MỤCLỤC
Trang
Chương 1 GIỚI THIỆU . 1
1.1 Cơsởchọn đềtài.1
1.2 Mụctiêu vàphạmvinghiên cứu. 2
1.2.1 Mụctiêu . 2
1.2.2 Phạmvivàphương pháp nghiên cứu . 2
1.3 Ýnghĩađềtài. 2
1.4 Nộidung củakhoáluận . 3
Chương 2 CƠSỞLÝTHUYẾT.4
2.1 Giớithiệu. 4
2.2 Hành vingườitiêu dùng. 4
2.2.1 Định nghĩahành vingườitiêu dùng. 4
2.2.2 Cácyếu tố ảnh hưởng đến hành vingườitiêu dùng. 4
2.2.2.1 Những yếu tố trình độ văn hoá . 5
2.2.2.2 Những yếu tố mang tính chấtxãhội. 6
2.2.2.3 Những yếu tố mang tính chấtcánhân. 6
2.2.2.4 Cácyếu tố có tính chấttâmlý. 6
2.2.3 Quátrình raquyếtđịnh muahàng. 8
2.2.3.1 Nhận thứcvấn đề. 8
2.2.3.2 Tìmkiếmthông tin. 9
2.2.3.3 Đánh giácácchọn lựa. 9
2.2.3.4 Quyếtđịnh mua. 9
2.3 Một số nghiên cứu trước về việc chọn lựa ngành thi đại học của học sinh lớp
12 .10
2.3.1 Cáctiêu chícủasự lựachọn ngành đào tạo củahọcsinh lớp 12. 11
2.3.2 Cơcấu ngành nghềvàyêu cầu củaxãhộivềsứclao động. 11
2.4 Công táchướng nghiệp ởcáctrường THPT. 12
2.5 Mô hình nghiên cứu. 12
2.6 Tómtắt. 13
Chương 3 PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU. 14
3.1 Giớithiệu. 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu. 14
3.2.1 Thiếtkếnghiên cứu. 14
3.2.1.1 Nghiên cứu sơbộ. 14
3.2.1.2 Nghiên cứu chính thức. 15
3.2.2 Kếtquảnghiên cứu sơbộ. 16
3.2.3 Nghiên cứu chính thức. 18
3.2.3.1 Mẫu. 18
3.2.3.2 Thông tin mẫu. 19
3.3 Tómtắt. 20
Chương 4 KẾTQUẢNGHIÊNCỨU.21
4.1 Giớithiệu. 21
4.2 Nhận thứcnghềnghiệp. 21
4.3 Tìmkiếmthông tin. 23
4.4 Đánh giácáctiêu chí. 25
4.4.1 Tiêu chíchọn ngành. 25
4.4.2 Tiêu chíchọn trường. 26
4.5 Raquyếtđịnh. 27
4.6 Sự khácbiệttrong hành vichọn ngành củacácbiến nhân khẩu học.30
4.6.1 Nhận thứcvềnhu cầu thiđaihọc. 31
4.6.2 Tìmkiếmthông tin. 32
4.6.3 Đánh giácáctiêu chí. 32
4.6.4 Raquyếtđịnh. 34
4.7 Tómtắt. 34
Chương 5 KẾTLUẬNVÀKIẾNNGHỊ.35
5.1 Giớithiệu. 35
5.2 Kếtquảchính. 35
5.3 Những mặtcòn hạn chế. 36
5.4 Kiến nghị.36
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2946 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp nghiên cứu với 3 phần chính sau: (1) Thiết kế nghiên cứu; (2) Nghiên cứu sơ bộ và
hiệu chỉnh bảng câu hỏi; (3) giới thiệu mở đầu cho phần nghiên cứu chính thức.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mô tả cụ thể hành vi chọn ngành của học sinh 12 nên
phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp mô tả.
Nghiên cứu mô tả: là dạng nghiên cứu dùng để mô tả thị trường. Ví dụ: mô tả đặc
tính người tiêu dùng (tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ văn hóa); thói quen
tiêu dùng; nhận thức đối với một loại sản phẩm; thái độ đối với các thành phần tiếp
thị…. Phương pháp nghiên cứu mô tả thường được thực hiện bằng phương pháp nghiên
cứu tại hiện trường thông qua các kỹ thuật nghiên cứu định lượng.
Có 2 cách để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu mô tả là: Quan sát và phỏng vấn
Trong luận văn này việc thu thập dữ liệu cho nghiên cứu sẽ được tiến hành bằng
cách phỏng vấn qua bảng câu hỏi.
