Khóa luận Hàng rào phi thuế quan và ảnh hưởng của nó đến thương mại quốc tế

MỤC LỤC

 Trang

Lời nói đầu . 1

CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN . 3

I. Các biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước . 3

1. Sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước . 3

2. Các biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước . 4

2.1 Các biện pháp thuế quan (Tariff Measures). 5

2.2 Các biện pháp phi thuế quan (Non -Tariff Measures). 6

II. Kinh nghiệm áp dụng các biện pháp phi thuế quan ở một số nước . 11

1. Kinh nghiệm của Hoa kỳ. 11

2. Kinh nghiệm của Thái Lan. 13

3. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 16

III. Cơ sở khoa học của việc áp dụng các biện pháp phí thuế quan 20

1. Những cơ sở khoa học của việc áp dụng. 20

1.1 Việc áp dụng mang tính khách quan. 20

1.2 Việc áp dụng mang tính phổ biến . 21

1.3 Việc áp dụng mang tính dài hạn. 21

2. Cần chú ý khi áp dụng các biện pháp phi thuế quan. 22

2.1 Sự lạm dụng các biện pháp phi thuế quan. 22

2.2 Cần loại bỏ NTM cổ điển và xây dựng các NTM hiện đại.

22

2.3 Lựa chọn đúng đắn lĩnh vực sản xuất cần bảo hộ. 23

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 24

I. Hệ thống các hàng rào phi thuế quan trên thế giới. 24

1. Định nghĩa. 24

1.1 Các biện pháp phi thuế. 24

1.2 Hàng rào phi thuế quan. 24

2. Hệ thống các biện pháp phi thuế quan trên thế giới. 25

2.1 Các biện pháp gần thuế . 25

2.2 Các biện pháp kiểm soát giá. 26

2.3 Các biện pháp tài chính. 26

2.4 Các biện pháp cấp giấy phép tự động. 26

2.5 Các biện pháp kiểm soát số lượng. 27

2.6 Các biện pháp độc quyền. 27

2.7 Các biện pháp kỹ thuật. 27

2.8 Các biện pháp trong nước. 27

II. Hệ thống các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001. 28

1. Tổng quan về nền kinh tế. 28

1.1 Tình hình phát triển kinh tế thương mại. 28

1.2 Những thay đổi về thuế quan. 38

2. Các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001. 43

2.1 Các biện pháp quản lý định lượng. 44

2.2 Các biện pháp quản lý về giá. 48

2.3 Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp. 50

2.4 Hàng rào kỹ thuật . 51

2.5 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời. 53

2.6 Các biện pháp liên quan đến đầu tư. 55

2.7 Các biện pháp quản lý hành chính. 58

III. Ảnh hưởng của các hàng rào phi thuế quan đến thương mại quốc tế. 59

1. Ảnh hưởng của các hàng rào cản phi thuế quan đến thương mại quốc tế. 59

2. Bảo hộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 61

3. Tác động của bảo hộ đối với một số lĩnh vực sản xuất ở nước ta giai đoạn 1996 - 2000. 63

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM. 70

I. Các quan điểm chung khi áp dụng các biện pháp phi thuế. 70

1. Áp dụng có chọn lọc. 70

2. Áp dụng có lộ trình. 71

3. Áp dụng trên cơ sở phối hợp đồng bộ các cam kết quốc tế. 72

4. Cố gắng áp dụng nhiều NTM mới. 73

5. Nhất quán và rõ ràng. 73

II. Những cam kết quốc tế liên quan đến các biện pháp phi thuế . 73

1. Cam kết trong CEPT / AFTA. 74

2. Cam kết với quỹ MIYAZAWA. 75

3. Cam kết với IMF / WORLDBANK. 76

4. Cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. 76

5. Dự kiến cam kết với WTO. 78

III. Đề xuất các NTM để bảo hộ sản xuất trong nước. 80

1. Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật. 80

2. Các biện pháp chống bán phá giá. 81

3. Tự vệ. 81

4. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng. 81

5. Thuế thời vụ. 83

6. Hạn ngạch thuế quan. 83

7. Tự vệ đặc biệt. 84

8. Chống buôn lậu. 84

9. Các biện pháp liên quan đến môi trường. 84

PHỤ LỤC: TÌNH HÌNH BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY ÁP DỤNG NTM GẦN ĐÂY. 86

