MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 3
1.1 Đặc điểm và vai trò của đất đai trong nền kinh tế xã hội của đất nước 3
1.1.1 Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt 3
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. 4
1.1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 4
1.2. Khái niệm và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất 5
1.2.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất 5
1.2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) 6
1.3. Đối tượng và nhiệm vụ của QHSDĐ 6
1.4. Nội dung của QHSDĐ 7
1.5. Các nguyên tắc của QHSDĐ 7
1.6. Trách nhiệm lập và thẩm quyền xét duyệt QHSDĐ 8
1.7. Những căn cứ để lập QHSDĐ 9
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NGHĨA ĐÀN 10
2.1. Điều kiện tự nhiện 10
2.1.1. Vị trí địa lý 11
2.1.2. Địa hình và Thổ Nhưỡng 11
2.1.3. Đặc điểm khí hậu 12
2.1.4. Hệ thống sông ngòi 12
2.1.5. Tài nguyên khoáng sản 13
2.1.6. Tài nguyên rừng 13
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 13
2.2.1. Dân số, lao động: 13
2.2.2. Công tác Nội vụ - LĐTB&XH 16
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA
HUYỆN NGHĨA ĐÀN NĂM 2007 18
3.1. Khái quát tình hình quản lý đất đai 18
3.1.1. Về địa giới hành chính 18
3.1.2. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính 18
3.1.3. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 18
3.1.4. Công tác thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo 19
3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghĩa Đàn năm 2007 19
3.3. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2007 - 2008 22
1.Đất nông nghiệp 22
1.2 Đất lâm nghiệp 23
2. Đất phi nông nghiệp 24
3. Đất chưa sử dụng 26
3.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đối với những xã đã có qui hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt 28
3.5. Tình hình sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức 29
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN NGHĨA ĐÀN GIAI ĐOẠN 2007 - 2016 30
4.1. Đánh giá tiềm năng đất đai 30
4.2. Phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 30
4.3. Những định hướng qui hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn thời kỳ 2007-2016 33
4.3.1.Qui hoặch điều chỉnh địa giới hành chính 33
4.3.1.2.Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 34
4.3.2 Định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn mới đến năm 2016 34
4.3.2.1 Đất nông nghiệp 34
4.3.2.2 Đất phi nông nghiệp 38
4.3.2.3 Đất chưa sử dụng 50
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 51
1. Kết luận 51
2. Kiến nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7765 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiện trạng sử dụng đất và những định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn - Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 – 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người khá cao, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội không ngừng được củng cố và tăng cường đáp ứng ngày càng cao của sự phát triển, thực hiện tốt các chương trình Quốc gia tạo điều kiện thúc đẩy KT - XH phát triển. Bộ mặt đô thị và nông thôn đổi mới nhanh chóng; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, Chính quyền và hệ thống chính trị có bước phát triển vượt bậc; sự đồng thuận trong xã hội, cùng sự đoàn kết nhất trí cao trong Đảng bộ và nhân dân thực sự là động lực to lớn thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ Chính trị, tạo đà vững chắc cho sự phát triển KT - XH nhanh và bền vững của những năm tiếp theo. Đến nay về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong trời gian qua và hiện nay đang có xu hướng phát triển khá tốt trên các lĩnh vực của địa phương và toàn huyện đang phấn đấu đạt những bước đi đáng kể về phát triển đô thị theo định hướng của Chính phủ, tỉnh Nghệ An và của Đảng bộ huyện đã đề ra.
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA
HUYỆN NGHĨA ĐÀN NĂM 2007
3.1. Khái quát tình hình quản lý đất đai
3.1.1. Về địa giới hành chính
Bộ phận quản lý đất đai của huyện Nghĩa Đàn cùng cùng với một số huyện lân cận, đã tiến hành xác định ranh giới ngoài thực địa và trên bản đồ. Do vậy ranh giới hành chính của huyện ổn định các mốc địa giới được xác định rõ ràng theo quy định của Bộ tài nguyên và môi trường.
