MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI. 2
1.1. Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động. 2
1.1.1. Khái niệm vốn lưu động. 2
1.1.2. Vai trò của vốn lưu động. 3
1.2. Phân loại vốn lưu động 4
1.2.1. Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. 4
1.2.2. Phân loại theo hình thái biểu hiện: 5
1.2.3. phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn: 5
1.2.4. phân loại theo nguồn hình thành: 6
1.3. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng: 6
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp thương mại. 8
1.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 8
1.4.2. Các phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn. 9
1.4.3. Các chỉ tiêu cơ bản thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động : 11
1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 17
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TM LAN PHƯƠNG 22
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty : 22
2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty : 22
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 24
2.2. Vài nét về tình hình tài chính của công ty TNHH TM Lan Phương. 25
2.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn. 25
2.2.2. Kết quả kinh doanh của công ty TNHH TM Lan Phương. 32
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH TM Lan Phương. 36
2.3.1. Phân tích các hệ số thanh toán. 36
2.3.2. Phân tích các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 39
2.3.3. Phân tích khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp. 42
CHƯƠNG3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TM LAN PHƯƠNG 44
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình huy động và sử dụng vốn lưu động tại công ty. 44
3.1.1. Thuận lợi : 44
3.1.2. Khó khăn : 45
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại Lan Phương. 46
3.2.1. Lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý. 46
3.2.2. khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn vốn. 47
3.2.3. Tổ chức thực hiện tốt các nghiệp vụ kinh doanh. 48
3.2.4. Quản lý tốt kinh tế tài chính và chi phí kinh doanh. 50
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại Lan Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh tăng lên sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do vậy công tác quản lý chi phí là rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
b ) Nhóm các nhân tố không thể lượng hoá được : Bao gồm các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan của doanh nghiệp.
Các nhân tố khách quan :
Yếu tố sản xuất và tiêu dùng : Chu kỳ của sản xuất, tính thời vụ của sản xuất và tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến mức lưu chuyển hàng hoá. Loại hàng nào có chu kỳ sản xuất dài, vốn hàng hoá sẽ làm tăng mức lưu chuyển hàng hoá. Có những loại hàng hoá được sản xuất quanh năm nhưng nhu cầu tiêu dùng mang tính thời vụ, hoặc có loại hàng hoá sản xuất mang tính thời vụ nhưng tiêu dùng lại quanh năm, như vậy để đảm bảo cho bán hàng kịp thời và đều đặn thì lượng hàng hoá dự trữ phải tăng lên, thời gian dự trữ cũng tăng lên làm cho tốc độ chu chuyển hàng hoá bị chậm lại.
Sự phân bố giữa sản xuất và tiêu dùng cũng ảnh hưởng tới tốc độ chu chuyển hàng hoá. Nếu sự phân bổ này hợp lý sẽ tạo điều kiện rút ngắn thời gian lưu chuyển hàng hoá, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Giá cả và nhu cầu tiêu dùng : Trong nền kinh tế thị trường, giá cả biến động chủ yếu là do cung cầu trên thị trường điều tiết, giá cả hàng hoá cao hay thấp ảnh hưởng đến giá bán ra, do đó sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Khi giá cả hàng hoá trên thị trường tăng hay nhu cầu tiêu dùng giảm đi làm cho hàng tiêu thụ chậm, bị ứ đọng nhiều làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ngược lại khi nhu cầu hàng hoá nào đó tăng lên thì sẽ làm tăng mức lưu chuyển hàng hoá. Kết quả là làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Các yếu tố thuộc về chính sách nhà nước: Nhà nước không can thiệp vào hoạt động củâ doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước. Nhưng các chính sách kinh tế-xã hội của nhà nước tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp .
Ví dụ như chính sách tiền tệ, lãi suất của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Lãi suất thấp sẽ khuyến khích doanh nghiệp vay nợ, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại , nếu lãi suất hay mức lạm phát quá cao sẽ xoá đi toàn bộ thành quả mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ.
