MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 3
Chương 1
Khái quát về Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO 6
I. Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế thế giới 6
1. Định nghĩa về dịch vụ 6
2. Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế thế giới 7
3. Xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ thế giới 17
II. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) 21
1. Sự ra đời của GATS 22
2. Nội dung của GATS 24
3. Khái niệm về dịch vụ và thương mại dịch vụ trong GATS 26
4. Phạm vi áp dụng của GATS 29
5. Các nguyên tắc cơ bản của GATS 30
6. Các cam kết cụ thể về tự do hoá thương mại dịch theo quy định của
của GATS 34
Chương 2:
Thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ
Việt Nam hiện nay 38
I. Thực trạng và năng lực canh tranh của một số ngành dịch vụ
cụ thể 38
1. Dịch vụ vận tải 38
2. Dịch vụ du lịch 49
3. Dịch vụ ngân hàng 56
II. Cơ hội và thách thức của các ngành dịch vụ trong quá trình
ra nhập WTO 67
1. Dịch vụ vận tải 67
2. Dịch vụ du lịch 68
3. Dịch vụ ngân hàng 69
Chương 3:
Các giải pháp mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam trong tiến trình
hội nhập GATS 73
I. Phương hướng phát triển dịch vụ của Việt Nam 73
1. Phát triển dịch vụ trong chuyển dịch cơ cấu 73
2. Quan tâm phát triển các dịch vụ trọng yếu của nền kinh tế 74
3. Đa dạng hoá dịch vụ 75
4. Gắn phát triển dịch vụ với phát triển sản xuất 76
II. Những giải pháp phát triển 76
1. Những giải pháp chung cho toàn ngành dịch vụ 77
1.1 Phát triển thương mại dịch vụ bên cạnh đầu tư cho phát triển sản xuất
hàng hoá 77
1.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ 77
1.3 Giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo hộ và tự do hoá 79
1.4 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 80
1.5 Xây dựng lộ trình cam kết 73
2. Các giải pháp cụ thể cho một số ngành dịch vụ quan trọng 84
2.1 Dịch vụ giao thông vận tải 84
2.2 Dịch vụ du lịch 86
2.3 Dịch vụ ngân hàng 89
Kết luận 94
Tài liệu tham khảo 96
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2885 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO và các giải pháp mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
113,9
1.913,0
91,2
1991
1.103,3
130,3
1.767,0
92,4
1992
1.076,8
97,6
1.752,0
99,2
1993
978,0
90,8
1.921,0
109,6
1994
1.370,1
140,1
1.796,0
93,5
1995
1.750,6
127,8
2.133,3
118,8
1996
1.683,6
96,2
2.260,7
106,0
1997
1.533,3
91,1
2.476,4
109,5
1998
1.369,0
89,3
2.542,3
102,7
1999
1.445,5
105,6
2.722,0
107,1
2000
1.955,0
135,2
3.199,9
117,6
2001
1.994,3
102,0
3.607,3
112,7
Nguồn: Niên giám thống kê 2001
Ngoài các hình thức dịch vụ vận tải truyền thống như đã nêu ở trên, các ngành dịch vụ phụ trợ cũng được hình thành và tham gia có hiệu quả vào tiến trình vận tải như tổ chức vận tải đa phương thức, giao nhận đường biển, giao nhận đường hàng không, đại lý hàng hải, dịch vụ tiếp vận và chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng quá cảnh.
Do tình hình đặc thù của ngành, Bộ GTVT còn có một lực lượng lớn tham gia vào lĩnh vực dịch vụ xây dựng công trình bao gồm: 8 Tổng công ty xây dựng công trình và 1 Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT. Các Tổng công ty này đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào công tác xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT tại Việt nam. Sở dĩ nó có hiệu quả vì các tổng công ty đã làm quen với thể thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế, trúng thầu xây dựng công trình đường bộ, đường sắt, cảng biển với hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đồng thời trong quá trình thi công đã tiếp thu và sử dụng rộng rãi các công nghệ thi công mới như xử lý nền móng đường bộ bằng công nghệ mới, áp dụng và nhân rộng các công nghệ thi công cầu tiên tiến như thi công cầu bê tông dự ứng lực bằng phương pháp đúc hẫng, cầu bê tông dự ứng lực thi công bằng phương pháp đúc đẩy, cầu treo dây văng v.v... Không những thế, có công ty còn thắng thầu quốc tế trên nước bạn Lào. Nhưng khả năng tham gia đấu thầu tại các nước trong khu vực và quốc tế còn bị hạn chế.