3.1.2. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính
Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính của huyện Nghĩa Đàn chưa được chú trọng, một số xã trong huyện chưa có bản đồ địa chính. Trong cả năm tới huyện sẽ tiến hành đo đạc và lập bản đồ địa chính.
3.1.3. Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tính đến ngày 20/02/2008 thì tổng số hồ sơ phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 4150 hồ sơ, đã cấp được 2486 hồ sơ, còn lại 1664.
Nguyên nhân chủ yếu của các hồ sơ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Hồ sơ có tranh chấp (về mốc giới, về quyền sử dụng đất v..v..).
- Hồ sơ có lấn chiếm, nguồn gốc giao trái thẩm quyền không phù hợp với quy hoạch của huyện.
- Do chưa có bản đồ địa chính
- Đang chờ hướng dẫn của huyện
Thuận lợi và khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
* Thuận lợi
Thực hiện Nghị định 163/CP của Chính Phủ về giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, huyện Nghĩa Đàn đã được UBND tỉnh cho đo đạc, lập bản đồ địa chính để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Lâm nghiệp. Do đó trong những năm tới sẽ thực hiện cấp giấy toàn bộ diện tích đất Lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
* Khó khăn
Thực hiện chỉ thị số 02-CT/TU của Ban thường vụ tỉnh uỷ về chuyển đổi ruộng đất, đến nay huyện Nghĩa Đàn đã thực hiện được 23/32 xã. Nhưng chỉ duy nhất xã Nghĩa Khánh được đo đạc bản đồ địa chính và lập hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số còn lại vẫn chưa được đo đạc, do đó có sự biến động rất lớn giữa thửa đất ngoài thực địa và giấy chứng nhân quyền sử dụng đất đã được cấp.
3.1.4. Công tác thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo
Huyện Nghĩa Đàn giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, chủ yếu về tranh chấp đất đai, năm 2007 tổng số là 37 vụ đã giải quyết được 32 vụ, còn 5 vụ đang giải quyết. Các đơn này chủ yếu là giải quyết bằng thương lượng hòa giải, một số giải quyết bằng phương pháp cưỡng chế. Tuy nhiên về tình trạnh lấn chiếm đất, chuyển mục đích sử dụng trái phép vẫn còn xảy ra nhiều, chính vì thế các cơ quan chức năng cần có những biện pháp cụ thể hơn để giải quyết những vấn đề trên.
3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghĩa Đàn năm 2007
Theo số liệu thống kê năm 2007 thì tổng diện tích tự nhiên của huyện là 75268,37 ha
* Phân theo đối tượng sử dụng
- Hộ gia đình cá nhân sử dụng là 39233,51 ha chiếm 52,12% diện tích tự nhiên của huyện.
- UBND xã là 1710,07 ha chiếm 2,27%
- Các tổ chức kinh tế sử dụng 17456,88 ha chiếm 23,19%
- Các tổ chức khác sử dụng 16867,91 ha chiếm 22,42%
Các tổ chức kinh tế
Hộ gia đình cá nhân
UBND xã
Các tổ chức khác
Biểu đồ 3.1: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng
* Phân theo mục đích sử dụng
a. Đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 57895,66 ha chiếm 76,52% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất trồng lúa diện tích là 3698,97 ha
- Đất trồng cây hàng năm khác diện tích là 20007,1 ha
- Đất nuôi trồng thủy sản diện tích là 347,27 ha
b. Đất phi nông nghiệp
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 11513,83 ha chiếm 15,29% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất tại nông thôn diện tích là 1156,79 ha chiếm 10,04% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất chuyên dùng diện tích 5594,34 ha chiếm 48,58% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp diện tích 36,56 ha chiếm 0,31% đất chuyên dùng.
- Đất quốc phòng, an ninh diện tích 1108,83 ha chiếm 9,6% đất chuyên dùng.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp diện tích 215,41 ha chiếm 1,86 đất chuyên dùng.
- Đất có mục đích công cộng diện tích 4233,54 ha chiếm 36,76% đất chuyên dùng.
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng diện tích 6,69 ha chiếm 0,06% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất nghĩa trang diện tích 476,78 ha chiếm 4,14% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng diện tích 4229,49 ha chiếm 36,73 tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
c. Đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất chưa sử dụng là 5858,88 ha chiếm 7,78% tổng diện tích tự nhiên.
Trong đó:
- Đất bằng chưa sử dụng là 620,39 ha
- Đất đồi núi chưa sử dụng là 4227,21 ha
- Núi đá không có rừng cây là 1011,02 ha
Diện tích đất nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp
Diện tích đất chưa sử dụng
Biểu đồ 3.2: Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
3.3. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2007 - 2008
Trong kỳ thống kê đất đai từ ngày 01/01/2007 đến ngày 01/01/2008, đất đai có biến động không đáng kể, số liệu biến động chủ yếu tăng do chu chuyển từ các loại đất và có tăng khác sau khi Bộ Tài Nguyên - Môi Trường tính lại diện tích theo bản đồ tỷ lệ 1/50.000 diện tích của huyện Nghĩa Đàn tăng tự nhiên 35.27 ha được cộng vào đất sông suối mặt nước chuyên dùng và đất chưa sử dụng.
Tổng diện tích tự nhiên : Năm 2007 là 75.303,65 ha, đến năm 2008 là 75.303,65 ha. Tổng diện tích tự nhiên của huyện được tổng hợp trên cơ sở diện tích tự nhiên của các xã, thi trấn bằng phương pháp tính máy tính điện tử dựa vào bản đồ địa giới hành chính 364/CT.
1.Đất nông nghiệp
Năm 2007 diện tích là 57.895,66 ha đến năm 2008 là 59.869,71 ha, tăng 1974.05 ha.
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp : diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2007 là 35.252,10 ha, năm 2008 là 33.876,74 ha giảm so với năm 2008 là 1375,36 ha.
1.1.1. Đất trồng cây hàng năm : Năm 2007 là 24.025,23 ha, năm 2008 là 22.703,45 ha giảm so với năm 2008 là 1.321,78 ha. Cụ thể như sau :
1.1.1.1. Đất trồng lúa
Năm 2007 là 3698,97 ha, năm 2008 là 3.738,12 ha tăng so với năm 2007 là 39,15 ha. Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang 16,91 ha, chuyển từ đất sông suối mặt nước chuyên dùng sang 30,17 ha. Nguyên nhân giảm do chuyển sang đất ở nông thôn 2,5 ha, đât cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,17 ha, đất có mục đích công cộng 4,26 ha, sông suối mặt nước chuyên dùng 1,0 ha.
1.1.1.2. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi : Năm 2007 là 249,16 ha, năm 2008 là 249,16 ha
1.1.1.3. Đất trồng cây hàng năm khác : Năm 2007 là 20.077,10 ha, năm 2008 là 18.761,17 ha giảm so với năm 2007 là 1.360,93 ha. Nguyên nhân giảm do chuyển sang các loại đất : Đất lúa là 16,91 ha, đất trồng cây lâu năm 92,0 ha, đất trồng rừng sản xuất 1.373,54 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 31,6 ha, đất ở nông thôn 3,47 ha, đất ở tại đô thị 0,64 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 32,78 ha, đất có mục đích công cộng 34,57 ha, đất sông suối mặt nước chuyên dùng là 3,0 ha. Ngoài nguyên nhân giảm đất trồng cây hàng năm khác còn tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang 13,0 ha, đất rừng sản xuất 37,79 ha, đất quốc phòng sang 21,13 ha, đất sông suối mặt nước chuyên dùng sang 1,77 ha, đất bằng chưa sử dụng là 349,32 ha.
1.1.2. Đất trồng cây lâu năm
Năm 2007 là 11.226,87 ha, năm 2008 là 11.173,29 ha giảm so với năm 2007 là 53,58 ha. Trong đó tăng do chuyển từ các loại đất : Đất trồng cây hàng năm khác sang là 92,0 ha, đất quốc phòng là 39,43 ha. đất bằng chưa sử dụng là 0,77 ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 76,29 ha. Ngoài nguyên nhân tăng đất trồng cây lâu năm giảm do chuyển sang đất : đất trồng cây hàng năm khác 13,0 ha, đất rừng sản xuất 235,49 ha, đất ở tại nông thôn là 4,57 ha, đất ở đô thị là 00,4 ha, đất có mục đích công cộng là 8,44 ha, đất tôn giáo tín ngưỡng là 0,17 ha.
1.2 Đất lâm nghiệp
Năm 2007 là 22.236,39 ha, năm 2008 là 25.533,05 ha, tăng so với năm 2007 là 3.297,36 ha. Cụ thể như sau :
1.2.1. Đất rừng sản xuất : Năm 2007 là 15.776,25 ha , năm 2008 là 19.928,05 ha tăng so với năm 2007 là 4.151,8 ha. Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác là 1.373,54 ha, đất trồng cây lâu năm 235,49 ha, đất rừng phòng hộ 1.811,68 ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 777,34 ha. Ngoài nguyên nhân tăng đất trồng rừng sản xuất còn có giảm sang các loại đất : Đất trồng cây hàng năm khác 37,79 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 4,0 ha, đất có mục đích công cộng là 4,46 ha.
1.2.2. Đất rừng phòng hộ : Năm 2007 là 6.460,04 ha, năm 2008 là 5.605,60 ha giảm so với năm 2007 là 854,44 ha. Nguyên nhân giảm do chuyển sang đất rừng sản xuất 1.811,68 ha. Ngoài nguyên giảm tăng đất rừng phòng hộ còn tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang 211,36 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 745,88 ha.
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản : Năm 2007 là 347,27 ha, năm 2008 là 399,32 ha tăng so với năm 2007 là 52,05 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang 31,6 ha, đất sông suối mặt nước chuyên dùng sang 20,45 ha.
1.4 Đất nông nghiệp khác : Năm 2007 và 2008 là 60,0 ha.
2. Đất phi nông nghiệp
Năm 2007 là 11.528,63 ha, năm 2008 là 11.534,14 ha tăng so với năm 2007 là 5,51 ha. Cụ thể như sau :
2.1. Đất ở : Năm 2007 là 1.196,03 ha, năm 2008 là 1.210,27 ha tăng so với năm 2008 là 14,24 ha.
2.1.1. Đất ở tại nông thôn : Năm 2007 là 1.156,79 ha, năm 2008 là 1.170,13 ha tăng so với năm 2007 là 13,34 ha. Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất trồng lúa 2,5 ha, đất trồng cây hàng năm khác 3.47 ha, đất trồng cây lâu năm 4,57 ha, đất an ninh 0,2 ha, đất sông suối mặt nước chuyên dùng là 0,38 ha, đất bằng chưa sử dụng 2,37 ha. Ngoài nguyên nhân tăng đất ở tại nông thôn còn giảm do chuyển sang đất có mục đích công cộng 0.15 ha.
2.1.2. Đất ở tại đô thị : năm 2007 là 39,24 ha, năm 2008 là 40,14 ha tăng so với năm 2007 là 0.9 ha. Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác 0,64 ha, trồng cây lâu năm sang 0,4 ha.
2.2. Đất chuyên dùng : Năm 2007 là 5.594,35 ha, năm 2008 là 5.636,68 ha tăng so với năm 2007 là 42,33 ha. Cụ thể như sau :
2.2.1. Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp : năm 2007 là 36,56 ha, năm 2008 là 37,21 ha tăng so với năm 2007 là 0,65 ha. Nguyên nhân tăng là do tăng từ đất sông suối mặt nước chuyên dùng 0,51 ha, đất bằng chưa sử dụng 0,3 ha. Ngoài nguyên nhân tăng đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp còn giảm do chuyển sang đất có mục đích công cộng 0,16 ha.
2.2.2. Đất Quốc Phòng : Năm 2007 là 1.106,92 ha, năm 2008 là 1.046,36 ha. Nguyên nhân giảm do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 21,13 ha, đất trồng cây lâu năm 39,43 ha.
2.2.3. Đất An ninh : Năm 2007 là 1,91 ha, năm 2008 là 1,71 ha. Nguyên nhân giảm do chuyển sang đất ở tại đô thị 0,2 ha.
2.2.4. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp : năm 2007 là 215,42 ha, năm 2008 là 263,7 ha tăng so với năm 2007 là 48,28 ha. Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất trồng lúa 0,17 ha, đất bằng chưa sử dụng 2,1 ha, đất trồng cây hàng năm khác 32,78 ha, đất rừng sản xuất 4,0 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 10 ha, đất núi đá không có rừng cây 1,1 ha. Ngoài nguyên nhân tăng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp giảm sang đất có mục đích công cộng 1,87 ha.
2.2.5. Đất có mục đích công cộng : Năm 2007 là 4.233,54 ha, năm 2008 là 4.287,7 ha tăng so với năm 2007 là 54,16 ha. Nguyên nhân tăng do chuyển từ các loại đất : Đất trồng lúa 4,26 ha, đất trồng cây hàng năm khác 34,57 ha, đất trồng cây lâu năm 8,44 ha, đất rừng sản xuất 4,46 ha, đất ở tại nông thôn 0,15 ha, đất ở tại đô thị 0,14 ha, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp là 0,16 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 1,87 ha. Đất sông suối mặt nước chuyên dùng là 0,17 ha, đất bằng chưa sử dụng 0,73 ha. Ngoài nguyên nhân tăng, đất có mục đích công cộng còn giảm sang đất bằng chưa sử dụng là 0,79 ha.
2.3. Đất tôn giáo tín ngưỡng : Năm 2007 là 6,69 ha, năm 2008 là 6,86 ha. Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang 0,17 ha.
2.4. Đất Nghĩa trang, nghĩa địa : Năm 2007 là 476,78 ha, năm 2008 là 485,93 ha tăng so với năm 2007 là 9,15 ha. Nguyên nhân tăng do chuyển từ đất bằng chưa sử dụng 9,15 ha.
2.5. Đất sông suối mặt nước chuyên dùng : Năm 2007 là 4.244,28 ha, năm 2008 là 4.183,9 ha giảm so với năm 2007 là 60,38 ha. Nguyên nhân giảm do chuyển sang đất trồng lúa 30,17 ha, đất trồng cây hàng năm khác 17,7 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là 20,45 ha, đất ở tại nông thôn là 0,38 ha, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp là 0,51 ha, đất có mục đích công cộng là 0,17 ha. Ngoài nguyên nhân giảm đất sông suối mặt nước chuyên dùng còn tăng do chuyển từ đất trồng lúa sang 1,00 ha, đất trồng cây hàng năm khác sang 3,0 ha, đất băng chưa sử dụng là 5,0 ha.
2.6. Đất phi nông nghiệp : Năm 2007 là 10,5 ha, năm 2008 là 10,5 ha
3. Đất chưa sử dụng
Năm 2007 là 5.879,36 ha, năm 2008 là 3899,8 ha giảm so với năm 2007 là 1.979,56 ha. Cụ thể như sau :
3.1. Đất bằng chưa sử dụng : Năm 2007 là 622,82 ha, năm 2008 là 253,87 ha giảm so với năm 2007 là 368,95 ha. Nguyên nhân giảm do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác 349,32 ha, đất trồng cây lâu năm là 0,77 ha, đất ở tại nông thôn là 2,37 ha, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp là 0,3 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh là 2,1 ha, đất có mục đích công cộng là 0,73 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa là 9,15 ha, đất sông suối mặt nước chuyên dùng là 5,0 ha. Ngoài nguyên nhân giảm đất bằng chưa sử dụng còn tăng do chuyển từ đất có mục đích công cộng 0,79 ha.
3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng : Năm 2007 là 4.241,99 ha, năm 2008 là 2.632,48 ha giảm so với năm 2007 là 1.609,51 ha. Nguyên nhân giảm do chuyển sang đất trồng cây lâu năm 39,43 ha, đất rừng sản xuất 777,34 ha, đất rừng phòng hộ 745,88 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 10,0 ha.
3.3. Núi đá không có rừng cây : Năm 2007 là 1.014,55 ha, năm 2008 là 1013,45 ha giam so với năm 2007 là 1,1 ha. Nguyên nhân giảm do chuyển từ đất cơ sở sản xuất kinh doanh sang 1,1 ha.
Bảng 3.1. Biến động diện tích đất đai giai đoạn 2007-2008
TT
MỤC ĐÍCH SDĐ
Mó
Diện tích năm 2008
So với năm 2008
So với năm 2008
Diện tích năm 2007
Tăng (+), giảm (-)
Diện tích năm 2005
Tăng (+), giảm (-)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6) = (4) -(5)
(7)
(8) = (4) - (7)
Tổng diện tớch tự nhiờn
75303.65
75303.65
0.00
75578.04
-274.39
1
Đất nụng nghiệp
NNP
59869.71
57895.66
1974.05
58757.37
1112.34
1.1
Đất sản xuất nụng nghiệp
SXN
33876.74
35252.10
-1375.36
35620.37
-1743.63
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
22703.45
24025.23
-1321.78
24543.60
-1840.15
1.1.1.1
Đất trồng lỳa
LUA
3738.12
3698.97
39.15
3722.03
16.09
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
249.16
249.16
264.16
-15.00
1.1.1.3
Đất trồng cõy hàng năm khác
HNK
18716.17
20077.10
-1360.93
20557.41
-1841.24
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
11172.29
11226.87
-53.58
11076.77
96.52
1.2
Đất lõm nghiệp
LNP
25533.65
22236.29
3297.36
22731.30
2802.35
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
19928.05
15776.25
4151.80
16174.82
3753.23
1.2.2
Đất rừng phũng hộ
RPH
5605.60
6460.04
-854.44
6556.48
-950.88
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
1.3
Đất nuụi trồng thuỷ sản
NTS
399.32
347.27
52.05
348.05
51.27
1.4
Đất làm muối
LMU
1.5
Đất nụng nghiệp khỏc
NKH
60.00
60.00
57.65
2.35
2
Đất phi nụng nghiệp
PNN
11534.14
11528.36
5.51
11428.75
105.39
2.1
Đất ở
OTC
1210.27
1196.03
14.24
1165.11
45.16
2.1.1
Đất ở tại nụng thụn
ONT
1170.13
1156.79
13.34
1127.71
42.42
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
40.14
39.24
0.90
37.40
2.74
2.2
Đất chuyờn dựng
CDG
5636.68
5594.35
42.33
5529.40
107.28
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trỡnh sự nghiệp
CTS
37.21
36.56
0.65
41.83
-4.62
2.2.2
Đất quốc phũng an ninh
CQA
1048.07
1108.83
-60.76
1109.83
-58.76
2.2.3
Đất sản xuất kinh doanh phi nụng nghiệp
CSK
263.70
215.42
48.28
196.90
66.80
2.2.4
Đất cú mục đích cộng cộng
CCC
4287.70
4233.54
54.16
4183.84
106.86
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
6.68
6.69
0.17
6.31
0.55
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
485.93
476.78
9.15
478.92
7.01
2.5
Đất sụng suối và mặt nước chuyờn dựng
SMN
4183.90
4244.28
-60.38
4238.51
-54.61
2.6
Đất phi nụng nghiệp khỏc
PNK
10.05
10.05
10.05
3
Đất chưa sử dụng
CDS
3899.80
5879.36
-1979.56
5391.92
-1492.12
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
253.87
622.82
-368.95
623.78
-369.91
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
2632.48
4241.99
-1609.51
3721.04
-1088.56
3.3
Núi đá không có rừng cõy
NCS
1013.45
1014.55
-1.10
1047.10
-33.65
(nguồn: phòng TNMT huyện Nghĩa Đàn)
3.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đối với những xã đã có qui hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Như chúng ta đã biết, quản lý sử dụng đất là quản lý theo kế hoạch, quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt . Kế hoạch quản lý đã đưa đến những kết quả tích cực, người sử dụng đất yên tâm sử dụng có hiệu quả hơn gắn bó với đất đai hơn, thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp được giữ vững ổn định. Đất chuyên dùng được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Đất chưa sử dụng từng bước được đưa vào sử dụng nhiều hơn. Từ đó thị trường quyền sử dụng đất đã thu hút tạo điều kiện về mặt bằng cho các ngành sản xuất kinh doanh phát triển.
Tuy vậy, việc sử dụng đất có nơi vẫn chưa phù hợp với qui hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dẫn đến tiềm năng đất đai chưa được phát huy tốt, hiệu quả sử dụng đất thấp, nhiều cơ quan, tổ chức sử dụng đất còn lãng phí. Tình trạng người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai vẫn còn xảy ra. Bên cạnh đó việc qui hoạch lại 3 loại rừng được phê duyệt theo quyết định số 482/QĐ.UBND.NN một số nơi chưa phù hợp với điều kiện cụ thể tại từng địa phương như : Xã Nghĩa Thọ quy hoạch có 687,9 ha đất rừng phòng hộ và 220,4 ha đất rừng sản xuất. Nhưng trên thực tế diện tích đã giao cho hộ gia đình cá nhân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 482,8 ha đất rừng trồng sản xuất; Một số xã như Đông Hiếu, Nghĩa Hồng quy hoạch đất rừng sản xuất nằm trong đất trồng cây công nghiệp lâu năm của các nông trường do đó hiệu quả viêc thực hiện quy hoạch sử dụng đất chưa cao.
Để công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả đề nghị cấp có thẩm quyền nên có những chính sách cụ thể hơn.
3.5. Tình hình sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức
Là huyện có nhiều tổ chức, cơ quan sử dụng đất. Các đơn vị đã tiến hành lập hồ sơ và đã được UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 5 Nông trường : Cờ Đỏ, Đông Hiếu, Tây Hiếu 1, Tây Hiếu 2, Tây Hiếu 3, và các công ty, đơn vị : Cây ăn quả Nghệ An. Rau quả 19-5, Quản lý và sửa chữa đường bộ Nghê An, Thương mại tổng hợp Phủ Quỳ Nghệ An, TNHH tấm gỗ nhân tạo Việt Trung, Cổ phần thơng mại xuất nhập khẩu Phủ Quỳ, Tổng cục kỹ thuật và các đơn vị Bộ đội : Kho K866 ( Tổng cục kỹ thuật ), Kho 812 ( cục quân khí, Tổng cục kỹ thuật ), Tiểu đoàn 743 và 11 cơ sở tôn giáo tại 4 xã ( Nghĩa Lộc, Nghĩa Trung, Nghĩa An, Nghĩa Thuận ).
Nhìn chung các cơ quan, tổ chức sử dụng đất trên địa bàn đều sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên còn môt số Nông, Lâm Trường sử dụng đất chưa thực sự có hiệu quả.
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN NGHĨA ĐÀN GIAI ĐOẠN 2007 - 2016
4.1. Đánh giá tiềm năng đất đai
Nghĩa Đàn là một trong 10 huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An mà thị trấn Thái Hoà là trung tâm của huyện, Với tổng diện tích tự nhiên là 75.268,37 ha, chiếm 4,56% so với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An.(16.449km2)
Tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp : Diện tích đất nông nghiệp là 57.895.66 ha chiếm tỉ lệ đất tự nhiên. Đất đai cùng với các điều kiện khác như khí hậu thời tiết, hệ thống thuỷ lợi... đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện, đặc biệt là đối với trồng lúa đáp ứng nhu cầu của toàn huyện.
Tiềm năng đất đai cho phát triển công nghiệp : với vi trí địa lý và hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, huyện có tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là tại khu vực trung tâm của huyện và dọc các đường quốc lộ.
4.2. Phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Một số chỉ tiêu cụ thể :
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 21%
- Cơ cấu kinh tế : Công nghiệp - xây dựng chiếm 28%, thương mại - dịch vụ chiếm 44%, nông - lâm nghiệp chiếm 28%.
- Bình quân giá trị sản xuất trên người đạt 17,50 triệu đồng.
- Tổng sản lượng lương thực qui ra thóc đạt 42.000 tấn
-Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 30%
-Thu ngân sách đến năm 2010 đạt 75.000 triệu đồng
- Phát triển xã hội lành mạnh, từng bước giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, con người mới. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân dưới 0,55%.
* Về phát triển kinh tế -xã hội :
- Chú trọng đầu tư về nông nghiệp, khai thác và sử dụng tốt tiềm năng đất đai, đảm bảo về hệ thống thuỷ lợi,về giống cây trồng vật nuôi và các dịch vụ khác.
- Đảm bảo tưới tiêu chủ động, phòng chống bão lụt thiên tai
- Phát triển chăn nuôi, tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, duy trì đàn gia cầm trên địa bàn toàn huyện.
- Khuyến khích người dân phát triển thương mại, dịch vụ. Quy hoạch lại các chợ nông thôn thuận lợi cho việc buôn bán của người dân.
- Phối hợp với ngân hàng nông nghiệp tạo các nguồn vốn cho dân vay để phát triển sản xuất và tăng thu nhập
* Về văn hoá - xã hội
- Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, duy trì các hoạt động của các câu lạc bộ, thư viện.
- Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, nếp sống văn minh.
- Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương đường lối của đảng và nhà nước.
- Thường xuyên quan tâm, chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Tổng kết năm học đạt kết quả tốt, các trường đạt tiên tiến, cùng nhà trường chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết chuẩn bị cho các năm học, đảm bảo 100% học sinh trong độ tuổi đi học đến trường.
*** Dự báo nhu cầu sử dụng đất trên toàn huyện giai đoạn 2007-2016
* Nông nghiệp
Huyện Nghĩa Đàn có những điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là đối với việc trồng lúa nước, nên huyện rất chú trọng đến phát triển nông nghiệp. Do vậy việc sử dụng quỹ đất hợp lý để phân phối cho nông nghiệp là hết sức cần thiết.
Trong nhiều năm qua, diện tích đất nông nghiệp không ngừng được tăng lên, dự báo đến năm 2016 đất nông nghiệp sẽ tăng lên khoảng 3.651,07 ha phục vụ cho việc trồng lúa nước, trồng rừng sản xuất, trồng cỏ dùng vào chăn nuôi
* Công nghiêp- tiểu thủ công nghiêp và xây dựng làng nghề
Trong giai đoạn này, huyện chủ trương :
- Mở rộng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như Gạch tuy nen ở Nghĩa Quang; Bột đá Đôlômít ở Nghĩa Mỹ.
- Phát triển các cơ sơ tiểu thủ công nghiệp và làng nghề như : Vật liệu xây dựng, sản xuất tôn sóng, xà gồ sắt, chế biến lâm sản, mộc mỹ nghệ, mây tre đan
- Công nghiệp cơ khí : Phát triển ngành nghề sửa chữa, bảo dưỡng xe hơi của vùng Tây Bắc tỉnh; sản xuất lắp ráp máy nông cụ phục vụ nông lâm thuỷ sản. Chế tạo phụ tùng cơ khí cho xe thô sơ, gia công chế tạo thiết bị và phụ tùng cơ khí cho các nhà máy như mía đường Tale&Lyle.
- Chế biến nông sản, thực phẩm : Xây dựng các nhà máy chế biến, sấy nông sản, sản xuất dầu ăn và chế biến thức ăn gia súc - gia cầm.
- Phát triền các khu công nghiệp : khu công nghiệp nhỏ Nghĩa Mỹ 40 ha.
Chính vì vậy trong giai đoạn này, đất dành cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề khá lớn và đến năm 2016 dự báo đất dành cho Công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề tăng lên khoảng 227.30 ha.
* Thương mại - dịch vụ - du lịch
Giai đoạn 2007-2016 huyện sẽ xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, nâng cấp chợ Thái Hoà có qui mô lớn của cả vùng tây bắc Nghệ An.
Xây dựng bến xe trung tâm dự kiến tại xã Nghĩa Mỹ.
Xây dựng lâm viên Bàu Sen, công viên, xây dựng khu di tích khảo cổ làng vạc, xây dựng khu tưởng niệm nơi Bác Hồ về thăm xã Đông Hiếu.
Dự báo đến năm 2016 đất dành để phát triển Thương mại -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hi7879n tr7841ng s7917 d7909ng 2737845t v nh7919ng 2737883nh hamp.doc