Khóa luận Hiệp định về chống bán phá giá của WTO và một số giải pháp chống bán phá giá của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Chương 1. Khái quát chung về bán phá giá và thực trạng bán phá giá trên thế giới 3

1.1. Khái quát chung về bán phá giá 3

1.1.1. Khái niệm về bán phá giá 3

1.1.2. Mục tiêu và điều kiện thực hiện việc bán phá giá 3

1.1.2.1. Mục tiêu và nguyên nhân 4

1.1.2.2. Điều kiện thực hiện 9

1.1.3. Xác định một số loại hình bán phá giá 10

1.1.3.1. Bán phá giá độc quyền 10

1.1.3.2. Bán phá giá phi độc quyền 11

1.2. Thực trạng bán phá giá trên thế giới thời gian qua 15

1.2.1. Tổng quan 15

1.2.2. Thực trạng bán phá giá ở các nước phát triển 20

1.2.3. Thực trạng bán phá giá ở các nước đang phát triển 23

Chương 2. Hiệp định về chống bán phá giá của WTO 28

2.1. Khái quát chung về Hiệp định chống bán phá giá của WTO 28

2.1.1. Sự ra đời 28

2.1.2. Uỷ ban chống bán phá giá của WTO 30

2.1.3. Xác định việc bán phá giá 30

2.1.3.1. Nguyên tắc xác định việc bán phá giá 31

2.1.3.2. Tính biên độ phá giá 31

2.1.3.3. Xác định thiệt hại do bán phá giá 33

2.1.4. Các biện pháp chống bán phá giá 34

 

2.1.4.1. Tiêu chí áp dụng 34

2.1.4.2. Các biện pháp chống bán phá giá 35

2.2. Trình tự và thủ tục chống bán phá giá 37

2.2.1. Giai đoạn từ khi nhận được đơn khiếu nại đến khi bắt đầu điều tra 37

2.2.1.1.Giai đoạn chuẩn bị trước khi bắt đầu điều tra 37

2.2.1.2.Giai đoạn bắt đầu sự điều tra 39

2.2.2. Giai đoạn tiến hành điều tra chống bán phá giá 42

2.2.2.1. Hệ thống thủ tục 42

2.2.2.2. Các quyền bảo vệ của nước nhập khẩu sản phẩm bị bán phá giá 44

2.2.2.3. Các diễn đàn cho phép nhà xuất khẩu tự bảo vệ quyền lợi của mình 45

2.2.3. Giai đoạn kết thúc điều tra 46

2.2.3.1. Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá 47

2.2.3.2. Truy thu thuế và hoàn thuế 48

2.2.3.3. Rà soát 49

2.3. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của một số nước thành viên

WTO 50

2.3.1. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ 50

2.3.1.1. Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Hoa Kỳ 50

2.3.1.2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá 50

2.3.1.3. Nguyên tắc xác định Giá trị thông thường và Giá xuất khẩu 53

2.3.1.4. Xác định thuế chống bán phá giá 53

2.3.1.5. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ 54

2.3.2. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của của các nước EU là thành viên WTO 55

2.3.2.1. Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước EU là thành viên WTO 55

2.3.2.2. Cơ quan điều tra và thủ tục điều tra 56

2.3.2.3. Xác định phá giá và thiệt hại 59

2.3.2.4. Cách tính thuế và truy thu thuế 63

2.3.3. Thực trạng chống bán phá giá của Trung Quốc 66

2.3.3.1. Tình hình chung 66

2.3.3.2. Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Trung Quốc 67

2.3.3.3. Xác định Giá trị thông thường và Giá xuất khẩu 68

2.3.3.4. Xác định thuế chống bán phá giá 69

Chương 3. Một số giải pháp chống bán phá giá của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 74

3.1. Sự cần thiết phải tiến hành chống bán phá giá ở Việt Nam 74

3.1.1. Những yêu cầu đặt ra của quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu 74

3.1.2. Những cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 75

3.1.2.1. Cam kết trong ASEAN 76

3.1.2.2. Cam kết trong APEC 77

3.1.2.3. Cam kết với IMF / World Bank 77

3.1.2.4. Đàm phán gia nhập WTO 78

3.2. Thực trạng chống bán phá giá ở Việt Nam trong thời gian qua 79

3.2.1. Tình hình chung 79

3.2.2. Các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam có thể bị bán phá giá trong những năm gần đây 81

3.2.3. Khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt Nam 82

3.2.3.1. Các qui định hiện tại của Việt Nam liên quan đến thuế chống bán phá giá 82

3.2.3.2. Tác động bảo hộ của việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản xuất trong nước 83

3.2.3.3. Dự kiến tình hình phát triển kinh tế Việt Nam khi áp dụng thuế chống bán phá giá 84

3.3. Một số giải pháp chống bán phá giá của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 86

3.3.1. Xây dựng văn bản pháp quy về chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam 86

3.3.2. Phát huy vai trò của Hiệp hội ngành hàng trong các cuộc điều tra chống bán phá giá 89

3.3.3. Thành lập cơ quan chuyên trách của Nhà nước về chống bán phá giá 92

3.3.4. Xây dựng và đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi trong công tác chống bán phá giá để tư vấn cho các doanh nghiệp và hỗ trợ chính phủ khi cần thiết 94

3.3.5. Đầu tư trang thiết bị, máy móc và các phương tiện kĩ thuật khác phục vụ cho công tác điều tra chống bán phá giá 96

3.3.6. Tăng cường quản lý thị trường, đấu tranh ngăn chặn tệ nạn buôn lậu, chống gian lận thương mại 97

3.3.7. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế nhằm áp dụng thành công các biện pháp chống bán phá giá 100