Chính sách thuế : Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, và là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp. Nếu các mức thuế doanh nghiệp phải chịu hạ xuống thì sẽ làm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng lên có nghĩa là tăng hiệu quả sử dụng vốn.Thuế suất thấp còn khuyến khích doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, từ đó lại tạo điều kiện cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Một mức thuế suất hợp lý là phải dung hoà giữa việc bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và lợi ích của doanh nghiệp. Thuế suất hợp lý, nhà nước không thu được nhiều thuế nhưng bù lại chi tiêu của nhà nước sẽ giảm đi do một phần các chính sách xã hội đã được các doanh nghiệp đảm nhận. Ví dụ : doanh nghiệp sẽ thuê thêm nhiều lao động hơn làm cho nhà nước giảm được áp lực về các vấn đề kinh tế xã hội gây ra bởi nạn thất nghiệp.
Các nhân tố chủ quan :
Trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động: Quản lý vốn lưu động chặt chẽ, sử dụng vốn lưu động hợp lý, đúng mục đích, thực hiện đúng các nguyên tắc hạch toán kinh tế sẽ đảm bảo tiết kiệm chi phí và là điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Tổ chức nguồn hàng và dự trữ hàng hoá hợp lý : Đây là nhân tố quan trọng đảm bảo về mặt vật chất cho hoạt động bán hàng.Tổ chức nguồn hàng tốt đảm bảo về chất luợng, số lượng chủng loại, đồng thời một mức dự trữ hợp lý sẽ rút ngắn thời gian tồn kho, tiết kiệm được vốn, làm doanh thu tăng lên.
Cơ sở vật chất kỹ thuật : Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất kĩ thuật như hệ thống kho tàng, mặt bằng kinh doanh, máy móc, trang thiêt bị phục vụ kinh doanh, phương tiện vận chuyển và khả năng tài chính phục vụ kinh doanh. Tác động của cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động theo hai chiều hướng.Nếu được trang bị đầy đủ thiết bị sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá, nâng cao năng suất lao động, chất lượng dịch vụ, góp phần nâng cao doanh thu, tăng vòng quay vốn lưu động. Bên cạnh cơ sở vật chất kỹ thuật thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến lợi ích vật chất của người lao động. Lợi ích vật chất là yếu tố kích thích người lao động, thông qua cơ chế thu nhập, quỹ lương, quỹ phúc lợi, người lao động sẽ phát huy được tinh thần trách nhiệm trong công việc nâng cao năng suất lao động, tăng mức lưu chuyển hàng hoá, đổi mới cách thức phục vụ khách hàng.
Chữ tín trong kinh doanh : Trong nền kinh tế thị trường có sức cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, do đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tạo được chữ tín trong kinh doanh, trong quan hệ tín dụng với nhà cung cấp và các chủ nợ. Mục đích cuói cùng là tạo lập được các mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp và tổ chức tín dụng.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, xem xét một cách kĩ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu đẩy mạnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Chương 2
Tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH TM Lan Phương
Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty :
a ) Quá trình hình thành công ty.
Công ty TNHH Lan Phương thành lập ngày 21/6/1999 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 072014 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, mã số thuế là 0100911687.
Tên giao dịch của công ty : Lan Phương trading company limited
Tên viết tắt : Lan Phương trading CO. LTD
Trụ sở công ty đặt tại : Số 12 tổ 34 Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : 04.8336226
Ngành nghề kinh doanh :
+ Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng
+ Đại lý mua, đại lý bán
+ Môi giới thương mại
+ Dịch vụ vận chuyển hàng hoá
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Lan Phương chuyên về kinh doanh buôn bán các mặt hàng như sữa tươi yomost, fristi (Vị dâu, cam, tổng hợp, chocolate ), sữa bột Dutch lady, sữa đặc ( cao cấp, dinh dưỡng…), bánh mì dinh dưỡng Scotti, Aloha sandwich, bông lan, AFC, bánh bơ fruit treasure, kẹo cứng, kẹo mềm TC, bim bim (snack, shachi…) Các mặt hàng này được mua chủ yếu từ hai công ty Dutch Lady và công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc. Công ty TNHH thương mại Lan Phương ký hợp đồng mua hàng từ các nhà sản xuất và cung ứng hàng hoá. Sau đó phân phối hàng cho các siêu thị, đại lý bán buôn và bán lẻ.
Nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng
Sơ đồ luân chuyển hàng hoá của công ty
Tham gia hội chợ thương mại
Ký hợp đồng với nhà cung cấp
Nhập hàng về tới kho
Đưa vào mạng phân phối trên các kênh
Đại lý bán lẻ
Đại lý bán buôn
Các siêu thị
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, tư duy của nhà quản lý phải đổi mới, trước hết là cách thức quản lý, trong đó cơ cấu tổ chức đóng vai trò rất quan trọng. Nó chính là xương sống của một công ty. Bộ khung đó phải đủ sức mạnh để gánh trọng trách, đồng thời cũng phải gọn nhẹ sao cho chi phí quản lý phải được giảm thiểu, ý thức được điều đó công ty đã chọn một cơ cấu tổ chức phù hợp với điều kiện của mình.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc công ty
Phó giám đốc kinh doanh
Kế toán trưởng
Phòng tổng hợp
Phòng tài chính kế toán
Cửa hàng 1
Cửa hàng 2
Là doanh nghiệp quy mô thuộc loại vừa và nhỏ nên bộ máy quản lý của công ty rất gọn nhẹ. Theo cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trên thì giám đốc là người đứng đầu công ty.Giám đốc quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
Phó giám đốc kinh doanh tổ chức hoạt động kế hoạch kinh doanh, giải quyết những vấn đề liên quan đến cung tiêu hàng hoá, đồng thời chịu trách nhiệm phụ trách về mặt nhân sự của công ty.
Kế toán trưởng lập kế hoạch tài chính đồng thời và thống nhất với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích tài chính và kiểm tra tài chính doanh nghiệp.
Phòng tổng hợp :
Điều chỉnh và sắp xếp nhân sự của công ty, điều hành bộ máy quản lý nhân sự.
Tìm kiếm, duy trì, củng cố thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng hạn, đúng chế độ các khoản nợ và đôn đốc thu nợ.
Xây dựng giá bán và thiết lập các hợp đồng kinh tế với khách hàng.
Phòng tài chính kế toán :
có trách nhiệm điều hành, phân phối, tổ chức và quản lý sử dụng vốn.
Theo dõi tình hình kinh doanh của công ty thông qua hạch toán sản xuất và phân tích hoạt động kinh tế.
Tham gia đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chống lãng phí và thực hành tiết kiệm.
Đánh giá kết quả và hiệu quả của quá trình lao động sản xuất kinh doanh, hạch toán lỗ lãi và phân phối thu nhập, thực hiện các chế độ và nhiệm vụ của công ty đối với nhà nước.
2.2. Vài nét về tình hình tài chính của công ty TNHH TM Lan Phương.
2.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn.
a ) Tình hình sử dụng và tăng giảm tài sản qua 3 năm gần đây.
