Khóa luận Hiện trạng tài nguyên dầu khí Việt Nam, sự phân bố và xu hướng bổ sung trong tương lai

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM 5

I.LỊCH SỬ THĂM DÒ DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM: 5

II. CÁC THÀNH TỰU TRONG THĂM DÒ DẦU KHÍ: 12

1.Các hoạt động TKTD dầu khí: 13

2.Các thành công trong công tácTKTD dầu khí: 16

III. ĐẶC ĐIỂM DẦU KHÍ: 19

1.Đặc điểm dầu Việt Nam: 19

2.Đặc điểm khí Việt Nam: 22

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC BỒN TRẦM TÍCH LIÊN QUAN TRÊN THỀM LỤC ĐỊA MIỀN NAM VIỆT NAM 36

I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÁC BỂ ĐỆ TAM Ở VIỆT NAM: 36

CƠ CHẾ KIẾN TẠO, HÌNH THÀNH BỂ TRẦM TÍCH ĐỆ TAM Ở VIỆT NAM: 42

1.Các yếu tố địa động lực: 42

2. Mô hình biến dạng tạo bể trầm tích: 45

III.CÁC BỂ TRẦM TÍCH ĐỆ TAM VIỆT NAM: 48

3.1. Tổng quát về phân loại bể 48

3.2. Tổng quan về các loại bể trầm tích Đệ Tam Việt Nam 50

3.3 Đặc điểm hình thành các bể trầm tích Đệ Tam thềm lục địa Việt Nam 52

CHƯƠNG III: CÁC BỂ TRẦM TÍCH LỚN Ở 61

I. BỂ SÔNG HỒNG: 61

II. BỒN PHÚ KHÁNH: 70

III. BỒN CỬU LONG: 75

IV .BỒN MÃ LAI THỔ CHU: 82

V. BỂ NAM CÔN SƠN: 89

CHƯƠNG IV: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN DẦU KHÍ VIỆT NAM, SỰ PHÂN BỐ VÀ XU HƯỚNG BỔ SUNG TRONG TƯƠNG LAI. 94

