Về chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu, Việt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu hàng đã qua chế biến, phân đấu đến năm 2005 sẽ đạt 70% tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm tối đa nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được và hàng tiêu dùng; đồng thời tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ nguồn từ các nước có nền công nghiệp hiện đại như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Về chuyển dịch cơ cấu thị trường, sẽ theo hướng đa phương hoá thị trường, đa dạng hoá bạn hàng, chú trọng phát triển các thị trường tiềm năng, có dung lượng lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc. Tăng cường xuất khẩu biên mậu với Trung Quốc, Lào và Campuchia.
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và ảnh hưởng của Hiệp định tới xuất nhập khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai đoạn 1995 đến 2002, chúng ta thấy rằng, hoạt động ngoại thương của Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, song cũng đã đạt nhiều thành tích quan trọng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất nhập khẩu của chúng ta chưa cao, nhưng hy vọng rằng, xu hướng toàn cầu hoá mạnh mẽ hiện nay cùng với việc tăng cường đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại song phương với nhiều nước trên thế giới sẽ đem lại cho hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung một diện mạo mới mang nhiều triển vọng phát triển cao hơn trong tương lai.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tại một số thị trường.
Thị trường Nhật Bản
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng đều qua các năm (trừ 1998 xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực). Xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản tăng bình quân 22% trong thời kỳ 1996 – 2000 và đã đạt 2,62 tỷ USD vào năm 2000, tuy nhiên tỷ trọng của Nhật Bản trong xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 1991 Nhật Bản chiếm 34,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì đến 2001 tỉ lệ này giảm xuống còn 17%. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ cùng với xu hướng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã mở rộng quan hệ thương mại thêm với rất nhiều nước, khiến cho lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ không còn tập trung vào thị trường Nhật Bản nhiều như trước kia, mà sẽ xuất khẩu được cả sang những thị trường mới, cũng có tiềm năng và nhiều lợi thế, nhất là khi trong những năm gần đây, nền kinh tế Nhật Bản lại đang gặp khó khăn khiến cho sức mua của thị trường này yếu hơn trước.
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tương đối đơn giản, chủ yếu là nhóm hàng nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế (những năm đầu thập kỉ 90 nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế chiếm đến 90%). Các mặt hàng chủ lực Việt Nam xuất sang Nhật Bản là dầu thô, hải sản, dệt may và than đá. Bốn mặt hàng này thường xuyên chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản trong những năm gần đây. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một bạn hàng nhỏ của Nhật Bản, vì hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia và Philippin. Yếu điểm của Việt Nam so với các nước này là các doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản, trong khi các nước đối thủ lại luôn luôn tiếp cạn và xử lý mọi thông tin rất nhanh nhạy để thích ứng kịp thời với nhu cầu của thị trường thường xuyên biến đổi này. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng của Việt Nam (chủ yếu là nông sản và giày dép) khi nhập khẩu vào Nhật Bản vẫn phải chịu mức thuế cao hơn mức thuế mà Nhật Bản dành cho Trung Quốc và các nước ASEAN. Việc này đã hạn chế đáng kể khả năng tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào Nhật Bản.
Thị trường ASEAN
Trong suốt thời kì 1991 – 2001 kim ngạch xuất khẩu sang các quốc gia thuộc ASEAN tăng khá đều, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường ASEAN của ta thường xuyên ở mức trên 20%, riêng năm 1998 là 25,1%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là hàng chưa qua chế biến, trong đó dầu thô, gạo và hải sản chiếm tỷ trọng lớn. Mặt hàng dệt may thường được bán cho các bạn hàng Singapore để xuất khẩu đi nước thứ ba, không tiêu thụ tại ASEAN. ASEAN là thị trường mà Việt Nam thường xuyên nhập siêu. Tỉ trọng và tốc độ phát triển của thị trường ASEAN có xu hướng giảm dần (giai đoạn 1991 – 1995 thị trường này chiếm 21,8% kim ngạch xuất khẩu thì đến 2001 chỉ còn17,0%, tốc độ phát triển giảm 2,3%).
