Xây Lắp Đà Nẵng) 2. Thực trạng công nợ và phân tích tình hình côngnợ của Công Ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng qua 3 năm (2004-2006) Kế toán công nợ của Công ty được tổ chức phù hợp với tính chất sản xuất và kinh doanh của Công ty. Và hiệu quả của công tác tổ chức và quản lý công nợ như thế nào? Thông qua phân tích thực trạng công nợ, các chỉ tiêu thanh toán công nợ và thanh toán của Công ty qua 3 năm ta sẽ hiểu một cách tổng quát hơn về thực trạng công nợ và thông qua đó ta sẽ hiểu phần nào tình hình tài chính của Công ty. 2.1. Phân tích tỉ trọng công nợ của Công ty qua 3 năm ( 2004-2006) 2.1.1. Thực trạng các khoản phải thu, các khoản phải trả của Công ty Các khoản phải thu : Các khoản phải thu là một phần trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty. Đó là những khoản tiền mà Công ty sẽ thu được trong tương lai. Qua bảng phân tích công nợ của Công ty qua 3 năm (2004-2006) ta thấy các khoản phải thu của Công ty có xu hướng giảm mạnh rõ rệt, cụ thể năm 2005 so với năm 2004 các khoản phải thu giảm 52.775.395.264 đồng tương ứng giảm 73,92%. Năm 2006 các khoản phải thu có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể, cụ thể là tăng hơn so với năm 2005 là 5.921.671.576 đồng, tương ứng là 31,81%. Đây là một dấu hiệu tích cực đối với các khoản phải thu của Công ty. Trong đó, khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị các khoản phải thu và có xu hướng giảm dần qua 3 năm, cụ thể năm 2005 giảm so với năm 2004 là 3.479.064.201 đồng tương ứng giảm 26.4%, năm 2006 giảm so với năm 2005 là 2.043.702.526 đồng tương ứng giảm 21,07%. Khuynh hướng giảm các khoản phải thu khách hàng của Công ty là một biểu hiện tích cực chứng tỏ việc Công ty tích cực thu hồi các khoản phải thu, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn và có thêm lượng vốn bổ sung cho quá trình sản xất kinh doanh hoặc dùng để trả nợ, như vậy doanh nghiệp đã rút ngắn được quá trình tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, đứng ở khía cạnh khác việc các khoản phải thu giảm do hạn chế tín dụng cho người mua cũng cần được xem xét kỹ lưỡng, bởi vì hiện nay nhu cầu xi măng cho xây dựng tăng rất nhanh, thêm vào đó nhà máy xi măng Hoà Khương, Hải Vân đã ngày càng cải tiến kỹ thuật nâng cao công suất hơn nữa, các nhà máy xi măng lớn như: Hoàng Thạch II, Thừa Thiên Huế lần lượt cho ra các sản phẩm về đặt đại lý tiêu thụ trên tỉnh Miền Trung. Đây là những đối thủ cạnh tranh tiềm năng chính vì vậy Công ty cần xem xét lại tình hình tín dụng cho khách hàng của mình để có thể một mặt quản lý tốt công nợ, một mặt khác vẫn duy trì được lượng khách hàng quen thuộc của Công ty . Cùng với khoản phải thu của khách hàng thì khoản trả trước cho người bán cũng là một khoản vốn mà Công ty bị khách hàng chiếm dụng. Đây là các khoản tiền mà Công ty đặt cọc với nhà cung cấp như Công ty xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Mai,…khoản phải trả trước người bán biến động qua các năm và có xu hướng giảm mạnh, cụ thể năm 2005 so với năm 2004 khoản trả trước cho người bán giảm 53.978.471.146 đồng, năm 2006 có xu hướng tăng lên, tăng 9.675.746.449 đồng. Điều này do Công ty đã tạo được uy tín trong sản xuất kinh doanh và có quan hệ lâu dài với một số nhà cung cấp, do vậy đã tạo được sự tin tưởng và nhà cung cấp yêu cầu giá trị các khoản đặt cọc đối với hàng hoá mà Công ty mua thấp hơn trước, việc tăng các khoản trả trước là do Công ty mở rộng quan hệ mua bán với các nhà cung cấp khác. Ở đây các khoản