MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1. Khái niệm tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu 3
2.1.1. Tiết kiệm 3
2.1.2. Đầu tư 3
2.1.3. Chi tiêu 3
2.1.4. Thu nhập 3
2.2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu 4
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
3.1. Thiết kế nghiên cứu 5
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ 5
3.1.2. Nghiên cứu chính thức 5
3.1.3. Xử lý dữ liệu 6
3.2. Mẫu 6
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu 6
3.2.2. Cỡ mẫu 6
3.3. Thang đo 6
3.3.1. Thang đo biểu danh (danh xưng) 6
3.3.2. Thang đo tỷ lệ 7
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8
4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn 8
4.2. Hiện trạng và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nông thôn An Giang 9
4.2.1. Thu nhập phân theo hoạt động sản xuất 9
4.2.2. Thu nhập phân theo trình độ học vấn 12
4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 15
4.2.4. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng nhóm hộ 16
4.2.5. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí 17
4.3. Các hình thức chi tiêu 18
4.5. Các hình thức tiết kiệm 25
4.7. Các hình thức tín dụng ở nông thôn 28
4.7.1. Các hình thức tín dụng phân theo thu nhập 29
4.7.2. Các hình thức tín dụng phân theo trình độ học vấn 31
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 36
GIẢI PHÁP 36
5.1. Kết luận 36
5.2. Kiến nghị 37
5.2.1. Đối với hộ gia đình nông dân 37
5.2.2. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương 37
5.2.3. Đối với các tổ chức tín dụng nông thôn 38
5.3. Giải pháp 38
5.3.1. Các giải pháp tăng thu nhập cho hộ gia đình ở nông thôn 38
5.3.2. Giải pháp thúc đẩy các hình thức tín dụng chính thức ở nông dân 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤC LỤC 1 42
PHỤC LỤC 2 46
60 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2313 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p đã có sự gia tăng về giá trị nhưng vẫn còn quá thấp so với trồng trọt. Với cơ cấu thiên về cây lương thực chủ yếu là lúa đã gây nên tính thời vụ cao cho việc sử dụng sức lao động nông nghiệp, đồng thời khả năng tăng thu nhập cũng hạn chế.
Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình trong thời gian qua chưa được chú trọng phát triển.
Cơ sở hạ tầng nông thôn trong thời gian qua đã có bước cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn tình trạng không đồng bộ, chưa đủ sức tạo ra những tiền đề vật chất để phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Chất lượng lao động nông thôn thấp đã gây trở ngại cho việc tiếp cận, tìm kiếm và tạo lập việc làm của lao động nông thôn trong các lĩnh vực phi nông nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là trong các ngành đòi hỏi kỹ thuật và trình độ tay nghề cao.
Quy mô diện tích đất canh tác giữa các nhóm hộ cách biệt khá xa, gây khó khăn cho các nhóm hộ đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp trong việc mở rộng sản xuất.
Tóm lại, tiềm năng để phát triển ngành nghề và dịch vụ phục vụ cho đời sống còn lớn. Nhưng quy mô phát triển của các hộ gia đình còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
4.2.4. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng nhóm hộ
Bảng 4.2. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng nhóm hộ
Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp
Hệ quả
Nhóm thu nhập thấp, thu nhập trung bình
Thiếu diện tích đất canh tác
Không mở rộng được sản xuất
Thiếu vốn
Không có điều kiện để đầu tư sản xuất
Trình độ học vấn thấp
Khó khăn trong việc học tập và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
Khả năng tiếp cận thị trường thấp
Không nắm bắt được giá cả và nhu cầu thị trường nên bị thương buôn ép giá dẫn đến lợi nhuận thu được thấp
Trình độ canh tác thấp
Năng suất thấp
Nhóm thu nhập cao, thu nhập khá
Hệ thống giao thông chưa đảm bảo
Quy mô sản xuất còn hạn chế
Phụ thuộc vào lúa
Khó phát triển kinh tế
Khó tìm ngành nghề đầu tư mới do thiếu trình độ chuyên môn
Vẫn duy trì ngành nghề sản xuất cũ
Giống cây trồng, vật nuôi không đảm bảo chất lượng
Năng suất thấp, thu nhập giảm
Thiếu lao động
Khó khăn trong quá trình sản xuất
Thiếu vốn
Gây khó khăn cho mở rộng sản xuất
4.2.5. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí
Biểu đồ 4.4. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí
Số tiền sau khi trừ chi phí hầu hết các nhóm hộ từ thu nhập thấp đến thu nhập cao đều dùng vào việc chi tiêu hàng ngày và tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực mà họ đang hoạt động sản xuất chiếm 100%. Trong khi đó tích lũy chỉ tập trung ở nhóm hộ:
- Nhóm hộ thu nhập cao và thu nhập khá cùng chiếm 100%.
