Khóa luận Hiệu quả kinh doanh của công ty may Phố Hiến

 Bắt nguồn từ yêu cầu của nền kinh tế: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào, cùng với việc nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Công ty may Phố Hiến đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những mẫu mã quần áo truyền thống nhân dân mặc hàng này. Hiện nay Công ty may Phố Hiến có các nhóm mặt hàng sau để phục vụ cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các mặt hàng chủ yếu của Công ty hiện nay là:

 - Nhóm quần áo bảo hộ.

 - Nhóm áo sơ mi; quần âu nam.

 - Nhóm áo, quần quân phục.

 - Nhóm quần áo XK và các loại quần áo khác.

 Các nhóm hàng trên với nhiều chất liệu vải và phụ liệu cộng với tay nghề tốt của công nhân, nên sản phẩm làm ra đạt yêu cầu của khách hàng. Tuy vậy, do ít máy móc chuyên dùng hiện đại, phải dùng nhiều thao tác thủ công nên năng suất thấp so với một số doanh nghiệp may trong nước. Một số mặt hàng dây như áo khoác dạ ta chưa có máy móc chuyên dùng nên còn nhiều hạn chế. Đến nay Công ty đã đổi mới thiết bị và may được nhiều mặt hàng có chất lượng được người tiêu dùng chấp nhận, khách hàng nước ngoài tín nhiệm đặt hàng. Đây là những thuận lợi mà Công ty đã tạo được qua sản phẩm may mặc của mình để từ đó xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

 

doc51 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả kinh doanh của công ty may Phố Hiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đốc điều hành sản xuất P.Giám đốc điều hành nội chính Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh XNK Phòng kế toán tài chính Phòng hành chính tổng hợp Phân xưởng cắt Phân xưởng may I Phân xưởng may II Phân xưởng may XK Kho thành phẩm may đo Kho thành phẩm XK H2.1: Mô hình tổ chức ( bộ máy hành chính ) của Công ty May Phố Hiến * Giám đốc: Là người phụ trách cao nhất về mặt sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ đạo toàn bộ công ty theo chế độ thủ trưởng, chịu mọi trách nhiệm, đại diện cho mọi quyền lợi của công ty trước pháp luật và cơ quan hữu quan. * P.Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức nghiên cứu mẫu hàng, về mặt kỹ thuật cũng như máy móc thiết bị của Công ty . * P.Giám đốc điều hành sản xuất: Có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc về việc lập và báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. * P.Giám đốc điều hành nội chính: Có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc sắp xếp các công việc của Công ty, có nhiệm vụ trực tiếp điều hành công tác lao động tiền lương, bảo hiểm y tế, tuyển dụng lao động, đào tạo cán bộ, chăm lo đời sống cán bộ công nhân. * Các phòng ban. - Phòng kế toán tài chính: Quản lý công tác tài chính, tổ chức thực hiện công việc kế toán của Công ty. Ghi chép, theo dõi và hạch toán kinh tế, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức tiền tệ, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, năm của Công ty. Lập kế hoạch tổng hợp và kế hoạch thu chi tài chính, nguồn vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, phối hợp với phòng kinh doanh, phòng kế hoạch tổng hợp giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng kinh tế. - Phòng kinh doanh XNK: Có chức năng trong công tác qui hoạch, kế hoạch tổng hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, có