Thị trường EU
Quan hệ trao đổi buôn bán giữa Việt Nam và EU thực sự phát triển từ năm 1993, sau khi hai bên kí tắt Hiệp định buôn bán hàng dệt may vào tháng 12/1992 và tháng 1/1996 Hiệp định khung hợp tác kinh tế, thương mại và cam kết mở cửa thị trường cho hàng hóa của nhau bắt đầu có hiệu lực. Từ đó kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng liên tục và tăng rất nhanh (thời kỳ 1995 – 2001). Đến năm 2001 kim ngạch xuất khẩu sang EU đã đạt 3003 triệu USD, gấp 1,8 lần giai đoạn 1991 – 1995. EU đã trở thành thị trường mà Việt Nam thường xuyên xuất siêu và là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất ở thời kỳ này trong kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam. Điểm đáng chú ý là tỷ trọng của EU trong xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng trong những năm trở lại đây và đến 2001, EU đã chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thể hiện sự cố gắng cao của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chuyển dịch thị trường.
Hàng hóa Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là giày, dép, hàng dệt may, cà phê, hải sản, gạo (chủ yếu để tải xuất đi nước thứ ba), cao su, than đá, điều nhân và rau quả, 9 mặt hàng này thường xuyên chiếm khoảng 75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU, trong đó chỉ riêng giày dép đã là 30%, dệt may khoảng 25%, cà phê và hải sản khoảng 14%.
EU là thị trường có thể tiêu thụ một khối lượng lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam, song đây cũng là nơi hàng hóa của các nước đang phát triển cạnh tranh với nhau rất mạnh, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế tại khu vực châu á. Tuy vậy, một số mặt hàng của Việt Nam, trong đó có thủy sản, đang ngày càng có lợi thế hơn trước các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong xuất khẩu vào EU là xuất hiện nhiều hàng rào kỹ thuật mới, ngày càng tinh vi hơn, kể cả đối với các sản phẩm thô và sản phẩm đã qua chế biến như cấm sử dụng một số hoạt chất nhuộm đối với hàng may mặc xuất khẩu sang EU, hay một số hoạt chất gây cháy.
Bảng số 9: Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2002
Đơn vị: %
Mặt hàng
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Gạo
9,5
11,7
9,5
10,9
8,9
4,6
4,1
4,4
Cà phê
10,6
4,6
5,4
6,3
5,1
3,5
2,7
1,9
Cá và hải sản
8,3
8,9
8,6
9,2
8,4
10,2
12,3
12,2
Dầu mỏ
19,7
18,3
15,6
13,2
18,1
24,2
21,9
19,5
May mặc
8,3
15,7
16,4
15,5
15,1
13,1
13,6
16,4
Giầy dép
3,8
7,2
10,7
11,0
12,0
10,1
10,8
11,1
Hàng điện tử
4,8
5,3
5,1
5,4
4,2
3,1
Hàng thủ công
1,3
1,1
1,3
1,2
1,5
1,6
1,6
2,0
Nguồn: Niên giám thống kê của CIEM, 1995-2002.
Nhìn vào bảng, có thể thấy sự thống lĩnh của hàng may mặc và da giày trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chứng tỏ lợi thế so sánh lớn của Việt Nam trong những sản phẩm truyền thống sử dụng nhiều lao động này. Trong tương lại Việt Nam cần phải duy trì lợi thế này, đồng thời phải đa dạng hoá các sản phẩm sử dụng nhiều sức lao động nhằm cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các quốc gia đang phát triển khác, đặc biệt là các nước Châu á.
2.3. Hoạt động nhập khẩu của Việt Nam tại một số thị trường.
Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là khu vực châu á - Thái Bình Dương, Singapo, Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực ASEAN. Gần đây do tích cực hợp tác và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, thị trường hàng nhập khẩu đã mở rộng sang khu vực châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy vậy, Việt Nam vẫn rất chú trọng tới việc nhập khẩu hàng hoá từ thị trường chính là khu vực châu á, bên cạnh đó Việt Nam còn nhập khẩu máy móc, công nghệ hiện đại, nguyên nhiên vật liệu... từ các quốc gia có cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến.