1.Hiện trạng nguồn tài nguyên dầu khí Việt Nam: 94

2 .Trữ lượng dầu khí Việt Nam trong khung cảnh dầu khí khu vực: 94

3. Phân bố trữ lượng dầu: 96

4. Phân bố trữ lượng khí: 98

5. Kết luận 100

Kết Luận 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3049 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiện trạng tài nguyên dầu khí Việt Nam, sự phân bố và xu hướng bổ sung trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình biến dạng tạo bể trầm tích : Có hai yếu tố chính để hình thành, phát triển một bể trầm tích, đó là cần có lực gây căng giãn và cần có không gian để căng giãn xảy ra. Như đã trình bày ở phần trên, lực gây căng giãn là lực húc của mảng Ấn Độ ở góc hội tụ Tây Tạng gây ra chuyển động thúc trồi của miền cấu trúc vỏ lục địa Đông Dương, còn không gian căng giãn tập trung vào khu vực thềm lục địa và Biển Đông ngày nay. Để có được không gian căng giãn này cần phải có sự sắp xếp lại các vi mảng ở Biển Đông. Trường lực gây tách giãn thay đổi theo thời gian không liên tục, nên các chuyển động thúc trồi của miền cấu trúc vỏ lục địa Đông Dương cũng bị phân dị và có cường độ khác nhau từ Nam lên Bắc, tạo tính nhiều pha cũng như chi hpối quy mô, diện tích tại đây của sự căng giãn, tuy nhiên qui mô diện tích này cũng cần phải xem xét trong khung cảnh cho phép của không gian căng giãn. Quan sát hình dạng phần lục đại của miền cấu trúc vỏ lục địa Đông Dương có đường bờ biển cong hình chữ “S”, trong đó phần bụng nhô ra phía Biển Đông nhiều nhấtc là địa khối KonTum cố kết rắn chắc, đầu của chữ “S” tương ứng và liên quan đến bể Sông Hồng, đuôi của chữ “S” tương ứng và liên quan đến hai bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Vì thế, chúng ta có thể giả thiết rằng địa khối Kon Tum bị đẩy thúc trồi xa nhất, phần Bắc và Nam của miền cấu trúc này, năng lượng đẩy bị tiêu hao vào căng giãn, tạo các bể trầm tích. Như vậy, các bể trầm tích Đệ Tam ở Việt Nam được hình thành dưới sự tác động qua lại của các yếu tố địa động lực đã nêu trên và tùy theo vị trí mà có trọng số ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố này. Có bể hình thành do một yếu tố địa động lực và có bể hình thành do nhiều yếu tố địa động lực và có nhiều pha căng giãn chồng lên nhau (polyhistory) và các yếu tố địa động lực xảy ra theo thời gian như sau: Pha căng giãn Creta-Paleocen (ở khu vực Nam lục địa Nam Trung Hoa); Va mảng Ấn Độ vào mảng Âu – Á vào Eocen: giai đoạn đầu giập vỡ đáy bể trầm tích; Chuyển động thúc trồi vào Oligocen – Miocen: giai đoạn căng giãn, sụt lúc tạo bể trầm tích; Giãn đáy Biển Đông (32-17 tr.n.). Do phần lớn các bể trầm tích Đệ Tam ở Việt Nam có tuổi hình thành ở Oligocen nên chịu tác động chủ yếu của hai yếu tố địa động lực trong thời gian này là chuyển động thúc trồi và giãn đáy Biển Đông. Hai yếu tố này xảy ra gần như đồng thời, chúng tương tác và hỗ trợ lẫn nhau. III.CÁC BỂ TRẦM TÍCH ĐỆ TAM VIỆT NAM: 3.1. Tổng quát về phân loại bể Theo Bally (1975) một bể trầm tích được định nghĩa là “những phạm vi (realm) sụt võng (subsidence) có chiều dày trầm tích thông thường vượt trên 1 km, ngày nay còn được bảo toàn và gắn liền nhau (coherent)”. Cần phải nói thêm về khái niệm bể, theo