Khóa luận Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sức lao động tại Công ty Phát triển Công nghệ, Tin học và Cung ứng nhân lực

Năm 2001 khi mới thành lập Công ty được Tổng Công Ty cấp cho khu nhà số 30 - Châu long - Ba đình - Hà nội với tổng diện tích sử dụng là 260 m2. Khu nhà được sử dụng làm văn phòng của Công ty với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác như bàn ghế làm việc, tủ tài liệu, máy tính, máy in, máy Fax, điện thoại, máy Phôtocopy. và khu đào tạo tại đường Xuân diệu - Tây hồ - Hà Nội (Trụ sở của Trung tâm Đào tạo nhân lực và Xuất khẩu lao động) với 8 phòng học sử dụng làm phòng học ngoại ngữ, học lý thuyết, một xưởng thực hành nghề may công nghiệp.

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sức lao động tại Công ty Phát triển Công nghệ, Tin học và Cung ứng nhân lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và được Giám đốc uỷ nhiệm quản lý, điều hành một số lĩnh vực cụ thể, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về phần việc được uỷ nhiệm. Phó Giám đốc 1: Chịu trách nhiệm quản lý điều hành các dự án của Công ty tham gia. Phó Giám đốc 2: Chịu trách nhiệm quản lý điều hành công tác Xuất khẩu lao động và Đào tạo nhân lực của Công ty và công tác nội chính của Công ty. Phòng Hành chính - Tổ chức: 10 người Bao gồm: 01 Trưởng phòng, 01 nhân viên tổ chức, 01 nhân viên hành chính, 01 phiên dịch, 02 lái xe, 02 bảo vệ, 01 lễ tân. Tham mưu cho Giám đốc quy hoạch xây dựng và phát triển tổ chức bộ máy của Công ty: thành lập mới, tổ chức lại, giải thể … theo phân cấp và quy định của Tổng công ty. Phối hợp với các phòng chức năng khác thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công ty về bổ sung chức năng ngành nghề kinh doanh, tuyển dụng nhân lực. Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật đối CBCNV trong Công ty theo sự phân cấp và quy định của Tổng công ty. Thực hiện các chế độ chính sách, quản lý lao động, công tác hành chính trong Công ty. Phòng Kế toán – Tài chính: 5 người Bao gồm: 01 trưởng phòng, 01 kế toán tổng hợp, 01 kế toán thanh toán, 01 kế toán theo dõi công trình, 01 thủ quỹ. Thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán theo chế độ nhà nước, lập kế hoạch tài chính cho hoạt động của Công ty. Tổ chức hạch toán kế toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh của các bộ phận trong Công ty. Tham gia xây dựng các văn bản về dự án kinh doanh và các hợp đồng kinh tế, lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty. Trung tâm Đào tạo nhân lực và Xuất khẩu lao động: 14 người Bao gồm 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 03 nhân viên thị trường, 03 nhân viên đào tạo, 03 người làm ở văn phòng đại diện Thái Bình, 03 người làm ở văn phòng đại diện Bắc Giang. Đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng phục vụ cho xuất khẩu lao động Đưa người lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 2.3.6 Trung tâm Điện tử – Tin học: 10 người Bao gồm: 01 Giám đốc, 03 bộ phận cửa hàng, 06 bộ phận chuyển giao công nghệ. Trung tâm trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử, tin học và chuyển giao công nghệ theo kế hoạch của Công ty. II. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu lao động của công ty: 1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu lao động của Công ty. 1.1 Môi trường bên trong: 1.1.1 Nguồn lực vật chất: Năm 2001 khi mới thành lập Công ty được Tổng Công Ty cấp cho khu nhà số 30 - Châu long - Ba đình - Hà nội với tổng diện tích sử dụng là 260 m2. Khu nhà được sử dụng làm văn phòng của Công ty với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác như bàn ghế làm việc, tủ tài liệu, máy tính, máy in, máy Fax, điện thoại, máy Phôtocopy... và khu đào tạo tại đường Xuân diệu - Tây hồ - Hà Nội (Trụ sở của Trung tâm Đào tạo nhân lực và Xuất khẩu lao động) với 8 phòng học sử dụng làm phòng học ngoại ngữ, học lý thuyết, một xưởng thực hành nghề may công nghiệp... 1.1.2 Nguồn lực về tinh thần: Đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty đa số đã được đào tạo qua đại học, tuổi trung bình còn trẻ, có trình độ chuyên môn và năng lực đáp ứng được nhu cầu công tác, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc và tâm huyết với Trung tâm.... 1. 2 - Môi trường bên ngoài 1.2.1 Môi trường vĩ mô - Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội: Từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, nền kinh tế Việt nam đã có những bước chuyển mình rõ rệt. Trong kinh tế đối ngoại đã có những tiến bộ vượt bậc, vị thế nước ta trên đường quốc tế đã được nâng cao. Trong thập niên vừa qua, chúng ta cũng đã thu được những thành tựu quan trọng như: phá được thế bao vây cô lập về chính trị, cấm vận kinh tế, khai thông được các quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB... thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước được giữ vững và ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, thu nhập của người dân tăng lên. Trong hoạt động xuất nhập khẩu có những chuyển biến tốt, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sau 10 năm tăng gấp 6 lần, nhanh gấp 3 lần tốc độ tăng GDP. Với cơ cấu kinh tế chính trị ổn định xu hướng kinh doanh các ngành nghề nói chung và xuất khẩu lao động của Việt Nam nói riêng cũng ngày một mở rộng hơn do tìm kiếm được các khu vực thị trường mới và ngày các phát triển khu vực hiện tại. - Môi trường Pháp luật: Sự ổn định về chính trị đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, tuy nhiên hệ thống Pháp luật của ta chưa thực sự hoàn chỉnh, luôn có sự thay đổi, trong khi lĩnh vực xuất khẩu lao động lại cần một hành lang Pháp lý ổn định . Đó cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu lao động của Công ty. - Môi Trường tự nhiên: Công ty đóng trên địa bàn Hà nội - là một Trung tâm kinh tế của cả nước, dân cư đông đúc, trình độ nhận thức cao, giao thông đi lại thuận tiện... Đó là yếu tố thuận lợi cho công tác xuất khẩu lao động của Công ty. - Môi trường vi mô: Ngày 20/9/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/1999/NĐ-CP về việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Theo Nghị định này, xuất khẩu lao động được thực hiện thông qua các hợp đồng cung ứng và tiếp nhận lao động ký kết giữa tổ chức kinh tế Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và bên sử dụng lao động. + Khách hàng: Hiện nay, số thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam đến làm việc hơn 38 nước, ví dụ : Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Libya, Kuwet Lào, Malaysia...Trong khi đó Công ty mới tham gia được vào các thị trường Đài Loan, Malaysia. + Nguồn cung ứng: Là đơn vị kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt, việc chuẩn bị nguồn lao động thông thường thông qua các nguồn cung ứng như: Qua người nhà của lao động đã được Công ty đưa sang làm việc ở Nước ngoài, người lao động tự tìm đến Công ty do Quảng cáo trên thông tin đại chúng, qua sự giới thiệu của của cán bộ, nhân viên làm việc tại Công ty, Tổng công ty, qua sự cung ứng của các tổ chức giới thiệu việc làm đóng trên các địa bàn... Qua hơn thời gian Công ty đã lựa chọn được một số tổ chức là đơn vị cung ứng uy tín đối với Công ty, tạo ra được một mạng lưới cung ứng trên các địa bàn có lực lượng lao động có nhu cầu xuất khẩu lao động nhiều như: Địa bàn Hà Tây, Hải Dương, Hưng yên, Nghệ An, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình... + Đối thủ cạnh tranh: * Trong nước: Tính đến nay Việt Nam có 152 doanh nghiệp xuất khẩu lao động chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước (trong đó có 3 Công ty cổ phần đang trong giai đoạn thí điểm). Phần lớn các đơn vị kinh doanh nghiều ngành nghề khác nhau, trong đó có chức năng xuất