phải thu khác lại biến động qua các năm, đặc biệt có xu hướng tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng giá trị khoản phải thu, cụ thể năm 2005 so với năm 2004 tăng đến 4.220.373.835 đồng. Năm 2006 lại giảm xuống so với năm 2005 là 2.279.688.260 đồng. Thông thường các khoản này là lãi tiền gửi, cổ tức Công Ty Cổ Phần Đá Hoà Phát. Điều đáng chú ý ở đây là khoản dự phòng phải thu khó đòi, từ 56.287.000 đồng năm 2004 lên 226.432.157 đồng ở năm 2005 và 2006 khoản này bằng 0. Chứng tỏ doanh nghiệp đã tập trung trong việc lựa chọn khách hàng và chú ý trong việc xét duyệt bán chịu. Đây là một thành công của Công ty trong việc tăng doanh thu bán hàng. Như vậy, cùng với việc tăng doanh thu bán hàng thì các khoản phải thu của Công ty không ngừng tăng cả về giá trị và tỉ trọng. Trong đó, khoản phải thu khách hàng vẫn chiếm giá trị lớn. Do vậy, trong thời gian tới Công ty cần phân loại các khoản phải thu theo thời hạn để có biện pháp thu hồi các khoản phải thu đến hạn cũng như tìm hiểu khả năng thanh toán các khoản nợ của những khách hàng còn lại nhằm có thể thu hồi được các khoản phải thu để đảm bảo vốn của Công ty không bị khách hàng chiếm dụng nhiều và đủ vốn để trang trải cho quả trình hoạt động. Nhìn chung, công tác quản lý các khoản phải thu của Công ty tương đối tốt và sẽ tốt hơn nữa nếu Công ty đốc thúc, tăng cường thu hồi các khoản nợ phải thu nhằm giảm khoản phải thu hơn nữa sẽ tốt hơn. Tuy vậy, xét trong mối quan hệ doanh thu thì các khoản phải thu như vậy hợp lý. Tuy nhiên để tìm hiểu rõ hơn ta tiến hành phân tích các khoản phải trả của Công ty qua 3 năm qua. Các khoản phải trả: Các khoản phải trả là một phần trong tổng nguồn vốn của Công ty, là các khoản mà Công ty chiếm dụng được của nhà cung cấp, hoặc vay từ các tổ chức tín dụng,…mà Công ty phải thanh toán trong thời gian quy định. Trong quá trình hoạt động để bù đắp vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, Công ty đã tiến hành vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng,…trong đó khoản vay và nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua các năm, nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ trong các khoản phải trả của Công ty. Cụ thể trong năm 2004, Công ty vay và nợ ngắn hạn là 9.452.466.256 đồng chiếm 4,41%, năm 2005 là 11.549.435.139 đồng chiếm 6,89%, năm 2006 là 11.432.699.876 đồng, chiếm 6,25%. Các khoản vay và nợ ngắn hạn này là gồm vốn huy động từ cán bộ công nhân viên, đồng thời do trong những năm qua, Công ty đã chủ trương tiến hành nâng cấp, mở rộng nhà máy Nhà máy sản xuất vỏ bao Xi Măng Hoà Khánh cho nên công ty phải tiến hành trả nợ đến hạn trả của Nhà máy này. Bên cạnh đó, khoản phải trả người bán cũng biến động qua các năm. Năm 2005 so với 2004 thì giảm 15.914.621.630 đồng, năm 2006 lại tăng so với 2005 là 2.818.320.317 đồng. Ta thấy khoản phải trả người bán chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các khoản phải trả của doanh nghiệp cụ thể năm 2004 chiếm 44,88%, năm 2005 chiếm 47,87%, năm 2006 chiếm 45,42%, trong khi đó khoản phải thu cũng chiếm tỉ trọng lớn, như vậy Công ty bị chiếm dụng vốn dẫn đến Công ty phải chiếm dụng vốn. Tuy vậy, các khoản phải trả có chiều hướng tăng cũng là điều tất yếu bởi lẽ qui mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng, bên cạnh đó cũng cho thấy rằng mối quan hệ hợp tác giữa Công ty với các khách hàng, nhà cung ứng có uy tín cao, nhưng về lâu dài nếu các khoản phải trả lại tiếp tục tăng thì trách nhiệm thanh toán của Công ty