Bảng 1: Quy mô tài sản của công ty
ĐVT: Ngàn đồng
Tài Sản
31/12/2002
31/12/2002
31/12/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
A)TSLĐ và ĐTNH
8.114.204
98,57
7.990.385
97,82
9.772.605
98,04
I. Tiền
499.095
6,06
441.914
5,41
192.254
1,93
1. Tiền mặt tại quỹ
339.095
4,12
342.258
4,19
129.817
1,30
2. Tiền gửi ngân hàng
160.025
1,94
98.022
1,20
62.437
0,63
II. Các khoản phải thu
6.708.120
81,49
5.513.708
67,50
2.905.601
29,15
1. Phải thu khách hàng
844.109
10,25
447.63
5,48
2.142.565
21,50
2. Trả trước cho người bán
5.817.079
70,66
4.943.55
60,52
763.036
7,66
3. Phải thu khác
46.932
0,57
122.528
1,50
III. Hàng tồn kho
349.702
4,25
842.168
10,31
5.801.144
58,20
6. Hàng hoá tồn kho
349.702
4,25
842.168
10,31
5.801.144
58,20
IV. TSLĐ khác
557.262
6,77
1.192.595
14,60
873.606
8,76
1. Tạm ứng
156.856
1,91
312.035
3,82
142.000
1,42
5. Thế chấp, ký quỹ, ký cược
400.405
4,86
880.560
10,78
732.606
7,34
B. TSCĐ và ĐTDH
118.091
1,43
178.072
2,18
194.869
1,96
I. TSCĐ
118.091
1,43
178.072
2,18
194.869
1,96
1. TSCĐ hữu hình
168.291
2,04
370.031
4,53
318.704
3,2
a) Nguyên giá
168.291
2,04
370.031
4,53
318.704
3,2
b) Giá trị hao mòn luỹ kế
-50.2
-0,61
-191.959
-2,35
-123.835
-1,24
2. TSCĐ thuê tài chính
Tổng tài sản
8.232.295
100
8.168.457
100
9.967.474
100
( Nguồn : Phòng tài chính kế toán )
Qua các số liệu trên ta thấy:
- Về quy mô tài sản:
Quy mô tài sản của công ty thuộc loại vừa, tuy nhiên có sự tăng giảm tài sản không đồng đều giữa các năm. Năm 2002 tài sản của công ty là 8.232 triệu đồng. Sang năm 2003 giảm xuống còn 8.168 triệu đồng tức là giảm 64 triệu đồng ( tương đương giảm 0,0078% ). Tuy nhiên tỷ lệ này giảm là rất nhỏ, hầu như không đáng kể và không làm thay đổi quy mô tài sản của công ty.
Năm 2004, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh công ty đẩy mạnh quy mô tài sản lên đến gần 10 tỷ (tăng 1.799 triệu đồng, tương ứng với mức tăng là 22,02% ). Như vậy quy mô về mặt tài sản của doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể so với năm trước.
- Về cơ cấu tài sản:
Đây là một doanh nghiệp thương mại cho nên tài sản lưu động sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, tỷ lệ hợp lý là khoảng 80%. Tuy nhiên, tại công ty TNHH TM Lan Phương tỷ lệ này luôn đạt trên 97%. Năm 2002 là 8.144 triệu đồng chiểm 98,57% trong tổng tài sản. Năm 2003 là 7.990 triệu đồng chiếm 97,82%. Năm 2004 là 9.773 triệu đồng chiếm 98,04% tổng tài sản .
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2004 tăng 1.658 triệu đồng tương ứng 20,43%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tăng này là do lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản phải thu giảm, còn lượng hàng tồn kho tăng khá mạnh.
+ Vốn bằng tiền năm 2002 của công ty là 499 triệu đồng chiếm 6,06% tổng tài sản. Năm 2003 là 442 triệu đồng chiếm 5,41%. Năm 2004 là 192 triệu đồng chiếm 1,93%. Vốn bằng tiền nhiều đồng nghĩa với việc công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ tốt, ít phảI đI chiếm dụng vốn lưu động của các công ty khác. Điều đó sẽ tạo thêm uy tín cho công ty trên thương trường. Tuy nhiên nếu vốn bằng tiền để tại quỹ quá cao có nghĩa là đồng vốn của doanh nghiệp không để trong lưu thông, vì thế kém hiệu quả trong kinh doanh.