khẩu lao động. Trong quan hệ thương mại với các đối tác thì xuất nhập khẩu sức lao động là một lĩnh vực đem lại lợi nhuận rất lớn, chính điều này là nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh rất sôi động trên thị trường. Các Công ty này luôn luôn phải nghe ngóng và nắm bắt tình hình, tâm lý chung của người đi lao động trước hết phải tìm đến Công ty có uy tín, tên tuổi, thứ hai là giá cả phải hợp lý và thứ ba là mới là quyền lợi của chính họ. Những đối thủ cạnh tranh có uy tín và thế mạnh lớn ở thị trường xuất khẩu lao động Việt nam là những Công ty như: Vinaconex, Sonavilaco, Tracimexco, Sona, Lod... Đây là những doanh nghiệp xuất khẩu lao động có nguồn vốn lớn có nhiều kinh nghiệp trong việc đưa người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài... Đó là những đối thủ lớn trong nước của Công ty. Nói về điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh (các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khác) thì chúng ta phải thừa nhận rằng những điểm yếu của họ nói chung là những điểm yếu của toàn bộ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Việt nam đó là: chưa có đối tác truyền thống để làm ăn lâu dài, nguồn vốn dành cho các hoạt động tiếp cận thị trường và đối ngoại hạn chế, nắm bắt và xử lý thông tin còn chậm... * Ngoài nước: Trong bối cảnh Việt nam hiện đang phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước có tiềm năng và truyền thống về xuất khẩu lao động ở các khu vực cũng như trên thế giới, các chuyên gia coi trọng việc nghiên cứu kinh nghiệm về xuất khẩu lao động, thế mạnh cũng như điể yếu của lao động các nước để kiến nghị những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động ta, mở rộng thị trường lao động. Lao động xuất khẩu hiện nay của ta còn ít về số lượng, chưa tương xứng với yêu cầu và tiềm năng của ta. So với các nước xuất khẩu lao động khác, nhất là các nước Châu á như Philipin, Trung quốc, ấn độ, Thái Lan... xuất khẩu lao động của ta không chỉ ít về số lượng mà còn hạn chế về khả năng cạnh tranh, nhất là ngoại ngữ và tay nghề, đến năm 1998 đưa được 63.000 người lao động, riêng năm 1999 dưa được 21.809 người, trung bình mỗi năm gửi về nước khoảng một tỷ USD. Trong khi đó, Philiphin hiện có khoảng 7,5 triệu lao động với thu nhập đạt khoảng 5-6 tỷ USD/năm, Indonesia từ năm 1998 đến năm 1999 đưa được 809.792 lao động, mỗi năm thu được 4,67 tỷ USD. Ân Độ mỗi năm đưa được 50.000 lao động thu về cho đất nước gần 11 tỷ USD với nhiều lao động tay nghề cao (30% lực lượng lao động ở khu công nghệ cao - Thung lũng Silicon (Mỹ) là người mang quốc tịch ấn độ hoặc gốc ấn). Riêng thị trường Đài Loan, trong tổng số 301.870 lao động nước ngoài thì Thái Lan chiếm 47% (142.000), Philipin chiếm 37% (112.000), Indonsia 13,5% (40.670), còn Việt Nam hiện nay đưa được 7.200 lao động chiếm 2,38% (Số liệu trong báo cáo hội nghị toàn quốc về xuất khẩu lao động). Chính phủ các nước đều coi xuất khẩu lao động là chiến lược, quốc sách lâu dài nên đều có chương trình quốc gia về xuất khẩu lao động. Thực hiện xã hội hoá triệt để, coi đây là công việc thường xuyên của xã hội. Bộ máy quản lý nhà nước của họ hoàn chỉnh, bao gồm các cơ quan hữu trách, đại diện của các công ty chuyên doanh. + Chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật còn thiếu những cơ chế cụ thể như: chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường (nhất là những thị trường lớn), chính sách tín dụng, chính sách đào tạo lao động, chính sách miễn giảm thuế… Một số các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nói chung và Công ty nói riêng còn thụ động, chờ đối tác và do Nhà nước chư kiểm tra được hết mọi hoạt động của các doanh nghiệp ví dụ như sự phân bổ hạn ngạch không đều, không chính xác dẫn đến một số doanh nghiệp còn non nớt không tìm được đối tác hoặc đối tác chưa tin tưởng. + Tay nghề và trình độ văn