Bảng số 10:. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với một số thị trường chính những năm gần đây.
Đơn vị : triệu USD
1998
1999
2000
2001
ASEAN
3344,4
3290,0
4449,0
4226,1
Nhật Bản
1481,7
1618,3
2300,9
2215,3
Trung Quốc
515,0
673,1
1401,1
1629,1
Hoa Kỳ
274,3
290,7
367,7
460,9
EU
1246,3
1094,9
1317,4
1502,7
Nguồn : Niên giám thống kê 2001 – Tổng cục thống kê.
Số liệu trong bảng cho thấy lượng hàng nhập khẩu từ các bạn hàng nước ngoài có xu hướng tăng lên. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là ASEAN và nếu năm 1995 kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN chỉ là 2270,0 triệu USD, thì đến năm 2001 đã tăng lên tới mức 4226,1 triệu USD.
Thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc tuy còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu giai đoạn hiện nay, nhưng kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường này cũng đang tăng dần và trong tương lai đây sẽ là những thị trường nhập khẩu quan trọng của Việt Nam.
Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu phản ánh trình độ phát triển công nghiệp thấp của Việt Nam (phụ lục 4). Hiện nay, Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh quốc tế trong nhiều loại tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất công nghiệp, do đó còn phải phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các mặt hàng này. Tỷ trọng hàng tiêu dùng thấp trong tổng nhập khẩu là kết quả của chính sách thay thế nhập khẩu tích cực mà Việt Nam áp dụng trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng, việc giảm nhập khẩu hàng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và tăng dần việc nhâp khẩu các máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng cùng với các nguyên nhiên liệu như vậy là sự chuyển đổi cơ cấu nhập khẩu theo hướng tích cực. Sự thay đổi bắt nguồn từ yêu cầu về nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam. Đây là bước đi tắt đón đầu, tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại của thế giới thông qua con đường nhập khẩu máy móc thiết bị để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa.
Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường và đồng thời là cơ cấu nhập khẩu hàng hoá trong giai đoạn hiện nay mang tính tích cực và phù hợp với chiến lược đa dạng hóa mặt hàng, đa phương hóa thị trường, giúp cho Việt Nam tạo thế cân bằng chiến lược và cũng cho thấy khả năng tham gia ngày càng mạnh mẽ vào thị trường thế giới của hàng hóa Việt Nam.
Đánh giá tác động của HĐTM Việt Nam – Hoa Kỳ tới xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Đối với quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Đánh giá chung
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã thúc đẩy đầu tư, buôn bán giữa hai nước. Tại Washington DC – thủ đô Hoa Kỳ, trong cuộc gặp mặt kỷ niệm một năm thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, với sự tham dự của nhiều quan chức Chính phủ và giới kinh doanh Hoa Kỳ, Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến đã nhận định rằng: “Hiệp định thương mại song phương đã mở ra cho doanh nghiệp hai nước những cơ hội đầu tư, kinh doanh bình đẳng cùng có lợi, tạo đà quan trọng cho tiến trình phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi bình thường hoá quan hệ”.
Lợi ích lớn nhất mà Việt Nam có được sau khi ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ đó là Quy chế Tối huệ quốc và Quy chế Đối xử quốc gia. Được hưởng đối xử MFN và NT hàng hoá của Việt Nam có điều kiện lưu thông trên thị trường Hoa Kỳ, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lên mức rất cao. Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận được với những hàng hoá có chất lượng cao của Hoa Kỳ, các mặt hàng, dịch vụ có công nghệ cao và thu hút mạnh dòng đầu tư từ Hoa Kỳ.