nghĩa rộng hơn của Bally (1975): bể trầm tích là một diện tích của vỏ trái đất được phủ bởi một tập trầm tích dày hơn so với vùng xung quanh và theo cách hiểu trên thì không có ranh giới rõ ràng, có bể có ranh giới rõ ràng, có bể có ranh giới khép kín, có bể mở về phía các bể lớn hơn. Vì thế khi bàn về các bể trầm tích Đệ Tam ở Việt Nam, có những bể là bể trầm tích thực theo cách hiểu thông thường , là một đới trũng có ranh giới, những cũng có những diện tích được gọi là “bể” theo nghĩa rộng, không phải là đới trũng lớn và cũng không có rành giới rõ ràng. Theo chế độ địa động lực, cơ chế hình thành các bể có thể được chia ra làm ba loại: hình thành liên quan đến chế độ phân ly hoặc căng giãn; liên quan đến chế độ hội tụ hoặc nén ép; và liên quan đến các cắt trượt. Có nhiều kiểu phân loại bể của các tác giả khác nhau như Perrôdn, 1971; Bally, 1975; Klemme, 1975 và Dickinson, 1976, nhưng đều gắn với các kiểu vỏ lục địa và kiểu rìa mảng. Trong ngành dầu khí, các quan điểm chủ yếu tập trung theo hướng nghiên cứu các quá tình tiến hóa bể liên quan đến việc sinh thành dầu khí, nên có hai hướng phân loại: theo hình dạng, cấu trúc bể theo nguồn gốc, tiến hóa bể. Mục tiêu của các phân loại này nhằm tương tự hóa các bể chưa thăm dò dầu khí từ các bể đã thăm dò và khai thác dầu khí. Trên thực tế có thể phân loại các bể trầm tích trên cơ sở những tiêu chuẩn như sau: Vị trí của các bể trên các mảng thạch quyển (lithospheric plate) Đa số các bể phân bố ở những đới rộng (active zone) - ở ranh giới các mảng. Ngoài ra, còn có các bể, đặc biệt các bể rộng nhất, nằm ngay trên mảng (bể nội lục – intracratonic basin). Cơ chế tạo bể (basin drive mechnism) và bản chất của quá tình kiến tạo (nature of tectonic process). Sự phát triển của các bể trầm tích bị chi phổi bởi sự chuyển động tương đối giữa các mản và chịu ảnh hưởng của các ranh giới (boundary) phân ly, hội tụ hoặc biến dạng của mảng. Một số bể trầm tích (bể nội lục) hiện đã ở xa các giới hạn của mảng ngày y, nhưng chúng có thể có liên quan đến các ranh giới mảng cổ. Sự tiến hóa của bể và cấu trúc bể. Bể đã qua ba thời kỳ tiến hóa mới sinh (juvenile), trưởng thành (mature) và cuối cùng (final). Một bể có thể trải qua một, hai hoặc tất cả các giai đoạn tiến hóa. Xa hơn nữa, một bể có thể chỉ trải qua một chu kỳ hoặc nhiều chu kỳ phát triển. Dựa vào các tiêu chuẩn nêu trên, hiện trong địa chất dầu khí áp dụng rộng rãi bảng phân loại (đơn giản) các kiểu bể trầm tích sau: Bể căng giãn (extensional basin) Trên cơ sở đặc điểm quá trình căng giãn và vị trí hình thành bể được chia ra các kiểu bể căng giãn sau đây: Bể kiểu bồn nội lục (intracratonic sag basin) là các trũng đơn lẻ trên bình đồ gần như đẳng thước, hiện tượng sụt lún bị không chế bở đứt gãy, mà do vòm nhiệt dâng lên trong vỏ trên manti. Bể rift răng giãn (extensional rift basin) được hình thành trên ranh giới phân ly, nơi quyển mềm (asthenosphere) trồi lên, tạo sự tách giãn của vỏ lục địa. Kiểu này cũng có thể hình thành trong nội mảng, có pha rift ban đầu, sau đó là sụt lún nhiệt, được gọi là aulacogen hay rift dở dang (failed rift). Bể căng giãn sau cung (back-arc extension basin) hình thành trên một rìa