Về chất lượng dịch vụ GTVT của Việt Nam, các nhà nghiên cứu nước ngoài đánh giá như sau:
Dịch vụ GTVT của Việt Nam được cung cấp với giá cả phù hợp do đó có khả năng cạnh tranh và có sự tăng trưởng cao, khả năng này được đánh giá cao trong vận tải quốc tế và liên tỉnh. Tuy nhiên dịch vụ GTVT còn một số yếu kém như sau:
+ Lịch trình vận chuyển chưa đảm bảo
+ Chưa có hệ thống thông báo hàng
+ Thiếu phương tiện bốc xếp hàng hoá
+ Các hệ thống đường tiếp cận vào cảng biển còn hạn chế
+ Hình thức vận chuyển container chưa phát triển
+ Còn quan liêu trong giải quyết các thủ tục liên quan đến vận tải
+ Hệ thống pháp chế chưa rõ ràng.
1.2. Khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ GTVT
Xác định khả năng cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp dịch vụ GTVT trong nước
Khả năng vốn bị hạn chế, phải vay vốn ngân hàng để mua sắm trang thiết bị và trả lãi suất thương mại do vậy làm hạn chế khả năng tăng trưởng về vốn. Cũng vì bị hạn chế về vốn nên nhiều doanh nghiệp phải mua sắm phương tiện và trang thiết bị cũ, do vậy làm giảm khả năng cạnh tranh. Kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế còn bị hạn hẹp, tuy nhiên với trình độ nhận thức tốt, tiếp thu kiến thức nhanh, nhiều doanh nghiệp dịch vụ GTVT của Việt Nam đã làm quen được với những thủ tục và thông lệ quốc tế trong kinh doanh các loại hình dịch vụ GTVT.
Doanh nghiệp dịch vụ GTVT có vốn đầu tư nước ngoài
Do có vốn đầu tư nước ngoài nên doanh nghiệp liên doanh chủ động hơn về vốn, phương tiện và trang thiết bị tốt hơn và hiện đại hơn; việc tiếp thị và tổ chức thực hiện dịch vụ theo đúng lịch trình và được thông báo rõ ràng, tạo thuận lợi nhiều hơn cho khách hàng. Mặt khác, đối tác nước ngoài trong liên doanh cung cấp dịch vụ GTVT đều là các hãng lớn, có mạng lưới toàn cầu và có nhiều khách hàng truyền thống, có điều kiện tiếp thị, tranh thủ được khách hàng, do vậy có khả năng cạnh tranh cao hơn.
1.3. Hiện trạng chính sách dịch vụ giao thông vận tải
Đối với các doanh nghiệp vận tải trong nước, cơ sở pháp lý để hoạt động trong các ngành vận tải là Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành các luật nói trên và các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải - là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về vận tải. Nhìn chung các văn bản pháp luật hiện hành đã tạo được môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp vận tải trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế có cơ hội hoạt động và cạnh tranh bình đẳng.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì cơ sở pháp lý để tổ chức hoạt động là Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các Nghị định của Chính phủ và các văn bản của Bộ GTVT. Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chủ yếu tập trung vào đầu tư trực tiếp thông qua việc hình thành các doanh nghiệp tại Việt Nam, mà ít chú ý đến các hình thức cung cấp dịch vụ khác như cung cấp dịch vụ qua biên giới hoặc tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài.
Cũng tương tự như các nước ASEAN, Việt Nam có chính sách ưu tiên và khuyến khích phát triển dịch vụ vận tải, đặc biệt là phát triển đội tàu và mở mang cảng biển. Cụ thể:
Trong lĩnh vực vận tải biển, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế không được phép cung cấp dịch vụ đại lý tàu biển, môi giới hàng hải và hoa tiêu tại Việt Nam. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ vận tải biển thuỷ nội địa và vận chuyển hàng hoá, hành khách giữa các cảng biển Việt Nam khi thoả mãn một số điều kiện như phải thành lập công ty liên doanh với đối tác Việt Nam với phần vốn góp thấp hơn 50% vốn pháp định hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh, hoặc phải được sự đồng ý cuả Bộ giao thông vận tải. Doanh nghiệp vận tải nước ngoài chỉ được chỉ định doanh nghiệp Việt nam làm đại lý cho mình (Luật hàng hải Việt Nam).
Trong lĩnh vực vận tải hàng không, các hãng hàng không nước ngoài không được vận chuyển hành khách, hàng hoá giữa các điểm trong lãnh thổ Việt Nam. Việc vận chuyển quốc tế chỉ được thực hiện trên cơ sở hiệp định hàng không ký với chính phủ Việt Nam. Hãng hàng không nước ngoài chỉ được phép hiện diện ở Việt Nam dưới hình thức liên doanh với mức vốn góp tối thiểu là 30% và tối đa là 40% vốn pháp định (Luật hàng không dân dụng Việt Nam).
2. Dịch vụ du lịch
2.1. Vai trò và thực trạng hoạt động của dịch vụ du lịch
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch rất lớn. Việt Nam nằm khu trung tâm Đông Nam á, là cầu nối phần lục địa với các quần đảo bao xung quanh biển Đông bằng đường biển và đường hàng không. Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa, có rừng núi đồng bằng, động thực vật đa dạng, phong phú, bờ biển dài và đẹp. Lãnh thổ Việt Nam không chỉ giới hạn ở phần lục địa mà còn có không phận, hải phận và vùng khai thác kinh tế biển, nhiều quần đảo và đảo ven biển, một triệu km2 mặt biển, thềm lục địa, dọc bờ biển có 125 bãi tắm, trong đó có 20 bãi tắm đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn du khách quốc tế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, động Phong Nha. Ngoài ra, Việt Nam còn có lịch sử 4000 năm văn hiến với nhiều phong tục, lễ hội, kiến trúc độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Mặc dù có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, nhưng sự hình thành và phát triển ngành du lịch Việt Nam chậm hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Nghị định số 26/CP ngày 9/7/1960 về “thành lập công ty du lịch Việt Nam” đã đánh dấu cho sự ra đời của ngành du lịch Việt Nam. Từ đó đến nay, du lịch Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia với cơ quan quản lý nhà nước là Tổng cục du lịch Việt Nam (được thành lập theo quyết định 05/CP tháng 12/1992).
Trong suốt chặng đường lịch sử 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn để lớn lên cùng đất nước. Trước thập kỷ 90, hoạt động du lịch Việt Nam chủ yếu nhằm phục vụ các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế, chuyên gia của các nước bạn. Vào thời kỳ này, khoảng cách tụt hậu của du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực về chỉ tiêu khách quốc tế là rất xa. Năm 1988, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam chỉ bằng 1/10 lượng khách quốc tế đến Pilippines- nước được xem là đón ít khách nhất trong khu vực: 1,014 triệu lượt người. Nếu so với Thái Lan, Singapore thì khoảng cách này là 1/40. Bước vào thập kỷ 90, đường lối “đổi mới và mở cửa” của Đảng và Nhà nước đã khơi dậy tiềm năng to lớn của du lịch Việt Nam. Du lịch Việt Nam có những bước phát triển đáng khích lệ và ngày càng có những tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
Bảng 22
Khách quốc tế đến Việt Nam
(nghìn lượt người)
Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam
Du lịch Việt Nam có thể tự hào là đã nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về tỉ lệ khách du lịch quốc tế so với nhiều nước trong khu vực. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2001 bằng 4/5 số lượng khách du lịch quốc tế tới Philippines, bằng 1/3 so với Malaysia, bằng 1/5 so với Thailand. Số lượng khách đến Việt Nam đều tăng qua các năm với tốc độ tăng khá cao. Và năm 2001 cũng là một năm phát triển thuận lợi của ngành du lịch Việt Nam. Trong số 2330,8 nghìn lượt khách đến Việt Nam thì có 1222,1 lượt khách đến với mục đích du lịch . Hơn nữa trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động đặc biệt là những nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố, việc Việt Nam được bình chọn là “Điểm đến thân thiện nhất” sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho việc thu hút khách du lịch quốc tế- những người mong muốn tìm kiếm những địa điểm du lịch an toàn. Như vậy chắc chắn trong những năm tới lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng.
Thời kỳ 1995- 2001, do lượng khách quốc tế và nội địa tăng nhanh nên thu nhập từ du lịch cũng tăng lên đáng kể. Những năm đầu thập kỷ 1990 ngành du lịch Việt Nam chỉ thu được vài chục triệu USD thì nay con số đó đã tăng gấp nhiều lần. Thời kỳ này, tốc độ tăng trưởng của thu nhập xã hội từ du lịch là khoảng 37,5%.
Bảng 23
Kết quả kinh doanh của ngành du lịch
1995
1997
1998
1999
2000
2001
Số lượt khách ngành du lịch phục vụ (nghìn lượt khách)
9582,7
9380,5
9449,6
8327,6
8510,8
9568,6
Tổng doanh thu của các đơn vụ kinh doanh du lịch (tỷ VNĐ)
5653,2
6430,2
6631,0
6519,9
9185,2
11500,0
Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam
Ngành du lịch đã đóng góp một phần vào ngân sách Nhà nước khoảng 670 tỷ VNĐ năm 1995, 747 tỷ VNĐ năm 1996, 840 tỷ VNĐ năm 1997, 580 tỷ VNĐ năm 1998, 912 tỷ năm 1999, 1041 tỷ năm 2000 và 1123 tỷ năm 2001. Đây là một nguồn thu đáng kể cho Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ từ du lịch. Nếu xem xét trên góc độ tổng thể thu nhập thì ngành du lịch hiện nay không thua kém những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, may mặc, giày dép, thuỷ sản… Điều này chứng tỏ, tiềm năng du lịch của Việt Nam rất phong phú, một khi có đường lối phát triển và cơ chế thích hợp, cộng với điều kiện kinh tế xã hội trong và ngoài nước thuận lợi thì tiềm năng đó sẽ chuyển thành hiệu quả kinh tế xã hội to lớn của ngành du lịch.
Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp bao gồm nhiều thành phần, nhiều loại công việc khác nhau, đấy là chưa kể sự liên quan giữa du lịch và nhiều ngành kinh tế khác. Mỗi thành phần của du lịch (hoạt động khách sạn, hoạt động lữ hành, các hoạt động dịch vụ kèm theo như bán đồ lưu niệm…) đều phải có một lực lượng lao động tương ứng. Như vậy ngành du lịch đã thu hút được một lượng lớn lao động, góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cả nước. Tổng số lao động toàn ngành năm 1995 là 205000 người, năm 2001 đã tăng lên là 398800 người.
Bảng 24
Số lượng lao động hoạt động trong ngành du lịch
(người)
Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam
Ngoài ra, ngành còn thu hút được một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể. Năm 2001, ngành du lịch Việt Nam đã có hơn 424 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 8 tỷ USD, đặc biệt là các dự án nâng cao nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam do Luxcembourg tài trợ, dự án khu du lịch Đà Lạt… Ngành du lịch đã ký kết được16 Hiệp định hợp tác du lịch với 16 quốc gia trên thế giới. Tổng cục du lịch còn là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới và khu vực như Tổ chức du lịch thế giới, Hiệp hội du lịch Đông Nam á, Hiệp hội du lịch Châu á Thái Bình Dương. Cho đến nay các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã có quan hệ với hơn 1000 đối tác đến từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.2 Năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực mà thị trường du lịch quốc tế rất sôi động với các cường quốc du lịch lớn như Trung Quốc, Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, úc… Hàng năm mỗi nước này đón hàng triệu khách du lịch quốc tế, thu nhập hàng tỷ USD. So với các nước này ngành du lịch của Việt Nam rất nhỏ bé, khả năng cạnh tranh trong thu hút khách du lịch quốc tế rất thấp. Điều này thể hiện ở những mặt sau:
Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, cơ sơ hạ tầng còn thiếu thốn, kém phát triển, không đồng bộ. Chưa có những điểm vui chơi, giải trí, khu du lịch tầm cỡ như ở nhiều nước trên thế giới. Các khách sạn nhà hàng được trang bị, trang trí theo hướng “bê tông máy lạnh”, các “sao thuần tuý” mà chưa có dáng dấp độc đáo của bản sắc Việt Nam. Giao thông kém nên việc đi lại chưa đáp ứng được yêu cầu, tâm lý của khách du lịch. Đây là một trong những cản trở lớn nhất trong việc thu hút khách quốc tế của Việt Nam.
Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, còn thiếu tính đặc thù, sự hấp dẫn, do đó chưa thoả mãn yêu cầu của du khách. Hầu hết các khu du lịch, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo. Cơ sở vui chơi, giải trí còn ít, hàng lưu niệm còn nghèo nàn. Chưa khai thác được nhiều tiềm năng du lịch thiên nhiên và tiềm năng du lịch nhân văn. Chưa phát huy được truyền thống và những giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc, chưa đầu tư thoả đáng vào công việc tiếp thị quảng bá du lịch. Ngoài ra, giá du lịch còn cao, có nhiều phụ phí, điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm rất kém nên làm cho khách du lịch tới Việt Nam không mấy hài lòng và ít khi có ý định quay trở lại.
Thủ tục liên quan đến khách du lịch còn nhiều phiền hà, rườm rà, mất thời gian. Ví dụ khi khách hết hạn hộ chiếu thì phải ra khỏi lãnh thổ Việt Nam rồi mới được gia hạn.
Công tác tổ chức đội ngũ cán bộ, quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh còn nhiều mặt non yếu. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn còn bất cập về số lượng và trình độ. Sự phối hợp giữa các ngành có liên quan tới phát triển du lịch như văn hoá thông tin, y tế, xây dựng, giao thông, bưu chính viễn thông… còn chưa được thường xuyên, đồng bộ làm ảnh hưởng tới chất lượng của ngành du lịch.
Những điểm yếu trên đã làm cho du lịch Việt Nam rất khó cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực nếu không có những biện pháp hữu hiệu.
Mặt khác, ngay trên thị trường du lịch Việt Nam thì hiện nay cả nước có gần 1000 doanh nghiệp chuyên kinh doanh du lịch trong đó có 90 doanh nghiệp lữ hành quốc tế (276 doanh nghiệp nhà nước, 460 công ty trách nhiệm hữu hạn, 114 doanh nghiệp liên doanh). Ngoài ra, còn rất nhiều doanh nghiệp trực thuộc các Bộ, Ngành kết hợp kinh doanh du lịch, khách sạn, vận chuyển, vui chơi giải trí…và hàng ngàn hộ tư nhân kinh doanh độc lập. Điều này đã tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường du lịch Việt Nam. Trong du lịch nội địa thì doanh nghiệp Việt Nam chiếm vai trò chủ đạo, còn trong du lịch quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm được thị phần nhỏ bé do doanh nghiệp Việt Nam quy mô vốn nhỏ, trang thiết bị nghèo nàn, chất lượng phục vụ kém hơn rất nhiều.
2.3. Hiện trạng pháp lý trong lĩnh vực du lịch
Trong thời gian 5 năm trở lại đây, việc nhiều văn bản pháp luật về quản lý du lịch đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung như Luật đầu tư nước ngoài, các văn bản về xuất nhập cảnh, đặc biệt là Pháp lệnh du lịch Việt Nam… đã tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển đúng hướng. Nó đã tạo được môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này, tạo thuận lợi cho khách du lịch vào Việt Nam. Tuy nhiên môi trường pháp lý còn chưa đầy đủ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh hoạt động du lịch cũng như thu hút khách du lịch Việt Nam. Thủ tục hành chính còn chưa thông thoáng, còn phân biệt, hạn chế với người nước ngoài nói chung và khách du lịch nói riêng như chế độ hai giá được áp dụng cho các khoản lệ phí, vé máy bay, vé tàu, tiền lưu trú… Môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế trên các lĩnh vực: đất, nhà, ngoại hối, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…
Để bảo hộ ngành du lịch còn nhiều non trẻ của Việt Nam, chính phủ Việt Nam có đưa ra rất nhiều biện pháp hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài như: không cho đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành mà chỉ được hiện diện dưới hình thức liên doanh, liên kết, văn phòng đại diện, chi nhánh; đối tác liên doanh phải là hãng lữ hành lớn, có uy tín trên thị trường du lịch quốc tế và có nguồn khách ổn định; hạn chế vốn góp của bên nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 49% vốn pháp định, phạm vi hoạt động của liên doanh là chỉ đưa đón khách quốc tế vào Việt Nam và người nước ngoài từ Việt Nam đi du lịch các nước khác, không được phép đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, không được kinh doanh lữ hành nội địa; không cho người nước ngoài làm hướng dẫn viên du lịch… Tuy nhiên khi mở cửa thị trường du lịch, Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét loại bỏ dần những hạn chế trên nhằm giúp du lịch Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả.
3. Dịch vụ ngân hàng
3.1. Vai trò và thực trạng hoạt động của dịch vụ ngân hàng
Trải qua hơn 10 năm tiến hành đổi mới, hệ thống ngân hàng đã không ngừng phát triển cả về mạng lưới và nội dung hoạt động. Đến nay, có 6 ngân hàng thương mại quốc doanh (kể cả Ngân hàng phục vụ người nghèo và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long); 31 chi nhánh của 26 ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh; 48 ngân hàng thương mại cổ phần, 7 công ty tài chính, 9 công ty cho thuê tài chính và 959 quỹ tín dụng nhân dân với mạng lưới rộng khắp trong cả nước. Sự phát triển khá nhanh về lượng của hệ thống ngân hàng từ thành thị đến nông thôn đã làm cho nghiệp vụ huy động vốn và cho vay tăng lên gấp bội. Đến cuối năm 2001, huy động vốn tăng gấp trên 1000 lần so với năm 1986, gấp 22 lần so với năm 1990 và lượng tiền cho nền kinh tế vay cũng tăng trên 1000 lần so với năm 1986 và gấp 30 lần so với năm 1990.
Các ngân hàng thương mại quốc doanh hiện đang đóng vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng, chiếm trên 70% thị phần trong phạm vi cả nước về cung ứng vốn và các dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng quốc doanh không ngừng được hoàn thiện về quy mô, vốn và tổ chức, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đa dạng hóa các nghiệp vụ ngân hàng, mở rộng quan hệ quốc tế. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, ngân hàng quốc doanh còn thực hiện các mục tiêu chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.
Các ngân hàng cổ phần với nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi của dân cư để cho vay, nhìn chung quy mô còn nhỏ, nhất là các ngân hàng cổ phần nông thôn (thị phần chỉ chiếm 6%). Do vậy, mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh cao hơn so với các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam và liên doanh với ngân hàng Việt Nam đều là những ngân hàng lớn có uy tín trong khu vực và trên thế giới nên độ an toàn khá cao và có sức cạnh tranh lớn (chiếm thị phần là 20%). Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước có những qui định hạn chế như về số lượng chi nhánh, điểm giao dịch, loại hình tổ chức hoạt động, phạm vi kinh doanh bằng đồng bản tệ của ngân hàng nước ngoài nhằm tạo điều kiện để các ngân hàng trong nước có điều kiện phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bảng 25
Thị phần cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam
(%)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
NHTM quốc doanh
79,6
75,5
77,2
81,4
81,6
71,4
70,0
VNĐ
53,8
53,3
59,3
57,0
65,9
60,0
58,0
Ngoại tệ
25,8
22,2
18,0
24,4
15,7
11,4
12,0
NHTM ngoài quốc doanh
20,4
24,5
22,8
18,6
18,4
28,6
30,0
VNĐ
7,5
10,1
9,6
12,6
12,1
15,1
15,3
Ngoại tệ
12,9
14,4
13,2
6,0
6,3
13,5
14,7
Nguồn: Tạp chí Ngoại thương số 2/2002
So với các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước còn thấp do: Vốn điều lệ của các TCTD trong nước rất thấp so với mức vốn của các TCTD nước ngoài gây khó khăn cho việc mở rộng hoạt động; Mức nợ quá hạn của các ngân hàng cổ phần và quốc doanh còn khá cao; Công tác quản lý, giám sát, thanh tra nội bộ trong hệ thống ngân hàng chưa phù hợp và hữu hiệu. Hoạt động ngân hàng trong nước còn có những hạn chế nhất định trong việc huy động các khoản tiền gửi trung và dài hạn, cung cấp dịch vụ ngân hàng đa năng theo yêu cầu của khách hàng, việc cho vay còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế, nhất là những khoản cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, hiệu suất hoạt động của các ngân hàng trong nước thấp, chi phí hoạt động cao so với các chuẩn mực quốc tế.
Trong thập kỷ qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã góp phần tích cực vào thành tựu chung trong việc ổn định và phát triển kinh tế, đẩy lùi lạm phát phi mã, ổn định giá trị đồng tiền, huy động vốn, phục vụ có hiệu quả cho nhu cầu đầu tư, phát triển nền kinh tế. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hệ thống ngân hàng Việt Nam còn rất nhiều tồn tại cần phải được chấn chỉnh:
Về quy mô vốn và tình hình tài chính
Có thể nói vốn của các ngân hàng thương mại hiện đang ở trong tình trạng rất yếu. Nhóm các ngân hàng thương mại quốc doanh tuy được coi là nhóm có vốn lớn nhất, cũng chỉ đạt mức vốn từ 1.600- 2.700 tỷ VNĐ (tương đương 100- 180 triệu USD) nên rất khó có điều kiện phát triển công nghệ, năng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới cung ứng dich vụ trong và ngoài nước… Điều kiện phát huy sức cạnh tranh vì thế bị hạn chế.
Tương tự, tình hình tài chính của các ngân hàng Việt Nam hiện cũng đang trong tình trạng thiếu lành mạnh nghiêm trọng. Tình hình nợ khó đòi đang ở mức báo động, lên tới 25,3% so với tổng dư nợ toàn quốc với tổng trị giá là 18.000 tỷ VNĐ (trong khi vốn tự có của toàn ngành ngân hàng ở vào khoảng 20.000 tỷ VNĐ). Bên cạnh đó, khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam là rất thấp. Mức chênh lệch giữa tổng thu nhập với tổng chi phí trong toàn ngành chỉ đạt gần 800 tỷ VNĐ/năm, tương đương gần 60 triệu USD (so sánh với mức lợi nhuận của một số ngân hàng thương mại trong khu vực như OUB Singapore hơn 100 triệu USD, Maybank Malaysia khoảng 62,6 triệu USD).
Chi phí hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam hiện rất cao so với các nước láng giềng, đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp kém đã nêu ở trên. Ví dụ tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng tài sản nợ của Ngân hàng ngoại thương vào khoảng 5,5%; của Ngân hàng công thương là 9,3%; trong khi ở Malaysia tỷ lệ này là 2,2% và ở các nước OECD là 1- 2%.
Bảng 26
Tỷ trọng lợi nhuận so với tổng tài sản
(%)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
NHTM quốc doanh
0,39
0,85
0,75
0,42
0,43
0,41
0,42
NHTM ngoài quốc doanh
-0,25
0,32
0,83
0,71
0,75
0,81
0,83
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Về công nghệ cung ứng dịch vụ
Có thể nói công nghệ cung ứng dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam rất lạc hậu so với các nước trên thế giới và khu vực. Cho đến nay chưa có ngân hàng nào lắp đặt hệ thống chương trình nhằm chuẩn hoá dịch vụ ngân hàng, cũng như thực hiện việc nối mạng trong toàn hệ thống để có được một dữ liệu thông tin thống nhất về khách hàng, vì vậy các dịch vụ khá đơn giản như gửi tiền một nơi rút tiền mọi nơi, vay vốn nơi này rút vốn nơi khác… đến nay đều chưa thực hiện được. Công nghệ thẻ tín dụng tuy đã được một số ngân hàng Việt Nam đầu tư như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng ACB, Ngân hàng xuất nhập khẩu… song do công nghệ không đồng bộ và không hiện đại nên tỷ lệ giao dịch gặp trục trặc khá cao và là nguyên nhân dẫn đến mất thị trường sang các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có công nghệ cao hơn như Hongkong bank, ANZ…
Công nghệ lạc hậu không những đã hạn chế khả năng cung cấp các dịch vụ mới của ngân hàng Việt Nam mà còn làm giảm hiệu quả quản lý của các nhà lãnh đạo.
Về chất lượng nguồn nhân lực
Tổng số lao động của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam là khoảng 60.000 người trong đó khu vực quốc doanh đông nhất (70%) và khu vực nước ngoài ít nhất (3%). Lực lượng lao động trong hệ thống ngân hàng hầu hết được chuyển tiếp từ hệ thống ngân hàng thời bao cấp. Số lượng mới tuyển dụng chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức về ngân hàng trong cơ chế thị trường, do vậy đôi khi cán bộ ngân hàng không bắt kịp mạch phát triển của nền kinh tế, bỏ lỡ cơ hội đầu tư; hoặc không đủ sức thẩm định những dự án lớn, phức tạp trong đầu tư dễ dẫn đến rủi ro gây thiệt hại cho ngân hàng.
3.2. Hiện trạng chính sách trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng
Khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động của TCTD nước ngoài tại Việt Nam: Luật các TCTD, Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 của Chính phủ về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Noi dung khoa luan.doc
- Bia khoa luan.doc