- Nhóm trung bình chiếm 40%.
- Còn đối với nhóm hộ có thu nhập thấp việc đủ tiền trong chi tiêu hàng ngày và tiếp tục đầu tư sản xuất đã là một điều khó khăn chứ nói chi đến tích lũy. Bà Lê thị Thơ một hộ nông dân tâm sự: “Gia đình tôi có 5 miệng ăn mà chỉ sống dựa vào 3 công ruộng, tiền làm thuê của chồng và các con, mà tôi lại nay ốm mai đau đôi khi không đủ tiền để chi tiêu hàng ngày lấy gì mà tích lũy”.
Ngoài số tiền dùng để chi tiêu hàng ngày, đầu tư tiếp tục sản xuất, tích lũy thì hộ nông dân còn phải chi thêm một khoản đó là trả nợ vay, số tiền mà hộ gia đình đã vay các tổ chức tín dụng, người thân, hàng xóm… trong quá trình sản xuất cũng như chi tiêu. Cụ thể:
- Nhóm thu nhập cao chiếm 56%
- Nhóm hộ thu nhập khá 52%.
- Nhóm hộ thu nhập trung bình 76%.
- Nhóm hộ thu nhập thấp 100%.
Còn một khoản chi khác chiếm số lượng không nhiều nhưng lại chiếm một phần thu nhập đáng kể của hộ gia đình như: sửa chữa nhà cửa, mua xe, những rủi ro bất thường (đau ốm, bệnh tật)…
4.3. Các hình thức chi tiêu
Chi tiêu của hộ gia đình chỉ tính đến những khoản mà hộ gia đình dùng tiền, hàng hóa trao đổi, mua bán không tính đến những khoản mà hộ gia đình tự cung tự cấp.
Biểu đồ 4.5. Các hình thức chi tiêu
Một hộ có thu nhập càng cao thì có mức chi tiêu càng cao, như vậy chi tiêu phụ thuộc vào thu nhập của hộ gia đình chi tiêu của nhóm thu nhập cao là 1,25 triệu đồng/người/tháng gấp 1,4 lần nhóm hộ thu nhập khá 869 ngàn đồng/người/tháng, gấp 2,2 lần nhóm thu nhập trung bình 566 ngàn đồng/người/tháng và gấp 3,8 lần nhóm hộ có thu nhập thấp 332 ngàn đồng/người/tháng. Ta thấy, khoảng cách giữa nhóm chi tiêu cao nhất là 1,25 triệu đồng/người/tháng và chi tiêu thấp nhất là 332 ngàn đồng/người/tháng.
Đây là mức chi tiêu tương đối chêch lệch, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế chung khu vực nông thôn An Giang và khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm hộ ngày càng rõ nét.
Điều đó có thể thấy rằng những hộ gia đình có thu nhập khá và cao thì nhu cầu không chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm nữa mà là ăn ngon, mặc đẹp. Còn đối với nhóm hộ có thu nhập trung bình và thấp thì nhu cầu chi tiêu chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm là đã đủ chứ nói gì đến ăn ngon, mặc đẹp, đó chỉ là một điều mơ ước. Hộ có thu nhập cao có mức chi tiêu cho ăn uống đạt 718 ngàn đồng/người/tháng gấp 3,9 lần so với nhóm hộ có thu nhập thấp là 183 ngàn đồng/người/tháng. Bên cạnh chi tiêu cho việc ăn uống thì đi lại, học hành, mua sắm, đám tiệc, du lịch… cũng chiếm một khoản khá lớn trong tổng chi tiêu của các nhóm hộ.