Những năm gần đây lượng vốn bằng tiền của doanh nghiệp giảm từ 6,06% ( năm 2002 ) xuống còn 1,93% ( năm 2004 ). Điều này là không tốt bởi vì tuy lượng vốn để trong lưu thông rất lớn nhưng khi phát sinh các khoản phải chi, trả bất thường doanh nghiệp sẽ khó xoay sở kịp để thanh toán.
+ Các khoản phải thu bao gồm các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu khác và thuế VAT được khấu trừ.
Khoản phải thu khách hàng là không cao xê dịch từ 5%-20%. Đây là biểu hiện tốt vì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn từ các khách hàng. Năm 2003 khoản này giảm từ 844 triệu đồng tức 10,25% xuống còn 448 triệu đồng tức 5,48% so với năm 2002. Nhưng sang năm 2004 khoản phải thu tăng mạnh lên đến trên 2 tỷ đồng ( tương đương 21,5% tổng vốn) doanh nghiệp cần phải kiểm soát khoản thu này tránh bị chiếm dụng vốn nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời để tránh được rủi ro các khoản phải thu sẽ trở thành nợ khó đòi.
Số tiền trả trước cho người bán năm 2002 quá cao là 5.817 triệu đồng chiếm 70,68% tổng tài sản. Tỷ trọng này quá lớn gây ảnh hưởng không có lợi cho tài chính của doanh nghiệp. Lượng tiền trả trước cho người bán để mua hàng hoá cao cũng có nghĩa là doanh nghiệp chưa tạo được uy tín với nhà cung cấp. Khi nhà cung cấp tin tưởng doanh nghiệp, luôn tạo điều kiện thuận trong giao dịch với doanh nghiệp thì lượng tiền trả trước này sẽ giảm đi. Năm 2003 khoản trả trước cho người bán đã giảm đi còn 4.944 triệu đồng chiếm 60,52% tổng tài sản. Doanh nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa để giảm được tỷ trọng này xuống thấp hơn đồng nghĩa với việc giảm các khoản phải thu. Tuy rằng số tiền đặt trước này doanh nghiệp trả để mua hàng và khoản vốn bị chiếm dụng này là hợp lý nhưng nếu có quan hệ tốt với nhà cung cấp doanh nghiệp có thể mua lô hàng thứ hai mới phải thanh toán tiền lô hàng thứ nhất cho nhà cung cấp. Như vậy, doanh nghiệp chưa tận dụng được vốn lưu động của công ty khác một cách hợp lý, mà lại để họ chiếm dụng vốn lưu động của chính doanh nghiệp mình. Năm 2004 khoản trả trước cho người bán giảm mạnh còn 763 triệu đồng tương đương 7,66% tổng tài sản . Điều này chưa chắc đã là tốt khi doanh nghiệp không bị công ty khác chiếm dụng vốn, khoản này giảm mạnh có thể còn liên quan đến nhiều lý do khác như lượng hàng tồn kho của công ty quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn, hàng hoá chưa tiêu thụ kịp nên chưa phải nhập thêm hàng.
Các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ; từ 0,57% - 1,5% không làm các khoản phải thu thay đổi nhiều.
