Khóa luận Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Tỉnh An Giang là một trong 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long và

được xem là vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long, nhiều năm trở lại đây,

nông nghiệp An Giang không ngừng phát triển, sản lượng lúa luôn đi đầu so

với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần không nhỏ trong việc đảm

bảo an ninh lương thực của cả nước và giữ ổn định cho nền kinh tế quốc dân

qua việc xuất khẩu lương thực (chủ yếu là lúa tẻ và lúa nếp). Sản lượng lương

thực đạt trên 3,1 triệu tấn/năm, trong đó lúa hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu

chiếm trên 1,2 triệu tấn. Vì sản xuất lương thực ở An Giang có vai trò và vị

thế quan trọng trong nền kinh tế nên vấn đề sản xuất lương thực của tỉnh luôn

đượcNhànướcvàcáccấp chính quyền quan tâm.

pdf56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2799 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
] Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra mục tiêu đến 2015 cơ giới hóa 100% việc chế biến các loại hạt giống, phổ biến rộng thiết bi sạ lúa theo hàng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, từng bước áp dụng máy cấy mạ thảm, máy bơm thuốc trừ sâu, máy gặt lúa rải hàng, các loại máy gặt đập liên hợp… [18;3] Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã định ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 về sản xuất lương thực như sau: “Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cấp chất lượng. Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hóa và ngô làm thức ăn chăn nuôi; tận dụng điều kiện thích hợp của các địa bàn khác để sản xuất lương thực có hiệu quả. Nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu gạo. Có chính sách bảo đảm lợi ích của người sản xuất lương thực.” [7;169,170] Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, tháng 4/2006 có nêu định hướng phát triển như sau: “Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 13 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực….”. [8;191] 1.2.2 Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh An Giang Tỉnh An Giang là một trong 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long và được xem là vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long, nhiều năm trở lại đây, nông nghiệp An Giang không ngừng phát triển, sản lượng lúa luôn đi đầu so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh lương thực của cả nước và giữ ổn định cho nền kinh tế quốc dân qua việc xuất khẩu lương thực (chủ yếu là lúa tẻ và lúa nếp). Sản lượng lương thực đạt trên 3,1 triệu tấn/năm, trong đó lúa hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu chiếm trên 1,2 triệu tấn. Vì sản xuất lương thực ở An Giang có vai trò và vị thế quan trọng trong nền kinh tế nên vấn đề sản xuất lương thực của tỉnh luôn được Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm. Năm 2005 Việt Nam thành công lớn trong việc xuất khẩu lúa gạo có sự đóng góp rất lớn của tỉnh An Giang. Song sản xuất lương thực cũng đã trải qua nhiều thăng trầm. Năm 2001 – 2005 là thời kỳ sản xuất lương thực An Giang đang chuyển mình cùng với rất nhiều thuận lợi và khó khăn. Về thuận lợi: Trong thời kỳ này ngành trồng trọt đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Nhờ ứng dụng những công nghệ tiến bộ lai tạo được giống lúa tốt, từng bước thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Về khó khăn: Do tác động của thiên tai, lũ lụt (lũ lụt liên tiếp năm 2000 và 2001 đã gây hậu quả nặng nề cho sản xuất, cơ sở hạ tầng và tài sản nhân dân), dịch bệnh, sản xuất nặng yếu tố tự phát, chưa đảm bảo tính bền vững, đồng thời suy thoái kinh tế thế giới và khu vực ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Lần đầu tiên khu vực nông nghiệp có mức tăng trưởng âm (-0,51%). Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, rút kinh nghiệm từ những yếu kém và hạn chế trên, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2001 – 2005 của Đảng bộ tỉnh An Giang đã đề ra một số nhiệm vụ phát triển sản xuất lương thực như sau: Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 14 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đầu tư thủy lợi, giao thông nội đồng bảo đảm chủ động trong sản xuất, vận chuyển, phòng và chống lũ. Nghiên cứu ứng dụng sản xuất (kể cả nhập khẩu) các loại giống cây lương thực đáp ứng yêu cầu sản xuất đạt chất lượng, hiệu quả. Thiết lập lại hệ thống quản lý và sản xuất giống nhằm cung cấp đủ giống tốt cho sản xuất. Áp dụng rộng rãi khoa học và công nghệ vào các khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch, chế biến lương thực. Phát triển nhanh công nghệ sau thu hoạch để giảm hao hụt, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhanh chóng trang bị máy sấy đủ sức phục vụ sản xuất tại địa bàn, gắn với các cụm kho, nhà máy chế biến gạo. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ lương thực chất lượng cao theo hướng tăng chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm. Quy hoạch vùng chuyên canh lương thực theo hướng sản xuất lương thực an toàn gắn với bảo vệ môi trường, hướng vào xuất khẩu. Thực hiện tốt công tác khuyến nông. Mục tiêu trước mắt và lâu dài của tỉnh An Giang đối với nền sản xuất nông nghiệp là “nâng cao chất lượng, giá trị và hạ giá thành, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh”. Trên cơ sở các mục tiêu phát triển nông nghiệp đưa ra trong giai đoạn 2001 – 2005, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm tiếp theo của Đảng bộ tỉnh An Giang 2006 – 2010 đặt ra cùng với xu thế tiến tới hội nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới) năm 2007. Đảng bộ tỉnh An Giang đã đưa ra một số phương hướng phát triển sản xuất lương thực của giai đoạn mới này như sau: Sản xuất theo quy hoạch và phải đặc biệt chú trọng chiều sâu, chất lượng, hướng về xuất khẩu đồng thời phát triển thị trường tiêu thụ lương thực trong nước. Tiếp tục ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là sản xuất công nghệ sinh học vào sản xuất giống có chất lượng, sản phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu. Làm tốt công tác nghiên cứu dự báo thị trường cho nông dân và doanh nghiệp. Tổ chức hoạt động tiếp thị có hiệu quả, lập các chợ buôn bán, bán lẻ, các cụm kho phù hợp ở các vùng, nhất là các vùng có nông sản hàng hóa lớn. Tăng cường hỗ trợ phát huy hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 15 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị Một số giải pháp và chương trình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 về sản xuất lương thực: “Chú trọng chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lương thực, công nghệ chế biến sản phẩm, sản xuất sạch, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ để hình thành đội ngũ cán bộ chuyển giao công nghệ cho nông dân An Giang đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Kêu gọi, khai thác các nguồn đầu tư trong và ngoài nước (vốn TW (Trung Ương), WB, ADB, FDI (Quỹ tiền tệ Quốc tế), ODA) để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là dự án phát triển giao thông nông thôn, các dự án nâng cao năng lực các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất lương thực. Tăng cường tìm kiếm nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các