Khóa luận Hành vi của khách du lịch ở miếu bà Chùa Xứ - Châu Đốc - An Giang

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1. Cơ sở hình thành đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu 2

1.4. Ý nghĩa nghiên cứu 2

1.5. Kết cấu của đề tài 2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4

2.1. Giới thiệu 4

2.2. Lý thuyết hành vi 4

2.2.1. Định nghĩa 4

2.2.2. Mô hình hành vi người tiêu dùng 4

2.2.3. Các đặc tính của người tiêu dùng 4

2.2.3.1. Các yếu tố văn hóa 5

2.2.3.2. Các yếu tố xã hội 6

2.2.3.3. Các yếu tố cá nhân 6

2.2.3.4. Các yếu tố tâm lý 7

2.2.4. Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng 9

2.3. Khách du lịch và sản phẩm du lịch 10

2.3.1. Khách du lịch 10

2.3.2. Sản phẩm du lịch 11

2.4. Mô hình nghiên cứu 11

2.5. Tóm tắt 12

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC 13

3.1. Giới thiệu 13

3.2. Lịch sử hình thành và phát triển 13

3.3. Thời gian và địa điểm diễn ra Lễ Vía Bà 14

3.4. Các nghi thức của Lễ Vía Bà 14

3.5. Tóm tắt 15

Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

4.1. Giới thiệu 16

4.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu 16

4.3. Nghiên cứu sơ bộ 17

4.4. Nghiên cứu thăm dò 18

4.5. Nghiên cứu chính thức 19

4.5.1. Cỡ mẫu 19

4.5.2. Phương pháp chọn mẫu 20

4.5.3. Phương pháp thu mẫu 21

4.5.4. Thông tin về đáp viên 22

4.6. Các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu chính thức 23

4.6.1. Thang đo biểu danh (danh nghĩa) 23

4.6.2. Thang đo khoảng 23

4.6.3. Thang đo tỷ lệ 24

4.7. Tóm tắt 24

Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

5.1. Giới thiệu 25

5.2. Mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc 25

5.2.1. Số lần tham quan của khách du lịch 25

5.2.2. Thời gian khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu Bà 26

5.2.3. Khách du lịch tham quan với những ai? Và bằng phương tiện nào? 29

5.2.4. Đánh giá của khách du lịch về mức độ hấp dẫn của các địa điểm tham quan ở Miếu Bà 30

5.2.5. Mức độ tiêu tiền của khách du lịch đối với các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu Bà 31

5.3. Quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan của khách du lịch ở Miếu Bà 38

5.3.1. Khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu để đáp ứng nhu cầu gì?.38

5.3.2. Khách du lịch tìm kiếm thông tin về các địa điểm tham quan từ đâu? 38

5.3.3. Khách du lịch dựa vào các tiêu chí nào để chọn các địa điểm tham quan ở Miếu Bà và mức độ quan trọng của các tiêu chí này 40

5.3.4. Ai là người quyết định chọn các điểm tham quan ở Miếu Bà và ai là người tác động đến quyết định này 42

5.3.5. Mức độ hài lòng của khách du lịch sau khi tham quan các địa điểm ở Miếu Bà 43

5.4. Các đặc tính của khách du lịch 44

5.4.1. Gia đình của khách du lịch thuộc loại nào 44

5.4.2. Khách du lịch có những sở thích gì 44

5.4.3. Khách du lịch tham khảo ý kiến của những ai 45

5.4.4. Khách du lịch có theo tôn giáo không 46

5.5. Mối quan hệ giữa các đặc điểm và hành vi của khách du lịch 47

5.5.1. Mối quan hệ giữa phương tiện tham quan và quê quán 47

5.5.2. Mối quan hệ giữa thời điểm tham quan và nghề nghiệp 48

5.5.3. Mối quan hệ giữa số lần tham quan và độ tuổi 50

5.5.4. Mối quan hệ giữa số lần tham quan và quê quán 51

5.5.5. Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm trong đặt tính khách du lịch 52

5.6. Tóm tắt 55

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

6.1. Giới thiệu 56

6.2. Kết luận 56

6.2.1. Tầm quan trọng và phuơng pháp nghiên cứu của đề tài 56

6.2.2. Kết quả nghiên cứu chính của đề tài 56

6.3. Kiến nghị. 58

6.3.1. Đối với Ban quản trị Miếu Bà 58

6.3.2. Đối với Sở du lịch An Giang 58

6.4. Hạn chế của đề tài 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

 