hoá của người đi xuất khẩu lao động: Đây là vấn đề mà trên thực tế các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nói chung và Công ty nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, lao động Việt Nam phần lớn là lao động phổ thông, họ đến từ miền quê hoặc là những người thành thị nhưng trình độ văn hoá thấp. Trong khi đó một số ngành nghề và một số thị trường đòi hỏi có trình độ ngoại ngữ và tay nghề cao. Do đó trên thực tế là người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của đối tác nước ngoài, đây là nguyên nhân chính trong quá trình tuyển chọn và làm việc ở nước ngoài không đạt được hiệu quả cao. + Các nhân tố khác: Ngoài những nhân tố ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu lao động của Công ty ở trên thì còn nhiều các nhân tố khác như sức khoẻ, ý thức kỷ luật của người lao động Việt Nam, phong tục tập quán của nước sở tại… Trên đây là một số nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu lao động đối với các doanh nghiệp làm xuất khẩu lao động nói chung và Công ty nói riêng. Để đạt được hiệu quả kinh doanh xuất khẩu lao động tốt, Công ty cần cố gắng khắc phục những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu lao động của Công ty. Các bước chính trong công tác xuất khẩu lao động của Công ty: 2.1 Nghiên cứu và đánh giá nhu cầu thị trường tiếp nhận lao động: Bằng công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường thế giới Công ty đã rút ra được những hướng vận động của thị trường nhập khẩu lao động nước ngoài như sau: Do vấn đề đổi mới công nghệ, ứng dụng các tiến bộ KHKT, nhiều quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động có trình độ chuyên môn cao và giảm quy mô sử dụng lao động giản đơn, trình độ chuyên môn thấp. Xuất phát từ lợi nhuận, nhiều quốc gia đã chuyển đầu tư tư bản sang các nước kém phát triển hơn để tận dụng nhân công tại chỗ với giá rẻ. Khu vực 3D tại nhiều nước phát triển và nhiều nước công nghiệp mới (NICS) luôn có nhu cầu về lao động nước ngoài. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu lao động dịch vụ tăng cao so với khu vực sản xuất nên xu hướng sử dụng lao động nước ngoài chủ yếu là nữ tham gia ở các lĩnh vực dịch vụ gia đình, y tá, chăm sóc người già tại các Trung tâm xã hội. Cùng với sự khan hiếm nhân lực trong khu vực 3D tại các nước phát triển thì nhu cầu thuyền viên cũng có chiều hướng tăng. Đặc biệt trong thời gian tới thì thị trường Đông Bắc á vẫn là thị trường xuất khẩu lao động chủ đạo của Việt nam, do đó Công ty đã đầu tư chú trọng hơn vào việc nghiên cứu ở thị trường này. Cuối năm 2002 và đầu năm 2003, Công ty đã đầu tư hơn vào thị trường Malaysia, là một thị trường mới của Việt Nam, đồng thời triển khai tìm hiểu, mở rộng thêm các thị trường khác mà các doanh nghiệp ở Việt Nam đã rất thành công khi đưa lao động sang các thị trường này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Singapore... Có nhiều cách để Công ty tìm kiếm, nghiên cứu thị trường đó là qua các mạng thông tin, qua sự giới thiệu của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, qua sự quen biết của bạn bè, đối tác giới thiệu và qua việc các VPĐD của Công ty ở các nước để trực tiếp tìm hiểu thị trường ở các nước. 2.2 Hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài: Sau khi đã nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thông tin về đối tác Công ty tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng. Trước khi đàm phán ký kết hợp đồng phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp như: + Giấy phép hoạt động chuyên doanh đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp (kèm bản dịch và có công chứng dịch thuật). + Giấy uỷ quyền của Tổng Giám đốc Tổng Công ty về việc ký kết hợp đồng (trong trường hợp người đi đàm phán không phải là Tổng giám đốc mà là Giám đốc Công ty)... Việc đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động, ngoài các tiêu chí trên cần phải lưu ý như các hợp đồng thông thường, ngoài ra do tính chất đặc thù của loại hợp đồng này cần phải lưu ý những điểm sau: + Thời hạn hợp đồng: thông thường là 03 năm, tuy nhiên có những đối tác chỉ ký 02 năm, cần phải xem xét hợp đồng này có được gia hạn hay không. + Các yêu cầu về giấy tờ pháp lý cần thiết: trên nguyên tắc giấy tờ hợp pháp, ngắn gọn nhưng đầy đủ, thông thường hồ sơ của người lao động gửi cho phía đối tác gồm: Sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khoẻ, hộ chiếu (pôtô), ảnh ... + Quy định về thủ tục, các khoản phí mà các bên phải chịu, thời gian hợp lý để tổ chức cho người lao động xuất cảnh, thông thường trong vòng 7 – 10 ngày kể từ khi có visa lao động. + Quyền và nghĩa vụ của người lao động ở nước sở tại: đây là điểm quan trọng nhất trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, quyết định sự thành bại của việc đàm phán. Tập trung vào mức lương, thưởng, chi phí đi lại, ăn ở, BHXH, BHYT, chi phí nhập cư, cư trú, thuế thu nhập, các khoản phí khác, giờ làm và việc đàm phán phải trên cơ sở giảm chi phí tối đa cho người lao động. Thực tiễn đàm phán ở hầu hết các thị trường Malaysia, Đài loan, ... chủ sử dụng lao động sẽ phải chịu các chi phí liên quan đến việc nhập cư, cư trú, bảo hiểm, chi phí ở và đi lại, người lao động sẽ có trách nhiệm nộp các khoản thuế và các phí hợp pháp khác. Thông thường thì việc giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng thường do các cán bộ thị trường thực hiện, tuy nhiên nhiều cán bộ thị trường vẫn còn nhiều hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm nên công việc này ở Công ty thì Ban Giám đốc vẫn là chủ đạo. 2.3 Công tác tạo nguồn lao động: 2.3.1 Đăng ký hợp đồng: Sau khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, Công ty tiến hành đăng ký hợp đồng với Cục quản lý lao động với nước ngoài, hồ sơ đăng ký gồm: + 01 Bản đăng ký hợp đồng (theo mẫu số 5 TT 28/1999/TT-LĐTBXH) + 01 bản sao hợp đồng và bản sao các văn bản liên quan tới việc tiếp nhận lao động của nước tiếp nhận lao động (có xác nhận của Giám đốc). + Báo cáo thực hiện hợp đồng lẫn trước (nếu có) Sau 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp đồng của Công ty, nếu không có thông báo của Cục quản lý lao động với nước ngoài thì Công ty tổ chức tuyển chọn lao động phù hợp với đơn hàng. 2.3.2 Tuyển chọn lao động: Tuân thủ Thông tư 28/1999/TT-LĐTBXH ngày 15/11/1999 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội , Công ty đã tổ chức tuyển chọn (có thể có đối tác nước ngoài sang tuyển trực tiếp) theo đúng nguyên tắc: - Việc tuyển chọn chỉ được tiến hành sau thời hạn quy định tại khoản c điều 2 mục I của Thông tư 28. - Nếu tuyển chọn lao động thuộc các đơn vị khác, các địa phương thì Công ty phải xuất trình giấy phép được hoạt động về lĩnh vực này với đơn vị cung cấp lao động hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. - Công ty dành khoảng 10% số lượng lao động theo hợp đồng đã đăng ký để tuyển con em liệt sĩ, con thương binh, con gia đình có công với cách mạng, bộ đội, thanh niên xung phong đã hoàn thành nghĩa vụ. - Không được ký hợp đồng để lao động Việt Nam đi làm trong những ngành nghề, những khu vực quy định tại phụ lục 1 kèm theo thông tư 28. - Quy trình tuyển chọn: + Trước khi tuyển chọn, Công ty phải thông báo công khai tại trụ sở và địa bàn tuyển chọn các yêu cầu về giới, tuổi đời, công việc mà người lao động sẽ đảm nhiệm, nơi làm việc và thời hạn của hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương, tiền công, các khoản và mức phải đóng góp, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. + Doanh nghiệp trực tiếp tuyển chọn lao động, chậm nhất là sau 5 ngày kể rừ ngày người lao động dự tuyển, doanh nghiệp phải thông báo công khai kết quả cho người lao động. + Sau 6 tháng kể từ ngày