Kết luận 103

Tài liệu tham khảo 104

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệp định về chống bán phá giá của WTO và một số giải pháp chống bán phá giá của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hại; và Thiệt hại bị gây ra bởi khối lượng rất lớn hàng nhập khẩu trong thời gian ngắn trước khi áp dụng biện pháp tạm thời (trường hợp này nhà nhập khẩu được phép trình bày ý kiến). Tuy nhiên, không được truy thu thuế với sản phẩm được nhập khẩu trước ngày bắt đầu điều tra. Phải hoàn thuế trong những trường hợp sau: Thứ nhất: Nếu mức thuế cuối cùng xác định được thấp hơn mức thuế tạm thời đã thu thì phải hoàn lại khoản chênh lệch cho nhà nhập khẩu, nếu cao hơn thì không được thu thêm. Thứ hai: Nếu kết luận điều tra cuối cùng khẳng định việc bán phá giá sẽ có thể dẫn đến thiệt hại hoặc làm chậm sự phát triển của ngành sản xuất trong nước thì thuế chống phá giá chỉ được đánh từ ngày ra kết luận điều tra cuối cùng và phải hoàn lại số tiền đặt cọc đã thu khi áp dụng biện pháp tạm thời. Thứ ba: Nếu kết luận cuối cung là không đánh thuế chống bán phá giá thì khoản tiền đặt cọc khi áp dụng biện pháp tạm thời sẽ được hoàn trả. 2.2.3.3. Rà soát Sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá một thời gian, cơ quan chức năng sẽ tự tiến hành rà soát việc tiếp tục đánh thuế hoặc theo đề nghị của bất kỳ bên liên quan nào về vấn đề: có cần tiếp tục đánh thuế không; hoặc nếu ngừng đánh thuế hoặc thay đổi mức thuế thì có dẫn đến thiệt hại không. Cơ quan chức năng sẽ quyết định ngừng đánh thuế nếu, sau khi rà soát, xác định được rằng không cần thiết tiếp tục đánh thuế nữa. Về nguyên tắc, thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng tối đa trong 5 năm. Trước khi hết thời hạn trên, cơ quan chức năng sẽ tự tiến hành rà soát hoặc theo đề nghị của đại diện ngành sản xuất trong nước. Nếu như sau khi rà soát (thường trong vòng 12 tháng), cơ quan chức năng xác định được là việc ngừng đánh thuế có thể dẫn đến thiệt hại thì có thể tiếp tục đánh thuế. Bảy năm thực hiện Hiệp định chống bán phá giá không phải là khoảng thời gian dài nhưng đủ để các nước hoàn thiện các quy định của luật liên quan đến bán phá giá và thực tiễn áp dụng loại thuế chống bán phá giá này đã vượt xa những gì người ta có thể dự đoán về nó... 2.3. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của một số nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 2.3.1. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ 2.3.1.1. Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Hoa kỳ Chính sách chống bán phá giá của Hoa kỳ được thể hiện thông qua Luật chống bán phá giá năm 1921. Kho bạc Nhà nước Hoa kỳ lúc đó được giao nhiệm vụ điều tra các hành vi bán phá giá và ấn định mức thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, nhiệm vụ này đã được chuyển giao cho Bộ Thương mại Hoa kỳ đảm nhiệm sau khi Nghị viện Hoa kỳ thông qua một đạo luật mới về thực thi hiệp định thương mại (Trade Agreement Act), trong đó có quy định liên quan đến việc điều tra, áp dụng thuế chống phá giá vào năm 1979. Sau khi WTO ra đời trên cơ sở kết quả của vòng đàm phán Uruguay vào năm 1995, các quy định của Hoa kỳ về chống bán phá giá phải tuân thủ theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Trên cơ sở đó, Hoa kỳ đã ban hành Quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp vào năm 1997, trong đó hướng dẫn tiến trình thực hiện về điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá. 2.3.1.2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá Hoa kỳ quy định việc áp dụng thuế chống bán phá giá phải dựa vào kết quả của quá trình điều tra xem việc bán phá giá hàng nhập khẩu vào Hoa kỳ có gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất trong nước hay không. Thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ không thể áp dụng tuỳ tiện khi chưa có điều tra và việc áp dụng phải tuân thủ quy định của WTO. 2.3.1.2. 