tích cực (active margin) vùng ranh giới hội tụ của khung cấu trúc sau cung (back-arc setting). Đây là kiểu căng giãn do sự thay đổi tốc độ nén ép ngang. Bể căng giãn rìa thụ động (passive margin extensional basins) với sự phát triển của delta, đây chính là một cánh của một bể rift căng giãn ở giai đoạn tạo vỏ đại dương. Bể kéo toác (pull-apart basin) Bể kéo toác, còn gọi là bể trượt bằng căng/ép ngang (pull-apart hay transtensional/transpressional strike-slip basins), là các bể chịu tác động của cả sự căng giãn và trượt bằng. Bể kéo toác hình thành cả trên các ranh giới biến dạng (transform boundary) của một mảng và cả trong nội mảng. Ví dụ như trong mô hình thúc trồi của Tapponnier cho vùng Đông Nam Á thì một số bể được hình thành theo cơ chế này, lúc đầu là trượt căng, tiếp theo là trượt ép trong nội mảng. Kiến tạo nghịch đảo không tham gia vào quá trình hình thành bể ban đầu, mà là quá trình thứ sinh xảy ra trong các bể căng giãn hình thành từ sự thay đổi chế độ căng khu vực từ căng giãn đến nén ép (compressional). Bể nén ép (compression basin) Bể bị nén ép ở trên các ranh giới hội tụ dạng đai chờm (thrust belt) 3.2. Tổng quan về các loại bể trầm tích Đệ Tam Việt Nam Toàn bộ các bể trầm tích Đệ Tam Việt Nam đều nằm trong phần rìa Đông Nam của mảng Âu-Á, gồm nhiều vi mảng gắn kết với nhau và được bao quanh bởi các ranh giới hội tụ ở phía Tây, Nam và Đông. Đông được coi như một quá trình tạo ra rìa phân ly. Đi kèm theo rìa phân ly này là hai đới rìa thụ động. Từ phía Đông sang phía Tây, các bể nằm trên vỏ dạng chuyển tiếp đến lục địa. Các kiểu bể trầm tích Đệ Tam ở Việt Nam trình bày dưới đây chủ yếu được xem xét cùng với các quá tình địa chất xảy ra từ thời điểm giãn đáy Biển Đông đến nay. Bể Nam Côn Sơn có vị trí đúng vào phần kéo dài của giãn đáy Biển Đông, thể hiện rõ nhất qua bản đồ từ và trọng lực, vì thế có thể xếp bể này vào bể rift căng giãn điển hình nhất ở Việt Nam, bể nằm trên vỏ lục địa với các đá có thành phần và tuổi khác nhau được hình thành có lẽ cả trong Paleozoi và Mesozoi. Nhóm bể Trường Sa và bể Hoàng Sa nằm ở hai cánh tách giãn của Biển Đông, trên rìa thụ động của đới phân ly. Chúng đều có giai đoạn tạo rift đồng thời với giãn đáy Biển Đông và có cấu trúc dạng các bán địa hào, sau đó bị quá tình giãn đáy Biển Đông đẩy trượt sang hai phía Bắc và Nam và được phủ bởi trầm tích biển. Nhóm bể này có móng nằm trong đới vỏ chuyển tiếp và đều có thể xếp vào bể căng giãn rìa thụ động. Bể Tư Chính – Vũng Mây còn ít được nghiên cứu, vì thế có thể coi hoặc là phần nước sâu của bể Nam Côn Sơn nối dài hoặc là miền cấu trúc trung gian giữa bể Nam Côn Sơn và nhóm bể Trường Sa, vừa có tính chất rift vừa có tính chất rìa thụ động. Bể Cửu Long là phần sụt lún của đới magma Đà Lạt trong Kainozoi. Cơ chế tạo bể Cửu Long có lẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thúc trồi của địa khối Kon Tum theo kiểu căng giãn sau cung và có một phần chịu ảnh hưởng của giãn đáy Biển Đông. Toàn bộ bể Cửu Long nằm trong lớp vỏ lục địa và được xếp vào nhóm bể rift nội lực. Cả hai bể Sông Hồng và Malay – Thổ Chu đều hình thành gắn liền với hai hệ thống trượt bằng chính là Sông Hồng và Maeping nên đều có cơ chết kéo toác, tuy nhiên chúng cũng có cơ chế ép ngang cục bộ. Trong khi bể Malay Thổ Chu chỉ là một phần diện tích cả vịnh Thái Lan thì bể Sông Hồng chiếm gần như toàn bộ vịnh Bắc Bộ. Một điểm nữa là bể Malay – Thổ Chu nằm xa và gần như không bị ảnh hưởng của sự giãn đáy Biển Đông. Bể Malay – Thổ Chu có thể coi là một pha kéo toác lớn đi kèm với một đứt gãy lớn, ngược lại, bể Sông Hồng đi kèm với nhiều đứt gãy lớn ở Bắc Việt Nam như Sông Hồng, Sông Mã và Rào Nậy, vì vậy có thể cho rằng bể Sông Hồng là kết quả của nhiều kéo toác với biên độ khác nhau từ lớn ở vùng trung tâm bể đến bé nhất ở địa hào Quảng Ngãi. Tổ hợp của nhiều kéo toác đã tạo ra bể Sông Hồng có diện tích lớn như hiện nay với sự đa dạng về cấu trúc cũng như tướng trầm tích. Bể Phú Khánh nằm giữa đại khối đá cổ Kon Tm và Biển Đông. Khu vực này vừa mang tính rìa thụ động, vừa chịu sự tác động của chuyển động trượt và xoay của địa khối Kon Tum. Bể có cấu trúc dạng các địa hào nhỏ hẹp, và bị phủ bởi những nêm lấn tạo thềm về phía biển. Đặc điểm khác biệt của bể Phú Khánh so với các bể khác là chiều dày tầng trầm tích sau rift lớn hơn nhiều so với tầng đồng rift và như vậy có thể coi bể Phú Khánh là kiểu bề rìa lục địa. Các trũng Đệ Tam ở đất liền đều là các trũng nội lục được hình thành trên các craton hoặc trên các miền tạo núi (miền uốn nếp). Chúng thường có quy mô nhỏ và trầm tích Đệ Tam không dày, được phân bố rải rác dọc theo các đới đứt gãy chủ yếu có phương TB-ĐN và ĐB-TN 3.3 Đặc điểm hình thành các bể trầm tích Đệ Tam thềm lục địa Việt Nam a. Bể rift căng giãn Nam Côn Sơn Bể có diện tích rộng, rìa Tây giáp với nâng Khorat, rìa Bắc giáp với Nam Côn Sơn, rìa Đông và Nam của bể chưa được xác định rõ, có thể còn nối tiếp với các bể Đông Natuna và vùng nước sâu, bể Tư Chính – Vũng Mây. Trong bể Nam Côn Sơn có hai hệ đứt gãy được thể hiện rõ nét là hệ đứt gãy B-N phân bố ở phần phía Tây bể và hệ đứt gãy ĐB – TN phân bố từ trung tâm bể về phía Đông. Chúng được hình thành tỏng hai pha kiến tạo, có cơ chế (căng giãn) khác nhau, kết quả sự trượt bằng theo phương B-N trong Oligocen chủ yếu ở phần phía Tây và tác động của sự giãn đáy phương ĐB-TN của Biển Đông ảnh hưởng chủ yếu ở trung tâm và phía Đông bể. Có nhiều ý kiến khác nhau về sự hình thành và phát triển bể Nam Côn Sơn: K.J.Watt (1997) cho rằng bể Nam Côn Sơn như các bể rift khác ở Đông Nam Á được hình thành với pha tạo rift ban đầu – pha rift 1 (rifting phase – 1, initial rifting phase) vào Eocen đến cuối Oligocen, giai đoạn căng giãn rift này tiếp tục phát triển sang Miocen và đạt đỉnh điểm vào cuối Miocen giữa tạo pha rift 2. Sau Miocen giữa là pha sụt bồn sau rift (first-rift sag phase subsidence) do giảm nhiệt và dao động mực đại dương. B. Simon, H.L.Kn Haven, C. Cramer (1997) cho rằng bể Nam Côn Sươn là bể sau cung cận đới khâu (episutural backarc basin) hình thành trên miền khâu lớn Meso-Kainozoi (Mz – Kz megasuture) với sự phát triển rộng khắp chuyển động đứt gãy trượt bằng (strike-slip faulting) tạo các trung tâm lắng đọng (depocentres) là các bể sau cung dưới dạng kéo toác hoặc nửa graben. Quá trình tạo bể được chia thành 3 pha nối tiếp nhau: Pha tạo rift ban đầu (initial rift phase) tuổi Eocen-Oligocen. Pha craton (cratonic phase) tuổi Miocen sớm – giữa với sự không đồng nhất cao (maximum heterogeneity) về kiến tạo và trầm tích, tạo các hệ châu thổ tù (kín) (stacked deltaic system) và khối xây carbonat (carbonate build-up). Pha cuối cùng là pha phát triển rìa phân ly thụ động (passive divergent margin phase). Bể Nam Côn Sơn có hai pha căng giãn được ghi nhận ở hai thời điểm khác nhau và thể hiện rõ trong cấu trúc bể. Pha căng giãn thứ nhất vào Oligocen và được coi là tuổi hình thành bể với tầng đồng tạo rift aluvi-sông và đầm hồ, chuyển dần sang tướng sông – đồng bằng ven biển. Hình thái cấu trúc của pha này được thể hiện rõ ở nửa Tây bể, còn ở nửa phía Đông của bể bị biến cải, xóa nhòa bởi pha căng giãn thứ hai, xảy ra chủ yếu vào Miocen giữa tạo các trầm tích có tướng từ biển noogn đến biển sâu. Sau đó là giai đoạn sau tạo rift đặc trưng bởi phức hệ tướng biển từ Miocen muộn đến nay và được thể hiện qua mặt cắt. Pha căng giãn thứ hai phản ánh rõ nhất ảnh hưởng của giãn đáy Biển Đông cả về cấu trúc cũng như môi trường trầm tích. Về cấu trúc bể, từ Tây sang Đông có thể quan sát thấy ba đới riêng biệt với chiều dày, thành phần trầm tích cũng như chế độ địa áp khác nhau, đó là đới phân dị Tây, đới Trung tâm và đới nâng Đông, tiếp theo là phần nước sâu khu vực bể Tư Chính – Vũng Mây. Nguyên nhân tạo ra những đới này ngoài yếu tố địa động lực còn có nguyên nhân trầm tích. Đó là ảnh hưởng của tải trọng nêm lấn trầm tích sau rift lên các tập đồng rift trước đó, làm các tập này bị võng chìm hơn. Carbonat thềm phát triển ở các đới xa bờ. Do chịu ảnh hưởng trực tiếp của giãn đáy Biển Đông nên bể Nam Côn Sơn chịu tác động sớm nhất của biển tiến từ Biển Đông vào so với cá bể khác như Cửu Long, Sông Hồng và Malay - Thổ Chu. Bể rift căng giãn Cửu Long Bể Cửu Long (trước đây gọi là bể Mê Công) có diện tích khoảng 25.000 km2. Đây là bể trầm tích có diện tích tương đối nhỏ nhưng quan trọng nhất của Việt Nam về dầu khí. Bể có ranh giới rõ ràng với các đơn vị cấu kiến tạo xung quanh. Bể Cửu Long là bể rift nội lục điển hình, căng giãn theo cơ chế tạo bể sau cung do thay đổi tốc độ chuyển động thúc trồi xuống Đông Nam của địa khối Kon Tum trong suốt Oligocen muộn đến cuối Miocen sớm. Bể đã trải qua hai pha căng giãn. Pha căng giãn thứ nhất vào Eocen (?)-Oligocen sớm, ứng với thời kỳ hình thành bể. Đây là thời kỳ tạo ra các trũng nhỏ hẹp và cục bộ có hướng TB – ĐN và Đ – T (chủ yếu ở phần phía Tây bể) được lấp đầy bởi các trầm tích aluvi, mà một số giếng khoan trên đất liền cũng như ngoại thềm lục địa đã gặp (tập F, E1). Chúng có thành phần thạch học rất khác nhau, khó xác định tuổi. Pha căng giãn thứ hai vào cuối Oligocen muộn – Miocen sớm (?) có hướng chủ yếu ĐB – TN. Đây là thời kỳ căng giãn mở rộng tạo một bể trầm tích có ranh giới khép kín như một hồ lớn, ít chịu ảnh hưởng của biển. Trầm tích có nhiều sét ở trung tâm các trũng và thô dần về phái các đới cao và ven bờ. Từ Miocen giữa (?) đến nay là giai đoạn sụt lún nhiệt bình ổn, chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường biển. Hình thái cấu trúc bể có dạng xen kẽ những dải nâng của móng và các trũng sụt. Các tầng trầm tích có thế nằm kề áp (onlap) hoặc phủ chồng lên các khối nâng cao của móng . Ở phía Tây, các dải khối nâng của móng có hướng Đ – T, từ trung tâm bể về phía Đông chúng có hướng ĐB – TN. Nằm kề áp trên móng chủ yếu là các trầm tích aluvi và đầm hồ của tập địa chấn E, còn phủ chồng lên các khối móng cao là các trầm tích đầm hồ của tập địa chấn D hay các trầm tích trẻ hơn nữa. Vào cuối Oligocen, phần phía Bắc bể bị nén ép và gây nghịch đảo địa phương hình thành một số cấu tạo hình hoa. Cũng ở phần phía Bắc bể, hoạt động núi lửa xảy ra mạnh mẽ trong Miocen sớm trên một diện rộng. Bể căng giãn rìa thụ động Hoàng Sa Sự giãn đáy của Biển Đông đã chia cắt và đẩy một bộ phận (rìa Đông lục địa Đông Dương) di chuyển về phía Bắc. Sự căng giãn phương ĐB – TN đã tạo trên khu vực này các bán địa hào Eocen – Oligocen lấp đầy trầm tích chiều dày lớn tướng lục địa, chuyển dần lên tướng biển sâu từ Miocen và tiếp tục cho đến nay. Các bể căng giãn rìa thụ động Trường Sa. Bộ phận rìa Đông lục đại Đông Dương bị Biển Đông giãn đáy đưa về phía Nam. Khu vực này xa nguồn trầm tích lục nguyên nên chiều dày trầm tích mỏng. Khu vực này được đặc trưng bởi các bán địa hòa Eocen – Oligocen có tướng lục địa và được phủ trên bởi trầm tích biển sâu từ Miocen đến nay. Cũng như bể Hoàng Sa tuổi của bể này được coi là trùng với giai đoạn rạn nứt vỏ Biển Đông trước giãn đáy vào cuối Eocen. Bể căng giãn rìa thụ động Tư Chính – Vũng Mây Gắn với bể Nam Côn Sơn ở phía Tây và Đông Natuna ở phía Nam, bể Tư Chính - Vũng Mây không có ranh giới rõ ràng và có thể được xem là phần mở rộng về phía Đông trong vùng nước sâu của bể Nam Côn Sơn, chuyển tiếp từ phần rift đến phần rìa thụ động khu vực Trường Sa. Trong lịch sử hình thành bể cũng có hai pha căng giãn được ghi nhận. Pha căng giãn đầu dẫn đến sự hình thành các bán địa hào địa phương tuổi Enocen muộn (?) – Oligocen phương TB-ĐN. Pha căng giãn thứ hai kéo dài từ cuối Oligocen đến Miocen giữa (?) liên quan đến sự giãn đáy Biển Đông đã nối kết và mở rộng các địa hào tồn tại trước đó. Vào cuối Miocen giữa hiện tượng nén ép đã làm khu vực bị nâng, bào mòn tạo ra bất chỉnh hợp. Sụt võng nhiệt từ Miocen muộn đến hiện tại, làm phân dị lại địa hình cổ cuối Miocen giữa. Bể Tư Chính – Vũng Mây có đặc điểm phát triển địa chất Oligocen – Miocen giữa tương tự như bể Nam Côn Sơn, còn từ Miocen muộn, ngoài các trầm tích hạt vụn còn phát triển rộng rãi các ám tiêu san hô trên các dải nâng, nay là các đảo nổi hay bãi ngầm. Bể kéo toác Sông Hồng Bể Sông Hồng (theo nghĩa rộng) bao gồm miền võng Hà Nội trên đất liền, chiếm phần lớn diện tích vịnh Bắc Bộ và vùng biển miền Trung. Về cấu trúc, trục của bể Sông Hồng trong vịnh Bắc Bộ gần như vuông góc với bể Tây Lôi Châu và Nam Hải Nam. Trục của miền võng Hà Nội và bể sông hồng theo hướng TB-ĐN trong khi các bể Tây Lôi Châu và Nam Hải Nam có phương ĐB – TN. Phần phía Bắc đứt gãy sông Lô trong lãnh hải Việt Nam có lẽ là phần kéo dài của bể Tây Lôi Châu hay là vùng chuyển tiếp giữa hai bể. Chỗ giao nhau của phần Đông Nam bể sông Hồng với sườn Nam bể Nam Hải Nam và Địa hào Quảng Ngãi ngoài khơi Đà Nẵng đã tạo ra điểm giao ba (triple point) của các phương cấu tạo. Trong cơ chế tạo bể sông Hồng có hai cơ chế động lực cùng tồn tại, đó là lực căng ngang và ép ngang xảy ra dọc theo hệ thống đứt gãy sông Hồng. Cơ chế căng ngang mang tính liên tục khi mà sự đụng độ giữa hai mảng Ấn Độ và Âu-Á vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, tuy có yếu đi rất nhiều. Nhưng dọc theo các hệ đứt gãy Sông Hồng bà Điện Biên chuyển động căng ngang vẫn còn tiếp tục thể hiện qua những hoạt động động đất. Sự căng ngang này có lẽ bắt đầu từ Paleocen-Eocen với biên độ nhỏ và để lại dấu ấn là sự hình thành loạt graben hẹp, sâu được lấp đầy trầm tích lục địa cùng tuổi với những trũng nhỏ hẹp trên đất liền. Sự căng ngang xảy ra mạnh nhất vào Oligocen và thời gian này cũng được coi là tuổi hình thành bể. Tuy nhiên ở bể Sông Hồng, sự căng ngang có lẽ đã xảy ra không chỉ ở riêng đứt gãy Sông Hồng, mà còn ở cả những đứt gãy khác như Sông Mã, Rào Nậy... với biên độ giảm dần về phía Nam và diện tích bể hiện nay là kết quả nối kết của nhiều bể kéo toác nhỏ. Pha nén ép ngang xảy ra mạnh nhất vào cuối Miocen do sự thay đổi hướng từ trượt trái sang trượt phải của đứt gãy Sông Hồng , gây nghịch đảo ở phần trung tâm miền võng Hà Nội (phần Tây Bắc Bể Sông Hồng) tạo dải nâng Khoái Châu – Tiền Hải, cùng một loạt cấu tạo vòm rất điển hình nằm dọc theo đứt gãy chờm trên trũng Đông Quan, làm cho miền võng Hà Nội khác biệt với phần còn lại của bể Sông Hồng và các bể khác. Nhìn chung, cấu trúc bể Sông Hồn có dạng cấu trúc lõm lớn hình thoi, ở phía cánh có thể quan sát rõ các lớp trầm tích sắp xếp kiểu tỏa tia, có chiều dày tăng dần về phía trung tâm thể hiện sự căng ngang và sụt lún nhiệt liên tục từ lúc mở bể cho đến ngày nay (hình 5.8). Tuy nhiên cấu trúc này có tính không đối xứng, tương đối thoải ở phía Việt Nam và dốc ở phía đảo Hải Nam. Tiếp theo về phía Nam, trũng Huế-Quảng Đà là một đới phân dị có xen kẽ các dải địa hào, địa lũy nhỏ có bản chất chóng thay đổi. Về phía cực Nam bể, địa hào Quảng Ngãi có cấu trúc đơn giản, hẹp và kéo dài. Mặt cắt trầm tích phía Nam bể cho thấy sự căng ngang xảy ra trong Oligocen và kéo dài đến hết Mioen sớm dẫn đến sự phân dị lớn về cấu trúc bể Sông Hồng từ phía Bắc qua khu vực trung tâm xuống phía Nam bể. Bể kéo toác Malay – Thổ Chu Cả khu vực vịnh Thái Lan chịu ảnh hưởng của hai hệ thống đứt gãy trượt bằng chính là hệ thống Three Pagodas (trượt trái) và hệ thống Ranong (trượt phải). Bể Malay-Thổ Chu có dạng hình bình hành, đi kèm với hệ thống đứt gãy Three Pagodas, đặc trưng cho kiểu kéo toác. Quá trình tách giãn này xảy ra chủ yếu vào Oligocen và ứng với tuổi hình thành bể, tạo không gian lớn cho lắng đọng trầm tích tướng sông, đầm hồ. Tiếp theo là giai đoạn sụt lún nhiệt trong Miocen chủ yếu tạo các trầm tích biển châu thổ, các thành tạo Miocen dưới – giữa có tướng trầm tích biển lùi. Vào Miocen giữa – muộn, bể Malay-Thổ Chu bị nén ép và nghịch đảo với cường độ tăng dần từ Bắc xuống Nam. Bể Malay-Thổ Chu là bể không đối xứng, rìa TN dốc đứng, lấp đầy bởi trầm tích Đệ Tam dày trên 8 km, còn rìa ĐB thoải hơn . Chính hình dạng không đối xứng này cho thấy nguồn trầm tích đến c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI NOP MOI NHAt da chuyen phone.DOC