+ Lượng hàng hoá tồn kho của công ty mỗi năm lại tăng nhiều hơn 349,7 triệu đồng chiếm 4,25% tổng tài sản năm 2002 lên 842 triệu đồng chiếm 10,3%; năm 2003 ở mức 4,25% lượng hàng của công ty như thế là ít, khi thị trường biến động nhu cầu hàng hoá đột nhiên tăng cao doanh nghiệp sẽ không đủ hàng đáp ứng cho thị trường. Năm 2003 lượng hàng tồn kho cuả doanh nghiệp đã tăng lên 10,3%. Sang năm 2004 lượng hàng tồn kho tăng mạnh lên đến 58,2% tổng vốn. Nếu xét ở điều kiện bình thường thì lượng hàng tồn quá nhiều sẽ làm vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng ở khâu dự trữ, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của đồng vốn kinh doanh. Mặt khác, mặt hàng thực phẩm mà công ty đang kinh doanh có thời gian sử dụng ngắn, cho nên nếu không tiêu thụ kịp vốn của công ty sẽ bị thất thoát. Tuy nhiên, bảng cân đối kế toán được lập vào ngày 31/12 hàng năm, nghĩa là nếu tình theo ngày âm thi đó cũng là khoảng thời gian giáp tết. Mặt hàng mà công ty kinh doanh hiện nay là bánh kẹo các loại, vì thế lượng hàng tồn kho tăng đến 5.8 triệu đồng cũng là điều hợp lý vì công ty muốn đẩy mạnh doanh số tiêu thụ. Dịp tết lượng hàng này sẽ được người dân tiêu dùng rất nhiều vì vậy lượng hàng tiêu thụ sẽ tăng rất cao, hàng của công ty sẽ bán được nhiều.
Tài sản lưu động khác chiếm một lượng không nhỏ, năm 2002 là 557 triệu đồng chiếm 6,77% tổng tài sản. Năm 2003 là 542 triệu đồng chiếm 14,59%, năm 2004 là 873,6 triệu đồng chiếm 8,76%. Doanh nghiệp dùng khoản vốn lưu động này để ký quỹ ngắn hạn, tạm ứng.
Ta có thể thấy được tỷ trọng của tài sản cố định là rất thấp so với tổng tài sản là do các nguyên nhân sau:
+ Công ty không có vật kiến trúc, kho tàng, nhà cửa thuộc sở hữu công ty. Hiện nay công ty sử dụng một khu nhà và hai cửa hàng ( tại Hà Đông) để kinh doanh. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi tình trách nhiệm trên số vốn góp vào công ty của các thành viên tham gia thành lập công ty TNHH, các thành viên có thể có rất nhiều tài sản khác nhưng đưa vào kinh doanh chỉ là tài sản bằng tiền và trong một chừng mực nhất định.
+ Giá trị tài sản cố định của công ty trong các năm hoạt động chủ yếu là giá trị của các thiết bị văn phòng như: máy in, máy fax, máy vi tính…Ngoài ra còn có hai xe tải nhỏ để phục vụ cho việc kinh doanh tốt hơn. Qua các năm hoạt động giá trị tài sản cố định không có sự thay đổi lớn, chỉ thay đổi đôi chút chủ yếu là do giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản cố định hữu hình.
b ) Tình hình thực hiện nguồn vốn của công ty :
Bảng 2: Tổng hợp nguồn vốn của công ty
ĐVT: Ngàn đồng
Nguồn vốn
31/12/2002
31/12/2002
31/12/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
A) Nợ phải trả
7.577.046
92,04
6.612.366
80,95
9.215.941
92,46
I. Nợ ngắn hạn
7.577.046
92,04
6.612.366
80,95
9.215.941
92,46
1. Vay ngắn hạn
7.000.000
85,03
4.812.366
59,02
3.457.124
34,68
3. Phải trả người bán
81.332
0,99
118.443
1,45
4.452.256
44,67
4. Người mua trả tiền trước
495.426
6,02
1.653.296
20,24
1.456.675
14,67
5. Thuế và các khoản phải nộp
289
0,004
19.604
0,24
-150.114
-1,51
II. Nợ dài hạn
B. Nguồn vốn CSH
655.249
7,96
1.556.091
19,05
751.533
7,54
I. Nguồn vốn - Quỹ
655.249
7,96
1.556.091
19,05
751.533
7,54
1. Nguồn vốn kinh doanh
600
7,29
1.318.389
16,14
600
6,02
6. Lãi chưa phân phối
55.249
0,67
237.72
2,91
151.533
1,52
Tổng nguồn vốn
8.232.295
100
8.168.457
100
9.967.474
100
( Nguồn : Phòng tài chính kế toán )
Để đánh giá sự biến động của từng loại nguồn vốn, ta tính cơ cấu nguồn vốn sau đó tính tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng vốn, tỷ số nợ trên vốn.