1. Cơ sở tiến hành điều tra Việc tiến hành điều tra chống bán phá giá thường bắt đầu trên cơ sở tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho ngành sản xuất mặt hàng liên quan trong nước nộp đơn đề nghị điều tra phá giá đối với một mặt hàng nhập khẩu. Đơn này được coi là hợp lệ nếu sản lượng của các nhà sản xuất ủng hộ đơn chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của toàn ngành sản xuất mặt hàng liên quan trong nước và lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất phản đối đơn. Đơn đề nghị điều tra phá giá sẽ được gửi đồng thời đến hai cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra chống bán phá giá của Hoa kỳ là Bộ Thương mại (Department of Commerce-DOC) và Hội đồng Thương mại Quốc tế (International Trade Commission-ITC). Trong trường hợp không có đơn của tổ chức hoặc cá nhân trong nước, DOC và ITC vẫn có thể tiến hành điều tra nếu như có bằng chứng rõ ràng chứng minh được hành vi bán phá giá hàng nhập khẩu vào Hoa kỳ gây ra thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. 2.3.1.2.2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá Sau 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị điều tra phá giá, DOC sẽ ra quyết định nêu rõ có tiến hành điều tra hay không và lý do cụ thể dẫn tới quyết định này. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn ra quyết định trên có thể là 40 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Hoa kỳ quy định DOC là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành điều tra về việc bán phá giá. ITC chịu trách nhiệm điều tra về mức độ thiệt hại xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra đối với ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá với thiệt hại hoặc nguy cơ xảy ra thiệt hại. Sau 45 ngày (hoặc trong trường hợp đặc biệt là 65 ngày) kể từ ngày nhận được đơn, ITC sẽ có đánh giá sơ bộ (preliminary determination) về thiệt hại xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra đối với ngành sản xuất trong nước theo như những thông tin được cung cấp trong đơn. Nếu đánh giá sơ bộ cho thấy không có thiệt hại hay nguy cơ thiệt hại thì ITC sẽ không tiến hành điều tra nữa. Sau 115 ngày kể từ ngày ITC có đánh giá sơ bộ trên, DOC cũng sẽ có đánh giá sơ bộ về việc có hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra theo đề nghị trong đơn hay không. Nếu đánh giá sơ bộ cho thấy có hành vi bán phá giá thì DOC có thể áp dụng biện pháp tạm thời đối với hàng hoá thuộc đối tượng điều tra để hạn chế thiệt hại xảy ra cho ngành sản xuất trong nước. Trong trường hợp đánh giá sơ bộ cho thấy không có hành vi bán phá giá thì DOC có thể ra quyết định chấm dứt điều tra. Việc đánh giá sơ bộ của DOC và ITC tiếp tục được làm sáng tỏ thông qua các buổi tham vấn giữa các bên liên quan đến quá trình điều tra do hai cơ quan trên tổ chức. Các buổi tham vấn được tổ chức nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên tham gia và có liên quan đến quá trình điều tra. Các bên có quyền đưa ra và bảo vệ ý kiến của mình nhằm hạn chế tối thiểu thiệt hại trong nước có thể xảy ra khi có hành vi bán phá giá hay thiệt hại của phía nước ngoài do bị áp dụng thuế chống bán phá giá gây ra. Sau 235 ngày kể từ ngày có hồ sơ yêu cầu tiến hành điều tra, DOC sẽ có đánh giá cuối cùng (final determination) khẳng định việc bán phá giá hàng nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra và chỉ rõ biên độ phá giá (dumping margin) cùng các số liệu liên quan như giá trị thông thường, giá xuất khẩu... Sau 280 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị điều tra phá giá, ITC sẽ có đánh giá cuối cùng khẳng định có thiệt hại hay nguy cơ gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước do bán phá giá hàng nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra gây ra hay không. 2.3.1.2.3. Kết thúc điều tra Để kết thúc quá trình điều tra phá giá, sau khi cân nhắc đánh giá cuối cùng của ITC, DOC sẽ ra một trong hai quyết định như sau: (i) Áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra với mức thuế suất cụ thể; hoặc (ii) Không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra. Các bản đánh giá cuối cùng của hai cơ quan thương mại Mỹ là DOC và ITC và quyết định nêu trên của DOC sẽ được công bố công khai cho tất cả các bên liên quan được biết. 2.3.1.3. Nguyên tắc xác định Giá trị thông thường và Giá xuất khẩu Trên thực tế, không thể phủ nhận vai trò đề xuất chính của Hoa kỳ trong quá trình đàm phán đa phương xây dựng các qui định về chống bán phá giá, mà cụ thể ở đây là Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Do vậy, việc xác định giá trị thông thường và giá xuất khẩu của Hoa kỳ cũng phù hợp theo quy định của WTO (như nêu trong mục 2.1 của chương này). 