Khóa luận Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

MỤC LỤC

Lời nói đầu - 1 -

Phần I - 3 -

Lý luận chung về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp sản xuất - 3 -

I. Khái niệm về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp sản xuất - 3 -

1.1 Tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm - 3 -

1.1.2 Yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm - 4 -

1.1.3 Các phương thức tiêu thụ thành phẩm - 4 -

1.1.4 Cách xác định giá vốn hàng tiêu thụ - 6 -

1.1.4.1 Phương pháp giá đơn vị bình quân - 6 -

1.1.4.2 Phương pháp nhập trước xuất trước(FIFO) - 7 -

1.1.4.3 Phương pháp nhập sau xuất trước(LIFO) - 8 -

1.1.4.4 Phương pháp gía thực tế đích danh - 8 -

1.1.4.5 Phương pháp giá hạch toán - 8 -

II Công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm - 10 -

2.1 Tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên tại doanh nghiệp hạch toán thuế theo phương pháp khấu trừ. - 10 -

2.1.1 Tài khoản sử dụng - 10 -

2.1.2 Chứng từ kế toán - 14 -

2.1.3 Trình tự hạch toán - 14 -

2.1.3.1 Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp - 14 -

2.1.3.2 Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp chuyển hàng chờ chấp nhận - 16 -

2.1.3.3 Hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý ký gửi - 18 -

2.1.3.4 Phương thức bán hàng trả góp - 19 -

2.1.3.5 Hạch toán tiêu thụ nội bộ - 20 -

2.1.3.6 Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp hàng đổi hàng - 23 -

2.2 Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên đối doanh nghiệp tính VAT bằng phương pháp trực tiếp hoặc đối tượng không chịu thuế - 23 -

2.2.1 Nguyên tắc chung - 23 -

2.2.2 Trình tự hạch toán - 23 -

III. Hạch toán các khoản thanh toán trong tiêu thụ - 25 -

3.1 Hạch toán thanh toán với người mua (TK131) - 25 -

3.1.1 Tài khoản hạch toán - 25 -

3.1.2 Phương pháp hạch toán - 26 -

3.2 Hạch toán thanh toán với ngân sách (TK333) - 28 -

3.2.1 Tài khoản sử dụng - 28 -

3.2.2 Phương pháp hạch toán - 28 -

4.2 Hạch toán chi phí bán hàng - 34 -

4.2.1 Khái niệm(TK641) - 34 -

4.2.2 Phương pháp hạch toán - 34 -

4.3 Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp - 35 -

4.3.1 Khái niệm - 35 -

4.3.2 Phương pháp hạch toán - 36 -

4.4 Xác định và kết chuyển lãi lỗ - 36 -

4.4.1 Tài khoản sử dụng - 36 -

4.4.2 Phương pháp hạch toán - 37 -

5.1 Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi - 38 -

5.2 Dự phòng phải thu khó đòi - 39 -

Phần II - 41 -

Thực trạng về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà - 41 -

I. Khái quát chung về công ty bánh kẹo Hải Hà - 41 -

1.1 Sự ra đời và phát triển của công ty - 41 -

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà - 43 -

1.3 Đặc điểm bộ máy kế toán tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà - 46 -

1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán - 46 -

1.3.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán - 48 -

II Đặc điểm về thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà - 50 -

2.1 Đặc điểm về thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm - 50 -

2.1.2 Yêu cầu quản lý thành phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà - 52 -

2.2 Các phương thức tiêu thụ thành phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà - 57 -

2.3 Các phương thức thanh toán tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà - 57 -

III. Hạch toán tiêu thụ tại công ty bánh kẹo Hải Hà - 58 -

3.1 Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp bán buôn trực tiếp. - 58 -

3.1.1 Tài khoản và sổ kế toán sử dụng trong hạch toán tiêu thụ thphẩm - 58 -

3.1.2 Phương pháp hạch toán tiêu thụ - 58 -

3.2 Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp bán lẻ - 72 -

3.3 Hạch toán các khoản thanh toán trong tiêu thụ - 73 -

3.3.1 Thanh toán với người mua - 73 -

3.2 Hạch toán với ngân sách - 75 -

IV.Hạch toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Bánh kẹo Hải Hà - 78 -