Cấu trúc nợ của công ty TNHH TM Lan Phương qua 3 năm gần đây là rất lớn, năm 2002 khoản nợ phải trả là 7.577 triệu đồng ( chiếm 92,04% so với tổng nguồn vốn ). Năm 2003 số nợ phải trả trên tổng vốn là 6.612 triệu đồng (chiếm 80,95% ). Tuy số nợ này có giảm vào năm 2003 nhưng năm 2004 số nợ lại tăng lên 9.215 triệu đồng (chiếm 92,46% tổng vốn ). Đây là chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp, thể hiện mức độ phụ thuộc hay độc lập về tài chính, an toàn hay không an toàn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ta thấy tỷ trọng các khoản phải trả, các khoản vay ngắn hạn trong cả 3 năm là khá cao. Năm 2002 là 86%, năm 2003 là 60%, năm 2004 là 79%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp không được đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán, doanh nghiệp bị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ vay của ngân hàng và các nhà cung cấp. Nguyên nhân dẫn đến việc khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp cao là do doanh nghiệp quản lý chưa tốt vốn lưu động, doanh nghiệp để khách hàng chiếm dụng vốn quá nhièu dẫn đến việc để đảm bảo đủ vốn kinh doanh doanh nghiệp phải đi chiếm dụng vốn từ các nơi khác. Qua hai năm 2003 và 2004 lượng tiền vay ngắn hạn đã giảm từ 85,03% xuống còn 59,02% và 34,68% trong tổng vốn.
Khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp giảm xuống đến tỷ lệ cho phép thì khoản phải trả người bán lại tăng lên. Năm 2002 và 2003 do doanh nghiệp trước khi mua hàng đã ứng trước rất nhiều nên hầu như không nợ nhà cung ứng, tỷ lệ nợ này rất nhỏ chiếm từ 0,99% đến 1,45%. Sang năm 2004 khoản nợ phải trả người bán đã tăng lên đến 44,67% so với tổng vốn. Điều này giải thích cho việc khoản trả trước cho người bán của doanh nghiệp giảm xuống còn 7,66% trong năm 2004.
Khoản người mua trả tiền trước có chiều hướng gia tăng trong năm 2003, tỷ lệ tăng từ 6,02% lên đến 20,04% tổng vốn ( tương đương mức tiền là 1.653 triệu đồng). Năm 2004 xét về mức tăng giảm tương đối thì năm 2004 khoản tiền nhận trước của người mua giảm nhiều hơn là 14,61%, nếu xét về mức giảm tuyệt đối thì lượng tiền lại giảm ít hơn từ 1.653 triệu đồng xuống còn 1.457 triệu đồng. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp giới hạn khoản chiếm dụng của các công ty khác đối với công ty mình, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn lưu động của các công ty khác một cách hợp lý.
Chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu thuộc phần nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp. Sự tăng hay giảm tỷ trọng này phản ánh sự tăng hay giảm tính tự chủ về tài chính của công ty. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty TNHH TM Lan Phương là khá nhỏ, năm 2002 và 2004 tỷ lệ này là khoảng 7,80% tổng vốn. Tỷ trọng này cho thấy công ty bị phụ thuộc về tài chính đối với các khách hàng, bạn hàng lớn. Năm 2003 công ty ít bị phụ thuộc hơn vào các khách hàng và bạn hàng bằng cách tăng tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu lên đến 1.556 triệu đồng ( tương ứng 19,05% ) tổng nguồn vốn.