Chi tiêu ở các khu vực và nhóm dân cư cũng có sự khác nhau. Nhóm hộ gia đình thuần nông có mức chi tiêu thấp hơn so với nhóm hộ ở khu vực chợ là vì: Nhóm hộ sống bằng nông nghiệp có thể tận dụng được những phế phẩm từ sản xuất lúa và trong cuộc sống hằng ngày để trồng trọt và chăn nuôi thêm để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày. Ngoài ra vào mùa nước nổi họ có thể giăng lưới bắt cá, do đó sẽ tiết kiệm được một khoản chi tiêu đáng kể so với nhóm hộ ở khu vực chợ thì cái gì cũng phải mua.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu
Biểu đồ 4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu
Thu nhập: Thật vậy thu nhập là yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày nó chi phối hầu hết các yếu tố khác trong đó có chi tiêu, 100% số hộ từ thu nhập thấp nhất đến thu nhập cao đều cho rằng chi tiêu chịu ảnh hưởng bởi thu nhập.
Lạm phát: Chỉ có 28% số hộ nhóm thu nhập cao và 44% thu nhập khá cho rằng lạm phát ảnh hưởng đến chi tiêu. Trong khi đó hai nhóm còn lại chiếm tỷ lệ cao hơn cụ thể: Nhóm hộ thu nhập trung bình là 68%, thu nhập thấp là 80%.
Giá cả hàng hóa: Việc giá cả hàng hóa tiêu dùng trong hàng ngày trong thời gian qua liên tục tăng đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm cũng đã ảnh hưởng phần nào đến mức chi tiêu của các nhóm hộ. Cụ thể:
- Nhóm thu nhập cao là 52%.
- Nhóm thu nhập khá có 56%.
Nhóm này cho rằng do thói quen chi tiêu như vậy, thì dù giá cả sinh hoạt có tăng nhưng họ vẫn giữ ở mức chi tiêu cũ. Hơn thế nữa, mặc dù giá cả hàng hóa có tăng nhưng thu nhập mà họ thu được từ sản xuất kinh doanh cũng tăng tính qua tính lại cũng chẳng thấy có ảnh hưởng gì.
Còn hai nhóm còn lại thì việc giá cả hàng hóa tăng ảnh hưởng nhiều đến chi tiêu:
- Nhóm thu nhập trung bình là 96%.
- Nhóm thu nhập thấp 100%.
Cho biết ngày xưa chỉ cần 30 ngàn đồng đã mua được 1 kg thịt heo bây giờ phải đến 65 ngàn đồng mới mua được 1 kg, còn gạo 5 ngàn đồng/kg bây giờ phải chi 9 ngàn đồng/kg nhưng gạo dù có tăng giá đến đây cũng không giảm được nên chỉ có thể hạn chế chi tiêu cho thịt, cá. Vì vậy trong bữa ăn hàng ngày của nhóm hộ này bây giờ chủ yếu là cá và rau.
Tập quán sinh hoạt: Sinh hoạt của hộ gia đình khu vực nông thôn cũng phần nào ảnh hưởng đến chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày họ có thể tự chăn nuôi, trồng trọt: gà, vịt, cá, rau, cải… để phục vụ cho gia đình mình. Chi tiêu của hộ nông dân cũng chịu sự tác động bởi mùa vụ. Vào mùa vụ chi tiêu cho việc ăn uống của hộ nông dân tăng vì nhu cầu thuê lao động tăng, còn đến mùa nước nổi thì chi tiêu giảm xuống do các hộ này có thể giăng câu, đặt lờ để kiếm nguồn thức ăn nên tiết kiệm được một khoản chi tiêu. Đối với các nhóm hộ thì tập quán sinh hoạt ảnh hưởng đến chi tiêu cũng khác nhau:
- Nhóm thu nhập cao chiếm 60%
- Nhóm thu nhập khá 80%.
- Nhóm thu nhập trung bình 100%.
- Nhóm thu nhập thấp 92%.
Đầu tư: Đối với một số hộ cho rằng khi chi tiêu thì đầu tư sẽ không mấy ảnh hưởng ngược lại thì một số hộ cho là có ảnh hưởng cụ thể: Nhóm hộ thu nhập cao 44%; Nhóm hộ có thu nhập khá 28%; Nhóm hộ có thu nhập trung bình 56% và nhóm hộ có thu nhập thấp là 36%.
Tiết kiệm: Chỉ có 3 nhóm hộ cho là có ảnh hưởng đến chi tiêu:
- Nhóm có thu nhập cao nhất chiếm 64%.
- Nhóm thu nhập khá 80%.
- Nhóm thu nhập trung bình 56%.
Vì khi nhu cầu chi tiêu tăng thì phần tiết kiệm mà hộ gia đình giữ lại sẽ ít hơn. Còn tiết kiệm sẽ không ảnh hướng đến chi tiêu đối với nhóm thu nhập thấp do nhóm này hầu như không có tiết kiệm.