trong tương lai càng lớn đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của Công ty đã tích luỹ bao năm qua. Do đó, trong những năm tới Công ty cần có biện pháp thu hồi các khoản phải thu để thanh toán các khoản vay cũng như các khoản với nhà cung ứng. Cụ thể, kế toán công nợ cần phân loại và lập kế hoạch trả nợ, xác định các khoản nợ nào đến thời hạn thanh toán, nhưng khoản nợ nào có thể kéo dài để tận dụng vốn trong hoạt động và sản xuất và thanh toán các khoản nợ đến hạn của Công ty. Người mua trả tiền trước là những khoản mà khách hàng đặt trước để mua hàng, đây cũng là nguồn vốn mà Công ty chiếm dụng đựơc. Khoản này tăng nhanh và mạnh, mặc dù tỉ trọng không lớn lắm. Năm 2005 khoản này tăng hơn 2004 là 53.679.898 đồng tương ứng tăng 39,40%, năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là 124.670.093 đồng tương ứng tăng 65,64%. Như vậy chứng tỏ thị trường trong những năm qua có nhu cầu xi măng lớn và lượng khách hàng tìm đến Công ty ngày càng nhiều, Công ty đã đảm bảo được việc khách hàng đặt cọc trước trước một số tiền theo phần trăm giá trị hàng hoá theo mua hàng. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, Công ty cần có các biện pháp khuyến khích mua hàng hơn nữa để giữ chân những khách hàng quen thuộc và thu hút nhiều hơn nữa lượng khách hàng cho Công ty. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước và các khoản phải trả công nhân viên là các khoản mà Công ty không thể chiếm dụng, do đó phải kế hoạch thanh toán đúng và hợp lý. Ta thấy thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của Công ty rất lớn trong khi đó thuế GTGT được khấu trừ lại nhỏ, chứng tỏ nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước lớn. Còn đối với khoản phải trả công nhân viên, chủ yếu là lương cho cán bộ công nhân viên. Ta thấy khoản này tăng qua các năm, chứng tỏ trong những năm qua Công ty kinh doanh hoạt động rất có hiệu quả, cụ thể là doanh thu tăng qua các năm dẫn đến việc trả lương cho công nhân viên cũng tăng qua các năm. Việc trả lương đúng thời hạn là điều cần thiết mà mỗi Công ty phải cố gắng để khuyến khích công nhân viên hăng say làm việc mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Các khoản phải trả, phải nộp khác biến động qua các năm, năm 2005 giảm so với năm 2004 là 32.115.116.821 đồng nhưng đến năm 2006 lại tăng lên và cao hơn so với năm 2005 là 20.991.354.116 đồng. Các khoản này chính là lợi nhuận sau thuế mà cuối năm công ty phải chuyển về Tổng Công Ty. Như vậy ta thấy khoản này tăng nhanh trong năm 2006, chứng tỏ trong năm qua Công ty đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, dẫn đến doanh thu, lợi nhuận tăng. Như vậy, qua 3 năm ta thấy nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng khá cao trong từng khoản phải trả của Công ty. Bình quân 3 năm nợ ngắn hạn chiếm 80,34%. Đây là một con số đáng báo động, bởi thời hạn thanh toán các khoản này chỉ trong vòng 1 năm hoặc một chu kì kinh doanh mà khi đến thời hạn thanh toán khó có thể thanh toán một cách kịp thời, đầy đủ, gây khó khăn trong khả năng thanh toán của Công ty trong những khoản vay, khoản phải trả sau này, dẫn đến ảnh hưởng uy tín của Công ty. Bên cạnh khoản nợ ngắn hạn thì khoản nợ dài hạn của Công ty lại có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2005 so với năm 2004 khoản này giảm 1.982.995.016 đồng, năm 2006 so với năm 2005 giảm 7.588.462.215 đồng. Khoản nợ này chủ yếu là do nhà máy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18029.doc
Tài liệu liên quan