Chính phủ và tổ chức phi Chính phủ để có những khoản viện trợ không hoàn lại cho phát triển sản xuất lương thực, khuyến nông. Chủ động hợp tác, liên doanh, liên kết và phối hợp phát triển với các tỉnh, Thành phố khác để phát huy thế mạnh về lương thực. Thực hiện các chương trình hỗ trợ tìm kiếm thị trường, việc đăng ký và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo của tỉnh. Hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin thị trường: giá cả, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, luật pháp ở bên phía các đối tác. Tính toán lại diện tích trồng lúa theo hướng thâm canh lúa chủ yếu để xuất khẩu, hướng ưu tiên là giống lúa hàng hóa có thể đem lại giá trị gia tăng cao, nhằm ổn định sản lượng và giá trị lúa gạo, vừa góp phần đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, vừa nâng cao thu nhập cho người trồng lúa. Thực hiện chương trình nghiên cứu và áp dụng giống lúa chất lượng cao, giá trị gia tăng cao”. [17;22-30] 1.3 Sự cần thiết phát triển sản xuất lương thực (lúa nếp) ở nước ta và ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Nếp là một loại thức ăn hữu hiệu nhất có thể thay thế gạo, cho nên lúa nếp cũng có công dụng như lúa tẻ. Gạo khi nấu chín gọi là cơm còn nếp khi nấu chín cũng được gọi là cơm nếp. Điều đáng chú ý là nếp còn có nhiều công dụng hơn gạo là làm được nhiều món ăn và thức uống ngon miệng khác như xôi, các loại bánh, rượu, làm quà biếu, …trong các dịp lễ, tết. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 16 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị Vậy tại sao người ta không dùng nếp mà dùng gạo? Đó là do đặc điểm mỗi giống lúa. Lúa tẻ dễ thích nghi với môi trường nên được trồng phổ biến hơn lúa nếp, đồng thời do lúa nếp hiếm nên giá cao hơn lúa tẻ chủ yếu được dùng trong các ngày lễ, đám, tiệc, làm quà biếu,... Hiện nay nhu cầu dùng lúa nếp đang tăng lên nhưng do diện tích trồng lúa nếp không nhiều nên sản lượng chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Điển hình ở Trung Quốc, nhu cầu nếp đang tăng nhanh bởi du khách Nhật Bản tới Trung Quốc đang ngày một tăng. Trong khi đó, sản lượng nếp tại Trung Quốc đã không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước do thiên tai. Do vậy Trung Quốc phải tăng cường nhập khẩu từ Thái Lan, Thái Lan chỉ có thể xuất khẩu 200.000 tấn nếp, phần còn lại dành cho tiêu dùng trong nước. Chính phủ Thái Lan đang khuyến khích nông dân tăng cường trồng lúa nếp, với mục tiêu sản xuất 19 giống nếp tại Thái Lan để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh còn một số nước khác như: Nhật Bản, Đài Loan, Inđônêxia, Malayxia,….cũng có nhu cầu nhập khẩu nếp rất mạnh. Tình hình trên cho thấy, nhu cầu tiêu dùng lúa nếp trên thế giới ngày càng phổ biến nhất là ở khu vực Đông Nam Á, nhưng sản lượng lúa nếp có hạn nên thực tế chưa cung cấp đủ. Hiện nay 3 nước có sản lượng lúa nếp chất lượng cao là Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Trong tương lai chắc chắc nhu cầu này sẽ tăng lên do cuộc sống con người được nâng cao, đồng thời cũng do sự gia tăng dân số thế giới. Do đó việc tập trung mở rộng sản xuất lúa nếp ở những quốc gia có tiềm năng là rất cần thiết, nhằm làm phong phú thêm lượng lương thực phục vụ cho nhu cầu cuộc sống con người ngày càng nâng cao. Lúa nếp là một loại lương thực không kém phần quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta. Các tác giả Lĩnh Nam chích quái đã mô tả: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của con người không gì quý hơn gạo/nếp. Gạo/nếp có thể nuôi người khỏe mạnh và ăn không bao giờ chán”.Theo một số tài liệu nghiên cứu thì