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hàng rào phi thuế quan và ảnh hưởng của nó đến thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhu cầu tiêu dùng, góp phần làm phong phú thêm hàng hoá lưu thông trên thị trường nội địa. Tình hình tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu có thể chia làm ba thời kì rõ nét. Năm 1996, kim ngạch nhập khẩu trong thời kì này đạt 60,7 tỷ USD, với tốc độ bình quân hàng năm tăng 12,2%. Các mặt hàng phục vụ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nhóm máy móc thiết bị phụ tùng và nguyên nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng 91,3% và đã tăng từ 83,5% năm 1995 lên 94,8% năm 1999, và 2000 đạt 92%. Nhóm hàng tiêu dùng chiếm khoảng 8,7% năm 2000. Nhóm máy móc, thiết bị phụ tùng và nguyên nhiên vật liệu tăng bình quân 14,1% năm, trong đó năm 2000 tăng 21%. Nhóm hàng tiêu dùng giảm bình quân 2% năm tuy năm 2000 có đột biến tăng tới 90%. Trong giai đoạn này cán cân ngoại thương của Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu. Tuy nhiên, mức nhập siêu đã giảm đáng kể, từ mức 3,9 tỷ USD năm 1996 (bằng 53,6% kim ngạch xuất khẩu) xuống 82 triệu USD năm 1999 (chỉ còn bằng 0,7% kim ngạch xuất khẩu) và 800 tỷ USD năm 2000 (chiếm khoảng 5,7% kim ngạch xuất khẩu). Một trong những nguyên nhân làm giảm nhập siêu là do kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong khi kim ngạch nhập khẩu những năm gần đây đã dần dần ổn định. Về cơ cấu thị trường nhập khẩu Các năm 1996 - 2001, khu vực Châu á-Thái Bình Dương luôn là thị trường nhập khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng bình quân 78,3% và có tốc độ tăng trưởng bình quân 9,7%/năm. Trong khu vực này, Việt Nam nhập khẩu từ 54% - 56% từ Xing-ga-po, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Khối các nước ASEAN (mà chủ yếu là Xing-ga-po) cũng chiếm tỷ trọng tới 28,5%. Khu vực Âu-Mỹ với các bạn hàng chính Pháp, Đức, Hoa Kì chỉ chiếm vị trí khiêm tốn với tỷ trọng 17,2%. Tuy nhiên, khu vực này cũng đang dần trở thành thị trường nhập khẩu quan trọng của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân 1996-2001 đạt 12,6%/năm, cao hơn khu vực Châu á-Thái Bình Dương. Khu vực Châu Phi-Tây Nam á chỉ chiếm tỷ trọng 2,2%, nhưng thời kỳ 1996-2001 đạt tốc độ tăng khá cao 22,5%/năm. Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của 10 thị trường nhập khẩu chủ yếu giai đoạn 1996-2000. Nước/Thị trường Tỷ trọng(%) Tốc độ tăng trưởng(%) Xing-ga-po 18,2 7,0 Hàn Quốc 13,5 3,5 Nhật Bản 12,5 12,7 Đài Loan 12,2 13,5 Hồng Kông 5,6 8,8 Thái Lan 5,0 6,1 Trung Quốc 4,2 2,0 Pháp 3,6 2,1 Đức 2,7 11,5 Hoa Kì 2,5 26,6 Nguồn: Bộ Thương Mại Rõ ràng chính sách thương mại đã ảnh hưởng tích cực đến thành tích xuất nhập khẩu trong giai đoạn 1996-2001. Mưc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu được thể hiện qua sự đồng đều của kim ngạch, thị trường, mặt hàng, số lượng doanh nghiệp, giá cả về chất và lượng. Những động thái tích cực này không những góp phần cung ứng đầy đủ lượng hàng lưu thông trên thị trường mà còn giúp hình thành nhiều ngành nghề, đơn vị sản xuất mới, tạo việc làm cho người lao động. Việt Nam đã dần dần cải thiện được khả năng cạnh tranh quốc gia thông qua hàng loạt các bước tiến tích cực, thể hiện bằng cách cải thiện đáng kể chế độ quản lý thương mại trong thời kì 1996-2001 theo hướng nới lỏng quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho thương mại phát triển. So với thời kì trước 1996, biểu thuế nhập khẩu đã được hoàn thiện dần dần với việc áp dụng hệ thống mã HS với cấu trúc biểu thuế đơn giản và ổn định hơn. Thuế suất của rất nhiều mặt hàng được cắt giảm phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu của tiến trình hội nhập. Hiện nay hầu hết các sản phẩm nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đều có mức thuế nhập khẩu danh nghĩa thấp hoặc không bị đánh thuế. Các NTM cũng dần được nới lỏng. Trong đó : - Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hay nhập khẩu theo giấy phép hoặc hạn ngạch đã được thu hẹp dần. Chế độ phân bổ hạn ngạch và cấp phép cũng được cải tiến theo nguyên tắc phân bổ phù hợp với khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; - Từ chỗ chỉ một số ít các doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất nhập khẩu, đến nay tất cả các doanh nghiệp đã được phép, trừ một số mặt hàng như dược phẩm hay xăng dầu phải thông qua đầu mối; - Nhiều biện pháp quản lý mới có tính khách quan hơn và ít cản trở thương mại đã được đưa vào sử dụng, chẳng hạn các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng, kiểm dịch động thực vật, các thủ tục hải quan phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế; - Các thủ tục quản lý hành chính đã dần dần được hoàn chỉnh hơn và đơn giản hoá hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.2. Những thay đổi về thuế quan Việt Nam mới bắt đầu sử dụng thuế quan như một công cụ quan trọng của chính sách thương mại từ khi luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng mậu dịch được quốc hội thông qua ngày 29/12/1987 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1988. Đến 26/12/1991, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/3/1992. Theo luật này, Biểu thuế xuất nhập khẩu được xây dựng dựa trên Hệ thống hài hoà hoá và miêu tả hàng hoá (HS). Theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 20/5/1998 và có hiệu lực từ 1/1/1999, Biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam tuân thủ đến cấp 6 số của hệ thống HS 96, gồm có ba cột thuế suất là thuế suất phổ thông, cột thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất ưu đãi hay còn gọi là thuế suất MFN là mức thuế dành cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước đã ký kết Hiệp định thương mại song phương với Việt Nam hoặc được Việt Nam đơn phương cho hưởng mức thuế suất này. Thuế suất phổ thông là mức thuế dành cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước chưa ký kết Hiệp định thương mại song phương với Việt Nam hoặc các nước chưa được Việt Nam cho hưởng thuế suất ưu đãi (thuế suất MFN). Thuế suất phổ thông thường cao hơn thuế suất MFN từ 50% -70%. Thuế suất ưu đãi đặc biệt hiện nay Việt Nam đang dành cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN theo Hiệp định CEPT để thực hiện AFTA và sản phẩm dệt may từ EU. Nếu như năm 1996, biểu thuế của chúng ta chỉ có 3500 dòng thuế thì tính đến năm 2000, tổng số dòng thuế của cả biểu thuế đã lên tới 6300 dòng thuế. Cấu trúc của biểu thuế đã được đơn giản hóa rất nhiều, giảm từ 31 mức thuế năm 1996 xuống còn 26 mức năm 1998 và đến nay con số này chỉ còn là 19. Trong đó, các mức thuế thấp (0%, 1%, 3%, 5%) dành cho nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất. Còn các mức thuế cao nhất (80%, 100%) dành cho các mặt hàng hạn chế tiêu dùng như rượu, bia, xe máy. Mức thuế suất bình quân giản đơn hiện hành là 15,98%, tương đối thấp so với một số nước cùng khu vực như Thái Lan (27,6%), Phi-lip-pin (24,4%), Indonexia (18,3%). Thuế nhập khẩu Việt Nam có xu hướng thấp đối với nguyên liệu đầu vào (thường là 0%) và cao đối với sản phẩm đầu ra. Hình thức bảo hộ này được gọi là leo thang thuế quan. Chẳng hạn như, thuế suất đối với đồng nguyên liệu là 0% còn đối với các sản phẩm bằng đồng thì mức thuế suất lại lên tới 30-40%. Cách thức bảo hộ này khiến cho mức bảo hộ thực tế đối với sản phẩm cuối cùng cao hơn mức bảo hộ danh nghĩa của thuế quan dành cho hàng hoá đó. Hình thức bảo hộ này đang bị yêu cầu phải từng bước hạn chế và xoá bỏ trong khuôn khổ đàm phán đa phương (WTO). Thuế suất nhập khẩu bình quân giản đơn cao nhất là đối với thuốc lá, đồ uống, giày dép và quần áo, tiếp đến là xe máy, đồ sứ, kính và các sản phẩm kính. Trong hầu hết các ngành đều có sự dao động lớn giữa các mức thuế, đặc biệt là ngành hoá chất công nghiệp và hoá chất khác, ngành kim khí cơ bản, kim loại màu, thiết bị vận tải và máy móc không dùng điện. Thuế suất nhập khẩu bình quân gia quyền khác với thuế suất nhập khẩu bình quân giản đơn trong một số trường hợp, mặc dù những khác biệt này không mang tính chất hệ thống. Ví dụ như thuế suất nhập khẩu bình quân gia quyền đối với giày dép thấp hơn thuế suất bình quân giản đơn. Điều này có nghĩa là lượng nhập khẩu mặt hàng chịu thuế suất cao ít hơn. Hiện tượng này cũng khá phổ biến trong biểu thuế của nhiều nước trên thế giới do thuế suất cao có xu hướng làm giảm nhập khẩu. Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam cho thâý xu thế thuế suất cao nhất thường áp dụng cho hàng tiêu dùng. Hàng tư liệu sản xuất và hàng nguyên liệu thường có thuế suất thấp hơn. Bên cạnh đó, biến động thuế suất hàng tiêu dùng thấp hơn rất nhiều so với biến động thuế suất cho hàng đầu tư và hàng nguyên liệu. Điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách thuế quan nhất quán trong việc cố gắng không khuyến khích nhập khẩu hàng tiêu dùng nên mức thuế suất đối với hàng hóa này luôn được duy trì ở mức khá cao. Hàng nguyên liệu và hàng đầu tư cũng được ưu đãi nhập khẩu với các mức thuế suất ưu đãi. Tuy nhiên, mức độ khuyến khích trong các giai đoạn khác nhau dẫn đến thuế suất dành cho các hàng hoá này cũng thường xuyên biến đổi. Đến năm 1998, thuế quan đã đóng góp đến 25% giá trị tổng nguồn thu của Chính phủ. Chính sách thuế xuất, nhập khẩu của Việt Nam đến nay còn nặng về tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (thể hiện rõ trong quy định mức suất thuế và sử dụng Bảng giá tối thiểu khi tính mức thuế xuất, nhập khẩu), chưa thực sự là công cụ đối xử để bảo vệ sản xuất trong nước Mặc dù đã có những tiến bộ không ngừng song tới nay giới doanh nghiệp vẫn còn phàn nàn về tình trạng chậm trễ trong khâu thông quan Hải quan do những trở ngại phát sinh khi phân loại hàng hoá, xác định mức thuế. Điều này một phần do sự thay đổi và điều chỉnh thường xuyên trong biểu thuế đã làm giảm tính rõ ràng, minh bạch và khả năng có thể tiên liệu của thuế quan. Hệ thống chính sách thuế quan cũng vì thế mất đi tính ổn định, góp phần định hướng cho sản xuất và đầu tư. Hơn thế nữa, việc phân định các dòng thuế theo mục đích sử dụng cuối cùng của hàng hoá dẫn đến việc các mặt hàng tương tự lại phải chịu mức thuế suất khác nhau, tuỳ thuộc vào việc ai là người nhập khẩu những mặt hàng này và ai là người sử dụng chúng. Các lĩnh vực dịch vụ gắn với NTM Nhiều ngành dịch vụ liên quan đến hoạt động thương mại thường được sử dụng như các NTM với mục đích bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước. Trong số đó có thể kể đến một số dịch vụ như phân phối, giám định, dịch vụ ngân hàng, tài chính.. Dịch vụ phân phối Phân phối là hoạt động kinh tế tự nhiên của mọi doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Việt Nam là một trong số ít các nước còn duy trì các hạn chế về quyền phân phối của các doanh nghiệp nước ngoài. Quyền phân phối bao gồm các quyền tiếp thị và bán sản phẩm trên thị trường nội địa. Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hoặc để sản xuất chế biến hàng xuất khẩu mà không được nhập khẩu để phân phối trực tiếp trên thị trường Việt Nam. Luật thương mại Việt Nam cho phép doanh nghiệp nước ngoài được thành lập chi nhánh tiêu thụ hàng hóa tại Việt Nam, nhưng trên thực tế các chi nhánh này chỉ được sử dụng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu để nhập khẩu hàng hoá bán tại thị trường Việt Nam. Hoạt động này phải có giấy phép của Bộ Thương mại và chỉ giới hạn trong các hàng hoá như máy móc, thiết bị phục vụ khai khoáng, chế biến nông sản, thuỷ sản; nguyên liệu để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người và sản xuất thuốc thú y; nguyên liệu để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu (Nghị định 45/2000 NĐ-chính phủ ngày 06/09/2000). Việc hạn chế quyền phân phối đã có tác dụng như một rào cản phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu. Dịch vụ tài chính và ngân hàng Tuy đã đạt được nhiều bước tiến nhằm tự do hoá các quy định về tài chính ngân hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển sản xuất kinh doanh, song hiện nay, Việt Nam vẫn còn sử dụng khá nhiều NTM trong ngành này. Hạn chế trong giao dịch thanh toán Đến nay các doanh nghiệp vẫn không được phép mở thư tín dụng (L/C) trả chậm đối với nhập khẩu hàng tiêu dùng và phải đảm bảo thanh toán bằng cách đặt cọc 80% giá trị thư tín dụng khi nhập khẩu mặt hàng này. Hạn chế sử dụng ngoại tệ Trước đây, Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự đảm bảo nhu cầu về ngoại tệ cho hoạt động của mình (trừ các dự án thuộc danh mục khuyến khích được Chính phủ đảm bảo hỗ trợ ngoại tệ). Theo luật đầu tư nước ngoài sửa đổi (tháng 5/2000), các doanh nghiệp FDI được mua ngoại tệ từ các ngân hàng chỉ định để trang trải các giao dịch được phép. Yêu cầu kết hối ngoại tệ cũng đã được điều chỉnh theo hướng tự do hoá hơn, liên tục giảm từ mức 80% xuống 50% năm 1999 và chỉ còn 40% vào đầu năm 2001. Chính phủ dự kiến sẽ bãi bỏ quy định về tỷ lệ kết hối vào cuối năm 2003. Quản lý vay ngoại tệ Yêu cầu các thoả thuận vay ngoại tệ của các doanh nghiệp nhà nước phải được ngân hàng chấp thuận trước khi ký (kể cả các thư tín dụng trên 12 tháng). Các dịch vụ khác Trong nhiều trường hợp, việc mở rộng hay thu hẹp một số loại dịch vụ nhất định cũng ảnh hưởng tới việc xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá, ví dụ như các dịch vụ giám định hàng hoá hay dịch vụ vận tải. Tuy khó có thể lượng hóa cụ thể sự tác động của các dịch vụ này đối với hoạt động nhập khẩu nhưng nếu Việt Nam có thể phát triển các ngành dịch vụ này với sự tham gia hiệu quả của các doanh nghiệp nước ngoài thì khả năng cung ứng hàng hoá sẽ tăng lên. Ngược lại, tính kém hiệu quả của các dịch vụ đó sẽ cản trở hàng hoá nhập khẩu. Hiện nay ở nước ta đang tồn tại một số liên doanh và doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả trong lĩnh vực giám định hàng hoá xuất nhập khẩu và cung cấp khá nhiều dịch vụ này. Tuy nhiên, với một số lĩnh vực khác như dịch vụ về thuế (do các công ty luật cung cấp) hay dịch vụ vận tải nội địa (do các nhà cung cấp dịch vụ trong nước đảm nhiệm) trình độ phát triển còn chưa cao. Ngoài ra, một số dịch vụ mới như giúp khai báo Hải quan vẫn còn chưa phát triển. 2. Các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam giai đoạn 1996-2001 Nhìn chung, các NTM có thể được phân chia thành các nhóm sau: các biện pháp quản lý định lượng, các biện pháp quản lý về giá, các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp, hàng rào kỹ thuật, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời, các biện pháp liên quan đến đầu tư, các biện pháp quản lý hành chính. Trong các nhóm này, có những biện pháp đã và đang áp dụng sẽ dần dần bị loại bỏ tuỳ thuộc vào kết quả đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có những biện pháp mà Việt Nam đã nhận thức được sự cần thiết phải khai thác và tận dụng, nhưng trên thực tế lại chưa hề áp dụng hoặc mới chỉ áp dụng ở mức thấp do trình độ khoa học công nghệ cũng như trình độ quản lý còn nhiều hạn chế. 2.1. Các biện pháp quản lý định lượng Cấm nhập khẩu Vì mục đích an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, một số mặt hàng thuộc diện hàng cấm nhập khẩu như vũ khí, đạn dược, các loại ma tuý, các loại hoá chất độc, sản phẩm văn hoá phản động.. Ngoài ra, nhằm mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước, tuỳ theo tình hình sản xuất trong nước từng năm, Việt Nam còn cấm nhập khẩu một số mặt hàng như thuốc lá điếu, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, một số phương tiện vận tải tay lái nghịch, một số vật tư, phương tiện đã qua sử dụng.. Nói chung hàng xuất khẩu của Việt Nam ít bị hạn chế bởi biện pháp này do quy định của các nước nhập khẩu khá phù hợp với mục tiêu trên. Hiện nay, hầu như danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu của Việt Nam không thay đổi là bao nhiêu. Mới đây, ngày 04/04/2001, Thủ tướng chính phủ đã kí quyết định số 46/2001/QĐ-TTg về quản lý xuất khẩu thời kì 2001-2005 trong đó đưa thêm vào danh mục cấm nhập khẩu một số mặt hàng mới. Hạn ngạch nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu là những sự hạn chế hoặc mức trần do nước nhập khẩu đặt ra về giá trị hay khối lượng nhập khẩu của những loại hàng hoá nhất định được mang từ nước ngoài vào để bảo vệ các nhà sản xuất nội địa khỏi những ảnh hưởng do giá hàng nhập khẩu thấp gây ra. ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-2001, một số mặt hàng chịu sự áp dụng hạn ngạch nhập khẩu chặt chẽ hơn và quy định chi tiết hơn như: ô tô chở khách từ 12 chỗ ngồi trở xuống, xe 2 bánh gắn máy nguyên chiếc. Ngoài ra, xăng dầu và phân bón vẫn được phân bổ hạn ngạch, riêng phân bón, năm 2001, Chính phủ đã bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mặt hàng Mức độ hạn chế số lượng áp dụng năm 1997 Mức độ hạn chế số lượng áp dụng năm 2000 Mức độ hạn chế số lượng áp dụng năm 2001 Ô tô chở khách dưới 12 chỗ ngồi Hạn mức 3000 chiếc - Cấm nhập khẩu loại đã qua sử dụng. - Giấy phép nhập khẩu (áp dụng đối với ô tô dưới 16 chỗ ngồi loại mới) - Cấm nhập khẩu loại đã qua sử dụng. - Giấy phép nhập khẩu (áp dụng đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồi, loại mới) Xe 2 bánh gắn máy nguyên chiếc Hạn mức 350000 chiếc (bao gồm cả linh kiện lắp ráp) - Giấy phép nhập khẩu đối với xe và linh kiện lắp ráp đồng bộ SKD, CKD (cấm nhập loại đã qua sử dụng) - Giấy phép nhập khẩu đối với loại xe mới 100% và bộ linh kiện lắp ráp không có đăng ký tỷ lệ nội địa hoá (cấm nhập khẩu loại đã qua sử dụng) Thép xây dựng Hạn mức 500000 tấn Giấy phép nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu Phôi thép Hạn mức 900000 tấn Giấy phép nhập khẩu Xi măng -Hạn mức 500000 tấn - 700 000 tấn -Ap dụng giấy phép - Nhập khẩu đối với xi măng đen Giấy phép nhập khẩu Clinker Hạn mức 1.100000 tấn Giấy phép nhập khẩu Giấy in báo, giấy viết, giấy in thường, giấy vệ sinh Cấm nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu Giấy in chất lượng cao, giấy carton duplex Hạn mức 200000 tấn Giấy phép nhập khẩu Đường Hạn mức 10000 tấn đường RE, cấm nhập các loại đường khác Giấy phép nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu Trong xu hướng tự do hoá thương mại, các nước cũng đã dần xoá bỏ cơ chế hạn ngạch. Đơn cử như vào năm 2000, Trung Quốc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với 57 nhóm hàng (mã HS 4 số), bao gồm đồng hồ, xe máy, ngũ cốc, dầu ăn, phân bón, thép, hàng dệt may, thuốc lá. Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã bãi bỏ chế độ hạn ngạch với hơn một nửa số nhóm hàng kể trên và cam kết lịch trình loại bỏ đối với các mặt hàng còn lại muộn nhất là đến 01/01/2005. Còn ở Việt Nam đến nay, hạn ngạch chỉ còn được áp dụng đối với duy nhất một mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu là dệt may. Đây là một động thái tích cực của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Theo Hiệp định Dệt may ATC của WTO từ 01/01/1996 đến 01/01/2005, các nước sẽ dần dần hoà nhập toàn bộ hàng dệt may vào thực hiện GATT 1994, nghĩa là sẽ bãi bỏ chế độ hạn ngạch đối với mặt hàng này. Tuy nhiên, theo tổng kết của Hiệp hội Dệt may quốc tế, mặc dù hơn 7 năm đã trôi qua, các nước phát triển mới chỉ hoà nhập được một số lượng hạn chế các sản phẩm dệt may. Đến nay, Hoa Kì vẫn duy trì hạn ngạch đối với 841 mặt hàng trong tổng số 932 mặt hàng. Các số liệu tương ứng với EU và Canada là 222/303 và 292/368 mặt hàng. Trong lĩnh vực nông nghiệp, WTO cũng cho phép các nước thành viên duy trì hạn ngạch thuế quan. Hàng nhập khẩu nằm trong mức hạn ngạch này sẽ được hưởng thuế suất thấp. Tuy nhiên, nếu vượt quá mức hạn ngạch quy định, mặt hàng đó sẽ phải chịu mức thuế suất rất cao. Giấy phép nhập khẩu không tự động Từ năm 1997 đến 2000, giấy phép nhập khẩu không tự động được áp dụng ngày càng giảm, có một số mặt hàng nhập khẩu quản lý bằng giấy phép không tự động nhưng trên thực tế là không cấp phép. TT Mặt hàng áp dụng giấy phép nhập khẩu Năm 2000 1 Xe 2 bánh, 3 bánh gắn máy nguyên chiếc và linh kiện lắp ráp đồng bộ SKD và CKD Hầu như không cấp phép 2 Một số chủng loại thép xây dựng Hầu như không cấp phép 3 Xi măng Pooclăng (theo tiêu chuẩn quy định) Thực tế không cấp phép 4 Clinker 5 Đường thô và đường tinh luyện Thực tế không cấp phép 6 Giấy viết, giấy in các loại mã số 4801 và 4802 trong biểu thuế xuất, nhập khẩu Thực tế không cấp phép 7 Kính xây dựng trắng trơn (độ dày từ 1,5 - 12 mm, không gồm các loại kính hoa, kính nhiều lớp, kính an toàn, kính cốt thép) Thực tế không cấp phép 8 Gạch ốp, lát Ceramic và Granit có kích thước 400 X 400 mm và có một cạnh từ 400 mm trở xuống Thực tế không cấp phép 9 Máy, khung xe 2 bánh, 3 bánh gắn máy các loại không đồng bộ Thực tế không cấp phép 10 Ô tô từ 16 chỗ ngồi trở xuống Thực tế không cấp phép 11 Dầu thực vật tinh chế (dầu cọ, vừng, lạc, đậu tương) Thực tế không cấp phép Chú thích: các doanh nghiệp chỉ được phép ký hợp đồng nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục này khi có giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại. Nhìn chung, các biện pháp quản lý định lượng được áp dụng trong thời gian qua nhằm mục đích hạn chế số lượng nhập khẩu một cách tạm thời để bảo hộ sản xuất trong nước. Khi nào sản xuất trong nước đủ hoặc gần đủ đáp ứng nhu cầu thì hạn ngạch được chuyển thành giấy phép nhập khẩu, thực chất là giảm hạn ngạch hay thậm chí không cấp giấy phép. Tuy nhiên, về mặt dài hạn, khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết cắt giảm các biện pháp hạn chế số lượng trong AFTA, WTO thì khó tiếp tục áp dụng các biện pháp này một cách tạm thời và không rõ ràng như vậy. 2.2. Các biện pháp quản lý về giá Trị giá tính thuế hải quan Ngoài mục tiêu trực tiếp là tránh gian lận thương mại, biện pháp xác định trị giá tính thuế hải quan còn gián tiếp tăng cường bảo hộ sản xuất trong nước. Để hạn chế gian lận trong khai báo trị giá tính thuế, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính cùng với Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan xây dựng Bảng giá tối thiểu các mặt hàng Nhà nước quản lý giá, phục vụ cho việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu. Bộ Tài chính đã ban hành quy định cụ thể về Bảng giá tối thiểu này, trong đó, số nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế đã giảm từ 34 (năm 1996) xuống còn 21(năm 1997), 15 (năm 1998) và đến nay chỉ còn 7 nhóm (Quyết định 164/2000QĐ-BTC ngày 10/10/2000). Nhiều mặt hàng được sản xuất bởi các ngành công nghiệp trong nước có sức cạnh tranh thấp và đang gặp khó khăn đã được đưa vào Danh mục các nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế. Do tính phức tạp và khó khăn cuả công việc nên ngành Hải quan chưa có đủ điều kiện xác định trị giá thực tế để tính thuế nhập khẩu. Ngoài quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cũng ban hành quy định về Bảng giá tính thuế tối thiểu bao gồm những mặt hàng nằm ngoài những nhóm mặt hàng trên. Phụ thu Phụ thu là một biện pháp tựa như thuế quan (para-tariff-measure) góp phần bảo hộ sản xuất trong nước khá hiệu quả. Ngoài ra, phụ thu còn có tác dụng bình ổn giá và tạo nguồn thu cho ngân sách. Danh mục các mặt hàng chịu phụ thu không cố định. Phụ thu áp dụng với một số mặt hàng khi có biến động giữa giá thế giới và giá trong nước. Nhưng một số mặt hàng có giá thế giới khá ổn định vẫn bị áp dụng phụ thu. Các mặt hàng nhập khẩu chịu phụ thu Stt Mặt hàng Tỷ lệ phụ thu (% của giá CIF hoặc FOB) Mục đích Thời điểm bắt đầu thi hành Thời điểm bãi bỏ 1 Thép ống 10 Bình ổn giá (BOG) 1/10/97 2 Thép tròn trơn 10 BOG 15/05/94 3 Thép tròn vành 10 BOG 15/05/94 4 Thép tấm 4 BOG 15/05/94 5 Nhựa PVC 5 (*) Thu ngân sách(TNS) 18/08/98 6 Xăng ô tô 20 TNS 10/11/98 20/05/99 7 Nafta, Refomat và các chế phẩm để pha chế xăng 20 TNS 10/11/98 20/05/99 8 Diesel 25 TNS 10/11/98 20/05/99 9 Dầu hoả 10 TNS 10/11/98 20/05/99 10 Nhiên liệu bay (TC1, ZA1) 10 TNS 10/11/98 20/05/99 11 Ma dút 0 TNS 10/11/98 20/05/99 12 Phân U rê 3 TNS 18/07/98 01/05/00 13 Phân NPK 4 TNS 18/07/98 14 Phân DAP 5 TNS 18/07/98 15/05/99 15 Chất hoá dẻo DOP 5 TNS 20/01/99 16 Bột PVC TNS 01/04/00 17 Ruột và phích nước nóng thông dụng từ 2,5 lit trở xuống 30 và 40 TNS 01/04/00 18 Các loại bìa, carton phẳng làm bao bì 10 TNS 01/04/00 19 Ly, cốc, đồ dùng nhà bếp bằng sành sứ, thuỷ tinh (trừ các loại được sản xuất bằng thuỷ tinh pha lê) 20 TNS 01/04/00 20 Quạt bàn, quạt cây, quạt trần, quạt treo tường, quạt gió dưới 100 W 20 TNS 01/04/00 (*) Từ 18/14/1999 là 10% 3.1. Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp Quyền kinh doanh nhập khẩu Trước tháng 9/1998, chỉ có các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh nhập khẩu mới được nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Sau khi Nghị định số 57/1998/NĐ-CP được ban hành ngày 31/7/1998, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đã được mở rộng một cách đáng kể. Điều 8 Nghị định này quy định "thương nhân là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng kí trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh". Tuy nhiên, quy định này không áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu, phương tiện vận tải để thực hiện các dự án đầu tư, phục vụ sản xuất theo quy định trong giấy phép đầu tư. Gần đây, Bộ Thương mại đã ban hành thông tư số 26/2001/TT-BTM ngày 4/12/2001, trong đó cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mua những mặt hàng không do doanh nghiệp sản xuất để chế biến xuất khẩu hoặc xuất khẩu, trừ những mặt hàng ghi trong "Danh mục hàng hoá không thuộc đối tượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mua để xuất khẩu". Theo Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001 của Chính phủ, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, mà đặc biệt là quyền kinh doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19458.doc
Tài liệu liên quan