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hành vi của khách du lịch ở miếu bà Chùa Xứ - Châu Đốc - An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khách du lịch tham quan ở Miếu Bà trong bao lâu? Theo thống kê của Ban quản trị Miếu và Phòng kinh tế thị xã Châu Đốc thì số lượng khách du lịch tham quan Miếu Bà trong ngày (dưới 24 giờ) chiếm 80% và khách ở qua đêm (từ 24 giờ trở lên) chiếm 20%. Nếu ở qua đêm thì khách du lịch sẽ ở đâu? Câu hỏi này có bốn phương án trả lời như sau: ở khách sạn, ở nhà trọ, ở nhà bà con và ở tại khuôn viên của Miếu. Biểu đồ 5.4. Khách du lịch ngủ ở đâu? Có thể nói, khu vực xung quanh Miếu có vô số nhà trọ và khách sạn (Cụ thể: 400 nhà trọ, 10 khách sạn từ 1 – 3 sao(() Nguồn: )). Do đó, đây là một lợi thế nhất định cho khách du lịch trong việc chọn lựa địa điểm tốt nhất để ngủ qua đêm. Ta thấy, có đến 80% khách du lịch chọn nhà trọ (chiếm tỷ lệ cao nhất). Bởi vì, giá phòng của các loại nhà trọ ở đây khá thấp. Cụ thể là, các nhà trọ loại thường dao động từ 10.000 - 20.000 đồng/đêm. Các nhà trọ tốt hơn thì dao động từ 30.000đ trở lên. Tuy nhiên, điều làm cho khách du lịch rất hài lòng với nơi ở của mình là điện, nước, quạt gió đầy đủ dù là loại thường hay loại tốt. Ngoài ra, chỉ có 5% khách du lịch chọn khách sạn và 5% khách chọn ở tại khuôn viên Miếu (chiếm tỷ lệ thấp nhất). Lý do mà khách du lịch chọn các địa điểm này là vì khi xe đến Miếu Bà thì trời đã tối nên không có thời gian để tìm kiếm phòng trọ. Tại sao khách du lịch ở qua đêm khi tham quan ở Miếu Bà? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy nhìn vào biểu đồ 5.5. Biểu đồ 5.5. Lý do khách du lịch ở qua đêm Lý do mà khách du lịch chọn nhiều nhất là mong muốn tham quan các địa điểm khác (chiếm tỷ lệ cao nhất với 60%) như chợ Gò Châu Đốc; làng Chăm Châu Giang (huyện Tân Châu); cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, núi Cấm (huyện Tịnh Biên);… Điều này cũng dễ hiểu, vì đời sống của người dân thành thị lẫn nông thôn ngày càng được nâng cao (Thu nhập/đầu người Việt Nam năm 2005 là 635 USD và năm 2006 là 715 USD, tăng 80 USD(() Nguồn: )). Do đó, họ có xu hướng quan tâm đến sức khỏe, tham quan giải trí, mua sắm nhiều hơn. Hai lý do cũng được nhiều khách du lịch chọn là muốn chiêm ngưỡng Miếu Bà khi về đêm (chiếm 45%) và kế đến là nhà của khách du lịch khá xa như Cà Mau, TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Định, Ninh Bình,... Chỉ có 10% khách chọn khác, vì họ muốn cúng bái Bà nhiều hơn (nhất là vào ban đêm thì càng tốt), vì đi theo đoàn xe nên mọi việc do trưởng đoàn quyết định. Khách du lịch tham quan vào thời điểm nào trong ngày? Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là khách tham quan trong ngày và khách ở qua đêm nên có ảnh hưởng nhất định đến số lượng khách du lịch chọn thời điểm tham quan trong ngày. Cụ thể là, khách tham quan trong ngày (chiếm 80%) thì họ chắc chắn chọn một hoặc cả hai buổi sáng và chiều. Ngược lại, đối với khách ở qua đêm (chiếm 20%) thì họ có thể chọn một hay nhiều buổi sau: sáng, chiều và tối. Biểu đồ 5.6. Thời điểm tham quan trong ngày của khách du lịch Nhìn vào biểu đồ, ta thấy có đến 56% khách du lịch chọn buổi sáng là thời điểm tham quan của mình. Bởi vì, buổi sáng trời mát rất thuận lợi cho việc đi lại và là thời điểm con người có trạng thái tốt nhất nên rất phù hợp cho việc cúng bái. Tuy nhiên, trong số này (56% khách chọn buổi sáng) chỉ có 10% khách ở qua đêm tham quan vào buổi sáng. Bởi vì, họ thường đến Miếu Bà vào buổi chiều và tối nên có đến 45% khách ở qua đêm chọn buổi tối và có 30% khách ở qua đêm chọn phương án khác: cụ thể là buổi chiều và tối hoặc sáng và tối. Từ đó, dẫn đến trong tổng số lượt khách đến tham quan thì