nếp đã có từ lâu đời ở Châu Á, người Việt cổ trước kia vẫn thường dùng nếp thay vì gạo. Tập tục ăn cơm nếp/xôi thay cho cơm này còn thấy ở Lào và một số dân tộc ít người ở Việt Nam (Phía Bắc). Ở nước ta, lúa nếp là một loại lương thực được ưa chuộng và được dùng phổ biến ở cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Do nếp có rất nhiều công dụng: vừa có thể thay thế gạo, vừa được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: xôi, cốm, các loại bánh, nhất là bánh phồng, bánh chưng và bánh Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 17 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị dày, chế biến thành các loại rượu: rượu nếp, rượu cần… Đặc biệt là xuất khẩu với chất lượng và giá bán cao. Trong vài năm gần đây, nếp của Việt Nam có mặt trên thị trường nước ngoài nước với giá cả và sản lượng cao. Nếp của Việt Nam được nhiều khách hàng thuộc khối Asean ưa chuộng vì hương vị thơm ngon đặc biệt của nó, chủ yếu là các thị trường Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore… họ nhập quanh năm, thích ăn nếp Việt Nam. Họ chế thành bột làm bánh các loại, phục vụ cho ăn, biếu tặng, đặc biệt là các ngày lễ hội, cúng viếng... Từ năm 2003 đến nay, lúa nếp Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ…. Diện tích trồng lúa ở Việt Nam năm 2004 nằm ở mức 115 ngàn héc ta và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều này góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế ở nhiều địa phương nói riêng, của cả nước nói chung. Cho nên vấn đề sản xuất lúa nếp đang được các cấp và chính quyền quan tâm, đầu tư nhất là những vùng chuyên canh tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Thực tiễn ở một số nơi cho thấy, trồng lúa nếp có thể bán được giá cao hơn trồng lúa tẻ và nhiều loại cây khác, năng suất cũng vượt trội hơn. Huyện Phú Tân được xem là vùng chuyên canh lúa nếp của đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Sản phẩm nếp ở đây có đặc điểm vượt trội (hạt dẻo, thơm ngon) dùng chế biến nhiều loại thức ăn đang được người dân trong và ngoài nước ưa chuộng, có giá bán cao hơn các loại gạo, nếp trồng ở các địa phương trong tỉnh (giá bán của 1kg gạo là 8.000 đồng còn giá bán của 1kg nếp là 10.000 đồng). Mọi người vẫn thường gọi là nếp Phú Tân. Bên cạnh đó, huyện còn có đặc điểm tự nhiên và địa hình thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là điều kiện giúp cho huyện phát triển tốt nghề trồng lúa nếp. Vài năm gần đây, huyện đã cung cấp một sản lượng nếp lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu (hàng năm gần 50.000 tấn được chế biến xuất khẩu). Điều này đã góp một phần vào ngân sách quốc gia nói chung và ngân sách địa phương nói riêng. Với chất lượng và hương vị vượt trội, nếp Phú Tân đã cạnh tranh được với nếp của Thái Lan trên thị trường trong và ngoài nước. Do vậy, phát triển sản xuất lúa nếp nước ta nói chung và ở Phú Tân nói riêng là cần thiết. Bên cạnh sản xuất lúa gạo, sản xuất lúa nếp cũng góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tăng nguồn thức ăn dự trữ, cung cấp nguyên liệu Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 18 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị cho một số ngành nghề phổ biến ở nhiều địa phương, tăng thu nhập cho nhiều người dân, giải quyết việc làm ở nông thôn và xuất khẩu thu ngoại tệ cao. Đồng thời góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, góp phần duy trì và phát triển một số ngành nghề truyền thống ở địa phương như nghề làm bánh phồng, bánh tét, bánh ít, bánh in, chè, nấu rượu,... và tạo thêm việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển hơn. Việc sản xuất lúa nếp của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang nói riêng, ở những vùng khác có tiềm năng trong nước nói chung, có vai trò quan trọng trọng nền kinh tế quốc dân. Do đó, cần có chính sách đầu tư và phát triển đúng đắn để phát huy nghề trồng nếp ở các địa phương đang có tiềm năng phát triển. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 19 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ CỦA NGHỀ TRỒNG LÚA NẾP Ở HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 2.1 Đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên Huyện Phú Tân được bao bọc bởi bốn phía là sông ngòi, kênh rạch. Phía bắc, Tây Bắc giáp huyện Tân Châu có kênh Vĩnh An nối liền sông Tiền với sông Hậu với chiều dài 17km; Phía Tây giáp huyện Châu Phú ngăn cách bởi sông Hậu với chiều dài 39 km; Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp ngăn cách bởi sông Tiền; phía Nam, Đông Nam giáp huyện Chợ Mới có nhánh Vàm Nao dài 7km nối liền sông Tiền với sông Hậu. Do được bao bọc bởi bốn phía sông ngòi cho nên huyện Phú Tân như một cù lao nổi, mang tính chất địa hình của vùng cồn bãi. Dải đất ven sông Tiền, sông Hậu cao và thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình biến thiên từ +1.0 đến +2.0 m. Đất đai rất màu mỡ do hàng năm đều có sự bồi đắp của 3 con sông: sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao. Đất hình thành từ chất phù sa lắng đọng, là loại đất phù sa trẻ có đặc tính tốt, độ phì nhiêu cao, các chất trong đất cân đối, mang nhiều hạt nhỏ, đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt và sét, tầng đất dày phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa nếp. Về khí hậu và thủy văn, sông Tiền và sông Hậu chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy ở thượng nguồn, nước lũ về đồng thường bắt đầu vào tháng sáu, diễn biến đỉnh lũ xảy ra từ tháng 8 đến tháng 10. Khí hậu chia làm hai mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm tự nhiên thể hiện tiềm năng để huyện phát triển mạnh ngành trồng trọt, trong đó lúa nếp là loại cây trồng đặc biệt thích ứng và đạt hiệu quả cao nhất. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội Toàn huyện có 93 công trình kênh, mương phục vụ nông nghiệp với tổng năng lực phục vụ 54.160 lượt ha, tổng chiều dài 326,1 km. Trong đó, có một kênh cấp I (18 km), 12 kênh cấp II (85,9 km), 14 kênh cấp III (61,3 km) và 66 công trình kênh mương nội đồng (160,9 km). Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 20 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị Cùng với phát triển thủy lợi, mạng lưới giao thông nội đồng và các tuyến giao thông chính của huyện không ngừng được nâng cấp, cải tạo ngày một tốt hơn, trong đó có trục giao thông chính trên bộ là tuyến tỉnh lộ 954 từ Năng Gù đi Tân Châu, tuyến lộ sông Hậu và tuyến lộ Kênh Thần Nông. Mạng lưới giao thông thủy thuận lợi cho lưu thông, giao lưu hàng hóa trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Campuchia, tạo điều kiện phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Huyện có mạng lưới điện quốc gia từ năm 1990, có trạm biến áp 35 KV đặt tại xã Phú Thọ, chuẩn bị xây dựng trạm biến áp 110KV tại trung tâm thị trấn Phú Mỹ. Đến nay đã phủ điện đến các trung tâm xã, thị trấn, các vùng dân cư tập trung, 100% cơ sở công nghiệp được cung ứng đủ công suất điện cho sử dụng, 70% diện tích canh tác đã được bơm tưới, tiêu bằng điện. Đến cuối năm 2004 toàn huyện có 97% hộ có sử dụng điện cho sinh hoạt. Mạng lưới bưu điện – thông tin liên lạc được mở rộng phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Đến nay đã phát triển được 4 bưu cục trong đó có 3 bưu cục xã, với gần 9.000 máy điện thoại, mật độ sử dụng điện thoại bằng 5% dân số, bình quân 4,5 hộ dân có 1 máy điện thoại. Toàn huyện có 141.113 người trong độ tuổi lao động, chiếm 47,95% dân số. Trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 126.437 người chiếm 89,6%; tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm chiếm 10,40%. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên chất lượng còn thấp, có trên 96% lao động thủ công, đơn giản; tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp chiếm 15%; thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm 60%. Năm 1998, huyện được công nhận phổ cập tiểu học; năm 2005 tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở đạt 80%. Dân tộc chủ yếu là người Kinh chiếm 98% còn lại là người Hoa và Chăm. Toàn huyện có 53.818 hộ sinh sống, huyện mang đậm nét của một vùng tôn giáo, trong đó có 84,2% hộ theo đạo Hòa Hảo với khoảng 121.000 tín đồ chiếm 52% dân số. Các tôn giáo khác gồm Phật giáo chiếm 13%, Công giáo chiếm 1,9%, Cao Đài chiếm 2,2%, Hồi giáo chiếm 1% và các tôn giáo khác chiếm là 0,7%. Huyện có di tích lịch sử, di tích văn hóa, làng dân tộc Chăm…và là nơi khai sinh đạo Phật Giáo Hòa Hảo, nơi đặt trụ sở Ban trị sự Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo, hàng năm thu hút trên 1 triệu lượt khách đến hành hương. Từ đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội nêu trên, đó là điều kiện thuận lợi cho khâu sản xuất cũng như khâu tiêu thụ sản phẩm nông Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 21 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị nghiệp, đã giúp cho huyện phát triển mạnh nghề trồng lúa nếp để trở thành vùng chuyên canh đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long. 2.2 Thực trạng của nghề trồng lúa nếp huyện Phú Tân, tỉnh An Giang 2.2.1 Thực trạng và kết quả đạt được Phú Tân là một trong chín huyện của tỉnh An Giang. Trong huyện có tất cả 17 xã và 2 thị trấn, hầu hết đều có diện tích trồng lúa nếp, tập trung nhiều ở 8 xã Tân Hòa, Phú Mỹ, Phú Hưng, Phú An, Phú Thuận, Phú Thạnh và thị trấn Chợ Vàm, tạo nên một vùng xuất khẩu cho cây lúa nếp truyền thống. Với chu trình sản xuất “3 năm 8 vụ” (một vụ xã lũ). Ở Phú Tân, nghề trồng lúa nếp đã có từ lâu đời, nhưng trước kia không được người dân chú trọng. Trước năm 1999, nông dân chủ yếu trồng lúa tẻ và cây màu. Từ năm 1999 về sau, diện tích trồng lúa nếp dần dần được nhân lên hầu hết ở các xã, thị trấn trong toàn huyện. Vài năm trở lại đây, nghề trồng lúa nếp rất được người dân chú trọng, đa số người dân có làm ruộng và chủ yếu là trồng lúa nếp (năm 2007, toàn huyện có diện tích lúa nếp chiếm 43.803 ha trong tổng diện tích gieo trồng là 59.252 ha). Nông dân chủ yếu trồng lúa tẻ để giải quyết tình trạng thiếu lương thực trong những năm đầu đổi mới. Sau khi khắc phục được tình trạng thiếu lương thực trong nước thì nước ta hướng tới kế hoạch phát triển sản xuất lương thực đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Lúc đầu gạo được xem là mặt hàng chiến lược xuất khẩu có giá trị cao. Do đó, việc trồng lúa nếp không được các cấp và nông dân ở địa phương quan tâm. Nhưng khi sản lượng gạo đã cung ứng đầy đủ, đời sống người dân ngày càng được nâng lên, thì xuất hiện thêm nhiều nhu cầu khác. Ngoài lúa gạo là bữa ăn chính còn có thêm nhu cầu về thực phẩm ngày càng phong phú. Dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nhiều ngành nghề theo từng lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… Tuy nhiên, ở riêng tỉnh An Giang dù có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì trồng trọt vẫn giữ vị trí hàng đầu trong nông nghiệp. Với chủ trương phát huy thế mạnh ở từng địa