4.1 Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - 78 -

4.2 Hạch toán lỗ lãi - 81 -

Phần III - 84 -

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty bánh kẹo Hải Hà - 84 -

I.Đánh giá chung thực trạng công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty bánh kẹo Hải Hà - 84 -

1.1 Ưu điểm - 84 -

1.2 Hạn chế - 85 -

II. Một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty bánh kẹo Hải Hà. - 90 -

1. Về công tác quản lý thành phẩm - 90 -

2.Về hạch toán hàng tiêu thụ theo phương thức ký gửi đại lý - 92 -

3. Về việc lập định mức hao hụt và trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - 94 -

3.1 Lập định mức hao hụt, mất hàng tồn kho - 94 -

3.2 Về trích lập các khoản lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - 95 -

4 Về lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi - 96 -

5. Về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu - 97 -

6.Về việc hạch toán chiết khấu thanh toán - 98 -

7.Về hạch toán xác định kết quả tiêu thụ - 98 -

8.Về bộ máy kế toán - 99 -

III. Một số phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - 100 -

Kết luận - 101 -

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiệp nhẹ quản lý đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất nhiều sản phẩm mới như : đậu tương, xì dầu, tinh bột ngô. Năm 1966 xưởng miến được đổi tên thành : Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà sản xuất viên đạm, nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, bánh mỳ, bột dinh dưỡng. - Thời kỳ từ năm 1968-1975 Năm 1968, nhà máy trực thuộc Bộ Lương thực thực phẩm quản lý, tháng 6/1970, thực hiện chỉ thị của Bộ Lương thực thực phẩm, nhà máy tiếp nhận một phân xưởng kẹo của nhà máy Bánh kẹo Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn/ năm với nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo mạch nha, bánh tinh bột. Năm 1975 nhà máy lắp đặt một hệ thống nồi hoà đường thay thế việc hoà đường thủ công cũ. Giá trị tổng sản lượng qua các năm tăng rõ rệt - Thời kỳ 1976-1980 Thời kỳ này nhà máy Hải Hà vẫn trực thuộc Bộ Lương thực thực phẩm với diện tích tổng mặt bằng 3000m2 nhà máy tiến hành khởi công xây dựng nhà sản xuất chính. Đến năm 1980 nhà máy bắt đầu được đưa vào sản xuất. - Thời kỳ 1981-1985 Những năm 1981-1985 là thời gian ghi nhận bước chuyển biến của nhà máy. Từ giai đoạn sản xuất thủ công có một phần cơ giới sang cơ giới hoá. Cũng bắt đầu từ năm 1981 nhà máy được chuyển giao sang Bộ Công nghiệp thực phẩm quản lý với tên gọi Nhà máy thực phẩm Hải Hà. Để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ sản xuất trong thời kỳ mới năm 1983 nhà máy đổi tên thành : Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm - Thời kỳ 1992 đến nay Tháng 1/1992 nhà máy trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý. Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới nền kinh tế thị trường, ngày 10/7/92 nhà máy đổi tên thành : Công ty Bánh kẹo Hải Hà. Tháng 5/1993 công ty đã ký kết hợp đồng liên doanh với đối tác Nhật Bản thành lập liên doanh sản xuất bánh kẹo Hai Ha- Kotobuki, từ đó sản xuất bánh kẹo của công ty ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất lượng được nâng cao rõ rệt, ngày càng thu hút nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị cao. Ngoài ra, công ty còn thành lập công ty liên doanh HaiHa-Miwon tại Việt Trì- Phú thọ. Năm 1995 kết nạp thêm nhà máy tinh bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định. Năm 2003 với chủ trương cổ phần hoá của nhà nước, công ty bánh kẹo Hải Hà được cổ phần hoá với tên gọi là công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Tháng 1/2004 công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà chính thức đi vào hoạt động với 51% vốn nhà nước, 49% vốn được bán cho CBCNV trong công ty. Được sự chỉ đạo của Bộ Công nghiệp nhẹ, công ty đã chuyển công ty liên doanh HaiHa- Kotobuki về tổng công ty thuốc lá, công ty liên doanh HaiHa- Miwon đựơc chuyển phần vốn cho công ty Miwon Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà với bề dày lịch sử hình thành và phát triển ngày càng khẳng định vị trí của mình trong ngành bánh kẹo Việt Nam 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Để quản lý và điều hành mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh, công ty đã tổ chức bộ máy quản ý theo mô hình trực tuyến- chức năng. Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà có một bộ máy quản lý chặt chẽ bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát và các phòng ban chức năng khác. - Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cấp cao của công ty - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý có toàn quyền, nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan mục đích, quyền lợi của công ty trừ những thẩm quyền thuộc Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị gồm 5 người trong đó có 3 người đại diện về phía nhà nước ( đại diện cho 51 cổ phần) và 2 người đại diện cho 49 cổ phần còn lại. - Ban kiểm soát được lập ra để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép kế toán và báo cáo tài chính, đồng thời kiến nghị những biện pháp bổ sung sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty. - Ban giám đốc bao gồm: + Tổng giám đốc : Ông Nguyễn Đình Tấn là tổng giám đốc của công ty, là đại diện theo pháp luật của công ty, là người có quyền quyết định chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước công ty, Bộ công nghiệp và nhà nước. + Phó tổng giám đốc tài chính có nhiêm vụ giúp cho Tổng giám đốc tổ chức quản lý sử dụng và huy động vốn, tổ chức công tác hạch toán kế toán công ty. + Phó tổng giám đốc phụ trách về kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp cho Tổng giám đốc và cùng chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động kinh tế tài chính toàn công ty. - Các phòng ban chức năng bao gồm: + Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ tổ chức hoạt động Mar, nghiên cứu thị trường, cung cấp vật tư sản xuất, cân đối giữa kế hoạch và thực hiện để đề ra biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh ổn định, đạt hiệu quả cao. + Phòng tài vụ( kế toán) : Có nhiệm vụ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thu thập xử lý, cung cấp thông tin về tài chính kế toán cho tổng giám đốc và ban lãnh đạo công ty nhằm phục vụ tốt công tác quản lý. + Phòng kỹ thuật : Với nhiệm vụ thiết kế chi tiết thiết bị để thay thế, sửa chữa, bổ sung tham mưu trong lĩnh vực mua, bán các máy móc thiết bị + Phòng KCS : Có nhiệm vụ kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, thành phẩm nhập kho, lập kế hoạch và thực hiện quản trị chất lượng + Văn phòng công ty: Bao gồm phòng hành chính quản trị, lao động tiền lương, ytế, bảo vệ, nhà ăn tập thể Mô hình sản xuất của công ty hiện nay gồm 7 xí nghiệp thành viên: + Xí nghiệp bánh + Xí nghiệp phụ trợ + Xí nghiệp kẹo cứng + Nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định + Xí nghiệp kẹo mềm + Nhà máy thực phẩm Việt Trì + Xí nghiệp kẹo Chew Tại mỗi xí nghiệp đều có một giám đốc, một quản đốc, nhân viên kỹ thuật và hai nhân viên kế toán Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Phó TGĐ thương mại Phòng kinh doanh XN kẹo chew Phó TGĐ tài chính Phòng tài vụ Phòng KCS Phòng Kỹ thuật Văn phòng cty XN kẹo cứng NM thực phẩm Việt Trì NM bột dinh dưỡng XN Phụ trợ XN bánh XN kẹo mềm Tổng giám đốc Chi nhánh TP HCM Kho Chi nhánh Đà Nẵng Cửa hàng giới thiệu sphẩm NC thị trường tiếp thị Đội xe 1.3 Đặc điểm bộ máy kế toán tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán Xuất phát từ yêu cầu sản xuất và trình độ quản