Học hành: Chiếm một tỷ lệ không lớn so với các yếu tố khác:
- Nhóm thu nhập cao chiếm 44%
- Nhóm thu nhập khá 24%.
- Nhóm thu nhập trung bình 16%.
- Nhóm thu nhập thấp 24%.
Nhưng được coi là khoản chi tiêu không thể cắt giảm được.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc chi tiêu của hộ gia đình như: số thành viên trong gia đình, độ tuổi, giới tính của các thành viên, mua sắm, rủi ro bất thường…
4.4. Các hình thức đầu tư
Từ các nguồn thu nhập của hộ gia đình. Ta có thể chia ra ở khu vực nông thôn có 2 hình thức đầu tư chính đó là: Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (lúa, hoa màu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) chiếm 86% và đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp (buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, làm thuê…) chiếm 34%.
Đầu tư là việc rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất của hộ gia đình khu vực nông thôn. Ta thấy đa số hộ gia đình đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm 86%. Vì:
- Đây được coi là lĩnh vực dễ đầu tư.
- Mang lại nguồn thu nhập tương đối ổn định.
- Đây còn là ngành nghề truyền thống của gia đình từ bao đời nay.
- Không đòi hỏi trình độ cao và hơn thế nữa những hộ nông dân không tìm được ngành nghề mới để thay thế.
Một số hộ gia đình đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 34% là do:
- Không có đất canh tác, nuôi trồng.
- Ngành nghề hiện tại không đem lại lợi nhuận, ngành nghề mới phát triển đem lại lợi nhuận cao.
- Bên cạnh thu nhập từ nông nghiệp họ muốn đầu tư thêm lĩnh vực khác để gia tăng thu nhập cho gia đình.
Các yếu tố ảnh hướng đến hành vi đầu tư
Biểu đồ 4.7. Các yếu tố ảnh hướng đến hành vi đầu tư
Vốn: Trong tất cả các nhóm hộ từ nhóm có thu nhập thấp nhất đến nhóm có thu nhập cao nhất thì nguồn vốn luôn là vấn đề quan tâm nhất khi quyết định đầu tư:
- Nhóm thu nhập cao 92%.
- Nhóm thu nhập khá 92%.
- Nhóm thu nhập trung bình 96%.
- Nhóm thu nhập thấp 100%.
Trong quá trình sản xuất quy mô được mở rộng hơn hay thu hẹp lại là phụ thuộc vào nguồn vốn mà hộ nông dân nắm trong tay, nhóm hộ có nguồn lực về vốn dồi dào thì quy mô sản xuất sẽ không ngừng được mở rộng, còn nhóm hộ không có nguồn lực vốn thì quy mô xuất không những không tăng lên thậm chí còn thu hẹp lại. Vì vậy, vốn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, đặc biệt là ở nhóm thu nhập thấp.
Lợi nhuận: Mặc dù vốn là vấn đề mà các nhóm hộ cho là rất ảnh hưởng khi quyết định đầu tư nhưng một yếu tố khác cũng rất quan trọng đó là lợi nhuận:
- Nhóm thu nhập cao 72%.
- Nhóm thu nhập khá 84%.
- Nhóm thu nhập trung bình 84%.
- Nhóm thu nhập thấp 76%.
Trong quá trình hoạt động sản xuất phải có lợi nhuận nếu sản xuất mà không tạo ra lợi nhuận thì hộ gia đình sẽ không sản xuất nữa.
Nhu cầu thị trường: Đối với yếu tố này thì chỉ có 3 nhóm cho là có ảnh hưởng nhiều đến quyết định đầu tư:
- Nhóm thu nhập cao 72%.
- Nhóm thu nhập khá 84%.
- Nhóm thu nhập trung bình 84%.
- Còn đối với nhóm hộ có thu nhập thấp 28% thì coi rằng yếu tố thị trường không mấy quan trọng đến việc đầu tư của họ.
Điều đó cho thấy hộ nông dân đã chủ động hơn trong việc sản xuất, sản xuất ra cái mà thị trường cần thì sản phẩm mới bán chạy, mới tiêu thụ được, còn ngược lại sẽ bị thua lỗ, thậm chí còn dẫn đến phá sản. Do đó, việc đầu tư để gia tăng thu nhập cũng phải tính đến yếu tố thị trường không khéo không tạo thêm thu nhập mà còn lâm vào cảnh nợ nần.