phương, quy hoạch những vùng sản xuất trọng điểm thì huyện Phú Tân được xem là vùng chuyên canh lúa nếp lớn nhất cả nước. Ở huyện, lúa nếp là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất với năng suất, chất lượng và giá cả cao hơn so các loại cây trồng khác. Tuy là huyện nhỏ, nhưng Phú Tân lại có diện tích trồng nếp lớn nhất nước. Được gọi là Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 22 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị vùng đặc sản chuyên canh lúa nếp. Ở huyện, lúa nếp lại là cây trồng cho năng suất rất cao. Lúa nếp ở Phú Tân lúc đầu chỉ sản xuất đáp ứng nhu cầu của địa phương, sau đó được người dân dùng rộng rãi trong cả nước. Những năm gần đây, nếp Phú Tân được nhiều khách hàng nước ngoài biết đến và nhiều nước (chủ yếu ở Đông Nam Á) đã nhập khẩu nếp Phú Tân để tiêu dùng trong nước mình. Năm 1999 huyện Phú Tân đã quy hoạch vùng chuyên canh trồng lúa nếp ở 3 xã Phú Mỹ, Tân Hòa, Phú Thọ 2.500 ha, tổng diện tích trồng nếp của huyện Phú Tân khoảng 13.500 ha. Huyện Phú Tân cũng đầu tư 1 tỷ đồng xây dựng đê bao chống lũ khép kín cho khu vực, tăng vòng quay của đất lên trồng 3 vụ lúa nếp/năm. Do có nhiều thuận lợi và duy trì được giá bán cao, bình quân nông dân được lãi gần 14 triệu đồng/ha/vụ, cao gần gấp 3 lần trồng lúa tẻ. Sản lượng toàn huyện đạt được tới 68.000 tấn, với giá cao đã đem lại thu nhập tăng cao cho nông dân, tương đương 34000 tấn lương thực nữa mà không phải bỏ vốn ra thêm. Sản xuất lúa nếp có nhiều thuận lợi đã đem lại cho ngân sách huyện và cho nông dân nguồn vốn nhất định. Đến năm 2004 Ngân sách của huyện và sự đóng góp của nông dân được 600 triệu đồng mở rộng vùng đê bao khép kín cho 4 vùng tây sườn Phú Lâm, Tây mương trường học, nam Lò Xứ, bắc Cái Tắc, làm tăng vùng chuyên canh ra 17/19 xã, thị trấn tăng lên 50% diện tích. Do đó diện tích trồng lúa nếp của huyện tiếp tục tăng qua các năm so với trồng lúa tẻ và nhiều loại cây trồng khác. Cụ thể: Năm 2000 là 13.917 ha; năm 2001 là 20.000 ha; năm 2002 là 20.603 ha; năm 2003 là 31.258 ha; năm 2004 là 31.754 ha; năm 2005 là 29.949 ha; năm 2006 là 26.743 ha; năm 2007 là 43.803 ha. Trong khi đó diện tích trồng lúa tẻ ngày càng giảm xuống, năm 2007 giảm xuống còn 14.169 ha. Từ năm 2002 đến nay, cùng với sự gia tăng của diện tích, sản lượng lúa nếp của huyện cũng tăng lên đáng kể vượt kế hoạch đề ra. Năm 2003 sản lượng đạt 175.592 tấn cao hơn cùng kỳ 58.625 tấn, năm 2004 đạt 195.753 tấn, năm 2005 đạt 160.463 tấn, năm 2006 đạt 167.174 tấn, năm 2007 đạt 264.600 tấn, cao nhất trong các năm. [2,3] Thực tế cho thấy, nông dân trồng lúa nếp đạt được năng suất từ 8 - 8,5 tấn/ha và giá cả cũng cao hơn trồng lúa tẻ (lời hơn trồng lúa tẻ gấp đôi đến gấp 3 lần). Điều này đã góp phần nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho nông dân ở Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 23 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị địa phương, tạo nguồn ngân sách dồi dào để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhìn chung trong những năm qua nghề trồng lúa nếp của nông dân huyện Phú Tân đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện theo hướng tiến bộ, phát huy thế mạnh của địa phương. Năm 2007, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế của huyện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đạt được những thành tựu trên trước hết là nhờ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh An Giang cùng với các cấp ủy, ban ngành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHIEU QUA CUA NGANH TRONG LUA NEP TRONG CHUYEN DICH CO CAU KINH TE NONG NGHIEP O HUYEN PHU TAN TI.PDF
Tài liệu liên quan