lý bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung tại Phòng tài vụ thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từ việc xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp , lập báo cáo và phân tích báo cáo cho tới việc kiểm tra đôn đốc công tác kế toán ở các xí nghiệp thành viên và các xí nghiệp không có tổ chức bộ phận kế toán. Hiện nay công ty đã áp dụng máy vi tính vào công tác để tăng độ chính xác, kịp thời của thông tin tài chính kế toán Bộ máy kế toán có thể khái quát theo sơ đồ sau: Ktoán TSCĐ kiêm TGNH Ktoán vật tư công cụ dcụ Ktoán chi phí và giá thành Ktoán tiêuthụ thành phẩm Ktoán thanh toán Kế toán các xí nghiệp thành viên Thủ kho Kế toán trưởng Phòng kế toán công ty gồm 7 người, mỗi người phụ trách một khâu kê toán - Kế toán trưởng- trưởng phòng tài vụ : Chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế trong toàn bộ công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm về tổ chức, tiến hành lập kế hoạch các hoạt động vay vốn, huy động vốn, trả nợ vốn, cố vấn cho tổng giám đốc các quyết định tài chính - Kế toán TSCĐ kiêm kế toán TGNH : theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong công ty đồng thời hạch toán chi tiết và tổng hợp chi tiết tình hình thu chi TGNH, tình hình vay vốn lưu động - Kế toán vật tư công cụ dụng cụ: Hạch toán chi tiết, tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hướng dẫn ghi sổ kế toán của các xí nghiệp thành viên, thường xuyên đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với sổ kho và sổ tồn thực tế - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Căn cứ vào kế hoạch sản lượng, sản lượng thực tế và định mức để xác định chi phí, hạch toán tổng hợp và chi tiết chi phí theo từng đối tượng và tính giá thành thực tế của thành phẩm, giám sát tình hình thực hiện các định mức và lập báo cáo chi phí sản xuất theo đúng hạn - Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh: Tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp thành phẩm của công ty hoàn thành nhập kho, tiêu thụ và tồn kho, xác định doanh thu, kết quả tiêu thụ, theo dõi tình hình bán hàng, công nợ của khách hàng. Đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc hạch toán nghiệp vụ ở kho thành phẩm, thường xuyên đối chiếu kiểm tra số liệu kế toán với số liệu trên sổ kho - Kế toán thanh toán thực hiện thanh toán với khách hàng, ngân sách và trong nội bộ doanh nghiệp trên cơ sở xem xét các phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng... Đồng thời kế toán xem xét chi tiết tình hình công nợ của từngkhách hàng cũng như doanh nghiệph để tiến hành thanh toán kịp thời - Thủ quỹ : Có nhiệm vụ quản lý việc nhập xuất tồn quỹ tiền mặt của công ty căn cứ vào các phiếu thu, chi tiền mặt hàng ngày, tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ quỹ với số liệu trên sổ kế toán tiền mặt. Cuối ngày, lập báo cáo quỹ kèm chứng từ thu chi tiền mặt. Ngoài ra để đảm bảo công tác kế toán được trung thực, thuận lợi cho việc tập hợp số liệu trên sổ kế toán cũng như việc đối chiếu kiểm tra, tại 5 xí nghiệp ở Hà Nội đều có nhân viên thống kê có nhiệm vụ theo dõi tình hình sản xuất, tình hình sử dụng lao động vật tư một cách giản đơn và hàng tháng gửi báo cáo lên phòng tài vụ. ở các xí nghiệp thành viên còn lại có tổ kế toán riêng làm việc dưới sự chỉ đạo của giám đốc nhà máy và dưới sự chỉ đạo chuyên môn của kế toán trưởng. 1.3.