trúng tuyển, doanh nghiệp chưa đưa được người lao động đi được thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động biết. + Doanh nghiệp ký hợp đồng với bệnh viện do ngành y tế quy định để khám sức khoẻ cho người lao động. Công ty chỉ được tuyển những người có đủ điều kiện sức khoẻ theo kết luận của bệnh viện. 2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng 2.4.1 Lập hồ sơ lao động, nghiên cứu, lưu trữ và tra cứu hồ sơ: Như đã đề cập ở trên, để hoàn thiện thủ tục đi lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài người lao động phải nộp một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây: + Đơn tự nguyện đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (có cam kết của bản thân và gia đình) + Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND Phường, xã nơi cư trú + Giấy chứng nhận sức khoẻ của bệnh viện + Hộ chiếu + Các giấy tờ cần thiết khác theo yêu cầu của bên nước ngoài như: Giấy khai sinh, Giấy đăng ký đi làm việc ở nước ngoài, sơ yếu lý lịch, CMTND (phô tô), ảnh ... 2.4.2 Công tác đào tạo người lao động: Để thực hiện chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu lao động mà Nghị quyết đại hội lần thứ VIII của Đảng đã đề ra, đảm bảo trong những năm tới, hàng năm có thể đưa hàng chục vạn lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đòi hỏi chúng ta vừa phải đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường vừa phải chuẩn bị một đội ngũ lao động xuất khẩu được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của thị trường các nước tiếp nhận. Trên thị trường lao động quốc tế hiện nay, bên cạnh nhu cầu lao động giản đơn cho các công việc thuộc loại 3D (nặng nhọc, độc hại, bẩn thỉu) để thế chỗ cho lao động bản xứ không muốn làm thì nhu cầu nhập lao động có kỹ thuật tay nghề cao càng tăng. Người lao động phải có sức khoẻ, có trình độ văn hoá, có phẩm chất đạo đức tốt, chăm chỉ làm việc, có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp trong làm việc và trong sinh hoạt, am hiểu về pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại, có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật. Đội ngũ lao động xuất khẩu của Việt Nam hiện nay có các mặt mạnh cơ bản như khả năng tiếp thu nhanh, cần cù khéo tay, ... tuy nhiên nhìn chung thì phần lớn số lao động của ta ngoại ngữ kém, ý thức chấp hành kỷ luật chưa cao... cho nên Công ty đã chú trọng nhiều đến việc đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi ra nước ngoài làm việc. Công ty đã có một khu đào tạo khá lớn, bao gồm các 12 lớp học ngoại ngữ và giáo dục định hướng, 4 xưởng học nghề (nghề may, nghề hàn, xây dựng, ....). Việc dạy ngoại ngữ đều do các giáo viên đã tốt nghiệp các trường đại học ngoại ngữ đảm nhiệm và được dạy theo giáo trình do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội biên soạn dành cho người lao động đi lao động ở nước ngoài. Người lao động sau khoá học từ 2 – 3 tháng đều phải qua một kỳ thi và được kiểm tra một cách nghiêm túc thì mới được cấp chứng chỉ, còn nếu học chưa đạt Công ty cương quyết bắt học lại đến khi đạt. Việc học nghề thì Công ty phương châm là tuyển những người đã có tay nghề, tuy nhiên có những nghề mà việc tạo nguồn có khó khăn thì Công ty tổ chức cho người lao động được học nghề trước khi thi tuyển và nếu thi tuyển đạt thì trước khi xuất cảnh Công ty sẽ cho bồi dưỡng thêm tay nghề. Có những đơn hàng thì Công ty phải liên kết với các trường đào tạo nghề để tuyển lao động hoặc kết hợp để họ đào tạo nghề cho lao động trước khi thi tuyển. Đối với công tác giáo dục định hướng là khóa học bắt buộc đối với tất cả lao động trước khi xuất cảnh, và dạy giáo dục định hướng theo giáo trình mà Cục quản lý lao động với nước ngoài biên soạn và do cán bộ đào tạo của Công ty tìm hiểu, nghiên cứu và dạy thêm. Các cán bộ đào tạo giáo dục định hướng của Công ty là những người đã tốt