Còn đối với Hoa Kỳ, việc ký kết Hiệp định cũng đã có những tác dụng nhất định: người tiêu dùng Hoa Kỳ đã có thêm những hàng hoá tốt, giá rẻ như hàng dệt may, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng, đồ gỗ, cao su, các loại thuỷ sản, cà phê, hạt điều, hạt tiêu…; Hoa Kỳ đã có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, đầu tư tại Việt Nam và được hưởng nhiều ưu đãi theo những cam kết trong Hiệp định. Hiện nay, Hoa Kỳ có hơn 700 doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt động dưới các hình thức sở hữu khác nhau và đã tiêu thụ được một khối lượng lớn xăng dầu, phân bón, hoá chất, máy móc, thiết bị, cung ứng dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán…
Tại thủ đô Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ Raymond F.Burghardt khi nhận định về một năm thực hiện Hiệp định cũng đã cho rằng, Hiệp định thương mại rõ ràng đã đưa lại lợi ích cho nhân dân và các công ty cả hai nước với sự tăng mạnh của thương mại hai chiều; và trong khi nền kinh tế toàn cầu đã phải chứng kiến những cú sốc nghiêm trọng trong một năm trở lại đây, sự tăng trưởng thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ là một mảng sáng trong bức tranh mờ tối.
Tác động tích cực.
Hiệp định đã đem lại nhiều kết quả tích cực cho hoạt động trao đổi mậu dịch của Việt Nam với Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường khổng lồ này mà trước đây gần như là xa lạ với chúng ta.
Với hiệu lực của Hiệp định, thuế suất nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ từ bình quân 40% giảm xuống còn 3%, tạo tiền đề cho việc tăng kim ngạch xuât khẩu, đặc biệt là xuất khẩu hàng công nghiệp của nước ta thời gian vừa qua: kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã tăng lên đáng kể, nếu như kim ngạch trước khi ký kết Hiệp định năm 1999 chỉ đạt khoảng 609 triệu USD, thì năm 2002 đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng gần gấp 4 lần so với năm 1999 và gấp 2,25 lần so với năm 2001 (xem bảng 1 và bảng 3). Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp đóng góp một phần quan trọng trong tổng xuất khẩu chung, đặc biệt là mặt hàng dệt may có sự tăng trưởng nhảy vọt (kim ngạch năm 2002 đạt 900 triệu USD, chiếm gần 40 % tổng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và gấp khoảng 19 lần kim ngạch năm 2001 tăng 1769%). Xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp khác cũng tăng mạnh, như giầy dép năm 2002 đạt khoảng 225 triệu USD, tăng 70% so với năm 2001, máy vi tính và linh kiện điện tử tăng hơn 450 lần, đồ gỗ tăng gần 3 lần, hàng thủ công mỹ nghệ… Sở dĩ những mặt hàng này có mức tăng cao vì có sự chênh lệch lớn giữa mức thuế Tối huệ quốc và phi Tối huệ quốc của Hoa Kỳ, và khi Hiệp định có hiệu lực thì chính các mặt hàng này sẽ có cơ hội thâm nhập mạnh hơn vào thị trường Hoa Kỳ so với các mặt hàng có sự chênh lệch ít hơn giữa hai mức thuế MFN và phi MFN. Các mặt hàng truyền thống thuộc nhóm hàng chưa qua chế biến như thuỷ sản, hạt điều, hạt tiêu, cao su vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao, nhưng mức tăng trưởng này đạt được là do nhu cầu của thụ trường chức không phải do Hiệp định mạng lại vì đối với những mặt hàng này, mức thuế Tối huệ quốc và phi Tối huệ quốc chênh lệch nhau ít, trong nhiều trường hợp không có chênh lệch. Một số mặt hàng sơ chế như dầu thô, gạo có kim ngạch xuất khẩu giảm do nhu cầu của thị trường giảm. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống, nhiều mặt hàng mới cũng bước đầu thâm nhập thị trường và tìm được chỗ đứng như sản phẩm nhựa (tăng gần 3 lần), xe đạp và các phụ tùng xe đạp (tăng 270 lần), mỳ gói, sành sứ thuỷ tinh, dụng cụ cơ khí nhỏ…
Những kết quả khả quan đạt được trong quan hệ thương mại giữa hai nước như kể trên phần lớn là nhờ việc ký kết Hiệp định đã làm giảm đáng kể mức thuế suất nhập khẩu đánh vào hàng hoá Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ. So sánh giữa mức thuế phi MFN áp dụng trước khi ký Hiệp định với mức thuế MFN áp dụng sau khi ký Hiệp định, có thể thấy mặt bằng thuế suất chung giảm đi rất nhiều. Ví dụ: thuế suất trung bình đánh vào giày dép giảm từ 30-35% xuống còn 8,5-15% (bảng 7), đánh vào hàng dệt may giảm từ 45-90% xuống còn 2,9-33% (bảng 8).
Ngược lại thị trường Việt Nam là rất nhỏ bé so với thị trường Hoa Kỳ, nên Hiệp định sẽ không tạo ra những thay đổi và những tác động lớn đối với tổng mức thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ, nhất là khi Việt Nam đã dành đối xử tối huệ quốc cho Hoa Kỳ từ trước khi Hiệp định song phương được ký kết. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định lại rằng, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có ảnh hưởng tích cực đến tình hình xuất khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ sang Việt Nam và thực trạng đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam (mặc dù ảnh hường này ít hơn nhiều so với Việt Nam): hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp định đã tăng 26% so với năm 2001. Đây là con số đáng khích lệ trong bối cảnh tổng kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ và thương mại thế giới đã bị giảm sút vào năm 2002. HĐTM có hiệu lực và với việc từng bước thực hiện các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định, quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước sẽ phát triển mạnh hơn vì lợi ích của cả Việt Nam và Hoa Kỳ.
Mặc dù hiện nay chưa có đầy đủ số liệu thống kê về hoạt động thương mại giữa hai nước trong năm 2003, nhưng những xu hướng được tạo ra trong thời gian qua cho thấy cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều đã thu được những lợi ích to lớn nhờ việc ký kết Hiệp định thương mại song phương. Với lý do trên, chúng ta có thể dự đoán rằng trong tương lai gần, quan hệ trao đổi mậu dịch giữa hai nước sẽ còn được xúc tiến và phát triển theo chiều hướng tích cực hơn.
Tác động tiêu cực.
Bản thân việc ký kết và thực thi HĐTM Việt Nam – Hoa Kỳ không gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và hoạt động ngoại thương của cả hai nước, nhưng với hiệu lực của HĐTM và cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ buôn bán trao đổi hàng hoá giữa hai nước, phía Việt Nam chúng ta đã gặp không ít những khó khăn trong quá trình làm ăn với các đối tác Hoa Kỳ:
- Những khó khăn trong vấn đề thâm nhập thị trường: Mặc dù nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với tất cả các loại hàng hoá mà Việt Nam có thể xuất khẩu là rất lớn, song thâm nhập thị trường này không đơn giản do sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt giữa các nước xuất khẩu, kể cả về giá cả, chất lượng và số lượng. Trung Quốc là một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ về một số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay như hàng dệt may, giầy dép, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ, v.v. Việc Trung Quốc gia nhập WTO và sự tăng trưởng nhanh kim ngạch buôn bán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong những năm gần đây đang đặt ra cho Việt Nam thêm thách thức to lớn trong việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Mặt khác, Việt Nam chưa được hưởng ưu đãi GSP nên một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn đang chịu mức thuế cao hơn so với hàng của những nước được hưởng quy chế này. Hoa Kỳ có hiệp định ưu đãi thương mại với một số nước và khu vực với mức thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn mức thuế MFN và Hoa Kỳ cũng đang tiếp tục đàm phán hiệp định thương mại tự do song phương với nhiều nước trên thế giới. Việc dành những ưu đãi đặc biệt cho một số nước và tăng cường quan hệ buôn bán thêm với nhiều nước khác, đặc biệt là với các nước đang phát triển sẽ tiếp tục đặt Việt Nam vào thế bất lợi trong việc thâm nhập thị trường này.
- Trình độ hiểu biết về pháp luật và thực tiễn kinh doanh quốc tế của Việt Nam còn rất hạn chế: Hoa Kỳ có rất nhiều quy định pháp luật chặt chẽ, chi tiết, rất phức tạp trong buôn bán và thực tiễn kinh doanh thiên biến vạn hoá, vì thế nếu các nhà xuất khẩu không nắm rõ pháp luật và thực tiễn, tập quán trong kinh doanh của Hoa Kỳ thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi hoạt động kinh doanh trên thị trường này. Mặt khác, hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ nói chung và pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng có nhiều điểm khác biệt so với pháp luật Việt Nam. Hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu sự điều tiết của nhiều luật khác nhau và cả luật liên bang lẫn luật bang. Để khắc phục những khó khăn này, chúng ta cần phải chú trọng tìm hiểu hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ, nhất là những chính sách và luật lệ liên quan đến xuất nhập khẩu, đồng thời phải rà soát, sửa đổi và ban hành mới các văn bản pháp luật của Việt Nam để ngày càng phù hợp với yêu cầu về pháp lý và minh bạch hoá pháp luật do Hiệp định đặt ra.
- Tình hình kinh tế Hoa Kỳ năm 2002 không thật sáng sủa, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và mặt bằng giá thế giới nhập khẩu vào Hoa Kỳ đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có xu hướng giảm làm cho giá cả hàng hoá xuất sang thị trường Hoa Kỳ thấp hơn so với giá xuất đi các thị trường khác như EU, Nhật Bản. Đây là một khó khăn không nhỏ trước mắt và là một bất lợi trong quan hệ thương mại Việt Nam với Hoa Kỳ.
- Năng lực xuất khẩu của Việt Nam tuy đã được cải thiện, song nhìn chung vẫn còn yếu về nhiều mặt: chủng loại hàng hoá xuất khẩu còn nghèo nàn; chất lượng và mẫu mã nhiều loại hàng hoá chưa phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ; giá cả nhiều loại hàng cao hơn so với giá của các đối thủ cạnh tranh, nhất là Trung Quốc; quy mô sản xuất của các nhà máy còn manh mún và nhỏ bé nên gặp khó khăn trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng lớn và thời gian giao hàng hay bị chậm; Các doanh nghiệp may mặc, giầy dép còn hoạt động chủ yếu theo hình thức gia công xuất khẩu không phù hợp với khách hàng Hoa Kỳ; khả năng tiếp thị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư tại Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Do vậy, các doanh nghiệp Hoa Kỳ chưa quan tâm đầu tư sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại. Phí vận tải hàng hoá từ Việt Nam sang Hoa Kỳ và ngược lại thường là đắt hơn từ nước khác, nên cũng không khuyến khích được các doanh nghiệp Hoa Kỳ đặt gia công hàng hoá tại Việt Nam.
- Hoa Kỳ là một thị trường bảo hộ rất cao: Mặc dù luôn chủ trương tự do thương mại, nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ vẫn áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ tinh vi như các hạn chế định lượng, thuế chống phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp phòng vệ, v.v… Một số mặt hàng của Việt Nam vào Hoa Kỳ có tốc độ tăng nhanh đã vấp phải sự cản trở của các chính sách hạn chế thương mại của Hoa Kỳ, tiêu biểu như trường hợp vụ kiện bán phá giá cá basa và có thể tới đây là tôm. Các mặt hàng hải sản, thực phẩm và tiêu dùng phải đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm rất cao mới được nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất còn phải đáp ứng các yêu cầu về lao động và môi trường, mà thực chất đó cũng chính là các hàng rào bảo hộ mậu dịch.
- Quan hệ chính trị giữa hai nước còn nhiều nhạy cảm: một phần cũng do mối quan hệ thương mại song phương căng thẳng giữa hai nước trước khi Hiệp định được ký kết khiến cho nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ chưa thực sự quan tâm phát triển quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam. Không ít chính sách của Hoa Kỳ chi phối mạnh mẽ các chính sách thương mại đối với Việt Nam như chính sách về vấn đề nhân quyền, vấn đề tôn giáo… Bên cạnh đó, do còn có sự chống đối quan hệ với Việt Nam của một bộ phận người Việt Nam tại Hoa Kỳ có thái độ hằn học, thù địch với Việt Nam, nên nhiều Việt kiều yêu nước ở Hoa Kỳ muốn phát triển quan hệ buôn bán và đầu tư với Việt Nam còn e ngại và chưa mạnh dạn làm ăn với các doanh nghiệp trong nước.
Đối với quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước.
Là Hiệp định thương mại song phương được xây dựng trên nhiều nguyên tắc đa phương của tổ chức thương mại thế giới, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có tác động rất lớn không chỉ đến xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà còn có những tác động nhất định đến xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước khác. Sự tác động đa chiều diễn ra theo các hướng sau:
Sự tác động thông qua nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc.
Sau khi ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, rất nhiều quy định trong Hiệp định liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá được áp dụng với những nước khác mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại trên cơ sở nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc. Gần 80 nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định thương mại mà trong đó có quy định nguyên tắc đối xử tối huệ quốc thì đều được hưởng những sự ưu đãi phát sinh từ MFN trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được áp dụng không những chỉ cho hàng hoá xuất nhập khẩu như thuế quan, phi thuế quan, mà còn được áp dụng đối với các các thủ tục hành chính có liên quan.
Trên cơ sở thi hành Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và xuất phát từ như cầu cần thiết quy định chi tiết, cụ thể Quy chế MFN, Việt Nam đã ban hành pháp lệnh về Quy chế đối xử tối huệ quốc. Đây là pháp lệnh nội luật hoá quy chế MFN từ Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và nhiều hiệp định thương mại khác. Pháp lệnh này là khung pháp luật trong nước để nước ta áp dụng MFN với các nước đã ký hiệp định thương mại.
Mặt khác, MFN trong các chương đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ cũng làm cho các quy định về MFN trong các lĩnh vực này được áp dụng với những nước đã ký kết với Việt Nam các hiệp định về khuyến khích bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế trùng, hiệp định về bản quyền, quyền sở hữu công nghiệp, hiệp định về các loại dịch vụ khác nhau, trong đó đặc biệt được quan tâm là dịch vụ Ngân hàng, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng và nhiều loại dịch vụ khác. Những quy định về đối xử MFN trong các lĩnh vực này cũng tác động rất lớn đến việc xuất nhập khẩu những hàng hoá có liên quan đến đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ.
Có thể nói, thông qua Quy tắc đối xử tối huệ quốc, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tác động sâu rộng vào thể chế liên quan đến xuất nhập khẩu với các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam bằng hiệp định thương mại. Đây chính là nhân tố làm thông thoáng môi trường pháp lý, tạo thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với các nước, làm tăng xuất nhập khẩu của Việt Nam không chỉ với Hoa Kỳ mà với tất cả các nước Việt Nam có quan hệ thương mại.
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam để thực thi Hiệp định.
Trên cơ sở thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ lần đầu tiên Việt Nam đã rà soát một cách quy mô tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tháo gỡ những rào cản đối với cơ chế xuất nhập khẩu nói riêng và thương mại nói chung. Trên dưới 500 văn bản quy phạm pháp luật và vài chục điều ước quốc tế hữu quan được các Bộ, ngành rà soát, trong đó có nhiều văn bản được chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi đáng kể nhằm làm cho pháp luật Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, đáp ứng các quy chuẩn của hệ thống pháp luật hội nhập. Các sửa đổi, bổ sung này được rà soát rất kỹ theo quy định, lộ trình trung Hiệp định thương mại Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi dung Khoa luan.doc