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán Với đặc điểm sản xuất kinh doanh quy mô lớn, khối lượng công tác kế toán nhiều và phức tạp, công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản doanh nghiệp áp dụng thống nhất trong cả nước. Công ty áp dụng phưong pháp hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Niên độ kế toán bắt đầu 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm và kỳ hạch toán theo tháng. Hiện nay, công ty sử dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ, hình thức này được áp dụng trên sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết nên đảm bảo các mặt của quá trình hạch toán được tiến hành thường xuyên, công việc đồng đều ở các khâu đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời. Với hình thức Nhật ký chứng từ, công ty sử dụng các loại sổ: - Sổ nhật ký chứng từ 1,2,3,4,5,7,8,9,10 - Sổ chi tiết vật tư 2,5,6 - Bảng kê - Kế toán tổng hợp : Nhật ký chứng từ, sổ cái các tài khoản, các báo cáo tổng hợp như Bảng sản lượng tiêu thụ, Báo cáo doanh thu bán hàng... - Sổ kế toán chi tiết : Sổ chi tiết thành phẩm, sổ chi tiết bán hàng Ngoài ra công ty còn thiết kế một mẫu sổ riêng như : Báo cáo doanh thu, bảng theo dõi số dư của khách hàng Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định tại công ty theo phương pháp đường thẳng. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ được công ty áp dụng cho công tác tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu kiểm tra Chứng từ gốc Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho tphẩm Bảng kê NKCT số 8 Sổ kế toán chi tiết Sổ cái TK511,632.. Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Trình tự ghi sổ - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc( hợp lệ) kế toán lập định khoản rồi ghi vào Bảng kê hoặc NKCT, sổ chi tiết có liên quan nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng mối quan hệ liên quan giữa các đối tượng kế toán. Đối các nghiệp vụ liên quan phải thu của khách hàng, CPBH, CPQLDN, thuế GTGT đầu ra, đầu vào... được ghi vào sổ chi tiết tương ứng. Các nghiệp vụ thu chi tiền mặt( tương ứng) mua bán hàng được ghi vào bảng kê, NKCT theo thời gian phát sinh, riêng các nghiệp vụ về thu,chi tiền mặt được theo dõi trên sổ quỹ tiền mặt. Cuối tháng( quý) kế toán khóa sổ, cộng số liệu trên các Bảng kê, NKCT, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các NKCT ghi một lần vào Sổ cái, lập các bảng cân đối phát sinh và lập báo cáo tài chính. II Đặc điểm về thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà 2.1 Đặc điểm về thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về chế biến thực phẩm, sản phẩm chính của công ty là các loại bánh và kẹo. Mỗi loại có đặc trưng riêng do thành phần cấu thành nên chúng không hoàn toàn giống nhau, song chúng có những đặc thù chung nên được phân thành các nhóm sản phẩm như :sản phẩm kẹo cứng, kẹo mềm, bánh bích quy, bánh kem xốp... Mỗi loại sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất riêng nhưng nhìn chung chúng đều áp dụng quy trình công nghệ sản xuất chế biến khép kín liên tục từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất cho đến thành phẩm hoàn thành nhập kho, sản xuất với mẻ lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá kết hợp một phần thủ công. Do vậy, sản phẩm của công ty không có nửa thành phẩm và được nhập kho liên tục. Sản phẩm sản xuất ra chỉ cho phép tiêu dùng trong một thời gian nhất định và chủ yếu vào cuối năm nên thời gian bảo quản và sử dụng ngắn, thường là 90 ngày, do đó công tác tiêu thụ thành phẩm cần được xúc tiến nhanh, tránh hàng tồn kho quá lâu hoặc quá lớn. Trong những năm vừa qua, sản phẩm bánh kẹo của công ty đã có mặt trên thị trường cả nước và chiếm được lòng tin cậy của khách hàng. Công ty đã không ngừng đổi mới và nâng cao dây chuyền sản xuất, đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu mà tăng cường thay đổi, cải tiến mẫu mã để đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Để có được sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng công ty đã hình thành bộ phận kiểm tra quy cách sản phẩm. Trước khi đi vào sản xuất chính thức, bộ phận sản xuất thử phải tiến hành lấy mẫu đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định thì bộ phận sản xuất mới tiến hành sản xuất hàng loạt. Khi sản phẩm sản xuất xong lại được phòng KCS kiểm tra về quy cách chất lượng một lần nữa để loại những sản phẩm không đủ quy cách, tránh trường hợp thành phẩm bị hư hỏng, đảm bảo hàng đến tay người tiêu dùng đúng với chất lượng mà họ yêu cầu. Sơ đồ : Dây chuyền sản xuất kẹo Chew Khuấy trộn Nấu Hòa đường Nồi chứa trung gian Bơm chuyển sp2 Xô chứa kẹo Máy làm lạnh Quệt xốp Đùn Tạo hình Phôi chế Dịch nhân Bơm nhân Dập hình Sàng làm lạnh Gói tay Đóng gói Nhập kho 2.1.2 Yêu cầu quản lý thành phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Việc hạch toán chi tiết thành phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được thực hiện theo phương pháp thẻ song song. Kho chỉ theo dõi về mặt số lượng, còn ở phòng kế toán theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị. - Tại kho: Thủ kho không sử dụng thẻ kho hàng ngày là do số lượng thành phẩm nhập xuất trong ngày rất lớn cho nên thủ kho tiến hành ghi sổ xuất kho để theo dõi tình hình xuất tồn thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng, căn cứ để thủ kho lập sổ xuất kho là chứng từ xuất kho, bản sao hoá đơn GTGT Cách ghi sổ xuất kho: Sổ xuất kho thành phẩm được mở để theo dõi tình hình xuất kho thành phẩm về mặt số lượng, sổ này được mở theo từng trang để theo dõi từng loại thành phẩm xuất bán. Mỗi dòng trên trang sổ phản ánh lượng sản phẩm của mỗi loại xuất cho khách hàng theo từng hoá đơn GTGT trong một ngày Sổ xuất kho có kết cấu như sau : Cột số hoá đơn, ngày xuất, tên người xuất và tên mặt hàng bánh kẹo. Căn cứ vào số thực xuất trong ngày, thủ kho sẽ ghi ngày xuất và số lượng xuất của từng chủng loại. Dựa vào hoá đơn GTGT hoặc phiếu xuất kho(dùng cho sản xuất hoặc tái chế) thủ kho ghi sổ xuất kho theo mẫu (Biểu số 2.3) Đối trường hợp nhập lại hoặc tái xuất (xuất tái chế) thủ kho chỉ lưu giữ chứng từ (phiếu xuất kho) mà không tiến hành ghi vào sổ chi tiết. Cuối tháng cộng số lượng thành phẩm nhập lại hoặc tái xuất có trên chứng từ đã thu để lấy ra số tổng cộng ghi vào Báo cáo kho thành phẩm. - Tại văn phòng tài vụ( kế toán) Định kỳ (cuối tháng) kế toán tiêu thụ thành phẩm xuống kho nhận chứng từ, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ và ký vào phiếu giao nhận chứng từ. Sau đó kế toán tiến hành phân loại chứng từ theo từng loại, từng nhóm thành phẩm tiêu thụ và nhập số liệu vào máy vi tính để lên Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn thành phẩm được lập theo mẫu công ty thiết kế. Công ty không theo dõi thành phẩm theo giá hạch toán mà tính luôn trị giá thành phẩm nhập xuất tồn theo giá thực tế vào Bảng tổng hợp tiêu thụ thành phẩm. Căn cứ để lập Bảng tổng hợp tiêu thụ thành phẩm là Báo cáo Nhập xuất tồn kho thành phẩm. Số liệu của bảng này sau khi khoá sổ cuối tháng được ghi vào Nhật ký chứng từ số 8 Riêng đối với một số nghiệp vụ ghi nhập lại (hàng bán bị trả lại) hoặc xuất tái chế, do phát sinh khối lượng ít nên kế toán tiêu thụ thành phẩm mở sổ chi tiết nhập lại, tái xuất để theo dõi. Sổ này được mở theo từng trang, mỗi trang theo dõi một nội dung nhất định để nhập lại, tái xuất. (Biểu số 2.2) Biểu số 2.1 Đơn vị : Công ty cổ phần BKHH Mẫu số 02-VT Địa chỉ: 25- Trương Định Ban hành QĐ1141 TC/QĐ/CĐCT Phiếu xuất kho Ngày 18 tháng1 năm2003 Số 36 Họ tên người nhận hàng : Nguyễn Thanh Hương Địa chỉ : Xí nghiệp kẹo mềm Lý do xuất kho : Xuất tái chế Xuất tại kho : Đặng Thị Minh STT Tên nhãn hiệu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Kẹo dâu mềm Kg 39 39 12500 487.500 2 Kẹo cà fê mềm Kg 16 16 11200 179.200 3 Kẹo dừa sữa Kg 10 10 9500 95.000 Cộng 65 65 761.700 Ngời nhập Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng Biểu số 2.2 Sổ chi tiết nhập lại, tái xuất. Tháng 1/2003 Trang 