Khóa luận Hiệp định thương mại Việt - Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ

Mỹ có nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng GDP năm 2000 là 9500 tỷ USD. 10 năm liền kinh tế Mỹ luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao chưa từng có trong lịch sử của mình kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (trung bình 3-4%) 5 năm gần đây, kinh tế Mỹ liên tục được xếp là nền kinh tế cạnh tranh nhất trên thế giới.

 

Mỹ chỉ cần tăng trưởng kinh tế 1% thì đã tạo ra một giá trị tuyệt đối lớn hơn giá trị tuyệt đối của 15% tốc độ tăng trưởng của Trung quốc. Chính tốc độ tăng trưởng này đã khiến cho nhu cầu và khả năng mua sắm hàng hoá của dân Mỹ liên tục gia tăng.

 

Hàng năm nhập khẩu của Mỹ rất lớn, chỉ tính năm 1999 nhập khẩu đã đạt trên

 

1228 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng cá nhân (quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng ) là 1030 tỷ USD. Tổng dung lượng nhập khẩu hàng hoá của Mỹ hiện nay là lớn nhất thế giới, hơn cả liên minh Châu Âu (EU)

 

Khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thương mại do đó có

 

điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường.

 

doc88 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệp định thương mại Việt - Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong danh mục hỗ trợ tín dụng xuất khẩu này. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đang được triển khai tích cực. Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang rất nỗ lực thực hiện nghiêm túc các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt -Mỹ, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Raymond Burghardt đã phát biểu như vậy tại Hội nghị thường niên lần thứ 13 của Hội doanh nghiệp Châu á. Ông khẳng định, việc ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là một thành công của mối quan hệ thương mại hai nước, tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp của Mỹ hợp tác đầu tư vào Việt Nam. Đại sứ đã đưa ra một số gợi ý để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa quá trình phát triển và hội nhập kinh tế như cần quan tâm phát triển thị trường vốn, dịch vụ viễn thông, tăng cường quản lý trong sở hữu trí tuệ. Cũng tại hội nghị này, Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển khẳng định đã rất cố gắng thực hiện các cam kết trong Hiệp định, và ở một số lĩnh vực như các chính sách đầu tư, Việt Nam còn thực hiện sớm hơn so với cam kết. Bộ trưởng cho rằng, trong tương lai đầu tư của Mỹ sang Việt Nam sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn hiện nay và nhanh hơn tốc độ tăng của đầu tư của Việt Nam vào Mỹ. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ sẽ được triển khai sâu rộng hơn vào những năm 2003, 2004, 2005 cũng là một trong những điều kiện thuận lợi đối với tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Bộ trưởng cũng mong muốn phía Mỹ có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam hơn nữa, hiện nay mức đầu tư này còn rất khiêm tốn, Mỹ mới chỉ đứng thứ 12,13 trong số những quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế khổng lồ như Mỹ. Bà Phạm Chi Lan, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, sau 14 tháng thực thi Hiệp định Việt - Mỹ, quan hệ thương mại hai nước đã phát triển vượt bậc, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng gấp 2 lần, xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam tăng góp phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, không chỉ của Mỹ vào Việt Nam mà cả những nước khác, đặc biệt là đầu tư hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quan hệ hợp tác công nghệ, giáo dục giữa hai nước cũng được đẩy mạnh hơn trước. Theo bà Lan, hiện tại doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do khả năng yếu so với các doanh nghiệp của các quốc gia khác đang cạnh tranh tại thị trường Mỹ, thiếu kinh nghiệm trong quan hệ thương mại. Để tiếp cận tốt hơn thị trường này và cả những thị trường lớn khác trên thế giới, phải có kế hoạch hỗ trợ để các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng quản lý, phát triển mạng lưới kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. 3. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giai đoạn 2004 - 2010 3.1 Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2003 - 2010 Ngày 27 /10/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 22/2000/CT-TTG về chiến lược phát triển xuất nhập hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010. Chỉ thị nêu rõ: "Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010, nhất là xuất khẩu phải là chiến lược tăng tốc toàn diện, phải có những khâu đột phá với bước đi vững chắc, tiếp tục chủ chương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu". Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 xét trên tổng thể, so sánh với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu những năm trước phải đạt mức tăng trưởng bình quân từ 15% trở lên. 3.2. Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ Căn cứ vào định hưóng chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Căn cứ vào thực trạng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ thời gian qua, và căn cứ vào qui chế, chính sách đã thoả thuận trong Hiệp định song phương Việt - Mỹ, có thể dự đoán rằng, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ sẽ tăng khoảng 15% trong giai đoạn 2003-2004; 18% giai đoạn 2005 - 2007; trên mức 15% giai đoạn 2008 – 2010. 3.3. Dự báo tiềm năng xuất khẩu theo nhóm mặt hàng. Bảng 7: Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ (lấy 1998 làm mốc) TT Mặthàng XuấtkhẩuVNvàoMỹ TriệuUSD TỷlệtăngXKVNvàoMỹ Tỷlệtăngthịphần VNtạiMỹ 1998 2000 2005 2010 2005-2000 2010-2005 2010-1998 1 Giàydép 115 230 1000 1500 453 150 8,33 2 Hàngmaymặc 35 84 1000 1500 1190 150 2,5 3 Máymóc 1 30 1000 1500 3333 150 0,38 4 Hàngđiệntử 1 1 500 1500 50000 300 2,5 5 Hàngkhác 20 50 500 1000 1000 200 0,2 6 Đồchơi 1 1 500 1000 50000 200 5 7 Thuỷsản 100 200 200 600 100 300 7,5 8 Nôngsảnchếbiến 10 62 100 500 161 500 4,17 9 Đồgỗ 1 10 300 500 3000 167 2,5 10 Càphêhạt 150 162 200 350 423 175 11,67 11 sànhsứ 2 10 100 300 1000 300 7,5 12 Hàngthủcông 1 10 200 300 2000 150 6 13 Dầuthô,khítựnhiên 70 73 100 200 137 200 0,50 14 Vănhoáphẩm 1 1 100 200 10000 200 5 15 Hạtcódầu 15 15 50 100 333 200 3,33 16 TổngXKhàngsang Mỹ 523 939 5850 11050 623 189 0,96 TổngXKhànghoá VN 9300 12000 28000 50000 301 179 TỷtrọngXKsangMỹ 7 7 21 22 Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Mỹ Nhóm hàng hải sản Thị trường Mỹ tiêu thụ hải sản rất mạnh, trung bình hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 2,5 tỷ USD mặt hàng này. Vì thế đây là cơ hội lớn đầy triển vọng cho ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản Việt Nam. Mặt hàng nhập khẩu chính của Mỹ là tôm các loại, điều này rất phù hợp với thế mạnh xuất khẩu tôm của Việt Nam. Dự báo đến năm 2010, Việt Nam có thể xuất khẩu 600 triệu USD hải sản vào thị trường này, tăng khoảng 6 lần so với năm 2000 gần bằng mức xuất khẩu mặt hàng này của Thái lan hiện nay. Nhóm mặt hàng nông sản Cà phê, chè, hạt điều, gia vị: Đây là nhóm hàng do thị trường Hoa kỳ có nhu cầu cao, nhưng gặp thuận lợi là mức thuế nhập khẩu bằng 0 nên lượng xuất khẩu đã gần như phản ánh được khả năng của Việt Nam. Trong giai đoạn đến 2010 sẽ tiếp tục tăng mạnh như mấy năm vừa qua. Mặc dù nhóm hàng này còn chịu nhiều ảnh hưởng của sản lượng, thời tiết, và giá thế giới. Nhưng dự đoán xuất khẩu bình quân nhóm hàng này có thể tăng 15% năm, tới năm 2010 sẽ tăng 100% so với năm 2000, với kim ngạch khoảng 500 triệu USD. Về cà phê, theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, dự kiến 10 năm tới nhu cầu nhập khẩu cà phê của Mỹ sẽ tăng khoảng 10% năm. Do thị trường cà phê ảnh hưởng nhiều của thị trường thế giới, giá cả thất thường, nhưng dự đoán ít nhất mức tăng xuất khẩu bình quân cũng từ 10-15% năm, tương ứng với mức 350 triệu USD vào năm 2010. Hạt tiêu hàng năm Mỹ cũng nhập khẩu nhiều loại chưa xay và đã xay. Dự đoán mặt hàng này cũng tăng xuất khẩu. Mức độ tăng còn bị ảnh hưởng của hạt tiêu Trung Quốc, Tây Ban Nha là những nước xuất khẩu đang giữ thế mạnh cạnh tranh với Việt Nam. Chè các loại: Trong những năm tới Việt Nam có thể tăng đều đặn 20% năm, và có thể đạt 3 triệu USD và năm 2010. Mức xuất khẩu mặt hàng này của Anh và Mỹ hiện nay khoảng 6 triệu USD. Các mặt hàng gia vị khác: dự đoán tới năm 2010 lượng xuất khẩu có thể đạt 1 triệu USD, Vì thị trường Mỹ có rất nhiều người gốc Châu á nhu cầu về gia vị tương đối cao. Gạo là một mặt hàng được nhiều khách hàng Hoa Kỳ mua để xuất khẩu sang châu Phi theo các chương trình Viện trợ của chính phủ Mỹ. Dự đoán thị trường này cũng sẽ rất khả quan đối với Việt Nam vì mức thuế NTR là 0,021USD/kg là tương đối thấp. Nhóm hàng khoáng sản Dầu mỏ: Hiện nay tại Việt Nam đã có mặt hai tập đoàn của Mỹ là ESSON và MOBIL đều làm ăn rất tốt chứng tỏ sức mạnh về tiềm năng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam là rất lớn. Dự báo đến năm 2010, xuất khẩu dầu thô và khí tự nhiên của Việt Nam sang Mỹ sẽ đạt 200 triệu USD Khí đốt xuất khẩu sang Mỹ còn ít so với khả năng nhập khẩu của Mỹ. Tuy nhiên với khả năng khai thác khí đốt của Việt Nam, dự đoán đến 2010 lượng khí đốt xuất khẩu đi Mỹ sẽ đạt mức 200 triệu USD Than đá có dấu hiệu không mấy khả quan vì nhu cầu thị trường Mỹ đang giảm do ngành luyện thép Hoa Kỳ đang phải giảm sản xuất vì giá thành cao, và ô nhiễm môi trường nên mặt hàng này xuất khẩu sẽ bị hạn chế trong thời gian tới. Một số nhóm mặt hàng khác Rau quả: Với nhiều đề án phát triển rau quả của Việt Nam ở các vùng trong nước nhằm đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu. Hơn nữa nhu cầu của Mỹ về mặt hàng này cũng rất lớn. Dự đoán đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi và chế biến của Việt Nam sang Mỹ sẽ đạt mức1 tỷ USD. Hàng gốm sứ: Đây là loại mặt hàng truyền thống của Việt Nam, với mẫu mã đẹp, giá nhân công rẻ nên khả năng xuất đi Mỹ là rất lớn, có thể đạt mức 300 triệu USD vào năm 2010. Cao su và sản phẩm cao su: Mặt hàng này Mỹ có nhu cầu rất lớn để phục vụ các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ô tô. Mặt khác nước ta lại có thế mạnh về cao su thiên nhiên. Trong tương lai chắc chắn Việt Nam sẽ có đầu từ thích đáng vào ngành sản xuất này. Dự đoán kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ sẽ đạt từ 150 - 200 triệu USD vào năm 2010. Hàng dệt may: Đây cũng là mặt hàng hàng năm Mỹ tiêu thụ mạnh. Sau khi áp dụng mức thuế NTR Việt Nam lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh, có thể đạt mức 1,5 tỷ USD vào năm 2010. Dự đoán trên dựa vào các cơ sở sau đây: - Những năm 2000 - 2005, tăng trưởng đột biến (tổng xuất khẩu của ta vào Mỹ tăng 6 lần trong 5 năm), đặc biệt các mặt hàng tăng mạnh nhất là: giày dép, may mặc, máy móc, điện tử, đồ gỗ, đồ chơi, nông sản chế biến, đây là thời kỳ chuyển hướng thị trường và thay đổi cơ cấu kinh tế. Thời kỳ này chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu các hàng mà ta có ưu thế về thủ công và lao động rẻ như: giày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ truyền thống và bước đầu phát triển máy móc và hàng chế biến cao chuẩn bị cho thời kỳ tiếp theo. - Thời kỳ 2005- 2010, xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ sẽ tăng chậm lại nhưng phải tăng gần gấp đôi trong 5 năm. Hàng nguyên liệu thô và nông sản thô tăng chậm hơn hay giữ nguyên thị phần. - Đến năm 2010, dự kiến thị phần của Việt Nam trong nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm 0,96% là một chỉ tiêu cao (năm 1998 Malaysia chiếm được thị phần vào khoảng trên 2% nhập khẩu của Mỹ đứng thứ 12 trong đối tác thương mại của Hoa Kỳ). Ta chỉ có thể đạt được quy mô trên khi ta đẩy mạnh được công nghiệp hoá, thu hút mạnh mẽ đầu tư Hoa Kỳ, chủ yếu của các công ty siêu quốc gia, đồng thời sử dụng tốt lực lượng người Việt Nam tại Hoa Kỳ, vào các ngành công nghiệp với quy mô lớn làm hàng xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ như máy móc thiết bị, điện tử, viễn thông, điện đồng thời tận dụng cả các mặt hàng tốn nhiều sức lao động như: dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ, văn hoá phẩm... - Nhập khẩu của Hoa Kỳ trong thập kỷ qua đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình năm vào khoảng 10% và dự kiến trong thập kỷ tới sẽ vẫn đạt được thịnh vượng như thập kỷ qua do toàn cầu hoá thành công và các nền kinh tế khác cũng được hưởng chung thành quả này. Tuy nhiên trong giai đoạn 2000- 2010, dự kiến tăng thấp hơn thập kỷ qua trung bình 4% năm (năm 2010 so 1998 tăng 26%). II. Cơ hội và thách thức với việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ 1. Cơ hội 1.1. Thị trường Mỹ lớn nhất và hấp dẫn nhất Mỹ có nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng GDP năm 2000 là 9500 tỷ USD. 10 năm liền kinh tế Mỹ luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao chưa từng có trong lịch sử của mình kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (trung bình 3-4%) 5 năm gần đây, kinh tế Mỹ liên tục được xếp là nền kinh tế cạnh tranh nhất trên thế giới. Mỹ chỉ cần tăng trưởng kinh tế 1% thì đã tạo ra một giá trị tuyệt đối lớn hơn giá trị tuyệt đối của 15% tốc độ tăng trưởng của Trung quốc. Chính tốc độ tăng trưởng này đã khiến cho nhu cầu và khả năng mua sắm hàng hoá của dân Mỹ liên tục gia tăng. Hàng năm nhập khẩu của Mỹ rất lớn, chỉ tính năm 1999 nhập khẩu đã đạt trên 1228 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng cá nhân (quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng) là 1030 tỷ USD. Tổng dung lượng nhập khẩu hàng hoá của Mỹ hiện nay là lớn nhất thế giới, hơn cả liên minh Châu Âu (EU) Khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thương mại do đó có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường. Chẳng hạn, trước khi chưa có Hiệp định, doanh nghiệp Việt Nam và hàng hoá Việt Nam xâm nhập thị trường Mỹ khó khăn, phải cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp của các nước khác cùng có mặt trên thị trường Mỹ, đặc biệt hàng hoá Việt Nam phải chịu mức thuế rất cao. Khi Hiệp định được thực thi thì mọi hàng rào bị rỡ bỏ, các doanh nghiệp Việt Nam được bình đẳng với các doanh nghiệp khác khi cùng tiếp cận thị trường Mỹ. Trong điều kiện này Việt Nam có khả năng xuất khẩu tốt hơn và dự kiến kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 2,8 đến 3 tỷ USD và đầu năm 2005. 1.2. Cơ hội về đầu tư Việc tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ cao từ Mỹ và các nước tạo điều kiện để Việt Nam nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nhiều nước và trước hết là các nước trong khu vực như Hàn quốc, Nhật, Singapore, Thái lan sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam vì hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ có mức thuế suất thấp hơn. Bản thân các nhà đầu tư Mỹ cũng sẽ vào Việt Nam nhiều hơn để sử dụng những lợi thế ở thị trường này sản xuất ra hàng hoá rồi xuất khẩu trở lại Mỹ và các nước khác. 1.3. Cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng lao động Khi Hiệp định thực thi sẽ tạo cơ hội cho xuất khẩu và do đó tạo điều kiện mở rộng sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, tăng cơ hội việc làm cho thị trường lao động Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý và kinh doanh của người Việt Nam còn thấp, vì vậy Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho lực lượng lao động. 1.4. Cơ hội hợp tác tăng xuất khẩu vào Mỹ Mỹ là một trong những nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới, do đó khi Mỹ chú trọng vào phát triển các khu vực kinh tế mới, họ sẽ chuyển các ngành sản xuất hàng hoá thông thường cho các nước khác. Vì vậy, Việt Nam có thể lợi dụng lợi thế này. Với mô hình “Đàn sếu bay”, Mỹ chuyển nhượng sản xuất sang Nhật Bản và một số nước Châu âu khác, xuất khẩu trở lại thị trường Mỹ những mặt hàng có lao động rẻ đầu tiên là dệt may, giày dép, thiết bị máy móc cơ bản (mô tơ, động cơ điện, máy tiện) ti vi, video.. Những mặt hàng này được Mỹ chuyển nhượng sản xuất sang các nước Châu á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, sau đó là các nước ASEAN khác và bây giờ là Trung Quốc, Băng La Đét, Việt Nam. 2. Thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam Luật pháp nước Mỹ quy định, tất cả mọi vấn đề có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào đều thuộc thẩm quyền của chính phủ Liên bang. Bộ Thương mại, Văn phòng đại diện thương mại, Uỷ ban thương mại quốc tế và cụ thể nhất là Hải quan Mỹ là những cơ quan có trách nhiệm đối với vấn đề này. Các giấy tờ cần xuất trình trong quy trình nhập hàng vào Mỹ gồm: Giấy nhập khẩu hải quan; Hoá đơn thương mại; Danh mục kiện hàng (nếu có); Giấy tờ khác theo yêu cầu cụ thể của chính quyền liên bang hay địa phương. Mỹ có nhiều quy định pháp luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán, các quy định về chất lượng, kỹ thuật...Vì thế, khi các nhà xuất khẩu chưa nắm rõ hệ thống các quy định về luật lệ của Mỹ thường cảm thấy khó làm ăn tại thị trường này. 2.1. Tiêu chuẩn chất lượng Các mặt hàng công nghiệp Việt Nam xuất vào các nước công nghiệp phát triển đều phải đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO hoặc tiêu chuẩn tương đương của các nước Đức, Nhật, Mỹ. Đây là một khó khăn lớn đối với các hàng công nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, hiện tại số các doanh nghiệp được cấp công nhận những tiêu chuẩn này còn rất ít. Mặt khác, khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ phải đảm bảo yêu cầu khắt khe về chất lượng, hình dáng khi có các điều kiện khí hậu thay đổi (không được phép biến dạng, cong vênh). 2.2. Sức cạnh tranh kém Đối với các mặt hàng công nghệ, thực phẩm, may mặc, giày dép, mỹ nghệ, cơ khí... của Việt Nam trước đây vào thị trường Mỹ phần lớn là gia công, nay có thể tăng kim ngạch xuất khẩu nhờ nhiều hình thức xuất khẩu khác. Nhưng hàng hoá Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hoá cùng loại của các nước Châu á khác, đặc biệt là Trung Quốc và các nước Nam Mỹ. Trong khi đó sức cạnh tranh của hàng Việt Nam cả về ba phương diện: chất lượng, giá cả, mẫu mã hầu như còn yếu. 2.3. Công nghệ và trình độ quản lý còn kém Khi thực hiện NTR (quan hệ thương mại bình thường), các doanh nghiệp Mỹ sẽ thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt Nam, được hưởng ưu đãi về nhập khẩu những nguyên vật liệu để sản xuất, gia công, chế biến hàng xuất khẩu. Khi đó các doanh nghiệp Mỹ và hàng hoá do Mỹ sản xuất ra sẽ có ưu thế hơn các doanh nghiệp Việt Nam và hàng hoá do Việt Nam sản xuất ra bởi họ có vốn lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến... 2.4. Hệ thống luật phức tạp Để doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam vào được thị trường Mỹ, ngoài việc nắm vững nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam phải làm quen với tập quán, tác phong khi đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà kinh doanh Mỹ, phải tìm hiểu và nắm vững luật pháp, chính sách ngoại thương của Hoa Kỳ. Đây là quốc gia có hệ thống pháp luật, chính sách về thương mại khá rắc rối và phức tạp. 2.5. Chuyển dịch cơ cấu và xây dựng kinh tế tri thức chậm Nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, lao động nông nghiệp còn chiếm khoảng 80%, sản xuất nông nghiệp còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Hiện tại, Việt Nam vẫn là một trong số các nước thuộc nhóm nghèo nhất thế giới. Với điểm xuất phát như vậy, thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nền kinh tế tri thức để có sự tương đồng với các đối tác sẽ là thách thức khó khăn không nhỏ. 2.6. Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý kinh tế thương mại chưa hoàn chỉnh Hệ thống luật pháp, chính sách quản lý kinh tế thương mại của ta chưa hoàn chỉnh, trình độ và năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong số 44 triệu người lao động, chỉ có khoảng 7,5% đã qua đào tạo với các cấp độ khác nhau, đa số không qua đào tạo, chỉ là lao động giản đơn. 2.7. Các quy định của Mỹ về nhập khẩu. * Nhãn hiệu và thương hiệu: Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp cho Cục Hải quan Mỹ và được lưu giữ theo quy định. Hàng nhập khẩu vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công. Theo “Copyright Revision Act” (1976) của Mỹ, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao các thương hiệu đó sẽ bị huỷ. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được Cục Hải quan Mỹ bảo vệ quyền lợi cần đăng ký khiếu nại bản quyền tại Văn phòng bản quyền theo các thủ tục hiện hành. * Hàng dệt: Các sản phẩm dệt nhập khẩu vào Mỹ phải ghi rõ tem, mác quy định: Các thành phần sợi được sử dụng có tỷ trọng trên 5% sản phẩm phải ghi rõ tên; Các loại nhỏ hơn 5% phải ghi là “các loại sợi khác”. Phải ghi tên hãng sản xuất, số đăng ký do Federal Trade Commission (FTC) của Mỹ cấp. * Pho mát, sữa và các sản phẩm sữa: Pho mát và các sản phẩm pho mát phải tuân theo các yêu cầu của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và của Bộ Nông nghiệp Mỹ, và hầu hết phải xin giấy phép nhập khẩu và quota của Vụ quản lý đối ngoại (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ. Nhập khẩu sữa và kem phải tuân theo các điều luật về thực phẩm, và điều luật về nhập khẩu sữa. Các sản phẩm này chỉ được nhập khẩu bởi những người có giấy phép nhập khẩu do các cơ quan: Bộ Y tế, FDA, Trung tâm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, Văn phòng nhãn hiệu thực phẩm và Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp. * Thịt và các sản phẩm thịt: Thịt và các sản phẩm thịt nhập khẩu vào Mỹ phải tuân theo các quy định của Bộ Nông nghiệp Mỹ và phải qua giám định của Cơ quan giám định y tế về động - thực vật (APHIS) và của Cơ quan giám định về an toàn thực phẩm trước khi làm thủ tục hải quan. Các sản phẩm từ thịt sau khi đã qua giám định của Cơ quan giám định động - thực vật (APHIS) còn phải qua giám định của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). * Động vật sống: Động vật sống khi nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng các điều kiện về giám định và kiểm dịch của APHIS, ngoài ra còn phải kèm theo giấy chứng nhận về sức khoẻ của chúng và chỉ được đưa vào Mỹ qua một số cảng nhất định. * Gia cầm và các sản phẩm gia cầm: Gia cầm sống, lạnh đông, đóng hộp, trứng và các sản phẩm từ trứng khi nhập khẩu vào Mỹ phải theo đúng quy định của APHIS và của Cơ quan giám định an toàn thực phẩm thuộc USDA. * Cây và các sản phẩm từ cây: Cây và các sản phẩm từ cây phải tuân theo các quy định của Bộ Nông nghiệp, có thể bị hạn chế hoặc cấm. Các sản phẩm này bao gồm cả trái cây, rau, cây trồng, rễ cây, hạt, sợi từ cây kể cả bông và các cây làm chổi, hoa đã cắt, một số loại ngũ cốc, gỗ cây, gỗ sẻ, đều cần có giấy phép nhập khẩu. * Hoa quả, rau và hạt các loại: Rau, quả, hạt, củ các loại khi nhập khẩu vào Mỹ phải bảo đảm các yêu cầu về chủng loại, kích cỡ, chất lượng, độ chín. Các mặt hàng này phải qua Cơ quan giám định an toàn thực phẩm thuộc USDA để có xác nhận là phù hợp với các tiêu chuẩn nhập khẩu. * Đồ điện gia dụng: Đồ điện gia dụng khi nhập khẩu vào Mỹ phải ghi trên nhãn mác các tiêu chuẩn về điện, chỉ tiêu về tiêu thụ điện theo quy định của Bộ Năng lượng, Hội đồng Thương mại Liên bang, cụ thể là đối với: tủ lạnh, tủ cấp đông, máy rửa bát, máy sấy quần áo, thiết bị đun nước, thiết bị lò sưởi, điều hoà không khí, lò nướng, máy hút bụi, máy hút ẩm. * Thực phẩm, thuốc bệnh, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế: Thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế khi nhập khẩu vào Mỹ phải theo các quy định của Federal Drug and Cosmetic Act. Theo đó, những mặt hàng kém chất lượng hoặc không bảo đảm vệ sinh an toàn cho người sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu, buộc phải huỷ hoặc đưa về nước xuất xứ. Nhiều mặt hàng thực phẩm như bánh kẹo, sản phẩm sữa, thịt, trứng, trái cây, rau còn phải tuân theo các quy định như đã nêu ở trên. Hải sản khi nhập khẩu vào Mỹ phải theo các quy định của National Marine Fisheries Service thuộc Cục quản lý môi trường không gian và biển và Bộ Thương mại Mỹ. * Hạn ngạch nhập khẩu: Đi đôi với những luật lệ và nguyên tắc về nhập khẩu hàng hoá, ở Mỹ còn áp dụng hạn ngạch để kiểm soát về khối lượng hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu do Cục Hải quan quản lý và chia làm 2 loại: Hạn ngạch thuế quan và Hạn ngạch tuyệt đối. Hạn ngạch thuế quan quy định số lượng đối với loại hàng nào đó được nhập khẩu vào Mỹ được hưởng mức thuế giảm trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ bị đánh thuế cao. Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch về số lượng cho một chủng loại hàng hoá nào đó được nhập khẩu vào Mỹ trong một thời gian nhất định, nếu vượt quá sẽ không được phép nhập khẩu. Có hạn ngạch tuyệt đối mang tính toàn cầu, nhưng có hạn ngạch tuyệt đối chỉ áp dụng đối với từng nước riêng biệt. Một số mặt hàng sau đây khi nhập khẩu vào Mỹ phải có hạn ngạch: + Hạn ngạch thuế quan áp dụng đối với: sữa và kem các loại, cam, quýt, ôliu, xirô, đường mật, wiskroom chế toàn bộ hoặc một phần từ thân cây ngô. + Hạn ngạch tuyệt đối áp dụng đối với: thức ăn gia súc, sản phẩm thay thế bơ, sản phẩm có chứa 45% bơ béo trở lên, pho mát được làm từ sữa chua diệt khuẩn, sôcôla có chứa 5,5% trọng lượng là bơ béo trở lên, cồn êtylen và hỗn hợp của nó dùng làm nhiên liệu. Ngoài ra Cục Hải quan Mỹ còn kiểm soát việc nhập khẩu bông, len, sợi nhân tạo, hàng pha tơ lụa, hàng làm từ sợi thiên nhiên được sản xuất tại một số nước theo quy định. Việc kiểm soát này được tiến hành dựa trên những quy định trong Hiệp định hàng dệt mà Mỹ đã ký với các nước. Tiêu chuẩn thương phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được quy định rất chi tiết và rõ ràng đối với từng nhóm hàng. Việc kiểm tra, kiểm dịch và giám định do các cơ quan chức năng thực hiện. * Làm thủ tục hải quan: Đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài, khi muốn làm thủ tục hải quan để xuất khẩu vào Mỹ có thể thông qua người môi giới hoặc thông qua các công ty vận tải. Thuế suất có sự phân biệt rất lớn giữa những nước được hưởng quy chế Thương mại bình thường (NTR) với những nước không được hưởng (Non-NTR), có hàng hoá có thuế, có hàng hoá không thuế, nhưng nhìn chung thuế suất ở Mỹ thấp hơn so với nhiều nước khác. * Luật chống bán phá giá (ADs): ở Mỹ có Luật chống bán phá giá (ADs). Nếu hàng hoá bán vào Mỹ thấp hơn giá quốc tế hoặc thấp hơn giá thành thì người sản xuất ở Mỹ có thể kiện ra toà, và như vậy, nước bị kiện sẽ phải chịu thuế cao không chỉ đối với chính hàng hoá bán phá giá mà còn đối với tất cả các hàng hoá khác của nước đó bán vào Mỹ. * Luật chống bán hạ giá (CVDs): Thuế chống bán hạ giá( CVDs) được áp dụng để làm vô hiệu hoá tác động của trợ cấp xuất khẩu do Chính phủ nước ngoài dành cho hàng hoá của họ khi xuất khẩu sang Mỹ. Những trợ cấp này làm giảm giá của hàng xuất khẩu vào Mỹ một cách cố ý, gây “chấn thương” kinh tế cho các nhà sả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8048.doc
Tài liệu liên quan