2.3.1.4. Xác định thuế chống bán phá giá Thuế tạm thời Trên cơ sở đánh giá sơ bộ cho thấy có hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra, DOC sẽ áp dụng biện pháp tạm thời đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra như thuế tạm thời hay ký quỹ một khoản tiền nhất định đủ để đảm bảo triệt tiêu việc bán phá giá, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh với nhà sản xuất trong nước sản xuất hàng hoá tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp. Thời hạn áp dụng các biện pháp tạm thời không được vượt quá 4 tháng. Trong trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài thời hạn áp dụng trên nhưng tổng thời gian áp dụng không được vượt quá 6 tháng. Trong trường hợp đã áp dụng mức thuế tạm thời cao hơn so với mức thuế chống bán phá giá được áp dụng sau khi kết thúc điều tra, phần chênh lệch thuế đó sẽ được hoàn trả lại cho nhà nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng thuế chống bán phá giá này. Đôi khi, thuế tạm thời có thể được hoàn trả lại toàn bộ nếu cơ quan điều tra ra kết luận không áp dụng thuế chống phá giá. Tuy nhiên, việc truy thu thuế sẽ không được phép nếu mức thuế tạm thời được áp dụng thấp hơn so với mức thuế chống bán phá giá được áp dụng sau khi kết thúc điều tra. Tính thuế và thu thuế chống bán phá giá Quy định của Hoa kỳ về vấn đề này đều tuân thủ theo quy định của WTO (như đã nêu trong mục 2.1 của chương này). Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá Hoa kỳ quy định DOC là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá sau khi đã áp dụng được 5 năm với trình tự và thủ tục được quy định như áp dụng thuế chống bán phá giá ban đầu. Nội dung của việc rà soát này là xem xét hiệu quả của việc áp dụng thuế chống bán phá giá để có thể đưa ra một trong ba quyết định như sau: Giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng; Giảm mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng; Bãi bỏ thuế chống bán phá giá đã áp dụng. Trong trường hợp vẫn tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá, DOC sẽ tiếp tục tiến hành rà soát trong 5 năm tiếp theo. 2.3.1.5. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ Các cuộc điều tra phá giá hàng năm của Hoa kỳ ngày càng giảm từ khi Hiệp định chống bán phá giá của WTO có hiệu lực vào năm 1995, từ mức cao nhất là 84 cuộc điều tra trong năm 1992 còn 14 (1995), 21 (1996) và 15 (1997). Theo con số thống kê chính thức từ Bộ Thương mại Hoa kỳ, đã có 72 cuộc điều tra chống phá giá từ 1996 đến 1998. Trong năm 1998, sức ép của ngành công nghiệp trong nước và cạnh tranh nước ngoài, đặc biệt là về sắt thép đã làm số cuộc điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá tăng lên thành 36 cuộc, gấp đôi so với hai năm trước gộp lại. Việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ thường tập trung vào mặt hàng chính là sắt thép. Trong số 72 cuộc điều tra chống phá giá từ 1996 đến 1998 có đến 39 cuộc (chiếm 54%) về sản phẩm sắt thép nhưng chỉ chú trọng vào một số mặt hàng sắt thép quan trọng, mang tính chiến lược cao như thép carbon cán nóng và cán mỏng. Từ năm 1999, Hoa kỳ đang áp dụng mức thuế chống phá giá khoảng 25% đến 67,5% với sản phẩm sắt thép cán nóng từ nhập khẩu Nhật bản, và đối với Brazil là 50,7% đến 71%. Đối với Liên bang Nga, Hoa kỳ thực hiện theo Chương trình hành động áp dụng cho ngành sắt thép, thoả thuận theo các yêu cầu liên quan đến nhập khẩu sản phẩm sắt thép và hạn chế chỉ nhập khẩu 16 mặt hàng sắt thép với số lượng nhất định. Tổng kết trong giai đoạn từ năm 1995 đến cuối năm 2002, Hoa kỳ đã tiến hành 292 cuộc điều tra chống bán phá giá và 192 lần áp dụng thuế chống bán phá giá, tuy nhiên chỉ là đối tượng chịu 67 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Như vậy từ năm 1992 cho đến 2002, việc áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ đã tăng lên khá nhanh. 2.3.2. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước EU là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO 2.3.2.1. Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước EU là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới WTO Thị trường EU bao gồm thị trường 15 nước thành viên. Từ năm 1996-2000, EU đã tiến hành điều tra phá giá và trợ cấp trong các ngành sản xuất sau: Bảng 10: Các cuộc điều tra phá giá và trợ cấp trong các ngành sản xuất của EU giai đoạn 1996-2000 Nguồn: Ban Thư ký WTO và Ủy ban chống bán phá giá WTO Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá ở EU: Hàng nhập khẩu bị bán với giá thấp hơn giá trị thông thường (phá giá); Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của EU bị thiệt hại về vật chất do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra; Việc đánh thuế chống bán phá giá là cần thiết cho lợi ích của EU. Không giống như qui định trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, điều kiện thứ ba tính đến cả lợi ích của người tiêu dùng và của ngành sản xuất sử dụng hàng nhập khẩu làm nguyên liệu đầu vào. Tóm lại quyết định đánh thuế chống bán phá giá của EU được dựa trên lợi ích của cả cộng đồng. 2.3.2.2. Cơ quan điều tra và thủ tục điều tra Thủ tục điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của EU được qui định ở Qui chế 384/96 ngày 22/12/1995 của Hội đồng Bộ trưởng EU, sau đây gọi tắt là “Qui chế chống bán phá giá”. Cơ quan chức năng Ủy ban Ủy ban Châu Âu đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thi hành luật chống bán phá giá của EU, là cơ quan có trách nhiệm nhận đơn đề nghị điều tra phá giá, quyết định mở cuộc điều tra, tiến hành điều tra, áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, quyết định chấp nhận cam kết giá bởi các nhà xuất khẩu nước ngoài và kiến nghị lên Hội đồng Bộ trưởng việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức. Ủy ban còn có quyền kiến nghị lên Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn sửa đổi Qui chế chống bán phá giá và ban hành các luật mới về thương mại. Trong nội bộ Ủy ban, việc thực thi luật chống bán phá giá được giao cho Tổng vụ Thương mại, bộ phận này gồm khoảng 100 nhân viên chuyên tham gia các vụ điều tra phá giá và các biện pháp đền bù thương mại. Hội đồng Bộ trưởng Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền phê chuẩn việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức khi có kiến nghị từ Ủy ban. Hội đồng Bộ trưởng có quyền phê chuẩn việc ban hành hay sửa đổi các luật liên quan đến thương mại do Ủy ban trình lên. Các nước thành viên Các nước thành viên tham gia quá trình thi hành luật chống phá giá thông qua Hội đồng Tư vấn (hay còn gọi là “Hội đồng chống bán phá giá”) bao gồm đại diện của từng nước thành viên và do một quan chức của Ủy ban làm chủ tịch. Ủy ban tham vấn Hội đồng Tư vấn trong mọi tiến trình thi hành luật. Quyết định của Ủy ban sẽ không có hiệu lực khi có một nước thành viên phản đối. Các nước thành viên sẽ chịu trách nhiệm thu thuế chống bán phá giá thông qua cơ quan hải quan nước mình. Toà án Toà án có quyền giám định tính hợp pháp của quyết định áp dụng biện pháp chống phá giá do Ủy ban hoặc Hội đồng đưa ra trên phương diện là kiểm tra xem quá trình ra quyết định của các cơ quan chức năng có đúng thủ tục không chứ không kiểm tra kết quả tính toán biên độ phá giá. Trên thực tế Toà án của EU đã xử lý một vụ kiện về chống bán phá giá từ năm 1998 nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Vì vậy có thể thấy khâu giám định của toà trong cơ chế chống bán phá giá của EU rất hạn chế. Thủ tục điều tra Nộp đơn đề nghị điều tra phá giá: Thường đơn đề nghị điều tra phá giá được ngành sản xuất của EU nộp cho Ủy ban, rất ít khi Ủy ban tự quyết định điều tra phá giá. Ngành sản xuất của EU thường trao đổi không chính thức với nhân viên của Ủy ban xem có đủ bằng chứng để tiến hành một cuộc điều tra không. Người nộp đơn thường đưa dự thảo đơn cho Ủy ban trước để tham khảo ý kiến. Ngành sản xuất của EU: Trên thực tế thường là hiệp hội đại diện cho ngành sản xuất của EU nộp đơn xin điều tra. Các công ty cũng có thể nộp đơn riêng nếu họ có sản lượng đủ lớn trong toàn ngành sản xuất của EU. Như qui định trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, EU qui định khái niệm đơn được nộp đại diện cho ngành sản xuất của EU khi sản lượng của các nhà sản xuất ủng hộ đơn lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất phản đối đơn và chiếm không dưới 25% tổng sản lượng của toàn bộ các nhà sản xuất ở EU. Để xác định xem đơn có được coi là đại diện cho ngành sản xuất của EU không thì thông thường Ủy ban gửi bảng câu hỏi cho tất cả các nhà sản xuất để hỏi thông tin về sản lượng và ý kiến của họ về việc đồng ý hay phản đối đơn. Quá trình xét đơn Đơn đề nghị điều tra phá giá phải bao gồm những thông tin sau: Khối lượng và giá trị sản phẩm liên quan được sản xuất trong EU, khi đơn được nộp đại diện cho ngành sản xuất của EU thì đơn phải nêu tên tất cả các nhà sản xuất của EU và giá trị, sản lượng của từng nhà sản xuất; Mô tả sản phẩm đang nghi ngờ bị bán phá