1: Xuất tái chế Tên người nhận Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Thanh Hương Kẹo dâu mềm Kg 39 12.500 487.500 Thanh Hương Kẹo cafe mềm Kg 16 11.200 179.200 Thanh Hương Kẹo dừa sữa Kg 10 9.500 95.000 Hải Bánh kem xốp Kg 4.5 14.800 66.600 ..... .... .... .... Cộng 10635,5 120.532.400 Trang 2: Nhập lại Tên người nhận Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Trần Minh Kẹo hoa quả Kg 8 12.426 99.408 Mai Bánh kem xốp Kg 10 14.800 148.000 ....... ...... Kg Cộng Kg 157,8 40.200.520 Kế toán ghi sổ Ngày 4/2/2003 Kế toán trưởng Biểu số 2.3 Sổ xuất kho thành phẩm Tháng1/2003 ĐVT:Kg Số hóa đơn Ngày xuất Tên chủ hàng Kẹo chew nhân cam Kẹo cam mềm Kẹo hoa quả Kẹo dâu mềm Kẹo cafê mềm ......... Bánh kemxốp Bánh Cracket ....... ..... ...... ........ ...... ..... ...... ...... .... .... ..... ...... .... 257 12/1 Nguyễn Thị Mai 41.5 30 42.5 40 45 258 12/1 Trần Thu Huệ 54 40.5 50 40 ... .... ..... .... ..... .... .... .... .... .... .... ... 290 18/1 Nguyến Thanh Hưởng 29 16 10 300 20/1 Phan Ngọc Linh 30 40 40 50 ... ... ..... .... .... .... ..... .... .... ..... .... .... Cộng 49.728 32.600 50125,5 45.215 12.400,5 ... 62630,5 42.129 .... Biểu số 2.4 Báo cáo nhập xuất tồn kho thành phẩm Tháng 1/2003 Tên sản phẩm Số dư đầu tháng Nhập trong tháng Nhập lại trong tháng Xuất bán trong tháng Xuất tái chế Tồn cuối tháng SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT Kẹo chew nhân cam 10184,5 146656800 51258 727863600 49728 707786148,9 11714.5 166734251 Kẹo cam mềm 10547 140064160 40405 492941000 32600 405008011,8 18352 227997148 Kẹo hoa quả 9500 118047000 45300 511890000 8 99408 50125,5 576202684,2 4682,5 53833723,8 Kẹo dâu mềm 5800 72500000 43800 503700000 45215 525259737,9 39 487500 4346 50452762,1 Kẹo cafe mềm 7240 81088000 10200 111180000 12400.5 136709824.2 16 179200 5023,5 55378975,8 Kẹo dừa sữa 2500 23750000 6300 56700000 100 950000 4200 38396590,91 10 95000 4690 42908409,1 ..... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..... .. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Bánh kem xốp 1505,5 22281400 63200 897945600 10 148000 62630,5 890716818,9 4,5 66600 2080,5 29591581,1 Bánh Cracket 1000 14850000 50375 724644375 42129 606406978,6 9246 133087396 .... .. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 42350 1805293460 1562059 33234002000 157,8 40200520 1002360 32698278400 10635,5 120532400 591571,3 2260685180 2.2 Các phương thức tiêu thụ thành phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà Hiện nay công ty đang áp dụng phương thức tiêu thụ trực tiếp thanh toán hợp đồng, với hai hình thức chủ yếu là bán buôn trực tiếp và bán lẻ tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Phương thức bán buôn trực tiếp áp dụng đối các đại lý của công ty và các tổ chức, cá nhân mua với khối lượng lớn hoặc mua nhiều lần nhưng chưa đủ điều kiện làm đại lý. Phương thức này chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tiêu thụ của công ty( chiếm 90% doanh thu). Theo phương pháp này, sau khi công ty và khách hàng làm xong thủ tục pháp lý (hợp đồng hoá đơn GTGT..) thành phẩm được giao bán trực tiếp cho khách hàng ngay tại kho của công ty và được ghi nhận là tiêu thụ. Như vậy khi áp dụng phương thức bán hàng theo phương thức đại lý tiêu thụ trực tiếp này thì thù lao cho đại lý sẽ chính là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán của đại lý.Công ty áp dụng mức thù lao hoa hồng cho từng loại sản phẩm với 3 mức là 2%,3%,5% cho mỗi thùng sản phẩm khác nhau và được trừ trực tiếp vào giá bán sản phẩm. Do vậy giá bán trên hóa đơn GTGT là giá được tính sau khi trừ đi phần trăm hoa hồng và các khoản giảm giá chiết khấu. Phương thức bán lẻ được thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoặc tại các gian hàng của công ty khi tham gia hội