Tiết kiệm: Khi quyết định đầu tư tiếp tục hoặc mở rộng sản xuất thì buộc các nhóm hộ phải có vốn mà số có được để mở rộng sản xuất có được chủ yếu từ 2 kênh đó là: số tiền tiết kiệm mà bấy lâu nay của hộ nông dân dành dụm, đi vay. Vì vậy, đối với nhóm hộ có tiết kiệm khi quyết định đầu tư thì ít nhiều chịu ảnh hưởng nhiều nhất là hai nhóm thu nhập cao và thu nhập khá cùng là 96%, còn nhóm thu nhập trung bình là 40%.
Chi tiêu: Ảnh hưởng đến đầu tư của nhóm hộ thu nhập cao 72%, hộ có thu nhập khá 88%, hộ có thu nhập trung bình 68% và hộ có thu nhập thấp 40%. Nhóm hộ cho rằng chi tiêu có ảnh hưởng đến đầu tư thì có hai xu hướng trái ngược nhau:
- Một là chi tiêu nhiều hơn, tập trung ở nhóm hộ thu nhập cao và khá lý giải rằng do mở rộng sản xuất nên phải thuê mướn thêm nhân công, do đó các chi phí sinh hoạt như đi lại, ăn uống cũng phải tăng.
- Hai là chi tiêu thấp hơn, tập trung ở nhóm hộ thu nhập trung bình và thấp cho rằng do giá cả ngày càng đắt đỏ nên họ quyết định đầu tư mở rộng trồng trọt, chăn nuôi ngoài việc kiếm thêm thu nhập họ có thể tự phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của gia đình mình.
Lãi suất: Việc tiếp tục hay mở rộng quy mô sản xuất chỉ được thực hiện được khi có vốn trong tay. Nhiều khi vốn tự có cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên các hộ gia đình thường phải vay mượn từ bên ngoài. Vì vậy lãi suất cũng là một yếu tố quan trọng cho việc tính toán chi phí để đưa ra quyết định đầu. Ảnh hưởng của yếu tố lãi suất trên các nhóm hộ gia đình như sau: nhóm hộ có thu nhập thấp 92%, nhóm thu nhập cao 44%.
Chi phí bỏ ra: Cho các yếu tố sản xuất đầu vào như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn… gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất cho tất cả các nhóm hộ:
- Nhóm thu nhập cao 88%.
- Nhóm thu nhập khá 88%.
- Nhóm thu nhập trung bình 92%.
- Nhóm thu nhập thấp 96%.
Khi chi phí sản xuất quá cao làm cho lợi nhuận thu được thấp hơn, thậm chí lỗ vốn nếu gặp rủi ro. Điều này làm cho các hộ nông dân sẽ không mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất lại.
Khấu hao: Chỉ ảnh hưởng đến nhóm hộ có thu nhập cao 32%, thu nhập khá 28%, thu nhập trung bình 24%, do trong quá trình hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu sản xuất đặt ra nên một số hộ đã mua máy móc: máy cày, máy tuốt lúa, máy bơm nước…. Bên cạnh việc tự phục vụ sản xuất cho mình, trong những lúc nhàn rỗi họ có thể làm thuê để gia tăng thu nhập cho gia đình. Vì vậy đối với các nhóm hộ có máy móc sản xuất thường chịu tác động bởi yếu tố khấu hao.
Kỹ thuật: Cũng là một yếu tố được quan tâm đặc biệt là nhóm hộ canh tác trong lĩnh vực trồng hoa màu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và nhóm hộ có diện tích trồng lúa lớn. Nhóm thu nhập cao 36%, thu nhập khá 12%, thu nhập trung bình 20%, thu nhập thấp 8%. Việc sản xuất không đúng kỹ thuật đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ chẳng hạn như:
- Chi phí sản xuất cao nhưng năng suất lại thấp.
- Các sản phẩm thu hoạch không bán được do nồng độ các chất hóa học cao hơn mức cho phép, không đạt tiêu chuẩn đề ra nên phải bán đổ, bán tháo ảnh hướng đến thu nhập.
Bên cạnh yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng các nhóm hộ trong quá trình sản xuất nó cũng là yếu tố ngăn cản các hộ gia đình muốn đầu tư mở rộng sản xuất đặc biệt là những lĩnh vực đòi hỏi phải có kỹ thuật.
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác gây ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư như: nhân công lao động, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng… chiếm một tỷ lệ nhỏ so với các yếu tố khác.
Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất phong phú và đa dạng. Vì vậy các yếu tố ảnh hưởng đến nó cũng phong phú và đa dạng. Đối với các nhóm hộ khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quá trình đầu tư cũng khác nhau. Do đó khi bắt đầu sản xuất một sản phẩm gì cần tính đến các yếu tố trên.
4.5. Các hình thức tiết kiệm
Biểu đồ 4.8. Các hình thức tiết kiệm
Bảng 4.3. Những lý do mà hộ gia đình tích lũy
% trên tổng số hộ tích lũy
Sinh thêm lời
55
Tận dụng được tiền nhàn rỗi
55
An toàn
50
Thói quen
75
Khác
33
Tiết kiệm chỉ tập trung ở ba nhóm hộ: Thu nhập cao, thu nhập khá và một số ít ở thu nhập trung bình. Còn ở nhóm hộ thu nhập thấp hầu như có tiết kiệm. Tiết kiệm ở khu vực nông thôn cũng rất đa dạng về quy mô cũng như hình thức.
Giữ tiền mặt ở nhà: Đại bộ phận hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang còn mang nặng hình thức giữ tiền mặt ở nhà cụ thể:
- Thu nhập cao và thu nhập khá cùng là 100%.
- Thu nhập trung bình 40%.
Việc giữ tiền mặt ở nhà được coi như là một tập quán lâu đời, thói quen của hộ gia đình khu vực nông thôn. Bên cạnh việc coi đây như là một khoản dự phòng thì nhóm hộ này họ cảm thấy an toàn khi để ở nhà.
Dự trữ vàng: Một hình thức khác cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong hình thức tiết kiệm đó là dự trữ vàng:
- Nhóm thu nhập cao 96%.
- Nhóm thu nhập khá 80%.
- Nhóm thu nhập trung bình là 40%.
Từ tập quán sống, việc dự trữ vàng được coi là một hình thức tiết kiệm phổ biến, an toàn. Ngoài ra các hộ gia đình còn dùng làm vật trang sức hay dùng vào việc cưới xin…
Gửi tiết kiệm: Việc giữ tiền mặt và dự trữ vàng được coi là hai hình thức phổ biến và được nhiều hộ gia đình khu vực nông thôn lựa chọn thì gửi tiết kiệm chiếm một tỷ lệ nhỏ 32% ở hộ có thu nhập cao và gần khu vực chợ. Nhóm này cho rằng, việc tích lũy với hình thức gửi tiết kiệm không những an toàn, tận dụng được tiền nhàn rỗi mà còn sinh thêm lời nữa.
Chơi hụi: Được coi là hình tiết kiệm nhưng trong một số trường hợp nó cũng được coi là hình thức tín dụng mà thông qua đó các nhóm hộ có thể vay mượn lẫn nhau. Mặc dù chơi hụi tận dụng được tiền nhàn rỗi, sinh thêm lời. Nhưng tiết kiệm với hình thức chơi hụi thường không an toàn, chứa nhiều rủi ro nếu bị giật hụi. Vì tính rủi ro đó nên chỉ được một số hộ ưa chuộng:
- Nhóm thu nhập cao 28%.
- Nhóm thu nhập khá 48%.
- Nhóm thu nhập trung bình là 4%.
Cho vay: Chỉ tập trung ở hai nhóm hộ có thu nhập cao 44% và khá là 4%. Đối với hình thức: Giữ tiền mặt ở nhà, dự trữ vàng được coi là không sinh thêm lời; Gửi tiết kiệm, chơi hụi tiền lãi thu được không cao. Do đó một số nhóm hộ chọn hình thức cho vay hàng xóm, bạn bè… Vì tính chất rủi ro của hình thức này khá cao nên lãi suất cho vay cũng cao gấp 2 – 5 lần thậm chí còn cao hơn nữa và chỉ được nhóm hộ có thu nhập cao, khá sử dụng.
Ngoài ra có một hình thức tiết kiệm khác chiếm tỷ lệ không nhiều: mua bảo hiểm, giấy tờ có giá, hàng hóa, ngoại tệ…. Hộ thu nhập cao 16%, thu nhập khá 8% và thu nhập trung bình là 4%.
Nhìn chung, các hình thức tiết kiệm ở nông thôn An Giang là đa dạng và phong phú nhưng chiếm chủ yếu ở hai hình thức là giữ tiền mặt và dự trữ vàng. An Giang với hơn 2 triệu dân số sống ở nông thôn. Vì vậy việc hộ nông dân có tâm lý giữ tiền mặt và dự trữ vàng đã làm cho một lượng tiền mặt nhàn rỗi. Qua đó ta thấy việc tích lũy qua hình thức gửi tiết kiệm ở đa số hộ gia đình khu vực nông thôn khá mới mẽ và ít được hộ gia đình chú ý. Điều đó còn cho thấy việc nguồn vốn huy động từ nông thôn vẫn chưa được các tổ chức tín dụng chú trọng nhưng đây lại là một thị trường có nhiều tiềm năng nếu biết khai thác và sử dụng hợp lý.
Khi được hỏi đến trong tương lai có nghĩ rằng dùng số tiền tích lũy vào việc khác hay không thì 100% hộ đều trả lời là có nghĩ. Thường họ sẽ dùng vào những việc như:
- Dùng để mở rộng ngành nghề đang sản xuất, kinh doanh 100%.
- Đầu tư cho chăn nuôi 5%.
- Đầu tư nuôi trồng thủy sản 17%.
- Mua đất 23%.
- Mua máy móc để sản xuất 17%.
- Học hành 17%.
- Ngoài ra còn dùng vào những việc khác như: cưới hỏi, dưỡng già, sửa chữa nhà cửa… chiếm 38% số hộ tích lũy.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm
- Thiếu dịch vụ huy động tiện lợi ở nông thôn. Chẳng hạn, quá nhiều thủ tục giấy tờ, khoảng cách từ nơi cư trú đến ngân hàng quá xa.
- Trình độ học vấn của hộ gia đình còn thấp.
- Các hộ gia đình cần sử dụng tiền mặt cho chi tiêu hằng ngày.
- Thu nhập kinh tế hộ gia đình còn thấp, không đủ tích lũy để gửi ngân hàng.
- Hộ gia đình nông thôn chọn vàng để làm vật trang sức.
4.6. Ước lượng xu hướng chi tiêu khi thu nhập thay đổi
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng hồi quy
Mô hình tóm tắt
Mô hình
R
hiệu chỉnh
Sai số chuẩn ước lượng
1
.783(a)
.613
.609
249.579
Hệ số
Mô hình
Hệ số ước lượng
t
Sig.
B
Sai số chuẩn
Hằng số
440.814
35.502
12.417
0.000
TNNgười
0.146
0.012
12.448
0.000
Từ kết quả, ta viết lại phương trình hàm chi tiêu: Y = 440,814 + 0,146X
Ta có thể đưa ra các kết luận:
- Hệ số hồi quy 440,814>0. Có ý nghĩa rằng về mặt lý thuyết nếu không có một khoản thu nhập nào trong tháng, hộ gia đình vẫn chi tiêu.
- Hệ số hồi quy 0,146. Nếu thu nhập bình quân/người/tháng tăng lên 1.000 đồng thì chi tiêu sẽ tăng lên 146 đồng.
- Sig <0,05. Biến thu nhập có mối quan hệ tồn tại ý nghĩa và tác động tích cực đến chi tiêu.
- Chi tiêu của hộ gia đình trong tháng có quan hệ tuyết tính với thu nhập bình quân/người/tháng ở mức ý nghĩa 5%. Bởi vì = 0,613, điều này cho kết luận có 61,3% biến thiên của chi tiêu có thể được giải thích bởi sự khác biệt về thu nhập.
4.7. Các hình thức tín dụng ở nông thôn
Khái niệm tín dụng phi chính thức được dùng ở đây với nghĩa tương đối, phản ảnh một thực trạng tài chính rất phức tạp ở nông thôn nước ta hiện nay. Thuật ngữ phi chính thức thường được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm hoặc nửa công khai (nhiều trường hợp là công khai) ở đó có một hoặc một số hoặc tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố cơ bản nhất là lãi suất). Tuy nhiên, trong thực tế, nó cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các cư dân nông thôn mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình thường, thậm chí thấp hơn so với lãi suất thị trường chính thức. Những quan hệ này phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm (họ tộc, bạn bè...) hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác.