2.2.2. Kết quả kinh doanh của công ty TNHH TM Lan Phương.
Để có thể hiểu rõ hơn về công ty ta sẽ phân tích kết quả sản xuất kinh doanh mà công ty đã đạt được trong 3 năm hoạt động gần đây nhất.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh có hai chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh, đó là chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu doanh thu thuần. Thông qua chỉ tiêu doanh thu thuần, chúng ta sẽ thấy rõ được uy tín của công ty. Nó thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh, mức độ đáp ứng nhu cầu cũng như khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Nếu chỉ tiêu doanh thu thuần là chỉ tiêu đầu tiên thì chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu này thể hiện kết quả cuối cùng của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận chúng ta sẽ thấy được doanh nghiệp làm ăn lỗ hay lãi, để từ đó có thể đề ra những biện pháp nhằm tăng nguồn lợi cho doanh nghiệp.
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
ĐVT : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
2003 / 2002
2004 / 2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng doanh thu
5.906
6.286
7.792
+ 380
+ 6,43
+1.506
+23,96
Các khoản giảm trừ
414
469
500
+ 55
+13,29
+ 31
+ 6,61
Chiết khấu
414
469
500
+ 55
+13,29
+ 31
+ 6,61
Giảm giá
1. doanh thu thuần
5.492
5.817
7.292
+325
+5,92
+1.475
+25,36
2. Giá vốn hàng bán
4.209
4.847
6.473
+638
+15,16
+1.626
+33,55
3. lợi nhuận gộp
1.283
970
1.319
- 307
- 2393
+ 349
+35,98
4. chi phí bán hàng
623
264
572
- 359
- 5762
+ 308
+166,7
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
477
219
378
- 258
- 5409
+ 159
+72,60
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
184
487
369
+ 303
+164,67
- 118
- 24,22
- Thu nhập hoạt động tài chính
36
63
207
+ 27
+ 75
+ 144
+228,57
- Chi phí hoạt động tài chính
186
472
533
+286
+153,76
+ 61
+ 12,92
7. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
-151
-409
-326
- 258
+170,86
+ 83
- 20,29
8. Lợi nhuận trước thuế
33,1
78
43,3
+ 44,9
+135,64
- 34,7
- 44,48
9. Thuế
9,3
21,8
12,1
+ 12,5
+ 34,40
- 9,7
- 44,49
10. Lợi nhuận sau thuế
23,8
56,2
31,1
+ 32,4
+136,13
- 25,1
- 44,66
( Nguồn : Phòng tài chính kế toán )
Mặc dù doanh thu thuần của công ty năm 2002 là cao, nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại tương đối nhỏ (184 triệu đồng ). Sở dĩ có kết quả như vậy là do giá vốn hàng bán của công ty cao. Cộng với các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng cũng không nhỏ, thêm vào đó tổng kết quả từ hoạt động tài chính là con số âm, nó làm cho tổng lợi nhuận trước thuế của công ty lại càng nhỏ đi. Từ đó làm ảnh hưởng đến khoản thuế thu nhập mà công ty đã nộp cho nhà nước và làm giảm lợi nhuận sau thuế của công ty ( lợi nhuận sau thuế của công ty là 23,8 triệu đồng năm 2002 ).
Kết quả kinh doanh của công ty năm 2002 đã cho ta thấy mặt mạnh đã làm được và những hạn chế, để từ đó công ty đề ra những phương hướng, chiến lược hợp lý cho năm 2003.
Quy mô tài sản và nguồn vốn của công ty hầu như không thay đổi vào năm 2003 nhưng tổng doanh thu thực hiện được của năm 2003 lại tăng 6,43% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 380 triệu đồng. Tổng doanh thu trong năm tăng biểu hiện xu hướng tốt.
Giá vốn hàng bán của công ty năm 2003 là 380 triệu đồng, tăng so với năm 2002 là 638 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 15,16%. Như vậy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn so với năm 2002, công ty chưa hạ được giá vốn hàng bán nên khoản lợi nhuận gộp bị giảm đi do giá vốn hàng bán tăng lên. Năm 2003 công ty đã giảm bớt được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34336.doc