giá, tên nước xuất xứ, tên các nhà xuất khẩu ở nước đó và tên các nhà nhập khẩu; Bằng chứng về việc bán phá giá; Thông tin về thiệt hại do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra cho ngành sản xuất của EU. Sau khi nhận được đơn, Ủy ban có trách nhiệm kiểm tra xem có đầy đủ bằng chứng về phá giá và thiệt hại để tiến hành điều tra không nhưng thường là Ủy ban tiến hành điều tra trước, sau đó nếu thấy không có dấu hiệu phá giá hoặc thiệt hại thì sẽ chấm dứt vụ việc. Trong vòng 45 ngày kể từ khi chính thức nhận được đơn, Ủy ban phải ra quyết định về việc có tiến hành điều tra hay không, đồng thời thông báo quyết định điều tra trên Công báo. Thường một cuộc điều tra được tiến hành trong vòng 1 năm và tối đa là 15 tháng. Bảng câu hỏi: Ngay sau khi ra thông báo về việc tiến hành điều tra, Ủy ban sẽ gửi bảng câu hỏi cho tất cả các bên quan tâm, gồm người nộp đơn, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và đại diện của họ, tổ chức tiêu dùng. Các nhà xuất khẩu phải trả lời trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được bảng câu hỏi, đồng thời phải thông báo cho Ủy ban đánh giá của họ về thiệt hại đối vơi ngành sản xuất của EU. Nếu bảng câu hỏi không được trả lời đầy đủ và chính xác thì Ủy ban sẽ ra quyết định dựa vào các số liệu họ có sẵn (facts available), thường là số liệu do người nộp đơn đưa ra. Tiếp cận thông tin: Tất cả các bên quan tâm đều có thể kiểm tra các thông tin không bí mật do một bên nộp cho Ủy ban. Kiểm tra tại chỗ: Sau khi nhận được trả lời bảng câu hỏi, Ủy ban sẽ cử cán bộ đi kiểm tra tại trụ sở nhà nhập khẩu và các nhà sản xuất ở EU, sau đó kiểm tra tại trụ sở nhà xuất khẩu ở nước xuất khẩu để xác định xem số liệu cung cấp có tương ứng với thủ tục kế toán thông thường không. Việc kiểm tra tại chỗ nhằm đảm bảo các thông tin trả lời trong bảng câu hỏi là chính xác. Giới hạn điều tra: Trong trường hợp số nhà sản xuất, xuất khẩu quá lớn hoặc loại sản phẩm quá đa dạng đến nỗi không thể hoàn thành điều tra trong thời hạn qui định thì Ủy ban sẽ giới hạn điều tra ở một nhóm các nhà sản xuất/xuất khẩu (các công ty đại diện) theo phương pháp lấy mẫu thống kê. Ủy ban sẽ tính biên độ phá giá riêng cho từng công ty đại diện và áp dụng biên độ phá giá bình quân gia quyền của các công ty đại diện cho tất cả các nhà xuất khẩu không phải công ty đại diện. Các nhà xuất khẩu có thể trình bày quan điểm của mình về mọi khía cạnh của cuộc điều tra nhưng điều quan trọng là phải đúng lúc vì nếu sớm quá thì không có tác dụng, muộn quá thì Ủy ban đã quyết định rồi. Vận động: Hội đồng Tư vấn không có thẩm quyền ra quyết định nhưng có thể thông báo cho Ủy ban về việc thành viên nào phản đối hoặc ủng hộ áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thông qua Hội đồng Tư vấn, các nước thành viên EU có thể bày tỏ áp lực chính trị lên Ủy ban. Quyết định sơ bộ: Quyết định sơ bộ của cuộc điều tra được tóm tắt thành một văn bản để gửi cho các nước thành viên và được trao đổi ở Hội đồng Tư vấn. Nếu Ủy ban xác định là có bán phá giá và thiệt hại cho ngành sản xuất của EU thì thuế tạm thời sẽ được áp dụng. Nếu Ủy ban xác định là không có phá giá hoặc thiệt hại thì sẽ chấm dứt điều tra. 2.3.2.3. Xác định phá giá và thiệt hại - Xác định giá trị thông thường Ủy ban sẽ xác định giá trị thông thường (GTTT) bằng cách tính bình quân gia quyền giá thị trường nội địa trong suốt thời gian điều tra, thường ít nhất là 6 tháng, tối đa 12 tháng ngay trước khi bắt đầu tiến hành điều tra. Ủy ban sẽ tính GTTT riêng cho từng nhà xuất khẩu nếu họ có bán hàng ở thị trường trong nước. Nếu nhà xuất khẩu không sản xuất hoặc không bán hàng trong nước thì Ủy ban sẽ lấy giá bán trong nước của các nhà xuất khẩu khác. Trong trường hợp số lượng nhà xuất khẩu quá lớn thì Ủy ban sẽ thoả thuận với các nhà xuất khẩu để giới hạn chỉ điều tra một nhóm các nhà xuất khẩu. Trường hợp nhà xuất khẩu bán hàng cho công ty liên kết ở thị trường trong nước thì Ủy ban sẽ tính GTTT trên cơ sở giá mà công ty liên kết bán hàng cho khách hàng trên thị trường nội địa. - Xác định giá xuất khẩu EU qui định giá xuất khẩu (GXK) là giá bán thực tế của sản phẩm khi xuất khẩu vào EU. Cơ quan điều tra thường trừ bớt các chi phí để lấy GXK là mức giá xuất xưởng ở nước xuất khẩu. Khi nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm cho một công ty thương mại hoặc công ty môi giới không có mối liên kết với nhau thì GXK