nghiệp Đại học Luật, sư phạm ngoại ngữ đảm nhiệm, nội dung giáo dục định hướng bao gồm: + Luật lao động, luật hình sự, luật dân sự, luật xuất nhập cảnh và cư trú của Việt Nam và pháp luật của nước nhận lao động. + Phong tục tập quán, điều kiện làm việc và sinh hoạt, quan hệ cư xử giữa chủ và thợ ở nước nhận lao động, kinh nghiệm giao tiếp. + Nội dung hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký với đối tác nước ngoài và nội dung hợp đồng sẽ ký với người lao động, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của người lao động trong việc thực hiện các điều cam kết đã ghi trong hợp đồng. + Trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động, trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp. + Kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp, những quy định, quy phạm về an toàn trong xí nghiệp, công, nông trường và trên các phương tiện vận tải. 2.5 Làm thủ tục Visa cho người lao động: Sau khi đã đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động, Công ty làm các thủ tục Visa cho người lao động. Việc làm Visa cho người lao động tuỳ vào mỗi nước mà có quy định các thủ tục khác nhau. 2.5.1 Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài: - Sau khi có Visa xuất cảnh, Công ty phải chuẩn bị những việc sau: + Ký hợp đồng lao động giữa Công ty và người lao động + Chuẩn bị vé máy bay và thông báo chuyến bay cho chủ sử dụng lao động + Chuẩn bị đồng phục cung cấp cho người lao động, cung cấp cho họ các số điện thoại của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại, cơ quan quản lý lao động, .... + Tổ chức đưa người ra sân bay 2.6 Quản lý lao động khi làm việc tại nước ngoài và giải quyết tranh chấp phát sinh sau khi xuất cảnh: 2.6.1 Quản lý lao động: Mỗi Nhà máy mà Công ty có người lao động làm việc Công ty đều có một người quản lý lao động, giỏi ngoại ngữ, chịu trách nhiệm liên lạc thông tin từ phía nước ngoài về cho Công ty và giải quyết các thắc mắc từ phía người lao động. Tuy nhiên việc quản lý lao động ở nước ngoài của Công ty còn nhiều khó khăn, số lao động thì đông mà số quản lý lại quá ít, chưa mở được Văn phòng đại diện ở nước có nhiều lao động của Công ty làm việc nên ảnh hưởng không ít tới việc có tình trạng lao động đình công, bỏ trốn, gây phiền phức do kém hiểu biết hoặc hiểu biết không rõ, nóng vội khi vấn đề chưa đến mức phải như thế. Nhiều trường hợp có tranh chấp giữa người lao động và chủ sử dụng lao động thì các cán bộ quản lý tại nước ngoài cần phải hoà giải, làm rõ mọi vấn đề tìm cách giải quyết. Do đó người quản lý đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người lao động ở Nước ngoài. 2.6.2 Giải quyết tranh chấp phát sinh: Sau khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nếu có tranh chấp phát sinh giữa người lao động và doanh nghiệp Việt Nam thì phải được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài đã ký giữa hai bên và các quy định của Pháp luật Việt Nam, trước hết hai bên phải cùng thương lượng hoà giải trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của nhau. Trường hợp hai bên không thoả thuận được thì một bên có thể yêu cầu toà án giải quyết theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp giữa người lao động và chủ doanh nghiệp nước nhận lao động, người lao động thông qua doanh nghiệp Việt Nam (hoặc đại diện doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài) để thương lượng kiến nghị với phía đối tác xem xét, giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký kết và quy định của Pháp luật nước nhận lao động. Trường hợp không giải quyết đựoc thì báo cáo kịp thời với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nhận lao động để can thiệp giải quyết. Hiện nay xảy ra tình trạng sau khi người lao động đã xuất cảnh làm việc ở nư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPham Thi Lam.doc
Tài liệu liên quan