chỉ có 11% chọn buổi tối, chiếm tỷ lệ thấp nhất. Tóm lại, nếu khách tham quan trong ngày thì họ có xu hướng chọn buổi sáng để tham quan và đối với khách ở qua đêm thì họ có xu hướng tham quan Miếu vào buổi tối hoặc buổi chiều và tối. 5.2.3. Khách du lịch tham quan với những ai và bằng phương tiện nào Phần này bao gồm các câu sau: câu 7, 8 Khách du lịch tham quan với những ai? Một vấn đề có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đi hay không đi tham quan Miếu Bà của khách du lịch chính là những người đi cùng với họ. Vì hai lý do sau: thứ nhất trong một chuyến đi thì tất cả mọi người phải thống nhất ý kiến với nhau về thời gian, địa điểm tham quan, ăn uống, nghỉ ngơi,… Thứ hai là khách du lịch thường lựa chọn những người mà mình ưa thích để đi cùng. Như vậy thì khách du lịch sẽ thích đi cùng với những ai? Câu hỏi này có bốn phương án trả lời: gia đình, người thân; hàng xóm; bạn bè, đồng nghiệp và lựa chọn không có đi với bất cứ ai. Biểu đồ 5.7. Khách du lịch tham quan Miếu Bà với những ai? Ta thấy, chiếm tỷ lệ cao nhất là 77% khách du lịch tham quan Miếu Bà với gia đình và người thân của mình. Vì họ cho rằng, cả gia đình cùng có mặt để cúng bái thì rất linh thiêng và được Bà phù hộ, giúp đỡ nhiều hơn. Kế đến là 30% khách du lịch tham quan với bạn bè, đồng nghiệp; vì đây là những đối tượng còn trẻ (từ 15-25 và 25-40 tuổi) nên số lượng bạn bè, đồng nghiệp rất nhiều. Chỉ có 1% khách du lịch chọn phương án không đi với bất cứ ai. Đây là những người trong tỉnh và nhà gần Miếu Bà nên thường xuyên đến cúng bái mà không cần rủ thêm ai. Nhìn chung, khách du lịch vẫn còn giữ được phong tục, tập quán tốt đẹp của người Việt Nam là luôn nghĩ đến quyền lợi và lợi ích của gia đình, người thân của mình. Phần tiếp theo, sẽ cho chúng ta biết những phương tiện nào mà khách du lịch dùng để tham quan ở Miếu Bà Khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu Bà bằng phương tiện nào? Hiện nay, xe máy được xem là phương tiện rất phổ biến và thông dụng đối với người dân ở nông thôn lẫn thành thị nhằm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, cho công việc và cho các hình thức vui chơi giải trí như đi du lịch, đi ăn uống, tập thể dục,… Tuy nhiên, với hình thức đi du lịch thì còn có rất nhiều lựa chọn khác thay thế tiện lợi hơn (nhất là cho các chuyến đi chơi xa) như xe buýt, xe đò, xe khách chất lượng cao, ôtô thuê,… Do đó, tùy theo từng loại công việc và hình thức giải trí mà khách du lịch sử dụng các phương tiện khác nhau sao cho phù hợp nhất. Biểu đồ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được điều này. Biểu đồ 5.8. Khách du lịch tham quan Miếu Bà bằng phương tiện nào? Có thể nói, ôtô thuê và xe máy là hai phương tiện được khách du lịch lựa chọn nhiều nhất. Cụ thể là, 54% khách tham quan Miếu Bà bằng ôtô thuê (trong đó có 16/20 khách ở qua đêm chọn phương tiện này, chiếm 80%). Vì theo họ, nếu mướn ôtô thì có thể lựa chọn loại xe có nhiều kích cỡ khác nhau như 7 chỗ, 15 chỗ, 25 chỗ,… Bên cạnh đó, còn được sự hướng dẫn nhiệt tình về chỗ ăn, chỗ ở phù hợp cũng như có thể tham quan được nhiều địa điểm khác nhờ kinh nghiệm của “bác tài”. Điều đặc biệt quan trọng là xe ôtô thuê rất thuận lợi cho những khách du lịch ở xa như Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu,...nếu muốn về trong ngày. Đối với xe máy, có 38% khách du lịch chọn loại hình này, vì đa số họ ở trong tỉnh (An Giang) hoặc các tỉnh lân cận như huyện Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ), tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp,… Chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2% khách du lịch lựa chọn phương án khác. Bởi vì đây là những khách du lịch ở thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú và một số huyện khác gần Miếu Bà Chúa Xứ thì họ có thể đi bằng xe đạp hay xe buýt đến đây. Nhìn chung, khách du lịch chỉ thích đi những phương tiện nào có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của họ, mặc dù giá cả của phương tiện này (ôtô thuê) có thể cao hơn nếu chọn phương tiện khác. 5.2.4. Đánh giá của khách du lịch về mức độ hấp dẫn của các địa điểm tham quan ở Miếu Bà Như chúng ta đã biết, khách du lịch đến tham quan Miếu Bà có rất nhiều mục đích khác nhau từ cúng bái đến chiêm ngưỡng phong cảnh hay đi theo sự hiếu kỳ, tìm hiểu lịch sử văn hóa,… Nhưng, tất cả khách du lịch đều mong muốn tham quan tất cả các địa điểm ở Miếu Bà. Bởi vì, họ cho rằng đã đến đây thì phải tham quan cho biết hoặc đã đi rồi thì muốn tham quan nữa xem các địa điểm này có những thay đổi gì so với lần đi trước đó hay không,… Chính vì vậy, khách du lịch sẽ có những đánh giá khác nhau về mức độ hấp dẫn của các địa điểm tham quan ở Miếu như tượng Bà, khuôn viên, nhà lưu niệm,… 1,63 2,07 2,47 3,28 Biểu đồ 5.9. Đánh giá của khách du lịch về mức hấp dẫn của các điểm tham quan Nhìn chung, các địa điểm tham quan ở Miếu bà đều hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt là tượng Bà Chúa Xứ được đặt giữa chánh điện (trung bình = 1,63). Vì, theo khách du lịch đây là nơi rất trang nghiêm, linh thiêng để cúng bái và mọi người tập trung rất đông tạo nên không khí đông vui, nhộn nhịp. Kế đến là nhà lưu niệm cũng rất thu hút khách du lịch (TB = 2,07), do đây là nơi trưng bày các vật phẩm mà khách hành hương dâng cúng rất nhiều và quý như xâu chuỗi, áo mạ vàng, mão, giày,… Bên cạnh đó khách du lịch có thể chụp ảnh ở đây để làm kỷ niệm. Khách du lịch đánh giá lựa chọn khác (chợ sau Miếu) gần như bình thường (TB = 2,47) mặc dù có bán rất nhiều đặc sản (mắm, khô bò, Thốt Nốt,...) nhưng giá rất cao. Trong số các địa điểm tham quan này, chỉ có khuôn viên là không thu hút khách du lịch (TB = 3,28), điều này cũng dễ hiểu vì hai nguyên nhân sau: thứ nhất có rất nhiều người bán vé số, nhang đèn,… tập trung ở các cổng vào của khuôn viên. Bên trong khuôn viên vẫn còn một số ít trẻ em bán vé số lôi kéo khách du lịch và thợ chụp ảnh tập trung ở đây khá đông nên khách du lịch rất ngại; thứ hai ở khuôn viên có rất ít bóng cây và đây cũng là nơi để đốt nhang, đèn, áo giấy,… nên rất nóng. 5.2.5. Mức độ tiêu tiền của khách du lịch vào các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu Phần này bao gồm các câu sau: câu 10, 11, 12, 13 Khách du lịch sử dụng các sản phẩm và dịch vụ nào ở Miếu Bà? Trong bất cứ chuyến du lịch nào thì vấn đề ăn, uống, ở là hết sức quan trọng và cần thiết cho khách du lịch (bao gồm khách ở trong ngày hay ở qua đêm). Ngoài ra, khách du lịch còn có các nhu cầu kèm theo như chụp hình, quay phim, hướng dẫn viên,.. Biểu đồ 5.10. Khách du lịch sử dụng các sản phẩm và dịch vụ nào ở Miếu? Theo như tìm hiểu của tác giả với nhiều người (trong đó có sinh viên) sau khi tham quan Miếu Bà cho rằng: giá cả các sản phẩm và dịch vụ ở đây là rất đắt. Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn cho thấy có đến 71% khách du lịch uống nước ở đây, chủ yếu là nước suối (từ 3.000đ – 5.000 đ/chai 500ml) nên họ không phải lo lắng nhiều về vấn đề vệ sinh thực phẩm. Kế đến là 67% khách du lịch ăn, chủ yếu là cơm sườn (từ 10.000đ – 20.000 đ/1dĩa cơm). Ngoài ra, khách du lịch còn cho rằng các loại thức ăn và nước uống ở đây không hợp khẩu vị nên trước khi đến Miếu Bà thì họ đã ăn dọc đường đi hoặc ăn ở Châu Đốc. Đặc biệt là khách du lịch ở xa như Bình Định, Bình Phước, Ninh Bình, Bà Rịa-Vũng Tàu thì họ chuẩn bị sẵn thức ăn và nước uống để mang theo. Đây là những nguyên nhân làm cho một số khách du lịch không ăn, uống ở Miếu Bà. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là 10% khách du lịch sử dụng các dịch vụ khác như có hướng dẫn viên tại Miếu chỉ cho khách cách soạn các lễ vật để cúng Bà, được vệ sinh, tắm rửa miễn phí tại Miếu. Như vậy, nếu khách du lịch biết chọn các địa điểm ăn, uống và trả đúng giá thì họ vẫn có thể sử dụng các dịch vụ này vừa với túi tiền của mình. Tuy nhiên vẫn có một số khách du lịch không ăn, uống ở Miếu Bà là do không hợp khẩu vị. Sau khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu thì khách du lịch sẽ đánh giá như thế nào về chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ này. Biểu đồ 5.11 sẽ cho chúng ta thấy điều này. 1,97 2,08 2,35 2,74 2,93 Biểu đồ 5.11. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng các sản phẩm và dịch vụ Có thể dễ dàng nhận thấy, dịch vụ chụp hình được khách du lịch đánh giá chất lượng tôt (TB = 1,97), vì hình ảnh rõ nét và sau 15 phút là có hình ngay. Ngoài ra, thức uống cũng được khách du lịch đánh giá tốt (TB = 2,08), vì họ chỉ thích nước uống đóng chai (rất ít sử dụng các loại thức uống đựơc chế biến như nước trái cây, nước sâm, nước mía,…) và giá cả cũng vừa phải mà đảm bảo vệ sinh. Từ đó, cho thấy một điều đáng tiếc khi Châu Đốc có món nước Thốt Nốt dầm đá uống rất ngon mà không biết giới thiệu. Còn các loại thức ăn và dịch vụ khác thì khách du lịch cho là chất lượng khá tốt hoặc bình thường như ở (TB = 2,35); các dịch vụ khác: hướng dẫn viên, tắm rửa (TB = 2,74); ăn (TB = 2,93). Nhìn chung, khách du lịch đánh giá chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu Bà tốt và chấp nhận được, đặc biệt là dịch vụ chụp hình và thức uống được đánh giá cao nhất. Kế tiếp sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến vật phẩm dùng để cúng ở Miếu Bà. Khách du lịch dùng các vật phẩm nào để cúng ở Miếu Bà? Có thể nói, việc tham quan bất kỳ miếu chùa nào thì khách du lịch cũng mang theo nhiều vật phẩm khác nhau như trái cây, nhang đèn, hoa tươi,… để cúng bái đã trở thành phong tục, tập quán lâu nay. Nhất là đối với những miếu chùa càng linh thiêng thì vật phẩm để cúng càng nhiều và càng có giá trị hơn như heo quay, tiền, vàng,… Cụ thể là, có đến 90% khách du lịch dùng vật phẩm để cúng khi tham quan ở Miếu Bà. Vì theo họ, có vật phẩm để khấn vái thì càng linh nghiệm và được Bà giúp đỡ, phù hộ nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn có 10% khách du lịch không dùng vật phẩm để cúng mà chỉ đến khấn vái và tham quan. Bởi vì, đây là những khách du lịch sẵn đường đi tham quan nơi khác mới ghé vào cúng và đi ngay hoặc là khách có nhà ở gần Miếu Bà (Châu Đốc, Châu Phú,…) thường xuyên đến đây cúng bái nên không cần phải dùng vật phẩm để cúng. Biểu đồ 5.12. Tỷ lệ khách du lịch có mua vật phẩm để cúng ở Miếu Bà Như vậy thì khách du lịch dùng các vật phẩm nào để cúng ở Miếu Bà, chúng có nguồn gốc từ đâu và khách du lịch đánh giá chất lượng các vật phẩm này ra sao. Phần tiếp theo sẽ trình bày tuần tự các phần này. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu xem khách du lịch lựa chọn các vật phẩm nào để cúng. Khách du lịch chọn vật phẩm nào để cúng ở Miếu Bà? Như đã trình bày ở trên, có nhiều vật phẩm dùng để cúng bái. Nhưng, việc chọn lựa vật phẩm nào thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện kinh tế gia đình, phong tục tập quán của gia đình đó trong việc cúng bái, nghề nghiệp,… Biểu đồ 5.13. Khách du lịch dùng vật phẩm nào để cúng ở Miếu Bà? Từ biểu đồ 5.13 cho thấy, vật phẩm được mọi người dùng để cúng Bà nhiều nhất là nhang đèn, áo giấy (có 83% khách du lịch chọn, chiếm tỷ lệ cao nhất). Kế đến là 74% khách chọn trái cây là vật phẩm. Vì theo khách du lịch, đây là những vật phẩm bắt buộc phải có trong các nghi lễ cúng bái từ xưa đến nay. Ngoài ra, các vật phẩm kể trên có giá tương đối rẻ và được bày bán rất nhiều ở khu vực chợ xung quanh Miếu. Bên cạnh đó, khách du lịch (chủ yếu là nông dân) còn dùng gạo, muối làm vật phẩm (có 24% khách du lịch chọn vật phẩm khác). Vì theo những người nông dân này thì có như thế Bà mới phù hộ làm ăn được trúng mùa, trúng giá. Chỉ có 7% khách du lịch dùng heo quay làm vật phẩm (chiếm tỷ lệ nhỏ nhất). Điều này cũng dễ hiểu, vì giá của một con heo quay là rất cao (nếu mua tại miếu thì giá một con 15 kg từ 1.050.000 đồng trở lên và con heo quay càng lớn thì giá càng cao). Do đó, những khách du lịch cúng loại vật phẩm này chủ yếu là các hộ kinh doanh, mua bán làm ăn khá giả ở TP.HCM hoặc nông dân chăn nuôi cá hoặc tôm trúng mùa và có thể do nhiều người cùng mua. Tóm lại, khách du lịch tham quan ở Miếu Bà vẫn còn giữ được phong tục, tập quán chung của người Việt Nam là dùng các vật phẩm (chủ yếu nhang đèn, trái cây) trong các nghi lễ cúng bái. Như vậy thì các vật phẩm dùng để cúng ở Miếu Bà có nguồn gốc từ đâu? Việc xác định nguồn gốc của vật phẩm cho chúng ta biết được hành vi của khách du lịch trong việc lựa chọn vật phẩm là dựa vào yếu tố nào sau đây: chất lượng, giá cả hay dễ vận chuyển, dễ tìm mua,… Câu hỏi này có ba phương án trả lời: tự mang theo (mua ở quê của khách du lịch hoặc của gia đình), mua từ bên ngoài (chợ Châu Đốc, trên đường đi,…) và mua tại Miếu (khu vực chợ bán vật phẩm xung quanh Miếu). Biểu đồ 5.14. Nguồn gốc của vật phẩm Ta dễ dàng nhận thấy, đa số khách du lịch dùng các vật phẩm được mua tại Miếu để cúng như gạo, muối và cau, trầu (lựa chọn khác, có 92% khách chọn); hoa tươi (có 91% khách chọn); nhang đèn, áo giấy (có 61% khách chọn), trái cây (có 52% khách chọn). Bởi vì, đây là những vật phẩm dễ hư hỏng trong quá trình vận chuyển nên khách du lịch muốn mua tại Miếu để vật phẩm còn nguyên vẹn và chất lượng tốt. Bên cạnh đó, có đến 100% khách du lịch mang theo tiền, vàng, đô la để cúng. Điều này cũng dễ hiểu vì khách du lịch đã có tiền sẵn nên không cần phải mua. Kế đến là 50% khách du lịch tự mang heo quay theo để cúng, vì một mặt họ muốn cúng heo quay của nhà tự nuôi để đảm bảo chất lượng (trước sau họ cũng dùng để ăn) và giá cả cũng vừa phải. Ta thấy, có rất ít khách du lịch mua vật phẩm từ bên ngoài vì tốn thời gian và có khi không tiện đường đi. Nhìn chung, khách du lịch mua tại Miếu đối với các vật phẩm dễ đổ vỡ, trầy xướt, hư hỏng trong quá trình vận chuyển hoặc các vật phẩm này có giá trị thấp và dễ tìm mua. Còn đối với các vật phẩm đắt tiền hoặc quý giá thì khách du lịch chọn phương án mang theo. Sau khi tìm hiểu về hành vi lựa chọn các vật phẩm và nguồn gốc của chúng, thì phần tiếp theo của đề tài sẽ tìm hiểu đánh giá của khách du lịch về chất lượng của các vật phẩm này. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng các vật phẩm dùng để cúng ở Miếu Như chúng ta đã biết, bất kỳ ai cũng muốn các vật phẩm dùng để cúng bái trong dịp lễ tết, miếu chùa,… phải nguyên vẹn, mới nhất và chất lượng. Do đó, vật phẩm dùng để cúng ở Miếu Bà càng được khách du lịch quan tâm. Đây cũng được xem là một trong những yếu tố rất quan trọng phục vụ cho việc khấn vái của khách du lịch khi tham quan ở Miếu Bà. 2,00 2,53 2,61 2,82 2,94 2,96 Biểu đồ 5.15. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng các vật phẩm Nhìn chung, khách du lịch cho rằng các vật phẩm dùng để cúng ở Miếu Bà chỉ ở mức khá tốt và bình thường. Nhất là những vật phẩm mua tại Miếu như trái cây (TB =2,61); hoa tươi (TB = 2,82); gạo, muối (lựa chọn khác, TB = 2,96); ngoại trừ tiền, vàng, đô la được khách du lịch mang theo nhưng họ vẫn đánh giá bình thường (TB = 2,94). Tuy nhiên, chỉ có heo quay là được khách du lịch đánh giá tốt (TB = 2,00). Điều này cũng dễ hiểu vì loại vật phẩm này chủ yếu do họ tự mang theo và nếu mua tại Miếu thì vật phẩm này cũng mới ra lò. Tóm lại, khách du lịch chỉ đánh giá tốt đối với các vật phẩm được họ mang theo (trừ tiền, vàng, đô la); còn lại các vật phẩm được mua tại Miếu thì chất lượng chỉ ở mức khá tốt hoặc bình thường. Bên cạnh việc tiêu tiền cho các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu; cho các vật phẩm dùng để cúng ở Miếu thì khách du lịch còn phải chi tiêu cho các món quà lưu niệm để làm kỷ niệm cũng như làm quà tặng người thân, bạn bè. Khách du lịch mua quà lưu niệm gì ở Miếu Bà? Mặc dù là địa điểm tham quan rất nổi tiếng về cúng bái nhưng quà lưu niệm ở đây rất hạn chế về mẫu mã và số lượng, chủ yếu là sách viết về Miếu, tranh ảnh về Miếu, xâu chuỗi, nhẫn, các loại quạt xếp nhưng giá khá cao. Chính vì vậy mà khách du lịch đến tham quan Miếu rồi đi hoặc mua các loại thức ăn khác làm quà như trái Thốt Nốt, đường Thốt Nốt, khô bò, mắm,… Cụ thể là, trong tổng số 100 khách du lịch được phỏng vấn thì chỉ có 30% là có mua quà niệm sau khi tham quan ở Miếu. Chủ yếu là những khách du lịch tham quan lần đầu tiên hoặc lần thứ hai, thứ ba muốn mua cho biết mà thôi. Còn đối với 70% khách không mua thì đây là những đối tượng tham quan nhiều lần. Do đó, họ đã mua rồi khi đi lần đầu nên những lần sau nữa thì không mua, vì quà lưu niệm vẫn không thay đổi nhiều hoặc muốn mua thì không biết mua ở đâu. Biểu đồ 5.16. Khách du lịch mua những quà lưu niệm gì? Ta thấy, có đến 73% khách du lịch chọn mua sách viết về Miếu (chiếm tỷ lệ cao nhất). Vì, theo họ nếu đến đây thì phải biết về lịch sử hình thành của Miếu cũng như sự tích về Bà Chúa Xứ. Kế đến là 47% khách mua xâu chuỗi, nhẫn để làm quà cho bạn bè, người thân và 33% khách mua tranh, ảnh về Miếu để làm kỷ niệm cũng như trang trí trong nhà. Chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 7% khách chọn vật phẩm khác, chủ yếu là các loại lược, móc khóa,… hay các loại thức ăn như mắm, khô bò, đường Thốt Nốt,…. Như vậy thì mức độ hài lòng của khách du lịch đối với các món quà này như thế nào. Biều đồ 5.17 sẽ cho ta thấy điều này. 1,93 2,00 1,05 2,50 2,78 Biểu đồ 5.17. Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với quà lưu niệm Có thể nói, sau khi mua quà lưu niệm ở Miếu thì đa số khách du lịch đều hài lòng với các món quà này. Đặc biệt là xâu chuỗi, nhẫn (TB = 1,93); vì các sản phẩm này không những dùng làm món quà tặng bạn, người thân mà còn là một vật để niệm phật, khấn vái trong gia đình. Kế đến là các bức tranh ảnh về Miếu (TB = 2,00); do món quà này có liên quan đến Miếu và còn dùng làm vật trang trí trong nhà nên khách du lịch cảm thấy hài lòng. Cuối cùng là sách viết về Miếu (TB = 2,05); đây là món quà hầu như khách du lịch nào cũng muốn mua nếu có tham quan Miếu Bà. Bởi vì, họ muốn tìm hiểu về lịch sử của Miếu Bà. Các món quà lưu niệm còn lại thì khách du lịch cũng tạm chấp nhận được như nón, mốc khóa,… hay các loại thức ăn như đường Thốt Nốt, khô bò, mắm,… (lựa chọn khác, TB = 2,5) và quạt xếp (TB = 2,78). Nhìn chung, khách du lịch chỉ mua quà lưu niệm khi họ đi lần đầu tiên hoặc lần thứ hai, thứ ba. Còn khách du lịch đi nhiều lần thì họ không biết mua quà gì, vì quà lưu niệm ở đây rất ít chủng loại mà giá khá cao. Nếu có mua quà lưu niệm thì đa số khách du lịch đều hài lòng đối với các sản phẩm này. Bởi vì, hầu hết các món quà được bày bán ở đây đều có liên quan đến Miếu hoặc viết về Miếu. Sau khi khách du lịch sử dụng các sản phẩm và dịch vụ như ăn, uống, chụp hình,…; mua các vật phẩm cúng Bà như trái cây, nhang đèn,…; mua quà lưu niệm như sách viết về Miếu, tranh ảnh về Miếu,… thì khách du lịch chi khoản bao nhiêu tiền cho mỗi loại. Loại nào được chi tiền nhiều nhất hay ít nhất. Phần tiếp theo sẽ cho ta thấy điều này. Mức độ tiêu tiền của khách du lịch vào các loại sản phẩm và dịch vụ ở Miếu Như chúng ta đã biết, khách du lịch muốn đến tham quan Miếu thì phải bỏ ra một chi phí nhất định cho việc đi lại, ăn uống tại Miếu (nếu không chuẩn bị sẵn ở nhà), có thể chi thêm cho mua sắm,… Do đó, mức độ tiêu tiền của khách du lịch còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, nếu muốn tiết kiệm chi phí thì cần phải có sự chuẩn bị và tính toán trước. Biểu đồ 5.18. Mức độ tiêu tiền của khách du lịch đối với các sản phẩm và dịch vụ 1,01 1,13 1,25 1,52 2,37 3,13 Từ biểu đồ cho thấy, hầu hết khách du lịch chi tiền cho các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu Bà dưới 50.000 đồng. Cụ thể là, ăn (TB = 1,13); uống (TB = 1,01); nghỉ ngơi (TB = 1,25%); vật phẩm (TB = 1,52). Bởi vì đa số khách du lịch ở nông thôn (tỉnh An Giang và các tỉnh ĐBSCL) và đến đây nhiều lần nên họ chi tiền vào các loại sản phẩm và dịch vụ thiết yếu mà thôi. Bên cạnh đó, vẫn có khách du lịch chi tiền ở mức từ 50.000 – 100.000 đ (dịch vụ đi lại với trung bình = 2,37; vì khách du lịch trong tỉnh và các tỉnh ĐBSCL như Cà Mau, Kiên Giang,… đến tham quan chủ yếu bằng xe gắn máy mà giá xăng hiện nay rất cao khoảng 11.800 đ/lít. Ngoài ra, còn có một số khách du lịch ở xa như TP.HCM, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu,…). Mức chi tiêu cao nhất của khách du lịch là từ 100.000 – 150.000 đ cho mua sắm (TB = 3,13). Đây là khoản chi lớn nhất của khách du lịch. Điều này cũng dễ hiểu, vì khi mua sắm khách du lịch thường mua quần áo may sẵn hay các loại đặc sản của Châu Đốc như khô bò, mắm, trái Thốt Nốt, đường Thốt Nốt,… và mua với số lượng nhiều để làm quà cho bạn bè, người thân. Tóm lại, khách du lịch chỉ cần bỏ ra một số tiền khoảng 450.000 đồng cho tất các sản phẩm và dịch vụ trên là có thể tham quan Miếu Bà một cách thoải mái nhất. Còn nếu khách du lịch không ở qua đêm, không mua sắm, không mua vật phẩm thì số tiền chi ra càng thấp. Phần tiếp theo của đề tài sẽ trình bày về quá trình ra quyết định lựa chọn các điểm tham quan ở Miếu của khách du lịch. 5.3. Quá trình ra quyết định chọn các điểm tham quan ở Miếu của khách du lịch Trước khi làm một việc gì thì mỗi người đều phải trải qua một quy trình ra quyết định gồm năm bước sau: nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn, quyết định mua và hành vi sau khi mua. Do đó, việc tham quan các địa điểm nào ở Miếu Bà cũng phải tuân theo quy luật trên, nhưng trong thực tế khách du lịch đã tham quan nhiều lần (từ bốn lần trở lên) thì có thể bỏ qua một số giai đoạn đầu tiên. 5.3.1. Khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu để đáp ứng nhu cầu gì Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình ra quyết định của khách du lịch nhằm xác định nhu cầu của khách du lịch khi tham quan các địa điểm ở Miếu Bà. Mặc dù, tham quan Miếu là một trong những hình thức tín ngưỡng nhưng không vì vậy mà khách du lịch nào cũng xuất phát nhu cầu từ bên trong, đôi khi cũng có người xuất phát từ bên ngoài vì cảnh đẹp của Miếu, sự nhộn nhịp đông vui ở Miếu,… Biểu đồ 5.19. Khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu để đáp ứng nhu cầu gì Đúng như phân tích của báo chí, thì đa số khách du lịch đến tham quan các địa điểm ở Miếu Bà nhằm mục đích là cúng bái (chiếm tỷ lệ cao nhất với 81%). Theo thông tin tác giả thu thập được thì đa số khách du lịch đến đây để khấn vái cho gia đình, người thân mạnh khỏe, hạnh phúc, làm ăn phát đạt,…và rất n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLU HOANG PHO.doc
Tài liệu liên quan