sẽ là giá mà công ty thương mại hoặc công ty môi giới trả cho nhà sản xuất. Giống như qui định trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, Qui chế chống bán phá giá của EU qui định rằng GXK có thể tính trên cơ sở giá mà sản phẩm nhập khẩu được bán lại cho người mua độc lập đầu tiên sau khi đã điều chỉnh các chi phí phát sinh từ khâu nhập khẩu đến khâu bán lại trong những trường hợp sau: (i) không có giá xuất khẩu; hoặc (ii) có mối liên kết hoặc thoả thuận đền bù giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc bên thứ ba; hoặc (iii) giá xuất khẩu không đáng tin cậy vì một lý do nào đó. Qui chế chống bán phá giá cũng qui định việc lấy giá xuất khẩu và giá trị thông thường ở cùng thời điểm để so sánh và cần điều chỉnh ở một mức độ nhất định khi so sánh hai loại giá này để đảm bảo kết quả so sánh phản ánh trung thực biên độ phá giá. - Biên độ phá giá Cơ quan điều tra của EU xác định biên độ phá giá (BĐPG) như sau: BĐPG = GTTT (bình quân gia quyền) - GXK (từng giao dịch) Trước đây EU cũng tính bình quân gia quyền GXK để so sánh nhưng đến năm 1987 đã chuyển sang tính GXK của từng giao dịch. - Xác định thiệt hại Giống như Hiệp định định chống bán phá giá, Qui chế chống bán phá giá của EU qui định 3 yếu tố sau để xác định “thiệt hại về vật chất”: (i) thiệt hại về vật chất thực tế; (ii) nguy cơ gây thiệt hại về vật chất; (iii) gây trì trệ cho sự phát triển một ngành của EU. Tuy nhiên Qui chế của EU lại không qui định thế nào là “thiệt hại về vật chất” mà chỉ qui định một số yếu tố cần xem xét, như là khối lượng hàng nhập khẩu, giá và tác động tới ngành sản xuất của EU. Cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định thiệt hại. EU qui định chỉ được áp dụng thuế chống bán phá giá với một sản phẩm bị bán phá giá khi việc phân phối sản phẩm đó trong EU gây ra thiệt hại về vật chất cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự của EU. Khác với Hoa kỳ, việc xác định phá giá và xác định thiệt hại ở EU đều do cùng một cơ quan tiến hành. Cơ chế này có thuận lợi là nếu xác định được một trong hai yếu tố: phá giá hoặc thiệt hại không tồn tại thì cuộc điều tra sẽ được chấm dứt ngay và như thế đỡ lãng phí nguồn lực điều tra một cách không cần thiết. Một điểm đặc trưng của cơ chế đánh thuế chống bán phá giá của EU là nguyên tắc đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá, nghĩa là trong mọi trường hợp, thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ phá giá và thậm chí sẽ đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu mức thuế đó đã đủ để khắc phục thiệt hại. EU thường áp dụng nguyên tắc này trong những trường hợp biên độ phá giá tính được quá cao trong điều tra phá giá hàng nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường. - Sản phẩm tương tự Qui chế chống bán phá giá của EU qui định “sản phẩm tương tự” giống như qui định ở Hiệp định chống bán phá giá. - Ngành sản xuất trong nước Theo qui định của EU, ngành sản xuất của EU gồm toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc nhóm các nhà sản xuất có sản lượng chiếm đa số tổng sản lượng sản phẩm tương tự trong EU. Trên thực tế EU vẫn coi nhóm các nhà sản xuất có sản lượng dưới 50% tổng sản lượng sản phẩm tương tự là ngành sản xuất của EU. - Điều tra phá giá từ các nước có nền kinh tế phi thị trường Khoảng 50% các vụ điều tra phá giá do Ủy ban tiến hành có liên quan đến các nước có nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, EU không có qui định thế nào là nền kinh tế phi thị trường, bao gồm: Albani, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Kazakhstan, Bắc Triều tiên, Uzbekistan, Kyrgyz, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina, Uzbekistan, Mông cổ, Trung Quốc và Việt nam. Qui chế chống bán phá giá của EU qui định rằng trong trường hợp hàng hoá được nhập khẩu từ những nước áp dụng chính sách thương mại độc quyền và giá bán ở thị trường trong nước do nhà nước ấn định thì việc so sánh giá xuất khẩu và giá bán ở thị trường trong nước không phản ánh chân thực biên độ phá giá. Năm 2002, Ủy ban đã đề xuất công nhận tình trạng là nền kinh tế thị trường đối với các doanh nghiệp của Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Ucraina và Việt nam trong từng trường hợp cụ thể nếu các doanh ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan tot nghiep.doc
  • docbia khoa luan.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan