Khóa luận Hành vi sử dụng điện thoại di động của người tiêu dùng Long Xuyên

MỤC LỤC

Chương 1.GIỚI THIỆU 1

1.1.Cơ sở hình thành đề tài 1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3.Phạm vi nghiên cứu 1

1.4.Ý nghĩa nghiên cứu 1

1.5.Kết cấu của báo cáo nghiên cứu 2

Chương 2.GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG ĐTDĐ VÀ CỬA HÀNG S-FONE 3

2.1. Thị trường ĐTDĐ ở Long Xuyên 3

2.2.Sơ lược về cửa hàng S-Fone 4

2.2.1.Lịch sử hình thành 4

2.2.2.Hoạt động kinh doanh 5

2.2.3.Tổ chức quản lý 6

2.2.4.Phân phối 6

2.2.5.Sơ lược về nhà cung cấp S-Fone 6

2.2.6. Khách hàng mục tiêu ở Long Xuyên 7

Chương 3.CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8

3.1. Hành vi tiêu dùng 9

3.1.1.Kích tố đầu vào 9

3.1.2.Quá trình và đầu ra 11

3.2.Mô hình nghiên cứu 13

Chương 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

4.1.Thiết kế nghiên cứu 15

4.1.1.Nghiên cứu sơ bộ lần một : 15

4.1.2.Nghiên cứu sơ bộ lần hai 15

4.1.3.Nghiên cứu chính thức 15

4.2.Quy trình nghiên cứu 16

Chương 5.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

5.1. Mẫu 19

5.1.1.Thông tin mẫu 19

5.1.2. Đặc điểm của mẫu 21

5.2.Hành vi tiêu dùng 24

5.2.1.Nhận thức nhu cầu 24

5.2.2.Tìm kiếm thông tin 25

5.2.3.Đánh giá các phương án, ra quyết định 26

5.2.4.Ra quyết định, chọn mua 30

5.2.5.Hành vi sau khi mua 31

5.3. Sự khác biệt trong hành vi mua ĐTDĐ của các biến nhân khẩu học 33

Chương 6.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35

6.1 Giới thiệu 35

6.2. Kết quả chính 35

6.3. Hạn chế 35

6.4. Kiến nghị 35

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2794 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hành vi sử dụng điện thoại di động của người tiêu dùng Long Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại hàng hóa. Nhận thức Là một quá trình lựa chọn, tổ chức và diễn giải thông tin nhận được để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về những sự vật, hiện tượng xung quanh. Nhận thức có tính chọn lọc, và tính chọn lựa của nhận thức ảnh hưởng, tác động rất nhiều đến việc mua sản phẩm. Sự hiểu biết Sự hiểu biết diễn tả những biến đổi trong hành vi xử sự của một người xuất phát từ kinh nghiệm. Kinh nghiệm trong ý thức của mỗi con người là quá trình và mức độ nhận biết về cuộc sống, về hàng hóa, về con người. Đó là kết quả của những tương tác của động cơ (mục đích mua), các vật kích thích (những mặt hàng khác nhau của cùng một loại sản phẩm), những thông tin gợi ý tác động (ý kiến của bạn bè, gia đình, các chương trình quảng cáo), sự phản hồi lại và củng cố (hiện thực khi người mua sử dụng hàng hóa so với những mong đợi tương lai về hàng hoá đó). Sự hiểu biết hay kinh nghiệm giúp người tiêu dùng khái quát hóa và phân biệt khi tiếp xúc với các kích tố của nhiều nhãn hiệu, loại hàng hóa tương tự. Sự gắn bó Là biến số cá nhân chỉ mức độ quan tâm, chọn lựa nhãn hiệu này, sản phẩm này mà không chọn nhãn hiệu khác, sản phẩm khác. Mức độ quan tâm, gắn bó của người tiêu dùng về một sản phẩm sẽ quyết định mức độ họ tiếp nhận các thông điệp chiêu thị về sản phẩm đó. 3.1.2.Quá trình và đầu ra Nhận dạng nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá các lựa chọn Quyết định mua hàng Hành vi sau khi mua Giới thiệu, trưng bày Nghệ thuật bán và quan hệ khách hàng Dịch vụ hậu mãi Chào hàng- quảng cáo Hình 3.4. Mô hình 5 giai đoạn của quá trình quyết định mua hàng Quá trình ra quyết định mua là một chuỗi các hành động mà người tiêu dùng trải qua trong việc ra quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ . Quá trình đó gồm 5 giai đoạn: nhận dạng nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn, quyết định mua hàng, cân nhắc sau khi mua (không nhất thiết người tiêu dùng phải trải qua hết tất cả các giai đoạn trên). Nhận dạng nhu cầu Là sự nhận thức được sự khác nhau về giữa tình huống thực tế và tình huống mong muốn của một người nhằm thúc đẩy việc ra quyết định. Nhu cầu có thể hình thành từ bản thân người tiêu dùng hay do các kích thích từ môi trường bên ngoài. Do đó, nhận thức vấn đề có thể được kích thích bởi sự cần thiết của người tiêu dùng hoặc bởi nỗ lực tiếp thị. Nhận thức vấn đề xảy ra khi một tồn tại trạng thái mất cân đối giữa hiện tại và mong muốn ở một người nào đó. Điều này là do mối quan hệ giữa nhu cầu và cơ hội. Nhu cầu: là sự thiếu hụt, sự mất cân đối trong trạng thái thực tế. Cơ hội: là khả năng có thể đạt được trạng thái lý tưởng. Khi sự khác nhau giữa trạng thái lý tưởng và thực tế đủ lớn, sẽ gây ra một cảm giác tâm lý, vật lý thúc đẩy con người hành động để thu hẹp sự khác biệt. Tìm kiếm thông tin Khi nhu cầu được nhận thức, người tiêu dùng có thể tìm kiếm hoặc không tìm kiếm thông tin.Tìm kiếm thông tin nhằm là để tăng thêm sự rành mạch, phù hợp của những lựa chọn mà người tiêu dùng biết đến, quan tâm đến. Thông tin gồm có 4 nguồn chủ yếu: Kinh nghiệm hoặc hiểu biết trước đây: thăm dò, xem xét, thử sản phẩm Bạn bè, gia đình, hàng xóm...Nguồn thông tin này ảnh hưởng nhiều bởi cá tính, môi trường sống, kỹ năng, quan hệ xã hội của mỗi cá nhân Công chúng: các báo cáo xếp hạng sản phẩm, phóng sự tự giới thiệu… Hoạt động tiếp thị: quảng cáo, bao bì, bán hàng, trưng bày sản phẩm…. Đánh giá các lựa chọn Sau khi có được các thông tin liên quan cần thiết, người tiêu dùng sẽ đánh giá các chọn lựa có thể có.Đánh giá các chọn lựa của người tiêu dùng trong các tình huống mua hàng chủ yếu dựa vào hai tiêu chí đó là: mức độ nhận thức sự khác biệt về thương hiệu và các chuẩn sử dụng.Thường thì người tiêu dùng dựa vào sự nhận thức và tính hợp lý của quá trình tìm kiếm một số lợi ích về chức năng và tâm lý nào đó của một thương hiệu để đưa ra các tiêu chí đánh giá, để từ đó mà lựa chọn phương án này hay phương án khác.(Cần chú ý là những lợi ích này với mỗi người tiêu dùng thường khác nhau). Do đó người làm tiếp thị có thể: Quảng cáo gợi ý các tiêu chuẩn sử dụng để giúp người tiêu dùng trong quá trình chọn lựa. Quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của mình theo cách biểu đạt, diễn dịch tiêu chuẩn đánh giá theo những lợi ích của người tiêu dùng, đưa thương hiệu của mình vào nhóm thương hiệu được người tiêu dùng quan tâm xem xét khi mua Quyết định mua Quyết định mua là sự ứng xử có ý thức theo một cách nào đó (dự định mua hoặc mua bây giờ). Quyết định mua thường chịu ảnh hưởng bởi: nhửng yếu tố bất ngờ không mong đợi ( chẳng hạn như: sự thay đổi không biết trước thu nhập của người tiêu dùng, lời đồn đại về thương hiệu mà người tiêu dùng dự định mua, lợi ích sản phẩm không như mong đợi của người tiêu dùng…). Nên nhiệm vụ của người làm marketing là giảm bớt các rủi ro, lo sợ về rủi ro của người tiêu dùng ( như bán hàng có bảo hành, bán hàng trả góp…) , đồng thời kích thích, thúc giục hành động mua hàng bằng cách người bán cung cấp thông tin, hỗ trợ, khích lệ người tiêu dùng tại điểm mua. Hành vi sau mua (đầu ra) Mức độ hài lòng sẽ ảnh hưởng đến sự hứa hẹn của lần mua kế tiếp của người tiêu dùng.Một khi người tiêu dùng thích thú, thỏa mãn với thương hiệu nào đó thì họ: trung thành dài lâu hơn, mua nhiều hơn, thường nói đến công ty, sản phẩm với những điều tốt đẹp, ít chú ý đến giá cả. Ngược lại, khi người tiêu dùng không hài lòng về sản phẩm thì họ thường có các phản ứng: than phiền trực tiếp với công ty, không mua sản phẩm đó nữa, nói cho bạn bè người thân biết… Nên công việc của người làm marketing cũng phải được thực hiện tốt ở khâu này. Chẳng hạn như: thăm dò thường xuyên nhu cầu khách hàng, để sản xuất những sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu mong đợi, có khi vượt qua mong đợi, làm khách hàng say mê sản phẩm hơn; phát hành mẫu quảng cáo về sự hài lòng của những khách hàng đã dùng qua sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận ý kiến của khách hàng… 3.2.Mô hình nghiên cứu So sánh lựa chọn ĐTDĐ: Cửa hàng bán, thương hiệu, chức năng, kiểu dáng, giá cả, khuyến mãi Nguồn thông tin tham khảo đáng tin cậy nhất Mục đích liên lạc Nhu cầu tâm lý Người ảnh hưởng nhất Tình huống ngoài dự kiến Sự hài lòng khi đã sử dụng Có dự định đổi cái mới Ưu tiên thương hiệu Nhận dạng nhu cầu Tìm kiếm thông tin Quyết định mua hàng Cân nhắc sau khi mua Chọn mua Đánh giá các chọn lựa ▪ Giới tính ▪ Tuổi đời ▪ Trình độ học vấn ▪ Nghề ▪ Chi tiêu Hình 3.5. Mô hình nghiên cứu hành vi sử dụng ĐTDĐ của người tiêu dùng Giải thích mô hình Từ mô hình lý thuyết năm thành phần của hành vi mua hàng kết hợp với sự tác động của các biến nhân khẩu học: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp… thì mô hình nghiên cứu hành vi mua ĐTDĐ của người tiêu dùng được cụ thể hóa như hình bên trên với các tham biến: Nhận dạng nhu cầu được mã hóa thông qua: mục đích của chính và mục đích tăng thêm của việc sử dụng.Tìm kiếm thông tin được mã hóa bởi biến: nguồn thông tin tham khảo đáng tin cậy nhất khi mua ĐTDĐ.So sánh, đánh giá các lựa chọn và ra quyết định chọn mua được mã hóa bởi các biến: nơi bán hàng, thương hiệu, chức năng, kiểu dáng, giá cả, người ảnh hưởng nhất đến quyết định mua. Hành vi sau khi mua được đo lường bởi các biến: mức độ sử dụng, mức hài lòng về các tính năng của ĐTDĐ, sẽ mua cái khác không, ưu tiên thương hiệu chọn lựa. Tóm tắt Nhìn chung, thì tìm hiểu về hành vi người tiêu dùng chính là việc nghiên cứu các cách thức mà người tiêu dùng thực hiện, để có thể đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của họ như tiền bạc, thời gian, công sức…để lựa chọn, mua sắm và sử dụng hàng hóa. Những hiểu biết về hành vi người tiêu dùng là những giải đáp khá khách quan, đáng tin cậy về các vấn đề nền tảng cho các hoạt động marketing như: Ai là người mua? Người tiêu dùng sẽ mua những hàng hóa dịch vụ nào? Tại sao họ lại mua những hàng hóa dịch vụ đó? Họ sẽ mua như thế nào? Ai là người ảnh hưởng đến quyết định mua của họ? Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng thường trải qua 5 bước: nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các chọn lựa, ra quyết định và cuối cùng là hành vi sau mua. Ngoài ra, có thể có các yếu tố marketing: chính sách giá cả, quảng cáo, khuyến mãi… và yếu tố phi marketing: văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý ảnh hưởng lên hành vi xử sự của người tiêu dùng. Trên cơ sở lý thuyết này, mô hình cụ thể đối với nghiên cứu người tiêu dùng mặt hàng ĐTDĐ được xác lập. Phần tiếp theo sẽ trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức, và kết quả của hai việc làm này. Chương 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu của đề tài là mô tả cụ thể hành vi chọn mua điện thoại di động nên phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp mô tả. Phương pháp này thường được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tại thị trường hiện tại, thông qua các kỹ thuật nghiên cứu định lượng, bằng 2 cách thu thập dữ liệu đó là: quan sát và phỏng vấn 4.1.Thiết kế nghiên cứu Bảng 4.1. Tiến độ tổng quát của nghiên cứu Bước Dạng Kỹ thuật Thời gian 1 Sơ bộ 1 Thảo luận tay đôi 09-03-2007 n = 05..10 2 Sơ bộ 2 Phỏng vấn trực tiếp 18-03-2007 n = 20...30 3 Chính thức Phỏng vấn trực tiếp 24-03-2007 n = 150..200 4.1.1.Nghiên cứu sơ bộ lần một : Được thực hiện với mục đích là tìm hiểu các vấn đề cần thiết quan tâm từ phía sinh viên và giáo viên để lập bản câu hỏi.Bước nghiên cứu này được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi (n = 05..10) dựa trên một dàn bài đã được lập sẵn. Kết quả của cuộc bàn bạc được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc thiết lập bản câu hỏi. 4.1.2.Nghiên cứu sơ bộ lần hai Là đi phỏng vấn trực tiếp thử bản câu hỏi (n = 20..30 ), ghi nhận các phản hồi. Từ đó xác lập lại tính khoa học, mạch lạc của bản câu hỏi, loại bỏ bớt các biến ít có ý nghĩa.Cuối cùng kết quả thu được là bản câu hỏi hoàn chỉnh chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức 4.1.3.Nghiên cứu chính thức Đây là giai đoạn nghiên cứu định lượng, với kỹ thuật thu thập dữ liệu cũng là phỏng vấn trực tiếp nhưng theo bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh ( phụ lục 3), với kích thước mẫu n = 200. Các dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS. Sau khi mã hóa và làm sạch, dữ liệu sẽ được đưa vào xử lý và phân tích để mô tả hành vi tiêu dùng của người sử dụng điện thoại di động. Công cụ phân tích chủ yếu được dùng là (1) Thống kê mô tả,(2) phân tích tương quan và (3) Phân tích khác biệt. 4.2.Quy trình nghiên cứu Cơ sở lý thuyết: Hành vi tiêu dùng Thang đo Cửa hàng điện thoại di động S-Fone, Angimex Thiết kế cấu trúc bản câu hỏi Phỏng vấn thử (n=25) Hiệu chỉnh Bản câu hỏi hoàn chỉnh Thảo luận tay đôi định tính Phỏng vấn chính thức ( mẫu: n = 200) Xử lý số liệu ( thống kê mô tả, phân tích khác biệt ) Báo cáo kết quả Hình 4.1. Quy trình thực hiện điều tra nghiên cứu Giải thích qui trình: Từ cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng và thang đo, các vấn đề cơ bản về điện thoại di động và kết quả thu được từ cuộc thảo luận tay đôi thì bản câu hỏi được phác thảo và lập hoàn chỉnh bản câu hỏi lần một chuẩn bị cho phỏng vấn thử. Bước kế tiếp là tiến hành phỏng vấn thử nhằm hiệu chỉnh bản câu hỏi lần cuối cùng, và sau đó là tiến hành phỏng vấn chính thức. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, xử lý và sử dụng các biện pháp, công cụ thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích khác biệt làm cơ sở để trình bày và báo cáo kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sơ bộ lần một Bảng 4.2. Thang đo và câu hỏi được thiết kế sau nghiên cứu sơ bộ lần một Mục tiêu phân tích Thang đo Câu hỏi phân tích Nhận thức nhu cầu Dùng ĐTDĐ liên lạc nhiều nhất với ai Ngoài mục đích liên lạc, thì ĐTDĐ còn thể hiện cho Danh nghĩa Danh nghĩa Câu 10 Câu 11 Tìm kiếm thông tin Nguồn thông tin tin cậy nhất đã tham khảo Danh nghĩa Câu 12 Đánh giá tiêu chí chọn lựa Yếu tố ảnh hưởng đến việc mua ĐTDĐ Tiêu chí chọn cửa hàng Hiệu ĐTDĐ được xem là nổi tiếng về chất lượng tốt Nhãn hiệu ĐTDĐ xem xét, lựa chọn đầu tiên Tiêu chí lựa chọn về chức năng ĐTDĐ Tiêu chí lựa chọn về hình dáng bên ngoài ĐTDĐ Có dọ giá trước khi mua không Giá chấp nhận cao hơn để mua ĐTDĐ chính hãng Chương trình khuyến mãi ảnh hưởng Thứ tự Danh nghĩa Danh nghĩa Danh nghĩa Danh nghĩa Danh nghĩa Danh nghĩa Danh nghĩa Danh nghĩa Câu 13 Câu 14 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 22 Ra quyết định Người ảnh hưởng nhất đến quyết định mua Khi không tìm thấy loại ĐTDĐ muốn mua Danh nghĩa Danh nghĩa Câu 23 Câu 24 Hành vi sau khi mua Mức độ thường xuyên sử dụng các tín năng, dịch vụ Mức độ hài lòng về ĐTDĐ đang sử dụng Có định đổi máy mới Thứ tự Thứ tự Danh nghĩa Câu 25 Câu 26 Câu 27 Nghiên cứu sơ bộ lần 2 Nghiên cứu sơ bộ lần 2 tiến hành cũng bằng phương pháp phỏng vấn định tính, nhằm thẩm định lại ngôn ngữ, cấu trúc thông tin và loại bỏ bớt những biến không cần thiết trong bản câu hỏi, trước khi đưa vào sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Số bản câu hỏi phát đi là 45, trong đó 35 hỏi sinh viên, số còn lại hỏi công nhân viên chức đang làm việc tại Long Xuyên.Số hồi đáp thu về được là 32. Kết quả là một số biến cần phải được hiệu chỉnh như sau: Ở biến số 3 ( ĐTDĐ anh /chị đang sử dụng thuộc dạng nào?), ở phần lựa chọn có tới 25 đáp viên ( 78% ) không hiểu về cụm từ: hàng xách tay, cho nên loại bỏ lựa chọn này. Và chỉ còn lại 2 phần trả lời cho câu hỏi này, đó là: hàng mới chính hãng, hàng đã qua sử dụng. Biến số 7 ( Loại ĐTDĐ mà anh /chị đang dùng là gì?) có sự trùng lắp với biến thứ 6 ( Điện thoại di động ( ĐTDĐ) anh /chị đang sử dụng của nhà sản xuất nào?), và đa số đáp viên đều trả lời cho 2 câu này giống nhau.Vì vậy, chỉ giữ lại một biến tốt hơn, đó là biến số 6 Biến số 8 (Xin vui lòng cho biết anh/ chị đang sử dụng mạng điện thoại nào?), thì 2 lựa chọn: HT Mobile và E Mobile không được chọn, nên 2 phần trả lời này được gộp lại và thay bằng lựa chọn là: khác. Biến số 10 ( anh/chị thường sử dụng ĐTDĐ để liên lạc nhiều nhất cho đối tượng nào?) và biến số 22 ( người ảnh hưởng nhất đến quyết định mua hàng của anh/chị là ai? ) , ban đầu do từ: nhiều nhất, và chữ nhất không được in đậm, tạo sự khác biệt, nên 60% bản câu hỏi gởi nhờ trả lời (12 bản) đều có nhiều sự lựa chọn, dẫn đến thông tin không đo lường được.Kết quả là ở bản câu hỏi phỏng vấn chính thức từ : nhiều nhất và từ nhất được in nghiêng và đậm tạo sự nổi bật. Ở biến số 23 (Nếu tại một cửa hàng, anh/ chị không tìm thấy nhãn hiệu ĐTDĐ mà mình muốn mua, thì anh/ chị sẽ làm như thế nào?), khi phỏng vấn một số đáp viên thắc mắc rằng nhãn hiệu như: Nokia. Samsung.. thì ở đâu chẳng có bán, làm gì phải đưa ra tình huống này?! Và sau đó từ nhãn hiệu được thay thế bằng từ loại có ý nghĩa sát hơn, phù hợp hơn. Và sau cùng bản câu hỏi có nội dung sau hiệu chỉnh hoàn tất, phục vụ cho phỏng vấn chính thức (xem phụ lục 2). Chương 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 4 đã trình bày phương pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức cũng được giới thiệu cơ bản. Chương này sẽ tập trung phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, nội dung chương này trình bày các phần chính sau: giới thiệu về mẫu, nhận thức nhu cầu sử dụng ĐTDĐ, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn và ra quyết định, hành vi sau khi mua, phân tích khác biệt. 5.1. Mẫu 5.1.1.Thông tin mẫu Kích thước mẫu là 200, trong đó đáp viên là sinh viên là trọng tâm với tỉ lệ là 61%, số còn lại là nhân viên nhà nước ( giáo viên: 17%, nhân viên bệnh viện 21%). Mẫu được lấy bằng cách chọn ngẫu nhiên các sinh viên trong trường đại học An Giang, giáo viên dạy trường THCS Lý Thường Kiệt và nhân viên bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. Cách tiến hành Đối với sinh viên: Chọn ngẫu nhiên các bạn sinh viên đang ôn bài tại thư viện sách và sử dụng máy vi tính, đọc sách báo ở thư viên điện tử, phát cho mỗi bạn một bản câu hỏi lựa chọn câu trả lời và thu về sau 15 phút.Bên cạnh đó cũng thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại nhà trọ, ký túc xá của 42 bạn quen.Số hồi đáp thu về là 117 và số sử dụng được là 95 hồi đáp. Đối với giáo viên: 8 thầy cô quen thì phỏng vấn trực tiếp tại nhà, còn lại thì phát ngẫu nhiên vào giờ chào cờ đầu tuần, thu về sau cuối buổi chào cờ.Gởi phỏng vấn 37 bản câu hỏi, 34 là số hồi đáp thu về được ( thất thoát hết 3 bản câu hỏi ), và con số sau khi làm sạch là 26 hồi đáp. Đối với nhân viên bệnh viện: ban đầu thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại nhà của 7 anh, chị quen đang làm việc ở bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. Theo sau đó là phát bản câu hỏi ngẫu nhiên cho các cô chú, anh chị làm việc ở phòng tài vụ, khoa dinh dưỡng, khoa nhi, khoa lao, phòng khám hô hấp, và hẹn cuối giờ làm việc cùng ngày nhận lại bản câu hỏi đã được hồi đáp. Phát đi 46 bản câu hỏi, số hồi đáp thu về được là 41 (thất thoát hết 5 bản câu hỏi) và con số được lọc lại để sử dụng mã hóa là 32 hồi đáp. Tổng số hồi đáp nhận về sau quá trình phỏng vấn là 192. Sau khi làm sạch và mã hóa, tổng số hồi đáp hợp lệ là 153. Các biến nhân khẩu học được dùng là: (1) Chi tiêu cá nhân hàng tháng, (2) Giới tính, (3) Trình độ học vấn, (4) Nhóm tuổi, (5) Nghề nghiệp. Do thực hiện theo yêu cầu bên cửa hàng S-Fone, là tìm hiểu hành vi sử dụng điện thoại di động trong công nhân viên chức nhà nước và đặc biệt chú trọng đối tượng sinh viên nên mẫu thu thập có phần thiên lệch nhiều ở đáp viên là sinh viên. Kết quả thu hồi được từ bản câu hỏi cho thấy số lượng đáp viên nam nhiều hơn nữ. Về phân loại theo nhóm tuổi thì độ tuổi từ 18 đến 24 chiếm tỷ lệ cao nhất, kế tiếp là nhóm tuổi từ 25 đến 31. Mức chi tiêu của cá nhân hàng tháng tập trung chủ yếu ở nhóm dưới 1 triệu đồng và nhóm từ 1 triệu đến 2 triệu. Các thông tin về mẫu được thể hiện chi tiết qua các biểu đồ sau: Hình 5.1. Cơ cấu nhóm tuổi Hình 5.2. Cơ cấu giới tính Hình 5.3. Cơ cấu trình độ học vấn Hình 5.5. Cơ cấu về nghề nghiệp Hình 5.4. Cơ cấu mức chi tiêu hàng tháng 5.1.2. Đặc điểm của mẫu Nhãn hiệu ĐTDĐ nhóm đối tượng quan sát đang sử dụng Hình 5.6. Loại điện thoại đang sử dụng Kết quả điều tra thu được cho thấy, loại điện thoại được sử dụng phổ biến hiện nay là nokia (43%), samsung (19%), s-fone (16%) và motorola (14%), còn các nhãn hiệu khác ít được sử dụng hơn. Thế thì tại sao các nhãn hiệu đó lại chuộng sử dụng như vậy? Người tiêu dùng đã đưa ra 4 lý do chủ yếu sau: Hình 5.7.Lý do chọn nhãn hiệu điện thoại hiện đang dùng Trong đó, thương hiệu nổi tiếng ( có hơn phân nửa số hồi đáp) và giá cả phù hợp túi tiền ( ¼ hồi đáp) là hai lý do được người tiêu dùng chọn dùng để lý giải cho nguyên nhân tại sao họ lại chọn thương hiệu đó nhiều nhất. Kết quả này có thể cũng đồng thời cho thấy rõ người tiêu dùng hiện nay thường dựa vào danh tiếng thương hiệu và giá cả để lựa chọn chiếc ĐTDĐ cho mình. Kèm theo với chiếc ĐTDĐ, thì mạng điện thoại đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Hình 5.8. Mạng điện thoại đang sử dụng Hình 5.9.Lý do chọn mạng điện thoại đang sử dụng Vinaphone, MobilFone, Viettel là các mạng ĐTDĐ được ưa thích, chọn sử dụng nhiều hơn so với s-fone. Thế thì nguyên nhân của việc lựa chọn này là gì ? Và câu trả lời nhận được từ phía người tiêu dùng được phản ánh qua biểu đố ở hình 5.9 bên dưới Hình 5.9.Lý do chọn mạng điện thoại hiện đang dùng Như kết quả đã thăm dò được như hình trên thì các mạng điện thoại ra đời trước, có vùng phủ sóng rộng, có nhiều gói cước đa dạng, và thường xuyên có khuyến mãi là được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng nhiều hơn cả. Điều này cũng đã phần nào phản ánh được tiêu chí lựa chọn mạng chung của người tiêu dùng: thường căn cứ vào vùng phủ sóng và chi phí bỏ ra để so sánh lựa chọn nên sử dụng mạng này hay mạng khác.Hiện tượng này có thể lý giải rằng có lẽ bởi vì cuộc sống công nghiệp đang phát triển nên con người thường xuyên đi lại ở nhiều nơi, thiết lập quan hệ ở nhiều chỗ, nên có nhu cầu liên lạc ở nhiều vùng, miền khác nhau nên cần sử dụng mạng có vùng phủ sóng rộng.Và song song đó thì cần phải tốn chi phí thấp để có thể liên lạc được nhiều hơn, lâu hơn và dài hơn. Vậy thì hiện nay đa số sinh viên, giáo viên và nhân viên bệnh viện có sử dụng ĐTDĐ xa xỉ có giá trị cao hay không? Hình 5.10. Trị giá ĐTDĐ đang sử dụng Có thể là do công nhân viên chức và sinh viên có mức thu nhập tương đối thấp, và thường xuyên có sự cân nhắc kỹ lưỡng trong chi chi tiêu, nên hầu như đa số họ chỉ sử dụng các loại ĐTDĐ phổ thông, cấp thấp với các chức năng cơ bản với giá dao động trong khoảng không vượt quá 2 triệu đồng (59%). Với mức giá cả tương đối rẻ như vậy, liệu rằng có phải chăng là hàng cũ được sử dụng phổ biến ở nhóm này? Hình 5.11.Dạng ĐTDĐ đang sử dụng Tuy sử dụng các loại ĐTDĐ tương đối rẽ tiền nhưng hầu hết sinh viên và công nhân viên chức đều sử dụng ĐTDĐ mới (4/5 đápviên). Có vẻ như ĐTDĐ hàng cũ ít có chỗ đứng trong thị trường hiện nay. Chắc vì sự phổ biến hóa và sự giảm giá khá nhanh của loại mặt hàng điện tử công nghệ cao này, nên hàng mới chính hãng có ưu thế hơn. Hình 5.12.Số cái ĐTDĐ đã sử dụng qua Trong nhóm mẫu đã thu thập thì đại đa số trong số họ là những người mới sử dụng ĐTDĐ lần đầu hay chỉ mới thay đổi một lần (nhóm này có tỉ lệ là 86%). Hình 5.13.Số tiền ĐTDĐ sử dụng hàng tháng Với sự chi tiêu ở mức trung bình thấp tương ứng với mức thu nhập của mình nên mức chi tiêu hàng tháng của nhóm đối tượng này cũng chủ yếu tập trung ở mức tương đối vừa phải là dưới 200 ngàn đồng trên tháng. Hình 5.14.Thời gian đã sử dụng ĐTDĐ Nhóm đáp viên này phân bố tập trung vào nhóm đối tượng chưa sử dụng ĐTDĐ được lâu, chủ yếu là mới dùng được trong vòng một năm. Tóm lại, mẫu nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu đối tượng người tiêu dùng là sinh viên và công nhân viên chức nhà nước, mà đại diện là giáo viên và nhân viên bệnh viện. Nhóm đối tượng này sử dụng tập trung ở các hiệu ĐTDĐ: Nokia, Samsung, S-Fone, Motorola chủ yếu đều là hàng mới chính hãng, với trị giá dao động khoảng 2 triệu đồng trở lại, và các mạng điện thoại sử dụng kèm theo phổ biến là Vinaphone, mobilfone, viettel. Các đáp viên này đa số đều mới sử dụng điện thoại trong vòng một năm trở lại đây, và số tiền họ thường chi tiêu cho việc sử dụng ĐTDĐ là không quá 200 ngàn đồng trên một tháng. 5.2.Hành vi tiêu dùng 5.2.1.Nhận thức nhu cầu Đối tượng liên lạc chính, thường xuyên của người tiêu dùng là ai ? Hình 5.15.Người thường liên lạc nhất Qua hình trên cho thấy đối tượng liên lạc chủ yếu của người tiêu dùng là bạn bè (chiếm 50% hồi đáp) và người thân (chiếm 35% hồi đáp).Điều này có lẽ là do hiện nay cuộc sống công nhân viên chức thì tất bậc với công việc, thường làm việc suốt cả 2 buổi sáng chiều, bữa trưa họ thường hay đi ăn cơm tiệm, ít có về nhà nên phát sinh nhu cầu liên lạc với hoặc chồng, hoặc vợ, và con mình hay tâm sự cùng bạn bè ở giờ giải lao.Còn đối tượng còn lại, do là sinh viên nên bởi vậy mà có thể phát sinh nhu cầu cần liên lạc với bạn bè để trao đổi việc học tập, nhưng đối tượng họ liên lạc nhiều hơn có lẽ là người thân trong gia đình, vì hầu hết đa số sinh viên là sống xa nhà, nhớ quê hương và có nhu cầu cần được cung cấp về mặt tài chính từ cha, mẹ, anh, chị của mình. Đây có thể là một trong các yếu tố tham khảo ban đầu để các công ty hoạt động về mạng điện thoại có thể đưa ra các gói cước phù hợp với nhu cầu thực tế của nhóm khách hàng là công nhân viên chức và sinh viên ( liên lạc nhiều với bạn bè và người thân). Vậy ngoài mục đích là dùng cho liên lạc, chiếc điện thoại di động còn thể hiện cho những gì theo ý kiến từ phía người tiêu dùng? Hình 5.16.Mục đích tăng thêm của ĐTDĐ Kết quả điều tra cho thấy: thị hiếu về thời trang (chiếm3/8), trạng thái giống mọi người xung quanh (chiếm 2/8) và khả năng hiểu biết công nghệ mới (chiếm 1,75/8) là những mục đích phụ khác mà người tiêu dùng cho rằng việc sử dụng điện thoại di động mang đến cho họ, bên cạnh việc phục vụ cho nhu cầu liên lạc. Tóm lại, xét theo sự nhận thức về mục đích sử dụng, có thể chia nhóm người tiêu dùng này ra làm 2 đối tượng: Thứ nhất là nhóm những người thích chạy theo các kiểu ĐTDĐ thời trang, thích sự mới mẻ, muốn được thể hiện cá tính và vị trí trong xã hội. Những người này thường chi xài rộng rãi, tuy nhiên họ hay chạy theo thời nên mức độ trung thành thường không cao. Nhóm thứ hai những người sử dụng ĐTDĐ như một phương tiện giao tiếp phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. 5.2.2.Tìm kiếm thông tin Khi nhu cầu đã được nhận thức khá rõ ràng thì con người sẽ tiến đến tìm cách san lắp sự khác biệt giữa trạng thái hiện tại và trạng thái mong ước của mình.Và có lẽ dĩ nhiên thì việc tìm kiếm thông tin sẽ mở màng cho việc làm thõa mãn nhu cầu đó. Trong vô vàng thông tin về ĐTDĐ đang tồn tại hiện nay, thì người tiêu dùng tham khảo nguồn nào mà họ thấy rằng đáng tin cậy nhất ? Hình 5.17.Nguồn thông tin tham khảo đáng tin cậy nhất Qua điều tra, kết quả thu được thì nguồn thông tin được người tiêu dùng tin tưởng nhất để tìm hiểu về ĐTDĐ là từ người thân, bạn bè, hàng xóm ( nguồn thông tin truyền miệng từ nhóm ) và từ tivi, báo, đài ( nguồn thông tin truyền tải thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đại trà phổ thông ). Còn thông tin từ internet và áp phích, tờ rơi ít được lựa chọn, có thể là vì người tiêu dùng ít tiếp cận với các nguồn thông tin này, hoặc các thông tin được cung cấp mờ nhạt, không nhiều, rẻ tiền n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLAM BAO CHAU.doc
Tài liệu liên quan