trợ, triển lãm... tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm, gây dựng và củng cố uy tín của công ty đối khách hàng. 2.3 Các phương thức thanh toán tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Tại công ty khách hàng có thể thanh toán theo một trong hai hình thức sau: - Thanh toán ngay : Theo hình thức này thành phẩm xuất kho cho khách hàng đồng thời với việc thu tiền, có thể thu bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển khoản. - Hình thức thanh toán chậm: Khi khách hàng chấp nhận mua chịu hàng thì thành phẩm xuất kho được coi là tiêu thụ và công ty sẽ thu tiền trong thời gian quy định, thường là 15-30 ngày kể từ khi xuất kho thành phẩm. Đối hình thức này thông thường chỉ áp dụng cho trường hợp bán buôn và những khách hàng có quan hệ thường xuyên với công ty. Đồng thời người mua phải có tài sản thế chấp và giá hàng mua nợ không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp. Tuy nhiên trong quá trình thanh toán, công ty có thể áp dụng linh hoạt các biện pháp thanh toán cho phù hợp từng điều kiện của từng khách hàng. III. Hạch toán tiêu thụ tại công ty bánh kẹo Hải Hà 3.1 Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp bán buôn trực tiếp. 3.1.1 Tài khoản và sổ kế toán sử dụng trong hạch toán tiêu thụ thphẩm Để phản ánh và giám định tình hình tiêu thụ thành phẩm, kế toán công ty sử dụng các tài khoản sau: TK511,TK632,TK155,TK156, TK131. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan đến tiêu thụ TK111,TK112,TK333.... Công ty không thực hiện khoản giảm giá, chiết khấu riêng mà tình hình vào giá bán sản phẩm trên hoá đơn GTGT khi bán hàng do vậy kế toán tiêu thụ không sử dụng các TK521,TK532 Trong quá trình hạch toán tiêu thụ thành phẩm, kế toán công ty sử dụng các hình thức sổ kế toán sau: Sổ chi tiết bán hàng, Báo cáo doanh thu bán hàng, Bảng kê số 5, NKCT số 8, NKCT số 10… 3.1.2 Phương pháp hạch toán tiêu thụ Hạch toán tiêu thụ sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Hà là phần hành quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong công tác kế toán tại công ty. Vì vậy công việc lập và tổ chức luân chuyển chứng từ của công ty trong việc hạch toán là hết sức quan trọng. Hàng ngày, khi có yêu cầu mua thành phẩm của công ty, khách hàng sẽ đến phòng kinh doanh để làm thủ tục. Nhân viên phòng kinh doanh sẽ xem xét nhu cầu của khách hàgn, kiểm tra số thành phẩm tồn kho tại thời điểm mua hàng( cho mỗi loại thành phẩm), số dư nợ của từng khách hàng (đối khách hàng thanh toán chậm) và thoả thuận với khách hàng về giá cả, phương thức vận chuyển, hình thức thanh toán....Nếu hai bên chấp thuận việc mua bán thì phòng kinh doanh sẽ tiến hành lập hóa đơn GTGT Sau khi hoá đơn GTGT được lập xong, khách hàng sẽ mang một bản sang phòng tài vụ. Tại đây trưởng phòng(hoặc phó phòng) tài vụ sẽ kiểm tra tính pháp lý của hoá đơn đó. Hoá đơn GTGT được đóng thành từng liên dùng để theo dõi hàng tháng và trong cả năm. Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán tiêu thụ thành phẩm xác định doanh thu bán hàng, số còn phải thu khách hàng.... và tiến hành nhập ngay chứng từ này vào máyy vi tính và tiến hành định khoản trên máy. Biểu số 2.5 Hoá đơn GTGT (Liên 3: Dùng để thanh toán) Ngày 12/1/2003 Số 258 Mẫusố 01 GTKT-3LL Đơn vị bán hàng : Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Địa chỉ : 25- Trương Định TK: Điện thoại Họ tên người mua :0046 Trần Thu Huệ Mã số Đơn vị Số TK Địa chỉ :Bắc Ninh Hình thức thanh toán : Thanh toán bằng tiền mặt STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Kẹo chew nhân cam Kg 54 14520 784080 2 Kẹo hoa quả Kg 40,5 12300 498150 3 Bánh kem xốp Kg 50 14575 728750 4 Bánh Cracket Kg 40 14580 583200 Thuế suất GTGT: 10% Cộn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc555.Doc
Tài liệu liên quan