nhiệm vụ liên lạc với các bạn hàng trong và ngoài nước, nhận thông tin và sử lý thông tin, lên kế hoạch nhập khẩu vải, máy móc thiết bị từ nước ngoài vào, phối hợp với phòng tài chính kế toán, phòng hành chính để xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật. Kết hợp với tiếp thị tổng hợp để thu thập thông tin trên thị trường về những mặt hàng do Công ty sản xuất và kinh doanh để thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra. Quản lý các đại lý bán hàng trực tiếp cho Công ty, lập phương án kinh doanh, tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đề suất phương hướng biện pháp tổ chức thực hiện quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao. - Phòng hành chính tổng hợp: Có nhiệm vụ về công tác văn thư hành chính, lưu gữi, quản trị công tác thanh tra bảo vệ tài sản an ninh. Giải quyết các thủ tục chính sách chế độ trong và ngoài Công ty, quản lý tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Có nhiệm vụ tổ chức quản lý, sắp xếp, bố trí, phân phối sử dụng trang thiết bị, tài sản nhà xưởng và các mặt khác về công tác phục vụ. - Phòng KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra vải, phụ liệu truớc khi nhập kho, kiểm tra chất lượng, số lượng sản phẩm trước khi giao hàng, nhằm đạt được mục đích cuối cùng là sản xuất được hàng hóa có chất lượng cao cho khách hàng bảo đảm an toàn cho người lao động, tiết kiệm điện năng và các chi phí khác. - Phòng kế hoạch: Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch may đo đến từng sản phẩm sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng và tiến trình hoạt động của phân xưởng cắt may, đôn đốc và giám sát việc thực hiện các kế hoạch ở các phòng ban, phân xưởng sản xuất, cân đối vật tư cho sản xuất, nắm và tổng hợp kết quả thực hiện các kế hoạch trong từng ngày, từng tháng, từng quý và báo lên Giám đốc theo qui định. - Phòng kỹ thuật có trách nhiệm xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu mẫu hàng, may mẫu, quản lý máy móc thiết bị trong Công ty. * Các phân xưởng: - Phân xưởng cắt: Gồm 15 công nhân trực tiếp cắt. Cán bộ kỹ thuật quản lý và giám sát chuyên môn kỹ thuật ( về chất lượng sản phẩm, khả năng hoàn thành về số lượng ), hướng dẫn công nhân cắt theo những mẫu đã thiết kế hoặc theo mẫu do khách hàng gửi đến, chịu trách nhiệm về chất lượng từng bán thành phẩm đã hoàn thành. Ngoài ra còn nhận phiếu may đo từ phòng kế hoạch giao cho công nhân. Sau khi hoàn thành bán thành phẩm phân phối cho các phân xưởng may theo kế hoạch để may hoàn thiện. - Phân xưởng may 1: Gồm có nhân viên thống kê nhận bán thành phẩm từ phân xưởng cắt và ghi chép trùng khớp với thống kê phân xưởng cắt. + Có 4 nhân viên kỹ thuật hướng dẫn nhân viên may kiểm tra sản phẩm so với tiêu chuẩn kế hoạch. + Có 115 công nhân trực tiếp may hoàn thiện nốt các bán thành phẩm theo trình độ tay nghề. - Phân xưởng may 2: Có nhiệm vụ như phân xưởng may 1, bao gồm 120 công nhân may. - Phân xưởng may xuất khẩu: Cũng có nhiệm vụ may như phân xưởng may 1 và may 2, chỉ khác là nhận may các bán thành phẩm và hoàn thiện các sản phẩm xuất khẩu hay những đơn vị đặt hàng theo yêu cầu, phân xưởng gồm 30 công nhân may. * Các kho: - Kho chứa vải, phụ liệu: Chịu trách nhiệm cấp phát vải, phụ liệu phục vụ cho các phân xưởng. - Kho thành phẩm may đo: Chịu trách nhiệm kiểm tra đủ số lượng nhập vào và xuất cho khách hàng tại kho, ghi chép kiểm kê hàng ngày sao cho khớp với thống kê từ các phân xưởng, các nhân viên khác có nhiệm vụ phân loại đóng gói, theo từng hợp đồng chuẩn bị khách hàng nhận. - Ngoài ra còn có một kho chứa thành phẩm xuất khẩu: Cũng có nhiệm vụ như kho may đo nhưng khác là hàng không xuất tại kho mà khi khách hàng báo, sản phẩm từ kho được chuyển đi tuỳ theo từng hợp đồng qui định là giao hàng ở địa điểm nào. 2.1.3. Các nguồn lực của Công ty. 2.1.3.1. Nguồn lực tài chính Để tiến hành bất kỳ một hoạt động nào Công ty cũng cần đến tài chính. Theo báo cáo kế toàn hàng năm của Công ty cho thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty dần được tăng lên đến năm 2007 Công ty có: Tổng vốn là 35.500.000.000 đ. Trong đó: Tài sản lưu động là 9.600.000.000đ chiếm 27 % Tài sản cố định là 11.800.000.000đ chiếm 33,1 % Nguồn vốn chủ sở hữu là 3.500.000.000đ chiếm 9,9 % Nợ phải trả là 10.600.000.000đ chiếm 30 % Nhìn vào số liệu nguồn vốn của Công ty ta thấy cơ cấu vốn là khá hợp lý, là cơ sở để sử dụng hiệu quả nguồn vốn. 2.1.3.2. Cơ sở vật chất và các mối quan hệ trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học của Công ty. Đặc bịêt máy móc thiết bị sản xuất làm điều kiện để tăng năng suất, chất lượng nhưng lại giảm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Các trang thiết bị của Công ty hầu hết đều nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, nhìn chung đều còn mới. Bảng thống kê máy móc thiết bị của Công ty xem ( bảng 2.1). Công ty đã đầu tư xây dựng mặt bằng sản xuất với diện tích 9.000 m2 tại khu công nghiệp Hưng Yên nhằm mục tiêu phát triển lâu dài và đồng thời cũng thuận lợi cho việc giao dịch nhập vải, phụ liệu, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra Công ty còn có đầy đủ trang thiết bị như các văn phòng đại diện và các đại lý ở một số tỉnh trong cả nước và có phương tiện vận tải phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Cùng với hệ thống máy móc hiện đại phương hướng sản xuất kinh doanh đúng đắn, sau hơn mười năm hoạt động Công ty đã tạo được các mối quan hệ tốt với các bạn hàng trong nước. Sản phẩm của Công ty sản xuất ra đạt chất lượng tốt, giá cả hợp lý đã dần có uy tín trên thị trường trong nước. Bảng 2.1: Thống kê máy móc, thiết bị hiện có tại Công ty. TT Tên thiết bị Số lượng TT Tên thiết bị Số lượng 1 Máy bằng một kim 170 15 Bàn là hơi nhiệt 8 2 Máy Ziczac 1 16 Bàn là cheo 10 3 Máy thùa đầu tròn 3 17 Máy cắt gọt 2 4 Máy 2 kim di động 12 18 Máy cắt phá 2 5 Máy 2 kim cố định 12 19 Kiểm tra vải 1 6 Máy 1 kim dao xén 4 20 Máy dò kim 1 7 Máy thùa đầu bằng 3 21 Máy hút chỉ 1 8 Máy đính cúc 5 22 Máy lộn cổ 1 9 Máy 4 kim kansai 4 23 Máy ép túi 1 10 Máy 2 kim móc xích kép 3 24 Máy ép cổ 1 11 Máy vắt sổ 15 25 Bàn gấp áo 6 12 Nồi sinh hơi 2 26 Bàn cắt vải 2 13 Máy vắt gấu 2 27 Máy san chỉ 2 14 Máy ép mex 2 28 Tổng số thiết bị 276 Nguồn: Phòng kỹ thuật 2.1.3.3. Lao động . Lao động là yếu tố đầu vào quyết định mọi hoạt động của Công ty. Hiện nay với đội ngũ công nhân viên của Công ty tính đến thời điểm cuối năm 2007, Công ty có 335 người. Trong đó lao động trực tiếp là 280 người (chiếm 83,6 %), lao động gián tiếp là 55 người (chiếm 16,4 %), trong đó nhân viên kỹ thuật và cán bộ quản lý 31 người (chiếm 9,3 %). Số người có trình độ ĐH là 16 người (chiếm 4,8%), CĐ là 11 người (chiếm 3,3%) và trung cấp là 4 người (chiếm 1,2%). Công nhân từ bậc 4–5 có 40 người (chiếm 11,9%), còn lại là từ bậc 1- 3 là 264 người (chiếm 78,8%). Như vậy Công ty có một cơ cấu tổ chức lao động là khá hợp lý vì đây là Công ty sản xuất nên rất cần lao động trực tiếp. Công ty căn cứ số công nhân và trình độ tay nghề của người lao động hiện có để xắp xếp sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất. Hiểu được vai trò của người lao động Công ty xây dựng chính sách tuyển dụng lao động, đào tạo lại nghề để thỏa mãn yêu cầu công việc, Công ty đã áp dụng chế độ thử việc, ký hợp đồng ngắn hạn trước khi ký kết hợp đồng dài hạn chính thức. 2.1.4. Đặc điểm sản phẩm và thị trường của Công ty. Bắt nguồn từ yêu cầu của nền kinh tế: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào, cùng với việc nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Công ty may Phố Hiến đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những mẫu mã quần áo truyền thống nhân dân mặc hàng này. Hiện nay Công ty may Phố Hiến có các nhóm mặt hàng sau để phục vụ cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các mặt hàng chủ yếu của Công ty hiện nay là: - Nhóm quần áo bảo hộ. - Nhóm áo sơ mi; quần âu nam. - Nhóm áo, quần quân phục. - Nhóm quần áo XK và các loại quần áo khác. Các nhóm hàng trên với nhiều chất liệu vải và phụ liệu cộng với tay nghề tốt của công nhân, nên sản phẩm làm ra đạt yêu cầu của khách hàng. Tuy vậy, do ít máy móc chuyên dùng hiện đại, phải dùng nhiều thao tác thủ công nên năng suất thấp so với một số doanh nghiệp may trong nước. Một số mặt hàng dây như áo khoác dạta chưa có máy móc chuyên dùng nên còn nhiều hạn chế. Đến nay Công ty đã đổi mới thiết bị và may được nhiều mặt hàng có chất lượng được người tiêu dùng chấp nhận, khách hàng nước ngoài tín nhiệm đặt hàng. Đây là những thuận lợi mà Công ty đã tạo được qua sản phẩm may mặc của mình để từ đó xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 2.2. Phân tích các hoạt động kinh doanh của Công ty . 2.2.1. Những kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty. Xuất phát từ góc độ là một doanh nghiệp sản xuất đồng thời thực hiện chức năng thương mại, Công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong 3 năm gần đây. Trong quá trình sản xuất để đạt đươc kết quả cao, Công ty đã khai thác tận dụng năng lực sản xuất, ứng dụng máy móc hiện đại, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Công ty theo thiết kế có dây truyền sản xuất hoàn chỉnh từ đầu vào là vải mộc và đầu ra là thành phẩm, gồm quần áo các loại. Qui trình công nghệ nhiều công đoạn, qua nhiều máy móc thiết bị thuộc nhiều phân xưởng, qua nhiều thành viên đảm nhiệm. Tất cả tạo thành một dây truyền khép kín, mà hầu hết máy móc thiết bị này Công ty đều nhập từ nước ngoài nên hiệu quả của nó rất cao. Để sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả Công ty cũng có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và tay nghề tốt. Chính vì thế sản phẩm của Công ty có chất lượng và được thị trường chấp nhận. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục Công ty phải đảm bảo đủ vải, phụ liệu cả về số lượng và chất lượng trong thời gian qui định, nhằm đảm bảo liên tục quá trình sản xuất. Bảng 2.2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Đơn vị : Cái, triệu đồng. TT 2005 2006 2007 Sản lượng Gía trị Sản lượng Gía trị Sản lượng Gía trị Aó sơ mi 135.000 3.375 147.000 3.969 170.000 5.100 Quân phục 112.000 2.800 120.000 3.240 143.000 4.290 Quần áo bảo hộ lao động 101.000 2.525 120.000 3.240 142.000 4.260 Quần âu nam 143.000 3.575 156.000 4.212 160.000 4.800 Quần áo khác 221.000 5.525 243.000 6.561 265.000 7.950 Tổng cộng 712.000 17.800 786.000 21.222 880.000 26.400 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Qua bảng 2.2 cho ta thấy sản lượng sản xuất và tiêu thụ qua các năm. Toàn bộ sản phẩm qui đổi ra áo sơ mi vậy giá cũng được tính trên áo sơ mi. Gía bán năm 2007 một áo sơ mi là 30.000đ, năm 2006 là 27.000đ và năm 2005 là 25.000đ, với nhất liệu vải may sản xuất trong nước. Như vậy tổng sản phẩm năm 2005 là 712.000 áo sơ mi, năm 2006 là 786.000 áo sơ mi, tăng so năm 2005 là 10,4%, năm 2007 là 880.000 áo sơ mi, tăng so năm 2006 là 12%. Tương ứng doanh thu năm 2005 là 17,8 tỷ, năm 2006 là 21,222 tỷ và năm 2007 là 26,4 tỷ, nhìn vào tổng doanh thu ta thấy năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 tổng doanh thu tăng so với năm 2005 là 19,2% và năm 2007 tổng doanh thu tăng cao hơn năm 2006 là 24,4%. Như vậy ứng với sản lượng của Công ty tăng lên, do đó doanh thu của Công ty cũng tăng. Điều đó có nghĩa là sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng. Do đó kết quả Công ty đạt được chứng tỏ qui mô sản xuất của Công ty đang được mở rộng. Có được điều này là do Công ty đã đầu tư nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty luôn đảm bảo được đầy đủ lao động, vải và phụ liệu để sản xuất. Đồng thời Công ty có sự phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình sản xuất và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. H 2.2: Sơ đồ kênh phân phối của Công ty May Phố Hiến. Công ty Đại Lý Người bán lẻ Ngưòi tiêu dùng - Kênh 1: Công ty bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm và qua cửa hàng của Công ty được tổ chức vào những lúc có cơ hội triển lãm chuyên ngành. Thực tế do nhiều lý do như hoạt động quảng cáo, giới thiệu tại cửa hàng chưa có hiệu quả, việc nghiên cứu thị trường chưa phát hiện được tập tính, động cơ, thói quen mua sắm của người tiêu dùng, nên doanh số bán ở kênh này không cao. - Kênh 2: Công ty bán cho người: Bán buôn ( đại lý ). Kênh này được Công ty chủ yếu sử dụng nhằm hạn chế chi phí lưu thông cho sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Cho đến nay Công ty đã thiết lập được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm với 35 đại lý chính thức và 25 đại lý vệ tinh Bảng 2.3: Hệ thống đại lý của Công ty Chỉ tiêu /năm 2005 2006 2007 Đại lý chính thức 25 29 35 Đại lý vệ tinh 15 21 25 Nguồn: Phòng kinh doanh XNK Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy mạng lưới các đại lý không ngừng tăng lên qua 3 năm 2005, 2006, 2007. Cụ thể năm 2006 có 29 đại lý chính thức 21 đại lý vệ tinh. Đến năm 2007 có 35 đại lý chính thức và 25 đại lý vệ tinh. Số đại lý năm 2007 là con số cao nhất từ trước đến nay . Công ty quản lý các đại lý theo vùng và theo sản phẩm. Các đại lý nhận được nhiều ưu đãi của Công ty, như được hưởng hoa hồng từ 10 – 12% ( vào năm 2005 – 2006 ) và năm 2007 là 15% tổng doanh số bán ra. Thêm vào đó, hàng hóa của Công ty được vận chuyển đến tận kho của đại lý. Số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty chủ yếu qua kênh phân phối này. Nó chiếm khoảng 70% tổng lượng hàng bán ra. - Kênh 3: Kênh này Công ty ít sử dụng. Tuy nhiên cần phải lập một hệ thống quản lý kênh phân phối chặt chẽ hơn nhằm kiểm tra đầy đủ hoạt động của các đại lý, tránh tình trạng đại lý bán phá giá hàng của Công ty. Nhờ sử dụng nhiều kênh phân phối khác nhau, thị trường tiêu thụ của Công ty ngày được mở rộng. Có thể thấy điều đó qua bảng số liệu sau : Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường của Công ty Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số lượng ( cái ) Gía trị (triệu đ ) % Gía trị Số lượng ( cái ) Gía trị (triệu đ ) % Gía trị Số lượng ( cái ) Gía trị (triệu đ ) % Gía trị Hà Nội 112000 2.800 15,8 126000 3.402 16 143000 4.290 16,3 Hải Phòng 83000 2.075 11,7 94000 2.538 12 107000 3.210 12,2 Thái Bình 60000 1.500 8,4 66000 1.782 8,4 75000 2.250 8,5 Hưng Yên 75000 1.875 10,5 80000 2.160 10,2 90000 2.700 10,2 Hải Dương 70000 1.750 9,8 78000 2.106 9,9 91000 2.730 10,3 Hà Tây 50000 1.250 7 60000 1.620 7,6 68000 2.040 7,7 Thanh Hoá 55000 1.375 7,7 61000 1.647 7,8 70000 2.100 8 Nghệ An 42000 1.050 5,9 49000 1.323 6,2 55000 1.650 6,2 Thị trường khác 165000 4.125 23,2 172000 4.644 21,9 181000 5.430 20,6 Tổng cộng 712000 17.800 100 786000 21.222 100 880000 26.400 100 Nguồn báo cáo tình tiêu thụ sản phẩm năm 2005,2006,2007 của Công ty Qua bảng 2.4 cho ta thấy lượng hàng bán qua cơ cấu thị trường của Công ty là tương đối tốt chứng tỏ hoạt động bán hàng và tiêu thụ sản phẩm của Công ty đạt hiệu quả cao. Doanh số thu được ở các thành phố lớn cao hơn các Tỉnh, tiêu biểu là Hà Nội và Hải Phòng. Mức tiêu thụ và doanh thu năm sau cao hơn năm trước như vậy Công ty đã nghiên cứu và xác định được thị trường mục tiêu của mình. Nhưng thực tế Công ty vẫn chưa khai thác triệt để các thị trường này, bởi tại các thành phố lớn như Hà Nội mức tiêu thụ thực tế lớn hơn nhiều lần số sản phẩm mà Công ty cung cấp. Bên cạnh đó doanh thu của Công ty ở thị trường khác lại giảm và vẫn chưa khai thác triệt để thị trường, mặc dù sản phẩm tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước nhưng xét về tỷ lệ % giá trị lại giảm (năm sau thấp hơn năm trước). Tuy nhiên, với mức sản phẩm tiêu thụ và doanh số thu được đều năm sau cao hơn năm trước, điều đó cho thấy hoạt động bán hàng của Công ty ngày được mở rộng. Các kênh phân phối được phát triển mạnh hơn nhất là kênh 2 ( hệ thống mạng lưới đại lý ) và thị trường giữa các khu vực có xu hướng ngày một cân bằng. Về số lượng: Ta thấy doanh số bán ra trên các thị trường đều cao tức là số lượng hàng bán tăng lên tương đương với mức tăng của doanh thu. Nhìn chung qua 3 năm sản phẩm tiêu thụ của Công ty đã được nâng lên về số lượng và đã có sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy Công ty phải nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ và cần có kế hoạch sản xuất phù hợp tránh tình trạng tồn đọng sản phẩm. Nhưng cũng không thể phủ nhận được vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào ( vốn, công nghệ, lao động, đất đai...) để tạo được sản phẩm đầu ra không thể thiếu. Tiêu thụ sản phẩm là đồng nghĩa với việc lưu thông hàng hóa. Sản phẩm là khâu dịch vụ từ Công ty sang người tiêu dùng thông qua trung gian là thị trường. Qúa trình này diễn tả kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời qua tiêu thụ, Công ty đã kết thúc một vòng luân chuyển tiền- hàng- tiền để tiếp tục cho kỳ sản xuất sau. Mục đích chính của Công ty tạo ra doanh thu, mở rộng quy mô thị trường, đảm bảo uy tín, thu đươc lợi nhuận cao. 2.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty. Bảng 2.5: Bảng tổng hợp hiệu quả kinh doanh của Công ty 2005-2007 TT Chỉ tiêu / năm Đơn vị 2005 2006 2007 1 Tổng doanh thu thuần 1000đ 17.385.175 20.632.847 25.641.963 2 Tổng vốn kinh doanh 1000đ 10.500.000 11.200.000 13.000.000 3 Lợi nhuận gộp 1000đ 8.129.175 9.624.847 12.001.963 4 Lợi nhuận thuần 1000đ 6.809.000 8.274.000 10.601.000 5 Vốn lưu động bình quân 1000đ 6.600.000 7.600.000 8.800.000 6 Sức sinh lời của TSCĐ đ 0,68 0,72 0,76 7 Sức sản xuất của TSCĐ đ 1,74 1,79 1,83 8 Suất hao phí TSCĐ đ 0,58 0,56 0,55 9 Sức sinh lời vốn lưu động đ 1,03 1,09 1,21 10 Tỷ xuất lợi nhuận / vốn đ 20,5 22,2 24 11 Số vòng quay vốn lưu động Vòng 2,6 2,7 2,9 12 Thời gian của một vòng luân chuyển VLĐ Ngày 139 134 125 13 Hệ số đảm nhiệm VLĐ đ 0,38 0,37 0,34 14 Nguyên giá bình quân TSCĐ 1000đ 10.000.000 11.500.000 14.000.000 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005,2006,2007. Kết quả ở bảng trên cho ta thấy: *Tổng doanh thu thuần của Công ty các năm 2005, 2006, 2007 tương ứng là 17.385.175.000đ, 20.632.847.000đ và 25.641.963.000đ. Ta thấy doanh thu của Công ty năm 2006 cao hơn năm 2005 là 18,7% và năm 2007 cao hơn năm 2006 là 24,3%. Như vậy doanh thu của Công ty đạt cao nhất vào năm 2007, đây là mức doanh thu đạt khá cao điều này đã góp phần chứng minh rằng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày dần được mở rộng. * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Tỷ suất lợi nhuận của Công ty tăng liên tục, chứng tỏ Công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn trước. Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận của công ty đạt 20.5% ( cao hơn 3 lần tỷ suất lợi tức ngân hàng 7 - 8% / năm ). Năm 2006, tỷ suất này là 22,2% và 2007 là năm đạt mức cao nhất trong 3 năm qua với 24%. Những kết quả mà Công ty đạt được trong những năm qua là khá khả quan song so với mức độ đầu tư về vốn, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ công nhân viên như hiện tại của Công ty thì đó chưa phải là kết quả cao nhất. Vì vậy Công ty cần phải có những biện pháp hữu hiệu, cụ thể, để nâng cao hiệu quả sử vốn, có như vậy mới không gây lãng phí nguồn vốn và nhân lực của Công ty. Trong năm 2007 chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm tăng dần. Bởi lẽ giá vốn của sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhân tố giá cả do giá một số mặt hàng tăng. Bên cạnh đó giá sản phẩm của Công ty còn chịu ảnh hưởng từ nguồn cung cấp vải và phụ liệu do vải và phụ liệu để may ra sản phẩm chủ yếu của Công ty đều phải nhập từ các doanh nghiệp khác nên chi phí vận chuyển cao, dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Với những khó khăn đó, Công ty lại có thuận lợi vì có dây truyền thiết bị công nghệ mới, hiện đại nên sản lượng cao, chất lương đảm bảo. Mặc dù giá thành sản phẩm tăng lên song vẫn tương đương với mức giá của các Công ty khác cùng sản xuất mặt hàng. Với giá cả và chất lượng như vậy, sản phẩm của Công ty vẫn được người tiêu dùng chấp nhận. * Hiệu quả sử dụng vốn. Vốn là yếu tố không thể thiếu trong qua trình hoạt động kinh doanh. Dù là vốn cố định hay lưu động thì việc sử dụng chúng đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Có thể phân tích các chỉ tiêu sau để thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong 3 năm qua. - Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. + Sức sinh lời của tài sản cố định. Chỉ tiêu này trong 3 năm có xu hướng tăng, năm 2005 một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ đem lại 0,68đ lợi nhuận thuần, năm 2006 là 0,72đ và năm 2007 là 0,76đ lợi nhuận thuần. Sức sinh lời của TSCĐ tuy không lớn nhưng lại tăng đều qua các năm đó là tín hiệu mừng của Công ty vì nó biểu hiện xu hướng tăng lên của lợi nhuận. + Sức sản xuất của tài sản cố định. Qua kết quả ở bảng 2.4 ta thấy các chỉ tiêu đều tăng dần qua các năm. Năm 2005 sức sản xuất của TSCĐ là 1,74đ doanh thu thuần trên một đồng tài sản cố định, năm 2006 là 1,79đ và năm 2007 là 1,83đ doanh thu thuần trên một đồng tài sản cố định. Mặc dù khả năng sinh lời của tài sản cố định là không cao nhưng lại tăng đều qua các năm, con số tuy không lớn nhưng nó phản ánh sự đi lên của doanh thu. + Chỉ tiêu suất hao phí tài sản cố định. Năm 2005 suất hao phí của tài sản cố định là 0,58, năm 2006 là 0,56 và năm 2007 là 0,55. Như vậy trong năm 2005 để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận thuần thì Công ty phải đầu tư 0,58đ nguyên giá TSCĐ, năm 2006 để có một đồng doanh thu thuần thì phải có 0,56đ và sang năm 2007 để có một đồng doanh thu thuần thì Công ty phải đầu tư 0,55đ nguyên giá TSCĐ. Như vậy suất hao phí TSCĐ giảm là do Công ty đã giảm chi cho TSCĐ trong 3 năm. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. + Sức sinh lời của vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động làm ra 1,03đ lợi nhuận thuần năm 2005, năm 2006 là 1,09đ và năm 2007 là 1,21đ lợi nhuận thuần. Nhìn vào chỉ tiêu ta thấy, mặc dù lợi nhuận tuy không cao nhưng lại tăng đều qua các năm, điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn là khá hợp lý. + Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động được thể hiện ở số vòng quay của vốn lưu động. Số vòng quay của vốn lưu động cho biết trong một kỳ kinh doanh vốn lưu động của Công ty quay được bao nhiêu vòng. Công ty may Phố Hiến tính mỗi năm một kỳ kinh doanh (tức 360 ngày). Theo đó năm 2005 số vòng quay vốn lưu động là 2,6 vòng, năm 2006 là 2,7 vòng và năm 2007 là 2,9 vòng, như vậy số vòng tăng đều qua các năm. Đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi vì Công ty đã tiết kiệm được một số các chi phí, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Việc tốc độ luân chuyển vốn nhanh rất có ý nghĩa đối với Công ty vì nó có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn nhưng lại cho phép tăng sản lượng. + Thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động. Số ngày một vòng quay của vốn lưu động cũng có hướng giảm bớt theo các năm, con số này thể hiện rằng số ngày mà vốn lưu động được thu hồi lại bắt đầu một vòng mới. Năm 2005 là 139 ngày, năm 2006 là 134 ngày và năm 2007 là 125 ngày, như vậy số vòng quay năm 2007 nhanh hơn năm 2005 là 14 ngày và năm 200

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7758.doc