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước chính
Bảng 3.1: Tiến độ các bước nghiên cứu
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian
1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi 03 – 2006
n = 5 - 10
2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 04 – 2006
qua bảng câu hỏi
n = 200
Xử lý, phân tích dữ liệu
3.2.1.1 Nghiên cứu sơ bộ
14
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12
Mục tiêu của nghiên cứu sơ bộ là: tìm hiểu các vấn đề cần thiết mà các bạn học sinh 12
quan tâm để thiết kế bảng câu hỏi.
- Cách tiến hành:
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu sơ bộ cùng thời điểm đó trường Đại học An
Giang tiến hành tổ chức các buổi hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, đây là điều
kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu sơ bộ, bằng cách tham gia cùng với đoàn trường do
thầy Nguyễn Văn Thắng hướng dẫn đến các trường phổ thông trung học hướng dẫn và
giải đáp các thắc mắc có liên quan đến kỳ thi tuyển sinh đại học. Với dàn bài thảo luận
đã được chuẩn bị trước (phụ lục 1), tôi đã trao đổi với một số bạn lớp 12 (10 bạn học
sinh trường Nguyễn Khuyến). Kết quả thu được từ buổi hướng nghiệp và thảo luận cùng
các bạn học sinh ở đấy được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc thiết lặp bảng câu
hỏi. Sau đó lấy ý kiến một số người có hiểu biết về lĩnh vực này nhận xét về bảng câu
hỏi, phát hành thử và hiệu chỉnh lần cuối trước khi phát hành bảng câu hỏi cho nghiên
cứu chính thức.
3.2.1.2 Nghiên cứu chính thức
Đây là giai đoạn nghiên cứu định lượng, với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn trực
tiếp qua bảng câu hỏi (phụ lục 3), với kích thước mẫu n = 200. Dữ liệu thu thập được xử
lý bằng phần mềm SPSS 13.0, sau khi được mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các
phân tích chính sau: (1) Thống kê mô tả, (2) Phân tích khác biệt.
Các công cụ phân tích sau sẽ được dùng để kiểm định sự khác biệt và tương quan
giữa các biến nhân khẩu học: Chi – Square, Tau – b – Kendall.
15
Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu
liên quan
- Hành vi người tiêu dùng
- Hành vi chọn ngành của học sinh 12
- Công tác hướng nghiệp ở các
trường THPT
Hiệu chỉnh bảng câu hỏi
- Thảo luận tay đôi
- Bảng câu hỏi phát
Phỏng vấn thử
(n = 35)
Bảng câu hỏi chính thức.
Phỏng vấn trực tiếp qua bảng
câu hỏi (n = 200)
Xử lí dữ
liệu
- Thống kê mô tả
- Phân tích khác biệt
- Phân tích tương quan
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12
Hình 3.1. Qui trình nghiên cứu
3.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ
Từ thông tin thu thập được sau quá trình thảo luận và tham gia giờ hướng nghiệp, bảng
câu hỏi được thiết lập cho phần nghiên cứu sơ bộ (phụ lục 2).
Để kiểm tra lại ngôn ngữ và cấu trúc thông tin trong bảng câu hỏi, qua đó hiệu chỉnh
bảng câu hỏi để thiết lập một bảng câu hỏi hoàn chỉnh cho cuộc phỏng vấn nghiên cứu
chính thức.
- Cách tiến hành:
Chọn ngẫu nhiên một lớp 12 ở trường Nguyễn Hữu Cảnh, số phiếu phát đi là 50
phiếu và thu hồi được 35 phiếu.
Kết quả thu về tương đối như mong muốn, nhưng có một số biến cần phải hiệu
chỉnh.
Đến thời điểm này, các bạn học sinh lớp 12 đã quyết định chọn cho mình ít nhất một
nghề nghiệp để dự thi đại học, do đó biến số 2 (bạn dự định thi vào những ngành nào) bị
thừa và có sự trùng lắp với biến thứ 14 (Hiện giờ bạn đã quyết định chọn ngành nào
chưa? Đó là ngành gì?) vì thế ta chỉ chọn 1 biến phù hợp hơn là biến số 14 được giữ lại.
Ngoài ra giữa biến thứ 8 và biến thứ 16 đều là những yếu tố tác động đến việc chọn
ngành thi đại học. Cho nên cần phải sàng lọc, chọn lựa những tiêu chí nào có liên quan
nhiều nhất đến việc chọn ngành của các bạn và hai biến này chỉ gộp lại làm một biến để
rút ngắn bảng câu hỏi.
Bên cạnh đó cũng cần hiệu chỉnh một số biến mà kết quả thu thập về không đánh giá
được, chẳng hạn như: biến thứ 7 (Bạn có luyện thi đại học khi bắt đầu nghĩ đến ngành
nghề không); biến số 3 (Đối với bạn thi đại học có dễ đậu không); biến số 4 (Bạn có thể
đánh giá khả năng đậu đại học trong kỳ thi tới là bao nhiêu phần trăm không).
Đồng thời cần bổ sung thêm biến đánh giá kết quả học tập, để biết được các bạn học
sinh có tự tin vào kết quả học tập của mình mà chọn ngành thi đại học không.
Bảng câu hỏi chưa hiệu chỉnh
Nhận thức về ngành thi đại học
1. Bạn có dự thi đại học năm 2005 -2006 không?
2. Bạn dự định thi vào những ngành nào?
3. Đối với bạn thi đại học có dễ đậu không?
4. Bạn có thể tự đánh giá khả năng đậu đại học trong kì thi tới là bao nhiêu phần
trăm không?
5. Bạn bắt đầu nghĩ đến ngành thi đại học từ khi nào?
6. Từ khi nghĩ về ngành thi đại học bạn đã cân nhắc bao nhiêu ngành?
7. Bạn có luyện thi đại học khi bắt đầu nghĩ đến ngành nghề không?
16
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12
8. Điều gì thôi thúc bạn nghĩ đến ngành thi đại học?
Tìm hiểu thông tin nghề nghiệp
9. Bạn tìm hiểu thông tin nghề nghiệp từ đâu? Bạn có nhận định gì đối với thông tin
bạn chọn?
Đánh giá các chọn lựa
10. Khi chọn ngành bạn thường quan tâm đến vấn đề gì? (Xếp loại các tiêu chí theo
mức độ quan trọng: (1) Quan trọng, (2) Tương đối quan trọng, (3) Tương đối
không quan trọng, (4) Không quan trọng)
11. Khi chọn trường thi đại học bạn thường quan tâm đến vấn đề gì? (Xếp loại các
tiêu chí theo mức độ quan trọng: (1) Quan trọng, (2) Tương đối quan trọng, (3)
Tương đối không quan trọng, (4) Không quan trọng)
Ra quyết định
12. Khi chọn ngành hoặc trường thi đại học bạn thường tham khảo ý kiến của ai?
13. Ý kiến ai có giá trị nhất đối với bạn?
14. Hiện giờ bạn đã quyết định chọn ngành nào chưa? Đó là ngành gì?
15. Trường đại học mà bạn chọn thi là những trường nào?
16. Những tác động nào sau đây ảnh hưởng đến ngành thi đại học của bạn?
17. Trong kì thi tới bạn sẽ thi mấy đợt?
18. Bạn làm gì nếu không đậu đại học?
Thang đo
Hành vi chọn ngành của học sinh 12 được đo lường bằng thang đo dang nghĩa và thang
đo thứ bậc.
- Thang đo danh nghĩa (Nominal Scale): là các con số chỉ dùng để phân loại các đối
tượng, chứ không mang ý nghĩa nào khác.
- Thang đo thứ bậc (Ordinal scale): là các con số dùng để quy ước thứ bậc (sự hơn
kém)
17
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12
Bảng 3.2: Thang đo
Mục tiêu phân tích Thang đo Câu hỏi phân tích
Nhận thức ngành nghề
Khả năng đậu đại học Danh nghĩa Câu 2
Nghĩ đến ngành thi đại học Danh nghĩa Câu 3
Cân nhắc ngành nghề Danh nghĩa Câu 4
Luyện thi đại học Danh nghĩa Câu 5
Động lực nghĩ đến thi đại học Danh nghĩa Câu 6
Tìm kiếm thông tin
Nguồn thông tin ở đâu Danh nghĩa Câu 7
Đánh giá tiêu chí chọn lựa
Tiêu chí chọn ngành Thứ bậc Câu 8
Tiêu chí chọn trường Thứ bậc Câu 9
Ra quyết định
Tham khảo ý kiến Danh nghĩa Câu 10
Ý kiến có giá trị nhất Danh nghĩa Câu 11
Chọn ngành Danh nghĩa Câu 12
Đánh giá của nhà trường Danh nghĩa Câu 13
Căn cứ vào kết quả học tập chọn ngành Danh nghĩa Câu 14
Dự thi đại học Danh nghĩa Câu 15
Chọn trường Danh nghĩa Câu 16
Sau khi rớt đại học Danh nghĩa Câu 17
3.2.3 Nghiên cứu chính thức
3.2.3.1 Mẫu
Phạm vi nghiên cứu được chọn là một trường chuyên ở thành phố Long Xuyên (Thoại
Ngọc Hầu) và một trường không chuyên (Trường THPT Long Xuyên), cùng với 2
trường học có các bạn học sinh sống ở nông thôn và cũng thuận tiện cho việc nghiên
cứu là trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh và trường Nguyễn Khuyến thuộc huyện Chợ
Mới và thị trấn Phú Hòa (Thoại Sơn).
- Cách tiến hành
Chọn ngẫu nhiên một lớp ở mỗi trường THPT, (không là lớp giỏi, cũng không là lớp
yếu kém), phát bảng câu hỏi cho mỗi bạn lựa chọn câu trả lời và thu về sau 15 phút.
18
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12
Kết quả thu về trực tiếp 2 trường Nguyễn Khuyến và Thoại Ngọc Hầu là 100%, phát
100 phiếu thu về đủ số 100. Riêng 2 trường Long Xuyên và Nguyễn Hữu Cảnh do
không có điều kiện phỏng vấn trực tiếp nên phải gởi lại cho giáo viên chủ nhiệm, ngày
hôm sau thu lại. Số phiếu ban đầu là 100, mỗi trường 50 phiếu, kết quả thu về trường
Long Xuyên 42 phiếu và trường Nguyễn Hữu Cảnh là 45 phiếu .
3.2.3.2 Thông tin mẫu
Sau khi làm sạch, tổng số hồi đáp hợp lệ là 179 phiếu (phiếu có dự thi đại học thì các
thông tin cung cấp tương đối đầy đủ, là những phiếu hợp lệ).
Mẫu được lấy bằng cách chọn ngẫu nhiên một lớp 12 ở trường THPT .
Các biến nhân khẩu học được dùng là: (1) Giới tính; (2) Quê quán; (3) Trường
PTTH; (4) Kết quả học tập; (5) Nghề nghiệp cha mẹ; (6) Hoàn cảnh kinh tế gia đình.
Kết quả điều tra được thể hiện qua các biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nghề nghiệp Biểu đồ 3.4: Phân bố theo trường
19
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo vùng Biểu đồ 3.2: Cơ cấu giới tính
Nữ
56%
Nam
44%T
hà
n
h
ph
ố
38
%
Thị trấn, thị xã
23%
N
ôn
g
th
ôn
39
%
Nghề khác 20%
CBCNV 20%
Nông dân 38%
Nguyễn Hữu Cảnh
22%
Long Xuyên
22%
Thoại Ngọc Hầu
29%
Nguyễn Khuyến
27%
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12
Biểu đồ 3.5: Xếp loại kết quả học tập
1
77
90
11
0
20
40
60
80
100
Giỏi Khá Trung bình Yếu
3.3 Tóm tắt
Chương 3 tập trung trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được
các mục tiêu đã đề ra. Quá trình nghiên cứu gồm 2 bước: (1) nghiên cứu sơ bộ: thảo
luận tay đôi và phỏng vấn thử để hiệu chỉnh các biến trong bảng câu hỏi; (2) nghiên cứu
chính thức định lượng: được thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp, sau đó dữ liệu sẽ được
xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS.
Chương này cũng trình bày cụ thể kết quả nghiên cứu sơ bộ, với các biến được hiệu
chỉnh, tiếp theo đó là những dữ liệu ban đầu của nghiên cứu chính thức cũng được giới
thiệu. Kết quả làm sạch dữ liệu có 179 phiếu đạt yêu cầu. Kết quả nghiên cứu sẽ được
phân tích và đánh giá trong chương tiếp theo.
20
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Giới thiệu
Chương 3 – đã trình bày phương pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức cũng được giới thiệu cơ bản. Chương 4 sẽ tập trung phân tích,
đánh giá các thông tin thu thập được, nội dung chương này trình bày các phần chính
sau: (1) Nhận thức về ngành thi đại học; (2) Tìm kiếm thông tin; (3) Đánh giá các tiêu
chí; (4) Ra quyết định, (5) Phân tích khác biệt.
4.2 Nhận thức về sự cần thiết của ngành nghề
Học sinh lớp 12 ngày nay có nhận thức như thế nào về nghề nghiệp của mình, các bạn
nghĩ đến ngành thi đại học từ khi nào, đã cân nhắc bao nhiêu ngành nghề và đã chuẩn bị
gì cho kì thi đại học sắp tới. Điều gì đã thôi thúc các bạn phải nghĩ đến nghề nghiệp, kết
quả điều tra sau đây sẽ cho chúng ta biết được điều đó:
Nghĩ đến ngành thi đại học
Biểu đồ 4.1: Học sinh bắt đầu nghĩ đến ngành thi đại học
18%
30%27%
25%
Trước lớp
10
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kết quả điều tra được cho thấy, các bạn học sinh có sự nhận thức về nghề nghiệp
tương đối sớm. Mặt dù đa số các bạn đến lớp 12 mới nghĩ đến ngành thi đại học nhưng
cũng có không ít bạn đã nghĩ đến ngành thi đại học khi mới bước vào lớp 10, có bạn còn
nghĩ đến trước lớp 10. Có thể nói nghề nghiệp cũng chiếm một vị trí quan trọng nhất
định trong cuộc sống các bạn học sinh phổ thông.
21
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12
Cân nhắc khi chọn ngành
Biểu đồ 4.2: Cân nhắc ngành nghề
10%
44%
29%
17%
1 ngành 2 ngành 3 ngành > 3 ngành
Khi nghĩ về ngành thi đại học các bạn học sinh 12 thường cân nhắc từ 2 ngành trở
lên. Bởi xã hội ngày nay luôn tạo điều kiện phát triển cho tương lai thế hệ trẻ, các bạn
học sinh lớp 12 luôn có nhiều sự lựa chọn, nhiều nguyện vọng cho nghề nghiệp của
mình. Rớt nguyện vọng 1, các bạn còn nhiều cơ hội ở nguyện vọng 2,3. Vì vậy, đa số
học sinh 12 luôn có sự cân nhắc thận trọng và sắp xếp các ngành mình chọn phù hợp
với điều kiện của nguyện vọng sao cho cơ hội đậu đại học là cao nhất.
Bắt đầu luyện thi đại học
Biểu đồ 4.3: Học sinh bắt đầu luyện thi đại học
10%
49%
24%
14%
3%
Trước lớp 10 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 không luyện
Mặc dù nghĩ đến ngành thi đại học rất sớm, nhưng tỉ lệ các bạn học sinh ôn thi đại
học khi bắt đầu nghĩ đến ngành nghề không cao. Đa số là đến lớp 12 mới bắt đầu luyện
thi, có một số ít các bạn không luyện thi đại học, trong số đó có thể các bạn tự tin với
năng lực của mình, cũng có thể một số bạn gia đình còn khó khăn không đủ điều kiện
luyện thi. Tuy nhiên khi hỏi các bạn có thể tự đánh giá khả năng đậu đại học trong kì thi
tới phần lớn các bạn cho rằng mình có thể đậu đại học. Điều đó thể hiện các bạn nhận
22
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12
thức khá đơn giản về vấn đề thi đại học, tỉ lệ lớn các bạn rất tự tin, các bạn nhìn về
tương lai tương đối lạc quan.
Động lực thúc đẩy chọn ngành thi đại học
Biểu đồ 4.4: Động lực thúc đẩy thi đại học
41%
40%
37%
28%
74%Nghề nghiệp vững chắc
Muốn kiếm tiền
Cống hiến cho xã hội
Khẳng định năng lực của mình
Địa vị trong xã hội
Qua biểu đồ trên ta có thể kết luận rằng động lực có tác động lớn nhất đến việc chọn
ngành thi đại học của học sinh 12 là “nghề nghiệp vững chắc”. Phần lớn các học sinh
mong muốn mình có được nghề nghiệp vững chắc, ổn định. Chỉ có một số ít các bạn
quan tâm đến tiêu chí “địa vị xã hội” hay “muốn khẳng định năng lực của mình”.
Nhìn chung đa số các bạn học sinh lớp 12 có nhận thức rất sớm về ngành nghề, các
bạn cân nhắc rất thận trọng trước khi ra quyết định chọn ngành, phần lớn các bạn cân
nhắc từ 2 ngành trở lên. Đồng thời, các bạn rất tự tin khi chuẩn bị thi đại học và nhìn
tương lai của mình tương đối lạc quan, phần lớn cho rằng mình có thể đậu đại học trong
kỳ thi tới, trong khi các bạn lại ít quan tâm đến vấn đề luyện thi, tỉ lệ lớn học sinh đến
năm 12 mới bắt đầu luyện thi đại học. Và nguyện vọng chung nhất của các bạn học sinh
12 hiện nay là mong muốn mình có nghề nghiệp vững chắc.
4.3 Tìm kiếm thông tin
Hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin nói về ngành nghề, về vấn đề thi đại học của học
sinh phổ thông hay các thông tin về trường đại học. Để dễ cho việc phân tích và đánh
giá, nguồn thông tin sẽ được phân thành 4 phần cơ bản là: (1) Sách báo, đài truyền hình
- radio, Internet, phim ảnh; (2) Giờ hướng nghiệp, tham khảo ý kiến thầy cô, trao đổi
với bạn bè;(3) Cha mẹ, anh chị đi trước; (4) Tự quan sát.
23
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12
Biểu đồ 4.5: Nguồn thông tin
46
57
55
28
42
59
42
26
70
7
4
12
33
0
8
33
46
53
42
59
26
28
36
23
38
5
6
7
24
7
0 50 100 150 200
Sách, báo
Cha mẹ
Thầy cô
Bạn bè
Đài truyền hình, radio
Kiến thức bản thân
Giờ hướng nghiệp
Internet
Anh chị trong gia đình
Phim ảnh
Tần số
Tin cậy Dễ tìm Hữu ích
Trong các nguồn thông tin trên, nguồn thông tin được học sinh chọn nhiều nhất là
sách báo, bởi các bạn cho rằng đây là nguồn thông tin dễ tìm, hữu ích và cũng có thể tin
cậy được. Trên thực tế có rất nhiều sách báo viết về thông tin nghề nghiệp hoặc thông
tin về các trường đại học, các bạn học sinh có thể tìm bất cứ ở nhà sách nào hoặc ở thư
viện…nguồn thông tin này rất dễ tìm.
Bên cạnh đó, nguồn thông tin mà các bạn tin cậy nhất đó là cha mẹ. Chứng tỏ cha
mẹ có một vị trí rất quan trọng trong việc chọn ngành của các bạn học sinh 12.
Nguồn thông tin mà các bạn ít tham khảo nhất là thông tin từ phim ảnh. Bởi vì trên
thực tế phim ảnh không cung cấp thông tin về nghề nghiệp hoặc trường đại học nhiều.
Có chăng chỉ là những kiến thức về giao tiếp, về những tấm gương vượt khó, hoặc
những hình ảnh nghề nghiệp mà qua đó có thể khơi gợi lên cho các bạn nghĩ về một
ngành nghề nào đó. Thường thì nó hữu ích nếu các bạn có nhận thức tích cực về nó.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, nguồn thông tin từ giờ hướng nghiệp hay từ thầy
cô không phải là nguồn thông tin mà các bạn chọn nhiều nhất. Điều đó đúng với kết quả
nghiên cứu của Th.s La Hồng Huy (2001), giờ hướng nghiệp không phải là nơi mà các
bạn học sinh đặt niềm tin tuyệt đối, công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông
trung học chưa đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng của mục tiêu đào tạo, chưa giải đáp
một cách thoả đáng mọi thắc mắc có liên quan đến nghề nghiệp của học sinh.
Tỉ lệ học sinh không tham khảo thông tin từ các nguồn trên cũng tương đối cao
(33%). Điều này có thể lí giải là có thể số học sinh am hiểu về nghề nghiệp tương đối
nhiều, có sự nhận thức tốt về ngành nghề và khi quyết định chọn ngành các bạn không
cần tìm kiếm thông tin tham khảo. Tuy nhiên, cũng có thể các bạn không quan tâm đến
24
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12
việc thi đại học “thi cho biết”, nên chỉ làm thủ tục dự thi mà không có sự cân nhắc hay
tìm hiểu thông tin về ngành nghề mình chọn thi.
Qua kết quả nghiên cứu được ở trên cho thấy phần lớn các bạn tìm hiểu thông tin nghề
nghiệp từ sách báo; cha mẹ; từ thầy cô; bạn bè. Bởi vì đây là những nguồn thông tin rất
cần thiết cho các bạn học sinh 12, nó vừa dễ tìm lại vừa hữu ích.
Mặt khác, học sinh 12 có sự nhận định về các nguồn thông tin như sau: Cụ thể là đối
với nguồn thông tin từ sách báo, phần lớn các bạn cho rằng thông tin này dễ tìm, còn
với nguồn thông tin từ cha mẹ hoặc thầy cô thì các bạn cho là tin cậy hay nguồn thông
tin từ phim ảnh phần lớn các bạn không chọn nguồn thông tin này. Bởi nó không cung
cấp thông tin gì cho việc chọn ngành của các bạn.
4.4 Đánh giá các tiêu chí
4.4.1 Tiêu chí chọn ngành
Tiêu chí này sẽ được đánh giá qua 4 mức đô: (1) Quan trọng; (2) Tương đối quan trọng;
(3) Tương đối không quan trọng; (4) Không quan trọng.
Biểu đồ 4.6: Tiêu chí chọn ngành
111
99
95
72
49
49
19
45
33
46
38
29
56
27
38
16
5
3
6
20
26
36
17
19
15
6
11
5
0 50 100 150 200
Phù hợp với năng lực học tập
Khả năng có việc làm cao
Phù hợp với sở thích
Khả năng trúng tuyển cao
Mức học phí thấp
Có thu nhập cao khi ra trường
Có vị trí xã hội cao
Tần số
Quan trọng Tương đối quan trọng
Tương đối không quan trọng Không quan trọng
Tiêu chí quan trọng được chọn với tần số cao nhất là “Phù hợp với năng lực học tập”
(62%). Điều này phản ánh một thực tế là nhiều học sinh có sự cân nhắc giữa năng lực
học tập với ngành dự thi đại học, các bạn không chạy theo bạn bè hay địa vị xã hội, mà
đã “biết mình biết ta” và thận trọng hơn trong việc chọn ngành thi. Biết cân bằng năng
lực học tập của mình các bạn sẽ dễ dàng thi đậu vào ngành mà mình chọn.
Tiêu chí có số lượng học sinh đề cập ở mức kế cận là “khả năng có việc làm cao”
(55,3%). Qua đó cho thấy phần lớn các học sinh kỳ vọng vào ngành nghề mình đã chọn
và mong muốn có được việc làm ổn định sau khi ra trường.
25
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12
Một tiêu chí nữa được các bạn đánh giá là quan trọng với tần số tương đối cao là
“phù hợp với sở thích” (53%). Điều này chứng tỏ còn nhiều bạn học sinh vẫn hướng
đến cái mình yêu thích, có bạn thích nghiên cứu những môn học mà mình đã say mê, có
bạn thích nghiên cứu về lĩnh vực đem lại nhiều lợi ích cho con người, cho xã hội…dù
nội dung ý thích đó là gì, rõ ràng nó có tác động tích cực đến quá trình đào tạo cũng như
hoạt động nghề nghiệp sau này của học sinh.
Tiêu chí có tần số chọn thấp nhất về mức độ quan trọng là “ngành có vị trí xã hội
cao” (10,6%). Điều này phản ánh thực trạng chung của đa số học sinh ngày nay ít quan
tâm đến địa vị cao trong xã hội, bởi xã hội ngày nay có quá nhiều sự cạnh tranh trong
công việc, lao động dư thừa, ngành đào tạo ra không có việc làm. Chính vì thế mà các
bạn học sinh 12 chỉ mong muốn mình có một nghề nghiệp vững chắc phù hợp với năng
lực và sở thích của mình.
4.4.2 Tiêu chí chọn trường
Giống như tiêu chí chọn ngành, tiêu chí chọn trường cũng được đánh giá qua 4 mức
độ từ (1) Quan trọng…… (4) không quan trọng.
Biểu đồ 4.7: Tiêu chí chọn trường
92
58
49
31
15
42
43
32
45
36
17
30
25
33
35
16
16
40
27
44
0 50 100 150 200
Khả năng tài chính gia
đình
Tỷ lệ chọi thấp
Trường gần nhà
Có nhiều ngành nghề
Trường có danh tiếng
Tần số
Quan trọng Tương đối quan trọng
Tương đối không quan trọng Không quan trọng
Trong tất cả các tiêu chí chọn trường, tiêu chí được các bạn cho là quan trọng nhiều
nhất là “Khả năng tài chính của gia đình” (51,4%). Điều đó cho thấy phần lớn các bạn
học sinh có ý thức rất tốt, trước khi quyết định chọn trường thi đại học các bạn luôn cân
nhắc về tài chính gia đình, ít quan tâm đến danh tiếng của trường hay trường có nhiều
ngành nghề. Có thể đa số các bạn phải chấp nhận chọn thi những trường không phù hợp
với sở thích nguyện vọng và năng lực thật sự của mình vì còn phải chọn trường phù hợp
với khả năng tài chính của gia đình.
26
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12
Nhìn chung phần lớn các bạn học sinh phổ thông ngày nay có sự cân nhắc rất thận
trọng khi chọn ngành thi đại học và chọn trường để dự thi. Các bạn chọn những ngành
phù hợp với năng lực học tập và sở thích của mình, đồng thời cũng có nhiều bạn chọn
ngành phù hợp với nhu cầu của xã hội, một ngành có nhiều cơ hội về việc làm sau khi
ra trường. Bên cạnh đó các bạn học sinh còn cân nhắc khi lựa chọn trường đại học dự
thi, sao cho phù hợp với khả năng tài chính gia đình. Điều đó cho thấy đa số các bạn
học sinh ngày nay có nhận thức rất tốt về nghề nghiệp, có ý thức về bản thân và gia đình
“biết mình biết ta”.
4.5 Ra quyết định
Tham khảo ý kiến khi chọn ngành
Ra quyết định chọn ngành không phải là vấn đề đơn giản, có liên quan đến cuộc sống,
tương lai của những con người cụ thể. Vì thế các bạn học sinh 12 không những tìm hiểu
các thông tin có liên quan, chọn lựa, cân nhắc các tiêu chí trước khi ra quyết định chọn
ngành mà các bạn còn mong muốn có những ý kiến đóng góp của người thân và gia
đình.
Biểu đồ 4.8: Tham khảo ý kiến
48%
32%
10%
9%
Cha mẹ, anh em trong gia đình
Tự quyết định
Bạn bè, thầy cô
Anh chị đi trước
Tỉ lệ
Biểu đồ trên cho thấy, đa số các bạn học sinh tham khảo ý kiến cha mẹ, anh chị trong
gia đình khi quyết định chọn ngành thi đại học. Điều đó chứng tỏ, cha mẹ, anh chị em
trong gia đình không những có tác động lớn đến nhận thức nhu cầu ngành nghề, tìm
kiếm thông tin mà còn có một vị trí quan trọng trong quá trình ra quyết định chọn ngành
của học sinh 12.
Tuy nhiên cũng có không ít gia đình cho con cái toàn quyền quyết định tương lai của
nó, họ không có ý kiến gì, chỉ có bổn phận chu cấp tài chính. Và kết quả thu được có 57
bạn tự quyết định nghề nghiệp của mình, không tham khảo ý kiến ai (chiếm tỉ lệ 32%).
Chứng tỏ giới trẻ ngày nay có xu hướng thích sống độc lập hơn, muốn tự mình quyết
định mọi thứ về bản thân, kể cả tương lai sự nghiệp chính mình, không muốn phụ thuộc
nhiều vào gia đình.
Như đã trình bày ở trên, mặc dù trước khi ra quyết định chọn ngành, các bạn học
sinh 12 tham khảo ý kiến của nhiều người xung quanh. Nhưng ý kiến của cha mẹ, người
thân trong gia đình là có giá trị nhất đối với đa số các bạn.
27
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12
Biểu đồ 4.9: Ý kiến có giá trị nhất
18%
17%
7%
63%Cha mẹ, anh em trong gia đình
Tự quyết định
Bạn bè, thầy cô
Anh chị đi trước
Ra quyết định chọn ngành
Hiện nay có rất nhiều ngành nghề, để dễ thống kê và phân tích các ngành nghề sẽ được
thay thế bằng các khối thi, mỗi ngành sẽ được thay thế bởi khối thi tương ứng.
Biểu đồ 4.10: Quyết định chọn ngành của học sinh 12
Khối khác
1%
Khối D
9%
Khối C
13%
Khối B
26%
Khối A
51%
Kết quả khối thi được chọn nhiều nhất là khối A, có 106 bạn chọn thi khối này chiếm
tỉ lệ cao nhất trong các khối thi. Điều này phản ánh thực tế là học sinh ngày nay có xu
hướng chọn ngành thiên về lĩnh vực tự nhiên nhiều hơn xã hội.
Căn cứ chọn ngành thi đại học
Trong quá trình chọn lựa ngành thi đại học có những học sinh chọn ngành theo sở thích,
theo nhu cầu xã hội hay chọn ngành phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.
Nhưng cũng có học sinh căn cứ vào kết quả học tập để chọn ngành, vì cho rằng đánh giá
của nhà trường đúng với năng lực thật sự của mình. Bên cạnh, có những học sinh cho
rằng đánh giá của nhà trường không đúng với năng lực thật sự của các bạn và chọn
ngành dựa vào chính năng lực thật sự của mình. Kết quả thu được như sau:
28
Hành vi chọn ngành thi đại học của học sin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HANHVI CHON NGANH HOC THI DAI HOC CUA HOC SINH LOP 12.PDF