Vì vậy, để cho bao quát nên hiểu tín dụng phi chính thức bao gồm những giao dịch tín dụng theo kiểu tài chính trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế nông thôn với nhau và những giao dịch tài chính gián tiếp không thông qua những tổ chức tín dụng hoạt động trong khuôn khổ của luật tổ chức tín dụng (tín dụng chính thức).
Như vậy, tín dụng chính thức là hình thức tín dụng được lập theo luật tổ chức tín dụng như: các ngân hàng, quỹ tín dụng.
Từ đó ta có thể chia ra:
- Vay ngân hàng, quỹ tín dụng, xóa đói giảm nghèo (vay ngân hàng chính sách) là hình thức tín dụng chính thức.
- Vay hàng xóm, vay người thân, hội phụ nữ, hợp tác xã, vay khác là hình thức tín dụng phi chính thức.
4.7.1. Các hình thức tín dụng phân theo thu nhập
Biểu đồ 4.9. Các hình thức tín dụng phân theo thu nhập
Từ kết quả trên ta thấy, tỷ lệ hộ tiếp cận với hình thức tín dụng chính thức có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm hộ:
- Nhóm hộ có thu nhập cao: vay ngân hàng là 48%, vay quỹ tín dụng là 8%.
- Nhóm hộ thu nhập khá: vay ngân hàng 44%, vay quỹ tín dụng 4%.
- Nhóm hộ thu nhập trung bình: vay ngân hàng 16%, vay quỹ tín dụng 12%.
- Nhóm thu nhập thấp: vay xóa đói giảm nghèo (ngân hàng chính sách xã hội) 28%.
Nhìn chung tỷ lệ các nhóm hộ vay trên hệ thống tín dụng chính thức còn thấp. Vay ngân hàng, vay quỹ tín dụng chỉ tập trung ở nhóm hộ có thu nhập cao 56%, thu nhập khá 48%, thu nhập trung bình 28% và nhóm thu nhập thấp là 0%, điều đó có thể lý giải rằng: Do nhóm hộ thu nhập thấp là nhóm tập trung những hộ không có đất canh tác hoặc diện tích đất canh tác thấp, mặc khác khi vay vốn phải đáp ứng các nhu cầu ràng buộc như: tài sản thế chấp, thời gian, thủ tục, món vay… mà hầu như những hộ này không đáp ứng được. Trong khi đó, chỉ có 28% nhóm hộ có thu nhập thấp được tiếp cận với nguồn vay xóa đói giảm nghèo. Điều đó đã gây không ích khó khăn cho các nhóm hộ có nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất cũng như trong chi tiêu hàng ngày. Bên cạnh nguồn tín dụng chính thức thì có một nguồn tín dụng khác cũng tồn tại song hành và được các hộ gia đình tiếp cận, đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp đó là nguồn tín dụng phi chính thức. Tỷ lệ các nhóm hộ vay vốn trên thị trường phi chính thức:
- Nhóm hộ có thu nhập cao: vay người thân 4%, vay hội phụ nữ là 4%.
- Nhóm hộ thu nhập khá: vay người thân 12%, vay hợp tác xã 16%, vay hàng xóm 28%.
- Nhóm hộ thu nhập trung bình: vay người thân 8%, vay hội phụ nữ 8%,vay hợp tác xã 12%, vay hàng xóm 52%, vay khác 8%.
- Nhóm thu nhập thấp: vay người thân 8%, vay hội phụ nữ 4%, vay hàng xóm 92%, Vay khác 16%.
Đối với nhóm thu nhập thấp nguồn tín dụng phi chính thức được coi là nguồn vốn rất quan trọng trong quá trình sản xuất cũng như trong tiêu dùng hàng ngày, còn đối với nhóm thu nhập khá, trung bình thì đây là nguồn tín dụng mang chỉ tính đột xuất, tạm thời mà từ thị trường chính thức không thể đáp ứng được như: ốm đau, bệnh tật, thiên tai, mất mùa. Nguồn vốn vay ở thị trường này thường nhỏ nhưng lãi suất thì lại cao.
Mặc dù đây là kênh tín dụng phi chính thức nhưng nó được hầu hết các nhóm hộ từ thu nhập thấp đến cao sử dụng rất phổ biến dù lãi suất có khi cao gấp 2 – 5 lần lãi suất trên thị trường chính thức. Vì ở thị trường này các điều kiện ràng buộc cũng như thủ tục không phức tạp như trên thị trường chính thức: không cần phải thế chấp tài sản, t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyenthikieulam_5tc.doc